Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích chương trình tiếng việt lơp1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.89 MB, 13 trang )

PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH SGK TIẾNG VIỆT LỚP 1


1. Mục tiêu môn học
1.1.

Kiến thức
- Nhận biết được hệ thống chữ cái và số ( 0 - 9).
- Nhận biết được hệ thống thanh điệu.
- Nắm được nguyên tắc ngữ âm cơ bản.

1.2.

Kỹ năng
- Viết được các số, tô chữ cái đúng mẫu.
- Đọc - hiểu bài Tập đọc.
- Hiểu và kể lại được câu chuyện đã học.
- Nghe – viết đúng chính tả.

1.3.

Thái độ
- Biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ tiếng Việt.
- Trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Cấu trúc chương trình
Học vần: Có 3 dạng cơ bản: + Làm quen với các chữ cái và các dấu thanh.
+ Học âm vần mới.
+ Ôn tập nhóm âm, vần đã học.
Luyện tập tổng hợp (xoay quanh 3 chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, và Thiên
nhiên – Đất nước, với 4 phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện).




Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH

3. Nội dung từng phân môn
3.1. Kiến thức
3.1.1. Tập đọc
Giúp học sinh:
+ Làm quen được với âm, chữ cái, thanh điệu và dấu ghi thanh điệu.
+ Hiểu được các từ ngữ trong bài, nội dung của bài.
3.1.2. Tập viết
Truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ,
tọa độ chữ viết, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái: vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái
niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái…
3.1.3. Chính tả
Giúp học sinh:
+ Biết được một số quy tắc chính tả.
+ Điền đúng được các vần và chữ, các dấu câu, thanh điệu.
3.1.4. Kể chuyện
Giúp học sinh:
+ Kể lại được từng đoạn cũng như toàn bộ câu chuyện.
+ Hiểu được lời khuyên của các câu chuyện muốn nhắn nhủ.
+ Nắm được nội dung cốt truyện.
3.1.5. Học vần
Giúp học sinh:
+ Biết được các vần và các từ ngữ phát triển cũng như các câu ứng dụng của từng
vần.
Trang 2



Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH
+ Biết được ý nghĩa của các câu ứng dụng.

3.2.

Kỹ năng

3.2.1. Tập đọc
+ Rèn cho HS khả năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm.
+ Đọc trơn được cả bài, phát âm đúng được các từ ngữ.
+ Biết cách ngắt, nghỉ nhịp khi đọc bài.
+ Nghe hiểu được các câu kể đơn giản.
3.2.2. Tập viết
+ Biết cách cầm bút.
+ Ngồi đúng tư thế.
+ Rèn cho HS các kỹ năng viết (trên bảng hoặc trên vở) đúng nét, đúng kiểu, biết
đưa bút theo đúng quy trình, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu
chữ, vị trí cỡ chữ trên vở ô li.
+ Rèn kỹ năng viết nhanh, viết đẹp, đúng mẫu và rõ ràng.
3.2.3. Chính tả
+ Chép lại được chính xác đoạn văn (nhìn chép), trình bày đúng được hình thức
đoạn văn hay bài thơ.
+ Rèn cho HS thói quen viết đúng chính tả: viết đúng chữ ghi âm đầu, âm chính và
âm cuối.
3.2.4. Kể chuyện
+ Kể lại được to, rõ, diễn cảm.
+ Biết phân biệt được lời các nhân vật.
+ Nắm được nội dung cốt truyện.
3.2.5. Học vần
+ Đọc và viết đúng được các vần và các từ ngữ mở rộng.

Trang 3


Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH
+ Phát triển vốn từ cho HS.
+ Nói và viết được đúng mẫu các câu ngắn.
3.2.

Thái độ

3.2.5. Tập đọc
Giúp HS yêu thích môn học và ham đọc sách.
3.2.6. Tập viết
+ Rèn được lòng yêu tiếng Việt, chữ Việt.
+ Rèn tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, kỷ luật và khiếu thẩm mỹ.
3.2.7. Chính tả
+ Rèn tính cẩn thận và óc thẩm mỹ.
+ Giúp HS thêm yêu tiếng Việt và chữ Việt.
3.2.8. Kể chuyện
+ Rèn tình yêu thương đất nước, con người, gia đình và bạn bè.
+ Rèn tính chủ động, sáng tạo.
3.2.9. Học vần
+ Giúp HS có tình yêu thương đối với tiếng Việt.
+ HS ham thích đọc thơ văn, giáo dục đạo đức, tư cách, tình cảm và tâm hồn cho
các em.

4.

Nhận xét


Trang 4


Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH
4.2.

Thời lượng các phân môn

+ Tập 1:

+ Tập 2:
* Nhận xét
• Học vần chiếm toàn bộ thời lượng trong tập 1 và phần đầu trong tập 2.
• Nhiều nhất là Tập đọc, ít nhất là Kể chuyện.
4.2.5. Học vần
- Nội dung học vần gồm 103 bài, được dạy trong 24 tuần với 206 tiết dạy.
- Được phân bố trong 2 tập:
Trang 5


Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH
+ Tập 1: 83 bài.
+ Tập 2: 20 bài.
Tập một: sáu bài đầu làm quen với chữ cái (e, b) và các dấu thanh. Từ bài 7
– 28 giới thiệu âm và chữ ghi âm. Từ bài 28 – 83 dạy vần mới.
Tập hai: từ bài 84 – 103: dạy vần mới.
4.2.6. Tập đọc
- Học từ tuần 23 với 42 bài đọc.
- Giảng dạy trong phần luyện tập tổng hợp với các chủ điểm:
+ Nhà trường

+ Gia đình
+ Thiên nhiên – Đất nước
- Mỗi tuần có 6 tiết (3 bài) Tập đọc.
4.2.7. Kể chuyện
Ở lớp một chưa có giờ Kể chuyện riêng. Tiết Kể chuyện được bố trí cuối mỗi
tuần học (trong giờ Học vần). Bắt đầu từ phần Luyện tập tổng hợp (từ tuần 23) thì
mỗi tuần sẽ có một tiết Kể chuyện.
4.2.8. Chính tả
- Chính tả ở lớp Một được dạy trong khoảng thời gian 4 tháng cuối năm học.
- Chương trình Chính tả được thực hiện từ tuần 22 – tuần 31, mỗi tuần có 2 tiết.

4.3.

Hệ thống tranh ảnh, câu hỏi

4.3.5. Hệ thống tranh ảnh
Tranh ảnh sinh động, thu hút, phù hợp với bài dạy.
Tuy nhiên vẫn cón một số ít tranh ảnh chưa hợp lý
so với thực tế.
• Tập 1
Trang 50: Cụ già ngồi ghế, bức tranh chưa hợp
lý vì cụ già ngồi đọc báo trong tư thế không
được thoải mái. Học sinh có thể làm theo.
• Tập 2

Trang 6


Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH
+ Một vài bức tranh chụp cảnh thực tuy có tính cụ thể, gần gũi với người

học nhưng để đạt đến chất lượng của yêu cầu về tính sư phạm, giáo dục thì cần
phải xem lại.
Chẳng hạn chủ đề luyện nói “Xếp hàng vào lớp” (tập 2, bài 87, trang 11)
như bức tranh (cận cảnh) lại thể hiện cảnh học sinh đi vào lớp không thẳng lối
ngay hàng, đã thế học sinh còn khoác tay, trêu ghẹo nhau thoải mái: Trang 37,
hai học sinh ngồi đọc truyện, có một em cầm sách chưa đúng với cách cầm
sách mà giáo viên hướng dẫn học sinh.
+ Tranh chưa rõ: Trang 119, Cầu Thê Húc và Đền Ngọc Sơn.
+ Tranh chưa hợp lý.
Trang 39, 50, 168: Hình dáng của ánh trăng chưa đúng; nền trời buổi tối,
nhưng lại rất sáng. Trong
khi những tranh ở các
trang 35, 78, 150 lại rất
hợp lý. Điều này có thể
ảnh hưởng đến cách vẽ
của học sinh, đặc biệt là
ánh trăng.
4.3.6. Hệ thống câu hỏi
o Tập 1: Chưa có hệ thống câu hỏi.
o Tập 2: Bắt đầu từ phần Luyện tập tổng hợp, có hệ thống câu hỏi trong học
phần: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả (hệ thống câu hỏi bài tập chính tả).
Câu hỏi dễ hiểu, hợp lý.
4.4.

Các nguyên tắc xây dựng chương trình

4.4.5. Tính khoa học
Chương trình được thiết kế phù hợp với logic phát triển tâm lý và khả năng
nhận thức của học sinh: từ ngữ, hình ảnh liên quan đến các hoạt động vui chơi
hằng ngày của các em và những sự vật quen thuộc xung quanh.

Kiến thức được trình bày có hệ thống và chặt chẽ:
o Mạch kiến thức và kỹ năng được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp, có lặp lại
và nâng cao.

Trang 7


Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH
o Trật tự các âm, vần, chữ cái thể hiện theo một nguyên tắc nhất quán: trong sách
không có âm, vần, tiếng chưa học xuất hiện, không xuất hiện tiếng trống nghĩa,
các âm có chữ viết gần giống nhau được sắp xếp theo từng cụm bài.
4.4.6. Tính sư phạm
• Nội dung chương trình Tiếng Việt ở lớp 1 thống nhất với những mục tiêu giáo
dục đã đề ra. Nó luôn hướng đến giáo dục lí tưởng sống và những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp cho học sinh. Trong việc xoay quanh các chủ điểm về: Nhà
trường, Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước.
• Do đặc điểm về tâm lí của học sinh lớp 1 chỉ có thể nhận thức được hoặc làm
được một số chuyện nhất định nên nguyên tắc xây dựng chương trình còn dựa
trên tính vừa “sức” của các em. Ví dụ về chuẩn của chương trình cần đạt tới:
chương trình cải cách giáo dục yêu cầu học sinh cuối lớp 1 đọc được 20
tiếng/phút. Viết đúng được các vần, các từ ngữ. Viết được các chữ cái to, nhỏ
và đúng cách. Hiểu được nội dung câu chuyện.

4.4.7. Tính thực tiễn
 Chương trình đã tính toán đầy đủ đến những điều kiện dạy học cụ thể ở từng
địa phương trên phạm vi cả nước.
 Chương trình phải xác định được chuẩn tối thiểu của môn học đồng thời
phải có độ mềm dẽo nhất định để có khả năng thực thi ở các vùng miền khác
nhau.
4.5.


Quan điểm xây dựng chương trình

4.5.5. Quan điểm giao tiếp
Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và
phương pháp dạy học.
Về nội dung:
+ Ở nhóm bài làm quen với chữ cái và nhóm bài dạy học âm, vần mới: Khi
dạy về chữ cái hay âm vần mới luôn có phần luyện đọc và luyện nói có sử dụng
đến nội dung mới học.
Trang 8


Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH
+ Ở nhóm bài Luyện tập tổng hợp: Thông qua các phân môn Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả luôn tạo ra môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng
vốn từ theo định hướng, trang bị những kiến thức nền và phát triển các kỹ năng sử
dụng tiếng Việt trong giao tiếp.
Về phương pháp dạy học:
+ Ở nhóm bài làm quen với chữ cái và nhóm bài dạy học âm, vần mới: giáo
viên cho học sinh phân tích, so sánh các chữ cái hay vần mới để các em thực hiện
giao tiếp với bạn bè, giáo viên.
+ Ở nhóm bài Luyện tập tổng hợp: giáo viên sẽ sử dụng hệ thống câu hỏi để
giao tiếp và yêu cầu sự phản hồi từ phía học sinh qua các phần tìm hiểu bài học
trong từng phân môn.
4.5.6. Quan điểm tích hợp
Tích hợp ở phần Luyện tập tổng hợp là tích hợp kiến thức tiếng Việt với văn học,
thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy thông qua hệ thống các
chủ điểm học tập bao gồm các chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên – Đất
nước. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Học vần, Tập đọc, Kể chuyện,

Chính tả) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ
điểm và các bài đọc.
4.5.7. Quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh
Đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền thụ sang
phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò
người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học
sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển. Theo phần Luyện tập tổng hợp ở
SGK Tiếng Việt 1 (tập hai) không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn
mà xây dựng hệ thống câu hỏi ở từng phân môn Tập đọc, Kể chuyện, bài tập hướng
dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kỹ
năng sử dụng tiếng Việt (qua các “phần mẫu và ví dụ” trong các bài tập).
4.6.

So sánh SGK Tiếng Việt 1 cũ và mới
Bốn đặc điểm nổi bật của Tiếng Việt 1 mới:

Coi trọng sự hình thành rèn luyện cả 4 kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết. Nếu như ở
các cuốn SGK Tiếng Việt 1 cũ dường như kỹ năng nói đã bị xem nhẹ, bỏ qua thì ở
Trang 9


Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH
cuốn SGK Tiếng Việt 1 mới kỹ năng này được chú ý đúng mức (thêm phần luyện
nói). Đương nhiên, kỹ năng đọc và kỹ năng viết vẫn được vị trí hàng đầu.
• Coi trọng sự tích hợp giữa kỹ năng dạy – học môn Tiếng Việt với các môn học
khác; sự tích hợp giũa hiểu biết sơ giản về tiếng Việt với hiểu biết sơ giản về xã
hội, tự nhiên, con người, văn hóa, văn học (Việt Nam và nước ngoài). Ngữ liệu
trong sách được chọn lọc kỹ, bảo đảm tính giáo dục và tính thẩm mĩ.
• Coi trọng tính chặt chẽ của hệ thống ngữ âm tiếng Việt, đặc biệt ở phần Học vần.
Thứ tự âm, vần và cùng với nó là thứ tự các chữ cái, các chữ được thể hiện theo

một nguyên tắc nhất quán. Trong sách, về cơ bản, không có âm, vần tiếng lạc (âm,
vần, tiếng chưa học đã xuất hiện) và cũng không có những tiếng (là từ đơn) trống
nghĩa (không có nghĩa). Các âm có hình thức chữ viết gần giống nhau, nói chung,
được sắp xếp theo từng cụm bài.
• Coi trọng hình thức trình bày và phương pháp trình bày các loại bài học sao cho
GV và HS dễ dạy, dễ học và thích học (SGK được in 4 màu, có nhiều tranh ảnh
đẹp).
SGK mới

SGK cũ

Tập đọc
- Dùng lại những “bài đọc hay” trong SGK
Tiếng Việt và sách Truyện đọc cũ.
- Sắp xếp các “văn bản đọc” gần gũi, thiết
thực với trẻ theo chủ điểm để cung cấp cho
HS những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và
con người.
- Các chủ điểm được chia nhỏ, mở rộng và
nâng cao.

Kể chuyện

Kể chuyện

- Nội dung phân môn Kể chuyện gắn bó
chặt chẽ với phân môn Tập đọc và chủ
điểm của từng tuần học. Trong bộ SGK
mới không có quyển Truyện đọc riêng.


- Các truyện kể dùng trong giờ Kể chuyện
được tập hợp thành một quyển sách riêng
có tên là Truyện đọc. Văn bản truyện được
tuyển vào Truyện đọc không cần tương ứng
với chủ điểm của từng tuần học trong mỗi

Trang 10


Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH
cuốn sách.
- Để kể những câu chuyện này, GV mất rất
nhiều thời gian. HS cũng khó nhớ được
- Ở giai đoạn học vần, cuối mỗi tiết Ôn tập,
toàn bộ câu chuyện.
HS được nghe kể những câu chuyện đơn
giản có tên gọi gắn với các vần mới học và - Sách Truyện đọc cũng không có tranh
tập kể một vài câu về nội dung câu chuyện minh họa làm điểm tựa giúp HS nhớ cốt
dựa theo tranh minh họa.
truyện.
- Từ phần Luyện tập tổng hợp trở đi, Kể
chuyện trở thành một phân môn độc lập,
được học trong 13 tuần. Mỗi tuần là một
chủ điểm, mỗi tuần có một truyện kể phù
hợp với chủ điểm ấy. SGK chỉ thể hiện
những tranh minh họa nội dung chính của
câu chuyện, những hoạt động chính của
GV và HS trong giờ học.
- Các kiểu bài tập rất nghèo nàn, hầu hết
- Các kiểu bài tập Kể chuyện trong SGK chỉ là kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu

mới rất đa dạng, phong phú. Có thể thấy chuyện.
các kiểu bài sau: Kể lại một đoạn hay toàn
bộ câu chuyện theo tranh minh họa, Kể
chuyện phân vai,…

Chính tả

Chính tả

- Gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc và
chủ điểm của từng tuần học. Các văn bản
để tập chép và nghe – viết thường được
trích hoặc tóm tắt từ các bài Tập đọc trong
tuần.

- Gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc và
chủ điểm của từng tuần học. Các văn bản
để tập chép và nghe – viết thường được
trích hoặc tóm tắt từ các bài Tập đọc trong
tuần.

- Ngay các bài tập điền chữ, điền vần hay
tìm tiếng có âm, vần cho trước nhiều khi
cũng gắn với chủ điểm, góp phần làm rõ
thêm chủ điểm.

Trang 11


Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH

Tập viết
- Dạy HS tập viết theo mẫu chữ viết trong
trường tiểu học do Bộ GD & ĐT mới ban
hành.
- Nội dung tập viết trong tiết học luôn bám
sát bài học trong SGK.
- Mẫu chữ viết được thể hiện ở 4 dạng:
Chữ viết đứng, nét đều.
Chữ viết đứng, nét thanh, nét đậm.
Chữ viết nghiêng, nét đều.
Chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Bộ Giáo dục và Đào tạo, SGK Tiếng Việt lớp 1, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[2]Lê Phương Nga, Phương pháp dạy hoc tiếng Việt ở tiểu học I, Nxb Đại Học Sư
Phạm.
[3]Lê Phương Nga, Phương pháp dạy hoc tiếng Việt ở tiểu học II, Nxb Đại Học Sư
Phạm.
[4]Trần Mạnh Hưởng - Lê Hữu Tỉnh, Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng
Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục.

Trang 12


Phân tích chương trình Tiếng Việt - SPTH

MỤC LỤC
PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH SGK TIẾNG VIỆT LỚP 1...................................................................................1
1. Mục tiêu môn học....................................................................................................................................1
2. Cấu trúc chương trình..............................................................................................................................1

3. Nội dung từng phân môn.........................................................................................................................2
4. Nhận xét...................................................................................................................................................4

Trang 13



×