Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

bài giảng tiếng việt thực hành 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.92 KB, 49 trang )

HỌC PHẦN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
LỚP:
HỌC KÌ: 2 NĂM HỌC 2014- 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh- Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học sư
2.Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp- Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, 1996
3.Hồ Lê, Lê Trung Hoa- Sửa lỗi ngữ pháp, NXB Giáo dục, 1990
4.Phan Thiều- Rèn luyện ngôn ngữ tập 1,2 NXB Giáo dục, 2001
5.Phan Ngọc- Chữa lỗi chính tả cho học sinh, NXB Giáo dục, 1982
6. Bùi Minh Toán, Lê A- Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, 1997


CHƯƠNG I: LUYỆN KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
1. Những yêu cầu chung của một văn bản
Khái niệm văn bản:
- Nguyễn Như Ý(1997): Văn bản là chuỗi các ký hiệu ngôn nữ làm thành một thể
thống nhất bằng mối liên hệ ý nghĩa mà thuộc tính cơ bản của nó là sự hoàn chỉnh về
hình thức và nội dung sản phẩm của lời nói được định hình dưới dạng chữ viết và in
ấn.
- Trần Ngọc Thêm (1985): Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà
trong đó các câu chỉ là các phần tử. Ngoài các câu- phần tử trong hệ thống, văn bản
còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ,
liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và toàn văn bản nói chung sự liên
kết làm mạng lưới của những mối quan hệ ấy.
- Lê A (1997): Văn bản là sản phẩm hoạt động ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập
hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung, có tính hoàn chỉnh về hình thức, có tính
liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.
1.1


Văn bản phải đảm bảo mạch lạc và liên kết
1.1.1 Mạch lạc

Là khái niệm chỉ phương diện liên kết về nội dung của văn bản.
Mạch lạc trong văn bản được thể hiện cụ thể thành sự thống nhất đề tài, sự nhất quán
về chủ đề, sự chặt chẽ về logic
+ Đề tài: Đề tài của một văn bản nào đó chính là mảng hiện thực được tác giả nhận
thức và thể hiện trong văn bản. Sự thống nhất về đề tài trong văn bản chủ yếu được thể
hiện qua các danh từ, ngữ danh từ, đại từ.
+ Chủ đề: Chủ đề trong văn bản là quan điểm, thái độ hoặc điều mà tác giả muốn dẫn
dắt người đọc đến thông qua đề tài của văn bản. Mục đích văn bản hướng đến chính là
chủ đề của văn bản. Chủ đề thường được thể hiện thống nhất qua động từ, tính từ, ngữ
động từ…
+ Logic: là những quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực khách quan và
cũng là nhận thức của con người về hiện thực khách quan. Văn bản đảm bảo sự chặt
chẽ về logic là văn bản phản ánh đúng những quy luật ấy. Logic trong văn bản thường
được thể hiện bằng những hệ thống các quan hệ từ, các từ ngữ chuyển tiếp và sự sắp
xếp trật tự từ, trật tự câu trong văn bản đó.
Trong văn bản bao gồm: logic khách quan và logic trình bày.


Logic khách quan (logic hiện thực, logic đối tượng): là sự phản ánh chính xác các quy
luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực.
VD: Vật chất có trước, ý thức có sau.
Logic trình bày (logic nhận thức, logic của tư duy): phản ánh mối quan hệ, sự biện
luận, thuyết minh, sắp xếp hiện thực trong văn bản. Sự sắp xếp này phải phản ánh
đúng các mối quan hệ như: nhân quả, tăng tiến, nhượng bộ, tương phản…
VD: Chọn câu đảm bảo logic trình bày trong những câu sau:
a. Mai đã xinh xắn lại còn học giỏi.
b. Mai học giỏi nhưng không xinh xắn.

c. Vì Mai xinh xắn nên học giỏi.
d. Dù Mai học giỏi nhưng xinh xắn.
Bài tập: Sau cơn mưa
(1) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. (2) Những đó hoa râm bụt thêm
màu đỏ chói. (3) Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa. (4) Những đám
mây bông trôi nhởn nhơ sáng rực lên trong ánh mặt trời.
Nhận xét: Tất cả các câu đều miêu tả hiện thực khách quan sau cơn mưa.
- Về chủ đề, có sự nhất quán giữa các câu.
- Về logic, phù hợp với hiện thực khách quan, phù hợp với nhận thức của con
người về sự khách quan của tự nhiên.
Mọi vật
Những đóa hoa râm bụt Bầu trời Mấy đám mây bông
Sáng và tươi Đỏ chói
Xanh bóng nhởn nhơ, sáng rực.
Bài tập về nhà: Tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản sau:
(1) Cuộc sống quê tôi gắn với cây cọ. (2) Cha tôi làm chiếc chổi cọ để quét nhà,
quét sân. (3) Mẹ đựng hạt giống đầy các nón lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy
mùa sau. (4) Chị tôi đan nón lá cọ lại biết đan cả mành cọ và làm cọ xuất khẩu.
(5) Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy
quanh gốc về om ăn vừa béo vừa bùi.
1.1.2. Liên kết:
Mạch lạc là sự thống nhất nội dung bên trong, là sự thống nhất nghĩa của văn bản. Văn
bản muốn có sự mạch lạc phải dựa vào những yếu tố hình thức, mang tính vật chất. Đó
là các phương tiên ngôn ngữ. Các phương tiện này phải được tổ chức theo các cách
thức nhất định để thể hiện nội dung. Cách thức tổ chức ấy tạo thành phép liên kết.
Như vậy, các phép liên kết là cách thức tổ chức các phương tiện ngôn ngữ trong một
văn bản. Các từ ngữ dùng để liên kết các yếu tố ngôn ngữ gọi là các phương tiện liên
kết. Liên kết là sự thể hiện vật chất của mạch lạc.



-Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các đơn
vị ở cấp độ dưới văn bản. Đó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các
đoạn, các phần, các chương với nhau xét về nội dung cũng như hình thức biểu đạt.
Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết về nội dung và liên
kết về hình thức.

a) Tính liên kết nội dung:
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay còn gọi là chủ
đề và lô-gích). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ
chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2 nhân tố liên kết: liên kết
đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết lô-gích).
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong việc
tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lô-gích về nội dung nghĩa giữa các cấp
độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay
bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là
có liên kết lô-gích khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn,
các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố
tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
b) Liên kết hình thức.
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới
văn bản xét trên bình diện ngôn từ biểu đạt, nhằm hình thức hoá, hiện thực hoá mối
quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối
quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn
bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, không tường minh. Do đó, trong
quá trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các
phương tiện ngôn từ cụ thể để hình thức hoá, xác lập mối quan hệ đó. Toàn bộ các
phương tiện ngôn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các
đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.

Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên kết.
Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương
tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức
bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối
nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết
này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị
điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn,
phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp
độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối
quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình
thức.


Ví dụ: (1) Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí. (2) Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con
Vương ông. (3) Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh, Bạc Bà, vì tiền mà làm nghề buôn
thịt bán người. (4) Sở Khanh vì tiền mà tán tận lương tâm. (5) Khuyển Ưng vì tiền mà
lao vào tội ác. (6) Cả một xã hội chạy theo đồng tiền.
Nhận xét:
- Đề tài: Đồng tiền.
- Chủ đề: Sức mạnh của đồng tiền hoặc sự sa ngã của xã hội vì tiền.
- Logic: Phản ánh đúng trong Truyện Kiều, đảm bảo logic.
- Liên kết: Giữa các câu trong đoạn văn được liên kết bằng một kiểu kết cấu, phương
thức lặp cú pháp “vì tiền mà…”, lặp từ vựng. Đoạn văn quy nạp.
1.2.Văn bản phải có một mục đích giao tiếp thống nhất:
- Văn bản được tạo ra để phục vụ hoạt động giao tiếp của con người. Hoạt động
giao tiếp có thể có nhiều mục đích khác nhau.Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà
mỗi văn bản thiên về một mục đích nào đó nhưng toàn bộ văn bản phải có một mục
đích nhất quán.
- Khi viết văn bản, người viết phải xác định mục đích giao tiếp và quán triệt mục
đích này trong suốt văn bản.

- Mục đích giao tiếp của văn bản quy định việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và tổ
chức văn bản theo một cách thức nhất định.
1.3.

Văn bản phải có một kết cấu rõ ràng

1.3.1. Kết cấu của văn bản
Kết cấu là cách thức tổ chức các yếu tố nội dung theo một kiểu mô hình nhất định.
Về cơ bản, kết cấu văn bản chỉ cần có hai phần: phần mở đầu và phần phát triển.
Nhưng trên thực tế thường có ba phần.
1.3.2. Kết cấu ba phần
- Phần mở đầu: giới thiệu đề tài, xác lập mối quan hệ giữa tác giả và đối tượng giao
tiếp.
- Phần triển khai: khai thac chi tiết, cụ thể và đầy đủ những nội dung đã nêu khái
quát ở phần mở đầu.
- Phần kết thúc: thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản.
1.4. Văn bản phải có một phong cách ngôn ngữ nhất định:


Phong cách ngôn ngữ của văn bản là một kiểu hình thức tương đối ổn định của một
loại văn bản, được sử dụng theo thói quen lựa chọn các cách thức và phương tiện diễn
đạt thích hợp với từng tình huống của hoạt động giao tiếp.
Ví dụ:(1) Sông Đà dài 910 km từ Vân Nam vào nước ta theo hướng Tây Bắc, Đông
Nam gần như song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nước ta dài trên 500
km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lung sâu giữa khối cao nguyên đá
vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác ghềnh và qua những hẻm núi hùng vĩ. Đến Hòa Bình
gặp núi Ba Vì lên phía Bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà.
(2) Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam lấy tên là Li Tiên đi
qua một vùng núi ác rồi đến gần nửa đường thì nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành
mãi lên và đến ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượng rồng rắn. Và tính toàn thân sông

Đà thì chiều dài 888 nghìn thướt.
(Nguyễn Tuân)
So sánh và đối chiếu sự giống và khác nhau ở hai đoạn văn về nội dung và từ ngữ.
- Nội dung: giống nhau, phản ánh cùng một hiện thực.
- Khác: về từ ngữ: (1), từ ngữ chính xác, khoa học, ngắn gọn và trung hòa về sắc thái
biểu cảm, khách quan, có sử dụng thuật ngữ khoa học (cao nguyên đá vôi, song song,
Tây Bắc- Đông Nam…)
(2), từ ngữ biểu cảm, sông Đà được nhân hóa, nhiều biện pháp tu
từ, câu dài và uyển chuyển hơn.
- Trước khi viết văn bản, phải lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp,phù hợp với đối
tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung và mục đích giao tiếp.
2.Luyện tập định hướng cho văn bản theo cho các nhân tố giao tiếp
Để tạo lập văn bản, cần tiến hành theo các bước sau:
- Định hướng cho văn bản
- Xây dựng đề cương cho văn bản
- Viết thành văn bản
- Kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện văn bản
2.1. Định hướng mục đích giao tiếp
Là điều quan trọng, buộc phải có khi tiến hành xây dựng văn bản. Định hướng mục
đích giao tiếp tức là xác định câu trả lời cho các câu hỏi: Viết văn bản ra nhằm mục
đích gì? Để đạt kết quả gì? Viết văn bản này nhằm để làm gì?


2.2. Định hướng nội dung giao tiếp
Mỗi văn bản có nội dung giao tiếp khác nhau. Định hướng nội dung giao tiếp tức là
xác định câu trả lời cho các câu hỏi: Viết về ai? Viết về vấn đề gì? Viết về cái gì?
2.3. Định hướng đối tượng giao tiếp
Đối tượng giao tiếp là những người tham dự vào việc đọc văn bản. Đây là nhân tố phi
ngôn ngữ chi phối khá rõ đến cách xây dựng văn bản. Định hướng giao tiếp là xác
định câu trả lời cho những câu hỏi: Viết cho ai? Viết ra cho những người nào đọc?

2.4. Định hướng phong cách giao tiếp
Mỗi văn bản đều thuộc về một phong cách nhất định. Do vậy, định hướng phong cách
giao tiếp là lựa chọn cho văn bản một hình thức phù hợp. Điều này sẽ phát huy sức
mạnh và tác động của nôi dung.
3 .Luyện tập xây dựng đề cương cho văn bản
3.1. Yêu cầu cơ bản của đề cương:
Mục đích: Lập đề cương cho văn bản là một bước quan trọng và bắt buộc trước khi
viết văn bản vì:
Đề cương sẽ phát thảo cho người viết một cái nhìn bao quát,
Quá trình lập đề cương sẽ giúp co người viết tìm được đầy đủ ý chính, phụ, có
điều kiện lựa chọn, cân nhắc và sắp xếp chúng theo một trình tự logic nhất định cả về
nội dung lẫn hình thức, nhằm đảm bảo tính liên kết cho văn bản sau này.
Yêu cầu:
- Thể hiện sự triển khai nội dung của văn bản, thiết lập các nhân tố giao tiếp của văn
bản
- Thể hiện được đề tài và chủ đề của văn bản
- Phù hợp với từng phong cách chức năng và thể loại của văn bản
- Các bộ phận nội dung của đề cương phải được xác lập, lựa chọn, sắp xếp chặt chẽ,
hợp lý tạo thành một hệ thống có quan hệ hợp lí
- Đề cương phải trình bày sáng sủa, mạch lạc, dùng các số thứ tự, các kiểu kí hiệu văn
tự khác để ghi các đề mục, để tách biệt các bậc ý lớn nhỏ
- Đề cương cần ngắn gọn, cô đọng, tránh dùng những câu dài, từ cảm thán, không
dùng những từ ngữ biểu thị tình thái không chắc chắn.
3.2. Các dạng đề cương


Tùy thuộc vào những nội dung và mục đích cụ thể, đề cương có thể lập ở dạng sơ
lược hoặc chi tiết.
3.2.1. Đề cương sơ lược:
Đó chính là những nội dung cơ bản của một văn bản, gồm các phần, các chương sơ

giản giống như mục lục của một cuốn sách.
3.2.2. Đề cương chi tiết:
Chính là sự cụ thể hóa cho những ý cơ bản của đê cương sơ lược bao gồm nhiều ý nhỏ
và các luận cứ, các dẫn chưng cụ thể để người viết dựa vào đó viết thành văn bản hoàn
chỉnh.
3.3. Các thao tác lập đề cương cho văn bản:
3.3.1. Đối với các văn bản có khuôn mẫu:
Tuân thủ những thao tác nhất định cho từng văn bản, tuân thủ các thể thức quy định
của các loại văn bản đó.
3.3.2. Đối với văn bản không có tính khuôn mẫu:
Kết cấu thông thường của một văn bản không có tính khuôn mẫu thường có ba phần:
phần mở (đặt vấn đề), phần thân (giải quyết vấn đề), phần kết (kết thúc vấn đề).
- Phần mở: có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề chung, xác lập mối quan hệ giữa tác giả với
đối tượng giao tiếp đồng thời chỉ ra đối tượng, nội dung mà văn bản đề cập đến.
- Phần thân: phát triển những ý tưởng chính đã được vạch ra ở phần đầu sao cho logic
đầy đủ và trọn ven, cần chú ý đến mối quan hệ giữa các vấn đề chung và riêng, giữa
khái quát và cụ thể, giữa những sự kiện và con số.
Cần trình bày rõ các luận điểm, luận cứ, các lập luận không được trùng lặp, không
được mâu thuẫn, không được đối lập.
Tránh gây tình trạng gây căng thẳng không cần thiết, tránh sự quá tải về dung
lượng khiến người đọc mệt mỏi. Ngược lại, cần duy trì đến mức độ tối đa hứng thú của
người đọc dựa trên cơ sở về tính thời sự và hấp dẫn của vấn đề, dựa trên cơ sở về tính
logic của nội dung và sự biểu đạt của một văn phong trong sáng.
- Phần kết: Không thể thiếu được của một văn bản hoàn chỉnh, có thể trình bày với
nhiều hình thức.
Kết thúc mở: Sau khi giải quyết vấn đề xong thì người viết có thể mở rộng vấn đề
bằng cách nêu những lời kêu gọi, khuyến cáo, áp dụng cho văn bản khoa học, báo
cáo…



Kết thúc khép: Theo lối tóm tắt lại những điều đã được trình bày và phân tích ở phần
thân nhằm giúp người đọc thâu tóm lại toàn bộ những luận điểm cư bản đã được trình
bày.
4. Chữa lỗi về xây dựng đề cương cho văn bản


CHƯƠNG 2: LUYỆN KỸ NĂNG DỰNG ĐOẠN VĂN
1. Yêu cầu chung của đoạn văn trong văn bản
Đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, được mở đầu bằng cách lùi đầu
dòng, viết hoa và kết thúc là dấu ngắt đoạn. Đoạn văn có thẻ chỉ có một câu,
thông thường bao gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ
phận, cùng nhau thể hiện chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn
bản.
1.1.Đoạn văn phải có sự thống nhất nội tại chặt chẽ
- Mỗi câu trong đoạn cần được cấu tạo phù hợp với nguyên tắc tiếng Việt, biểu đạt một
nội dung hợp lí. Đồng thời các câu trong đoạn cần có sự liên kết cả về nội dung lẫn
hình thức. Các câu cần được sắp xếp theo trình tự phù hợp với sự triển khai nội dung
quá trình lập luận. Sự thống nhất nội tại của đoạn văn trước hết ở viêc: Mỗi đoạn văn
tự nó có thể thực hiện trọn vẹn một đề tài nhỏ, một chủ đề nhỏ
- Đoạn văn còn phải đảm bảo sự chặt chẽ về mặt logic: phản ánh đúng sự tồn tại, vận
động của hiện thực được nói tới trong đoạn văn và ở cả việc trình bày về hiện thực đó
1.2. Đoạn văn phải đảm bảo có quan hệ chặt chẽ với các đoạn văn khác trong văn khác
trong văn bản
Trong văn bản, mỗi đoạn văn vừa được tách ra một cách rõ ràng, hợp lí, đúng chỗ vừa
phải liên kết chặt chẽ với các đoạn văn khác tùy theo chức năng của nó. Mối quan hệ
này thường phải được thể hiện ra hình thức bên ngoài của đoạn văn. Đó là việc sử
dụng các từ ngữ có chức năng nối kết, chuyển đoạn để cụ thể hóa, tường minh hóa các
mối quan hệ giữa các đoạn
1.3. Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung của văn bản
Mỗi phong cách có sự lựa chọn khác nhau về phương diện ngôn ngữ, về cách tổ chức

các phương tiện ngôn ngữ thành văn bản. Nếu không đảm bảo được yêu cầu này, đoạn
văn sẽ mất đi tính thống nhất chặt chẽ về nội dung, hình thức với cấu trúc chung của
toàn văn bản.
2. Luyện kỹ năng dựng đoạn văn theo các kiểu kết cấu
2.1.Luyện dựng đoạn văn diễn dịch:
- Diễn dịch là phương pháp lập luận đi từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng, cái cụ
thể, là phương pháp vận dụng những nguyên lí chung để xem xét sự vật riêng biệt.
- Đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề ở đầu đoạn
- Khi viết câu chủ đề, cần chú ý:


+ Về nội dung: khái quát ý nghĩa của cả đoạn, làm nhiệm vụ định hướng triển khai nội
dung hoặc nêu đề tài chung cho toàn đoạn.
+ Về mặt dung lượng: thường ngắn gọn, giúp cho nội dung thông tin trong câu bao giờ
cũng nổi bật, tập trung.
+ Về mặt kết cấu ngữ pháp: câu đầy đủ các thành phần nòng cốt, giúp cho nội dung
thông tin trong câu chặt chẽ, rõ ràng
+ Về mặt vị trí: thường đứng đầu đoạn.
Ví dụ:(1) “Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất
Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả
tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam, qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc,
nhớ người đồng chí đưa tiễn bên sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phất phới, nhớ
lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ.
Sơ đồ biểu thị đoạn văn diễn dịch:
Câu 1

Câu 2

Câu chủ đề


Câu 3

Câu n

Ví dụ:(2) Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong
phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ
rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong
sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị
như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, bân khuâng như Xuân Diệu.
2.2. Luyện dựng đoạn văn theo kiểu quy nạp
Ví dụ: Làng xóm ta xưa lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm
ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể, đâu đâu cũng có trường học, nhà
giữ trẻ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng
ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.
Sơ đồ biểu thị đoạn văn quy nạp:


Câu 2

Câu 3

Câu n

Câu chủ đề
- Đoạn văn theo kiểu quy nạp là đoạn văn trình bày nội dung từ đi từ các ý riêng, cụ
thể, bộ phận đến các ý chung, toàn thể, khái quát.
- Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn.
2.3. Luyện dựng đoạn văn song hành:
Ví dụ: Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ (hát ru). Ca dao là hình thức trò
chuyện tâm tình của những chàng trai, cô gái (hát ví, hát xoan, hát ghẹo). Ca dao là

tiếng nói biết ơn tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất
(bài ca lễ hội). Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của
những người sản xuất (điệu hò, điệu lí).
Nhận xét: Trật tự đi từ cá nhân dến tập thể, từ cái ít quan trọng đến quan trọng hơn, từ
số ít đến số nhiều.
- Các câu trong đoạn văn triển khai nội dung song song với nhau, không nội dung nào
bao trùm nội dung nào, không có câu chứa đựng trung tâm nội dung của đoạn. Nội
dung của đoạn rải đều ở tất cả các câu. Các câu trong đoạn đều thuộc phần triển khai.
Mỗi câu nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn đang ở dạng hàm ẩn.
- Cấu trúc: các câu có thể viết theo kiểu lập cấu trúc.
- Mục đích: viết đoạn văn song hành thường nhằm:
+ Liệt kê các sự kiện của cùng một chủ thể hoặc các chủ thể khác nhau có liên quan
với nhau về một mặt nào đó
+ Liệt kê các sự kiện đối lập, tương phản
+ Liệt kê theo hướng tăng tiến
2.4. Luyện dựng đoạn văn theo kiểu móc xích:
Ví dụ: Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì phải tang gia sản xuất. Muốn tăng gia sản
xuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật thì phải có văn hóa. Vì
vậy công việc bổ túc văn hóa là cực kì quan trọng.
- Đoạn văn theo kiểu móc xích: là đoạn văn khi lập luận đưa ra hàng chuỗi các sự kiện,
các sự kiện này vừa là kết quả của sự kiện trước vừa là nguyên nhân của sự kiện sau,


nghĩa là ý nọ nối tiếp ý kia, ý của câu sau trực tiếp móc nối vào câu trước, phát triển
nội dung cho nó.
-Trong đoạn văn móc xích, bộ phận đi đầu của câu sau và bộ phận đi cuối của câu
trước có sự trùng nhau về nội dung hoặc câu chữ.
- Câu chủ đề thường ở cuối đoạn.
2.5. Luyện dựng đoạn văn có kết cấu tổng- phân- hợp
Ví dụ: Đồi mồi là một loài động vật đem lại kinh tế cao cho Hà Tiên. Cũng như đồi

mồi ở những nơi khác, đồi mồi Hà Tiên có giá trị cao nhất ở cái mai. Ở đây có những
con nặng tới bảy tám chục ký, đường kính của cái mai lên đến gần 1 mét và có thể bóc
lên một ký vảy. Vảy đồi mồi được dùng vào nhiều việc nhất là làm đồ thủ công mỹ
nghệ, từ cán dao, gọng kính, hộp thuốc lá cho đến bình cắm hoa, trâm, lược, quạt, giá
gương soi. Tất cả đều là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
(Theo SGK Địa lí lớp 10)
Đây là đoạn văn mà câu đầu đoạn nêu ý khái quát, những câu tiếp theo phát triển ý đó.
Cuối cùng, câu kết tổng hợp, khái quát hóa ở mức độ cao.
Sơ đồ biểu thị đoạn văn tổng- phân- hợp:

Câu chủ đề

Câu 2

Câu 3

Câu n

Câu kết (câu chủ đề)
3. Luyện tách đoạn văn
- Mục đích: tạo cho văn bản tính mạch lạc trong sự trình bày, đồng thời tạo sự thuận
lợi cho việc tiếp nhận văn bản.
- Mỗi văn bản thường chứa nhiều tiểu chủ đề. Mỗi tiểu chủ đề là một thành tố nội
dung trong văn bản. Việc tách đoạn là dấu hiệu hình thức của các thành tố nội dung
trong văn bản.
Tuy nhiên, cần tránh hai xu hướng sau:
+ Viết liền


+ Tách đoạn tùy tiện, không có một cơ sở nào

- Tách đoạn cần dựa trên cơ sở:
+ Tách đoạn văn theo sự thay đổi của đề tài, chủ đề, thường dùng cho văn bản khoa
học, nghị luận, hành chính. Việc tách đoạn dựa trên tính toàn vẹn trong sự trình bày
một thành tố nội dung.
+ Dựa theo sự thay đổi của không gian, thời gian, nhân vật, phương diện mà văn bản
phản ánh…, thường dùng cho các văn bản nghệ thuật, công luận.
Ví dụ: Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió Bắc hun hút thổi đem lại
cái lạnh tê tái. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt
đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường./ Gần trưa, mây mù tan, và trời sáng
ra và cao hơn, phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá, trên những
cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu
mùa. Những cây thông già như bất chấp cả thời tiết khắc nghiệt. Trời càng rét, thông
càng xanh, lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt.
+ Tách đoạn vì mục đích tu từ: nhấn mạnh vào những thông tin chứa trong nội dung
của phần được tách riêng ra thành đọan văn. Tuy nhiên, cái riêng đó phải phù hợp với
tính mạch lạc trong tổng thể nội dung toàn văn bản, cũng có thể thể hiện phong cách
riêng của người viết trong việc trình bày. Nhưng cái riêng đó cũng phải phù hợp với
phong cách tác giả, nội dung toàn văn bản và bạn đọc xem như đó là một sự sáng tạo
của tác giả.
Ví dụ: Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc nào cũng có thể khiến người ta giật
mình. Lạ quá chim choc chẳng nghe con nào kêu hay vừa có tiếng chim ở nơi nào xa
lắm…vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?/ Gió bắt đầu nổi rào rào, theo với khối
mặt trời tròn đang buông ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ
tỏa lên phủ mờ những cây cúc áo rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của
rừng ban mai dần dần biến đi./ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tram thơm ngây
ngất, gió đưa mùi hương lan xa phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi
lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ
đỏ hóa tím xanh…
(Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi)
4. Luyện liên kết và chuyển đoạn

Để cho các câu trong một đoạn văn, một văn bản tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ
về cả nội dung lẫn hình thức, không chỉ các câu cần sự liên kết mà các đoạn, các phần
của văn bản cũng phải có sự liên kết và chuyển mạch với nhau. Để liên kết và chuyển
đoạn, có thể sử dụng các phương thức và phương tiện sau:
4.1. Phương thức
4.1.1. Phương thức lặp:


Trong văn bản, có những phương tiện ngôn ngữ nào đó được lặp lại nhằm mục đích
liên kết. Có những cách lặp sau:
- Lặp ngữ âm
- Lặp từ vựng:
Ví dụ:

Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em hay là mây là suối ?
Thịt da em là sắt hay là đồng ?

Nhận xét : Từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết là từ “em”.
Vậy : Lặp từ vựng là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách lặp lại ở câu thứ
2, một hay nhiều từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. Phương tiện ngôn ngữ (hay còn gọi
là phương tiện liên kết) là từ ngữ cụ thể lặp lại đó.
- Lặp cấu trúc: Là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách lặp lại ở câu thứ hai
cấu trúc của câu thứ nhất, phương tiện ngôn ngữ là cấu trúc câu được lặp lại.
Ví dụ: Vì sự nghiệp mười năm phải trồng cây. Vì sự nghiệp trăm năm phải trồng
người.
4.1.2. Phương thức liên tưởng:
- Liên tưởng bộ phận: là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách sử dụng ở câu
thứ 2 một từ ngữ chỉ bộ phận mà toàn thể của nó đã được từ ngữ khác diễn đạt.

Ví dụ : “ Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
( Tố Hữu)
- Liên tưởng toàn thể : là phương thức được thực hiện bằng cách sử dụng ở câu thứ hai
một từ ngữ chỉ toàn thể mà bộ phận của nó đã được nói ở câu thứ nhất bằng một từ
ngữ.
Ví dụ : Phép dùng chữ, phép đặt câu đổi mới một cách táo bạo cũng thay hình đổi
dạng những câu thơ không ít, những thể thơ cũng như toàn thể xã hội Á Đông muốn
sưu tầm để sinh tồn không ít thì nhiều cũng thay hình đổi dạng.


- Liên tưởng đồng loại : là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách sử dụng ở
hai câu những từ ngữ chỉ cùng một loại sự vật hay hiện tượng.
4.1.3 Phương thức thế
Dùng những từ ngữ khác nhau nhưng tương đương về nghĩa trong các câu đi sau để
thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở những câu đi trước trong văn bản. Có những
phương thức thế sau:
- Thế bằng đại từ: Là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách sử dụng ở câu
thứ hai một đại từ thay thế cho một hoặc nhiều từ ngữ đã sử dụng ở câu thứ nhất.
Phương tiện ngôn ngữ được sử dụng ở đây là đại từ thay thế.
Ví dụ:
“Tim Thứ đập. Đôi mắt y giáng vào cặp môi nhợt nhạt của Oanh(…). Thứ gần như
thét lên:
- Không có lí!
Máu y dồn tất cả lên mặt. Nỗi cảm xúc quá mạnh mẽ và đột ngột. Y như bị một luồng
điện giật. Y mừng? Y khoái trá? Y đau đớn? Y tức tối? Y khinh bỉ?...Tất cả bao nhiêu
thứ ấy! Cảm giác của y lúc ấy thật là rối rắm…”
(Sống mòn- Nam Cao)

Nhận xét: các đại từ thay thế: Y, thứ ấy, lúc ấy.
- Thế bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa:
Ví dụ:1, Người Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hy sinh cũng không ít.( nhiều- không ít).
2, Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau,
đứa con trai lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình. (chết- bỏ đi)
+ Thế đồng nghĩa từ điển
VD: phụ nữ- đàn bà, cá quả- cá tràu- cá lóc, heo- lợn…
+ Thế đồng nghĩa phủ định: Yếu tố để thế phải là cụm từ được cấu tạo từ một từ trái
nghĩa với yếu tố được thế cộng với từ phủ định.
VD: Nam rất lười. Nữ cũng chẳng siêng.
Hà đẹp. Mai cũng không xấu.
+ Thế đồng nghĩa miêu tả: Yếu tố để thế phải là cụm từ miêu tả một thuộc tính nào đó
đại diện cho đối tượng mà nó biểu thị.


VD: Hương là cô gái xinh nhất lớp tôi. Hôm nay, cô nàng tóc xoăn diện váy đầm
trông lại càng điệu.
+ Thế đồng nghĩa lâm thời: Các từ được thế và để thế vốn không phải là từ đồng
nghĩa. Lâm thời được sử dụng như từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
4.1.4. Phương thức nối:
Dùng để nối các bộ phận với nhau trong một câu hoặc nối các câu trong văn bản
a. Nối bằng quan hệ từ:
Là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách sử dụng ở câu thứ hai một từ nối
(còn gọi là liên từ) để liên kết hai câu. Phương tiện liên kết là từ nối được dùng ở đầu
câu thứ hai.
Ví dụ: Tôi đã hẹn đến chỗ anh lúc 2 giờ chiều. Nhưng vì trời mưa to tôi không đến
được.
.- Phương tiện để nối thường là các từ ngữ chuyên dùng trong chức năng nối kết: và,
với, cho nên, tuy, nhưng, vẫn còn, sẽ…, có thể dùng các quán ngữ trong chức năng
chuyển tiếp.

b. Nối bằng tổ hợp từ:
Ví dụ: Từ đó, nhân dân ta vô cùng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái
sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Cạn hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
4.2. Phương tiện:
4.2.1. Dùng từ ngữ:
- Dùng từ ngữ chỉ trình tự, chỉ sự liên kết để liên kết
Ví dụ:
- Dùng từ ngữ chỉ sự tương phản, đối lập để liên kết
Ví dụ:
- Dùng từ ngữ chỉ ý nghĩa tổng kết, tóm tắt, khái quát để liên kết.
Ví dụ:
4.2.2. Dùng câu để liên kết:
Câu được dùng để liên kết thường có vị trí ở giữa hai đoạn cần liên kết, hoặc ở vị trí
đầu của đoạn đi sau. Câu này thường gồm hai phần: phần tổng kết nội dung của đoạn
đi trước và phần mở ra nội dung của đoạn đi sau.


Ví dụ:
4.2.3. Dùng sự cân xứng cú pháp để liên kết:
Đó là sự cân xứng cú pháp, sự song hành cú pháp, sự giống nhau về kết cấu cú pháp
của những câu mở đầu các đoạn đi liền nhau trong văn bản.
Ví dụ:
5. Chữa các lỗi về đoạn văn
5.1. Chữa lỗi nội dung
5.1.1. Lạc ý
Ví dụ: Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn
cả. Họ yêu gia đình, yêu tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ
yêu người làng người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm ngoài
làng. Tình yêu đó thật nồng nhiệt và sâu sắc.
- Có 2 cách chữa:

+ Viết lại câu chủ đề,
+ Sửa lại những câu minh họa sao cho phù hợp với câu chủ đề. Câu chủ đề khái quát
mang nội dung này, còn những câu minh họa không đi đúng với câu chủ đề, mang nội
dung kia. Đây còn gọi là lỗi lạc ý hay lạc chủ đề.
- Đây là lỗi thường gặp nhất khi đoạn văn viết theo kiểu diễn dịch
- Để chữa lỗi này, có thể:
+ Viết lại các câu sau cho phù hợp với câu chủ đề
+ Loại bỏ những câu lạc ý
+ Viết lại câu chủ đề
5.1.2. Thiếu ý
VD: Nước ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Ở Hà Nội có Lăng Bác
Hồ, có chùa Một Cột, có văn miếu. Ở Huế có lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn.
Ở thành phố Hồ Chí Minh có bến cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước.
- Câu mở đầu đưa ra hai nội dung. Nhưng câu tiếp theo chỉ nói đến những nội dung
những di tích lịch sử còn nội dung những danh lam thắng cảnh chưa nói đến.
- Đây là lỗi thường gặp khi câu chủ đề nêu một phạm vi bàn luận rộng nhưng các câu
triển khai chưa làm rõ được chủ đề.


- Để chữa lỗi này, cần viết thêm một số câu làm sáng tỏ chủ đề hoặc viết lại câu chủ
đề.
5.1.3 Loãng ý:
Ví dụ:
- Đây chính là lỗi thường gặp trong những đoạn văn nhiều ý phụ, dàn trải nội dung ý
chính khiến ý chính khó nhận biết.
- Để chữa lỗi này, cần lược bỏ những câu mà ý nghĩa quá xa nhau, viết lạli hoặc thêm
một số câu để tập trung nghĩa.
5.1.4. Lặp ý:
Ví dụ:

- Đây là lỗi sử dụng những câu trùng ý nhau trong một đoạn văn khiến nội dung đoạn
văn không phát triển được.
- Để chữa lỗi này, cần loại bỏ những câu lặp ý, những từ lặp lại không cần thiết.
5.1.5. Mâu thuẫn ý:
Ví dụ: Trong rừng có những con chim lạ. Lông và cánh của chúng trắng muốt. Chúng
chuyền từ cây nọ sang cây kia khó mà có thể bẫy được chúng. Vào mùa rét chúng di
chuyển đến những nơi có nắng còn vào mùa hè chúng lại từ đâu bay về rất nhiều, ở bất
kì chỗ nào ta cũng có thể thấy chúng. Nhiều người đã đặt bẫy bắt được không biết bao
nhiêu mà kể.
- Đây là lỗi sử dụng những câu chứa đựng những ý trái ngược nhau, đối lập hay không
phù hợp nhau trong một đoạn văn.
Ðối với kiểu lỗi nội dung nghĩa của các câu mâu thuẫn với nhau :
Ðối với kiểu lỗi sai này, hướng giải quyết chung là sửa chữa, nhưng mức độ sửa chữa,
cách thức cụ thể phải tùy vào biểu hiện sai cụ thể.
. Trước hết , cần phải xem xét, xác định câu hay chuỗi câu nào mâu thuẫn với nhau và
mâu thuẫn như thế nào.
Bước tiếp theo, căn cứ vào văn cảnh rộng, chúng ta xác định nội dung nghĩa cơ bản
của đoạn văn cần sửa chữa, xác định câu hay chuỗi câu nào tương ứng với nội dung
nghĩa đó, câu hay chuỗi câu nào có nội dung nghĩa mâu thuẫn.
Cuối cùng, trên cơ sở câu hay chuỗi câu có giá trị thể hiện nội dung nghĩa cơ bản,
chúng ta sửa chữa, điều chỉnh các câu có nội dung nghĩa mâu thuẫn bằng cách thay
thế, thêm bớt từ ngữ, thay thế nội dung diễn đạt, kết hợp với việc chuyển đổi cấu
trúc, tách ghép câu, thay đổi vị trí các câu, nếu thấy cần.
5.1.6. Đứt mạch ý:


Ví dụ: Nam Cao viết nhiều về nông dân lay lắt. Lão Hạc ăn bã chó tự tử để tránh đói.
Anh Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm ướt, những đôi mắt dại đi vì qua đói của hai
đứa con. Bà cái Tí lại chết vì một bữa no. Hơn thế lại có cả đám cưới nhưng cưới để
chạy đói.

- Đây là lỗi khi đoạn văn có các câu triển khai không liền mạch mà có sự gián đoạn về
ý.
- Để chữa lỗi này, cần xác định mối quan hệ giữa các câu. Từ đó, viết thêm hay sửa lại
các câu để tạo nên chuỗi liền mạch hoặc viết lại câu chủ đề.
5.2. Chữa lỗi tách đoạn không thích hợp
- Việc tách đoạn không phù hợp thể hiện ở chỗ:
+ Có đoạn dung lượng quá lớn, chứa quá nhiều nội dung; có đoạn chưa đầy đủ ý được
tách riêng ra không nhằm mục đích tu từ.
+ Cơ sở phân đoạn thiếu nhất quán.
- Để chữa lỗi này, cần xác định cơ sở tách đoạn, xem xét mối quan hệ giữa việc tách
đoạn này với việc tách đoạn khác trong văn bản.
5.3. Chữa lỗi dùng phương tiện liên kết không phù hợp
Như đã trình bày, liên kết nội dung trong văn bản với hai nhân tố - liên kết chủ đề và
liên kết lôgích - có vai trò
quyết định và quy định liên kết hình thức. Do đó, khi đoạn văn sai liên kết chủ đề hay
liên kết lô-gích, tất nhiên dẫn Như đã trình bày, liên kết nội dung trong văn bản với
hai nhân tố - liên kết chủ đề và liên kết lôgích - có vai trò
quyết định và quy định liên kết hình thức. Do đó, khi đoạn văn sai liên kết chủ đề hay
liên kết lô-gích, tất nhiên dẫn sai liên kết hình thức
Việc dùng phương tiện liên kết không phù hợp thể hiện ở chỗ:
- Dùng không chính xác các phương tiện liên kết để liên kết câu
- Dùng thiếu các phương tiện liên kết


CHƯƠNG 3: LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CÂU TRONG VĂN BẢN
1. Những yêu cầu chung về câu trong văn bản
Khi viết câu, cần chú ý đến hai mối quan hệ: quan hệ hướng nội và quan hệ hướng
ngoại.
- Quan hệ hướng nội: là quan hệ giữa các yếu tố cấu thành câu.
- Quan hê hướng ngoại: là quan hệ giữa câu với các yếu tố khác.

1.1. Yêu cầu về câu xét theo quan hệ hướng nội
1.1.1.Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt
- Phần lớn câu tiếng Việt đòi hỏi phải có đầy đủ hai than phần nòng cốt và các thành
phần phụ, cũng có thể dùng những câu đặc biệt, câu tĩnh lược…
- Khi viết câu, cần lưu ý một số quy tắc cơ bản sau:
a. Quy tắc cấu tạo các cụm từ
Cụm từ có vai trò quan trọng trong tạo câu. Do vậy, muốn câu đúng, trước hết phải cấu
tạo đúng cụm từ. Trong tiếng Việt, có các loại cụm từ như: cụm danh từ, cụm động từ,
cụm tính từ...khi cấu tạo từng loại cụm từ cần tuân thủ những quy tắc riêng
VD: Cụm danh từ: phải có danh từ làm thành tố chính.(...)
b. Quy tắc cấu tạo đúng các thành phần trong kiểu câu đơn
- Câu đơn là câu thường có hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ). Ngoài ra, cũng
có thể có các thành phần khác như: trạng ngữ, khởi ngữ, chuyển tiếp ngữ, tình thứ ngữ,
phụ chú..
Ví dụ:
(1): Hôm qua, trời mưa. (câu có thành phần trạng ngữ)
(2) Sang tiết trời mùa đông, thành thử gió mùa Đông Bắc đã thổi về nước ta. (câu có
thành phần chuyển tiếp)
(3) Chao ôi! Gió mùa Đông Bắc đã thổi vào nước ta. (câu có thành phần tình thái)
(4) Gió mùa Đông Bắc- cái thứ gió mang đến giá rét đã thổi vào nước ta. (câu có thành
phần phụ chú)


(5) Nó, dứt khoát tôi không nhờ. (câu có thành phần khởi ngữ)
- Việc cấu tạo câu đơn nói riêng, việc cấu tạo câu nói chung đều có các quy tắc chung.
Nếu không tuân thủ các quy tắc đó câu sẽ sai.
VD: Bằng hình thức học nhóm làm cho chúng em học tốt hơn.
Câu này sai do: không phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ.
Có thể sửa lại:
+ Bỏ từ “bằng”

+Bỏ từ “làm cho”
c. Quy tắc cấu tạo đúng kiểu câu ghép
- Câu ghép là câu gồm từ hai vế câu trở lên, mỗi vế là một nòng cốt của câu đơn, các
vế có quan hệ với nhau nhưng có tính độc lập tương đối: không có vế nào bao hàm vế
nào. Giữa các vế câu thường nối kết bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
- Câu ghép, về mặt ngữ pháp, có kiểu quan hệ đẳng lập hoặc chính phụ; về mặt ý nghĩa
có nhiều quan hệ.
+ Câu ghép đẳng lập: có những loại sau:
Chỉ quan hệ liệt kê:
Ví dụ: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (Ba cụm C/V có quan hệ độc lập
với nhau, không cụm nào bao hàm cụm nào)
Chỉ quan hệ đối lập:
Ví dụ: Tôi đến chơi nhưng nó đi vắng.
Chỉ quan hệ lựa chọn:
Ví dụ: Mình đọc hay tôi đọc? (Đôi mắt- Nam Cao)
Chỉ quan hệ hô ứng:
Ví dụ: Ai làm người ấy chịu.
+ Câu ghép chính phụ có những loại sau:
Chỉ quan hệ nhân- quả:
Ví dụ: Vì tên Dậu là thân nhân của hắn cho nên chúng con bắt nộp thay. (Tắt đèn- Ngô
Tất Tố)
Chỉ quan hệ giả thuyết- hệ quả:


Ví dụ: Nếu thầy giáo không đến thì chúng tôi được nghỉ.
Chỉ quan hệ mục đích- sự kiện:
Ví dụ: Để mọi người hiểu rõ hơn anh ấy đã giải thích rất cặn kẽ.
Chỉ quan hệ nhượng bộ- tăng tiến:
Ví dụ: Mặc dù thời tiết không tốt nhưng chúng tôi vẫn đi học.
- Cũng như câu đơn, cấu tạo câu ghép cũng phải tuân thủ những quy tắc chung. Nói và

viết một cách tùy tiện, câu sẽ sai.
VD: Khi những cánh rừng đang rên xiết dưới lưỡi rìu và hàng triệu cây bị chết.
Câu này sai do: không phân định rõ cấu tạo câu đơn và cấu tạo câu ghép
Có thể sửa lại:
Bỏ từ “khi” câu sẽ là câu ghép
1.1.2. Câu phải được đánh dấu câu thích hợp
- Dấu câu khi viết cũng có chức năng như ngữ điệu khi nói là biểu hiện các loại câu
khác nhau và các quan hệ khác nhau tong câu.
- Các dấu câu khác nhau về mục đích và mức độ thông dụng
- Chữ viết của tiếng Việt hiện nay có 10 dấu câu
- Tác dụng của các dấu câu:
+ Đánh dấu kết thúc câu để ngăn cách câu ấy với câu khác;
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một câu;
+ Đánh dấu một số bộ phận đặc biệt trong câu;
+ Biểu thị một số nội dung nhất định mà không cần dùng lời( ngạc nhiên, đau khổ,
nghi ngờ, châm biếm...)
- Cách dùng các dấu câu cụ thể như sau:
+ Dấu chấm: dùng để đánh dấu chỗ kết thúc câu kể, câu ca dao, câu thơ hoặc câu kết
thúc đoạn hoặc kết thúc văn bản. Dấu chấm có độ ngắt quãng dài hơn dấu phẩy.
Ví dụ: Trăng đã lên cao. Gió chị rì rào trong cỏ.
+ Dấu phẩy: được dùng để phân tách các thành phần đồng chức của câu, tách biệt
thành phần phụ chú, đề ngữ, trạng ngữ, các từ ngữ để chêm xen trong câu.
Ví dụ: Ngày bé, nó rất đen, xấu xí và gầy gò.


+ Dấu gạch ngang: được dùng trước các lời đối thoại, dùng phân tách các bộ phận
chêm xen, giải thích với nòng cốt câu, dùng làm ranh giới giữa ngôn ngữ tác giả với
ngôn ngữ nhân vật.
Ví dụ: - Hôm qua, mày về muộn à?
- Dạ không, con về rất sớm.

+ Dấu ngoặc đơn : thực hiện chức năng tách biệt từ hoặc nhóm từ hoặc câu chêm xen,
đánh dấu tên tác giả, tác phẩm khi trích dẫn, đánh dấu một đoạn đã bị lược bỏ…
Ví dụ : Truyện Kiều(Nguyễn Du) là một kiệt tác văn chương của thế giới.
+ Dấu hai chấm : dùng để liệt kê, dùng khi trích dẫn lời nói trực tiếp…
Ví dụ : Em đã đi được rất nhiều nơi trên khắp đất nước : Hà Nội, Huế, Phú Yên, Khá
Hòa…
+ Dấu ngoặc kép : dùng đánh dấu lời trích dẫn trực tiếp hoặc những từ được hiểu theo
nghĩa đặc biệt.
Ví dụ : Cầu Long Biên như một dải lụa mềm. Nhưng thực ra, “dải lụa” ấy nặng mấy
nghìn tấn.
+ Dấu chấm phẩy: thực hiện chức năng phân cách các bộ phận, các vế tương đối độc
lập trong một câu phức tạp
Ví dụ:
+ Dấu chấm than: đặt ở cuối câu cảm thán để biểu hiện cảm xúc mãnh liệt của người
viết hoặc người nói.
Ví dụ: Trời ạ, ngu thế là cùng!
+ Dấu chấm lửng: biểu hiện sự liệt kê chưa hết, lời nói ngắt quãng, kéo dài hoặc câu bị
tĩnh lược.
Ví dụ: Về phần mình, tôi khó chịu, mệt mỏi, lo âu…dữ lắm.
+ Dấu chấm hỏi: được dùng ở cuối câu hỏi nhưng có trường hợp ở cuối câu kể, kèm
dấu ngoặc đơn để biểu thị sự nghi ngờ.
Ví dụ: Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm do Đoàn Thị Điểm dịch (?)
Một đoạn văn sử dụng nhiều dấu câu:
Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi cho biết dân cư của 36 phố phường Đông Kinh
làm ăn mua bán sầm uất, đặc biệt là những phố phường thủ công: “Phường Tàng Kiếm
(Hàng Trống?) làm kiệu, áo giáp, đồ dài, mâm võng, gấm, trừu, dù, lọng; phường Yên
Thái (Bưởi) làm giấy; phường Thụy Chương (Thụy Khuê) và Nghi Tàm dệt vải nhỏ và


lụa; phường Hà Tân (sau gọi là Giang Tân) nung vôi; phường Hàng Đào nhuộm điều;

phường Tả Nhất (cuối Phố Huế?) làm quạt, phường Đồng Nhân (chỉ phố Hoa Kiều)
bán áo điệp, đồ cúng cố gấm, đồ thêu, hương xạ cùng ba loại kim: vàng, bạc, đồng.”
1.2. Yêu cầu về câu xét theo quan hệ hướng ngoại
1.2.1 Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa
a. Nội dung mà câu biểu hiện cần phải phản ánh đúng hiện thực. Những câu thể hiện
sai hiện thực là câu sai.
VD: Quảng Ngãi là thủ đô của nước Việt Nam.
Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam.
b. Quan hệ ý nghĩa của câu phải có tính logic: những câu về mặt hiện thực có thể
không sai, đúng cấu tạo ngữ pháp nhưng không phản ánh đúng quy luật nhận thức của
người nói và người nghe.
Ví dụ: Người chiến sĩ bị hai vết thương: một vết thương ở đùi và một vết thương ở
Quảng Trị.
c.Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu phải phù hợp với các phương tiện hình
thức thể hiện quan hệ.
VD: Vì Hà xinh đẹp nên học giỏi.
Quan hệ ý nghĩa trong câu này không phải là quan hệ nhân- quả nên dùng cặp từ
“vì...nên” không phù hợp.
d. Nội dung của các thành phần câu, các bộ phận câu phải có sự tương hợp
VD: Những tư tưởng xanh lục không màu đang ngủ quên giận dữ.
e. Câu cần phải có thông tin mới
VD: Con vịt đi bằng hai chân
Nó ăn bằng miệng.
Đây là những câu không có thông tin, vô bổ
1.2.2. Câu cần phải liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bản
- Văn bản là một thể thống nhất nên câu trong văn bản không thể rời rạc, cô độc mà
luôn luôn cần có sự liên kết với nhau. Nếu từng câu đều đúng về cấu tạo ngữ pháp, ý
nghĩa nhưng không có sự liên kết với nhau thì câu và văn bản đều không đúng.
- Sự liên kết của các câu trong văn bản thể hiện ở hai phương diện:



×