Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài dự thi giới thiệu sách cuốn tôi đi học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.28 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT TÂN LẬP – ĐAN PHƯỢNG – HÀ NỘI
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH “TÔI ĐI HỌC”

Kính thưa các quí vị đại biểu, thưa Ban giám khảo cùng toàn thể các thầy
giáo, cô giáo và các em học sinh thân mến.
Tôi là Nguyễn Thị Hằng – cán bộ thư viện THPT Tân Lập. Đến với cuộc thi
giới thiệu sách hôm nay, lời đầu tiên cho phép tôi được chúc các quý vị đại biểu,
Ban giám khảo, các thầy cô giáo cùng các em học sinh lời chúc sức khỏe, hạnh
phúc và thành công. Chúc hội thi thành công rực rỡ.
Trường THPT Tân Lập được thành lập ngày 2/7/2003 nằm trên địa bàn xã Tân
Lập – huyện Đan Phượng. Những ngày đầu mới thành lập, trường gặp rất nhiều
khó khăn, số lượng lớp có 20 lớp với tổng số học sinh 1030. Đội ngũ giáo viên gồm
38 người, đa số tuổi đời còn rất trẻ, tuổi nghề chưa nhiều nhưng có tài năng và tâm
huyết, hết sức cống hiến cho phong trào học tập của nhà trường. Cơ sở vật chất,
trang thiết bị còn nghèo nàn, các phòng học chuyên môn chưa có đủ, thư viện nhà
trường chưa có.
Cùng với thời gian sau 10 năm, giờ đây trường THPT Tân Lập đã có sự đổi
mới toàn diện sâu sắc về mọi mặt và đã gặt hái được nhiều thành tích đáng tự hào.
Có nhiều em đại giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, nhiều
em đỗ điểm cao trong kỳ thi đại học – cao đẳng như em Phạm Hương Giang (28,5
điểm), Nguyễn Ngọc Anh thủ khoa trường đại học kiến trúc, Phạm Quang Sơn
(28,5 điểm)… Trường hiện nay có 33 lớp với 1421 học sinh, đội ngũ CBGV_CNV
ổn định với 87 cán bộ, trình độ đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Về cơ sở vật chất,
trường được trang bị đầy đủ theo hướng hiện đại. Các phòng học chuyên môn được
đầu tư nâng cấp, trong đó thư viện được quan tâm xây dựng thành thư viện chuẩn.
Cảnh quan môi trường sư phạm xanh – sạch tạo nên môi trường giáo dục thân
thiện.
Kính thưa quý vị, Nhà văn M.Go-rơ-ki được đông đảo mọi người biết đến
với một câu nói rất nổi tiếng: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Đúng như vậy, việc đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết, không thể
thiếu trong hành trình tìm kiếm tri thức và hoàn thiện nhân cách của mỗi con


người. Hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách, thư viện trường THPT
Bài giới thiệu sách “Tôi đi học”

1

CBTV: Nguyễn Thị Hằng


TRƯỜNG THPT TÂN LẬP – ĐAN PHƯỢNG – HÀ NỘI

Tân Lâp luôn ý thức xây dựng một thư viện đạt chuẩn để phục vụ cho nhu cầu
học tập của học sinh và nghiên cứu của giáo viên trong nhà trường.
Từ những ngày đầu thành lập còn rất sơ sài, thư viện nhà trường đã dần lớn
mạnh nhờ sự quan tâm của Sở giáo dục đào tạo Hà Nội cùng sự giúp đỡ chuyên
môn của Ban giám hiệu nhà trường. Và đến hôm nay, thư viện đã trở thành một địa
điểm thân quen, đem lại những tri thức bổ ích cho thầy và trò trường THPT Tân Lâp.
Thư viện được bố trí ở tầng 1 của dãy nhà Hiệu bộ với diện tích sử dụng là
90m2 và diện tích phòng đọc là 30m2 được ngăn cách riêng biệt. Thư viện còn chia
ra nhiều loại tủ sách giúp các em có thể nhanh chóng tìm được tài liệu theo sở thích
và nhu cầu của mình: tủ sách tham khảo, tủ sách Pháp luật, tủ truyện, tủ sách báo,
tạp chí... Đây là một không gian khá rộng, thoáng và yên tĩnh, mang lại hiệu quả tối
ưu cho việc đọc sách.
Vốn tài liệu của thư viện hiện nay là 6117 cuốn sách gồm: các loại sách tham
khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách viết về tấm gương Bác Hồ… Báo và tạp
chí hết sức phong phú, đa dạng và đều đảm bảo chất lượng. Thư viện luôn giúp cho
các em học sinh có thể dễ dàng tìm mượn các loại sách khi các em có nhu cầu.
Thư viện trưòng THPT Tân Lâp luôn luôn đề cao vai trò cũng như ý nghĩa của
việc đọc sách. Vì thế, Ban giám hiệu nhà trường luôn phối hợp cùng nhóm cộng tác
viên thư viện là các bạn học sinh có cùng sở thích đọc sách được chọn lựa từ 3
khối, tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách hàng tháng để giúp cho

tất cả học sinh trong toàn trường chủ động tiếp cận với tài liệu trong thư viện nhiều
hơn. Đồng thời qua đó giúp cho các em có thêm niềm đam mê đọc sách, tạo ra sân
chơi bổ ích, lý thú phục vụ cho giảng dạy và học tập trong nhà trường.
Thư viện trường THPT Tân Lập xin trân trọng giới thiệu một cuốn sách được
viết bởi một nhà giáo mà khi nhắc đến tất cả chúng ta đều ngưỡng mộ và khâm
phục, đó chính là nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký với cuốn tự truyện “Tôi đi học”
Tự truyện “Tôi đi học” của nhà văn - nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã
chạm đến trái tim của nhiều bạn đọc ở nhiều độ tuổi khác nhau

Bài giới thiệu sách “Tôi đi học”

2

CBTV: Nguyễn Thị Hằng


TRƯỜNG THPT TÂN LẬP – ĐAN PHƯỢNG – HÀ NỘI

Kể từ khi xuất bản lần đầu tiên năm 1970 tại Nhà xuất bản Kim Đồng đến nay,
cuốn sách huyền thoại Tôi đi học của chàng sinh viên viết bằng chân Nguyễn Ngọc
Ký trở thành cuốn sách không thể thiếu của nhiều thế hệ thanh thiếu niên trên cả nước.
Sau 45 năm, “Tôi đi học” không chỉ là một tác phẩm văn học có giá trị mà
còn là một cuốn sách có ý nghĩa rất lớn lao về tinh thần, ý chí, nghị lực, giúp người
đọc có thêm một tấm gương sống, một điểm tựa không hề sách vở. Qua cuốn sách,
mỗi đọc giả có thể học tập để vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc
sống.
Từ hiệu ứng tích cực của tự truyện “Tôi học đại học” đã được phát hành năm
2013, theo yêu cầu và mong mỏi của rất nhiều bạn đọc xa gần và để tỏa sáng một
tấm gương “Nick Vujicic Việt Nam” từ nửa thế kỷ trước, First News quyết định in
mới lại tự truyện “Tôi đi học” để đáp ứng những tình cảm mà bạn đọc dành cho

một con người vượt lên số phận đặc biệt được nhắc đến nhiều nhất ở Việt Nam.
Cuốn sách được in với khổ 14,5 x 20,5 cm và độ dày là 172 trang do nhà xuất
bản Trẻ xuất bản, bìa cuốn sách được thiết kế với màu chủ đạo là màu trang tinh
khôi.. Nổi bật ở chính giữa cuốn sách là hình ảnh một cậu bé đang dùng đôi bàn
chân của mình nắn nót tập viết chữ bên một khung cảnh hết sức thân quen của làng
quê Việt Nam. Đó chính là bức chân dung của nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký
cũng chính là tác giả của tự truyện lúc còn nhỏ.
Tự truyện “Tôi đi học” được Nguyễn Ngọc Ký viết khi bắt đầu quãng đời
sinh viên của mình vào tháng 9/1966 tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội ở khu sơ tán vùng núi Đại Từ, Thái Nguyên. Trong thời gian hai năm đầu
trở thành sinh viên, giữa giảng đường sơ tán khó khăn thiếu thốn trăm bề, vừa tập
trung học trong điều kiện mọi việc phải nhờ đến đôi chân, lại liên tục chống đỡ với
ghẻ lở, bệnh tật triền miên dưới ánh đèn dầu hằng khuya, Nguyễn Ngọc Ký đã hoàn
tất bản thảo vào hè 1968 sau nhiều lần sửa đi sửa lại.
Năm 1970, ngày sinh viên Nguyễn Ngọc Ký bảo vệ thành công luận văn tốt
nghiệp cũng là ngày cuốn sách được ra mắt bạn đọc cả nước với tựa “Những năm
tháng không quên”. Từ đó đến nay đã 45 năm trôi qua, cuốn sách được tái bản
nhiều lần không chỉ ở NXB Kim Đồng mà ở nhiều nhà xuất bản khác với tựa
mới “Tôi đi học”.
Bài giới thiệu sách “Tôi đi học”

3

CBTV: Nguyễn Thị Hằng


TRƯỜNG THPT TÂN LẬP – ĐAN PHƯỢNG – HÀ NỘI

Cuốn sách kể lại về cuộc đời đầy khổ luyện và ý chí phấn đấu, vượt qua
nghịch cảnh để đến với thành công của người thầy 'tàn nhưng không phế'.

Mở đầu cuốn truyện là những lời giới thiệu và lời tự bạch chân thành từ
chính nhà giáo để bạn đọc có một cái nhìn tổng quan về cuốn truyện. Để vượt
qua bao khó khăn vất vả và trở thành một Nhà giáo ưu tú như ngày hôm nay, thầy
Nguyễn Ngọc Ký đã đấu tranh từng phút với bản thân, với nghịch cảnh.Và tất cả
những ký ức đẹp này được ông kể lại thông qua 39 câu chuyện của chính mình từ
khi bắt đầu biết mình mắc phải căn bệnh quái ác cho tới khi nhận được giấy báo đỗ
Đại học. Lật giở từng trang sách, bạn đọc sẽ cũng trải lòng mình và đồng hành với
tuổi thơ của nhà giáo.
Năm lên bốn tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị bệnh bại liệt, hai tay không cử động
được nữa. Lúc bấy giờ, quê của cậu bé Ký ở huyện Hải Hậu, tỉnh Hà Nam Ninh bị
giặc Pháp chiếm đóng. Khi hòa bình lập lại, Ngọc Ký quyết tâm đi học. Nhờ sự
giúp đỡ của thầy cô cùng bạn bè, Nguyễn Ngọc Ký dùng đôi chân của mình thay
thế đôi tay và đến lớp học đều đặn. Bạn đọc sẽ không khỏi xúc động khi lắng nghe
những dòng tâm sự trong câu chuyện ”Những ngày mon men đến lớp”, “những
ngày tập viết”, “bài thủ công điểm 10” hay “ước mơ học giỏi toán”…của tác giả.
Hình ảnh cậu bé chạy ra ngõ đứng lặng nhìn không chớp mắt cho đến khi tốp trẻ
con cuối cùng đi mất hút mới lững thững quay vào nhà với dòng nước mắt lã chã
tuôn rơi hay đứng lấp ló ở cửa lớp học nhìn bọn trẻ đọc “O” mà mồm cũng chúm
môi đọc “O” theo, càng cho ta thấy niềm ước mơ khát khao cháy bỏng được đi học
giống như các bạn. Đối với một cậu bé bình thường việc cầm bút tập viết hay dùng
kéo cắt thủ công đã khó, thế mà với bé Ký dùng đôi chân của mình tập viết và cầm
kéo để cắt giấy thủ công thực sự là điều mà mọi người không nghĩ rằng có thể làm
được thế mà cậu bé Ký đã làm được. Điều ngạc nhiên hơn nữa là cậu bé Ký còn
dùng đôi chân để vẽ hình trong toán học. Với đôi chân, chỉ cần cặp chiếc thước, kẻ
một đường thẳng cũng khó, huống hồ phải kẻ những đường ngang dọc lắt léo đòi
hỏi thật chính xác hay dùng com pa vẽ hình tròn. Bằng ý chí và nghị lực phi thường
Nguyễn Ngọc Ký đã vẽ được những hình khá chuẩn xác. Để rồi vượt lên trên tất cả
những sự khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua từ lớp vỡ lòng đến khi tốt
nghiệp trung học, Nguyễn Ngọc Ký luôn là một học sinh giỏi, được thầy yêu bạn
mến. Trong kỳ thi học sinh giỏi toán lớp 7 ở miền Bắc, Ký đứng thứ 5. Lúc còn ở

Bài giới thiệu sách “Tôi đi học”

4

CBTV: Nguyễn Thị Hằng


TRƯỜNG THPT TÂN LẬP – ĐAN PHƯỢNG – HÀ NỘI

lứa tuổi thiếu niên, Nguyễn Ngọc Ký đã hai lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
tặng huy hiệu khen ngợi.
Cả chặng đường tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Ký chỉ có một ước mơ duy nhất
là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Ông đã vượt lên sự run
rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy,
ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm
gương vượt khó vượt lên số phận để thành công và viết tiếp cuộc hành trình của
mình bằng đôi chân trong sự nghiệp trồng người như biểu tượng cho nhiều thế hệ
thanh thiếu niên Việt Nam noi theo.
“Tôi đi học” không quá cầu kì chải chuốt trong từng câu chữ nhưng lại hấp
dẫn chính trong những ngôn từ mộc mạc, giản dị trên những câu truyện, trải
nghiệm thật của người cầm bút đã tạo một cảm giác gần gũi và hấp dẫn người đọc
đặc biệt là các bạn đang trong lứa tuổi đến trường. Qua cuốn sách của mình nhà
giáo Nguyễn Ngọc Ký gửi gắm với bạn đọc trẻ hôm nay một thông điệp: "Hãy
đừng để cho một phút nào của tuổi trẻ trôi đi hoài phí". Đó cũng chính là lí tưởng
sống mà nhiều bạn trẻ ngày nay đang cố gắng thực hiện.
Một lần nữa thư viện trường THPT Tân Lập xin trân trọng giới thiệu tới các
bạn cuốn sách “Tôi đi học” của tác giả Nguyễn Ngọc Ký. Cuốn sách thực sự là
một tài liệu tham khảo bổ ích, có tác dụng giáo dục về nghị lực sống hiệu quả mà
nhẹ nhàng cho tất cả các em hoc sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bạn sẽ rất
dễ dàng tìm được cuốn sách ở các hiệu sách hoặc mượn ở thư viện trường THPT

Tân Lập bên cạnh những cuốn truyện Hạt giống tâm hồn khác. Hãy để những cuốn
sách hay dẫn đường cho bạn như cuốn “Tôi đi học” và nhiều cuốn sách khác trong
thư viện của trường THPT TÂN LẬP… đúng như câu nói của M.Go-rơ-ki “Sách
mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Phần thi giới thiệu sách của tôi đến đây là kết thúc, rất mong nhận được sự
góp ý và giúp đỡ của quí vị. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Bài giới thiệu sách “Tôi đi học”

5

CBTV: Nguyễn Thị Hằng



×