Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BẮC KẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 248 trang )

QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN ĐẦU RA
ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số :
/CĐCĐ của Hiệu trưởng trường Cao
đẳng Cộng đồng Bắc Kạn ngày tháng năm 2011)
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN
(Ghép môn 2: Vật lý, Tin học)
1. Tên ngành đào tạo
Tên tiếng Việt: Sư phạm Toán học
Tên tiếng Anh: Mathematics Teacher Training
Mã số: 51140209
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
Có hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, về
Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước; có hiểu biết chung về các vấn đề kinh tế,
chính trị, văn hoá và môi trường của Việt Nam và thế giới;
Nắm vững kiến thức Toán học (Vật lý, Tin học) (bao gồm kiến thức cơ sở,
kiến thức chuyên ngành), lí luận dạy học Toán học (Vật lý, Tin học) và lí luận
giáo dục ở trình độ cao đẳng để thực hiện nhiệm vụ dạy học bộ môn Toán (Lý,
Tin) và giáo dục học sinh ở trường trung học cơ sở;
Có trình độ tin học cơ bản, làm tốt công tác tin học văn phòng. Có khả
năng sử dụng một số phần mềm thông dụng hỗ trợ công tác chuyên môn và
nghiệp vụ.
4. Yêu cầu về kỹ năng
Có kĩ năng tổ chức hoạt động dạy học bộ môn Toán (Vật lý, Tin học): phân
tích chương trình, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra và đánh giá kết
quả học tập của học sinh;

1




Có kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục: giáo dục đạo đức qua môn học và
qua các hoạt động chủ nhiệm lớp, công tác đoàn, tổ chức hoạt động tập thể cho
học sinh;
Rèn luyện khả năng tự nghiên cứu khoa học của sinh viên, từ thu thập đến
xử lý số liệu, liên hệ kiến thức đã học với những ứng dụng thực tế;
Có kỹ năng thiết kế bài giảng trên máy tính, kỹ thuật trình diễn trên máy
tính, có khả năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong dạy học, cách khai
thác thông tin trên Internet...
5. Yêu cầu về thái độ
Đạt tiêu chuẩn đạo đức, tác phong của nhà giáo; có ý thức cầu tiến bộ, có ý
chí vươn lên trong học tập và tu dưỡng;
Yêu nghề, quan tâm đến đời sống tình cảm và sự phát triển toàn diện của
học sinh;
Chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường và của ngành Giáo dục; chấp
hành pháp luật; có ý thức trách nhiệm của công dân;
Thích ứng và hoà nhập với môi trường, xã hội; có tinh thần hợp tác làm việc
nhóm, thái độ thiện chí trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc
chuyên môn.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy môn Toán học (Vật lý, Tin học) ở các trường Trung học cơ sở.
Làm cán bộ trong các cơ quan quản lý giáo dục bậc Trung học cơ sở.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có năng lực tự học đảm bảo kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ.
Học liên thông lên đại học ngành Sư phạm Toán (Vật lý, Tin học).

2



CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC
(Ghép môn 2: Địa lý, Hóa học, Thể dục, Kĩ thuật nông nghiệp)
1. Tên ngành đào tạo
Tên tiếng Việt: Sư phạm Sinh học
Tên tiếng Anh: Biology Teacher Training
Mã số: 51140213
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
Nắm được những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối của Đảng
cộng sản Việt nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, có kiến thức về khoa học xã hội và
nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng;
Có trình độ tiếng Anh, trình độ tin học đúng theo yêu cầu đào tạo của
chương trình;
Nắm được nội dung kiến thức Sinh học (Thể dục, Kĩ thuật nông nghiệp,
Hóa học, Địa lý) đại cương và Sinh học (Thể dục, Kĩ thuật nông nghiệp, Hóa
học, Địa lý) cơ bản, lý luận dạy học Sinh học (Thể dục, Kĩ thuật nông nghiệp,
Hóa học, Địa lý) và lý luận giáo dục để thực hiện nhiệm vụ dạy học bộ môn
Sinh học (Thể dục, Kĩ thuật nông nghiệp, Hóa học, Địa lý) và giáo dục học sinh
ở bậc THCS;
Hiểu được mối quan hệ giữa các kiến thức Sinh học (Thể dục, Kĩ thuật nông
nghiệp, Hóa học, Địa lý) được học với các nội dung giảng dạy ở trường THCS;
mối quan hệ giữa các kiến thức trong chương trình học với các kiến thức có liên
quan ở các bộ môn khác.
4. Yêu cầu về kỹ năng
Tổ chức và thực hiện có hiệu quả quá trình dạy học môn Sinh học (Thể dục,
Kĩ thuật nông nghiệp, Hóa học, Địa lý) ở bậc THCS; sử dụng thành thạo các
thiết bị thực hành Sinh học (Vật lý, Hóa học) ở bậc THCS;
Vận dụng kiến thức và phương pháp bộ môn xây dựng thiết kế bài giảng,
diễn giải rõ ràng, trình bày bảng khoa học, đúng phương pháp bộ môn;
3



Tự nghiên cứu, thu thập đến xử lý số liệu, liên hệ kiến thức đã học với những
ứng dụng thực tế;
Thiết kế bài giảng trên máy tính, kỹ thuật trình diễn trên máy tính, có kĩ năng
giảng dạy Sinh học (Thể dục, Kĩ thuật nông nghiệp, Hóa học, Địa lý) ở THCS,
có khả năng tìm hiểu một số phần mềm ứng dụng trong dạy học, sử dụng có
hiệu quả các phương tiện dạy học, cách khai thác thông tin trên Internet...
5. Yêu cầu về thái độ
Đạt tiêu chuẩn đạo đức, tác phong của nhà giáo; có ý thức cầu tiến bộ, có ý
chí vươn lên trong học tập và tu dưỡng;
Yêu nghề, quan tâm đến đời sống tình cảm và sự phát triển toàn diện của học
sinh;
Chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường và của ngành giáo dục; chấp hành
pháp luật; có ý thức trách nhiệm công dân;
Thích ứng và hoà nhập với môi trường xã hội;
Tinh thần hợp tác làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề liên quan đến công
việc chuyên môn.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Làm giáo viên giảng dạy Sinh học (Thể dục, Kĩ thuật nông nghiệp, Hóa học,
Địa lý) ở bậc Trung học cơ sở;
Làm cán bộ trong các cơ quan quản lý giáo dục bậc Trung học cơ sở.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra truờng
Có năng lực tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập.
Có thể học liên thông lên trình độ đại học ngành Sư phạm Sinh học (Thể dục,
Kĩ thuật nông nghiệp, Hóa học, Địa lý).

4



CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
(Ghép môn 2: Địa lý, Giáo dục công dân, Lịch sử)

1. Tên ngành đào tạo
Tên tiếng Việt: Sư phạm Ngữ văn
Tên tiếng Anh: Linguistics and Literature Teacher Training
Mã số: 51140217
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
Có kiến thức đại cương về khoa học xã hội nhân văn, kiến thức chuyên ngành
về ngôn ngữ học, lí luận văn học, văn học Việt Nam qua các thời kì, các nền văn
học chính trên thế giới;
Có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp dạy học Văn Tiếng Việt (Địa lý, Giáo dục công dân, Lịch sử), đảm bảo được những yêu cầu
đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm
tra đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn (Địa lý, Giáo dục công dân, Lịch sử),
ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất
lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Có kiến thức cơ sở và nghiệp vụ về tâm lý giáo dục, có kiến thức cơ bản về
tin học và ngoại ngữ tương đương trình độ B.
4. Yêu cầu về kỹ năng
Có kĩ năng tạo tình huống và giải quyết tình huống có vấn đề trong dạy học
Ngữ văn thông qua các dạng bài cụ thể của chương trình THCS;
Có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập, kĩ
năng thuyết trình một đơn vị kiến thức cụ thể và mối quan hệ giữa các đơn vị
kiến thức trong một đơn vị bài học;
Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn (Địa lý,
Giáo dục công dân, Lịch sử).
5. Yêu cầu về thái độ
5



Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ
nghĩa Việt Nam: Thấm nhuần thế giới quan Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, yêu học sinh, có ý thức trách
nhiệm xã hội, có đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực;
Luôn có ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng được nhiệm
vụ của người giáo viên trong giai đoạn đổi mới hiện nay;
Có tinh thần sáng tạo, luôn cập nhật thông tin để nâng cao chất lượng các bài
giảng.
6. Vị trí việc làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Làm giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn (Địa lý, Giáo dục công dân, Lịch sử)
tại các trường phổ thông THCS, giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài;
Làm công tại các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội có sử dụng, có liên
quan đến kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lí giáo dục, các tổ chức
xã hội nhân đạo ….
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Học liên thông lên đại học ngành Sư phạm Ngữ văn (Địa lý, Giáo dục công
dân, Lịch sử).

6


CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
1. Tên ngành đào tạo
Tên tiếng Việt: Giáo dục Mầm non
Tên tiếng Anh: Pre-primary Education
Mã ngành: 51140201
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
Nhận thức đúng đắn và vận dụng được một số nguyên lý cơ bản của Chủ

nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư
tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn giáo dục;
Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học Giáo dục Mầm non ở trình độ cao
đẳng, vận dụng phù hợp những kiến thức cơ sở ngành như: Tâm lý học đại
cương, giáo dục học đại cương, sự phát triển thể chất trẻ em, tâm lý trẻ mầm
non...để thực hiện tốt công tác chuyên môn của trường Mầm non hiện nay;
Nắm vững và phân tích được cấu trúc của Chương trình Giáo dục Mầm
non; xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cách
thức đánh giá các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non;
Vận dụng có hiệu quả những kiến thức khoa học Giáo dục Mầm non, kiến
thức về tổ chức hoạt động giáo dục cho các đối tượng trẻ khác nhau (bao gồm cả
trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt) ở tất cả các nhóm tuổi và các loại
hình trường /lớp Mầm non.
4. Yêu cầu về kỹ năng
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có các kỹ năng sau:
- Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ mầm non;
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với mục tiêu chương
trình, yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế của địa
phương;

7


- Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ một cách khoa học,
có hiệu quả;
- Thiết kế môi trường giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ, đáp ứng nhu
cầu của từng trẻ và phát huy tính tích cực của trẻ trong điều kiện thực tiễn;
- Vận dụng các nguyên tắc quản lý vào công tác quản lý nhóm/ lớp có
hiệu quả;
- Giao tiếp với trẻ, gần gũi, tôn trọng trẻ;

- Giao tiếp với đồng nghiệp, với phụ huynh, có khả năng tuyên truyền,
phối hợp với gia đình và cộng đồng trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học cơ bản như Kisdmart,
Nutrikid để tăng hiệu quả chăm sóc- giáo dục trẻ.
5. Yêu cầu về thái độ
Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có lối sống lành mạnh, trung
thực, giản dị, nêu gương tốt cho trẻ;
Tin tưởng vào năng lực chuyên môn của bản thân, yêu nghề, yêu trẻ. Thái
độ làm việc nghiêm túc, tích cực, có ý thức kỷ luật và tác phong sư phạm;
Có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, vận dụng sáng tạo các
kiến thức và kỹ năng được đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp
phần nâng cao chất lượng Giáo dục Mầm non.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Làm giáo viên giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ ở tất cả các độ tuổi trong
các loại hình trường Mầm non;
Làm cán bộ trong các cơ quan quản lý giáo dục Mầm non;
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
Học liên thông lên trình độ đại học ngành Giáo dục Mầm non.

8


CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1. Tên ngành đào tạo
Tên tiếng Việt: Giáo dục Tiểu học
Tên tiếng Anh: Primary Education
Mã ngành: 51140202
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức

- Sinh viên xác định được mục tiêu đào tạo và những yêu cầu về kiến
thức, kĩ năng, thái độ của từng khối lớp, từng phân môn khác nhau; biết cách
nghiên cứu và áp dụng chương trình, sách giáo khoa của giáo dục Tiểu học vào
quá trình công tác sau này.
- Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản, đúng chuẩn kiến thức theo
mục tiêu đào tạo tất cả các môn học theo chuyên ngành và trình độ đào tạo (Cao
đẳng Tiểu học).
- Sinh viên có hiểu biết đầy đủ kiến thức để giảng dạy tốt tất cả các môn
học của các khối lớp với những đối tượng khác nhau trong từng lớp ở trường
Tiểu học.
- Sinh viên áp dụng được những kiến thức về phương pháp, các hình thức
tổ chức dạy học, phương pháp đánh giá kết quả học tập các phân môn để giảng
dạy và giáo dục ở trường Tiểu học.
- Vận dụng kiến thức về nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, các kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội, nhân văn, môi trường vào
hoạt động giáo dục ở các trường tiểu học; vào việc đánh giá, phân tích các các
tình huống xã hội trong công việc chuyên môn của mình.
- Sau khi ra trường, sinh viên có đầy đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nghề
nghiệp, đảm nhận tốt vai trò dạy học cũng như quản lí, giáo dục học sinh ở
trường Tiểu học.
4. Yêu cầu về kĩ năng
a. Kĩ năng cứng:

9


* Sinh viên có kĩ năng vận dụng kiến thức học được vào dạy học ở
trường Tiểu học, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo học sinh Tiểu học theo nhiệm vụ
được phân công trong từng khối lớp.

- Kĩ năng lập hồ sơ, kế hoạch dạy học; xây dựng bài dạy khoa học, chính
xác phù hợp với từng đối tượng trong từng khối, lớp khác nhau, đáp ứng mục
tiêu từng bài dạy theo yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa.
- Kĩ năng định hướng và thực hiện các hình thức tổ chức dạy học cũng
như đổi mới phương pháp, tạo nên sự hứng thú, phát huy được sự sáng tạo của
học sinh Tiểu học.
- Kĩ năng sư phạm trong việc hướng dẫn, truyền đạt thông tin của quá
trình dạy học; giúp học sinh chiếm lĩnh được chính xác các đơn vị kiến thức, rèn
kĩ năng cần thiết theo mục tiêu bài học trong từng môn học đã đề ra.
- Kĩ năng làm và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả; kĩ năng ứng dụng
công nghệ hiện đại vào dạy học; nắm bắt những yêu cầu mới nảy sinh trong thực
tiễn dạy học để có cách giải quyết phù hợp đáp ứng yêu cầu đặt ra.
* Sinh viên có kĩ năng tổ chức, quản lí và giáo dục học sinh; góp phần
vào quá trình giáo dục toàn diện đối với học sinh.
- Kĩ năng lập kế hoạch làm công tác chủ nhiệm trong từng khối lớp khác
nhau khi được phân công.
- Kĩ năng tổ chức sinh hoạt tập thể, xây dựng phong trào với những hình
thức khác nhau.
- Kĩ năng tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp.
* Có kỹ năng vận dụng kiến thức tâm lí học, giáo dục học, công tác Đội… để
xử lí tốt những tình huống nảy sinh trong thực tiễn trên nhiều phương diện khác
nhau, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trên những địa bàn dạy học khác nhau.
* Kĩ năng nắm bắt đặc điểm đối tượng và giao tiếp sư phạm để thuyết phục,
giáo dục học sinh; giao tiếp tốt với những đối tượng khác để hỗ trợ cho quá trình
giáo dục.
1.5. Kĩ năng vận động quần chúng trong dạy học, giáo dục học sinh; kết hợp tốt
các môi trường giáo dục “ nhà trường – gia đình và xã hội”.
b. Kĩ năng mềm:
* Khả năng ngoại ngữ:
10



- Sinh viên đạt trình độ chứng chỉ A ngoại ngữ Anh văn trở lên.
- Sinh viên có điều kiện học tiếp lên những trình độ ngoại ngữ cao hơn, hỗ
trợ cho quá trình tự học hay học tiếp lên Đại học Tiểu học.
* Khả năng tin học:
- Sinh viên đạt trình độ A tin học trở lên; có có khả năng sử dụng công
nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu công tác ở nhà trường tiểu học.
- Biết sử dụng công nghệ thông tin trong khai thác thông tin và truy cập
Internet; các phần mềm tin học cơ bản trong soạn thảo văn bản; ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học, thiết kế bài giảng theo hướng đổi mới, giáo án điện
tử phục vụ công tác, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, không ngừng nâng cao
chất lượng giờ dạy, kích thích hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học.
- Sinh viên biết áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ trong quản lí, theo
dõi học sinh một cách khoa học; xây dựng các biểu mẫu; tìm kiếm, lưu trữ
những tài liệu cần thiết trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh.
* Có khả năng nghiên cứu, sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học.
* Có kỹ năng tự học tốt để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
5. Yêu cầu về thái độ
- Sinh viên có phẩm chất chính trị tốt, có lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, trung thành với đường lối giáo dục của Đảng, vận dụng sáng tạo
đường lối giáo dục của Đảng vào công tác dạy học và giáo dục.
- Có ý thức trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Sinh viên là tấm gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo; có ý thức
và trách nhiệm với nghề nghiệp; tận tâm, có thái độ phục vụ tốt; có ý thức tự rèn
luyện về phẩm chất đạo đức của người giáo viên xã hội chủ nghĩa; yêu nghề,
yêu thương học sinh, tha thiết với sự nghiệp giáo dục.
- Sinh viên có ý thức tự học, tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức để nâng
cao kiến thức chuyên môn phục vụ tốt cho quá trình dạy học.

- Sinh viên có ý thức tự giác, tích cực rèn luyện năng lực sư phạm, kĩ
năng giao tiếp sư phạm, nghiên cứu đổi mới phương pháp, sáng tạo trong nghề
nghiệp để không ngừng nâng cao khả năng nghiệp vụ trong công tác và dạy học.
11


- Đúng mực trong các quan hệ xã hội, quan hệ với đồng nghiệp, học sinh
và phụ huynh.
- Thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực; có ý thức kỷ luật và tác phong sư
phạm. Có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công việc.
- Có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Giáo viên Tiểu học, Tổng phụ trách tại các trường Tiểu học; có khả năng
quản lí, điều hành chuyên môn của những lĩnh vực đã được học.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi ra trường, sinh viên có đủ những điều kiện để học tập, nâng cao
trình độ. Sinh viên được học liên thông lên trình độ Đại học Tiểu học; được học
về công tác quản lí trường học; học nâng cao trình độ chính trị theo các cấp khác
nhau.

12


CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN
1. Tên ngành đào tạo
Tên tiếng Việt: Kế toán
Tên tiếng Anh: Accounting
Mã số: 51220201
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức

Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức
cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành
được đào tạo;
Có kiến thức đại cương và kiến thức cơ sở ngành kinh tế như: xác suất
thống kê, qui hoạch tuyến tính, kinh tế vi mô, nguyên lý kế toán, tài chính tiền
tệ, quản trị học, marketing, nguyên lý thống kế, thống kê doanh nghiệp…làm
nền tảng để nghiên cứu các môn nghiệp vụ thuộc ngành Kế toán;
Có kiến thức về chuyên ngành Kế toán như: Kế toán tài chính, kế toán
hành chính sự nghiệp, tổ chức kế toán, kế toán quản trị, kế toán thuế, kiểm toán,
các chế độ kế toán, chính sách thuế và quản lý tài chính...
Có kiến thức về tin học văn phòng và tin học ứng dụng trong kế toán;
Trình độ tiếng Anh tương đương B.
4. Yêu cầu về kỹ năng
Có kỹ năng soạn thảo các cơ chế chính sách và tổ chức công tác kế toán
tại các cơ quan, doanh nghiệp;
Có kỹ năng tiếp nhận, thu thập, xử lý chứng từ, vào sổ sách kế toán đến
khâu cuối cùng là lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
Có kỹ năng lập dự toán kinh phí hoạt động, dự toán sản xuất trong ngắn
hạn và dài hạn về lĩnh vực kinh tế tài chính ở cơ quan, doanh nghiệp;
13


Có khả năng nghiên cứu và vận dụng các văn bản pháp luật và quy định
của nhà nước về lĩnh vực kế toán tài chính;
Thành tạo tin học văn phòng, sử dụng được các phần mềm Kế toán thông
dụng;
Có thể giao tiếp bằng tiếng Anh;
Kỹ năng mềm: Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp,tư
duy hệ thống và tư duy phân tích, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao

tiếp, kỹ năng thuyết trình…
5. Yêu cầu về thái độ
Nắm vững được các đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, có khả năng tư duy, sáng tạo trong công tác quản lý kinh tế tài
chính;
Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công
nghiệp;
Có tinh thần hăng say trong lao động, yêu nghề, giàu hoài bão, tinh thần
cầu tiến và hợp tác nhóm làm việc;
Luôn cập nhật kiến thức mới; ứng dụng sáng tạo những tiến bộ khoa học
trong công việc được giao.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Làm kế toán viên hoặc chuyên viên kinh tế, phân tích tài chính ở các
doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các dự án, các
trung tâm tư vấn kế toán, kiểm toán và các tổ chức xã hội.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Học liên thông lên trình độ đại học các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế như:
Kế toán, Tài chính- Ngân hàng, Quản trị kinh doanh…

14


CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH ĐÀO TẠO TIN HỌC ỨNG DỤNG

1. Tên ngành đào tạo
Tên tiếng Việt: Tin học ứng dụng
Tên tiếng Anh: Applied Informatics
Mã số: 51480202
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức

Trang bị kiến thức nền tảng về Tin học để ứng dụng vào các lĩnh vực
khoa học – kỹ thuật, xã hội và đời sống.
Hình thành tư duy thuật toán.
Mô hình hóa các bài toán thực tế và giải quyết các bài toán đó trên máy
tính.
4. Yêu cầu về kĩ năng
a. Kỹ năng cứng
* Kỹ năng chuyên môn
Sử dụng thành thạo các chương trình Tin học ứng dụng văn phòng.
Kỹ năng lập trình ứng dụng quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu.
Thiết kế Website phục vụ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… trên Internet.
Tham gia xây dựng và phát triển phần mềm ứng dụng quản lý trên máy
tính cá nhân, trên mạng cục bộ và trên nền Web.
Sửa chữa, cài đặt, bảo trì hệ thống phần cứng máy tính.
Quản trị hệ thống máy tính và mạng cục bộ trong cơ quan, doanh nghiệp,
trường học.
* Kỹ năng thực hành nghề nghiệp
Hướng dẫn thực hành Tin học tại các Trung tâm đào tạo.
Phụ trách kỹ thuật tại các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng máy tính.
* Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề
Phát hiện, xử lý và khắc phục được các sự cố máy tính.
Giải quyết được các bài toán thực tế trong lĩnh vực quản lý trên máy
tính.

15


b. Kỹ năng mềm
Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ phục vụ chuyên ngành: Người học đạt trình
độ Chứng chỉ A Anh văn trở lên, đáp ứng được yêu cầu tự tham khảo tài liệu

chuyên ngành Tin học viết bằng tiếng Anh.
Kỹ năng giao tiếp, phối hợp làm việc nhóm trong các dự án xây dựng
và phát triển phần mềm ứng dụng quản lý.
Kỹ năng tự nghiên cứu, tự cập nhật kiến thức và công nghệ.
Hình thành kỹ năng làm việc độc lập, chủ động.
5. Yêu cầu về thái độ
Có phẩm chất chính trị tốt, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Có tác phong làm việc tích cực, năng động và sáng tạo.
Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và yêu nghề.
Ý thức tự học và biết cách tự học, tự cập nhật kiến thức nâng cao trình độ
chuyên môn.
Ý thức bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn dữ liệu của cá nhân và của cơ
quan.
Có sức khỏe tốt, thị lực tốt.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy Tin học trong các trường Trung học cơ sở và Tiểu học.
Quản lý phòng máy tính và hướng dẫn thực hành Tin học tại các cơ sở
đào tạo có sử dụng máy tính.
Kỹ thuật viên lắp đặt, bảo trì, sửa chữa máy tính, quản trị hệ thống mạng
cục bộ tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học.
Thư ký văn phòng tại các doanh nghiệp có sử dụng máy tính.
Thành viên nhóm xây dựng và phát triển phần mềm ứng dụng quản lý và
quản trị Website cho các đơn vị, doanh nghiệp.
7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, tự cập nhật kiến thức nâng cao trình độ
chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành nghề và xã hội.
Có khả năng học tập lên trình độ cao hơn (đại học và sau đại học) qua các
hình thức đào tạo liên thông, tại chức, từ xa qua mạng...


16


CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH TIẾNG ANH
1. Tên ngành đào tạo
Tên tiếng Việt: Tiếng Anh
Tên tiếng Anh: English
Mã số: 51220201
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
a) Kiến thức giáo dục đại cương
Hiểu biết một cách hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới quan,
phương pháp luận và các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối Cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh;
Nắm vững kiến thức cơ bản về giáo dục quốc phòng;
Nắm vững kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội và nhân văn làm nền tảng tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
b) Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở:
- Nắm vững nội dung cơ bản về pháp luật Việt Nam;
- Hiểu biết một cách hệ thống về văn hóa, văn minh thế giới và Việt Nam;
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về các đơn vị tạo nên ngôn ngữ và các
chức năng cơ bản của ngôn ngữ tiếng Việt;
- Hiểu biết những kiến thức cơ bản về tin học văn phòng cơ sở;
Kiến thức chuyên ngành:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về Ngữ âm tiếng Anh: hệ thống âm vị, trọng
âm, ngữ điệu, nhịp điệu.

17



- Nắm vững những kiến thức cơ bản về Ngữ pháp tiếng Anh: cách dùng các
thời, thể, dạng, thức trong tiếng Anh, các loại câu đơn, câu phức, câu ghép; từ
loại tiếng Anh và các đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa.
- Hiểu biết một cách hệ thống về từ vựng tiếng Anh: cách thức cấu tạo từ
loại; những lớp từ cơ bản trong tiếng Anh và hình thức cấu trúc; từ tượng thanh,
từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, phép ẩn dụ, hoán dụ, thành ngữ,...
- Có kiến thức về tiếng Anh tổng hợp để đảm nhận các công việc trong các
lĩnh vực chuyên môn cũng như phục vụ cho việc học tập nâng cao sau này.
- Có kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch; có thể dịch được các văn bản từ
tiếng Anh sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Anh về những chủ đề
thông dụng.
4. Yêu cầu về kỹ năng
a) Kỹ năng cứng
Nghe: Sinh viên có khả năng nghe hiểu, tổng hợp, xử lý và tái tạo thông tin
các ý chính bằng tiếng Anh chuẩn về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, dân
số, môi trường, giao thông, du lịch, đất nước, con người.
Nói: Sinh viên tham gia giao tiếp xã hội và nghề nghiệp như: Kể lại sự việc,
miêu tả sự vật, tham gia thảo luận, thuyết trình về các chủ điểm thông dụng.
Sinh viên phải biết mở đầu, duy trì, và kết thúc cuộc đàm thoại một cách phù
hợp với hoàn cảnh và chủ điểm.
Đọc: Sinh viên đọc hiểu được ý chính và các chi tiết của văn bản. Sinh viên
hiểu được nội dung văn bản để suy luận, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ của ngôn
ngữ và văn phong. Sinh viên cần phải tổng hợp, xử lý và tái tạo thông tin;
Viết: Sinh viên viết được các văn bản khác nhau để đáp ứng các nhu cầu của
xã hội và công việc như: thư từ, đơn xin việc, khiếu nại, đề nghị … và những
chủ điểm quen thuộc dưới dạng các báo cáo, miêu tả, tường thuật, bình luận.
Có kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề liên quan đến nghề
nghiệp, chuyên môn tiếng Anh;


18


b) Kỹ năng mềm
Có kỹ năng ứng dụng tin học (tương đương trình độ A) trong nghề nghiệp;
biết cách khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ chuyên môn và nghiên
cứu;
Có kỹ năng làm việc độc lập cũng như khả năng hợp tác khi làm việc theo
nhóm.
5. Yêu cầu về thái độ
Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân;
Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tôn trọng nội
quy nơi làm việc;
Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong quá trình công tác;
Có ý thức cập nhật kiến thức thường xuyên nhằm nâng cao kiến thức
chuyên môn tiếng Anh;
Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, chủ động, sáng tạo trong
công việc.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Làm nhân viên văn phòng, thư ký, lễ tân, hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch,
biên dịch cho các đơn vị, cơ sở kinh tế trong nước và liên doanh với nước ngoài;
Dạy môn Tiếng Anh tại các trường Tiểu học, THCS và các Trung tâm Ngoại
ngữ nếu có thêm chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm;
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có khả năng tự học, tự nghiên cứu tiếng Anh để phục vụ cho công việc và
chuyên môn;
Có thể tiếp tục học liên thông lên đại học ngành Tiếng Anh.


19


CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Tên ngành đào tạo
Tên Tiếng Việt: Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Tên tiếng Anh: Civil building and industry
2. Trình độ đào tạo: Trung cấp
3. Yêu cầu về kiến thức:
Có kiến thức về địa chất công trình, trắc địa, cơ học kết cấu, cơ học đất, kết
cấu BTCT, máy xây dựng, vật liệu xây dựng, nền và móng, kết cấu thép, cấp thoát
nước, động lực học công trình, kết cấu công trình BTCT, ứng dựng tin học trong
xây dựng, bảo dưỡng tu sửa và nâng cấp công trình, kết cấu công trình thép, tổ chức
thi công xây dựng, kinh tế xây dựng, quản lý chất lượng tư vấn giám sát công trình,
nền móng nhà cao tầng… để giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề liên quan đến
các hoạt động công nghệ - kỹ thuật xây dựng bao gồm: các phương pháp thiết kế,
các biện pháp tổ chức thi công, giám sát xây dựng công trình, quản lý các dự án xây
dựng như nhà dân dụng, nhà cao tầng xưởng sản xuất, công trình biển,… có kiến
thức hành chính và luật pháp trong quản lý xây dựng.
Trình bày được những nội dung cơ bản về dự toán, vẽ kỹ thuật, cấu tạo và
thi công công trình xây dựng.
Áp dụng những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để tính dự toán, thiết
kế các bản vẽ kỹ thuật và tính kết cấu cho công trình.
4. Yêu cầu về kỹ năng
Có khả năng tham gia triển khai thiết kế, tổ chức chỉ đạo, thi công các
công trình xây dựng;
Có khả năng chỉ đạo toàn bộ công tác kỹ thuật từ khâu chuẩn bị xây
dựng, xây dựng nghiệm thu bàn giao và bảo hành sau xây dựng đối với từng
hạng mục công trình, các công trình quy mô nhỏ;

Áp dụng các thiết bị định hình để thiết kế công trình có quy mô nhỏ;
Có thể làm tổ trưởng, đội trưởng chịu trách nhiệm điều hành mọi công
việc trong tổ, đội theo cơ chế mới hạch toán kinh doanh.
5. Yêu cầu về thái độ
Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp
đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc
nhóm;
20


Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các
vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành xây dựng, đúc kết kinh nghiệm để hình
thành kỹ năng tư duy, lập luận.
Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng
tạo trong nghề nghiệp. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong
hoạt động nghề nghiệp. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa
tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra các sản
phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội.
6. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp TCCN ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có
thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, công ty tư vấn xây dựng, các cơ
quan quản lý xây dựng và các cơ sở đào tạo ngành xây dựng.
Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Tiếp tục học tập trao dồi kiến thức hoặc có khả năng nghiên cứu sâu về
chuyên ngành ở các bậc học cao hơn như Cao đẳng, đại học chuyên ngành xây
dựng, tính toán công trình.

21



CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH LẬP TRÌNH VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
1.Tên ngành đào tạo
Tên Tiếng Việt: Lập trình và phân tích hệ thống
Tên tiếng Anh: System programming and analysis
2. Trình độ đào tạo: Trung cấp
3. Yêu cầu về kiến thức:
Đảm bảo chuẩn kiến thức về các môn văn hoá phổ thông theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Giải thích được các nguyên lý hoạt động cơ bản của cấu trúc máy tính, thiết
bị ngoại vi.
Mô tả được nguyên lý, tính năng hoạt động của một số phần mềm ứng dụng
cơ bản thường dùng trong các cơ sở nghiên cứu và kinh doanh.
Bước đầu vận dụng được các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị
cơ sở dữ liệu, kỹ thuật lập trình, kỹ thuật đồ họa trong công việc.
Nhận diện, mô tả được nguyên lý hoạt động của các thiết bị, linh kiện máy
tính, mạng máy tính.
Giải thích được cơ cấu, chức năng hoạt động của một mạng máy tính,
truyền thông.
Bước đầu biết vận dụng các thuật toán cơ bản ứng dụng trong quản lý và
thiết kế Website tạo giao diện thuận lợi đối với người dùng.
4. Yêu cầu về kĩ năng
Lắp ráp được một máy tính với linh kiện có sẵn và theo cấu hình tùy chọn,
thành thạo trong việc cài đặt máy tính.
Phát hiện và biết cách khắc phục một số sự cố máy tính trong các trường
hợp đơn giản.
Có khả năng thiết kế, triển khai, vận hành, bảo trì hệ thống mạng nội bộ với
qui mô vừa và nhỏ.
Tạo lập, khai thác một cơ sở dữ liệu theo yêu cầu công việc.
Thành thạo trong việc sử dụng, khai thác Internet.
Cài đặt, sử dụng được một số phần mềm ứng dụng thông dụng đối với văn

phòng.
Biết giao tiếp, khả năng độc lập tác nghiệp cũng như khả năng hợp tác và
làm việc theo nhóm.
5. Yêu cầu về thái độ
Có suy nghĩ tích cực, ý thức trách nhiệm và tính tổ chức kỷ luật cao trong
công việc bản thân đã lựa chọn.
22


Năng động, làm việc khoa học, tôn trọng, biết lắng nghe ý kiến của người
khác trong các mối quan hệ
Tuân thủ các quy định khai thác, sử dụng thông tin, có tính kỷ luật cao trong
công việc để hoàn thành tốt công việc được giao.
Hợp tác tốt với đồng nghiệp, trung thực với mọi người.
Trung thực, sống lành mạnh, khiêm tốn, trong sạch và có tính thần hợp tác
trong công tác.
6. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp học sinh được bố trí làm văn phòng các cơ quan hành
chính, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
Người Lập trình trung cấp có khả năng; Làm được tester, kiểm lỗi phần
mềm; Phân tích và thiết kế các phần mềm ứng dụng trong các công ty phát triển
phần mềm; Tư vấn, thiết kế, và xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử theo
hướng mã nguồn mở; Thiết kế và xây dựng các Website cho các doanh nghiệp.
Được tuyển dụng vào làm việc tại các công ty tư vấn giải pháp các sản phẩm
phần mềm công nghệ thông tin, các đơn vị có sử dụng mạng máy tính, vi tính văn
phòng theo quy chế tuyển dụng lao động của Bộ Lao động thương binh xã hội.
Người Lập trình trung cấp có khả năng tham gia giảng dạy tại các trung tâm
tin học, các trường tiểu học theo các quy định của Bộ GD&ĐT .
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người Lập trình trung cấp có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ chuyên

môn, tiếp thu các kỹ thuật công nghệ mới và tiếp tục học Cao đẳng, Đại học
theo
quy
theo
quy
chế
của
Bộ
GDĐT.

23


CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN DOANG NGHIỆP SẢN XUẤT
1.Tên ngành đào tạo
Tên Tiếng Việt: Kế toán doang nghiệp sản xuất
Tên tiếng Anh: Production business accounting
2. Trình độ đào tạo: Trung cấp
3. Yêu cầu về kiến thức:
Trình bày được các kiến thức cơ bản về kinh tế, luật pháp và kế toán theo
yêu cầu của cán sự ngành kế toán.
Nêu được qui trình xây dựng hồ sơ, chứng từ kế toán.
Vận dụng được các kiến thức đã học trong việc tổ chức thực hiện và xử lý
tình huống nghiệp vụ kế toán và các bài toán thực tế khác.
Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính,
kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp.
4. Yêu cầu về kỹ năng:
Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán.
Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
Tổ chức được công tác kế toán phù hợp với doanh nghiệp.

Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp.
Thông báo khái quát được tình hình tài chính doanh nghiệp.
Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp.
Cung cấp được một số thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị.
Lập được kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
Sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng
5. Yêu cầu về thái độ
Có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn
trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
Tuân thủ các qui định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân
đối với nhiệm vụ được giao.
Có tính kỷ luật cao, trung thực với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng, sẵn
sàng đảm nhiệm các công việc được giao.
6. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Cán bộ kế toán tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cán bộ kế toán cho các tổ chức tài chính, tín dụng như: ngân hàng, quỹ
đầu tư, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán,…
Cán bộ kế toán, tài vụ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Tự mở doanh nghiệp tư nhân chuyên về kế toán, báo cáo thuế, …
Các lĩnh vực khác có liên quan.
24


CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1. Tên ngành đào tạo
Tên Tiếng Việt: Giáo dục Tiểu học
Tên tiếng Anh: Primary Education
2. Trình độ đào tạo: Trung cấp
3. Yêu cầu về kiến thức:

Có kiến khoa học xã hội - nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục quốc
phòng - an ninh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Có kiến thức cơ bản về các môn học để làm tốt công tác chuyên môn và
chủ nhiệm lớp. Dạy được tất cả các khối, lớp học ở bậc tiểu học và có thể dạy
được các đối tượng học sinh dân tộc, học sinh khuyết tật.
Nắm bắt mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học, phương pháp dạy học
và phương pháp đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh ở toàn bậc tiểu
học.
Nắm được yêu cầu và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
4. Yêu cầu về kĩ năng
Có kĩ năng lập kế hoạch dạy học (từng năm học, từng học kỳ) theo
chương trình môn học, xây dựng hồ sơ giảng dạy và giáo dục.
Có kĩ năng thiết kế bài giảng: Biết xác định các yêu cầu nội dung cơ bản
của bài học, dự kiến các phương pháp và đồ dùng dạy học sẽ sử dụng; biết phân
bố thời gian lên lớp và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với từng môn học
và trình độ học sinh; biết bổ sung hoàn thiện bài giảng.
Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực và tương tác của học sinh, các phương tiện dạy học thích hợp
để đạt kết quả tốt.
Có kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Có kĩ năng quản lý lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản;
có khả năng giáo dục học sinh cá biệt.
Có kĩ năng giao tiếp sư phạm.
25


×