Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM HỌC 2014 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.99 KB, 30 trang )

CHƢƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ TỔNG KẾT
CÔNG TÁC THỰC TẬP SƢ PHẠM NĂM HỌC 2014 - 2015
Ngày 26 tháng 5 năm 2015
07h30 - 08h00

Đón tiếp và phát tài liệu cho các đại biểu

08h00 - 08h15

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

08h15 - 08h20

Phát biểu khai mạc Hội nghị của PGS.TS. Phạm Hồng Quang –
Hiệu trưởng
Trình bày báo cáo tổng kết công tác TTSP năm học 2013 – 2014

08h20 - 08h30

và định hướng đổi mới công tác TTSP năm học 2014 – 2015
của PGS.TS. Nguyễn Phúc Chỉnh – Trưởng Phòng Đào tạo

08h30 - 08h50
08h50 - 09h05

Phát biểu của đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện lãnh đạo
Phòng GD&ĐT Thành phố Thái Nguyên
Tham luận của các cơ sở thực tập sư phạm
Đại diện lãnh đạo của Trường THPT
Đại diện lãnh đạo của Trường THCS
Đại diện lãnh đạo của Trường Tiểu học



09h05 - 09h45

Báo cáo mời của giảng viên và trưởng đoàn thực tập sư phạm
Phát biểu của đại diện cụm trưởng (Khoa Địa lý)
Phát biểu của đại diện cụm trưởng (Khoa Ngữ văn)
Phát biểu của đại diện cụm trưởng (Khoa GD Tiểu học)
Phát biểu của đại diện cụm trưởng (Khoa GD Mầm non)
Phát biểu của sinh viên đại diện trưởng đoàn TTSP1
Phát biểu của sinh viên đại diện trưởng đoàn TTSP2

09h45 - 11h15

Thảo luận chung

11h15 - 11h30

Tổng kết Hội nghị
BAN TỔ CHỨC

1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 5 năm 2015


BÁO CÁO HỘI NGHỊ TỔNG KẾT
CÔNG TÁC THỰC TẬP SƢ PHẠM NĂM HỌC 2014 – 2015
1. Đặt vấn đề
Thực tập sư phạm (TTSP) là hoạt động giáo dục đặc thù của các trường sư
phạm nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết của nhà giáo cho
sinh viên (SV) theo mục tiêu đào tạo đã đề ra. TTSP được chia làm hai giai đoạn:
giai đoạn 1 dành cho SV năm thứ 3 và giai đoạn 2 dành cho SV năm cuối. Đây là
hoạt động nhằm giúp SV thâm nhập thực tế, vận dụng kiến thức được học ở trường
đại học về giảng dạy, giáo dục và quản lý học sinh (HS) ở trường phổ thông. Thông
qua hoạt động này, SV được trải nghiệm với thực tế nghề nghiệp, giúp các em củng
cố, mở rộng những tri thức, kĩ năng đã được tích lũy; hình thành và phát triển
những tri thức, kĩ năng mới đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông; nâng
cao hứng thú, tình cảm và trách nhiệm đối với nghề nghiệp.
Mục đích của Hội nghị này nhằm đánh giá những kết quả và những tồn tại
của công tác TTSP năm học 2014 – 2015, đồng thời thảo luận những vấn đề liên
quan đến việc phối hợp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm giữa trường sư phạm với các
cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các trường phổ thông. Hội nghị cũng sẽ
thảo luận về định hướng tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho
SV trong năm học 2015 – 2016, thiết lập các trường thực hành sư phạm vệ tinh và
đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới công tác TTSP.
2. Đánh giá công tác TTSP năm học 2014 – 2015
2.1. Về TTSP 1 (TTSP1)
Mục tiêu của TTSP1 là giúp SV phải hiểu được thực tế giáo dục, tiếp xúc với
HS và giáo viên (GV) các cơ sở thực tập, qua đó hình thành tình cảm nghề nghiệp,
thúc đẩy quá trình tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; có những kĩ năng ban đầu về
công tác chủ nhiệm lớp; hiểu được các nội dung công việc chuyên môn của người
GV bộ môn, có những hình ảnh ban đầu về phương pháp dạy học.
Năm học 2014 – 2015, trường sư phạm đã tổ chức cho 50 đoàn TTSP1 gồm
2962 SV hệ đại học khóa 47, thực tập trong thời gian 03 tuần. Kết quả của đợt

TTSP1 được thống kê trong Bảng 1, có so sánh với hai năm học trước về tỉ lệ đạt
loại giỏi, khá, trung bình và không đạt.

2


Bảng1: Kết quả TTSP1 từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2014 – 2015
Năm học

Giỏi

Số

Khá

Trung bình

Không đạt

lượng

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

2012 - 2013

3234

3230

99,9

0

0

0

0

04

0,1

2013 - 2014

3067


3062

99,84

01

0,03

01

0,03

03

0,1

2014 - 2015

2962

2959

99,9

0

0

0


0

03

0,1

Theo số liệu thống kê tại Bảng 1, có thể thấy kết quả TTSP1 trong ba năm
học gần đây không có sự thay đổi về tỉ lệ xếp loại, đều có trên 99% số SV đạt loại
giỏi, số SV không đạt chiếm tỉ lệ rất ít (chỉ 0,1%), trong đó năm học 2014 – 2015
không có SV đạt loại khá và trung bình. Như vậy, có thể nói kết quả này chưa đánh
giá đúng năng lực và chưa phân loại được SV. Đánh giá của GV hướng dẫn ở các
cơ sở TTSP vẫn còn mang nặng tính chất khuyến khích, động viên.
2.2. Về TTSP 2 (TTSP2)
Mục tiêu của TTSP2 là giúp SV hoàn thiện những kĩ năng về công tác chủ
nhiệm lớp, công tác giáo dục, nâng cao tình cảm, đạo đức nghề nghiệp; rèn luyện
cho SV có những kĩ năng cơ bản về soạn bài, lên lớp, tổ chức bài giảng, đánh giá
kết quả học tập của HS; qua đó có thể lên lớp giảng bài và làm chủ nhiệm lớp một
cách độc lập.
Tiếp thu những ý kiến phản hồi của GV hướng dẫn tại các cơ sở thực tập và
thực hiện kết luận của Hiệu trưởng tại Hội nghị tổng kết công tác TTSP năm học
2013 – 2014, nhằm giúp các trưởng đoàn TTSP2 thực hiện tốt nhiệm vụ của mình,
năm học 2014 – 2015, nhà trường đã tổ chức khóa tập huấn cho các trưởng đoàn với
mục tiêu phát triển các năng lực sau: Năng lực quản lý đoàn TTSP, xây dựng kế
hoạch hành động của trưởng đoàn, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng quản lý, điều
hành nhóm; Năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tại cơ sở thực
tập nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn; Năng lực lập kế hoạch nhóm nhằm tư vấn
hoặc câu lạc bộ giúp đỡ HS như: Bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém, tư vấn
tâm lý học đường, tư vấn hướng nghiệp.
Năm học 2014 – 2015, nhà trường đã tổ chức cho 61 đoàn TTSP2 với 2661

SV hệ đại học khóa 46. Kết quả đợt TTSP2 được thống kê tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Kết quả TTSP2 từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2014 – 2015
Giỏi

Trung bình

Không đạt

%

SL

%

SL

%

03

0,12

01

0,04

11

0,46


99,25

08

0,25

0

0

16

0,5

99,74

03

0,11

0

0

4

0,15

Năm học


Số
lượng

SL

%

SL

2012 - 2013

2401

2386

99,38

2013 - 2014

3228

3204

2014 - 2015

2661

2654

Khá


3


Theo số liệu thống kê ở Bảng 2, có thể thấy kết quả TTSP2 cũng tương đối
cao. Số SV đạt loại giỏi trong cả ba năm học gần đây đều chiếm trên 99%. Năm học
2014 – 2015, có 04 SV (chiếm 0,15%) không đạt yêu cầu. Trong số 04 SV không
đạt, có 01 SV bị tai nạn giao thông nên không thể hoàn thành đợt TTSP, 03 SV
không đạt yêu cầu về thực tập giảng dạy. Trong năm học 2014 – 2015, đánh giá kết
quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (tập giảng) của giảng viên cũng chặt chẽ hơn
những năm trước, nhiều SV không đủ năng lực giảng dạy đều không được cử đi
TTSP2 tại các trường phổ thông.
2.3. Tổng hợp ý kiến trao đổi của các cơ sở TTSP
Kết thúc các đợt TTSP, Trường Đại học Sư phạm đã nhận được các ý kiến
phản hồi từ các cơ sở TTSP, trong đó đợt TTSP2 được tổ chức tại 61 trường trên địa
bàn 06 tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Các ý kiến trao đổi của ban chỉ đạo các cơ
sở TTSP được tổng hợp theo các vấn đề sau đây:
a) Về công tác phối hợp tổ chức TTSP:
- Trường Đại học Sư phạm cần có trao đổi kĩ lưỡng với các cơ sở TTSP về
số lượng GV hướng dẫn và số lượng SV thực tập nhằm tạo điều kiện cho SV được
làm việc với những GV giỏi, có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác hướng dẫn
TTSP. Nhà trường có thể liên hệ thêm các cơ sở TTSP ở các tỉnh để giảm số SV
trên một đoàn xuống còn khoảng 40 – 50 SV.
- Đề nghị cử trưởng đoàn là cán bộ, giảng viên để phối hợp triển khai kế
hoạch của đoàn thực tập với cơ sở TTSP. Năm học 2014 – 2015, nhà trường đã cử
các giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy làm cụm trưởng (từ 02 đến 04 cơ sở
thực tập) với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; hướng dẫn tổ chức hoạt động, động viên
SV thực tập; trao đổi với cơ sở thực tập để giải quyết những vấn đề nảy sinh và tiếp
nhận thông tin phản hồi về tình hình của đoàn TTSP một cách kịp thời.
b) Về công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV trước TTSP:

- Tăng cường bồi dưỡng cho SV những kĩ năng sau: kĩ năng viết và trình bày
bảng; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình; kĩ năng thiết kế và sử dụng đồ dùng
dạy học; kĩ năng xử lý các tình huống sư phạm, giáo dục HS cá biệt; kĩ năng xây
dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phong trào. Về vấn đề này, chương trình
đào tạo mới của nhà trường (áp dụng cho khóa 49) được bổ sung thêm hai học phần
Thực hành sư phạm trong đó tập trung vào bồi dưỡng các kĩ năng nói trên.
- Đối với công tác hướng dẫn tập giảng, giảng viên cần hướng dẫn SV soạn
giáo án theo mẫu ở trường phổ thông, yêu cầu SV nghiên cứu chương trình SGK,
định hướng cho SV nắm được nội dung Đề án đổi mới chương trình SGK sau 2015.
Tăng thời gian tập giảng nhiều hơn, đặc biệt là tăng cường cho SV vận dụng các
4


phương pháp dạy học hiện đại (dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học
theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học khám phá,...), các kĩ thuật dạy học như:
khăn trải bàn, bể cá, động não, sơ đồ tư duy,… Yêu cầu bắt buộc SV phải có giáo
án sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giới thiệu cho SV phương pháp
bàn tay nặn bột (ở tiểu học và THCS), mô hình trường tiểu mới VNEN (ở tiểu học
và THCS).
- Tăng cường rèn luyện cho SV những kĩ năng mềm; ý thức tổ chức kỷ luật,
ham học hỏi; kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kĩ năng làm
việc với phụ huynh HS và các tổ chức chính trị - xã hội.
c) Về quy chế TTSP:
Nhìn chung các cơ sở TTSP đều nhất trí và đánh giá cao Quy chế TTSP của
Trường Đại học Sư phạm. Quy chế rõ ràng, chi tiết giúp ban chỉ đạo TTSP và GV
hướng dẫn dễ dàng triển khai và thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, vẫn còn
một số cơ sở TTSP góp ý thêm về nội dung Quy chế như sau:
- Bổ sung thêm trong hồ sơ các tiêu chí đánh giá SV trong quá trình TTSP, ví
dụ như bài kiểm tra kiến thức chuyên môn, khả năng xử lý tình huống SP, năng lực
tổ chức các hoạt động phong trào, năng lực làm việc với phụ huynh HS, những hoạt

động tình nguyện khác,...
- Tăng thời gian TTSP từ 7 tuần lên 10 tuần. Về vấn đề này, trường sư phạm
trao đổi thêm như sau: Hiện nay nhà trường thường xuyên tổ chức cho SV đi thực tế
môn học (các học phần phương pháp giảng dạy) nên SV có cơ hội xuống trường
phổ thông quan sát, dự giờ, làm quen với môi trường giáo dục ngay từ năm thứ
nhất. TTSP2 là một học phần trong chương trình đào tạo nên thời gian 7 tuần đã có
sự tính toán và cân nhắc kĩ lưỡng.
- Đề nghị bổ sung thêm phiếu đánh giá thực tập theo từng tuần (Trường
THPT Hiệp Hòa số 3). Trong danh sách gửi nhà trường nên có cột giới tính, dân tộc
và gửi kèm bảng điểm SV đã tích lũy để cơ sở TTSP có cơ sở đánh giá SV toàn
diện hơn (Trường THPT Định Hóa).
- Nghiên cứu đổi mới các biểu mẫu đánh giá cho phù hợp với cách đánh giá
giờ dạy ở trường mầm non.
- Tăng thêm số tiết dự giờ thăm lớp 14 tiết/đợt, số giáo án vẫn giữ nguyên
nhưng phải quy định rõ là soạn bài bằng viết tay (không được đánh máy).
- Xây dựng lại các biểu mẫu nhằm thay đổi phương thức đánh giá TTSP:
Nhiều GV hướng dẫn đánh giá một SV, hoặc kết hợp đánh giá của GV phổ thông và
giảng viên sư phạm.
- Tăng kinh phí TTSP, đặc biệt là kinh phí chi trả cho GV dạy giờ giảng
mẫu. Kinh phí TTSP cần được chuyển sớm hơn, giảm bớt những thủ tục hành chính
5


không cần thiết. Về vấn đề này, nhà trường đã có kiến nghị với Bộ GD&ĐT để tăng
kinh phí đầu tư cho SV sư phạm, giúp nhà trường có thêm ngân sách đầu tư cơ sở
vật chất cho các trường thực hành vệ tinh và tăng cường hoạt động thực tế của SV ở
cơ sở.
- Xây dựng lại cách xếp loại SV, nên bổ sung loại “xuất sắc” dành cho những
SV đăng kí giờ dạy mẫu. Khen thưởng những SV có thành tích xuất sắc trong công
tác thực tập. Nếu có thể, trường sư phạm có thể quy định về tỉ lệ SV đạt loại xuất

sắc trên một đoàn TTSP.
2.4. Đánh giá chung
a) Một số thuận lợi
- Quy chế TTSP, quy trình đăng kí các đoàn TTSP rõ ràng. Việc lựa chọn
trưởng đoàn đều dựa trên tinh thần tự nguyện, thành tích của SV (thường trưởng
đoàn là lớp trưởng, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng hoặc cán bộ lớp).
- Trường Đại học Sư phạm thường xuyên liên hệ với các cơ sở TTSP để kịp
thời giải quyết những vấn đề nảy sinh, trong đó cử cụm trưởng xuống làm việc với
các cơ sở TTSP 2 đợt/1 đoàn. Cụm trưởng có trách nhiệm phối hợp với ban chỉ đạo
TTSP ở cơ sở thực tập, các trưởng đoàn để quản lý và chịu trách nhiệm trước ban chỉ
đạo TTSP về các hoạt động của SV thực tập trong toàn bộ đợt TTSP.
- Nhiều cơ sở TTSP đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV tập giảng, giảng
dạy trên lớp như: Bố trí phòng soạn giáo án, giảng tập cho SV, phân công GV có
kinh nghiệm hướng dẫn giảng dạy, thực tập chủ nhiệm và thường xuyên kiểm tra
chặt chẽ kế hoạch thực tập của từng SV theo từng tuần.
- Trường sư phạm đã tổ chức đưa SV xuống các trường phổ thông thường
xuyên hơn (ngay từ năm thứ nhất) thông qua hoạt động thực tế môn học nhằm giúp
các em có điều kiện được quan sát, ghi chép, dự giờ và tham gia các hoạt động giáo
dục khác ở trường phổ thông với tư cách là người GV.
- Trường sư phạm đã cử nhiều giảng viên, đặc biệt là giảng viên bộ môn
phương pháp giảng dạy đến trường phổ thông dự giờ, thăm lớp, tìm hiểu thực tế phổ
thông nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ về chuyên môn giữa trường sư phạm với các
trường phổ thông. Đặc biệt, nhà trường hàng năm đã mời hàng chục GV dạy giỏi ở
các trường phổ thông và mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tham gia giảng
dạy chuyên đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (công tác chủ nhiệm lớp và công tác
giảng dạy) cho SV trước khi đi TTSP2.
- Phòng Đào tạo đã phối hợp với Đoàn TNCS HCM nhà trường tổ chức bồi
dưỡng cho SV năm cuối về nghiệp vụ công tác đoàn, đội ở trường phổ thông nhằm
phát triển kĩ năng tổ chức các hoạt động đoàn – đội cho SV.


6


b) Một số khó khăn và tồn tại
- Số lượng SV ở một số cơ sở TTSP quá đông gây khó khăn trong việc phân
công GV hướng dẫn và bố trí giờ dạy cho giáo sinh. Một số cơ sở TTSP phân công
các GV trẻ, còn ít kinh nghiệm trong việc hướng dẫn SV thực tập.
- Một số trưởng đoàn TTSP không bao quát được các hoạt động của đoàn,
thiếu năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động phong trào. Đặc biệt,
nhiều trưởng đoàn còn thiếu chủ động trong việc tham gia vào các sự kiện của cơ sở
TTSP (đoàn TTSP2 tại Trường THCS Túc Duyên, TP. Thái Nguyên), nhiều SV
thiếu tinh thần ý thức trách nhiệm tập thể.
- Đánh giá, chấm điểm TTSP của đa số GV hướng dẫn ở các cơ sở thực tập
còn rộng, chưa bám sát đúng tiêu chí đánh giá ghi trong Quy chế, dẫn đến chưa có
sự phân loại kết quả của SV.
- Một số cơ sở thực tập còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, không có phòng đợi
và phòng tập giảng, sinh hoạt chuyên môn dành cho giáo sinh. Đặc biệt, có cơ sở
thực tập không có phòng máy tính, phòng thí nghiệm để SV có thể thực hiện những
giờ giảng có ứng dụng công nghệ thông tin hoặc hướng dẫn HS thực hành.
- Phương pháp giảng dạy của đa số SV thiếu linh hoạt, nhiều SV chưa biết sử
dụng các phương pháp dạy học hiện đại (chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình,
gợi mở - vấn đáp), giáo án chưa phù hợp, chưa nắm được trọng tâm bài dạy, ít liên
hệ thực tế và hạn chế về các kĩ năng như: trình bày bảng, thuyết trình, tổ chức dạy
học, quản lý lớp học, xử lý tình huống sư phạm,...
- Công tác chủ nhiệm của SV còn hạn chế, đặc biệt là trong công tác giáo
dục HS cá biệt và bồi dưỡng HS giỏi. Một số SV tổ chức sinh hoạt lớp chủ nhiệm
chưa đều đặn, hoạt động ngoài giờ còn tương đối sơ sài, thiếu kinh nghiệm trong
làm việc với phụ huynh HS.
- Trong quá trình tập giảng, giảng viên chưa đánh giá đúng năng lực thực sự
của SV. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều SV có năng lực sư phạm hạn chế không

đáp ứng được yêu cầu giảng dạy ở trường phổ thông nhưng vẫn đủ điều kiện để đi
TTSP.
- Còn một số SV chưa chấp hành đúng nội quy của cơ sở TTSP và Quy chế
TTSP dẫn đến xảy ra một số trường hợp bị phê bình với các hình thức là cảnh cáo
và đình chỉ ở các cơ sở TTSP như: Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT Hiệp
Hòa số 4, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc và Trường Mầm non 1-5.
- SV thiếu tự tin vào khả năng của bản thân, chưa có ý thức phấn đấu vươn
lên trong học tập cũng như chấp nhận thử thách. Trong năm học vừa qua, nhà
trường đã liên hệ một số cơ sở giáo dục có chất lượng cao với môi trường giáo dục
quốc tế (Trường Phổ thông liên cấp Vinschool – Hà Nội). Tuy nhiên, số SV đăng kí
7


thực tập rất ít (chỉ 4 SV), do đó không thành lập được đoàn TTSP2. Đặc biệt, nhiều
SV không tích cực trong việc đăng kí giờ giảng xuất sắc, giờ giảng mẫu ở cơ sở
thực tập.
- Các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội SV nhà trường cần
tích cực hơn nữa trong việc bồi dưỡng kĩ năng mềm; giáo dục ý thức kỉ luật, lòng
yêu nghề; chấn chỉnh tác phong, trang phục của SV; xây dựng môi trường sư phạm
xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt, cần có giải pháp thu hút được số lượng lớn SV tham gia
vào các hoạt động này thông qua việc mở rộng thành viên các câu lạc bộ như văn
nghệ, thể thao, tình nguyện,...
3. Kế hoạch TTSP năm học 2015 – 2016
- Trong năm học 2015 – 2016, khóa 48 sẽ đi TTSP1 và khóa 47 đi TTSP2.
Số lượng SV đi TTSP trong hai đợt này không giảm so với năm học 2014 – 2015.
Do vậy, trường sư phạm dự kiến sẽ mở rộng địa bàn TTSP để giảm số lượng SV
trên mỗi đoàn.
- Tiếp thu các ý kiến trao đổi của các cơ sở TTSP, trường sư phạm sẽ nghiên
cứu điều chỉnh quy chế TTSP cho phù hợp với yêu cầu của các cơ sở TTSP (về các
biểu mẫu, cách đánh giá,…).

- Tăng cường các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho
SV, đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp SV biết vận dụng những
phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học ở trường phổ thông.
4. Kế hoạch tăng cƣờng công tác rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm
- Tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm cấp trường lần thứ VIII vào dịp kỉ niệm
ngày thành lập Trường 31 – 10 hoặc Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 nhằm thúc đẩy
phong trào rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV ở tất cả các khoa.
- Hằng năm tổ chức “Tuần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm” thông qua các cuộc
thi: thi giảng, thi thiết kế đồ dùng dạy học, thi thiết kế hoạt động giáo dục,... Mời
GV dạy giỏi ở các trường phổ thông tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm cũng
như đánh giá SV.
- Tiếp tục tăng cường cho SV đi thực tế môn học tại các trường phổ thông và
các trường mầm non ngay từ năm thứ nhất nhằm tăng cường tiếp xúc giữa giáo sinh
với HS, tìm hiểu môi trường giáo dục, quan sát sư phạm, tìm hiểu giờ học, giờ dạy
và tham gia các hoạt động giáo dục ở phổ thông.
- Tăng cường tổ chức các khóa tập huấn bồi dưỡng kĩ năng mềm, kĩ năng sử
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kĩ năng vận dụng các phương pháp dạy
học hiện đại và kĩ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS ở trường
phổ thông.

8


- Tiếp tục phát triển chương trình của các học phần Thực hành sư phạm (1, 2,
3) nhằm hình thành và bồi dưỡng cho SV những năng lực cần thiết trước khi đi
TTSP ở trường phổ thông.
- Đổi mới cách đánh giá kết quả TTSP, bổ sung hồ sơ thực tập, tăng các tiêu
chí đánh giá SV thông qua sản phẩm và các hoạt động của SV ở trường phổ thông.
Đánh giá cần có sự phân loại SV rõ hơn, có thể đề xuất quy định tỉ lệ SV đạt loại
xuất sắc trên mỗi đoàn và có khen thưởng với những SV đạt loại xuất sắc.

- Phối hợp với Sở GD&ĐT Thái Nguyên thành lập hệ thống các trường thực
hành sư phạm “vệ tinh”. Trên cơ sở đó, trường sư phạm có thể thường xuyên cử SV
xuống thực hành, thực tế môn học và tham gia hoạt động trợ giúp trường thực hành
tổ chức các sự kiện, các ngày lễ kỉ niệm lớn.
- Xây dựng các phòng học trực tuyến và kết nối trực tuyến giữa Trung tâm
Phát triển kĩ năng sư phạm với các trường thực hành sư phạm vệ tinh nhằm giúp SV
có thể quan sát các giờ dạy mẫu ở trường phổ thông và cùng giảng viên phân tích
bài học ngay tại giảng đường đại học.
- Xây dựng kế hoạch thí điểm các chương trình tình nguyện (volunteer
program) của SV tại các trường thực hành vệ tinh như: trợ giảng cho GV phổ thông,
hướng dẫn HS tự học, giúp đỡ HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi, tư vấn học đường,
tổ chức các sự kiện văn hóa – văn nghệ – thể dục thể thao, quản lý thư viện, quản lý
các hoạt động ngoại khóa của HS, xây dựng môi trường học tập “thân thiện”,…

9


MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
PGS.TS. Cao Thị Hảo
Cụm trưởng, Giảng viên Khoa Ngữ văn
Một trong những khâu yếu nhất của giáo dục đại học nói chung và giáo dục
đại học sư phạm hiện nay vẫn là nặng về lý thuyết, thực hành rất hạn chế hoặc thiếu
kĩ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp. Điều này nhiều khi dẫn đến một thực tế không
chỉ dừng lại ở việc lý thuyết suông theo kiểu “làm như tôi nói, đừng làm như tôi
làm” mà là chất lượng lao động có kĩ năng nghề nghiệp bị ảnh hưởng, không đáp
ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay, dễ dàng bị đào thải, hoặc không được chấp
nhận hoặc bị đào tạo lại.
Đối với các trường sư phạm, hoạt động TTSP là một trong những vấn đề
quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nghề và tăng cường khả năng thực hành cho
SV sư phạm trước khi tốt nghiệp. Vậy thực trạng công việc này được thực hiện ở

phổ thông như thế nào và chất lượng ra sao? Qua công việc thực tập 7 tuần của SV
ở trường phổ thông mà chúng tôi được phân công làm cụm trưởng, có thể nhận thấy
một số vấn đề sau:
Trước hết, về chất lượng của các đợt thực tập qua điểm số mà nói thì rất cao
(hầu hết SV đều đạt loại giỏi và xuất sắc). Tình hình này có phản ánh đúng thực
trạng của công tác thực tập không? Khi trao đổi với Ban chỉ đạo thực tập ở trường
phổ thông, GV chuyên môn, GV hướng dẫn và trực tiếp tham gia dự giờ, rút kinh
nghiệm và trao đổi về chuyên môn với các thầy cô ở trường phổ thông và với các
giáo sinh, chúng tôi nhận thấy một thực trạng khác với kết quả này. Có thể thấy, kết
quả trên chỉ đúng với một số ít SV, còn phần lớn, các em vẫn khá hạn chế về các kĩ
năng nghiệp vụ thông thường như cách viết bảng, cách diễn đạt một vấn đề, cách sử
dụng âm lượng, nhịp độ nói nhanh chậm… Cụ thể, các em không biết cách bố cục
một tiết giảng cho hợp lý về dung lượng thời gian, kiến thức, mục đích của bài học;
chưa biết cách trình bày một vấn đề cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; chưa biết
cách mở rộng kiến thức theo bề sâu hay chiều rộng; chưa biết xác định kiến thức
trọng tâm cơ bản và kiến thức bổ trợ trong mỗi tiết học hay mỗi bài giảng…. Chính
vì vậy, GV phổ thông thường đánh giá cao về tính tích cực, nhiệt tình trong việc
tham gia các hoạt động, sự sáng tạo, chăm chỉ trong việc chuẩn bị bài giảng, đồ
dùng dạy học nhưng về kĩ năng và phương pháp vẫn là khâu yếu nhất của SV mà họ
còn phàn nàn.
Thực tế này cho thấy, các em đã được trang bị khá tốt về kiến thức nhưng
dường như kĩ năng nghề nghiệp vẫn còn khá sơ sài hoặc bị động. GV phổ thông

10


thường đánh giá SV ở việc học nghề, tập sự nên vẫn dành cho những kết quả khá ưu
ái. Và đôi khi vì là học nghề nên cũng được “ưu ái” mọi việc, kể cả việc dạy thay
rất nhiều giờ hoặc làm công tác chủ nhiệm triền miên khiến các em khá vất vả trong
công tác thực tập và không xác định đúng mục đích của hoạt động thực tập nữa.

Điều này đã vô tình khiến cho chúng ta có một kết quả “ảo” về công tác thực tập
của SV. Và qua đó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng thực của việc
rèn luyện kĩ năng nghề và trang bị nghiệp vụ cho SV ở trường đại học.
Vậy ở trường đại học đã rèn luyện nghiệp vụ cho SV như thế nào? Theo
chúng tôi, ta nên hiểu việc rèn luyện nghiệp vụ cho SV không chỉ là hoàn thành một
chuyên đề Rèn luyện nghiệp vụ (hay còn gọi là Tập giảng khoảng 02 tín chỉ) là SV
có thể thành thạo các kĩ năng và thực hành tốt nghiệp vụ, mà đây là vấn đề cần phải
được rèn luyện thường xuyên, liên tục. Chúng tôi quan niệm, công việc rèn nghề
không phải chỉ thuộc về các thầy cô ở Bộ môn phương pháp, mà là nhiệm vụ của tất
cả các giảng viên khi đứng lớp. Một giảng viên giỏi luôn là người có chuyên môn
tốt và khả năng sư phạm tốt. Chính vì vậy, ngay trong các môn học, mỗi giảng viên
cần có ý thức rèn nghề cho các em để SV vừa tích lũy các kiến thức đồng thời rèn
luyện được các kĩ năng thực hành (chẳng hạn như cách sử dụng ngôn ngữ, lập luận
đối với một vấn đề, cách viết bảng, xác định được mục đích, trọng tâm kiến thức,
cách sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong từng bài giảng.…). Và có lẽ chúng
ta cần xem lại cách thức giảng dạy môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm – một môn
học có tính đặc thù ngành. Chúng ta có thể coi đây như một môn học mà SV có dịp
được thể hiện các kĩ năng nghề nghiệp và nghiệp vụ chuyên môn một cách tốt nhất,
giống như một hội thi và giảng viên là một giám khảo khó tính chứ không đơn giản
là đến lúc này (năm thứ 4) mới rèn cho SV các thao tác, kĩ năng nghiệp vụ để biết
cách thực hành, đứng lớp nữa.
Có lẽ, đổi mới giáo dục dù theo hướng nào thì đối với các trường sư phạm,
khâu đầu tiên cần chú trọng vẫn là rèn luyện các kĩ năng thực hành nghề cho SV.
Muốn vậy, chúng ta phải tạo môi trường và ý thức về rèn nghề cho SV ngay từ năm
thứ nhất. Bản lĩnh đứng trước đám đông để không rơi vào cảnh “tim đập chân run”,
vững vàng và trưởng thành trong nghề ngay khi còn là một SV, chứ không phải
trong vai trò giáo sinh mới được rèn các kĩ năng nghiệp vụ để thực hành nghề
nghiệp. Có như vậy hoạt động TTSP mới phản ánh đúng chất lượng thực tế. Hi
vọng cùng với việc đổi mới giáo dục, chúng ta sẽ phải đổi mới công tác thực tập sự
phạm và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngay từ bây giờ để chất lượng giáo dục ở

trường sư phạm đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay.

11


BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC TẬP SƢ PHẠM 2
TẠI CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH TUYÊN QUANG
ThS. Đỗ Văn Hảo
Cụm trưởng, Giảng viên Khoa Địa lý
1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.1. Về phía nhà trƣờng
a. Thuận lợi
Đội ngũ các thầy cô giáo ở các nhà trường có chuyên môn tay nghề cao, có
năng lực sư phạm vững vàng, yêu nghề và gắn bó với nhà trường, nhiệt tình trách
nhiệm hết lòng hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ giáo sinh về TTSP tại trường đạt
kết quả tốt nhất, xác định rõ trách nhiệm và mục tiêu trong công tác bồi dưỡng đội
ngũ GV trẻ mới vào nghề cũng như giáo sinh TTSP tại trường trong các năm học và
coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường.
Về cơ sở vật chất, hầu hết các nhà trường đều được xây dựng các phòng học
khang trang, có phòng học bộ môn, phòng sử dụng công nghệ trong dạy học, phòng
chứa thiết bị các môn chung, phòng y tế học đường, phòng làm thư viện, phòng
truyền thống, phòng dành cho Ban Giám hiệu, phòng ban, các tổ chuyên môn và các
đoàn thể làm việc, nhà bảo vệ, hệ thống tường bao, khu vực vệ sinh đầy đủ.
b. Khó khăn
Trình độ đội ngũ GV chưa đều, một số GV chưa thật sự nhiệt tình hướng dẫn
SV thực tập giảng dạy và giáo dục.
Cơ sở vật chất của một số trường chưa đảm bảo như: Trường THPT Sơn
Dương còn có phòng học tạm, thiếu các phòng học công nghệ thông tin, phòng sinh
hoạt chuyên môn,…
1.2. Về phía giáo sinh thực tập

Các em là SV về TTSP tại trường đại đa số có ý thức học tập và rèn luyện
chăm chỉ, nhiệt tình, trách nhiệm, ham học hỏi trong công tác giảng dạy, công tác
chủ nhiệm và tổ chức tham gia các hoạt động ngoại khóa tích cực, đặc biệt là các
hoạt động thể thao.
2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
2.1. Về phía nhà trƣờng
Ban chỉ đạo thực tập các trường THPT đã xây dựng kế hoạch chung toàn
đợt thực tập, chỉ đạo, hướng dẫn cho SV TTSP và GV hướng dẫn thực hiện, triển
khai cụ thể trong 7 tuần với mục đích:

12


- Giúp SV tìm hiểu thực tế giáo dục, các chức năng, nhiệm vụ của người GV,
từ đó hình thành ý thức tình cảm nghề nghiệp.
- Tạo điều kiện để SV vận dụng kiến thức, củng cố, hệ thống hoá, mở rộng
các kiến thức, kĩ năng đã được học ở trường đại học cụ thể:
+ Hướng dẫn GV bộ môn và GV chủ nhiệm đánh giá kết quả TTSP; tiêu chí
đánh giá một tiết dạy; công tác chủ nhiệm; công tác ngoại khóa.
+ Tất cả các văn bản, kế hoạch đều được phổ biến công khai, thông báo trực
tiếp lịch trên bảng tin nhà trường cho GV hướng dẫn và SV theo dõi thực hiện.
Tuy nhiên, ở trường THPT Nguyễn Văn Huyên việc tổ chức các buổi họp
đoàn TTSP hơi muộn (sang giữa tuần 2 mới tổ chức). Vì vậy, gây khó khăn cho
giáo sinh trong việc lập kế hoạch giảng dạy và chủ nhiệm…). Một số trường không
chỉ đạo cho các GV hướng dẫn dạy giờ mẫu cho giáo sinh dự và học tập rút kinh
nghiệm. Nhiều GV yêu cầu giáo sinh lên lớp quá nhiều tiết trong tuần, nhưng không
dự giờ rút kinh nghiệm. Vì vậy, giáo sinh rất khó khăn trong việc dạy và quản lí HS.
2.2. Về phía SV
Đại đa số SV thực hiện tốt, đúng chương trình, kế hoạch hoạt động của ban
chỉ đạo thực tập và của các GV hướng dẫn thực tập giảng dạy, thực tập giáo dục.

Đoàn SV thực tập đã phối kết hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo, triển khai kế hoạch
đồng bộ và nhịp nhàng trong toàn đợt thực tập. SV thực tập luôn nhận thức rõ vai
trò trách nhiệm của mình, có tinh thần và ý thức chấp hành tốt mọi công việc đươc
giao. Tích cực tham gia các hoạt động giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm và tham
gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo dục đạo đức HS,...
Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ SV ở tất cả các khoa vẫn chưa thực sự tự
giác: chuẩn bị bài giảng còn chưa tốt, lúng túng, thiếu tự tin, chữ viết bảng nhỏ,
xiêu vẹo, nguệch ngoạch, trình bày lộn xộn, thiếu khoa học, chưa bao quát tốt lớp
học trong giờ giảng. Kĩ năng giao tiếp và xử lí các tình huống sư phạm chưa tốt.
Một số SV ít tham gia các buổi sinh hoạt đoàn, các hoạt động đoàn, Đoàn trường và
địa phương tổ chức, chưa chủ động gặp GV hướng dẫn, còn để GV hướng dẫn tìm
gặp, do đoàn đông nên một số còn ỷ lại trong các công việc chung của đoàn. Một số
giáo sinh chưa nghiêm túc với HS HS còn để HS trêu ghẹo, chưa hợp tác và chưa
tôn trọng giáo sinh: cười đùa, nói chuyện, không chép bài, làm việc riêng trong lớp,
ra ngoài tự do, có thái độ chống đối giáo sinh.
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.1. Về thực tập giảng dạy
- Lập kế hoạch và thực hiện các công việc giảng dạy của người GV.
- Mỗi SV thực tập giảng dạy 7 tiết, soạn 7 giáo án và được GV hướng dẫn
đánh giá, cho điểm.
13


- Các SV đã tiếp cận phương pháp giảng dạy mới trong các môn trường
THPT, đặc biệt là thực hiện công tác soạn giáo án, tập giảng và các tiết dạy đều
được GV hướng dẫn và nhóm dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm, đánh giá, kết quả toàn
đoàn xếp loại giảng dạy.
3.2. Về thực tập giáo dục
- Lập kế hoạch và thực hiện các công việc của GV chủ nhiệm lớp, thường
xuyên lên quản lý lớp vào đầu giờ học, làm việc nghiêm túc, đúng giờ.

- Thăm hỏi gia đình HS có hoàn cảnh đặc biệt lớp chủ nhiệm trung bình mỗi
SV thăm 4 gia đình HS (ít nhất là 2 HS).
- Các SV đều có ý thức tìm hiểu các hoạt động giáo dục ở trường, rèn luyện
kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp với đồng nghiệp, với HS. Tổ chức các giờ sinh hoạt
lớp hiệu quả góp phần xây dựng nề nếp kỷ cương, giáo dục đạo đức và kĩ năng sống
cho HS. Tích cực học hỏi, tham gia nhiệt tình vào phong trào thi đua “xây dựng
trường học thân thiện HS tích cực” của nhà trường và làm tốt công tác chủ nhiệm
lớp, các lớp chủ nhiệm được nhà trường đánh giá đều có sự tiến bộ, kết quả xếp loại
chủ nhiệm.
3.3. Về tham gia hoạt động ngoại khóa
- Các SV đều có khả năng thu hút phát huy năng lực tập thể lớp tham gia vào
các hoạt đông ngoại khóa, tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, làm báo.
- Phối hợp với BCH Đoàn trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường, tổ chức cho HS ngoại khoá tại
trường thu được kết quả tốt và có ý nghĩa giáo dục toàn diện cho HS.
4. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Xuất phát từ thực tế sau đợt TTSP tại trường, với cương vị là cụm trưởng tôi
xin được đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục những khó khăn, từ đó chất lượng
TTSP được nâng lên.
4.1. Đối với trƣờng Đại học Sƣ phạm
- Tăng số tiết tập giảng, giảm bớt số lượng SV từ 10 – 12 SV/1 nhóm rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm nhằm giúp cho SV có cơ hội hơn để rèn luyện kĩ năng viết
bảng, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, luyện tập giọng nói, xử lý các tình huống
sư phạm.
- Cần tập huấn cho SV chức năng, nhiệm vụ của người GV chủ nhiệm, của
người cán bộ Đoàn viên thanh niên, để giúp các em vững vàng và tự tin hơn trong
công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn tại trường phổ thông. Giúp SV tự tin và
mạnh dạn hơn trước tập thể đám đông, hình thành, củng cố các kĩ năng hoạt động
cho SV.


14


- Nên lựa chọn trưởng đoàn TTSP là những SV là lớp trưởng hoặc Bí thư chi
đoàn, không nên chỉ định những SV chưa từng làm cán bộ lớp, đoàn, hội. Việc chỉ
định như đợt thực tập vừa qua tại Tuyên Quang đã làm ảnh hưởng nhiều đến công
tác thực tập tại các nhà trường vì các em còn nhút nhát, chưa chủ động trong công
tác.
- Giảm bớt số lượng giáo sinh thực tập trung bình từ 40 - 45 SV/1 đoàn để
đảm bảo chất lượng. Hầu hết các trường THPT tại Tuyên Quang đều nhận tới 3
đoàn về thực tập nên sĩ số quá đông ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy
của SV.
- Tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm hàng năm ở cấp khoa, cấp trường nhằm
thúc đẩy SV tích cực học tập, tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng nghiệp vụ; tự tin khi
đứng trên bục giảng, đó là cơ hội giúp SV trau dồi kiến thức sư phạm.
- Nên tăng thời gian thực tập thành 8 tuần: thời gian 7 tuần là tương đối ngắn
vì SV mất tuần đầu họp, gặp mặt lập kế hoạch và tuần cuối SV đã phải hoàn thành hồ
sơ thực tập (thực tế hầu hết các trường THPT ở Tuyên Quang đã kết thúc thực tập và
tổng kết ngày giữa tuần 7) còn lại chỉ còn 5 tuần thực dạy.
4.2. Đối với SV thực tập
- Điều quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi SV thực tập phải xây dựng
kế hoạch và duyệt kế hoạch thực tập và giảng dạy cụ thể trước khi thực hiện.
- Phải tìm đọc những tài liệu có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp và lập
kế hoạch chủ nhiệm lớp rõ ràng, cần phải dự đoán một số tình huống sư phạm có
thể xảy ra. Đồng thời phải có sổ nhật ký sư phạm và sổ công tác chủ nhiệm để ghi
chép lại hoạt động thực tập và chủ nhiệm của mình.
- Đặc biệt giáo sinh phải có thái độ cầu tiến, luôn học hỏi, lắng nghe những
góp ý chân tình, tích cực của GV hướng dẫn để ngày càng tiến bộ.
4.3. Với trƣờng THPT
- Đầu tư thêm một số trang thiết bị phòng bộ môn, phòng công nghệ để đáp

ứng yêu cầu dạy và học đổi mới, yêu cầu của SV về thực tập tại trường đạt hiệu quả
tốt nhất.
- Ban Giám hiệu cần tổ chức họp với đoàn TTSP ngay tuần đầu tiên để SV
chủ động lập kế hoạch giảng dạy và kế hoạch chủ nhiệm.
- Đoàn TTSP phải đóng góp nhiều khoản như: quỹ khuyến học, quỹ đoàn
thanh niên, công đoàn, liên hoan,.. bởi nhiều SV có hoàn cảnh rất khó khăn. Do vậy,
đề nghị Ban Giám hiệu các nhà trường nên hạn chế các khoản đóng góp này.

15


VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƢ PHẠM
TẠI CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG
ThS. Tô Thị Thoa
Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc
Công tác TTSP là một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo GV, được
Trường Đại học Sư phạm và các trường phổ thông coi trọng, có sự chỉ đạo, có kế
hoạch tổ chức, có sự chuẩn bị chu đáo và ngày càng hoạt động nề nếp hiệu quả hơn.
Công tác TTSP góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục gắn lý thuyết với thực hành,
lý luận với thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV trong quá
trình đào tạo, góp phần gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng GV.
Trong những năm qua, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã có sự
chuẩn bị và có các giải pháp tích cực cho công tác TTSP. Nhà trường đã trang bị
cho SV kiến thức về chuyên môn, phương pháp, tập giảng trước khi đến các cơ sở
thực tập. Tăng cường kết hợp chặt chẽ với các trường phổ thông, tạo ra nhiều
trường vệ tinh phối hợp với Trường Đại học Sư phạm trong khâu thực tế và TTSP.
Các hoạt động thực tế tại các trường phổ thông là cơ sở, nền móng bước đầu, tạo
điều kiện để SV tìm hiểu, làm quen với công việc, góp phần làm cho công tác TTSP
đạt chất lượng, hiệu quả hơn. Đặc biệt trong mấy năm gần đây, Trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo về công tác TTSP nhằm đánh giá khách

quan công tác thực tập, từ đó có giải pháp trong chiến lược đào tạo GV, đáp ứng
yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của ngành.
Đối với trường phổ thông cần xác định công tác hướng dẫn TTSP là nhiệm
vụ trong quy trình đào tạo GV. Ngay từ bước đầu chúng tôi đã thành lập ban chỉ đạo
TTSP, chọn cử GV có uy tín, trách nhiệm, kinh nghiệm hướng dẫn SV làm công tác
chủ nhiệm, chuyên môn, dạy mẫu cho giáo sinh. Tổ chức cho GV và SV học nội
quy, quy định về công tác thực tập, hướng dẫn SV làm kế hoạch, tìm hiểu nhà
trường, công tác chủ nhiệm lớp ở trường nội trú, soạn bài và tập giảng trước khi lên
lớp, chú trọng hướng dẫn đổi mới phương pháp giảng dạy cho SV theo hướng phát
triển năng lực HS. Hiện nay, đổi mới phương pháp giảng dạy đang diễn ra mạnh mẽ
ở các trường phổ thông. Thực hiện Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI về đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông,
trường phổ thông Vùng Cao Việt Bắc đã chủ động về chương trình, điểu chỉnh kế
hoạch giảng dạy và sách giáo khoa hiện hành, bổ sung các kiến thức cần thiết,
nghiên cứu cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương

16


trình hiện hành, xây dựng các chủ đề liên môn, lồng ghép, tích hợp, bổ sung vào kế
hoạch giảng dạy theo hướng coi trọng thực hành, vận dụng thực tiễn, phát triển
năng lực HS. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Triển khai các
phương pháp, hình thức dạy học tích cực, phát huy tính tích cực, chủ động, tự học,
sáng tạo của HS, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhằm phát triển
năng lực vốn có của HS, mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Nội
dung và tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy được GV hướng dẫn chỉ bảo tận
tình chu đáo cho SV. Với đặc thù trường phổ thông dân tộc nội trú, ngoài việc giảng
dạy, học tập, nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ: Văn nghệ, thể thao, rèn kĩ
năng sống, các câu lạc bộ bổ trợ cho học tập và thu hút các em vào các hoạt động

vui chơi giải trí lành mạnh. Các hoạt động của nhà trường phối hợp với công tác
TTSP bảo đảm sự phù hợp, khoa học và chất lượng, giáo sinh có cơ hội tham gia
các hoạt động thực tiễn, trải nghiệm cùng lớp chủ nhiệm. Nhà trường luôn tạo mọi
điều kiện về cơ sở vật chất, động viên giáo sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Công tác
đánh giá giáo sinh bảo đảm công bằng, đánh giá theo khả năng và sự cố gắng của
các em. Ban chỉ đạo thường xuyên liên hệ, thông tin trao đổi với Trường Đại học Sư
phạm để phối hợp chỉ đạo, quản lý SV. Để công tác TTSP và công tác bồi dưỡng
GV ngày càng chất lượng, hiệu quả hơn, trường phổ thông Vùng Cao Việt Bắc xin
có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng
GV để có đánh giá khách quan về công tác TTSP và chất lượng đào tạo GV.
- Trong những đợt TTSP, Trường Đại học Sư phạm cần cử giảng viên đến
các cơ sở TTSP để tham gia dự giờ, đánh giá, giám sát các hoạt động của đoàn
TTSP nhiều hơn.
- Cần kiểm tra đánh giá kiến thức, phương pháp giảng dạy của SV trước khi
đến các cơ sở thực tập.
- Cập nhật chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá
ở phổ thông nhiều hơn nữa cho SV.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản
lý, GV trường phổ thông, tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề để GV phổ thông
được học tập theo nguyện vọng.
- Hướng dẫn GV và HS các trường phổ thông trong công tác nghiên cứu
khoa học, làm đề tài, sáng kiến kinh nghiệm.
- Cần điều chỉnh chi phí bồi dưỡng cho dạy mẫu ở trường phổ thông.
Trường phổ thông mong muốn được đóng góp ý kiến từ phía Trường Đại
học Sư phạm về công tác chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, đánh giá giáo sinh trong
công tác TTSP để chúng tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.
17



Sự nghiệp giáo dục đang trên đà đổi mới căn bản và toàn diện ở các cấp, các
bậc, các ngành học. Đổi mới từ mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, phương
pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học,
đòi hỏi cần có đội ngũ GV giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Sự phối hợp
giữa Trường Đại học Sư phạm với các trường phổ thông để làm tốt hơn công tác
TTSP là giải pháp tích cực trong chiến lược đào tạo GV, tạo ra sự chuyển biến tích
cực của cả hệ thống giáo dục, đào tạo ra thế hệ GV có chất lượng, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn, đảm đương được sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện của ngành giáo
dục.

18


THAM LUẬN CÔNG TÁC THỰC TẬP SƢ PHẠM
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TS. Trần Ngọc Bích
Cụm trưởng, Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học
1. Đặc điểm tình hình
Khóa 46 ngành Giáo dục tiểu học với 158 SV (trong đó có 01 SV nam, còn
lại là nữ) đi thực tập tại 6 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó
có 5 trường tại thành phố Thái Nguyên và 01 trường tại huyện Phú Lương.
Khác với SV của các ngành khác, SV ngành Giáo dục tiểu học khi đi thực
tập không chỉ thực tập chủ nhiệm, giảng dạy, tham gia tổ chức các hoạt động giáo
dục mà các em còn học được cách tổ chức một bữa ăn bán trú hay trông trưa cùng
các cô giáo ở trường tiểu học.
2. Thuận lợi và khó khăn
2.1. Thuận lợi
Về phía nhà Trường Sư phạm: Nhà trường đã liên hệ với các trường tiểu học
có uy tín, chất lượng và là đối tác của nhà trường trong những năm qua. Trong quá
trình TTSP, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo của Nhà

trường, của phòng chức năng.
Về phía Trường Tiểu học: Các thầy cô trong Ban Giám hiệu của trường tiểu
học mà SV ngành Giáo dục tiểu học thực tập đều rất trách nhiệm, nhiệt tình, chu
đáo, làm việc có kế hoạch và khoa học. Nhà trường tiểu học có đội ngũ GV giỏi,
nhiệt tình, có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm. Có nhiều cô giáo sau mỗi buổi
dạy còn dành thời gian duyệt giáo án tại trường cho SV. HS của các trường tiểu học
mà SV được thực tập đều ngoan, có nề nếp. Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ
dạy học đủ theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia.
Về phía Đoàn TTSP: Khác với các Đoàn TTSP2 của cấp THPT thì Đoàn
TTSP2 của cấp tiểu học bao gồm SV hai ngành: Giáo dục tiểu học và ngành Mĩ
thuật, tuy nhiên chủ yếu là SV ngành Giáo dục Tiểu học. Do các trường tiểu học
đều gần với Trường Sư phạm, phần lớn SV đều không có sự thay đổi về chỗ ở, xáo
trộn về sinh hoạt, việc đi lại từ Trường Sư phạm đến các trường tiểu học đều rất
thuận lợi. Riêng có trường tiểu học Giang Tiên thì SV ở tại trường thực tập.
SV có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chuyên cần, chăm chỉ. Tích cực tham gia
các hoạt động của nhà trường, gần gũi thân thiện với cán bộ GV, nhân viên và HS
trong trường.

19


2.2. Khó khăn
Hầu hết các trường mà SV thực tập đều không có phòng chờ, phòng làm việc
cho SV. Sĩ số HS ở các lớp của trường tiểu học đều đông, phòng học nhỏ nên việc
quản lí, bao quát lớp của SV gặp khó khăn.
Bên cạnh đó là kĩ năng mềm của một phần nhỏ SV còn hạn chế. Nhiều SV
chưa chủ động trong công việc (đặc biệt là việc tham gia trông trưa với GV các lớp
không có thực tập).
3. Đánh giá của nhà trƣờng tiểu học
- Ý thức tìm hiểu tình hình giáo dục ở địa phương và các hoạt động của

trường: SV có ý thức thâm nhập thực tế tốt. Tích cực tìm hiểu nội dung công việc
của GV phổ thông và các hoạt động của nhà trường.
- Về thực tập chuyên môn: Ý thức dự giờ GV phổ thông của SV tốt, ghi chép,
học hỏi, trao đổi thẳng thắn, cởi mở. Lập được kế hoạch giảng dạy toàn đợt và từng
tuần. Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, duyệt giáo án đúng qui định. Tích cực, tự giác tập
giảng. Tham gia rút kinh nghiệm, ý kiến nhận xét, đề xuất trong nhóm tốt. Nắm
được phương pháp giảng dạy, phối hợp được hoạt động của GV và HS, nhiều tiết
dạy hiệu quả tốt.
- Về thực tập giáo dục: Tích cực tìm hiểu tình hình giáo dục của nhà trường,
địa phương, các hoạt động của tổ chuyên môn, chức năng nhiệm vụ của GV,…
Nắm được đặc điểm tình hình HS, đã biết đánh giá, nhận xét hoạt động của HS. Tổ
chức sinh hoạt lớp, đội theo hướng dẫn, có tinh thần trách nhiệm với lớp thực tập
chủ nhiệm.
4. Kiến nghị
Hiện nay ở tiểu học đã và đang thực hiện mô hình trường học mới. Do đó,
kinh đề nghị phòng Đào tạo liên hệ để SV có cơ hội được thực tập, thực tế môn học
tại các trường thực hiện mô hình VNEN.

20


BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC THỰC TẬP SƢ PHẠM 2
NĂM HỌC 2014 – 2015 CỦA KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
ThS. Dương Thị Thúy Vinh
Cụm trưởng, Giảng viên Khoa Giáo dục Mầm non
1. Đặc điểm tình hình chung
Năm học 2014 – 2015, Khoa Giáo dục Mầm non có 142 SV được tham gia
đợt TTSP2 tại 8 trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Kết quả thực tập cho thấy: 100% SV được điểm A (đạt loại giỏi). Trên cơ sở
tập hợp các ý kiến của SV, các cụm trưởng, chúng tôi có một số tổng kết về thuận

lợi, khó khăn và đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
TTSP2.
2. Những thuận lợi, khó khăn
2.1. Thuận lợi
a. Về phía Trường Đại học Sư phạm
- Trường có kế hoạch TTSP2 sớm cho các trường mầm non nên các trường
đều chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thực tập cho SV.
- Quy chế TTSP đã hướng dẫn tương đối cụ thể nên các trường dễ dàng triển
khai công việc.
- SV được trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản, đủ điều kiện để thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn ở trường mầm non.
- Trường cử cụm trưởng là giảng viên để thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát
việc thực tập của SV, qua đó nắm bắt và xử lý kịp thời những vướng mắc tại trường
mầm non.
b. Về phía Trường Mầm non
- Ban Chỉ đạo thực tập và cán bộ GV của các trường mầm non đều rất nhiệt
tình, trách nhiệm, tạo mọi điều kiện cho SV đến học tập tại trường, sẵn sàng trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm với SV, tạo điều kiện cho SV tham gia các hoạt động của
trường.
- Ban Chỉ đạo thực tập và cán bộ GV của các trường mầm non cũng đã tạo
điều kiện cho SV vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học được ở trường sư
phạm vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, giúp SV phát triển kiến
thức thực tiễn; củng cố, phát triển kĩ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ ở trường mầm non; kĩ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm mầm non.

21


2.2. Khó khăn
a. Về phía Trường Đại học Sư phạm:

- Một số điều trong Quy chế TTSP chưa cụ thể đối với ngành giáo dục mầm
non nên còn gây ra hiểu nhầm, gây khó khăn cho Ban chỉ đạo và GV trong việc
hoàn thiện hồ sơ theo hợp đồng.
- Kinh phí chi trả cho trường mầm non chưa tính đến tiền khấu hao tài sản,
tiền chi cho đồ dùng, đồ chơi nên SV phải tự bỏ tiền ra mua, rất tốn kém.
- SV chưa thực sự được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế nên khi xuống trường
mầm non còn mất nhiều thời gian để thích ứng. SV cũng chưa được trang bị đầy đủ
những kĩ năng cơ bản như kĩ năng sử dụng máy chiếu, phông chiếu, kĩ năng làm đồ
dùng, đồ chơi, trang trí lớp, kĩ năng xử lý tình huống sư phạm,... nên cũng gặp
nhiều khó khăn, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động TTSP.
- Thời gian 7 tuần chưa đủ để SV được thực tập ở tất cả các độ tuổi của trẻ
và được tổ chức tất cả các dạng tiết học và hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
b. Về phía Trường Mầm non
- Điều kiện cơ sở vật chất, số lượng nhóm lớp (nhất là lớp ở độ tuổi nhà trẻ)
còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch và hiệu quả giảng dạy của
SV (phần lớn các trường mầm non đợt TTSP2 đều chỉ có một lớp nhà trẻ nên khi
phân công, SV phải dồn nhóm, dạy liên tục mới đủ mỗi SV 2 tiết nhà trẻ).
- Một số trường mầm non có địa điểm cách xa Trường Đại học Sư phạm nên
SV cũng gặp khó khăn khi đi lại.
- Việc ăn uống của SV cũng gặp khó khăn khi trường mầm non không nấu ăn
cho SV ngay cả khi SV phải ở lại trông trẻ ngủ buổi trưa.
3. Đề xuất – Kiến nghị
- Tăng thời gian TTSP cho SV từ 7 tuần lên 10 tuần.
- Cho phép SV lấy giấy giới thiệu và đi TTSP ở các tỉnh khác nhau. Có thể
mở rộng phạm vi các trường mầm non ngoài địa bàn thành phố (ví dụ các trường
mầm non thuộc huyện Đồng Hỷ). Trong quá trình cho SV đăng ký về các trường,
chú ý số lượng lớp nhà trẻ để phân bổ cho phù hợp (những trường có từ 1 lớp nhà
trẻ chỉ có thể phân 10 - 15 SV/đoàn).
- Điều chỉnh, bổ sung các điều 17, 18 trong quy chế TTSP, mẫu phiếu số 11,
12, 13, 14 cho phù hợp với đặc thù mầm non và phù hợp với từng đợt TTSP.

- Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa Nhà trường và trường mầm
non để tạo điều kiện cho giảng viên và SV được xuống trường mầm non liên tục và
vào bất kỳ thời gian nào trong năm, qua đó học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức,
kĩ năng.
- Hỗ trợ thêm kinh phí làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các tiết học cho SV.
22


THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC THƢ̣C TẬP SƢ PHẠM 2
NĂM HỌC 2014 - 2015
SV Dương Kiều Oanh
Lớp Giáo dục Chính trị K46
Trưởng đoàn TTSP2 tại Trường THPT Hiê ̣p Hòa 2, Bắ c Giang
Thực hiê ̣n chương triǹ h đào ta ̣o và kế hoạch thực tập của T rường Đa ̣i ho ̣c Sư
phạm Thái Nguyên , đoàn giáo sinh thực tập tại trường THPT Hiệp Hòa 2 đã hoàn
thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đề ra . Với vai trò là trưởng đoàn thực tâ ̣p t ại cơ
sở em xin có mô ̣t vài ý kiến về hoạt động TTSP như sau:
1. Thuâ ̣n lơ ̣i
* Về phía cơ sở thực tập: Trường THPT Hiệp Hòa 2 (Bắc Giang) là một
trường có bề dày thành tích trong hoạt động giảng dạy và các hoạt động khác. Với
đội ngũ GV nhiệt tình, giàu kinh nghiệm là một môi trường sư phạm lý tưởng để
giáo sinh có thể rèn nghề một cách hiệu quả.
Ban Giám hiệu và các tổ chuyên môn rất quan tâm và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để đoàn thực tập hoàn thành tốt nhiệm vụ, cụ thể:
- Trường THPT Hiê ̣p Hòa 2 đã thành lập được ban chỉ đạo TTSP2 tại cơ sở
trường và nhanh chóng triể n khai kế hoa ̣ch đế n đoàn thực tâ ̣p .
- Ban chỉ đạo đã phân công các thầ y cô giáo hướng dẫn có kin

h nghiê ̣m và


đa ̣t đươ ̣c danh hiệu giáo viên giỏi cấ p trường , huyê ̣n, tỉnh trong công tác dạy học và
chủ nhiệm để nhằm chia sẻ những kinh nghiệm cần thiết cho các giáo sinh về công
tác chủ nhiệm lớp , công tác đoàn , các phương pháp và kiến thức giảng dạy chuyên
môn, cách xử lí tình huống sư pha ̣m.
- HS ngoan, thân thiê ̣n , chăm chỉ ho ̣c tâ ̣p và năng nổ trong các hoa ̣t đô ̣ng ,
đoàn kế t gắ n bó , giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện . Nhiề u HS đa ̣t giải cao
trong các cuô ̣c thi HS giỏi, các cuộc thi tuyên truyền . Chấ t lươ ṇ g giáo du ̣c của nhà
trường luôn đươ ̣c đánh giá cao . Là một trong những đơn vị dẫn đầu về thành tích
học sinh giỏi các cấp.
- Cơ sở vâ ̣t chấ t da ̣y ho ̣c của trường khang trang và tương đố i đầ y đủ phu ̣c vu ̣
cho viê ̣c giảng da ̣y tốt.
* Về phía đoàn thực tập: Các giáo sinh trong đoàn có ý thức trách nhiệm
cao, nhanh chóng thić h nghi và làm quen với công viê ̣c thực tâ ̣p của min
̀ h , có tinh
thầ n tim
̀ tòi ho ̣c hỏi để nâng cao nghiê ̣p vu ̣ , thường xuyên tâ ̣p giảng n ên đã vâ ̣n
dụng được những kiến thức , phương pháp hay vào giờ da ̣y . Đoàn kết, chia sẻ, giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ.

23


2. Khó khăn
- Nhìn chung các giáo sinh còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy
và chủ nhiệm.
- Mô ̣t số giáo sinh chưa thực sự nhiê ̣t tin
̀ h trong công tác chủ nhiê ̣m lớp.
- Vẫn còn giáo sinh thiế u tự tin , chưa biế t vâ ̣n du ̣ng các phương pháp da ̣y
học linh hoạt trong giờ giảng.
- Khuôn viên nhà trường còn he ̣p , không thuâ ̣n lơ ̣i cho viê ̣c tổ chứ c các hoa ̣t

đô ̣ng, phong trào ngoa ̣i khóa.
- Giáo sinh trong đoàn phần lớn đến từ các tỉnh khác nhau phải ở trọ nên gặp
nhiề u khó khăn trong viê ̣c đi la ̣i, thiế u thố n về điề u kiê ̣n sinh hoa ̣t.
- Mô ̣t số em HS ý thức đạo đức, kỷ luâ ̣t chưa tố t, lười ho ̣c…
- Phòng thí nghiệm của nhà trường thiếu nhiều hóa chất , trường chỉ có một
phòng máy chiếu nên giáo sinh chủ yếu dạy học bằng phương pháp truyền thống .
- Nhà trường không có sân thể dục riêng cho HS, tấ t cả các giờ ho ̣c thể du ̣c
và quốc phòng đều học ở sân bê tông chính của nhà trường khiến các HS trong lớp
khác còn lơ đãng trong giờ học của mình.
- Trường cơ sở cách Trường Đại học Sư phạm khá xa nên khi liên hệ hay đi
lại thực hiện công viê ̣c khá khó khăn.
3. Tự đánh giá qua các nội dung thực tập
3.1. Triển khai hoạt động thực tập
- Được đứng trên bục giảng là mơ ước lớn nhất của tấ t cả giáo sinh

, vì vậy

ngay từ ngày đầu tiên đến thực tập tại trường chúng em đã đ ược tham dự buổi báo
cáo về tình hình , cơ cấu tổ chức của nhà trường THPT Hiê ̣p Hòa 2 về công tác chủ
nhiệm, về công tác Đoàn giúp cho chúng em bước đầu có cái nhìn khái quát hơn về
thầy trò nhà trường cũng như hoạt động giáo dục HS của trường THPT Hiê Hòa
̣p 2.
- Trong quá trình thực tập tại trường, em luôn cố gắng tiếp xúc với các thầy
cô giáo trong trường cũng như các em HS để nắm bắt các thông tin cụ thể hơn về
hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Ngay từ ngày đầu đến nhận lớp thực tập chủ nhiệm , chúng em đã cố gắng
làm quen với các em HS, đặc biệt là nắm cơ cấu , tổ chức cán bộ của lớp . Từ đó ,
chúng em luôn theo dõi tình hình học tập cũng như hoạt động của lớp thông qua các
tiết dự giờ, các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp, đầu giờ lên
lớp... Đặc biệt, chúng em luôn trao đổi tình tình lớp qua đội ngũ cán bộ lớp cũng

như GV chủ nhiệm lớp.
- Ngoài nhiệm vụ thực tập của cá nhân , với cương vi ̣là trưởng đoàn thực tâ ̣p
em luôn theo dõi , nắ m bắ t tiǹ h hin
̀ h thực tâ ̣p củ a cả đoàn , hỗ trơ ̣ các giáo sinh trong
đoàn tìm hiể u thông tin cơ bản về trường THPT Hiê ̣p Hòa 2.
24


3.2. Thực tập giảng dạy
- Các bạn giáo sinh đã tham dự các tiết dự giờ mẫu của các thầy cô trong tổ
vào thứ 2 hàng tuần, các giờ dạy giỏi của các thầy cô bộ môn . Thông qua các tiết dự
giờ đó chúng em đã rút ra được một số kinh nghiệm về cách thức tổ chức dạy học

,

thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với đă ̣c điể m , trình độ của các nhóm HS khác
nhau. Trước khi tham dự một tiết dạy nào chúng em cũng đều chuẩ n bi ̣giáo án thâ ̣t
kỹ. Khi lên dự giờ chúng em luôn cố gắng quan sát các hoạt động của thầy và trò và
so sánh với những gì mình đã dự kiến trong bài soạn. Đặc biệt, chúng em luôn để ý
đến các phương pháp dạy học mà các GV sử dụng trong từng bài dạy cụ thể . Và
thực sự chúng em đã học hỏi được rất nhiều điều để có thể giúp cho bản thân hoàn
thiện tốt các tiết dạy đánh giá . Trước khi lên lớp giảng dạy chúng em luôn xem kĩ
bài, soạn giáo án và chuẩn bị các dụng cụ dạy học như: bảng phụ, hình vẽ sách giáo
khoa phóng to nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, tạo cho HS hứng thú trong học
tập.
- Mô ̣t số ba ̣n giáo sinh đã áp du ̣ng đươ ̣c phương pháp giảng hay và sử dụng
đồ dùng da ̣y ho ̣c sáng ta ̣o đươ ̣c các thầ y cô bô ̣ mô n ho ̣c tâ ̣p (như cách dùng compa
từ phấ n và nam châm của các ba ̣n khoa điạ lý ).
- Mặc dù bước đầu có số it́ giáo sinh còn có một số thiếu sót nhỏ như đôi lúc
chữ viết chưa được đẹp , viế t tắ t nhiề u , nói hơi nhanh , đôi lúc còn dùng tiếng địa

phương, nói ngọng và đặc biệt là tham kiến thức và nói nhiều . Nhưng nhìn chung
em đã đảm bảo được quy trình của một tiết dạy, truyền đạt được chính xác và đầy
đủ các kiến thức cần đạt được trong tiết dạy, đảm bảo cho phần lớn các em HS hiểu
bài.
- Thực tế giảng dạy luôn dành cho chúng em nhưng tình huống bất ngờ mà
bản thân mỗi giáo sinh chưa dự kiến và chuẩn bị sẵn cách ứng xử . Chính việc giải
quyết các tình huống sư pha ̣m trong khi thực tâ ̣p đã giúp cho chúng em có thêm các
kinh nghiệm quý báu, giúp chúng em đỡ bị bỡ ngỡ khi thực sự bước vào nghề sư
phạm.
3.3. Thực tập chủ nhiệm
- Ngay buổi đầu đến nhận lớp , chúng em đã cố gắng tìm hiểu sơ bộ về lớp
thông qua GV chủ nhiệm lớp và một số thầy cô giáo bộ môn . Tham dự các buổ i
truy bài 15 phút đầ u giờ , hỗ trơ ̣ các em ho ̣c sinh khi cầ n . Ngay từ khi tham dự tiết
sinh hoạt lớp đầu tiên chúng em đã cố gắng nắm cơ cấu tổ chức ban cán sự lớp , tìm
hiểu thêm một số cá nhân tích cực cũng như các cá nhân cá biệt trong lớp để bước
đầu có cái nhìn sơ bộ về lớp. Kế t hơ ̣p với sổ chủ nhiê ̣m và hồ sơ cá nhân HS chúng
em đã có những thông tin đầ y đủ về HS lớp chủ nhiệm.

25


×