Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ MẠNH HÙNG

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ
CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ MẠNH HÙNG

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ
CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Lan


THÁI NGUYÊN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tác giả. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có
nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác
thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả luận văn

Đỗ Mạnh Hùng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS. Đỗ Thị
Lan là giáo viên đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt
thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái
Nguyên, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý dự án các
khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành nhất đến các doanh nghiệp mà tôi đã có điều kiện gặp gỡ, khảo sát

đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh em, bạn bè vì sự ủng hộ và những ý
kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã động viên,
ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Đỗ Mạnh Hùng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài .......................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn.................................................................. 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 5
1.2. Khái quát về chất thải nguy hại .................................................................. 8
1.2.1. Các định nghĩa về chất thải nguy hại ...................................................... 8
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại ................................................ 10

1.2.3. Tác động của chất thải nguy hại đối với môi trường ............................ 11
1.3. Những kết quả nghiên cứu về quản lý chất thải nguy hại........................ 14
1.3.1. Quản lý chất thải nguy hại trên Thế giới .............................................. 14
1.3.2. Quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam............................................... 15
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25


iv
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 26
2.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 26
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực thực
hiện đề tài ....................................................................................................... 29
3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại ................................................... 34
3.2.1. Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của
các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Công ......................................... 34
3.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại
khu công nghiệp Sông Công ........................................................................... 48
3.3. Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại ...................................................... 50
3.3.1. Nhận xét đánh giá công tác thực hiện quản lý chất thải nguy hại ........ 51
3.4. Giải pháp quản lý chất thải nguy hại........................................................ 55
3.4.1. Kế hoạch quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Sông Công 55
3.4.2. Đề xuất quy trình quản lý chất thải nguy hại ........................................ 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 69

1. Kết luận ....................................................................................................... 69
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 75


i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tác giả. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có
nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác
thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả luận văn

Đỗ Mạnh Hùng


vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010 ..16
Bảng 1.2. Khối lượng chất thải công nghiệp tại một số khu công nghiệp Hà
Nội năm 2009 ............................................................................................17
Bảng 1.3. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại từ một số ngành
công nghiệp điển hình tại các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam ...............................................................................18
Bảng 1.4. Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại điển hình và phổ biến hiện

nay tại Việt Nam .......................................................................................21
Bảng 1.5. Tính tương hợp của các chất thải nguy hại..........................................22
Bảng 3.1. Phân ngành - Tỷ trọng vốn đầu tư trong khu công nghiệp Sông Công .33
Bảng 3.2. Các dạng công nghiệp chính trong khu công nghiệp Sông Công ...34
Bảng 3.3. Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động
sản xuất của các doanh nghiệp khu công nghiệp Sông Công đã đăng
ký hồ sơ quản lý chất thải nguy hại.......................................................36
Bảng 3.4. Chi tiết lượng chất thải nguy hại phát sinh của từng doanh nghiệp 41
Bảng 3.5. Tổng hợp lượng chất thải nguy hại của từng doanh nghiệp .............43
Bảng 3.6. Tỷ lệ của từng loại chất thải nguy hại phát sinh .................................44
Bảng 3.7. Ứng dụng các biện pháp và quá trình tái sinh đối với một số chất
thải nguy hại ..............................................................................................61
Bảng 3.8. Ứng dụng các biện pháp xử lý vật lý, hóa học đối với một số chất
thải nguy hại ..............................................................................................62
Bảng 3.9. Ứng dụng biện pháp thiêu đốt đối với một số chất thải nguy hại ...63


vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Số lượng doanh nghiệp vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại
công nghiệp .................................................................................... 20
Hình 1.2. Lượng chất thải nguy hại công nghiệp được xử lý hàng năm ........ 21
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Sông Công....................................... 30
Hình 3.2. Hình ảnh khu công nghiệp Sông Công ........................................... 32
Hình 3.3. Bản đồ quy hoạch chia lô khu công nghiệp Sông Công ................. 32
Hình 3.4. Các ngành công nghiệp trong khu công nghiệp Sông Công ........... 35
Hình 3.5. Tỷ lệ các nhóm chất thải nguy hại .................................................. 39
Hình 3.6. Tỷ lệ của từng loại chất thải nguy hại phát sinh ............................. 45
Hình 3.7. Thùng chứa chất thải nguy hại ........................................................ 49
Hình 3.8. Khu vực chứa chất thải nguy hại..................................................... 49

Hình 3.9. Quy trình quản lý chất thải nguy hại............................................... 57


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của
Thế Giới về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm
môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia
hay vùng lãnh thổ nào. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi
trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt là chất thải nguy
hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất [16].
Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất
nước với nhịp độ ngày càng cao, đặc biệt là sản xuất công nghiệp nhằm chủ
động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới vào năm 2020. Sự phát
triển công nghiệp luôn đi kèm với áp lực về chất thải, trong đó có chất thải
nguy hại (CTNH). Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan chất thải công
nghiệp (CTCN), đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại (CTCNNH) là một
trong những nguồn gây ô nhiễm cao, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con
người và hệ sinh thái [13].
CTNH hiện nay là vấn đề mà các nhà môi trường học và các nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Do CTNH liên quan rất lớn đến sức khỏe cộng
đồng và mức sống của mỗi người dân nên quản lý CTNH là một trong những
vấn đề cấp thiết, nhất là tại các khu công nghiệp tập trung ở nước ta. Hiện
nay, vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý CTNH ngày càng được nhà nước,
xã hội và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, nếu quản lý và có phương thức tái
sử dụng hợp lý CTNH cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú,
mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và
tiết kiệm tài nguyên.
Sông Công là thành phố trung du của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong

vùng ảnh hưởng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60km,


2
là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc bộ, tham gia vào quá
trình hình thành và phát triển công nghiệp vùng trọng điểm kinh tế Bắc bộ,
với sự phấn đấu không ngừng, đến ngày 01 tháng 07 năm 2015 Sông Công đã
long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã và công bố quyết định
thành lâp thành phố Sông Công, thành phố Sông Công đang từng bước tiến
hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đồng thời với quá trình đô thị
hóa. Sông Công cũng tập trung nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội, việc
tập trung đa số các ngành kinh tế đã dẫn tới các chất thải nguy hiểm ở mức độ
cao làm tăng áp lực về môi trường cho thành phố Sông Công. Công tác quản
lý CTNH đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách của thành phố. Hiện tại,
chưa có công trình nghiên cứu nào một cách đồng bộ để đánh giá hiện trạng
và các giải pháp quản lý CTNH phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp
trên địa bàn KCN Sông Công cũng như trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Công tác quản lý, thu gom, phân loại, quản lý và tái sử dụng CTNH
nếu được thực hiện đúng chuẩn mực, có hệ thống và công nghệ phù hợp sẽ rất
có ý nghĩa trong việc mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm
tài nguyên cho đất nước.
Đề tài nghiên cứu “Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải nguy hại
phát sinh từ các cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên” nhằm góp phần giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn nói trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Hiện trạng phát sinh CTNH từ các cơ sở sản xuất tại KCN Sông Công
tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả CTNH cho
KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên.



ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS. Đỗ Thị
Lan là giáo viên đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt
thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái
Nguyên, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý dự án các
khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành nhất đến các doanh nghiệp mà tôi đã có điều kiện gặp gỡ, khảo sát
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh em, bạn bè vì sự ủng hộ và những ý
kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã động viên,
ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Đỗ Mạnh Hùng


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
* Cơ sở lý luận
Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là một vấn đề tương đối mới mẻ và
đang khá bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta,
lượng chất thải cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo
vệ môi trường. Theo kết quả nghiên cứu năm 2004, tổng lượng CTNH phát
thải của Việt Nam trong năm 2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và dự báo tăng
lên khoảng 500 ngàn tấn vào năm 2010. Tuy nhiên, theo báo cáo của 35/63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2009, số lượng CTNH phát sinh
từ các địa phương này đã vào khoảng gần 700 ngàn tấn. Riêng số lượng
CTNH được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các đơn vị hành nghề quản lý
CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép trong năm 2009 là hơn 100
tấn, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ tổng lượng phát sinh. Lượng phát thải
CTNH lớn như vậy, nếu không được quản lý chặt chẽ và xử lý an toàn như
những năm trước đây, là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hơn
nữa, sự phát sinh CTNH ở Việt Nam rất đa dạng về nguồn cũng như chủng
loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn kém càng dẫn đến khó khăn
cho công tác quản lý và xử lý [9].
* Cơ sở thực tiễn
Trước sự gia tăng nhanh chóng của CTNH, công tác quản lý, xử lý hiện
nay chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, việc
quản lý và xử lý chất thải không an toàn, đặc biệt là các loại CTNH, đã để lại
những hậu quả nặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe


5
cộng đồng như các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác
không hợp vệ sinh, các bãi đổ chất thải của các nhà máy sản xuất...Vì vậy,
quản lý và xử lý an toàn chất thải, đặc biệt là CTNH nhằm giảm thiểu nguy cơ

ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động xấu tới sức khỏe con người là
một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, sau một giai đoạn phát triển kinh tế nhanh và tiêu thụ rất
nhiều tài nguyên, tái chế chất thải và thu hồi tài nguyên từ chất thải đã trở
thành một xu thế tất yếu. Để thực hiện tái chế CTNH, cần phải có các công
nghệ hợp lý [9].
Để góp phần vào công tác quản lý, xử lý CTNH, cần có cái nhìn tổng
quát về hiện trạng phát sinh CTNH ở Việt Nam, đặc biệt là CTNH phát sinh
từ các khu công nghiệp, từ đó mới xây dựng được các biện pháp quản lý
CTNH hiệu quả và đồng bộ.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
bảo vệ môi trường;
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính
phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý CTR, quyền hạn và trách nhiệm
của các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính
phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;


6
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 06 năm 2014 của Chính

phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 07 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tại
các KCN và khu đô thị đến năm 2020;
Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 170/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất
thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025;
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục CTNH;
Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 06 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và
công nghiệp;
Thông tư số 1817/1999/TT-BKHCNMT ngày 21 tháng 10 năm 1999
của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn xác nhận các dự án
đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại khoản 7 danh mục I phụ lục I nghị
định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về một số


7
biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam liên quan đến xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;
Thông tư liên bộ số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng
01 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn
lựa địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;
Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài

chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư
cho quản lý chất thải rắn;
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 05 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi
tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07 tháng 08 năm 2002
của Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành
hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp CTNH;
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y
tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế;
TCVN 6696-2009 về chất thải rắn - bãi chôn lấp hợp vệ sinh - yêu cầu
chung về bảo vệ môi trường;
TCVN 6705:2009 quy định về phân loại chất thải rắn thông thường;
TCVN 6706:2009 quy định về phân loại chất thải nguy hại;
TCVN 6707:2009 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại;
TCVN 7380:2004 Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật;


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài .......................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn.................................................................. 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 5
1.2. Khái quát về chất thải nguy hại .................................................................. 8
1.2.1. Các định nghĩa về chất thải nguy hại ...................................................... 8
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại ................................................ 10
1.2.3. Tác động của chất thải nguy hại đối với môi trường ............................ 11
1.3. Những kết quả nghiên cứu về quản lý chất thải nguy hại........................ 14
1.3.1. Quản lý chất thải nguy hại trên Thế giới .............................................. 14
1.3.2. Quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam............................................... 15
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25


9
- Định nghĩa của Philipine: CTNH là chất có độc tính, ăn mòn, gây
kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và
động vật.
- Định nghĩa của Canada: CTNH là những chất mà do bản chất và tính chất
của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường,

và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc
tính nguy hại của nó [7].
- Định nghĩa theo UNEP 1985 (United Nations Environment
Progamme): CTNH là các chất thải (không bao gồm các chất phóng xạ) có
khả năng phản ứng hóa học hoặc có khả năng gây độc, gây cháy, ăn mòn, có
khả năng gây nguy hại cho sức khỏe con người hay môi trường khi tồn tại
riêng lẻ, hoặc khi tiếp xúc với các chất khác.
- Trong đạo luật RCRA (Resource Conservation and Recovery Act 1976: Đạo luật về thu hồi và bảo tồn tài nguyên) của Mỹ: chất thải (ở các
dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình khí) có thể được coi là CTNH khi:
+ Nằm trong danh mục CTNH do Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ EPA
(United States Environmental Protection Agency) đưa ra (gồm 4 danh sách).
+ Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy nổ, ăn mòn, độc tính và phản ứng. Các phân tích để thử nghiệm này cũng do
EPA quy định.
+ Được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là CTNH.
Bên cạnh đó, CTNH còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở
liều lượng nhỏ. Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu dịch
tễ trên con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước
đoán tác dụng độc tính của chúng lên con người [7].
Công ước Basel không đưa ra một định nghĩa cụ thể về CTNH mà đưa
ra các phụ lục trong Công ước, trong đó xác định những chất thuộc Phụ lục I


10
và có ít nhất một thuộc tính trong Phụ lục III, hoặc các chất do nước sở tại
quy định trong luật pháp của nước đó, được coi là CTNH [6].
Nhìn chung, định nghĩa CTNH ở các nước tuy có khác nhau về cách
diễn đạt nhưng bản chất đều nhấn mạnh đến tính chất độc hại của loại chất
thải này đến môi trường và sức khỏe con người.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm CTNH được đề cập đến một cách
chính thức tại quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo quyết định số

155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại Điều 3, Mục 2 Quy chế quy
định: CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc
tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm và các đặc tính gây hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây
nguy hại đến môi trường và sức khoẻ con người [7].
Đến năm 2014, định nghĩa này đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn
với cách diễn đạt rất ngắn gọn và xúc tích tại Khoản 13, Điều 3 Luật Bảo
vệ môi trường 2014. Theo đó, CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại,
phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có
đặc tính nguy hại khác [13].
Định nghĩa về CTNH trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 nhìn chung
là đầy đủ và rất phù hợp trong điều kiện luận án lấy bối cảnh nghiên cứu là
Việt Nam. Vì vậy, ta thống nhất sử dụng định nghĩa này làm định nghĩa
chung cho CTNH trong luận án này. Để cụ thể hóa định nghĩa này, Thông tư
số 12/2011/TT-BTNMT đã đưa ra danh mục các CTNH theo nguồn thải.
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Các hoạt động thương mại và sinh hoạt trong cuộc sống, hay các hoạt
động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp mà CTNH có thể phát sinh từ
nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay
do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý [11].


11
Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn
chung có thể chia các nguồn phát sinh CTNH thành 4 nguồn chính như sau:
Hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng
dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng xyanua, sản xuất thốc trừ sâu sử
dụng dung môi là toluen hay xylene..)
Hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
độc hại)

Hoạt động thương mại (quá trình nhập-xuất các hàng hoá độc hại
không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng..)
Sinh hoạt (ví dụ việc sử dụng pin, ắc quy..)
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn
phát sinh CTNH lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công
nghiệp. So với các nguồn phát sinh khác, đây cũng là nguồn phát sinh
mang tính thường xuyên và ổn định nhất. Các nguồn phát sinh từ dân dụng
hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ,
mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân. Các
nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng
rộng, đây là nguồn phát sinh CTNH rất khó kiểm soát. Lượng CTNH phát
sinh từ các hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận
thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực [7].
1.2.3. Tác động của chất thải nguy hại đối với môi trường
CTNH có thể gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sức
khỏe cộng đồng ở mức độ khó lường trước nếu không được quản lý, xử lý
hợp lý. Trên thế giới, có thể kể một số trường hợp điển hình về tác hại của
CTNH như sau:
- Love Canal, New York được biết đến như một biểu tượng cho sự ô
nhiễm môi trường do CTNH. Đây là điều then chốt dẫn đến sự ra đời đạo luật
Superfund vào năm 1980 ở Hoa Kỳ. Vào những thập niên 1940 - 1950, đoạn


12
kênh này bị phong tỏa để các công ty hóa chất dùng làm bãi thải CTNH. Sau
đó, đoạn kênh này được lấp và chuyển giao cho chính quyền để xây dựng
trường học và khu dân cư. Vào những năm cuối của thập niên 1970, thường
xuyên phát hiện có mùi hóa chất, kết quả phân tích cho thấy có sự liên
quan giữa bệnh tật trẻ em ở khu vực này với nhiều dạng hóa chất (trong đó
có dioxin) [18].

- Times Beach: cũng là một sự kiện nổi tiếng tương tự Love Canal
nhưng trường hợp ô nhiễm này được gây ra do dioxin.Vào những năm cuối
thập niên 1960 và đầu 1970, NM gần thành phố St. Louis pha lẫn dầu và nước
để phun ngăn bụi. Tuy nhiên, sau đó phát hiện được nhiều sinh vật bị chết và
ngay cả khi đã bóc bỏ phần đất phía trên, sinh vật vẫn tiếp tục chết. Kết quả
phân tích cho thấy sinh vật chết do tác động của dioxin ngấm vào đất.
- Ở Minamata, Nhật Bản, thuỷ ngân vô cơ được dùng trong công
nghiệp sản xuất acetaldehyde, một chất cơ bản của công nghiệp hoá chất.
Thuỷ ngân này theo đường nước thải chảy ra vịnh gần đó và các sinh vật
đáy biển ăn phải. Cá và các sinh vật biển khác dần dần bị nhiễm thuỷ
ngân và cuối cùng người dân ở vùng này cũng bị nhiễm metilen thuỷ ngân
do ăn cá gây nên các bệnh tê liệt, què quặt cho hơn 20% dân số sống tại
thành phố này và không thể chữa trị được, sau này được biết đến như
bệnh Minamata. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1956 nhưng
thuỷ ngân thải ra biển không ngừng lại cho đến tận năm 1968. Tuy nhiên
ngay cả khi việc thải thuỷ ngân ra biển đã ngừng lại, tầng nước đáy biển vẫn
còn chứa một lượng lớn thuỷ ngân [25].
Qua những bài học về CTNH kể trên, ta nhận thấy CTNH có tác động
đến an toàn và sức khoẻ con người:
Vấn đề an toàn:
CTNH ảnh hưởng đến vấn đề an toàn do tính chất dễ cháy nổ, hoạt tính
hóa học cao, gây ăn mòn, các chất nguy hại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
tính mạng của con người. Ngoài ra, CTNH còn phá hủy vật liệu nhanh chóng.
Do đó, chúng gián tiếp có ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe con người.


iv
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 26
2.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 26
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 26

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực thực
hiện đề tài ....................................................................................................... 29
3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại ................................................... 34
3.2.1. Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của
các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Công ......................................... 34
3.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại
khu công nghiệp Sông Công ........................................................................... 48
3.3. Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại ...................................................... 50
3.3.1. Nhận xét đánh giá công tác thực hiện quản lý chất thải nguy hại ........ 51
3.4. Giải pháp quản lý chất thải nguy hại........................................................ 55
3.4.1. Kế hoạch quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Sông Công 55
3.4.2. Đề xuất quy trình quản lý chất thải nguy hại ........................................ 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 69
1. Kết luận ....................................................................................................... 69
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 75


14
- Rối loạn bài tiết: vô niệu,…
Bên cạnh các ảnh hưởng độc hại đối với sinh vật sống, CTNH có thể
gây hư hại không khí, nước và đất. Chất thải thâm nhập vào không khí có thể
làm giảm chất lượng không khí một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua
việc tạo thành các chất ô nhiễm thứ cấp. Các chất độc hại hòa tan, lơ lửng hay
nổi trên mặt nước có thể cản trở việc sử dụng nguồn nước và ảnh hưởng đến
các sinh vật nước.
Đất bị ảnh hưởng bởi CTNH có thể biến đổi các tính chất vật lý, hóa
học và khả năng dinh dưỡng đối với cây trồng. Ví dụ đất bị ảnh hưởng

của nước muối đậm đặc từ ngành hóa dầu có thể trở nên không thích hợp
đối với sự phát triển của cây trồng và do vậy đất này bị cằn cỗi và dễ dàng
bị xói mòn [8].
1.3. Những kết quả nghiên cứu về quản lý chất thải nguy hại
1.3.1. Quản lý chất thải nguy hại trên Thế giới
Trên thế giới, các nước phát triển có những biện pháp quản lý CTNH
rất hiệu quả:
Tại Hoa Kỳ: Hầu hết các CTNH đều phát sinh từ hoạt động công
nghiệp ví dụ như các dung môi methylene chloride, đây là một loại chất gây
ung thư được sử dụng trong chất tẩy sơn. Trichloroethylene đây là một loại
dung môi được tìm thấy trong nước ngầm tại Hoa Kỳ, uống hoặc hít phải
lượng cao của Trichloroethylene có thể dẫn đến tổn thương của gan, phổi và
hệ thần kinh. Trong nhiều ngành công nghiệp, lượng bùn thải còn lại sau khi
xử lý nước thải công nghiệp chiếm phần lớn các CTNH phát sinh. Bùn và
nước thải từ các hoạt động mạ điện thường chứa cadmium, đồng, chì và
niken. CTNH phát sinh từ hộ gia đình bao gồm các loại như dầu động cơ, chất
làm loãng sơn và tẩy, bóng đèn huỳnh quang, các loại thuốc trừ sâu,…Các
loại CTNH này có thể được vận chuyển đến địa điểm khác để được phân loại,
lưu trữ hoặc xử lý, hoặc có thể được quản lý tại nơi phát sinh.
Năm bang tạo ra số lượng lớn CTNH là Texas (69 triệu tấn), Tennessee
(39 triệu tấn), Louisiana (17 triệu tấn ), Michigan (13 triệu tấn), và Illinois (13
triệu tấn), chiếm 70 phần trăm của tổng số quốc gia [22].


15
Tại Canada: CTNH có thể phát sinh từ vô số nguồn như dư lượng từ
các hoạt động công nghiệp, NM sản xuất chế biến và các bệnh viện hoặc nó
có thể là chất thải đã qua sử dụng như chất thải bôi trơn, thuốc trừ sâu,…Tại
Canada, trách nhiệm quản lý và giảm thiểu chất thải được thực hiện bởi chính
phủ liên bang, tỉnh và thành phố. Ví dụ, chính quyền thành phố có trách

nhiệm thu thập và quản lý chất thải từ các NM để tái chế, phân loại và xử lý,
trong khi chính quyền tỉnh có trách nhiệm phê duyệt, cấp phép và giám sát
các hoạt động quản lý chất thải [28].
Tại Hàn Quốc: Tổng lượng CTNH phát sinh năm 2005 là 3.092.597
tấn/năm trong đó bao gồm các loại CTNH chính như 24,3% axit, 22,5% dầu
thải, 18,2% các chất thải dung môi hữu cơ, 13,4% tro bay, 5% bùn thải. Đối
với mỗi loại chất thải này tại Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp quản lý
riêng biệt đối với chúng. Trong đó 61,1% tái chế, 17,5% chôn lấp, 16,5%
thiêu đốt, 4,9% áp dụng phương pháp xử lý khác. Axit thải và chất thải dung
môi hữu cơ được tái chế cao, nhưng tro bay và bùn thì chủ yếu là chôn lấp.
84% chất thải truyền nhiễm được tiêu hủy.
1.3.2. Quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2011 [2],
* Phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại
CTNH chiếm khoảng 15%-20% lượng chất thải rắn (CTR) công
nghiệp. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và
sức khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam
khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền
Bắc và khoảng 20 lần miền Trung). Gần một nửa số lượng CTCN phát sinh ở
các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tại Tp.Hồ Chí Minh, Biên Hòa,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng tàu, Bình Dương. Thực tế lượng phát sinh CTNH
này có thể lớn hơn do chưa được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ, nhiều
loại CTNH được thu gom cùng rác thải sinh hoạt rồi đổ tập trung tại các bãi
rác công cộng [2].


16
Bảng 1.1. Chất thải công nghiệp phát sinh
tại một số tỉnh, thành phố năm 2010
(Đơn vị: Tấn/ngày)

Loại đô thị

Tỉnh/thành phố

Đặc biệt
Đô thị loại I
(Thành phố trực
thuộc TW)
Tỉnh có đô thị loại
i

Tỉnh có đô thị loại
II

Tỉnh có đô thị loại
III

Tỉnh khác

Tp. Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Cần Thơ
Đắk Lắk
Khánh Hòa
Lâm Đồng
Bình Định
Đồng Nai
Tiền Giang
Cà Mau
An Giang

Bình Thuận
Gia Lai
Bà Rịa-Vũng Tàu
Bạc Liêu
Bến Tre
Đồng Tháp
Ninh Thuận
Kon Tum
Kiên Giang
Quảng Ngãi
Sóc Trăng
Quảng Nam
Long An
Bình Dương
Trà Vinh
Phú Yên
Hậu Giang
Vĩnh Long
Bình Phước
Tây Ninh
Đắk Nông

CTR công nghiệp
không nguy hại
4.606,12
553,79

CTR công
nghiệp nguy hại
4.606,12

83,07

136,25

27,25

63,08
1.767,19
70,48
810,19
990,07
249,20
93,80
120,33
464,78
189,75
274,01
29,02
120,29
512,03
116,80
39,67
34,26
455,18
172,10
433,00
110,45
830,38
248,00
194,80

160,05
177,33
664,20
202,69
96,53

9,46
441,80
10,57
121,53
990,07
62,30
9,10
11,31
102,25
18,98
274,01
2,96
24,18
76,80
17,52
2,1
6,85
159,31
30,98
82,27
22,09
830,38
37,20
37,01

16,01
25,00
664,20
202,69
24,13

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011) [2]
CTCNNH phát sinh chủ yếu tại các KCN. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ
nằm ngoài KCN cũng là nguồn phát sinh CTNH không nhỏ. Nhìn chung, các


×