Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Bàn về chế độ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.58 KB, 26 trang )

Đề án môn học

Trần Phương Thuý
Lời mở đầu

Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam ta là : “ Nhà nước ta là Nhà
nước của dân, do dân , vì dân.”. “ Xã hội ta là xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.” Nhà nước luôn quan tâm đến việc lợi ích người lao động. Điều đó được
thể hiện trước hết bằng việc đưa ra mức lương tối thiểu để theo đó các đơn vị sử
dụng lao động phải tuân thủ nhằm đảm bảo những nhu cầu thiết yếu nhất cho
người lao động.
Về phía doanh nghiệp, chính sách tiền lương là vấn đề mà bất cứ doanh
nghiệp nào cũng quan tâm, để làm sao cân đối được lợi nhuận cho doanh nghiệp
và kích thích được hiệu quả lao động của nhân viên.
Tiền lương không chỉ là vấn đề mang tính kinh tế mà nó còn mang tính xã
hội. Chính sách tiền lương tốt sẽ giúp thúc đẩy kinh tế phát triển và góp phần ổn
định cho toàn xã hội. Tiền lương là nguồn thu nhập chính để người lao động
trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình họ.
Các khoản trích theo lương thực chất là khoản bảo hiểm cho người lao
động, là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, khuyến khích
người lao động hợp tác làm việc lâu dài tại doanh nghiệp. Việc đóng bảo hiểm
thường bị các doanh nghiệp trốn tránh, điều này đòi hỏi sự quan tâm từ phía Nhà
nước, cơ quan bảo hiểm và sự nhận thức của chính những ngưòi lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo
lương đối với người lao động em lựa chọn đề tài : “Bàn về chế độ kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp”.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý



Phần 1: Cơ sở lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương
trong doanh nghiệp.
1.1Những vấn đề lý luận chung về tiền lương trong doanh nghiệp.
1.1.1. Bản chất của tiền lương trong doanh nghiệp.
Đất nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung , tự cấp sang nền kinh
tế nhiều thành phầm, vận hành theo cơ chế thị trường. Cùng với sự thay đổi đó
là những cải cách về vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương trong
doanh nghiệp Việt Nam, bởi đây là điểm then chốt tác động thúc đẩy kinh tế
phát triển và tác động đến thái độ đối với công việc của người lao động.
Trong nền kinh tế tự cung, tự cấp, tiền lương là một phần của thu nhập
quốc dân, được nhà nước phân phối có kế hoạch cho cán bộ công nhân viên dựa
trên cơ sở phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động. Sức lao động
không phảI là hàng hoá nên tiền lương không trả đúng giá trị sức lao động của
cán bộ công nhân viên bỏ ra. Trong cơ chế này nhà nước đã áp dụng hình thức
phân phối theo chế độ bình quân, nhà nước bao cấp tiền lương trong doanh
nghiệp, không gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, không thúc đẩy người lao
động sáng tạo, làm việc năng suất cao. Chính vì vậy nền kinh tế rất trì trệ và yếu
kém. Tiền lương không còn là mối quan tâm của công nhân viên chức mà họ
quan tâm đến những lợi ích phân phối ngoài lương. Người lao động không gắn
bó với cơ sở sản xuất, không hết mình vì công việc nên hiệu quả công việc
không cao.
Thực hiện nền kinh tế thị trường buộc chúng ta phải thay đổi trong nhận
thức. Quan niệm sức lao động là một loại hàng hoá của thị trường yếu tố sản
xuất. Tính chất hàng hoá sức lao động không chỉ bao gồm lực lượng lao động
làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, lĩnh vực kinh doanh thuộc sở hữu nhà
nước, mà bao gồm cả lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tiền lương là
tiền trả cho sức lao động , là giá cả hàng hoá sức lao động mà người sử dụng và



Đề án môn học

Trần Phương Thuý

người cung ứng thoả thuận với nhau theo luật cung cầu giá cả trên thị trường lao
động.
Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần
thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công
việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.
Tiền lương là nguồn lao động chủ yếu của người lao động , các doanh
nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích
cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Đối với doanh
nghiệp, tiền lương là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do
doanh nghiệp sáng tạo ra. Do vậy, doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động hiệu
quả để tiết kiệm chi phí tiền lương.
Quản lý tiền lương và lao động là một nội dung quan trọng trong quản lý
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp doanh nghiệp hoàn
thành, và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
1.1.2. Các hình thức trả tiền lương trong doanh nghiệp.
Việc trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
được thực hiện chủ yếu theo hai hình thức sau:
- Hình thức tiền lương theo thơì gian
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm
a. Hình thức tiền lương theo thời gian:
Hình thức tiền lương theo thời gian thực hiện việc tính trả lương cho
người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành
thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn của người lao động.
Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề cụ thể có một
thang lương riêng: thang lương nhân viên cơ khí, thang lương công nhân lái
xe, thang lương nhân viên đánh máy…Trong mỗi thang lương lại tuỳ theo

trình độ thành thạo nghiệp vụ, chuyên môn mà chia ra thành nhiều bậc lương,
mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

Đơn vị để tính tiền lương thời gian là lương tháng, lương ngày, hoặc
lương giờ.
Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang
lương. Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm
công tác quản lý kinh tế , quản lý hành chính, và các nhân viên hoạt động
trong các nghành không có tính chất sản xuất.
Lương ngày là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và
số ngày làm việc thực tế trong tháng. Mức lương ngày được tính bằng cách
lấy mức lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ.
Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng
lương theo thời gian, tính trả lựơng cho người lao động trong những ngày hội
họp, học tập, hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính BHXH.
Mức lương giờ tính bằng cách lấy mức lương ngày chia cho số giờ làm
việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường được áp dụng trả lương cho
người lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo
sản phẩm.
b. Hình thức tiền lương theo sản phẩm.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm thực hiện việc tính lương cho người
lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn
thành. Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao
động, gắn năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích
người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng thêm sản phẩm

cho xã hội. Trong trả lương theo sản phẩm thì quan trọng nhất là phảI xây
dựng được các định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xây dựng
đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp
lý.
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà có các hình
thức cụ thể để tính lương theo sản phẩm như sau:


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

- Hình thức tính lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Với hình
thức này , tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo
số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền
lương sản phẩm đã quy định, không chịu bất cứ một sự hạn chế nào. Đây
là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phảI
trả cho lao động trực tiếp.
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: thường được áp dụng để trả
lương cho lao động gián tiếp tại các bộ phận sản xuất như lao động làm
nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị…
Tuy họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến
năng suất của lao động trực tiếp, do đó có thể căn cứ vào kết quả của lao
động trực tiếp mà lao động gián tiếp phục vụ để tính lương sản phẩm cho
lao động gián tiếp.
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng , có phạt: theo hình thức
này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp , người lao động còn được
thưởng trong sản xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, năng suất
lao động, tiết kiệm vật tư. Trường hợp người lao động làm ra sản phẩm
hỏng hoặc không đảm bảo ngày công quy định… thì có thể bị phạt trừ vào

thu nhập của họ.
- Hình thức tiền lương sản phẩm thưởng luỹ tiến: Theo hình thức này,
ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn có một phần tiền thưởng
được tính trên cơ sở đơn giá tiền lương ở các mức năng suất cao.
- Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán từng việc. Hình thức này áp dụng
cho các công việc giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ nguyên vật
liệu, hàng hoá…
- Hình thức khoán quỹ lương: được sử dụng để trả lương cho những người
làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp. Theo hình thức này, căn cứ
vào khối lượng của từng phòng ban, doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ
lương. Quỹ lương thực tế của từng phòng ban phụ thuộc vào mức độ hoàn


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

thành công việc được giao. Tiền lương thực tế của từng nhân viên vừa
phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng ban, vừa phụ thuộc vào số
lượng nhân viên của từng phòng ban đó.
1.1.3. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả
cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần
quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động
trong thời gian thực tế làm việc ( theo thời gian, theo sản phẩm…) tiền lương trả
cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đI học, các loại
tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên ( phụ cấp khu vực,
phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, thêm giờ…). Trong quan hệ với quá
trình sản xuất – kinh doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương của doanh nghiệp
như sau:

- Tiền lương chính : là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ, bao gồm: tiền lương cấp bậc, các
khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.
- Tiền lương phụ : là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy
định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời
gian đi nghĩa vũ xã hội, đi học, tiền lương trả cho người lao động trong
thời gian ngừng sản xuất.
Việc phân chia quỹ tiền lương thành tiền lương chính, tiền lương phụ có ý
nghĩa nhất định trong công tác hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối
tượng và trong công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh
nghiệp.
Về nguyên tắc quản lý tài chính, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ quỹ
tiền lương như : chi quỹ lương theo đúng mục đích, gắn với kết quả sản xuất
kinh doanh trên cơ sở các định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

Đối với doanh nghiệp kinh doanh chưa có lãi , chưa bảo toàn vốn thì tổng
quỹ lương doanh nghiệp được phép chi không vượt quá tiền lương cơ bản tính
theo số lượng lao động thực tế tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh , hệ
số và mức lương cấp bậc theo hợp đồng, mức phụ cấp lương theo quy định của
Nhà nước.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Nhà nước cao, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước lớn thì được phép chi quỹ
lương theo hiệu qủa đạt được của doanh nghiệp nhưng phảI đảm bảo các điều

kiện sau:
Bảo toàn được vốn và không xin giảm khấu hao hoặc giảm các khoản
phảI nộp Ngân sách Nhà nước.
- Tốc độ tăng của quỹ tiền lương phảI thấp hơn tốc độ tăng của tỷ suất lợi
nhuận trên vốn Nhà nước cấp.
1.2. Khái quát về các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
1.2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng
góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, hưu trí, mất sức…
Theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách
tính theo tỷ lệ 24% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Người sử dụng lao
động phảI nộp 17% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh,
còn 7% trên tổng quỹ lương là do người lao động trực tiếp đóng góp ( trừ vào
thu nhập của họ). Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại doanh
nghiệp trong các trrường hợp họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…được
tính toán trên cơ sở mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ ( có chứng từ hợp lệ)
và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH , kế toán
phảI lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập bảng thanh toán
BHXH để làm cơ sở thanh toán với cơ quan quản lý quỹ.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

Các doanh nghiệp phải nộp BHXH trích được trong kỳ vào quỹ tập trung
do quỹ BHXH quản lý (qua tài khoản của họ ở kho bạc)
1.2.2 Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có tham gia

đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành
doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHYT bằng 4,5% tổng quỹ lương, trong
đó doanh nghiệp phảI chịu 3% ( tính vào chi phí sản xuất kinh doanh) còn người
lao động trực tiếp nộp 1,5% (trừ vào thu nhập của họ). Quỹ BHYT do cơ quan
BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y
tế. Vì vậy, khi trích BHYT , các doanh nghiệp phảI nộp cho BHYT ( qua tài
khoản của họ ở kho bạc).
1.2.3 Kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp.
Theo chế độ tài chính hiện hành, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2%
trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phảI chịu
toàn bộ ( tính vào chi phí sản xuất kinh doanh).
Thông thường, khi trích được kinh phí công đoàn thì một nửa doanh
nghiệp phảI nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho
hoạt động công đoàn tại đơn vị.
1.2.4 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Quỹ BHTN là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động phảI nghỉ việc theo
chế độ. Mức trích quỹ BHTN theo quy định hiện hành như sau:
- Mức trích quỹ BHTN từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo
hiểm xã hội của doanh nghiệp.
- Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài
chính của doanh nghiệp hàng năm.
- Khoản trích quỹ BHTN được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý


- Trường hợp quỹ BHTN không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôI
việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu
được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
Thời điểm trích lập quỹ BHTN là thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài
chính năm.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

phần 2: Chế độ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
doanh nghiệp
2.1 Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp
2.1.1 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 334 : “ Phải trả công nhân viên”
Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản
phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng, BHXH
và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334:
Bên nợ:
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên
- Các khoản tiền lương , tiền thưởng , các khoản khác đã trả, đã ứng cho
công nhân viên.
Bên có :
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả cho công nhân
viên.
Số dư có :
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho
công nhân viên.

TK 334 có thể có số dư bên nợ trong trường hợp cá biệt, số dư nợ TK 334 phản
ánh số tiền đã trả quá số phải trả tiền lương, tiền thưởng và các khoản trả khác
cho công nhân viên.
TK 334 có thể chi tiết theo nội dung từng khoản thu nhập phải trả cho người lao
động, nhưng tối thiểu cũng phải chi tiết thành hai TK cấp 2:
- TK 3341 “ Thanh toán lương” Dùng để phản ánh các khoản thu nhập có
tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
- TK3348 “ Các khoản khác” Dùng để phản ánh các khoản thu nhập không
có tính chất lương, như trợ cấp từ quỹ BHXH, tiền thưởng trích từ quỹ
khen thưởng…mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, kế toán phân loại tiền
lương và lập bảng phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí sản xuất kinh
doanh. Khi phân bổ tiền lương, các khoản có tính chất lương vào chi phí sản
xuất kinh doanh, kế toán ghi :
Nợ TK 622 : Phải trả cho lao động trực tiếp
Nợ TK 627 : Phải trả cho nhân viên phân xưởng
Nợ TK 641 : Phải trả cho nhân viên bán hàng
Nợ TK 642 : Phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 : Tiền lương, tiền thưởng và các khoản có tính chất lương mà
doanh nghiệp phải trả người lao động.
• Một số tài khoản khác thường sử dụng như : TK111, TK141, TK 333 …
2.1.2 Chứng từ , phương pháp kế toán
Công việc tính lương, tính thưởng, và các khoản phải trả khác cho người
lao động được thực hiện tại phòng kế toán doanh nghiệp. Hàng tháng kế toán

tính lương, tính thưởng và các khoản phải trả khác cho người lao động. Căn cứ
để tính là các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các
chứng từ khác như giấy nghỉ phép, biên bản ngừng việc… Kế toán phải kiểm tra
các chứng từ trước khi tính lương, tính thưởng và các chứng từ phải đảm bảo
yêu cầu của chứng từ kế toán.
Một số chứng từ thường sử dụng :
- Bảng thanh toán tiền lương: ( mẫu số 02- LĐTL )
Là chứng từ làm căn cứ tính lương, phụ cấp cho người lao động làm việc
trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Bảng thanh toán tiền lương tương ứng với
bảng chấm công, được lập cho từng bộ phận : phòng , ban, nhóm…
- Bảng thanh toán tiền thưởng:
Là chứng từ làm căn cứ xác nhận số tiền thưởng cho từng người lao động.
Bảng này chủ yếu sử dụng trong trường hợp thưởng theo lương có tính chất
thường xuyên.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

Ngoài ra còn có một số chứng từ liên quan khác như:
- Phiếu báo làm thêm giờ
- Hợp đồng giao khoán
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
2.2 Kế toán các khoản trích theo lương :
a. Chứng từ thường sử dụng trong kế toán các khoản trích theo lương là :
- Bảng chấm công (mẫu số 01a-LĐTL)
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH : xác nhận số ngày nghỉ do ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động làm căn cứ tính trợ cấp thay lương. Phiếu được nộp cho người

chấm công sau đó được đính kèm với bảng thanh toán BHXH.
- Bảng thanh toán BHXH: Dùng để theo dõi về tổng hợp và thanh toán trợ
cấp BHXH. Lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH cấp trên.
- Biên bản điều tra tai nạn lao động
- Phiếu chi
b. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản được sử dụng là : TK 338. Dùng để phản ánh tình hình thanh toán
về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác
từ TK331 đến TK336. Tài khoản này còn phản ánh các khoản doanh thu nhập
trước và cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.
- Nội dung TK338:
+ Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quyết định của cấp
có thẩm quyền ghi trong buôn bán xử lý, nếu đã xác định được nguyên nhân.
+ Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định
xử lý của cấp có thẩm quyền.
+Tình hình trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên theo quyết định
của toà án.
+ Các khoản phải trả cho đơn vị bên ngoài do nhận ký quỹ, ký cược ngắn
hạn.
+ Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh.
+ Số tiền doanh thu nhận trước từ khách hàng, các khoản đi vay vật tư,
tiền vốn có tính tạm thời.
+ Các khoản nhận từ đơn vị uỷ thác hoặc các đại lý của đơn vị uỷ thác

hàng xuất nhập khẩu…
+ Các khoản phải trả, phải nộp khác.
- Kết cấu tài khoản 338:
Bên Nợ
+ Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyêt định
ghi trong biên bản xử lý.
+ BHXH phải trả công nhân viên.
+ Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị
+ Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ.
+ Sô kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511 Doanh thu bán hàng
+ Thuế doanh thu phải nộp tính trên doanh thu nhận trước.
+ Các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên Có:
+ Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết ( chưa xác định rõ nguyên nhân)
+ Giá trị tài khoản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể ( trong và ngoài đơn
vị ) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý chưa xác định ngay được
nguyên nhân.
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
+ Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện nước ở tập
thể.
+ Trích BHYT trừ vào lương của công nhân viên.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

+ BHXH và KPCĐ vượt chi được cấp bù.
+ Các khoản phải trả khác.
Số dư bên có:

+ Số tiền cần phải, cần phải nộp.
+ BHXH, BHYT, và KPCĐ đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý
hoặc số quỹ để bù cho đơn vị chưa chi hết.
+ Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết.
Tài khoản này có thể có số dư Nợ , phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn
số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH, KPCĐ vượt chi chưa được cấp trên bù.
TK 338 có các tài khoản cấp 2:
+ TK3381 : tài sản thừa chờ xử lý. Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa rõ
nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền
+ TK3382 : Kinh phí công đoàn. Phản ánh tình hình trích và thanh toán
kinh phí công đoàn tại đơn vị.
+ TK 3383 : Bảo hiểm xã hội. Phản ánh tình hình trích và thanh toán
BHXH của đơn vị.
+ TK 3384 : Bảo hiểm y tế. Phản ảnh tình hình trích và thanh toán BHYT
của đơn vị.
+ TK 3388 : phải trả phải nộp khác. Phản ánh các khoản phải trả khác của
đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trong các tài khoản
từ TK 331 đến TK336 và từ TK 3381 đến TK 3384.
2.3. Hệ thống sổ sỏch sử dụng trong kế toỏn tiền lương và các khoản
trích theo lương.
Mỗi doanh nghiệp chỉ cú một hệ thống sổ kế toỏn cho một kỳ kế toỏn
năm. Sổ kế toỏn gồm sổ kế toỏn tổng hợp và sổ kế toỏn chi tiết.
Sổ kế toỏn tổng hợp, gồm: sổ nhật ký, sổ cỏi, sổ kế toỏn chi tiết, gồm: sổ,
thẻ kế toỏn chi tiết.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý


Dưới đây là hệ thống sổ sử dụng trong kế toỏn tiền lương và cỏc khoản
trớch theo lương.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

Mẫu số 5O3a: - DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Đơn vị:
Địa chỉ:……..

NHẬT Kí CHUNG
Năm:…………
Đơn vị tớnh:
Ngày

Chứng từ

Diễn giải

Đó

STT

Số


thỏng

ghi sổ

dũng

hiệu

ghi sổ

cỏi

Số phỏt sinh

TK
đối

Số

Ngày

hiệu

thỏn

ứng

Nợ




1

2

g

A

B

C

D

E

G

H

x

x

x

Số trang trước
chuyển sang
Cộng


chuyển

sang trang sau
- Sổ này cú ……trang, đánh số từ trang 01 đến trang….
- Ngày mở sổ…..
Người ghi sổ

Kế toỏn trưởng

(Ký, họ tờn)

(Ký, họ tờn)

Ngày…..thỏng…..năm…
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tờn, đóng dấu)


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

Mẫu số 5O3a: - DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Đơn vị:
Địa chỉ:……..


SỔ CÁI
Năm:…………
Tờn tài khoản………..
Số hiệu……….
Ngày

Chứng từ

Diễn giải

Đó

STT

Số

thỏng

ghi sổ

dũng

hiệu

ghi sổ

cỏi

Số phỏt sinh


TK
đối

Số

Ngày

hiệu

thỏn

ứng

Nợ



1

2

g

A

B

C

D


E

G

H

- Số dư đầu
năm
- Số phỏt sinh
trong thỏng
-Cộng số phỏt x

x

x

sinh thỏng
-số



cuối

thỏng
-Cộng luỹ kế từ
đầu quý
- Sổ này cú ……trang, đánh số từ trang 01 đến trang….
- Ngày mở sổ…..
Người ghi sổ


Kế toỏn trưởng

(Ký, họ tờn)

(Ký, họ tờn)

Ngày…..thỏng…..năm…
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tờn, đóng dấu)


Đề án môn học

Trần Phương Thuý
Mẫu số 538: - DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Đơn vị:
Địa chỉ:……..

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Tờn tài khoản………..
Đối tượng…….
Loại tiền: VNĐ
Ngày

Chứng từ


Diễn giải

TK

thỏng

đối

ghi sổ

ứng
số

A

Ngày

hiệu thỏng
B
C

D

E

Số phỏt sinh

Số phỏt sinh

Nợ




Nợ



G

H

1

2

x

x

- số dư đầu kỳ
-Số phỏt sinh
trong kỳ…
- Cộng phỏt

x

sinh
-Số dư cuối kỳ
x
x

x
- Sổ này cú ……trang, đánh số từ trang 01 đến trang….
- Ngày mở sổ…..
Người ghi sổ

Ngày…..thỏng…..năm…

(Ký, họ tờn)

Kế toỏn trưởng
(Ký, họ tờn)

- Sổ nhật ký chung là sổ kế toỏn tổng hợp dựng để ghi chộp cỏc nghiệp vụ
kinh tế, tài chớnh phỏt sinh theo trỡnh tự thời gian đồng thời phản ỏnh theo quan
hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toỏn) để phục vụ việc ghi sổ Cỏi.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

PHẦN 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ KẾ
TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
3.1. Đánh giá chung về chế độ kế toỏn tiền lương và các khoản trích theo
lương.
3.1.1. ưu điểm:
Chớnh sỏch tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chớnh
sỏch kinh tế xó hội. Ở nước ta, trong những năm gần đây, chớnh sỏch tiền lương
được thường xuyờn thay đổi để phự hợp với tỡnh hỡnh phỏt triển chung của đất
nước về mọi mặt kinh tế, xó hội. Nhà nước đó ban hành rất nhiều Nghị định,

quyết định liờn quan đến tiền lương như Nghị định 70/2011/NĐ-CP ban hành về
mức lương tối thiểu vựng; luật BHXH, luật BHYT, TT244-BTC-2009 quy định
về tỉ lệ cỏc khoản trớch theo lương. Đánh giỏ về chế độ kế toỏn tiền lương và
cỏc khoản trớch theo lương ta nhận thấy một số ưu điểm sau:
Đó hỡnh thành hệ thống quan điểm, nguyờn tắc làm cơ sở cho việc hoạch
định chớnh sỏch tiền lương. Đó là việc đưa ra mức lương tối thiểu cho người lao
động, hệ số lương khỏc nhau đối với những người lao động cú trỡnh độ, bằng
cấp khỏc nhau, cú cỏc chế độ chớnh sỏch ngoài lương để khuyến khớch tinh
thần lao động. Những cải cỏch tiền lương đó khắc phục được tớnh bỡnh quõn
trong tiền lương trước đây, và bước đầu phự hợp với điều kiện kinh tế xó hội
của đất nước. Tiền lương gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiờu
chuẩn chức danh cụng chức, viờn chức, tiờu chuẩn chuyờn mụn nghiệp vụ. Việc
thu nộp BHXH và BHYT được thực hiện thống nhất và thuận tiện.
Cỏc doanh nghiệp cú thu nhập cao, ổn định, sổ sỏch kế toỏn rừ ràng và nề
nếp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, kỷ luật lao động được duy trỡ
nghiờm tỳc.
* Nghị định 70/2011/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu vựng từ
1/10/2011 đối với doanh nghiệp.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

Mức
Vựng
I
II.
III
IV


lương

tối

thiểu

vựng

(VND/thỏng)
2.000.000
1.780.000
1.550.000
1.400.000

* Luật BHXH, luật BHYT, TT244BTC - 2009 và cỏc văn bản phỏp luật
khỏc cú liờn quan, quy định tỉ lệ trớch nộp cỏc khoản trớch theo lương.
Năm 2010 - 2011.
Đối tượng

BHXH

BHYT %

KPCĐ %

BHTN %

(% quỹ


quỹ TL

tổng thu

quỹ TL

tiền

Tổng %

nhập

lương)
Doanh nghiệp

16

3

Người lao động

6

1,5

Tổng

22

4,5


BHXH
(% quỹ

2

1

22

1

8,5

2

2

30,5

BHYT %

KPCĐ %

BHTN %

Tổng %

quỹ TL


tổng thu

quỹ TL

Năm 2012 - 2013.
Đối tượng

tiền

nhập

lương)
Doanh nghiệp

17

3

Người lao động

7

1,5

Tổng

24

4,5


3.1.5. Tồn tại:

2
2

1

23

1

9,5

2

32,5


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

Mặc dự chế độ tiền lương mới cú nhiều ưu điểm khụng thể phủ nhận, tuy
nhiờn vẫn cũn những mặt tồn tại, thiếu sút nhất định.
Mức lương tối thiểu của cụng chức như sau:
Năm

Mức lương tối thiểu VND/thỏng

2009


650.000

2010

730.000

2011

830.000

2012

1.050.000

* Tổng cục thống kờ cụng bố tỉ lệ lạm phỏt trong cỏc năm gần đây như
sau:
Năm

Tỉ lệ lạm phỏt (%)

2008

22

2009

6,88

2010


11,75

2011

18,6

Mức độ lạm phỏt tăng cao làm cho tiền lương thực tế ngày càng giảm sỳt.
Tiền lương thấp dẫn đến hiện tượng người lao động khụng sống bằng lương,
một số cỏn bộ cụng chức nhà nước khụng nhiệt tỡnh với cụng việc, lạm dụng
giờ hành chớnh của nhà nước để làm ngoài. Sự gia tăng thu nhập ngoài lương
chớnh là nguyờn nhõn dẫn đến định hướng sai lầm của người lao động, làm nảy
sinh cỏc hiện tượng tiờu cực.
Mặc dự sản xuất kinh doanh tăng trưởng, tiền lương chưa hợp lý giữa cỏc
ngành nghề, giữa cỏc đơn vị doanh nghiệp dó làm cho người lao động khụng
yờn tõm ở đơn vị cũ. Nơi cú tiền lương thấp xin chuyển sang nơi cú thu nhập
cao, nơi cú kinh doanh độc quyền, nơi cú ảnh hưởng lớn…..Điều này, ta nhận


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

thấy rừ trong cỏc đơn vị hành chớnh sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Trong
cỏc doanh nghiệp nhà nước, chế độ tiền lương phụ thuộc vào khả năng của nền
kinh tế và cõn đối ngõn sỏch nờn mức lương tối thiểu đưa ra thấp, đời sống cụng
nhõn viờn khụng được cải thiện. Trong khi đó, cỏc doanh nghiệp liờn doanh và
tư nhõn cú thể chủ động điều chỉnh mức lương tối thiểu để tớnh tiền cụng phự
hợp với giỏ cả sức lao động trờn thị trường. Do đó, nhiều cỏn bộ, sinh viờn xuất
sắc tốt nghiệp ra trường đều muốn được làm việc trong những doanh nghiệp cú

thu nhập cao như cụng ty 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liờn doanh….gõy
ra hiện tượng chảy mỏu chất xỏm.
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện chế độ kế toỏn tiền lương và các
khoản trích theo lương.
Chế độ kế toỏn tiền lương và cỏc khoản trớch theo lương cũn tồn tại một
số điểm bất cập đũi hỏi phải hoàn thiện để gúp phần phỏt triển kinh tế, xó hội.
Hiện nay, việc điều chỉnh tiền lương chưa tương ứng với tăng trưởng kinh
tế và biến động giỏ cả. Tư tưởng bao cấp ỷ lại vào nhà nước ở nhiều cơ quan
đơn vị và nhiều cỏn bộ, cụng chức, viờn chức rất nặng nề.
Cụng tỏc quản lớ về tiền lương và thu nhập đang bị buụng lỏng, đội ngũ
cỏn bộ làm cụng tỏc lao động tiền lương ở cỏc Bộ, ngành, địa phương, cơ quan
doanh nghiệp cũn nhiều bất cấp.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ kế toỏn tiền lương và
các khoản trích theo lương.
Để hoàn thiện chế độ kế toỏn tiền lương và cỏc khoản trớch theo lương,
chỳng ta cú một số giải phỏp sau:
- Trong cỏc chớnh sỏch cải cỏch tiền lương, cần chỳ ý đến mối quan hệ của
tiền lương với trước giỏ, thất nghiệp, lạm phỏt, mức thu nhập của từng
vựng, ngành.
- Kết hợp chặt chẽ giữa cải cỏch tiền lương với cải cỏch hành chớnh, tinh
giảm biờn chế, cõn đối thu chi ngõn sỏch.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

- Tăng cường ỏp dụng cỏc cụng cụ đũn bẩy kinh tế, mở rộng ngành nghề,
thực hiện cơ chế ưu đói thu hỳt nhõn tài.
3.4. Điều kiện thực hiện.

3.4.1. Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng.
Điều chỉnh thang bảng lương hiện nay đối với khu vực hưởng lương ngõn
sỏch theo hướng giảm bớt số bậc lương. Giữa cỏc bậc lương trong cựng một
ngạch chức danh nờn cú mức chờnh lệch cao. Thực tế cho thấy, mức chờnh
lệch giữa nghiờn cứu viờn chớnh, chuyờn viờn chớnh so với nghiờn cứu
viờn, chuyờn viờn khụng chờnh lệch nhiều. Cần làm rừ mức lương khởi điểm
cho những người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Cần điều chỉnh chế độ tăng lương, từ chế độ tăng lương theo thời gian
cụng tỏc (đủ 3 năm) như hiện nay sang quy chế đánh giỏ theo năng lực, hiệu
quả cụng việc.
Bổ sung thờm chế độ lương đặt cỏch để khuyến khớch người tài và thu
hỳt lao động vào cỏc ngành trọng điểm, ngành đũi hỏi trỏch nhiệm cao đối
với xó hội như nghiờn cứu khoa học, ngành y tế, giỏo dục….Mức lương của
cỏc đối tượng này cần cao hơn 15 - 20% so với mức lương của cỏc đối tượng
khỏc.
3.4.2. Về phớa doanh nghiệp:
Chớnh sỏch tiền lương cần dựa trờn năng suất lao động, năng lực sỏng
tạo, và trỡnh độ quản lớ, tay nghề của người lao động, mức lương dựa trờn
hiệu quả thực chất của doanh nghiệp.
Xoỏ bỏ cơ chế cấp phỏt thay bằng chế độ đấu thầu cỏc hợp đồng sản xuất,
thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

KẾT LUẬN
Chế độ kế toỏn tiền lương và cỏc khoản trớch theo lương là một phần
hành quan trọng trong cụng tỏc kế toỏn, cú ý nghĩa lớn cho việc cung cấp

thụng tin cho quản lý. Qua quỏ trỡnh thực hiện đề ỏn, em đó hiểu thờm về
chế độ kế toỏn núi chung và kế toỏn tiền lương và cỏc khoản trớch theo
lương núi riờng. Với một lượng kiến thức cũn hạn chế nờn chắc chắn trong
quỏ trỡnh thực hiện đề ỏn sẽ khụng trỏnh khỏi nhiều sai sút. Vỡ vậy, em rất
mong nhận được sự quan tõm đóng gúp của cụ để bản đề ỏn này được hoàn
chỉnh cú chất lượng hơn. Em xin cảm ơn cụ Đặng Thị Loan đó tận tỡnh
hướng dẫn giỳp đỡ em hoàn thành bản đề ỏn này.


Đề án môn học

Trần Phương Thuý

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
-Giỏo trỡnh kế toỏn tài chớnh
- Chế độ kế toỏn doanh nghiệp - quyển 2
- Webketoan.vn
- thuvienphapluat.vn
- danketoan.com
- tapchike toan.com
- Một số tài liệu khỏc cú liờn quan


×