Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

thử nghiệm phƣơng pháp xquang dùng trong chẩn đoán ngoại vật đường tiêu hóa trên chó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.3 KB, 43 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN THỊ KIM SON

THỬ NGHIỆM PHƢƠNG PHÁP X-QUANG
DÙNG TRONG CHẨN ĐOÁN NGOẠI VẬT
ĐƢỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHÓ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần thơ, 2010
1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

THỬ NGHIỆM PHƢƠNG PHÁP X-QUANG
DÙNG TRONG CHẨN ĐOÁN NGOẠI VẬT
ĐƢỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHÓ

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Nguyễn Văn Biện


Sinh viên thực hiện:
Phan Thị Kim Son
MSSV: 3064607
Lớp: THÚ Y K32

Cần thơ, 2010
2


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Thử nghiệm phƣơng pháp X-quang dùng trong chẩn đoán ngoại vật đƣờng
tiêu hóa trên chó tại Bệnh xá Thú y trƣờng Đại Học Cần Thơ do sinh viên Phan Thị
Kim Son thực hiện tại Bệnh xá thú y từ 8/2010 đến 11/2010.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Duyệt của Bộ Môn

Giáo viên hƣớng dẫn

NGUYỄN VĂN BIỆN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƢD


i


LỜI CẢM ƠN
Sau 3 tháng thực hiện đề tài luận văn tại Bệnh xá Thú y – Trƣờng Đại học Cần Thơ,
em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cha, Mẹ ngƣời đã sinh thành, chia sẽ và động viên em trong suốt thời gian qua.
Thầy NGUYỄN VĂN BIỆN ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thầy Đỗ Trung Giã đã dìu dắt em trong suốt 5 năm học vừa qua.
Anh Trƣơng Phúc Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em thực
hiện đề tài.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô bộ môn, các anh, chị làm việc
tại Bệnh xá Thú y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt đề tài
của mình.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn lớp Thú y K32 đã ở bên cạnh
em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ............................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắc ............................................................................................. iv
Danh mục bảng ....................................................................................................... vi
Danh mục hình ....................................................................................................... vii
Tóm lƣợc ............................................................................................................... viii
Chƣơng 1 Đăt vấn đề................................................................................................ 1

Chƣơng 2 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 2
2.1 Giới thiệu về X-quang ......................................................................... 2
2.1.1 Lịch sử ra đời của X-quang ............................................................. 2
2.1.2 Cấu tạo máy X-quang ..................................................................... 2
2.1.3 Nguyên lý và tính chất của tia X-quang .......................................... 3
2.1.4 Sự cấu tạo nên hình X-quang .......................................................... 4
2.1.5 Các nguyên nhân làm mờ ảnh X-quang .......................................... 5
2.1.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến phim đã chụp ........................................ 5
2.1.7 Cản quang dƣơng (thuốc cản quang) .............................................. 6
2.1.8 Cản quang âm (bơm hơi) ................................................................ 7
2.2 Cơ thể học đƣờng tiêu hóa của chó ..................................................... 7
2.2.1 Thực quản........................................................................................ 7
2.2.2 Dạ dày ............................................................................................. 8
2.2.3 Ruột ................................................................................................. 8
2.3 Một số bất thƣờng phát hiện bằng X-quang trên đƣờng tiêu hóa
......................................................................................... 10
2.3.1 Ngoại vật đƣờng tiêu hóa .............................................................. 10
2.3.2 Tắc ruột ......................................................................................... 11
2.4 Kỹ thuật chụp X-quang ..................................................................... 11
2.4.1 Các thế chụp nội quan ................................................................... 11
2.4.2 Chụp không có thuốc cản quang ................................................... 12
2.4.3 Chụp có thuốc cản quang .............................................................. 12
Chƣơng 3 Phƣơng tiện và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 14
3.1 Kỹ thuật chụp X-quang ..................................................................... 14
3.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện .................................................... 14

iii


3.1.2 Động vật thí nghiệm ...................................................................... 14

3.1.3 Dụng cụ hóa chất ........................................................................... 14
3.2 Phƣơng pháp tiến hành ...................................................................... 14
3.2.1 Chụp bình thƣờng.......................................................................... 14
3.2.2 Chụp có xử lý ................................................................................ 16
3.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................ 16
Chƣơng 4 Kết quả và thảo luận .............................................................................. 17
4.1 Ngoại vật cản quang cao ................................................................... 17
4.1.1 Đinh ốc .......................................................................................... 17
4.1.2 Pin AA ........................................................................................... 17
4.2 Ngoại vật cản quang trung bình ........................................................ 19
4.2.1 Nắp chai cao su ............................................................................. 19
4.3 Ngoại vật cản quang kém- không cản quang .................................... 20
4.3.1 Ống nhựa mềm lớn ........................................................................ 20
4.3.2 Ống nhựa mềm nhỏ ....................................................................... 21
4.3.3 Banh nhựa mềm ............................................................................ 23
4.3.4 Bọc nylon ...................................................................................... 25
4.3.5 Găng tay cao su ............................................................................. 27
4.4 Ghi nhận kết quả sau phẩu thuật lấy ngoại vật ................................. 29
Chƣơng 5 Kết luận và đề nghị ............................................................................... 31
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 32

iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Các thông số kỹ thuật chụp X-quang………………………………………6
Bảng 2: Kết quả thử nghiệm………………..……………………………………...31

v



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hệ thống tiêu hóa của chó ........................................................................ 7
Hình 2.2 Dạ dày chó................................................................................................. 8
Hình 2.3 Hình ảnh ruột non sau khi mở xoang bụng ............................................... 9
Hình 2.4 Hình ảnh ruột già sau khi cắt đoạn ruột non ........................................... 10
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí chụp X-quang ...................................................................... 15
Hình 3.2 Quy trình rửa phim .................................................................................. 16
Hình 4.1 Vùng ngực- bụng. Nuốt đinh ốc .............................................................. 17
Hình 4.2 Vùng ngực- bụng. Nuốt pin AA .............................................................. 18
Hình 4.3 Vùng ngực- bụng. Nuốt pin AA sau 2 giờ .............................................. 18
Hình 4.4 Vùng ngực- bụng. Nuốt pin AA sau 24 giờ ............................................ 19
Hình 4.5 Vùng ngực- bụng. Nuốt nắp nhựa sau 0,5 giờ ........................................ 19
Hình 4.6 Vùng ngực- bụng. Nuốt nắp nhựa sau 1 giờ. Bơm hơi ........................... 20
Hình 4.7 Vùng ngực- bụng. Nuốt ống nhựa lớn sau 0,5 giờ .................................. 20
Hình 4.8 Vùng ngực- bụng. Nuốt ống nhựa lớn sau 1 giờ. Bơm hơi..................... 21
Hình 4.9 Vùng ngực- bụng. Nuốt ống nhựa nhỏ sau 0,5 giờ ................................. 21
Hình 4.10 Vùng ngực- bụng. Nuốt ống nhựa nhỏ sau 1 giờ. Bơm hơi .................. 22
Hình 4.11 Vùng ngực- bụng. Nuốt ống nhựa nhỏ sau 3 giờ. Cản quang ............... 22
Hình 4.12 Vùng ngực- bụng. Nuốt ống nhựa nhỏ sau 24 giờ. Cản quang+hơi ..... 23
Hình 4.13 Vùng cổ- ngực. Nuốt banh nhựa ........................................................... 23
Hình 4.14 Vùng cổ- ngực. Nuốt banh nhựa. uống cản quang ................................ 24
Hình 4.15 Vùng ngực- bụng. Nuốt banh nhựa nhỏ sau 5 giờ. Cản quang ............. 24
Hình 4.16 Vùng ngực- bụng. Nuốt banh nhựa nhỏ sau 5,5 giờ. Cản quang+hơi .. 25
Hình 4.17 Vùng ngực- bụng. Nuốt banh nhựa nhỏ sau 5,5 giờ. Cản quang+hơi .. 25
Hình 4.18 Vùng ngực- bụng. Nuốt bọc nylon sau 2 giờ ........................................ 26
Hình 4.19 Vùng ngực- bụng. Nuốt bọc nylon sau 2,5 giờ. Bơm hơi ..................... 26


vi


Hình 4.20 Vùng ngực- bụng. Nuốt bọc nylon sau 5 giờ. Uông cản quang ............ 27
Hình 4.21 Vùng ngực- bụng. Nuốt bọc nylon sau 5,5 giờ. Cản quang+hơi .......... 27
Hình 4.22 Vùng ngực- bụng. Nuốt găng tay sau 2 giờ .......................................... 28
Hình 4.23 Vùng ngực- bụng. Nuốt găng tay sau 2,5 giờ. Cản quang .................... 28
Hình 4.24 Vùng ngực- bụng. Nuốt găng tay sau 24 giờ. Cản quang+hơi ............. 29
Hình 4.25 Chó lai Nhật sau khi mổ lấy ngoại vật nắp nhựa .................................. 29
Hình 4.26 Chó lai Nhật sau khi mổ lấy ngoại vật banh nhựa .................................. 3

vii


TÓM LƢỢC
Bệnh ở hệ tiêu hóa rất đa dạng, trong số đó việc sử dụng kỹ thuật X-quang để chẩn
đoán là rất quan trọng nhƣ ở một số trƣờng hợp: xác định ngoại vật tiêu hóa, tắc ống
tiêu hóa,…
Đƣờng tiêu hóa đƣợc cấu tạo bởi mô mềm, có mức cản quang thấp nên rất khó thấy
đƣợc trên phim X-quang. Do đó, để xác định rõ ta cần sử dụng chất cản quang hoặc
bơm hơi để chụp X-quang nhằm để xác định hình dạng cũng nhƣ vị trí ngoại vật
một cách chính xác.
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên 5 chó đƣợc cho nuốt ngoại vật khác nhau, chụp
theo 4 phƣơng thức: không xử lý, xử lý bơm hơi, xử lý chất cản quang và kết hợp
xử lý bơm hơi và chất cản quang. Tùy theo tính chất ngoại vật mà ta có thể xác định
ngoại vật rõ theo phƣơng thức khác nhau.
Chúng tôi đƣợc kết quả nhƣ sau:
Trên phim X-quang, ngoại vật gây tắc thực quản có thể thấy khi cho uống
thuốc cản quang. Khi đó, thuốc cản quang không đi qua ngoại vật đƣợc.
Dạ dày chứa ngoại vật: có thể thấy khi ngoại vật cản quang tốt, khó thấy khi

ngoại vật cản quang thấp. Khi ngoại vật cản quang trung bình, ta sử dụng phƣơng
pháp bơm hơi, khi ngoại vật cản quang kém ta cho uống chất cản quang và bơm hơi
để có thể xác định đƣợc ngoại vật.

viii


ix


CHƢƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời buổi kinh tế hiện nay, con ngƣời thƣờng ít thời gian để đi chơi, giải trí,
nên việc chăm sóc một con thú kiểng nhƣ chó, mèo trong nhà là nguồn vui trong
cuộc sống của nhiều ngƣời. Do đó, những trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe
chó, mèo cũng phát triển theo.
Bệnh đƣờng tiêu hóa ở chó là rất phổ biến, trong đó có vấn đề nuốt ngoại vật ảnh
hƣởng đến sức khỏe con vật. Với tình trạng này thì chỉ có thể lấy ngoại vật ra thì
mới giải quyết đƣợc vấn đề. Nhƣng nếu muốn lấy ngoại vật ra trƣớc tiên ta phải xác
định ngoại vật. Trong đó tùy loại mà ta xác định kích thƣớc, hình dạng, sự cản trở,
tác hại đến quá trình tiêu hóa và sức khỏe của con vật. Trong y học cho tới ngày nay
việc xác định ngoại vật vẫn chủ yếu là sử dụng vào X-quang. Cho nên đề tài “Ứng
dụng X-quang trong chẩn đoán ngoại vật đƣờng tiêu hóa trên chó tại Bệnh xá Thú y
trƣờng Đại Học Cần Thơ” sẽ giúp ta biết rõ ứng dụng của X-quang trong việc xác
định ngoại vật đƣờng tiêu hóa.

1


CHƢƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu về X-quang

2.1.1 Lịch sử ra đời của X-quang
X-quang đƣợc phát minh vào năm 1895 bởi nhà vật lý học ngƣời đức Wilhelm
Conrad Roentgen, trong khi nghiên cứu “hiện tƣợng phóng điện trong không khí
loãng”, với phát minh này ông nhận đƣợc giải Nobel về y học năm 1901 và từ đó
chúng ta có đƣợc những bƣớc tiến dài trong lĩnh vực này
(www.BlogTinTuc.net/tieusuRoentgen ).
2.1.2 Cấu tạo máy X-quang
Cấu tạo bóng phát ra tia X
Bóng X-quang có thể xem là một dạng của đèn chỉnh lƣu chân không: vỏ đƣợc làm
bằng thủy tinh đặc biệt (pyrex) chịu đƣợc nhiệt cao và áp lực chân không lớn. Tùy
theo công suất, mục đích sử dụng máy mà bóng X-quang có thể có một hoặc hai tim
đèn. Tim đèn có dạng lò xo và đƣợc đặt trong chén hội tụ. Hình dạng chùm tia bức
xạ electron và anode do các yếu tố kích thƣớc hình dạng tim đèn, cấu trúc chén hội
tụ và vị trí tim đèn trong chén hội tụ quyết định.
Thiết bị định vị
Cột đầu đèn: là bộ phận mang đầu đèn phát tia X, di chuyển đƣợc nhiều phƣơng:
phƣơng X, phƣơng Y và phƣơng Z, thay đổi vị trí, độ cao đáp ứng mọi yêu cầu
chụp mọi tƣ thế.
Hộp chuẩn trực: có hình dạng khối lập phƣơng, đƣợc bố trí ngay cửa sổ phát tia X
của đầu đèn. Bên trong hộp chuẩn trực có 2 lá chắn bằng chì đƣợc bố trí theo
phƣơng dọc và ngang, từng cặp lá chắn cũng đƣợc đóng mở đối xứng, đƣợc thực
hiện bằng tay thông qua các núm điều khiển mặt trƣớc hôp chuẩn trực.
Lƣới và sàng: cấu tạo gồm dãy chì đặt xen kẽ với nhôm để hạn chế có chọn lọc các
tia tán xạ
Thiết bị điều khiển
Kvp: là điện thế giữa anode và cathode, khi Kvp càng lớn thì tia X càng mạnh
Thời gian phát tia: đơn vị tính là giây (s (second)), với máy X-quang có tần số
50Hz, thời gian phát tối thiểu là 0.02 s, tối đa là 0.5 s. Khi thời gian phát tia càng
lớn thì tia X càng mạnh và ngƣợc lại.


2


Khoảng cách từ chỗ phát tia đến đối tƣợng nhận tia cũng có ảnh hƣởng lớn đến mức
độ cản quang hay độ mờ rõ của ảnh. Khi khoảng cách này càng ngắn thì tia Xquang càng mạnh và ngƣợc lại.
Thiết bị hiện ảnh
Cassette: là một hộp kín hoàn toàn dùng để đựng phim, đƣa vào vị trí chụp. Mặt
ngoài cassette (đối diện với đầu đèn X-quang) đƣợc làm bằng chất liệu đồng nhất để
không ảnh hƣởng lên phim, mặt trong của cassette bọc dạ. Kích thƣớc cassette đƣợc
chế tạo dùng cho các cỡ phim 13 x 18 cm2, 18 x 24 cm2, 24 x 30 cm2, 30 x 40 cm2 .
Khi đậy cassette phải đảm bảo hai bìa tăng sáng áp sát vào phim và phải hoàn toàn
kín khi đóng lại, không cho ánh sáng lọt vào.
Bìa tăng sáng: đƣợc tạo nên dựa trên nguyên tắc dùng tính chất phát sáng của
calcium tungstate, sulfur kẽm,…để tăng tác dụng của tia X lên phim. Bìa đƣợc lót
trong cả hai mặt của cassette. Có ba loại bìa tăng sáng: bìa tăng sáng hạt nhỏ, bìa
tăng sáng hạt thƣờng và loại nhạy.
Nhờ bìa tăng sáng mà thời gian chụp đã đƣợc giảm đi nhiều lần, máy hoạt động
giảm tải hơn,…
Phim X-quang: dày hơn phim thƣờng, hai mặt đều đƣợc phủ nhũ tƣơng bạc ( dày
khoảng ¼ mm). Các cỡ phim thƣờng dùng: 13 x 18 cm2, 18 x 24 cm2, 24 x 30 cm2,
30 x 40 cm2 (Nguyễn Văn Hanh, 2001).
Thiết bị phòng tối
Phòng tối: là một phòng nhỏ, kín, có màng che đảm bảo ánh sáng không lọt vào. Là
nơi lắp phim vào cassette trƣớc khi chụp và rửa phim sau khi chụp. Trong phòng tối
gồm: nƣớc rửa phim (nƣớc hiện hình), nƣớc tráng phim (nƣớc định hình), nƣớc lã,
đèn soi.
Thiết bị bảo vệ: phòng chì, áo chì, găng tay chì và kính chì.
Phòng chụp X-quang: có diện tích 5 m2, vách và cửa có bọc chì cao khoảng 2 m (
Nguyễn Văn Biện, 2007).
2.1.3 Nguyên lý và tính chất của tia X quang

Nguyên lý chẩn đoán X-quang: chẩn đoán X-quang là phƣơng pháp dùng tia
Roentgen để khám xét trên cơ thể. Những phƣơng pháp đó căn cứ trên tính chất
đâm xuyên sâu của quang tuyến X và sự hấp thụ quang tuyến X khác nhau của các
phân tử trong cơ thể. Các mô hấp thụ quang tuyến X ít nhiều khác nhau nên nó sẽ
tạo ra những hình X-quang nhạt hay đậm (Hoàng Kỷ, 2001).

3


Tính chất của X-quang: bao gồm tính chất quang học và tác dụng phát quang. Tính
chất quang học: tia X truyền theo một đƣờng thẳng với tốc độ khoảng 300000 km/s.
Càng xa nguồn phát xạ cƣờng độ tia X giảm dần theo bình phƣơng khoảng cách.
Cũng nhƣ đối với ánh sáng, tia X có hiện tƣợng khúc xạ, phản xạ, nhiễu xạ và phân
cực nhƣng chỉ xảy ra trong những điều kiện đặc biệt. Tác dụng phát quang: dƣới
ảnh hƣởng của quang tuyến X một số chất phản xạ tia sáng với bƣớc sóng đặc biệt
tùy theo chất bị chiếu sáng. Nhiều chất trở nên huỳnh quang dƣới kích thích của
quang tuyến X nhƣ: clorua, Na, Ba, Mg, Li… và các muối uran có chất trở nên sáng
nhƣ tungstang Cd, plation-Cyanua Bari, các chất này dung để chế tạo màng huỳnh
quang dùng khi chiếu X quang (Nguyễn Văn Hanh, 2001).
2.1.4 Sự cấu tạo nên hình X-quang
Hình X-quang là những bóng của các bộ phận trong cơ thể chiếu trên một mặt
phẳng với một số đặc tính sau.
Hình lớn hơn vật: vật ở xa màng chiếu hoặc xa phim chừng nào thì hình sẽ to ra
chừng ấy. Do vậy khi chụp nên để đối tƣợng cần chụp sát phim. Đối với những cơ
quan sâu bên trong (tim, gan,…) không thể áp sát phim khi chụp, nên đƣa bóng ra
xa và tăng thời gian chụp lên dài hơn. Ngƣời ta tính rằng nếu để bóng xa phim thì
những vật cách phim 10 cm bị lớn lên rất ít, không đáng kể.
Hình hơi mờ không thật rõ: do nhiều nguyên nhân gây mờ ảnh nhƣ mờ hình học,
mờ do tác động của những tia thứ,…. Ngoài ra, hình mờ còn do hình bị méo mó và
chồng lên nhau.

Một phim chụp X-quang có thang đậm độ khác nhau, đi từ màu trắng đến đen.
Những đậm độ khác nhau này là kết quả của sự hấp thu khác nhau của tia X khi đi
xuyên qua môi trƣờng. Với một chiều dày nhƣ nhau hiện tƣợng hấp thu phụ thuộc
vào khối lƣợng nguyên tử của môi trƣờng tia xuyên qua.
Có 5 đậm độ cơ bản theo thứ tự cản quang nhiều hay ít.
Đậm độ kim loại: gồm các kim loại.
Đậm độ calci : gồm xƣơng và các thuốc cản quang nhƣ Iod, BaSO4.
Đậm độ dịch, mô mềm: gồm nhu mô các phủ tạng, cơ, gân, dây chằng, màng
xƣơng, mạch máu, dịch não tủy và dịch mật.
Đậm độ mỡ: gồm mô tế bào dƣới da và mô mỡ bao quanh các cơ quan.

4


Đậm độ khí: gồm các cấu trúc chứa khí nhƣ khí quản, phế quản, phế nang, xoang
mặt, một số đoạn của ống tiêu hóa.
Tƣơng ứng với độ cản quang là giảm dần khi đi từ kim loại (màu trắng) đến khí
(màu đen) ( Nguyễn Văn Biện, 2007).
2.1.5 Các nguyên nhân làm mờ ảnh X-quang
Hình mờ do tác dụng của tia thứ: các tia này phát ra từ tất cả những điểm trong
vùng của cơ thể bị tia X chiếu vào. Các tia thứ này cũng có tác dụng lên phim nhƣ
các tia X sơ cấp đi từ bóng ra, làm cho hình bị mờ đi. Để loại trừ các tia thứ ngƣời
ta dùng những tấm lƣới chì để cho tia sơ cấp đi qua.
Hình bị méo mó: vị trí của vật xa tia thẳng góc của nguồn tia X chừng nào thì nó
méo mó chừng ấy. Vì vậy ta phải để vật cần chụp vào đúng hay gần tia thẳng góc.
Hình chồng lên nhau: các cơ quan trong cơ thể xếp chồng lên nhau nên hình Xquang cũng vậy. Để tách riêng các hình đó ra, ta phải xoay con vật ra những hƣớng
khác nhau để quan sát theo tƣ thế thích hợp.
Khoảng cách quá gần hoặc quá xa, mức điều chỉnh Kvp và thời gian phát tia X
không thích hợp.
Con vật cử động (Hoàng Kỷ, 2001).

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phim đã chụp
Thời gian phát tia: thời gian càng dài số lƣợng tia X phát ra càng nhiều.
Điện thế Kvp: điện thế càng cao bƣớc sóng càng ngắn và sức đâm xuyên càng
mạnh. Sức đâm xuyên của tia X càng mạnh thì thời gian càng phải chính xác, ngƣợc
lại nếu chụp với sức đâm xuyên thấp thì hình rõ, đẹp vì sự chênh lệch thời gian
chụp ảnh ít ảnh hƣởng đến phim.
Cƣờng độ tia X: cƣờng độ càng tăng thì số lƣợng tia X càng nhiều.
Khoảng cách giữa đối âm cực và phim.
Chiều dày của phủ tạng đƣợc chụp: tùy theo chiều dày của con vật mà có thông
số phù hợp.
Tỷ trọng các bộ phận cơ thể cần chụp: ví dụ phổi chứa nhiều hơi nên tia X xuyên
qua dễ dàng do đó điện thế, cƣờng độ thấp và thời gian chụp ngắn. Chụp bụng
không chuẩn bị cần điện thế, cƣờng độ cao và thời gian chụp dài hơn vì nhiều phủ
tạng có tỷ trọng lớn.

5


Cấu tao bộ phận cần chụp: tùy theo bộ phận mà ta có điện thế và cƣờng độ phù
hợp, ví dụ khi chụp cột sống lƣng thì cần chụp điện thế cao hơn chụp kiểm tra phổi
và tim.
Phẩm chất của phim: Phim quá hạn hoặc mốc làm cho độ mờ tăng lên
Phẩm chất của bóng và tiêu điểm: bóng cũ, kính không trong suốt và các cực dễ
bị hao mòn do đó Kvp phải tăng lên.
Phẩm chất và nhiệt độ của thuốc tráng phim: thuốc cũ để lâu có tác dụng ít và
chậm nên làm vàng phim nếu ngâm quá lâu. Thời tiết nóng, lạnh cũng ảnh hƣởng
đến chất lƣợng phim.
Phim đƣợc rõ và đẹp: phụ thuộc vào màng chắn tia X, ống khu trú và lƣới chống
mờ cố định hoặc di động (Nguyễn Văn Hanh, 2001).
Bảng 1: Các thông số kỹ thuật chụp X-quang (Nguyễn Văn Biện, 2007)


Độ dày cơ
thể ( cm)

Điện thế
(Kvp)

Cƣờng độ
dòng điện
(mA)

Thời gian
(giây)

Khoảng cách
(cm)

< 10

60

30

0,05

100

11-13

70


25

0,05

100

14-17

70

25

0,1

100

18-21

80

20

0,1

100

22-25

80


20

0,2

100

> 25

90

15

0,5

100

2.1.7 Cản quang dương (thuốc cản quang)
Bình thƣờng các phủ tạng trong ổ bụng không có hình cản quang riêng biệt dễ lẫn
lộn với nhau. Do đó để có hình rõ của từng bô phận hệ tiêu hóa ngƣời ta thƣờng
dùng chất cản quang qua đƣờng miệng hoặc đƣờng hậu môn.
Tất cả các chất cản quang thƣờng có nguyên tử số cao, cản tia X hơn cả xƣơng,
thƣờng dùng chất barium sulfat. Các loại thuốc cản quang dùng cho đƣờng tiêu hóa

6


hiện nay đều có thêm carboxymethylcelluloza để làm tăng độ dính và tránh cho bột
lắng nhanh xuống đáy cốc. Ngoài ra thuốc phải không độc, không kích thích niêm
mạc làm tiết dịch và làm con vật bị sặc (Nguyễn Văn Hanh, 2001).

2.1.8 Cản quang âm (bơm hơi)
Là phƣơng pháp dùng hơi bơm vào ống tiêu hóa hoặc vào ổ bụng để thấy đƣợc ranh
giới của một số phủ tạng, thông qua ống mềm. Với dung lƣợng: 6-12ml/Kg thể
trọng.
Phƣơng pháp này rất hữu ích trong việc phát hiện ngoại vật đƣờng tiêu hóa hoặc
đánh giá độ dày của thành dạ dày.
Đôi khi cần kết hợp bơm hơi với uống một ít cản quang (phƣơng pháp tƣơng phản)
(Nguyễn Văn Hanh, 2001).
2.2 Cơ thể học đƣờng tiêu hóa của chó

Hình 2.1: Hệ thống tiêu hóa của chó
/>
2.2.1 Thực quản
Là ống thông từ yết hầu đến dạ dày. Chia làm ba phần:
Phần cổ: từ yết hầu đến cửa vào lồng ngực. Đoạn trƣớc nằm trên khí quản đến
khoảng 1/3 phía sau, lệch dần sang bên trái của khí quản.
Phần ngực: là phần từ cửa vào lồng ngực đến cơ hoành, nằm giữa hai lá phổi.
Phần bụng: là phần từ cơ hoành đến dạ dày
Thực quản có nhiệm vụ chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày (Lăng Ngọc Huỳnh,
2007).

7


2.2.2 Dạ dày
Dạ dày chó thuộc cỡ trung bình, dung tích khoảng 2,5 lít.Nằm về phía trái của
xoang bụng , tiếp xúc với gan, nằm bên trái cơ hoành, ngang với đốt sống hông thứ
hai hoặc ba. Niêm mạc mặt trong chia làm ba vùng
Vùng tuyến thƣợng vị: nằm xung quanh thƣợng vị.
Vùng tuyến đáy: vùng thân vị.

Vùng tuyến hạ vị: nằm gần hạ vị.
Dạ dày có chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dƣỡng (Lăng Ngọc Huỳnh,
2007).

Hình 2.2: Dạ dày chó
/>
2.2.3 Ruột
Là mốt ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, bắt đầu từ hạ vị và tận cùng ở hậu môn.
Tùy chức năng và kích thƣớc, ruột đƣợc chia làm hai phần:
Ruột non:
Ở chó dài khảng 4m, chiếm gần hết xoang bụng, phía sau gan và dạ dày, Ruột non
đƣợc chia làm ba đoạn, không có ranh giới tự nhiên giữa các đoạn này nhƣng có sự
gia tăng bề dày của thành ruột:
Tá tràng: bắt đầu từ hạ vị, tá tràng đi ngƣợc đƣờng lên vùng dƣới hông rối bẻ cong
lại thành quai tá tràng. Phần tá tràng có chứa lổ đổ vào ống tụy và ống mật.

8


Không tràng: là đoạn dài nhất của ruột non, gấp đi gấp lại nhiếu lần thành một khối
lớn áp vào thành bụng phải.
Hồi tràng: thành ruột dày hơn phần không tràng. Hồi tràng đi ngƣợc lên về phía
trƣớc vùng dƣới hông bên phải và đến thông với manh tràng của ruột già.

Hình 2.3: Hình ảnh ruột non sau khi mở xoang bụng
(Lăng Ngọc Huỳnh, 2007)

Ruột già:
To hơn ruột non, bắt đầu từ phần cuối của hồi tràng đến hậu môn, ở chó dài khoảng
60-80 cm, đƣợc chia làm ba phần:

Manh tràng: dài khoảng 12-15 cm và cong queo có hình chữ S. Đầu sau của manh
tràng bít kín và trôi tự do, đầu trƣớc hẹp, tiếp nối với hồi tràng và ăn thông không
giới hạn rõ rệt với kết tràng. Giữa hồi tràng và manh tràng là van hồi manh tràng.
Kết tràng: là đoạn dài nhất của ruột già. Ở chó kết tràng có hình chữ U gồm ba
phần: kết tràng lên, kết tràng ngang và kết tràng xuống, dính với vùng dƣới hông
bằng một màng treo kết tràng.
Trực tràng: là đoạn cuối của ruột già, đi thẳng từ cửa trƣớc xoang chậu đến hậu
môn. Mặt trên giáp xƣơng khum, phía dƣới là bóng đái, tinh nang, tiền liệt tuyến,
ống thoát tiểu đoạn trong nếu là con đực; với tử cung, âm đạo nếu là con cái.
Hậu môn là cửa sau của trực tràng, nằm dƣới gốc đuôi, có hai cơ vân hoạt động
dƣới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ƣơng:
Cơ vòng hậu môn: đóng kín và chỉ mở khi đại tiện
Cơ rút hậu môn: kìm hãm hậu môn khỏi lộn ra ngoài lúc đại tiện (Lăng Ngọc
Huỳnh, 2007).

9


Hình 2.4: Hình ảnh ruột già sau khi cắt phần ruột non
(Lăng Ngọc Huỳnh, 2007)

2.3 Một số bất thƣờng phát hiện bằng X-quang trên đƣờng tiêu hóa
2.3.1 Ngoại vật đường tiêu hóa
Ngoại vật tiêu hóa là những vật không đƣợc tiêu hóa, hấp thu, đƣợc đƣa từ bên
ngoài vào và kẹt lại trong ống tiêu hóa.
Ngoại vật tiêu hóa thƣờng gặp: xƣơng, kim, lƣỡi câu, đồng tiền, đạn keo, muỗng,….
đƣợc con vật nuốt vào trong lúc ăn hay đùa giỡn.
Ngoại vật thực quản
Sự tắc nghẽn thƣờng xảy ra tại phần thấp nhất của phần cổ thực quản hoặc gần cửa
tim. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình ăn hoặc khi chơi đùa nuốt phải

những thức ăn lớn- cứng, mảnh gân, lim, banh cao su, cây xiên thịt, đá,….
Triệu chứng:
Chó bị ngoại vật thƣờng thấy có sự tiết nƣớc bọt, ói và thƣờng xuyên rƣớn cổ ra.
Khi có sự bế tắc hoàn toàn một đoạn thực quản thì chó sẽ nôn ngay ra tất cả thức ăn
hay nƣớc uống vào, khi bế tắc một phần thì chỉ có nƣớc đi qua nhƣng vật chất rắn
thì không qua đƣợc.
Thực quản có thể bị thủng do sự hình thành các lỗ áp xe tại chỗ, nếu đoạn thủng
nằm trong vùng ngực thì nó có thể gây viêm phế mạc và tích mủ.
Ngoại vật dạ dày
Đây là một bệnh khá phổ biến ở chó, mèo mà những biểu hiện thƣờng khi rất khác
nhau nên việc chẩn đoán dễ lầm lẫn với bệnh khác của đƣờng tiêu hóa.
Nguyên nhân là do chó, mèo hay nuốt các vật lạ nhƣ: đá, bóng cao su, xƣơng,
vớ,…riêng mèo hay nuốt tóc, tạo thành một khối trong dạ dày hoặc ruột.

10


Ngoại vật trong dạ dày chó, mèo có thể gây ra những triệu chứng rất thay đổi.
Nhiều trƣờng hợp con vật không thấy biểu hiện một triệu chứng gì khi ngoại vật tồn
tại trong dạ dày. Dấu hiệu thƣờng thấy nhất là con vật thỉnh thoảng ói sau khi ăn.
Những ngoại vật lớn, gồ ghề thƣờng gấy ra những bệnh lý nhƣ viêm dạ dày, những
vật bén nhọn, có tính gây kích thích thì làm rách màng niêm mạc dạ dày gây ra chảy
máu, biểu hiện đặc trƣng là con vật nôn ra máu (Nguyễn Văn Biện, 2007).
2.3.2 Tắc ruột
Sự tắc ruột một phần hay từng phần có thể do những vật chất không tiêu hóa đƣợc,
một khối lớn giun, sự dính ruột sau khi giải phẫu, tân bào, u hạt, áp xe, ngoại vật.
ngoài ra còn có nguyên nhân do xoắn ruột, lồng ruột và nghẽn ruột do hernia có thể
gây hậu quả tắc ruột hoàn toàn. Sự tắc ruột có thể gây biến chứng đứt ruột, viêm
phúc mạc và shock.
Chứng tắc ruột xảy ra phổ biến ở đoạn không tràng hoặc hồi tràng, ít xảy ra ở vùng

van hồi manh tràng:
Tắc đoạn tá tràng: dấu hiệu của sự tắc nghẽn hoàn toàn tá tràng là: buồn nôn, mửa
ra mật, đau vùng bụng, bỏ ăn, mất nƣớc, suy sụp, yếu ớt.
Tắc ở đoạn cuối: con vật ói trông giống nhƣ phân, sự mất nƣớc và suy yếu phát
triển chậm. Đoạn ruột bị căng do chứa chất khí hoặc chất lỏng ta có thể cảm nhận
đƣợc qua sờ nắn.
Tắc ruột một phần: triệu chứng nhƣ tắc ruột đoạn cuối nhƣng các triệu chứng này
có thể kéo dài hoặc gián đoạn từng lúc. Con vật thƣờng giảm ăn, uống và sụt cân
mãn tính. Ngoài ra con vật còn đi phân lỏng có máu, có mùi hôi thối khó chịu.
Bệnh thƣờng xảy ra phổ biến ở chó non. Qua X-quang ta tấy sự hiện diện của
ngoại vật có tính cản quang, đoạn ruột giãn có chứa hơi có thể thấy ở phía trƣớc chỗ
tắc (Nguyễn Văn Biện, 2007).
2.4 Kỹ thuật chụp X-quang
2.4.1 Các thế chụp nội quan
Trong X-quang thƣờng sử dụng ba hƣớng chụp sau
Hƣớng bụng – lƣng: đặt con vật nằm ngửa, tia X đi vuông góc với mặt đất, khi
đó tia X đi qua cơ thể theo hƣớng bụng – lƣng.
Hƣớng lƣng – bụng: khác với hƣớng bụng lƣng là con vật đứng, máy vẫn ở vị
trí củ, tia X vuông góc mặt đất.

11


Hƣớng bên bên: khác với 2 hƣớng trên là con vật nằm nghiêng.
2.4.2 Chụp không có thuốc cản quang
Là kỹ thuật chẩn đoán X-quang đơn giản, không cần chuẩn bị con vật trƣớc khi
chụp. Phim chụp không sử dụng chất cản quang cho phép ta đánh giá tình trạng
chung của ổ bụng, những bất thƣờng về vị trí, hình dạng dạ dày hay trong trƣờng
hợp quai ruột bị giãn và đầy hơi do tắc ruột.
Do nhu đông của dạ dày mạnh và nằm ở vị trí vùng cản quang nên cần cƣờng độ,

điện thế cao và thời gian ngắn để hình đƣợc rõ.
2.4.3 Chụp có thuốc cản quang
Là kỹ thuật chụp X-quang có sử dụng chất cản quang (chế phẩm iod) nhằm khắc
phục những nhƣợc điểm của phƣơng pháp chụp không sử dụng chất cản quang.
Đối với thực quản
Chất cản quang dùng để chụp thực quản thƣờng là Barium sulfat. Để chụp thực
quản ta cần thời gian phát tia nhanh (1/10 giây), một phần vì thuốc đi qua thực quản
nhanh, một phần khác do tim và động mạch chủ đập làm bờ của thực quản không rõ
Trong trƣờng hợp tìm ngoại vật trong thực quản ta có thể cho con vật uống một
lƣợng chất cản quang đặc, thuốc dính vào dị vật sẽ làm cho hình rõ hơn.
Đối với dạ dày và ruột
Ngoại trừ trƣờng hợp khẩn cấp, trong chẩn đoán X-quang con vật cần phải nhịn ăn,
uống 12 giờ trƣớc khi chụp. Barium sulfat đƣợc pha trong nƣớc và tùy theo kích cỡ
con vật mà ta sẽ cho uống trong khoảng từ 75 – 150ml. Trong trƣờng hợp còn thức
ăn thì cho con vật uống thuốc nhuận tràng hay thụt rửa trực tràng.
Tƣ thế
Để con vật nằm nghiêng tiếp xúc trực tiếp với cassette, vị trí cần chụp nằm ở trung
tâm, giữ chặt 4 chân. Hƣớng bụng nghiêng, tia đi theo chiều dọc. Dạ dày: khoảng
xƣơng sƣờn thứ 12. Ruột: khoảng đốt sống hông thứ 3
Để con vật nằm ngửa trên cassette, vị trí cần chụp nằm ở trung tâm. Hƣớng bụng
lƣng, tia đi theo chiều dọc. Dạ dày: khoảng đốt sống ngực 12. Ruột: khoảng đốt
sống hông thứ 2.
Để con vật đứng song song với cassette, vị trí cần chụp nằm ở vị trí trung tâm.
Hƣớng bụng nghiêng, tia đi theo chiều ngang.

12


Để con vật nằm sấp trên cassette, vị trí cần chụp nằm ở vị trí trung tâm. Hƣớng lƣng
bụng, tia đi theo chiều dọc (Nguyễn Văn Biện, 2007).


13


CHƢƠNG III PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phƣơng tiện thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện
Tại Bệnh xá Thú y – trƣờng Đại học Cần Thơ.
Thời gian: 8/2010 – 11/2010
3.1.2 Động vật thí nghiệm: 5 chó.
3.1.3 Dụng cụ - hóa chất
Dụng cụ - vật liệu: Máy X-quang hiệu HuynDai (Hàn Quốc), cassette, phim X
quang với kích thƣớc 30x40, phòng X-quang diện tích 5 m2, vách có bọc chì cao 2
m, phòng tối và đèn soi, đèn đọc phim, găng tay. Các ngoại vật: nắp chai cao su,
ống nhựa mềm, banh nhựa mềm, pin AA, bọc nylon, găng tay caosu…
Hóa chất
Dung dịch hiện hình: 5,5% Hydroquinon và 15% Postassium hydroxide
Dung dịch định hình: 1,5% Aluminum sulfate và 10% Acetic acide
3.2 Phƣơng pháp tiến hành
3.2.1 Chụp bình thường
Chuẩn bị phim:
Lấy phim từ hộp bảo quản trong phòng tối và đặt vào cassette sao cho vừa vặn, gài
thật chặt để ánh sáng không làm hƣ phim.
Chuẩn bị con vật
Đo độ dày của con vật để chọn thông số cho phù hợp.
Tiến hành chụp
Bật công tắc máy và điều chỉnh đèn phát tia.

14



×