Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Trai lý tại khu rừng đặc dụng Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CÔNG DƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI
CÂY TRAI LÝ (GARCINIA FRAGRAEOIDES) TẠI KHU RỪNG ĐẶC
DỤNG CHAM CHU, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CÔNG DƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI
CÂY TRAI LÝ (GARCINIA FRAGRAEOIDES) TẠI KHU RỪNG ĐẶC


DỤNG CHAM CHU, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: 43 - QLTNR - N02
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
: ThS. Lê Văn Phúc

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CÔNG DƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI
CÂY TRAI LÝ (GARCINIA FRAGRAEOIDES) TẠI KHU RỪNG ĐẶC
DỤNG CHAM CHU, TỈNH TUYÊN QUANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: 43 - QLTNR - N02
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
: ThS. Lê Văn Phúc

Thái Nguyên, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm được học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên bản thân tôi cũng như bao bạn sinh viên khác được sự quan tâm dạy
bảo của thầy cô giáo.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Trai lý (Garcinia
fragraeoides) tại khu rừng đặc dụng Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang”
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các

thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, nhất là thầy giáo hướng dẫn ThS. Lê
Văn Phúc, các cán bộ công chức, viên chức trong Hạt kiểm lâm rừng đặc
dụng Cham Chu và các trạm kiểm lâm Yên Thuận, Phù Lưu đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Để hoàn thành đề tài này không thể không nói đến sự động viên, giúp
đỡ nhiều mặt của bạn bè và người thân trong gia đình.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do
kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế. Vì vậy đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Công Dương


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích rừng và các loài đất đai ở khu RĐD Cham Chu ............. 18
Bảng 2.2: Diện tích các loài thảm thực vật ở khu RĐD Cham Chu ............... 19
Bảng 2.3. Thành phần thực vật ở khu rừng đặc dụng Cham Chu ................... 20
Bảng 2.4: Thành phần động vật của rừng đặc dụng Cham Chu .......................... 21
Bảng 4.1: Kích thước cây Trai lý tại khu rừng đặc dụng Cham Chu ............. 34
Bảng 4.2: Đặc điểm vật hậu của loài trong thời gian từ tháng 1 - 5 ............... 35
Bảng 4.3: Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa nơi có cây Trai lý phân bố ... 35
Bảng 4.4: Đặc điểm địa hình và số loài cây Trai lý xuất hiện ............................. 36
Bảng 4.5: Cấu trúc tổ thành cây cao nơi có loài Trai lý phân bố tai

xã Phù lưu ........................................................................................ 38
Bảng 4.6: Cấu trúc tổ thành và mật độ cây cao nơi có loài Trai lý phân bố tai
xã Yên Thuận ................................................................................... 40
Bảng 4.7: Công thức tổ thành rừng ở 2 xã khác nhau có loài Trai lý phân bố.......41
Bảng 4.8: Tổ thành và mật độ cây tái sinh tại Phù Lưu .................................. 42
Bảng 4.9. Tổ thành cây tái sinh tại Yên Thuận ............................................... 43
Bảng 4.10 Công thức tổ thành cây tái sinh nơi có Trai lý phân bố ................ 44


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ Khu rừng dặc dụng Cham Chu ........................................... 15
Hình 3.1. Ô dạng bản ...................................................................................... 29
Hình 4.1. Hình ảnh nhựa mủ cây Trai lý ........................................................ 33
Hình 4.2. Hình thái mặt trên của lá Hình 4.3. Hình thái mặt dưới của lá ....... 34
Hình 4.4. Hình thái thân cây Trai lý tại khu vực điều tra ............................... 34


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...................................... viii
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2

1.3. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 2
1.4.2. Ý nghĩa về thực tiễn ................................................................................ 2
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................................................. 3
2.1.1. Cơ sở bảo tồn .......................................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở sinh học ......................................................................................... 5
2.2. Những nghiên cứu ở trên thế giới .............................................................. 5
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây .................................................. 5
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học ......................................................... 6
2.2.3. Đặc điểm chung về cây Trai lý ............................................................... 9
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 10
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây ................................................ 10
2.3.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng ...................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Nhận xét, đánh giá chung ......................................................................... 14
2.5. Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ........ 14
2.5.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 14


v

2.5.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 14
2.5.1.2. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng ....................................................... 15
2.5.1.3. Khí hậu thủy văn ................................................................................ 17
2.5.1.4. Tài nguyên rừng ................................................................................. 18
2.5.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội ...................................................... 21
2.5.2.1. Điều kiện dân sinh .............................................................................. 21
2.5.2.2. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................ 22
2.5.2.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 24

2.5.2.4. Tình hình văn hóa, giáo dục và y tế ................................................... 25
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 27
3.3.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 27
3.3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ................................................................. 28
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp .......................................... 28
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 33
4.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu của cây Trai lý ......................................... 33
4.1.1. Đặc điểm về phân loại của loài trong hệ thống phân loại ..................... 33
4.1.2. Đặc điểm hình thái cây.......................................................................... 33
4.1.3. Đặc điểm vật hậu ................................................................................... 35
4.2. Một số đặc điểm sinh thái nơi loài Trai lý phân bố. ................................ 35
4.2.1. Đặc điểm khí hậu nơi có Trai lý phân bố .............................................. 35


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
công trình được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 tới tháng 6 năm 2015.Các
kết quả và số liệu trình bày trong khóa luận là trung thực.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan


Nguyễn Công Dương

Xác nhận của giáo viên phản biện


vii


viii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Viết tắt
D1.3
Ha
Hvn
N
ODB

OTC
TB
STT
CTTT
ĐDSH
RĐD

Nghĩa đầy đủ
Đường kính ngang ngực
Hecta
Chiều cao vút ngọn
Số cây
Ô dạng bản
Ô tiêu chuẩn
Trung bình
Số thứ tự
Công thức tổ thành
Đa dạng sinh học
Rừng đặc dụng


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là lá phổi xanh của nhân loại, rừng đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với con người, rừng có thể điều hòa khí hậu, giảm thiên tai, bão lũ,
hiệu ứng nhà kính…là nơi trú ẩn của động vật, làm thức ăn cho động vật và cả
con người. Đặc biệt các loài thực vật rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng

đối với đời sống con người như cung cấp các nguyên liệu cho xây dựng, các
ngành công, nông nghiệp, cho các chất tinh dầu, chất béo, là thuốc, làm cảnh
và nhiều tác dụng khác.
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu
về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từng vùng
gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã
tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên.
Khu rừng đặc dụng Cham Chu được thành lập từ năm 2001, theo quyết
định số 1536/QĐ-UBND ngày 21/09/2001 của UBND tỉnh Tuyên Quang với
tổng diện tích 15.902 ha, nhằm bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng nhiệt đới
ẩm núi thấp có giá trị đa dạng sinh học cao và đặc trưng cho vùng Đông Bắc,
Việt Nam. Khu rưng đặc dụng Cham Chu còn được coi là “lá phổi xanh” là
điểm du lịch hấp dẫn, có tác dụng to lớn trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ
các bon và các khí thải công nghiệp.
Cây Trai lý là một trong số những loài mang nhiều đặc điểm quan trọng
cho khoa học và là loài cây sinh sống phát triển trên núi đá có thể nghiên cứu
và ứng dụng trong công nghệ khoa học, nhưng từ khi phát hiện đến nay, ngoài
việc mô tả và công bố mới cho khoa học thì loài cây Trai lý này chưa được
mở rộng điều tra về phân bố của loài, cũng chưa có những nghiên cứu tiếp
theo về các đặc điểm vật hậu, sinh thái, tái sinh loài. Từ thực tiễn nêu trên, tôi
chọn đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây Trai Lý (Garcinia
fragraeoides) tại khu rừng đặc dụng Cham Chu, Tuyên Quang.


2

1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm cung cấp thông tin về một số đặc điểm lâm học cơ bản của loài
cây Trai tại Khu rừng đặc dụng Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang làm cơ sở đề
xuất các giải pháp bảo tồn loài cây này.

1.3. Mục tiêu
- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái và vật hậu của loài
cây Trai Lý
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái và phân bố, đặc điểm tái
sinh của loài cây Trai lý tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài cây này.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận
phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp trau dồi, cũng cố thêm kiến thức về các
loài thực vật đưa kiến thức vào thực tiến để tiến hành thu thập thông tin, phân tích
xử lý số liệu, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên
cứu đề tài cụ thể.
- Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại
địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa về thực tiễn
- Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận với thực tiễn sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp kỹ thuật
gây trồng loài Trai lý tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Biết được đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc,
tình trạng và vai trò của loài Trai lý.
- Từ nghiên cứu đưa ra các biện pháp bảo tồn loài một cách tốt nhất.


3

Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài
nguyên ĐDSH trên thế giới cũng như của Việt Nam đã và đang bị suy giảm.
Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon
loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai
gần. Yêu cầu đặt ra là phải tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm sinh học của
các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn
chúng một cách có hiệu quả.
2.1.1. Cơ sở bảo tồn
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện
pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên
ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan
đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển
bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH …
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế
giới, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam, để hướng dẫn,
thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu
khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định, luật
pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng
sinh học và môi trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu
chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích
thước quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic
distribution), và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of
population and distribution fragmentation).


4

+ Tuyệt chủng (EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy
định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có
những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.

+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): là một trạng thái bảo tồn của sinh
vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc
khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những
thời gian thích hợp (theo ngày, mùa, năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử
của loài đều không ghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung
thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các
cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh
nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người.
+ Cực kì nguy cấp (CR): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một
loài hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần.
+ Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị
coi là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên
rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
+ Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi bị đánh giá là sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và
nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên
cao trong một tương lai không xa.
+ Sắp bị đe dọa: Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.
+ Ít lo ngại (Least Concern) - Ic: Bao gồm các taxon không được coi là
phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.


5

+ Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) - DD: Một taxon được coi là thiếu
dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về
nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.

+ Không được đánh giá (Not Evaluated) - NE: Một taxon được coi là
không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài
liệu kế thừa của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén cho thấy: tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tồn tại rất nhiều loài động, thực
vật được xếp vào các cấp bảo tồn CR, EN, VU,… cần được bảo tồn nhằm gìn
giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung. Cho nên việc nghiên cứu một số loài thực vật quý hiếm đặc biệt là
loài cây Trai lý và đề xuất các phương thức bảo tồn và phát triển các loài thực
vật quý hiếm nói chung và loài Trai lý nói riêng, nhằm tránh khỏi sự mai một
của các loài thực vật quý hiếm và nguồn gen của chúng là điều hết sức cần
thiết. Đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện
khóa luận.
2.1.2. Cơ sở sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật
quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường… là cơ sở khoa học xây dựng mối
quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
2.2. Những nghiên cứu ở trên thế giới
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái
và vật hậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bước đầu tiên, làm
tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình liên


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm được học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên bản thân tôi cũng như bao bạn sinh viên khác được sự quan tâm dạy
bảo của thầy cô giáo.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Trai lý (Garcinia
fragraeoides) tại khu rừng đặc dụng Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang”
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, nhất là thầy giáo hướng dẫn ThS. Lê
Văn Phúc, các cán bộ công chức, viên chức trong Hạt kiểm lâm rừng đặc
dụng Cham Chu và các trạm kiểm lâm Yên Thuận, Phù Lưu đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Để hoàn thành đề tài này không thể không nói đến sự động viên, giúp
đỡ nhiều mặt của bạn bè và người thân trong gia đình.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do
kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế. Vì vậy đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Công Dương


7

Baur G.N (1976) [20] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh
sáng đã làm ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm
thì ảnh hưởng đó thường không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài

cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Vì vậy, khi
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh
rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ
qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường
sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên
trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù
hợp. Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương
pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng đề sướng và sử dụng lần đầu tiên ở
Guyan, đến nay phương pháp đó vẫn được sử dụng nhưng nhược điểm là chỉ
minh hoạ được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng trong một diện tích có hạn
đã khắc phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình tượng về
không gian 3 chiều.
Richards P.W (1968) [22] phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tương
ứng với chiều cao là 6- 12 m, 12- 18 m, 18- 24 m, 24- 30 m, 30- 36 m, 36- 42
m, nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao. Odum E. P (1971) nghi ngờ
sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600 m ở Puecto Rico và cho rằng
không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả.
Richards P.W (1968) [22] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là
tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông
nhận định: "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt
cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây".


8

Như vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới,
nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới.

Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang được chuyển từ mô tả
định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học đã
biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy,
phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân bố xác
suất.
Những nhà khoa học đã sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc
đường kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học
không thể phản ánh hết được những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng
với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp
nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài.
Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên,
nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái cho từng loài cây. Một vài công trình nghiên cứu có thể kể tới như:
Phạm Thị Mai (2012) [8] , nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh
thái học của loài cây Tiêu huyền (Platanus kerrii Gagnep), từ đó đề xuất giải pháp
nhằm bảo tồn nguồn gen quý này tại Khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng
hoàng. Hay Triệu Văn Hùng( 1996) [5] cũng đã nghiên cứu đặc tính sinh học của
một số cây làm giàu rừng
Trai lý là loài cây ưa sáng, biên độ sinh thái rộng, mọc rải rác trong rừng
mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đá vôi, ở độ cao không quá
900m, tốt nhất ở chân núi có tầng đất dày, màu mỡ và ẩm. Trai lý xuất hiện ở
Cao Bằng (Ba Bể), Lạng Sơn (Bắc Sơn : Mỏ Dẹ, Hữu Lũng : Hưu Liên), Bắc
Thái, Hòa Bình, Hà Bắc, Ninh Bình (Cúc Phương), Tuyên Quang (Hàm Yên),
Nghệ An (Quỳ Châu). Còn trên thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây)


9

Họ Măng cụt có phân bố khá rộng, với khoảng 900 loài chúng được tìm
thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt đới, song chưa có tài

liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Hầu hết các loài phân
bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216 loài và ít nhất là Châu
Phi và vùng Địa Trung Hải chỉ có 2 loài (dẫn theo Trần Hợp, 2002) [7].
Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh,
cấu trúc rừng tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối
với một số loài cây như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu
trúc, tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để lựa chọn cho
hướng nghiên cứu trong luận văn.
2.2.3. Đặc điểm chung về cây Trai lý
* Tên gọi, phân loại
Cây Trai lý có tên khoa học là Garcinia fragraeoides là cây gỗ lớn
thuộc họ Măng Cụt (clusiaceae lindl). Đặc điểm chung của họ Măng Cụt
(clusiaceae lindl ) là cây gỗ nhỡ hay nhỏ tán thường hình tháp hoặc hình
chuông,vết đẽo có nhựa vàng. Cành thường nằm ngang, đầu hơi thõng. Chồi
ẩn trong đôi cuống lá đầu cành. Lá đơn mọc đối không có là kèm, phiến lá
dầy, gân lông chim, gân bên nhỏ nhiều song song có vị chua. Hoa mọc lẻ
hay mọc cụm xim viên chùy, hoa thường đơn tính ít khi tạp tính hoặc lưỡng
tính. Đài 2-6 cánh xếp lợp hay vặn. Nhịp nhiều rời hay tập hợp thành bó.
Bầu 1 ô hoặc nhiều ô, dính noãn trong trụ, đầu nhụy hơi rời.quả mập, quả
hạch hoặc nang.
* Đặc điểm
Cây Trai là cây gỗ lớn cao trên 20m, cây ròn thẳng, gốc có bạnh lớn vỏ
xám nâu hoặc nâu đen, nứt dọc, vết vỏ đẽo trắng, chảy nhựa vàng. Phân cành
ngang, cành non hơi vuông cạnh, xanh lục. Lá đơn mọc đối không có lá kèm,
phiến lá hình trái xoan đầu có mũi nhọn dài 10-17 cm, rộng 5-6 cm, lá dây, 2 mặt


10

đều nhãn, gân bé 6-8 đôi nổi rõ, gân nhỏ thẳng góc với gân chính, mặt giữa lá

chằng chịt các đường ranh nứt, lá non màu đỏ thấm, quả mập hình trái xoan
thuôn. Cây Trai lý là loài sinh trưởng chậm, ưa sáng thường mọc trên vùng núi
đá vôi rễ phát triển ăn sâu vào các ke và hốc đá, mùa ra hoa là tháng 3-4, quả
chín tháng 8-9. Tái sinh hạt khó khăn.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Khi nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978)
[17] đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát
triển cây tái sinh. Trần Ngũ Phương (1970) [11] khi nghiên cứu về kiểu rừng
nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét “rừng tự nhiên dưới tác
động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì
kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Hoàng Xuân Tý,
Nguyễn Đức Minh (2005) [14] cũng đã nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh
thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh. Hay Đỗ Đình Tiến(2002) [15]cũng
nghiên cứu một số đặc điểm của loài cây Camelia hoa vàng tại vường quốc gia
Tam Đảo,và cũng chính nơi đây Nguyễn Thu Trang (2009) [16] đã nghiên cứu
về cây Dẻ Gai Ấn Độ.Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển
lại, thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ chuyển dần lên những dạng
thực bì cao hơn, thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng có thể
phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái rừng ban đầu”.
Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn khác nhau như ở miền Nam
Việt Nam có công trình thảm thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974),
trong đó tác giả đã chỉ rõ những tiêu chuẩn để phân biệt các quần xã khác
nhau là sự phân hóa khí hậu, chế độ thoát nước khác nhau. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập
do Lê Khả Kế chủ biên và ở miền Nam Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) cũng


11


cho ra đời công trình đồ sộ 2 tập về “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, trong đó
giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu, còn
lại là 5246 loài thực vật có mạch, và sau này là “Cây cỏ Việt Nam”.
Ngoài ra, còn rất nhiều các bộ sách chuyên khảo khác, như bài giảng
môn điều tra rừng của Lê Văn Phúc (2012)[10] ngoài ra còn có bài giảng lâm
sinh học của Phùng Ngọc La(1986)[9], tuy tách riêng cho vùng Tây Nam Bộ
nhưng cũng đã góp phần vào việc nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật
chung, như các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra qui hoạch, 19711988), Cây thuốc Việt Nam (Viện dược liệu, 1990), Cây tài nguyên (Trần
Đình lý và cs, 1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần Hợp & Nguyễn Bội
Quỳnh, 1993)[7], 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng Quảng Hà, 1997),
Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn chi và Trần Hợp, 1999), Tài nguyen
đất(Nguyễn Xuân Quát và Ngô Nhật Tiến, 1997) [12] Tài nguyên cây gỗ Việt
Nam (Trần Hợp, 2002) [7], v.v...Gần đây Viện sinh thái và tài nguyên sinh
vật cũng đã xây dựng và biên soạn được 11 tập chuyên khảo đến họ riêng
biệt. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá góp phần vào việc nghiên cứu về
thực vật của Việt Nam.
2.3.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một
trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kết thúc phù
hợp. Thái Văn Trừng (1978)[17], Trần Ngũ Phương (1970)[11] cũng đã
nghiên cứu cấu trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt
Nam.
Trần Ngũ Phương (1970) [11] đã chỉ những đặc điểm cấu trúc của các
thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát
về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu


12

tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển

của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: tầng
vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B)
và tầng cỏ quyết (C) (theo Lương Thị Anh (2007) [1]). Thái Văn Trừng đã vận
dụng và cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit – Risa
để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi
được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và có ghi ký hiệu thành phần loài cây của
quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị
trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân
chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế của những thực
vật trong tầng cây lâp quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh
thái của nó và trạng mùa của tán lá. Với những quan điểm trên Thái Văn Trừng
đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Như vậy, các nhân tố
cấu trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân loại rừng theo quan điểm sinh
thái phát sinh quần thể.
Đoàn Đình Tam (2012) [13] thử nghiệm ô nghiên cứu một số quy luật
cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh ở
Kon Hà Nừng – Gia Lai cho rằng đa số loài cây có cấu trúc đường kính và
chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm phần, đồng thời cấu trúc của
loài cũng có những biến động.
Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hóa cấu trúc
đường kính được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo
các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của các
tác giả sau: Bảo Huy (2009) [6] dùng làm Meyer và hệ đường cong Poisson
để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích rừng và các loài đất đai ở khu RĐD Cham Chu ............. 18
Bảng 2.2: Diện tích các loài thảm thực vật ở khu RĐD Cham Chu ............... 19
Bảng 2.3. Thành phần thực vật ở khu rừng đặc dụng Cham Chu ................... 20
Bảng 2.4: Thành phần động vật của rừng đặc dụng Cham Chu .......................... 21
Bảng 4.1: Kích thước cây Trai lý tại khu rừng đặc dụng Cham Chu ............. 34
Bảng 4.2: Đặc điểm vật hậu của loài trong thời gian từ tháng 1 - 5 ............... 35
Bảng 4.3: Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa nơi có cây Trai lý phân bố ... 35
Bảng 4.4: Đặc điểm địa hình và số loài cây Trai lý xuất hiện ............................. 36
Bảng 4.5: Cấu trúc tổ thành cây cao nơi có loài Trai lý phân bố tai
xã Phù lưu ........................................................................................ 38
Bảng 4.6: Cấu trúc tổ thành và mật độ cây cao nơi có loài Trai lý phân bố tai
xã Yên Thuận ................................................................................... 40
Bảng 4.7: Công thức tổ thành rừng ở 2 xã khác nhau có loài Trai lý phân bố.......41
Bảng 4.8: Tổ thành và mật độ cây tái sinh tại Phù Lưu .................................. 42
Bảng 4.9. Tổ thành cây tái sinh tại Yên Thuận ............................................... 43
Bảng 4.10 Công thức tổ thành cây tái sinh nơi có Trai lý phân bố ................ 44


14

Trong cuốn “Thực vật rừng” của Lê Mộng Chân (2000) trang 325 [2] và
cuốn “cây gỗ kinh tế” của Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh trang 706 mới chỉ mô
tả sơ lược về đặc điểm than, lá hoa quả và phân bố của Trai lý.
2.4. Nhận xét, đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam,
đề tài rút ra một số nhật xét sau:
Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng, tái sinh rừng, hình thái, sinh
thái,… của rừng mưa nhiệt đới đã được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu từ rất lâu. Những kết quả đạt được cung cấp đầy đủ cơ sở lý

luận cũng như thực tiễn cho việc thực hiện định hướng nghiên cứu của đề tài.
Tuy nhiên, tài nguyên thực vật rừng nhiệt đới là rất đa dạng, phong phú. Do đó,
các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái cho
từng loài cây cụ thể, đặc biệt là những loài cây quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt
chủng ngoài tự nhiên để có biện pháp bảo tồn vẫn đang là hướng nghiên cứu
hết sức cần thiết và cấp bách. Hiện nay, tài nguyên rừng đang bị đe dọa nghiêm
trọng bởi sự khai thác quá mức của con người dẫn tới nhiều loài cây gỗ quý hiếm
đang có nguy cơ tuyệt chủng, số lượng loài bổ sung vào sách đỏ Việt Nam ngày
càng nhiều. Do đó, nếu chúng ta không có biện pháp bảo tồn cấp bách thì tương
lai không xa nguồn gen quý hiếm của các loài cây này sẽ biến mất ngoài tự
nhiên.

2.5. Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.5.1. Điều kiện tự nhiên
2.5.1.1. Vị trí địa lý
Rừng đặc dụng Cham Chu nằm trên địa bàn 5 xã: Yên Thuận và Phù Lưu
(huyện Hàm Yên); Trung Hà, Hà Lang và Hòa Phú (huyện Chiêm Hóa), tỉnh


×