Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề tài cuối kỳ môn phỏng vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí cũng song hành với sự phát triển
đó. Ngày nay, báo chí đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là món ăn tinh
thần không thể thiếu đối với mỗi người trong xã hội hiện đại. Báo chí còn là lực
lượng tiên phong trên con đường chống tham nhũng, chống tiêu cực và tệ nạn xã
hội ở nước ta hiện nay.
Viết bài phỏng vấn là một trong những thể tài báo chí gây được sự quan
tâm, chú ý nhiều nhất của độc giả. Nhiều tờ báo lớn đã có được uy tín, diện mạo
riêng của mình nhờ những thiên phóng sự, những bài viết điều tra đầy uy lực,
những bài phỏng vấn sắc sảo và tinh vi. Bài phỏng vấn cung cấp cho công chúng
những thông tin, ý kiến về các sự kiện, vấn đề thời sự có ý nghĩa xã hội hoặc
giới thiệu, khắc họa chân dung của những nhân vật được họ quan tâm.
Trước nhiều ý kiến trái chiều về những bộ ảnh kỷ yếu mặc bikini chụp tại
bể bơi của các em học sinh 12D1 THPT Hoàng Diệu, nhóm chúng tôi tiến hành
2 bài phỏng vấn nhằm làm rõ hơn những ý kiến, quan điểm của xã hội về hiện
tượng này. Từ đó, định hướng dư luận xã hội, đạt đến một cuộc sống văn minh,
tốt đẹp hơn của loài người.


NỘI DUNG
PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHỎNG VẤN
1.

Một vài khái niệm về phỏng vấn
Phỏng vấn nói chung, trước hết là một hoạt động giao tiếp giữa các đối
tượng để nhận biết và trao đổi thông tin, có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt
động của đời sống xã hội.
Trong hoạt động báo chí, phỏng vấn được xem xét ở 2 bình diện cơ bản:
phỏng vấn với tư cách là một phương pháp thu thập thông tin phục vụ hoạt động
sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung và phỏng vấn với tư cách là một tác phẩm
báo chí.



1.1.

Phỏng vấn – một phương pháp thu thập thông tin
Với tư cách là phương pháp thu thập thông tin, phỏng vấn là cuộc gặp gỡ,
trao đổi, hỏi chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu
thập thông tin phục vụ hoạt động sáng tạp tác phẩm báo chí.
Bằng phương pháp phỏng vấn, phóng viên có thể tái hiện được sự kiện đã
xảy ra hoặc xảy ra bất ngờ qua lời kể của các nhân chứng mà phóng viên không
có điều kiện được chứng kiến, tham dự. Thông tin thu thập được qua phương
pháp phỏng vấn có tính chất khách quan từ nguồn tin trực tiếp, tạo giá trị và mức
độ tin cậy cao cho thông tin.

1.2.

Phỏng vấn – một thể loại báo chí
Phỏng vấn là hình thức đăng tải tác phẩm dưới dạng đối thoại (hỏi – đáp),
trong đó nhà báo nêu câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời. Mục đích của
cuộc đối thoại là cung cấp cho công chúng những thông tin, ý kiến về các sự


kiện, vấn đề thời sự có ý nghĩa xã hội hoặc giới thiệu, khắc họa chân dung của
những nhân vật được họ quan tâm.
Nhà báo là người chủ động lựa chọn đề tài, trực tiếp đặt câu hỏi cho đối
tượng trả lời. Nhà báo cũng là người quyết định cấu trúc nội dung và hình thức
bài phỏng vấn sẽ đăng tải trên mặt báo. Về mặt pháp lý, người hỏi phải là người
đại diện cho cơ quan báo chí. Người trả lời cũng phải có tư cách phát ngôn.
2.
-


Đặc điểm của phỏng vấn
Hình thức thể hiện: đối thoại, bao gồm hệ thống câu hỏi và câu trả lời được trình

-

bày logic, khoa học.
Nguồn tin: khách quan, trực tiếp, có sự chia sẻ trách nhiệm giữa người hỏi và

-

người trả lời.
Ngôn ngữ: chủ yếu là của người trả lời, mang tính khẩu ngữ (văn nói) nên rất

3.

linh động, tự nhiên.
Vai trò của phỏng vấn
Phỏng vấn là một thể loại nhanh nhạy, xung kích và “đa năng”. Trong tất cả
các thể loại báo chí, phỏng vấn có thể xem là thể loại tinh vi nhất, sinh động
nhất, bày tỏ được tinh thần của người phỏng vấn nhiều hơn tất cả các thể loại
khác và theo phong cách riêng của nó. Phỏng vấn có phẩm chất của tin, bình
luận, phóng sự,…. Những bài phỏng vấn hay khẳng định trình độ, đẳng cấp của
nhà báo.
Thể loại phỏng vấn tạo nên sinh khí sống động, hấp dẫn cho tờ báo. Qua
những câu trả lời trực tiếp từ các nhân vật, bạn đọc như được trò chuyện trực
diện với họ. Đặc biệt, sự xuất hiện của những nguồn tin quan trọng, nổi tiếng sẽ
làm tăng giá trị và uy tín cho tờ báo.

4.


Tiêu chí để có một bài phoảng vấn hay:


Tạp chí Người làm báo, số 10/2007 đã đưa ra 5 tiêu chí chủ yếu để có một
bài phỏng vấn hay:
-

Chủ đề của phỏng vấn phải rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu thông tin của từng

-

thời điểm, từng địa bàn, được nhiều người quan tâm.
Tạo được ít nhiều “kịch tính” trong phỏng vấn. Tốt nhất là chọn được vấn đề có
mâu thuẫn cần giải quyết để làm chủ đề của phỏng vấn. Chí ít cũng nên tìm cách
lật đi lật lại một vài nội dung nào đó bằng thái độ và tình cảm của nhà báo cũng

-

như người trả lời để tạo ra sự hấp dẫn.
Tạo được mối quan hệ gắn bó (cả về nội dung lẫn tình cảm) giữa người hỏi và

-

người trả lời, biết lắng nghe nhau, tôn trọng nhau và ứng xử kịp thời.
Xây dựng kết cấu của một phỏng vấn chặt chẽ, các câu hỏi và trả lời phát triển
theo một logic nhất định, gắn kết với nhau. Hỏi thông minh duyên dáng, trả lời

-

ngắn gọn và trí tuệ, cả hai cùng phối hợp tạo ra phỏng vấn hay.

Câu hỏi nào cũng có lượng thông tin, tốt nhất dùng chi tiết báo chí để hỏi, lợi

5.

dụng ngay những tư liệu mà người trả lời đưa ra để hỏi.
Các dạng phỏng vấn:
Có nhiều tiêu chí để phận loại các dạng phỏng vấn nhưng nhìn chung có 3
dạng phỏng vấn cơ bản như sau:

N
ội
dung
N
gười
trả lời

Phỏng vấn
thời sự
Thông tin,
ý kiến giải
thích về các sự
kiện, vấn đề
thời sự
Người
lãnh đạo, quản
lý, chuyên gia,
nhân
chứng
trực tiếp


Phỏng
vấn
chân dung
Giới
thiệu
một nhân vật, cá
nhân

Phỏng
vấn
Anket
Sự kiện, vấn
đề thời sự có
nhiều ý kiến khác
nhau

Người

thành tích, có
đóng góp cho xã
hội (trong nhiều
lĩnh vực khác
nhau)

Từ 3 người
trở lên, thành phần
người trả lời có
thể đồng nhất
hoặc không đồng
nhất



H
ình
thức

Tập trung
vào thông tin,
ngắn gọn

Vì là thông
tin cá nhân nên
sinh động và mềm
mại hơn phỏng
vấn thời sự

Chủ yếu là
chia sẻ cảm xúc, ý
kiến,… về các sự
kiện, vấn đề.
Không xuất hiện
câu hỏi trong bài
vì câu hỏi thường
được thể hiện ở tít
và sapo

PHẦN II: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
I. Lí do chọn đề tài, nhân
1. Lí do chọn đề tài


vật

Giao thoa văn hóa đã trở thành một xu hướng tất yếu trong thời kì hội nhập
thế giới. Mỗi quốc gia khi mở cửa hội nhập đều tiếp nhận những luồng văn hóa
mới. Trước năm 1986, nước ta chưa đổi mới, kinh tế – văn hóa – xã hội – chính
trị… chưa thực sự phát triển và tiến bộ. Sau chủ trương đổi mới đất nước của
Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã từng bước đi lên, từng bước “sánh vai với các


cường quốc năm châu” như mong mỏi của Bác Hồ. Đất nước phát triển, văn
minh và giàu mạnh hơn, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân cũng có sự
thay đổi đáng kể. Bên cạnh nền văn hóa truyền thống hàng nghìn năm nay của
dân tộc, các nền văn hóa phương Tây, Đông Á cũng dần dần xâm nhập vào nước
ta, đặc biệt và ở giới trẻ. Với sự thông minh, nhanh nhạy và tính ưa sáng tạo,
thích đổi mới của giới trẻ, họ nhanh chóng tiếp thu những trào lưu văn hóa mới.
Đây là mặt tốt mà hội nhập quốc tế mang lại. Giới trẻ Việt Nam có cơ hội phát
triển toàn diện trong môi trường sống hiện đại, tiến bộ nhất. Tuy nhiên, cơ chế
thị trường cũng có những mặt trái của nó. Một bộ phận thanh niên sống đua đòi,
lai căng, quên đi nét đẹp văn hóa, thuần phục mỹ tục của dân tộc.
Gần đây, trên các trang mạng xuất hiện những bức ảnh kỉ yếu của học sinh,
sinh viên gây ra không ít sự phản cảm, khó chịu cho người xem. Ý kiến khen thì
ít, đa phần là chê bai, chỉ trích. Ví dụ như vụ các em lớp 12D1 THPT Hoàng
Diệu tạo dáng ở bể bơi trong trang phục bikini, rồi loạt ảnh nam – nữ sinh viên
trường Y Hải Dương gối ngực lên nhau, hay bức ảnh sinh viên ngân hàng vô tư
xếp tạo chữ SEX để chụp ảnh. Có thể cho rằng đây là sáng tạo, đây là tân tiến, là
quyền riêng tư của mỗi người. Tuy nhiên, việc làm này có thật sự phù hợp với
lứa tuổi học sinh sinh viên hay không, và nó có phải biểu hiện của sự lai căng
văn hóa, nhiễm theo lối ống phương Tây, làm mất đi nét văn hóa và hình ảnh
truyền thống của lứa tuổi học trò hay không, thì chúng ta phải nhìn nhận ở nhiều
phương diện.

Để trả lời cho câu hỏi nên khen hay chê, cổ vũ hay loại trừ hiện tượng này
trong giới trẻ, đồng thời làm sao để hướng các em vào sự sáng tạo phù hợp văn
hóa, nhóm đã tiến hành một cuộc trao đổi với chuyên gia văn hóa, các đối tượng
liên quan.


2.

Lí do chọn nhân vật
Nhân vật mà nhóm lựa chọn để phỏng vấn là thầy Phạm Ngọc Trung, hiện
tại là PGS. TS, nhà báo, chuyên gia văn hóa, nguyên Trưởng khoa Văn học phát
triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Là một người nghiên cứu lâu năm về
văn hóa, có kiến thức chuyên sâu về các vấn đề văn hóa, đặc biệt đã trả lời
phỏng vấn của nhiều báo, đài, thầy Trung là lựa chọn thích hợp nhất khi đề tài
của nhóm liên quan đến lĩnh vực văn hóa. Không chỉ vậy, thầy là người có suy
nghĩ tiến bộ, từng có thời gian học tập bên phương Tây, nhưng bên trong vẫn giữ
gìn được nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Trong thầy vừa có những quan
điểm hiện đại, lại vừa phù hợp với văn hóa nước nhà, giữa chúng có sự kết hợp
hài hòa với nhau. Vì thế nhóm tin tưởng rằng thầy sẽ có những chia sẻ, đánh giá,
nhận xét khách quan nhất, không một chiều, không cứng nhắc. Tất cả sẽ được
trả lời dưới góc độ văn hóa.
Thứ hai, để thực hiện bài phỏng vấn anket, ngoài phỏng vấn PGS.TS,
Chuyên gia Văn hóa Phạm Ngọc Trung, nhóm đã chọn thêm những đối tượng
phỏng vấn, cụ thể là: Lê Trang (12D7, THPT Phan Đình Phùng với bộ ảnh kỷ
yếu mặc áo phông, quần sooc dưới nước), Hoàng Hoa Huệ (sinh viên Đại học
Sư phạm Hà Nội I), Đặng Thị Bích Thủy (phụ huynh học sinh), Nguyễn Hải
Yến (Giáo viên THPT Chuyên Vĩnh Phúc), Nguyễn Thành (Nhiếp ảnh gia).

II.


Quá trình thực hiện
Ban đầu, nhóm lên ý tưởng, tìm kiếm đề tài cho bài phỏng vấn. Nhiều ý
tưởng được đưa ra nhưng sau khi xem xét khả năng thực hiện đều bị loại bỏ. Hai
thành viên trong nhóm là Thùy Mỵ và tôi – Hoàng Yến tiếp tục tìm kiếm đề tài,
theo dõi các sự kiện, vấn đề đang được công chúng quan tâm. Cuối cùng, Thùy
Mỵ đưa ra ý kiến về an toàn xe bus, tình trạng giả làm người thân trên xe bus để


hành hung, cướp tài sản của khách; còn tôi, đưa ra ý kiến về hiện tượng giới trẻ
chụp cảnh kỉ yếu đầy sáng tạo, nhưng nhiều bức ảnh sau khi đưa lên mạng xã
hội đã gây nên sự phản cảm cho người xem. Đánh giá về khả năng thực hiện
một lần nữa, cả hai quyết định chọn đề tài tôi đưa ra và tìm kiếm nhân vật phỏng
vấn.
Đây là một đề tài liên quan đến văn hóa. Người đầu tiên nhóm nghĩ đến là
thầy Phạm Ngọc Trung, hiện tại là PGS. TS, nhà báo, chuyên gia văn hóa,
nguyên Trưởng khoa Văn học phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Sau
đó, nhóm liên hệ với thầy, trình bày lí do và mong muốn được thầy giúp đỡ. Rất
may là thầy đã đồng ý và nhiệt tình trao đổi với nhóm.
Chúng tôi hoàn thành 1 bài phỏng vấn thời sự, tiếp đến là bài phỏng vấn
anket của Thùy Mỵ.
Tôi (Thùy Mỵ) đã lên ý tưởng phỏng vấn các đối tượng: học sinh, giáo
viên, phụ huynh học sinh, nhiếp ảnh gia, chuyên gia Văn hóa (thầy Trung),
chuyên gia tâm lý Trịnh Hòa Bình. Tôi liên lạc với mọi người để phỏng vấn.
May mắn là họ rất nhiệt tình giúp đỡ, thẳng thắn chia sẻ với tôi.
Sau khi có file ghi âm phỏng vấn, chúng tôi tách băng và bắt đầu viết bài.
Thuận lợi và khó khăn

III.

Trong quá trình xác đinh đề tài đến quá trình phỏng vấn, nhóm đã gặp rất

nhiều khó khăn cũng như thuận lợi từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
1.

Thuận lợi
Thứ nhất, vận dụng những kiến thức được học trong nhà trường, tiếp thu
từ thực tiễn nên nhóm đã có những kĩ năng, kinh nghiệm cơ bản, không quá bỡ
ngỡ với việc đi thực tế viết bài.


Thứ hai, nhân vật nhóm thực hiện phỏng vấn rất thân thiện, nhiệt tình chia
sẻ ý kiến.
Thứ ba, nhóm chỉ có 2 thành viên và luôn có sự thống ý kiến, quan điểm
cũng như giúp đỡ nhau trong quá trình làm bài.
Thứ tư, vì mọi người thân thiện, cởi mở nên nhóm cũng bớt căng thẳng và
2.

tự tin hơn khi trao đổi với đối tượng phỏng vấn.
Khó khăn
Thứ nhất, khó khăn trong việc lựa chọn đề tài.
Do yêu cầu có bản ghi âm, nên nhóm quyết định sẽ lựa chọn đề tài, nhân
vật phỏng vấn xung quanh địa bàn Hà Nội. Sau khi thống nhất lựa chọn giữa hai
vấn đề hiện đang được các bạn trẻ quan tâm là vấn đề an toàn xe bus và những
tranh luận về sự sáng tạo trong những bộ ảnh kỷ yếu của giới trẻ thời nay, nhóm
đã quyết định chọn vấn đề thứ 2 để làm phỏng vấn.
Nguyên nhân: Vấn đề an toàn xe bus, tuy rất nóng hổi nhưng khó xác định
nguồn tin hơn, khó liên hệ với các nhân chứng và cơ quan công an. Hơn nữa,
việc lấy ý kiến của xí nghiệp xe bus, lái xe và phụ xe sẽ khó thực hiện vì nó liên
quan đến trách nhiệm của họ. Vấn đề về sự sáng tạo trong các bộ ảnh kỷ yếu của
giới trẻ có thể nhìn nhận dưới góc độ văn hóa. Giới trẻ đang dần thay đổi những
cái cũ bằng cái mới sáng tạo và mạnh dạn hơn.

Thứ hai, khó khăn trong tìm kiếm nhân vật phỏng vấn
Trong lần phỏng vấn thầy Phạm Ngọc Trung, lần đầu tự liên hệ, nhóm rất
lo lắng, hồi hộp vì thiếu kinh nghiệm, sợ bị từ chối. Việc này khiến cuộc nói
chuyện ban đầu hơi mất sự tự nhiên. Đây có thể coi là sự thất bại và bài học kinh
nghiệm của nhóm: phải chuẩn bị tâm lý tự tin trước nhân vật phỏng vấn.
Đến bài phỏng vấn anket, nhóm khó khăn trong việc tìm người trong cuộc,
đó là các em học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp 12D1, THPT Hoàng Diệu. Tuy
nhiên, nhóm đã tìm được các em học sinh lớp 12D7, THPT Phan Đình Phùng và
nhiếp ảnh gia Nguyễn Thành, người lên ý tưởng chụp bộ ảnh kỷ yếu dưới nước


của các em. Đến PGS.TS, Chuyên gia Tâm lý Trịnh Hòa Bình, do bận công việc
nên ông cũng không trả lời được phỏng vấn.
Thứ ba, kinh nghiệm còn thiếu nên còn lúng túng trong việc khai thác
thông tin. Tác phong làm báo còn chưa chuyên nghiệp, bản thân vẫn chưa đủ tự
tin, mạnh dạn, chưa đưa ra được những câu hỏi mang tính chất tranh luận để tạo
nên sự kịch tính trong quá trình phỏng vấn.
Thứ tư, do thiếu phương tiện tác nghiệp (máy ghi âm) nên nhóm phải sử
dụng thay thế bằng điện thoại. Do luống cuống nên 2 phút đầu của cuộc phỏng
vấn thầy Trung, nhóm quên bật máy ghi âm. Và nhóm đối tượng phỏng vấn
anket bận không gặp được nên phải ghi âm cuộc gọi, chất lượng không tốt lắm.
Ngoài ra, phương tiện đi lại không có, nhóm đi lại chủ yếu bằng xe bus. Do
đoạn đường trước cổng đang thi công, đường bị rào nên không có xe bus đến
trường, nhóm đã phải đi bộ một quãng đường khá xa dưới trời nắng để thực hiện
phỏng vấn. Đối tượng ở Vĩnh Phúc, thành viên nhóm đã phải về xin ý kiến của
mọi người.
Thứ năm, việc hoàn chỉnh bài viết để có một tác phẩm phỏng vấn đạt yêu
cầu của thầy cô là khá khó khăn. Đây là một thể loại mới được học, nhóm chưa
viết nhiều, chưa có kinh nghiệm nên vẫn chưa thể làm hay, làm tốt nhất.
IV.


Bài học kinh nghiệm
Qua lần thực hiện phỏng vấn này, nhóm đã tổng kết và rút ra được những
bài học kinh nghiệm quý báu:
Thứ nhất, cần nắm vững những kiến thức cơ bản ở trên lớp để có nền tảng
đi thực tế, áp dụng và vận dụng vào thực tiễn.


Thứ hai, phải chuẩn bị tâm lý tự tin, chuẩn bị sẵn câu hỏi và luôn luôn phải
tìm hiểu trước đề tài phỏng vấn, nhân vật phỏng vấn để cuộc trao đổi diễn ra
suôn sẻ. Phương tiện tác nghiệp cũng phải được kiểm tra kĩ lưỡng, tránh trường
hợp máy ảnh, máy ghi âm hết pin, trục trặc hay bị hư hỏng trong quá trình
phỏng vấn.
Thứ ba, phải có thái độ tôn trọng nhân vật phỏng vấn, tạo được sự thân
thiện và tin cậy để nhân vật trao đổi vấn đề một cách nhiệt tình, cụ thể, chuyên
sâu nhất.
Thứ tư, khi viết bài, cần áp dụng các tiêu chuẩn của một bài phỏng vấn
hay, không thêm bớt lời nhân vật phỏng vấn. Làm bài với tinh thần trách nhiệm
cao và cẩn trọng để đạt kết quả tốt nhất.
PHẦN II.TÁC PHẨM
I. Phỏng

vấn thời sự

Học cách sáng tạo trên nền tảng văn hóa
Chụp ảnh kỷ yếu theo phong cách độc và lạ đang trở thành một trào lưu
trong giới trẻ. Để sở hữu những bức hình ấy, các bạn trẻ đã thực hiện những
ý tưởng đầy sáng tạo và phá cách. Không ít bộ ảnh đã khiến người xem trầm
trồ khen ngợi. Nhưng không phải lúc nào sự sáng tạo ấy cũng nhận được sự
hưởng ứng, nhất là khi nó xen lẫn một vài yếu sự phản cảm, ngoại lai.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS. TS, nhà báo, chuyên gia văn hóa,
nguyên Trưởng khoa Văn học phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
ông Phạm Ngọc Trung để hiểu rõ hơn về vấn đề này.


PGS. TS, nhà báo, chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung
PV: Học sinh cấp 3 mặc bikini chụp ảnh, sinh viên đại học nằm gối ngực
lên nhau,… Đây có thể xem là những biểu hiện của sự sáng tạo vượt quá văn
hóa truyền thống dân tộc ta không, thưa ông?
Tầm 30 – 40 năm trước, quan niệm đạo đức rất khắt khe, luôn ràng buộc
con người trong “khuôn vàng thước ngọc”. Sau này, quá trình hội nhập, đan xen
văn hóa đã tạo nên môi trường mở cho thế hệ trẻ thể hiện khát vọng, tình cảm
của mình. Tuy vậy, xét theo phong tục tập quán, văn hóa của Việt Nam thì làm
như vậy có vẻ như tân tiến quá.
Nhưng nếu xét theo góc độ khác, có thể xem đó là những bạn trẻ tân tiến,
tiếp thu văn hóa nước ngoài. Và chắc chắc khi tiên phong như vậy thì sẽ có
nhiều ý kiến khen - chê khác nhau.


PV: Nếu điều này trở thành một trào lưu và ngày càng lan rộng, ông có
nghĩ đến việc những chuẩn mực trong văn hóa truyền thống của Việt Nam sẽ
bị ảnh hưởng, thậm chí là thay thế không?
Chuẩn mực là do con người tạo nên, nó không bất biến mà mang tính lịch
sử. Cho nên đừng quá cứng nhắc khi nhìn nhận sự phát triển của xã hội. Nếu cứ
cố gắng níu kéo lấy những giá trị, chuẩn mực đã lạc hậu thì chúng ta sẽ cản trở
những cái mới phát triển. Nhưng không phải sự đổi mới, sáng tạo nào cũng là vô
giới hạn. Sáng tạo, nhưng sáng tạo phải nằm trong khuôn phép nhất định của
văn hóa, đạo đức và pháp luật.
PV: Ông nói sáng tạo là để phát triển. Thực tế, giới trẻ đang có những ý
tưởng sáng tạo đầy táo bạo cho cuộc sống của mình. Và không phải sự sáng

tạo nào cũng đáng để cổ vũ, khuyến khích. Khi đó, chúng ta có nên quay lại
với những nét văn hóa truyền thống hay không, thưa ông?
Đất nước đang xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà
chúng ta cứ dập khuôn theo cái cũ thì không thể gọi là “tiên tiến”. Nếu các bạn
trẻ bây giờ vẫn chụp như kiểu của các thầy cô 20 – 30 năm trước, người nào
cũng mặc chỉnh tề , chụp ảnh chân dung, thêm vài dòng họ tên, ngày tháng năm
sinh, số điện thoại thì cái đấy người ta nhàm chán rồi. Có lẽ xã hội muốn phát
triển được thì thế hệ sau phải có sự sáng tạo và mạnh dạn hơn thế hệ trước. Có
điều đừng sáng tạo ngược lại nền tảng văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
PV: Phải chăng đã đến lúc cần giáo dục, định hướng cho giới trẻ biết
sáng tạo trên nền tảng văn hóa dân tộc?
Thế hệ trẻ có sự sáng tạo, mạnh dạn nhưng chưa có kinh nghiệm nên dễ bị
va vấp, dễ bị lợi dụng và bị ảnh hưởng tâm lý trước đám đông. Từ mỗi hiện


tượng, sự việc, người lớn cần phân tích, khuyến khích tự do sáng tạo và tinh
thần trách nhiệm cho các em.
Bây giờ Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng con người Việt Nam mới, phù
hợp với sự phát triển và đáp ứng cho sự phát triển bền vững. Không thể lấy
những tiêu chuẩn của thế hệ học sinh, sinh viên những năm 70 áp đặt cho cho
thế hệ trẻ bây giờ. Chúng ta phải để cho thế hệ trẻ sống cởi mở trong khuôn khổ,
có sự định hướng. Như thế mới gọi là đổi mới, là hội nhập. Và quan trọng nhất
là giáo dục cho thế hệ trẻ bản lĩnh, ý thức giác ngộ dân tộc, đạo đức, văn hóa và
rồi tự họ sẽ sàng lọc để tiếp thu cái tiên tiến, chuẩn mực, loại trừ tất cả cái không
phù hợp.
PV: Với tư cách là một chuyên gia văn hóa, ông rút ra bài học gì cho các
bạn trẻ?
Các bạn trẻ là thế hệ tương lai của đất nước. các bạn cần phải sáng tạo
mạnh dạn nhưng hãy thận trọng trước sự sáng tạo, mạnh dạn ấy. Dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm là rất tốt. Nhưng có điều phải biết thể hiện, sử dụng

như thế nào để nó hợp chuẩn với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Tóm lại,
sáng tạo phải đi cùng trí tuệ mới có thể đến đích thành công.
Hoàng Yến
II.

Phỏng vấn anket

Ảnh kỷ yếu mặc bikini: Sáng tạo hay phản cảm?
Dư luận đang xôn xao về bộ ảnh kỷ yếu mặc bikini tại bể bơi của các em
học sinh lớp 12D1, THPT Hoàng Diệu (Hà Nội). Có nhiều ý kiến trái chiều
xung quanh những bức ảnh này.


Chúng tôi đã liên hệ với Chuyên gia Văn hóa, các bạn học sinh, sinh viên,
giáo viên, các bậc phụ huynh, nhiếp ảnh gia để hiểu rõ hơn về vấn đề đó.

Bức ảnh nằm trong bộ kỷ yếu của teen 12D1, THPT Hoàng Diệu (HN)

Photographer Nguyễn Thành (mũ xanh)


Hoàng Hoa Huệ, sinh viên ĐHSPHN I
“Nóng mắt” và phản cảm
Trong những ảnh kỷ yếu đó, các em mặc hở hang như vậy sẽ gây phản cảm
với những người lớn tuổi, như phụ huynh học sinh hay thầy cô giáo. Đặc biệt là
những hành động quậy tưng bừng của các bạn học sinh, điển hình như ở thành
phố coi điều đó là rất tự nhiên, không có gì là phản cảm. Nhưng khi người ngoài
nhìn vào, mặc bikini trong bể bơi lại là lứa tuổi học sinh nữa, chắc chắn bố mẹ,
gia đình, nhà trường, kể cả xã hội nữa, ai cũng phải “nóng mắt” và cảm giác họ
sẽ không hài lòng với bộ ảnh kỷ yếu này.

Các bạn lớp 12D7, THPT Phan Đình Phùng mặc áo phông, mặc quần áo
đến chơi ở bể bơi. Khi chụp, nhiếp ảnh gia đã tránh bớt cái hở hang đi, hướng
đến chụp tập thể, chụp nhiều người hay tập trung vào những góc máy ghi lại
khoảnh khắc đùa vui của các bạn. Nó không quá lộ liễu, không hở hang, khi mà
những bức ảnh kia chỉ tập trung vào 1, 2 bạn nữ. Nó không đúng với thuần
phong mỹ tục, không phù hợp với văn hóa nhà trường.


PGS.TS, Chuyên gia Văn hóa Phạm Ngọc
Trung

Lê Trang, 12D7, THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội
Độc, đẹp, sáng tạo nhưng cần chuẩn mực
Ảnh kỷ yếu là thứ để lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp đẽ thời học sinh của
mỗi người. Bộ ảnh của các bạn THPT Hoàng Diệu cũng đẹp và độc. Tuy nhiên,
hình thức chụp ảnh còn khá mới mẻ nên sẽ có những ý kiến trái chiều. Lớp em,
mọi người chọn áo phông với nhiều màu sắc khác nhau, để đúng chất là học


sinh, trông vẫn năng động, trẻ trung mà còn có gì đó rất trong sáng, hồn nhiên.
Đó cũng là thứ để lưu lại kỷ niệm, như thế thì nó sẽ có ý nghĩa hơn.
Nếu các bạn trẻ bây giờ cứ chụp theo kiểu của các thầy các cô 20 – 30 năm
trước, người nào cũng mặc chỉnh tề và chụp ảnh chân dung, thêm vài dòng họ
tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại thì cái đấy bị người ta nhàm chán rồi. Có
lẽ xã hội muốn phát triển được thì thế hệ sau phải có sự sáng tạo và mạnh dạn
hơn thế hệ trước. Có điều sáng tạo như thế nào cũng phải phù hợp với văn hóa,
phong tục và luật pháp Việt Nam.
Những cái này là cái mới, chưa hẳn đã vượt quá giới hạn của đạo đức, luật
pháp nên có thể châm chước được và xem đó là sự sáng tạo của các bạn nhưng
với điều kiện trong tổng thể các bức ảnh, phần chủ đạo là những bức ảnh nghiêm

chỉnh, còn đấy chỉ là phần điếm xuyết thêm. Tức là sáng tạo trong một khuôn
khổ nhất định, phù hợp với đạo đức, văn hóa, luật pháp chứ không thể sáng tạo
vô nguyên tắc. Những sáng tạo vi phạm đạo đức hay pháp luật thì sẽ không được
chấp nhận. Do đó mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay muốn sáng tạo phải
có sự cân nhắc, suy nghĩ và tìm hiểu thấu đáo.


Hoàng Hoa Huệ, sinh viên ĐHSPHN I
Môi trường sống là tác nhân quan trọng
Các em dám sống vì cá tính của mình, sống có phong cách nhưng tất nhiên
là môi trường sống cũng ảnh hưởng đến tính cách của họ. Hầu như học sinh ở
nông thôn thì họ trầm hơn, ngoan hơn vì môi trường của họ ít tác động hơn. Bù
lại các học sinh ở thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội, các em có điều kiện để
tham gia các hoạt động, phát triển cái tôi cá nhân mạnh mẽ hơn các em ở nông
thôn.

Nguyễn Hải Yến, giáo viên trường THPT
Chuyên Vĩnh Phúc


Đặng Thị Bích Thủy, phụ huynh học sinh
Trái chiều dư luận – Ứng xử hài hòa
Ở lứa tuổi này khi bị kích động như vậy, các em thường phản ứng lại với
dư luận, tỏ ra là không hài lòng hơn là việc tiếp thu và ghi nhận. Các em thường
phản ứng lại. Trên thực tế, ngay trong năm nay, có một ý kiến trái chiều với ý
tưởng đó, anh nhận thấy các bạn có xu hướng phản ứng lại, cãi lại và dành thời
gian buổi tối để tranh luận, ca thán về vấn đề đó, ảnh hưởng đến việc ôn thi cuối
cấp.
Việc dư luận phản đối, phản phảo hay lên án đối với lứa tuổi của các em thì
chúng ta không nên. Đây có thể là phút lầm lỡ của các em, cá tính thích thể hiện

của lứa tuổi học sinh. Nhưng vì sự phản pháo quá nặng nề của dư luận ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý các em trước kỳ thi Đại học tới. Theo mình, trong thời
gian nhạy cảm này, chúng ta nên lắng đi những lời trách móc. Các em chỉ là học
sinh, các em đang được giáo dục thôi. Có lẽ chúng ta nên nhường phần giáo dục


cho nhà trường, cho gia đình. Dừng lại ở cái điểm là bảo ban, nói để cho các em
hiểu, hơn là việc lên án quá gay gắt.
Về phía nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nên phối hợp với phụ huynh học
sinh để biến đó thành một buổi đi chơi. Còn việc chụp ảnh kỷ yếu nên dành ra
một buổi khác và chụp theo cách truyền thống.
Phía gia đình, phụ huynh cần phải bình tĩnh để nói chuyện với con, chia sẻ
với con để định hướng cho con hình thành nên những tính cách, đạo đức tốt.
Nếu cha mẹ làm gay gắt quá và cấm đoán con cái thì có thể chúng sẽ không
nghe lời, có khi còn âm thầm thực hiện những điều chúng thích.
Bộ ảnh của lớp 12D1, THPT Hoàng Diệu đưa lên trang mạng xã hội đã gây
nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Tuy nhiên, chúng ta không nên gây áp lực
năng nề với các em khi mà kỳ thi quan trọng đang cận kề.
Thùy Mỵ


LỜI KẾT
Thực tế là một trong những cách thức để tiếp thu kiến thức, kĩ năng nghề
nghiệp tốt nhất cho sinh viên. Đối với sinh viên chuyên ngành Báo chí, phỏng
vấn là một kĩ năng cơ bản, quan trọng nhất không thể thiếu. Đây là phương pháp
cần thiết cho quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí thuộc bất kì thể loại nào. Mỗi
sinh viên trước khi ra trường cần phải nắm vững phương pháp, kĩ năng này, sử
dụng một cách thành thạo và chuyên nghiệp.
Thay mặt nhóm, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Lê Thị Nhã,
Giảng viên khoa Báo chí, người đã dìu dắt nhóm trong bộ môn Làm phỏng vấn.

Cô đã tạo điều kiện cho nhóm có cơ hội được trải nghiệm thực tế, trang bị
những kiến thức, kinh nghiệm để nhóm tự tin hơn với bài phỏng vấn này.
Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Phạm Ngọc Trung,
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, các bạn học sinh, sinh viên, giáo viên, nhiếp ảnh gia,
phụ huynh học sinh… đã đồng ý tiếp nhận phỏng vấn, chia sẻ những thông tin, ý
kiến cần thiết giúp nhóm việc hoàn thành bài phỏng vấn cuối kỳ đúng thời hạn
và đạt kết quả tốt nhất.


PHỤ LỤC



×