Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

phan tich chuong tinh tieng viet lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.54 KB, 12 trang )

GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phân tích chương trình Tiếng Việt 5
PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 5
I. Mục tiêu môn học:
1. Kiến thức:
 Học sinh được học những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ
và quy tắc sử dụng Tiếng Việt.
 Học những bài về tri thức tiếng Việt như: từ vựng, ngữ pháp, văn bản,
phong cách,… ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn.
 Tri thức về văn học, xã hội và tự nhiên, về con người với đời sống tinh
thần và vật chất của họ, về đất nước và dân tộc Việt Nam và nước ngoài.
2. Kĩ năng:
 Học sinh hiểu đúng nội dung và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn, bài
thơ ngắn.
 Biết cách viết một số kiểu văn bản, biết nghe – nói về một số đề tài quen
thuộc.
3. Thái độ:
 Giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ Tiếng Việt và hiểu
phần nào cuộc sống xung quanh.
 Bồi dưỡng tình cảm của học sinh như: tình bạn, tình yêu quê hương, đất
nước, con người,… đồng thời hình thành và phát triển ở học sinh những
phẩm chất tốt đẹp.
II. Cấu trúc chương trình:
Nội dung chương trình tiếng việt 5 gồm những bộ phận sau:
 Kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, nghe, nói, viết) ở mức độ cao hơn, hoàn
thiện hơn như:
Đọc
• Đọc các văn bản nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo
chí.
• Đọc thầm, đọc lướt để nắm thông tin.
• Đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, màn kịch ngắn.
1


GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phân tích chương trình Tiếng Việt 5
• Tìm hiểu nghĩa của bài văn, bài thơ, một số chi tiết
nghệ thuật. Nhận xét về nhân vật, hình ảnh, cách sử
dụng từ ngữ và tình cảm, thái độ của tác giả.
Viết
• Viết chính tả đoạn văn, bài thơ theo các hình thức nghe
– viết, nhớ - viết. Sửa lỗi chính tả trong bài viết, lập sổ
tay chính tả.
• Lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
• Viết đoạn văn, bài văn miêu tả theo dàn ý.
• Viết biên bản một cuộc họp, một vụ việc.
• Viết tóm tắt văn bản (độ dài vừa phải).
Nghe
• Nghe và kể lại câu chuyện. Nhận xét về nhân vật trong
truyện.
• Nghe – thuật lại bản tin, văn bản phổ biến khoa học.
• Nghe và tham gia ý kiến trong trao đổi, thảo luận.
• Nghe – viết chính tả một đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.
• Nghe – ghi chép một số thông tin, nhân vật, sự kiện,…
Nói
• Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc, thuật lại sự việc đã
chứng kiến hoặc tham gia.
• Trao đổi, thảo luận về đề tài phù hợp với lứa tuổi, bày
tỏ ý kiến, thái độ về vấn đề trao đổi, thảo luận.
• Giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các nhân vật tiêu biểu…
của địa phương.
 Tri thức tiếng việt (ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, văn bản,
phong cách,…).
+ Ngữ âm và chữ viết: cấu tạo của vần.
+ Từ vựng:

• Từ ngữ (thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt) về tự nhiên, xã hội, con người (chú
trọng từ ngữ về quyền và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, tình đoàn kết hữu
nghị giữa các dân tộc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường).
• Sơ giản về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
• Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ.
• Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa.
2
GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phân tích chương trình Tiếng Việt 5
 Tri thức về văn học, xã hội và tự nhiên (gồm các văn bản về quyền và
nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân
tộc, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ môi trường).
Trong Tiếng Việt lớp 5 học sinh được học các chủ điểm như sau:
Tuần 1, 2, 3: Việt Nam Tổ quốc em.
Tuần 4, 5, 6: Cánh chim hòa bình.
Tuần 7, 8, 9: Con người với thiên nhiên.
Tuần 10: Ôn tập giữa học kì 1.
Tuần 11, 12, 13: Giữ lấy màu xanh.
Tuần 14, 15, 16, 17: Vì hạnh phúc con người.
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I.
Tuần 19, 20, 21: Người công dân.
Tuần 22, 23, 24: Vì cuộc sống thanh bình.
Tuần 25, 26, 27: Nhớ nguồn.
Tuần 28: Ôn tập giữa học kì II.
Tuần 29, 30, 31: Nam và nữ.
Tuần 32, 33, 34: Những chủ nhân tương lai.
Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II.
• Chương trình tiếng việt lớp 5 được phân bố 8 tiết/ tuần. Số tiết học trong
từng phân môn được phân bố như sau:
Phân môn Tập đọc Kể chuyện Chính tả Luyện từ
và câu

Tập làm
văn
Tiết 2 1 1 2 2
 Tóm lại, nội dung chương trình Tiếng việt lớp 5 thuộc giai đoạn 2 (lớp 4,5)
phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, nghe, viết, nói), tri thức
tiếng Việt, tri thức về văn học, xã hội, tự nhiên ở mức độ cao hơn, hoàn
thiện hơn. Những bài học không được trình bày dưới dạng lí thuyết một
cách đơn thuần mà chủ yếu hình thành bằng cách nhận diện, phát hiện trên
3
GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phân tích chương trình Tiếng Việt 5
những gì đã được đọc, viết, nghe, nói, từ đó khái quát lên thành khái niệm
sơ giản, ban đầu.
III. Nội dung từng phân môn:
1. Tập đọc:
1.1.Kiến thức:
Thông qua một số bài văn, đoạn văn, bài thơ theo các chủ điểm: Việt Nam Tổ
quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì
hạnh phúc con người, Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam
và nữ, Những chủ nhân tương lai, cung cấp cho học sinh kiến thức về thiên nhiên,
xã hội, con người…
VD: bài “Kì diệu rừng xanh” (TV5-tập 1, trang 75) cung cấp kiến thức về thiên
nhiên.
1.2 .Kĩ năng:
- Đọc đúng và lưu loát các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi, kịch), hành
chính, khoa học, báo chí có độ dài khoảng 250-300 chữ, với tốc dộ 100-120
chữ/phút.
- Đọc thầm, đọc lướt để nắm thông tin.
- Đọc diễn cảm bài văn, bài thơ.
- Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, thơ, một số chi tiết có giá trị nghệ thuật.
1.3.Thái độ:

Thái độ yêu thiên nhiên, đất nước, con người, lòng biết ơn…
VD: bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” (TV5- tập 1, trang 102) bồi dưỡng cho học
sinh thái độ yêu mến thiên nhiên, bảo vệ môi trường xung quanh.
2. Chính tả:
2.1.Kiến thức:
- Chính tả đoạn, bài: nghe-viết, nhớ-viết một bài hoặc một đoạn bài có độ dài
trên dưới 100 chữ (tiếng).
4
GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phân tích chương trình Tiếng Việt 5
- Chính tả âm – vần: nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam
và nước ngoài, có ý thức viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức, danh hiệu, huân
chương, giải thưởng…
VD: bài chính tả nhớ - viết “Đất nước”. Luyện tập viết hoa ( TV5 – tập 2, trang
109)
2.2.Kĩ năng:
- Viết đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/ 1 bài (độ dài bài trên
100 chữ).
- Đạt tốc độ viết từ 100-110 chữ/ 15 phút.
- Kết hợp luyện chính tả với rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ,
trao dồi về ngữ pháp Tiếng Việt.
2.3.Thái độ:
Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính, thái độ cần thiết như: cẩn thận, có
óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm…
3. Luyện từ và câu:
3.1.Kiến thức:
- Về vốn từ: học sinh học thêm khoảng 600-650 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục
ngữ và một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề: Tổ quốc, nhân
dân; Hòa bình, hữu nghị, hợp tác; Thiên nhiên; Bảo vệ môi trường; Hạnh
phúc; Công dân; Trật tự, an ninh; Truyền thống; Nam và nữ; Trẻ em, quyền
và bổn phận.

- Kiến thức về từ và câu:
+ Các lớp từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, dùng
từ đồng âm chơi chữ.
+ Từ loại: đại từ, đại từ xưng hô, quan hệ từ.
+ Kiểu câu: câu ghép.
+ Dấu câu: ôn tập về dấu câu
VD: Bài “Mở rộng vốn từ: Nhân dân” (TV5- tập 1, trang 27)
Bài “Từ đồng nghĩa” (TV5-tập 1, trang 7)
5

×