Tải bản đầy đủ (.doc) (231 trang)

Luận án tiến sĩ đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam ra nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.06 MB, 231 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
----------------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
RA NƯỚC NGOÀI

NGÀNH KINH TẾ

VŨ THỊ MINH NGỌC

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
----------------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
RA NƯỚC NGOÀI
Ngành: Kinh tế
Chuyên ngành: KTQT
Mã số: 62.31.01.06

VŨ THỊ MINH NGỌC


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Vũ Chí Lộc
2. TS. Nguyễn Thị Việt Hoa

Hà Nội – 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Đổi mới quản lý nhà nước đối
với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có
nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà nội, ngày 23 tháng 2 năm 2016
Tác giả Luận án

Vũ Thị Minh Ngọc


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến
Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học, bộ môn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ Trường đại học Ngoại thương, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - Trường đại
học Kinh tế Quốc dân. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS.TS Vũ
Chí Lộc và TS. Nguyễn Thị Việt Hoa, đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá

trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà nội, ngày 23 tháng 2 năm 2016
Tác giả Luận án

Vũ Thị Minh Ngọc


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT...............................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH...............................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài:..................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài
nước....................................................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................13
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................13
5. Phương pháp nghiên cứu, khung lý thuyết, nguồn thông tin và phương
pháp xử lý thông tin............................................................................................14
6. Những đóng góp mới của Luận án.................................................................16
7. Kết cấu đề tài:.................................................................................................17

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI
MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
RA NƯỚC NGOÀI................................................................................................18
1.1. Các lý thuyết về OFDI và quản lý nhà nước đối với OFDI.......................18
1.1.1. Lý thuyết về OFDI.......................................................................................18
1.1.2. Các lý thuyết liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI....21
1.2. Các vấn đề chung về quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước đối
với OFDI..............................................................................................................24
1.2.1. Các vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với OFDI................................24
1.2.2. Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI.......31
1.2.3. Các yếu tố tác động đến đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI
................................................................................................................................33
1.3. Bài học kinh nghiệm của một số nước châu Á trong đổi mới quản lý nhà
nước đối với OFDI..............................................................................................38


iv

1.3.1. Bài học thành công cần áp dụng..................................................................39
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm chưa thành công cần tránh trong đổi mới quản
lý OFDI..................................................................................................................57
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM............................................................................................60
2.1. Khái quát thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN giai đoạn
1989 - 2014...........................................................................................................60
2.1.1. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo thị trường...........60
2.1.2. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo giai đoạn đầu tư.63
2.1.3. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo lĩnh vực:...........................65
2.1.4. Thực trạng OFDI theo hình thức đầu tư tại nước ngoài và theo hình thức sở

hữu của công ty mẹ ở VN......................................................................................67
2.2. Thực trạng đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI ở Việt
Nam...................................................................................................................... 68
2.2.1. Quan hệ Nhà nước song phương và đa phương về lĩnh vực đầu tư...........68
2.2.2. Định hướng phát triển đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.........70
2.2.3. Thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài..............................................74
2.2.4. Đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến OFDI..............82
2.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát sau cấp GCNĐT.............................................91
2.3. Đánh giá đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp
của DNVN ra nước ngoài...................................................................................92
2.3.1. Những điểm đạt được..................................................................................92
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại......................................................................................97
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020...........................112
3.1. Quan điểm, định hướng của Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp của Việt
Nam ra nước ngoài đến năm 2020...................................................................112


v

3.1.1. Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, trong nước và xu hướng OFDI của doanh
nghiệp Việt Nam đến việc đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam....................................................................................112
3.1.2. Định hướng của Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước
ngoài đến năm 2020.............................................................................................119
3.2. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của DNVN................................................................................................119
3.2.1. Đổi mới tư duy và quan điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI

của DNVN............................................................................................................119
3.2.2. Đổi mới phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI...........124
3.2.3. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý OFDI.................................................125
3.2.4. Tăng cường tính thực thi pháp luật về OFDI............................................132
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin quốc gia về OFDI.....................................145
3.3. Một số đề xuất khác đối với DN đầu tư ra nước ngoài của VN..............147
3.3.1. Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường...............................147
3.3.2. Chủ động xây dựng chiến lược đầu tư có hiệu quả...................................149
3.3.3. Tăng cường hợp tác với tổ chức của Việt Nam ở trong và ngoài nước để
nhận được sự hỗ trợ cần thiết...............................................................................152
3.3.4. Chủ động xây dựng năng lực cạnh tranh...................................................152
3.3.5. Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp với Nhà nước và xã hội.......154
KẾT LUẬN..........................................................................................................155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................158
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................159


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt
CHDCND
CHXHCN
CP
DA
DN
DNVN
ĐT
ĐTRNN

GCNĐT
GCNĐKĐT
GTGT
KH&ĐT

NĐT
NHNN
NK
UBND
XK
VN

Giải thích
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Chính phủ
Dự án
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt Nam
Đầu tư
Đầu tư ra nước ngoài
Giấy chứng nhận đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Giá trị gia tăng
Kế hoạch và đầu tư
Nghị định
Nhà đầu tư
Ngân hàng Nhà nước
Nhập khẩu
Ủy ban nhân dân

Xuất khẩu
Việt Nam


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết

Từ viết đầy đủ

Giải thích tiếng Việt

tắt
ACIA

ASEAN

AEC
AIA
APEC

Investment Agreement
ASEAN Economic Community
ASEAN Investment Area
Asia-Pacific
Economic

Comprehensive Hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN

Cộng đồng kinh tế ASEAN
Khu vực đầu tư ASEAN
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á

ASEAN

Cooperation
– Thái Bình Dương
Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

ASEM
AVIC

Nations
Á
The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
Association
of
Vietnamese Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam

AVIL

Investors in Cambodia
sang Campuchia
Association
of
Vietnamese Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam

AVIM


Investors into Laos
Association
of

CLVM

Investors in Myanmar
sang Myanmar
Cambodia – Laos – Vietnam – Campuchia - Lào - Việt Nam –

EU
FDI
OFDI

Myanmar
European Union
Foreign Direct Investment
Outward
Foreign

Myanmar
Liên minh Châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Direct Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

WTO

Investment
World Trade Organization


Tổ chức Thương mại Thế giới

sang Lào
Vietnamese Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI.................................29
Bảng 1.2. Các biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc......53
Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo đối tác (Các dự án còn hiệu lực lũy kế
đến 31/12/2014)........................................................................................60
Bảng 2.2. Vốn OFDI của Việt Nam các giai đoạn từ 1989 - 2014...........................63
Bảng 2.3. Cơ cấu OFDI theo ngành...........................................................................66
Bảng 2.4. Hình thức đầu tư trong các DA OFDI của VN.........................................67
Bảng 2.5. Quá trình thay đổi trong quy định của Việt Nam về quản lý ngoại hối đối
với hoạt động OFDI..................................................................................77
Bảng 2.6. Thẩm quyền cấp GCNĐT đối với các DA OFDI theo Luật Đầu tư 2005
và Luật Đầu tư 2014.................................................................................85
Bảng 2.7. So sánh quy mô vốn OFDI của VN qua các giai đoạn giai đoạn 1989 2005 và giai đoạn 2006 - tháng 3/2013....................................................96


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cơ cấu OFDI theo số dự án........................................................................62
Hình 2.2. Cơ cấu OFDI theo tổng vốn.......................................................................62
Hình 2.3. Cơ cấu OFDI theo vốn của nhà đầu tư Việt Nam......................................62

Hình 2.4. Mô hình quản lý tương tác đối với các dự án có vốn OFDI ở VN...........83
Hình 2.5. Mô hình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở Việt Nam......................87
Hình 2.6. Đánh giá của DN về sự hỗ trợ cho hoạt động OFDI từ phía các cơ quan
quản lý nhà nước.......................................................................................89
Hình 2.7. Tình hình áp dụng phương tiện tiện điện tử trong hoạt động trao đổi thông
tin tại các cơ quan quản lý hoạt động OFDI của VN.............................103
Hình 2.8. Đánh giá của DN tham gia điều tra về hệ thống PL về OFDI của VN...105
Hình 2.9. Công tác quản lý hoạt động OFDI tại cơ quan quản lý của VN.............107
Hình 2.10. Khó khăn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI
của DN VN.............................................................................................107
Hình 2.11. Hạn chế của DN OFDI Việt Nam..........................................................110
Hình 3.1. Quy trình thủ tục cấp chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài..........134
Hình 3.2. Mô hình trao quyền cấp phép đầu tư cho NHNN....................................137
Hình 3.3. Quy trình quản lý sau cấp GCN đầu tư trực tiếp ra nước ngoài..............139
Hình 3.4. Tam giác hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.......................................142


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu được
thực hiện từ năm 1989 với dự án đầu tư tại Nhật trong lĩnh vực môi giới hàng hải
của Liên hiệp hàng hải Việt Nam (với tổng vốn đầu tư là 563.380 USD). Tiếp theo
đó, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu hoạt động đầu tư tại các địa bàn đầu tư lân
cận như Lào, Campuchia, Singapore. Năm 1992, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư
sang Singapore, và sau đó một năm, thì đầu tư sang Lào, bước đầu công cuộc kinh
doanh tại các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Sau đó, các dự án đầu tư
bắt đầu đi xa hơn đến các quốc gia ở châu Âu như Nga, Luxemburg. Các lĩnh vực
đầu tư kinh doanh chủ yếu là chế biến, kinh doanh thiếc; sản xuất nông nghiệp,

chăn nuôi và sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc
chữa bệnh và dược liệu. Những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ra
nước ngoài chủ yếu là những doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện đầu tư dưới hình
thức Liên doanh và hoạt động theo các chương trình hợp tác đầu tư giữa các nước.
Hoạt động đầu tư trong thời kỳ này vẫn mang tính sơ khai, nhỏ lẻ và cầm chừng.
Chỉ đến năm 1999, khi Nghị định 22/1999/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp của doanh
nghiệp Việt Nam ra nước ngoài được ban hành, thể hiện sự công nhận về mặt luật
pháp đối với lợi ích của các dự án đầu tư ra nước ngoài, thì hoạt động này trở nên
sôi nổi hơn. Từ đó cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tìm
kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường nước ngoài.
Cho đến nay, các quan điểm và chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt
động OFDI đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, theo hướng khuyến khích các
nhà đầu tư Việt Nam thực hiện các chiến lược “đầu tư toàn cầu”. Cùng với việc ban
hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (thay
thế cho Nghị định 22/1999), Thông tư số 10/2006/TT - NHNN về hướng dẫn việc
tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; hay gần đây
là Thông tư 11/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi
hơn. Điều đó được thể hiện thông qua việc các dự án và quy mô vốn đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài liên tục tăng từ năm 2005 đến nay.


2
Tính đến tháng 12 năm 2014, Việt Nam đã có 930 dự án đầu tư ra nước ngoài
với tổng vốn của các nhà đầu tư Việt Nam đạt 19,7 tỷ USD tại 67 quốc gia và vùng
lãnh thổ; vốn thực hiện luỹ kế ước đạt khoảng hơn 4 tỷ USD. Các dự án đầu tư của
doanh nghiệp Việt Nam đã đem lại một số kết quả bước đầu, đóng góp vào sự phát
triển chung của nền kinh tế như: chuyển lợi nhuận về nước khoảng 550 triệu USD,
tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động Việt Nam tại nước ngoài thông qua

các dự án đầu tư, thực hiện chuyển lợi nhuận bằng nguyên liệu về nước, đảm bảo
nguồn cung nguyên vật liệu ổn định cho hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
Tuy nhiên, song song với những kết quả đạt được, dường như dưới tác động
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, còn nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài chậm triển
khai, thậm chí ngừng hoạt động do nhiều lý do khác nhau. Đa số các dự án đầu tư
có quy mô lớn đều có sử dụng vốn của nhà nước. Chính vì vậy, việc triển khai hoạt
động đầu tư ít hiệu quả gây lãng phí lớn đối với nguồn vốn xã hội, gây áp lực đến
quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư không thực hiện đầu
tư sản xuất mà nhằm mục đích đầu cơ, chuyển tài sản ra nước ngoài. Một số doanh
nghiệp không thực hiện việc báo cáo thường niên về hoạt động đầu tư, lợi nhuận
đầu tư, một số dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, thay đổi địa chỉ mà không báo cáo
về trong nước, một số dự án bị phá sản… khiến Chính phủ Việt Nam lo ngại về hiệu
quả của các dự án đầu tư ra nước ngoài, điều đó dẫn tới có nhiều quan điểm cho
rằng nên thắt chặt hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do lo sợ rằng nếu khơi
thông ĐTRNN sẽ làm nguồn vốn chảy ra ngoài, "thất thoát" ngoại hối trong khi thị
trường ngoại hối trong nước nhiều khi căng thẳng vì thiếu hụt nguồn cung.
Chính vì vậy mà từ năm 2009 cho đến nay, Chính phủ hầu như không có thêm
động thái nào để thực hiện việc khuyến khích xu hướng đầu tư này. Trong bối cảnh
đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục đầu tư ra nước ngoài, vì đây là một xu
thế tất yếu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Không đổi mới cách thức
khuyến khích hỗ trợ, thiếu đồng bộ và lạc hậu về chính sách đang là những rào cản
lớn ở trong nước cho đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Điều này cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp bất lợi hơn so với các đối thủ
đến từ các quốc gia khác… khi họ có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để thực hiện khao
khát chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là vào những thị trường khá hấp dẫn như
ASEAN, và một số nước khác ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


3
Thực tế thì trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói

chung và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng ở Việt Nam hiện nay còn nhiều
vướng mắc. Vướng mắc ngay từ trong các văn bản pháp luật và trong thực thi các
chính sách pháp luật tại các bộ, ngành. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế, hệ
thống chính sách của Việt Nam phải có sự thay đổi để phù hợp với các quy định
quốc tế, đồng thời phù hợp với các thực tiễn kinh doanh. Sự tác động và can thiệp
của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp phải thực hiện theo
hướng giảm dần. Chính vì vậy, để quản lý tốt các hoạt động OFDI trong bối cảnh
nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, đòi hỏi phải đổi mới các cơ chế,
phương pháp quản lý nhà nước. Các hoạt động quản lý của nhà nước phải được thực
hiện theo hướng tăng cường tính chủ động cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp Việt Nam khẳng định được vị thế ở nước ngoài, nhưng đồng thời
cũng đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững theo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã
đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước
đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài”
với hy vọng có thể phục vụ công tác xây dựng và hoạch định chính sách của nhà
nước, đồng thời góp phần giải quyết được một số vướng mắc của doanh nghiệp,
thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài,
qua đó, nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của
đề tài ở trong và ngoài nước
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Việc khuyến khích các DN trong nước mang vốn, công nghệ đi đầu tư ra nước
ngoài không phải là mới lạ ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia
có tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài nhiều như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc…
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu chính sách, chiến lược của các quốc gia trên thế
giới đầu tư ra nước ngoài, song trên thế giới chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản
lý nhà nước của Việt Nam đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, có nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và
quản lý đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia trên thế giới, về cả lý luận lẫn thực tiễn

áp dụng. Đây là những tài liệu tham khảo quý giá để tác giả Luận án có thể sử dụng để
rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho quá trình hoàn thành Luận án này.


4
2.1.1. Lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Cho đến nay có nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước
ngoài, ở cả góc độ đầu tư vào trong nước và đầu tư ra nước ngoài.
Về mặt lý thuyết, trong các lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cần phải
kể đến các lý thuyết của Dunning. Đây là những lý thuyết nền tảng cho hoạt động
đầu tư quốc tế.
Dunning và Narula, 1996 đã xác định ba loại động cơ cơ bản trong đầu tư:
động cơ tìm kiếm hiệu quả, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài
sản chiến lược. Theo đó, địa bàn và lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào
giai đoạn phát triển của nước chủ đầu tư (Dunning phân loại thành 5 giai đoạn trong
tiến trình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài). Cũng tác giả Dunning, năm 1980
và sau đó là năm 2000, phát triển lý thuyết chiết trung, trên cơ sở mở rộng lý thuyết
quốc tế hóa của doanh nghiệp đa quốc gia và kết hợp với lý thuyết các yếu tố lợi
thế. Các mô hình chiết trung nhấn mạnh rằng lợi thế về địa điểm là một yếu tố quan
trọng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mô hình chiết trung thừa nhận chung rằng
dòng FDI chảy từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển nhiều hơn kể từ
khi các công ty đầu tư từ các nước phát triển có một số lợi thế sở hữu mà các công ty
địa phương ở các nước kém phát triển hơn không có được. Mô hình cũng đề cập rằng
các công ty trong nước ở các nước đang phát triển đầu tư sang các nước phát triển là
vì những lý do liên quan đến quốc tế hóa. Nhìn chung, hoạt động chuyển vốn FDI
giải thích tác động của các cơ hội kinh tế được tạo ra bởi cả nhu cầu thị trường và các
đặc tính chi phí thấp của nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư. Cụ thể là, dòng FDI
thường chuyển sang các nước có chỉ số tăng trưởng kinh tế cao, cho phép các doanh
nghiệp giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Về nghiên cứu thực chứng, nhiều tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến

đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là của các nước đang và kém phát triển.
Tác giả Khanindra Ch. Das, 2012, khi nghiên cứu một mẫu lớn các nước phát
triển từ năm 1996 đến năm 2010 đã cho thấy các nước đang phát triển đã tích cực
đầu tư ra nước ngoài, và trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời
tạo ra và duy trì yếu tố cạnh tranh với các nước phát triển. Phát hiện thực nghiệm
của tác giả này cũng cho thấy sự phát triển hợp lý của nền kinh tế vĩ mô (thể hiện
qua sự tăng trưởng cao hơn nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế), xu hướng toàn cầu
hóa, các rủi ro về chính trị và những nỗ lực phát triển công nghệ của nước chủ đầu


5
tư thông qua hoạt động R&D là những yếu tố quan trọng quyết định đến đầu tư ra
nước ngoài từ các nước đang phát triển. Các phân tích này có ý nghĩa quan trọng,
gợi ý cho chính sách quản lý của các nước đang phát triển. Các nước cũng cần đảm
bảo thực hiện công tác quản lý phù hợp, thực hiện thay đổi chính sách trong một số
lĩnh vực cụ thể để hoạt động OFDI không làm gia tăng các chi phí đầu tư trong
nước.
Các tác giả Dimitrios Kyrkilis và Pantelis Pantelidis, 2003, đã chứng minh các
yếu tố vĩ mô như thu nhập, tỷ giá, công nghệ, nguồn nhân lực và sự cởi mở của nền
kinh tế có thể tạo nên đặc tính riêng trong hoạt động OFDI của mỗi quốc gia. Thông
qua việc sử dụng mô hình phát triển xác định dữ liệu chuỗi thời gian cho năm thành
viên Liên minh châu Âu và bốn quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu. Mô hình
này cho thấy tổng sản phẩm quốc gia được chứng minh là yếu tố quyết định quan
trọng nhất đến đầu tư ra nước ngoài. Các nước phát triển thuộc Liên minh châu Âu
chuyên đầu tư trong lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, trong khi các nước không
thuộc Liên minh châu Âu lại ưa chuộng đầu tư có sử dụng công nghệ chuyên sâu.
Nhìn chung, các tác giả đã chứng minh rằng lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm quốc gia đó, và cùng một loại nguồn
lực thì sẽ có ý nghĩa khác nhau cho các quốc gia khác nhau.
Các mô hình về lý thuyết và thực tiễn của các học giả quốc tế đã chứng minh

cho dòng chảy của vốn FDI từ trong nước ra nước ngoài là phù hợp với quy luật
kinh tế. Đây là những quan điểm được tác giả Luận án tiếp thu và sử dụng trong
phần cơ sở lý luận của Luận án.
2.1.2. Các nghiên cứu về vai trò và tác động của Nhà nước đối với đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài
Nghiên cứu về tác động của Nhà nước vào nền kinh tế, nhiều học giả đã sử
dụng lý thuyết thể chế để chứng minh cho các luận điểm lý giải về vai trò cũng như
quá trình chuyển biến từ chính sách hạn chế đến tự do hóa OFDI. Có thể kể đến các
công trình nghiên cứu của Peng, 2002; Wright, Filatotchev, Hoskisson, & Peng,
2005 Boddewyn và Brewer, 1994; IMF, 2005; Helleiner 1997, p.9; UNCTAD 2005;
Svetla Marinova, John Child and Marin Marinov, 2012 và một số tác giả khác. Các
luận điểm của các tác giả này mặc dù chỉ nghiên cứu ở góc độ chung, hay tập trung
vào một số trường hợp điển hình như tại các thị trường mới nổi, hay tại Trung
Quốc, Nga, song các kết quả nghiên cứu cũng được tác giả Luận án sử dụng theo


6
hướng tiếp thu và phát triển (tác giả có đề xuất các mô hình quản lý nhà nước đối
với hoạt động OFDI trong phần cơ sở lý luận ở chương 1); đồng thời cũng là cơ sở
để so sánh, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với OFDI tại VN.
UNCTAD, 2007 đã cho ra một ấn phẩm có tên “Global players from emerging
markets: strengthen enterprise competitiveness through outward investment”, trong
đó có khá nhiều bài viết của nhiều tác giả về xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc...
Trong ấn phẩm, các tác giả cũng đã nhấn mạnh việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có
nhiều tác động tích cực hơn tiêu cực, trong đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao
năng lực cạnh tranh, nâng cao hình ảnh của mình ở bình diện quốc tế. Chính vì vậy,
các quốc gia thường sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ từ chính sách để hiện thực hóa
“giấc mơ đi ra toàn cầu” của các doanh nghiệp trong nước.
Các tác giả Chengqi Wang, Junjie Hong, Mario Kafouros và Mike Wright,

2012, đã giải thích các cơ chế mà qua đó chính phủ tác động đến quá trình quốc tế
hóa của các công ty trong các thị trường mới nổi. Trong đó, chính phủ liên kết với
các doanh nghiệp. Hiệu quả của việc mở rộng thị trường phụ thuộc vào mức độ liên
kết giữa doanh nghiệp và chính phủ; và phụ thuộc vào mức độ sở hữu nhà nước
trong doanh nghiệp.
Tác giả Seong –Bong Lee, 2007, đã mô tả về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong
việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu
hàng hóa, nhằm tăng sự hiện diện của các doanh nghiệp này trên thị trường khu vực và
toàn cầu. Cũng mô tả kinh nghiệm của chính phủ Hàn Quốc trong hoạt động quản lý
OFDI, hai tác giả Jung Min Kim, Dong Kee Rhe (2009) đã nêu khá chi tiết về các giai
đoạn phát triển trong chính sách OFDI của Chính phủ Hàn Quốc và các công cụ hỗ trợ
cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Đây cũng là
những kinh nghiệm mà Chính phủ Việt Nam có thể học hỏi trong quá trình quản lý
hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.1.3. Các nghiên cứu về đổi mới quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài
Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung giải thích về nội dung đổi mới, có
thể kể đến các quan điểm về đổi mới như: Đổi mới là những nỗ lực để mang lại sự
thay đổi có lợi (West & Farr 1990: 9); Kennedy (1988: 336), dựa trên nghiên cứu


7
của Kelly (1980), chỉ ra rằng một động lực chính để đổi mới thành công là sự không
hài lòng với hiện trạng.
Đổi mới được thừa nhận rộng rãi là một động lực tăng trưởng kinh tế
(Abernathy & Utterback, 1978; Abernathy & Clark, 1985; Damanpour, Szabat &
Evan, 1989; Drucker, 1985; Nonaka & Takeuchi, 1995; Schumpeter, 1934). Những
nỗ lực tiên phong trong việc thiết lập đổi mới quản lý như là một lĩnh vực nghiên
cứu riêng biệt đã được thực hiện bởi Julian Birkinshaw, Gary Hamel và Michael J.
Mol (ví dụ như Birkinshaw, Hamel & Mol, 2008; Hamel, 2006; Mol & Birkinshaw,

2007; 2009). Trong nghiên cứu của họ, đổi mới quản lý đề cập đến việc giới thiệu
các phương pháp quản lý, quy trình, kỹ thuật hoặc cơ cấu tổ chức mới. Birkinshaw,
Hamel và Mol (2008, p. 825) xác định đổi mới quản lý là "sáng chế và thực hiện
một phương thức quản lý, quy trình, cơ cấu, hoặc kỹ thuật mới với các nhà nước và
được dự định để tiếp tục theo đuổi mục tiêu tổ chức."
Tác giả chưa thấy có nghiên cứu nào về đổi mới quản lý nhà nước đối với
OFDI của Việt Nam. Song, các lý luận về đổi mới trên sẽ được tác giả tiếp thu để
phát triển trên Luận án của mình.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng nhận
được sự quan tâm nhiều hơn từ phía Nhà nước, các Doanh nghiệp Việt Nam và các
nhà khoa học. Tuy nhiên, đa số các đề tài nghiên cứu vẫn chỉ dừng ở việc phân tích
thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN VN mà chưa đi sâu vào vấn đề
chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này. Liệu với xu hướng đầu tư
của DN VN hiện nay, với tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó
khăn, Chính phủ Việt Nam nên mở rộng hay thắt chặt đối với hoạt động này? Đề tài
“Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh
nghiệp Việt Nam ra nước ngoài” là đề tài mới, được thực hiện nhằm mục đích đưa
ra các giải pháp góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài, vừa không cản trở hoạt động của các DN VN, nhưng vẫn
giảm thiểu các rủi ro mà hoạt động này đem lại.
2.2.1. Về cơ sở lý luận đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài
Đề cập đến những lý luận về lĩnh vực quản lý nhà nước, đã có nhiều công trình


8
nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề này. Tác giả Luận án chỉ xin điểm qua một
số công trình tiêu biểu như: Bùi Văn Thạch, 2010; Lê Quang Mạnh, 2011; Trần
Tuấn Linh, 2010; Mai Lan Hương, 2010... Ngoài ra còn có khá nhiều các công

trình, sách báo viết về quản lý nhà nước, cũng như vai trò của nhà nước thông qua
hoạt động định hướng, điều tiết khi hoạt động đầu tư – kinh doanh của doanh
nghiệp đã phát triển hay hỗ trợ khi hoạt động đó gặp khó khăn, vướng mắc hoặc
trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Tuy nhiên, các công trình trên chưa đề cập
đến quản lý cũng như đổi mới công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư
ra nước ngoài nói chung, cũng như lĩnh vực OFDI nói riêng.
Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư: Các nghiên cứu về vấn đề này
được đề cập đến trong một số công trình của các tác giả như Nguyễn Thị Mão,
2001; Ngô Hoài Anh, 2006; Ngô Văn Hiền, 2008; Trần Văn Nam, 2000. Các nghiên
cứu trên đã đề cập về mặt lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý của nhà nước trong
lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với hoạt động đầu tư trực tiếp. Song, hạn
chế của các công trình trên là số liệu cũ, một số quan điểm, lý luận về đầu tư không còn
phù hợp với tình hình thực tế hiện tại. Bên cạnh đó, các công trình này không hề đề cập
đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, mới chỉ đề cập đến góc
độ đầu tư trong nước. Dù vậy, các quan điểm và lý luận trong các nghiên cứu trên cũng
sẽ được NCS tiếp thu có chọn lọc trong Luận án của mình.
Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu thực chứng về quản lý nhà nước
trong một số lĩnh vực và địa bàn cũng được NCS tham khảo, như: Nguyễn Duyên
Cường, 2012. Đây là công trình nghiên cứu gần với đề tài Luận án tiến sỹ của tác
giả. Trong đó có hệ thống hóa về cơ sở lý luận đối với quản lý nhà nước, các công
cụ thực hiện quản lý nhà nước. Những điểm lý luận của tác giả Nguyễn Duyên
Cường cũng được tác giả Luận án tham khảo và sử dụng chọn lọc trong Luận án
của mình. Tuy nhiên, công trình này lại thực hiện ở một lĩnh vực hoàn toàn khác với
lĩnh vực nghiên cứu của Luận án. Vì vậy, sẽ không có sự trùng lặp về nội dung
nghiên cứu giữa Luận án và công trình của TS. Nguyễn Duyên Cường.
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Bình, 2007, cũng đã nêu lên các khía cạnh
quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, song chỉ giới hạn ở phạm vi
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mục đích
của công trình này là nhằm tăng cường hiệu quả thu hút vốn FDI vào trong nước. Vì
vậy, giữa nội dung quản lý nhà nước trong công trình của tác giả Đỗ Đức Bình và



9
của tác giả Luận án không có sự trùng lặp về nội dung nghiên cứu.
2.2.2. Các công trình phân tích về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện có một số công trình là luận án tiến sỹ đã nghiên cứu về vấn đề này, trong
đó, đáng chú ý là công trình của hai tác giả: Nguyễn Hữu Huy Nhựt và Nguyễn Hải
Đăng.
Tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhựt, 2011, trên cơ sở lý luận và các kinh nghiệm
đầu tư ra nước ngoài của các nước Đông Á, tác giả đã phân tích tình hình và những
thuận lợi, khó khăn đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Bên cạnh
đó, tác giả thực hiện khảo sát đối với một số doanh nghiệp đã đầu tư và đang có dự
định đầu tư ra nước ngoài, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của hoạt động OFDI của Việt Nam. Đồng thời, đưa ra các giải pháp mang tính vĩ
mô cũng như vi mô để đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Đây cũng là
một công trình nghiên cứu khá chi tiết trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Song, góc độ tiếp cận của công trình này vẫn chỉ đứng chung chung, các phân tích
đa số đứng dưới góc độ của doanh nghiệp. Đề tài là “Chiến lược đầu tư”, song hầu
như chưa thấy phân tích cụ thể hiện nay chiến lược của doanh nghiệp hay chiến
lược đầu tư của Việt Nam đang theo xu hướng nào, có khác gì so với các doanh
nghiệp hoặc nước khác trên thế giới. Các số liệu khảo sát chỉ được thực hiện tại các
doanh nghiệp, mà chưa có số liệu từ các cơ quan quản lý để có nhìn nhận đánh giá
nhiều chiều. Các giải pháp đa phần vẫn chỉ xây dựng trên cơ sở góc độ lợi ích kinh
tế thuần túy của doanh nghiệp, chưa đề cập nhiều đến các lợi ích kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng của quốc gia. Tác giả cũng chưa phân tích cụ thể nhà nước cần sử
dụng những công cụ nào để tác động vào hoạt động OFDI, các điều kiện sử dụng
các công cụ đó, từ đó, phần định hướng và giải pháp đối với Nhà nước chỉ mang
tính chất khái quát, chưa chỉ ra cụ thể cần ưu tiên những lĩnh vực đầu tư nào, lộ
trình thực hiện các chiến lược đầu tư ra nước ngoài, các cơ quan quản lý cần thay

đổi các quan điểm hoặc phương pháp quản lý như thế nào để có thể tạo điều kiện
thúc đẩy hoạt động OFDI, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của
nền kinh tế trong nước.
Tác giả Nguyễn Hải Đăng, 2013, lại tiếp cận lĩnh vực này dưới góc độ Kinh tế
chính trị. Tác giả phân tích chi tiết hơn tình hình đầu tư ra nước ngoài của một số
doanh nghiệp cụ thể để thấy được xu hướng đầu tư hiện nay của các doanh nghiệp


10
Việt Nam. Công trình cũng phân tích hoạt động OFDI gắn với bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế. Phần giải pháp đã đưa ra định hướng đầu tư trọng điểm, trong đó,
tác giả chú trọng đến hai thị trường Lào và Campuchia. Tuy nhiên, trong công trình
này, hầu như tác giả cũng chỉ đề cập đến hoạt động đầu tư trực tiếp dưới góc độ của
doanh nghiệp, chưa đứng dưới góc độ quản lý nhà nước để tiếp cận với lĩnh vực
OFDI. Bên cạnh đó, trong phần đánh giá về kết quả và hạn chế, tác giả chưa đánh
giá được hiệu quả của các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam (kể cả về các chỉ tiêu lợi nhuận, cũng như các chỉ tiêu về lợi ích kinh tế xã hội
khác). Ngoài ra, tác giả cũng không thực hiện khảo sát, đánh giá để tạo ra sức mạnh
cho các luận điểm, cũng như giải pháp đã đưa ra.
Ngoài ra, có nhiều công trình được thể hiện dưới hình thức sách tham khảo,
các bài báo, đề cập đến tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra
nước ngoài nói chung (Đinh Trọng Thịnh, 2006; Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc
Huyền, 2009; Phạm Tiến, 2011) hoặc sang một thị trường (Anh Vũ - Mai Hà N.Trần Tâm, 2011; Nguyễn Văn An, 2011; Nguyễn Hòa, 2014) hoặc một khu vực
thị trường cụ thể. Bản thân NCS cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các bài viết trên chỉ là những lát cắt, với phạm vi thu hẹp tại một thị trường
hoặc khu vực, đồng thời cũng mới chỉ dừng lại ở việc mô tả tình hình đầu tư, kết quả
của hoạt động đầu tư, đồng thời đánh giá những thành công, hạn chế và đưa ra một số
giải pháp mang tính chất định hướng chung nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của các
doanh nghiệp Việt Nam sang các thị trường nhất định. Các bài viết trên không đi sâu

vào phân tích chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động OFDI.
Trong Luận án của tác giả, ở một góc độ nhất định, có kế thừa và sử dụng chọn
lọc các số liệu hoặc thông tin, đặc biệt là các thông tin phỏng vấn các chuyên gia,
hoặc người đứng đầu các doanh nghiệp trong các bài viết trên để tạo nên góc nhìn
đa chiều trong thực trạng quản lý đối với hoạt động OFDI ở Việt Nam hiện nay, từ
đó đưa ra những giải pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong bối cảnh toàn cẩu hóa, song vẫn đảm bảo quản lý nhà nước hiệu quả theo mục
tiêu phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam.
2.2.3. Về khía cạnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài.
Có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, trong đó có các công trình
được thực hiện bởi các chuyên gia kinh tế, đồng thời cũng có nhiều công trình do


11
các cơ quan quản lý thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả cho
công tác quản lý hoạt động OFDI.
Tại các cơ quan quản lý như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, thậm
chí tại cơ quan ngôn luận của Chính phủ (báo Điện tử Chính phủ), khá nhiều bài
viết, báo cáo đã được thực hiện như:
- Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT hàng năm đều thực hiện các báo cáo và
đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trình lên Chính phủ, và công bố
rộng rãi trên cổng thông tin của Cục Đầu tư nước ngoài. Các báo cáo gần đây nhất
bao gồm: “Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam”
năm 2012; “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam- Thành công và hạn chế”
năm 2012; “Báo cáo về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” năm 2013... Trong các
báo cáo, bài viết, Cục Đầu tư nước ngoài đã đưa ra nhiều quan điểm và giải pháp
nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.
- Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công thương trong năm 2013 cũng đã tổng kết công
tác quản lý liên quan đến hoạt động OFDI, trong đó đánh giá sự phối hợp giữa các cơ
quan quản lý nhà nước như Bộ KH&ĐT, Bộ Công thương, đặc biệt là trong khâu hậu

kiểm.
- Ngân hàng Nhà nước, trong “Báo cáo tổng kết năm thi hành Pháp lệnh
Ngoại hối” thực hiện năm 2011 đã đưa ra quan điểm về công tác quản lý ngoại hối
theo hướng quản lý chặt chẽ đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Tất cả các quan điểm, giải pháp mà các Bộ, cơ quan ngang Bộ đưa ra để quản lý
hoạt động đầu tư ra nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng
đều chỉ đứng dưới góc độ của Nhà nước, cụ thể là dưới góc độ quản lý của chính Bộ,
cơ quan ngang Bộ đó. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, quan điểm quản lý của
các Bộ, ban, ngành không được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp.
Luận án tiếp thu và có nhận xét quan điểm của các Bộ, ngành trong quản lý đối
với hoạt động OFDI, song có tính đến quan điểm và lợi ích của các doanh nghiệp để
đưa ra giải pháp hài hòa và hợp lý nhất dưới giác độ khoa học.
Bên cạnh những báo cáo chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước, nhiều
công trình của các tác giả, là những nhà nghiên cứu, những cán bộ đã và đang làm
công tác quản lý trực tiếp đối với hoạt động OFDI. Những bài viết là tổng kết kinh
nghiệm quản lý OFDI của các nước khác và gợi ý áp dụng cho Việt Nam; hoặc là
những đúc kết kinh nghiệm quản lý của bản thân.


12
Ngoài ra, có nhiều công trình chỉ mang tính chất tổng kết kinh nghiệm quản lý
đối với OFDI trên thế giới. Với bài viết của tác giả Lê Xuân Sang, 2011, chủ yếu
chỉ tập trung vào các giải pháp quản lý mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động OFDI
chứ chưa đề cập đến các giải pháp mang tính chất tổng thể. Còn tác giả Vũ Văn
Chung, 2012, lại mới chỉ tiếp cận ở phạm vi của Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời
cũng chưa nêu kinh nghiệm tổng kết rút ra từ bài học của Nhật và Hàn Quốc và giải
pháp cụ thể nên áp dụng đối với Việt Nam là như thế nào.
Tác giả Phan Hữu Thắng, 2013, lại tổng kết công tác quản lý dưới góc nhìn
đầy kinh nghiệm của nhà quản lý. Tác giả cũng đưa ra một vài góc nhìn giúp công
tác quản lý hoạt động ĐTRNN có hiệu quả hơn. Mặc dù chưa đề cập đầy đủ mọi

góc cạnh của công tác quản lý, và cũng mới chỉ nhìn ở góc độ định hướng, song,
đây cũng là một công trình có thể sử dụng để tham khảo trong công tác quản lý của
các cơ quan Nhà nước.
Một số bài viết của các tác giả khác trên các tạp chí chuyên ngành cũng phân
tích hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới góc độ pháp lý như Minh Hằng, 2009;
Lương Bằng, 2013.. Tuy nhiên, các bài viết chỉ mang tính chất điểm tin lại những
khó khăn, thách thức trong hoạt động quản lý ĐTRNN và các đề xuất từ các Bộ, cơ
quan quản lý chuyên ngành. Các tác giả không đưa ra đề xuất hay ý kiến thảo luận
của riêng mình.
Tác giả Luận án cũng đã có một công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý đối
với hoạt động OFDI, song mới chỉ tiếp cận ở phạm vi hẹp, tập trung vào chính sách
khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, và chủ yếu thực hiện tại thị trường ASEAN.
2.2.4. Các nghiên cứu về đổi mới quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài
Vấn đề đổi mới quản lý nhà nước không mới, có nhiều tác giả cũng đề cập đến
vấn đề này trong nhiều góc độ khác nhau, như Phạm Ngọc Quang, 2006; Nguyễn
Duyên Cường, 2012…..
Song đổi mới quản lý nhà nước trong hoạt động OFDI thì chưa có công trình
nào đề cập đến. Trong quá trình làm Luận án, tác giả cũng sẽ tiếp thu các quan
điểm, nội dung về đổi mới của các nghiên cứu trước, để làm nền tảng cho việc phát
triển nghiên cứu của mình trên một lĩnh vực mới.
Như vậy, điểm qua tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy, mặc
dù có một vài nghiên cứu và quan điểm của các cá nhân, tổ chức về quản lý nhà


13
nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, song không có một công
trình hoặc nghiên cứu nào trùng lặp với nội dung và phạm vi nghiên cứu của Luận
án. Vì vậy, có thể khẳng định, đề tài: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài” là đề tài mới.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ nội dung quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt
động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Trên cơ sở đó đưa ra định hướng và giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà
nước đối với hoạt động OFDI theo hướng khuyến khích, phù hợp với quá trình hội
nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với hoạt động
OFDI. Luận án phân tích các cơ chế và chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN VN để thấy sự cần thiết phải đổi
mới quản lý nhà nước đối với hoạt động này trong tương lai. Bên cạnh đó, Luận án
cũng nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của các DN VN ra nước ngoài theo sự
thay đổi của hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, để thấy được tác động và
mối tương quan giữa quản lý nhà nước và hoạt động OFDI của doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý tại các cơ quan nhà
nước như: Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, NHNN. Đồng
thời Luận án cũng nghiên cứu hoạt động đầu tư của một số DN VN, điển hình như:
Viettel, BIDV, Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, và một số doanh
nghiệp khác; các quan điểm, định hướng, quy định, chính sách quản lý của Nhà
nước điều tiết trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của các doanh nghiệp từ năm 1989 đến năm 2014, đồng thời nghiên cứu hệ thống
quản lý nhà nước về lĩnh vực OFDI từ năm 1999 cho đến nay. Năm 1999 là mốc
thời gian bắt đầu ban hành Nghị định 22/1999, là văn bản được coi là đặt nền móng
cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.


14

- Về nội dung nghiên cứu: Tác giả tiếp cận trên góc độ nội dung quản lý nhà
nước để phân tích hoạt động quản lý nhà nước và đổi mới quản lý nhà nước trong
lĩnh vực OFDI, từ đó, đưa ra các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI
trong bối cảnh kinh tế mới.
5. Phương pháp nghiên cứu, khung lý thuyết, nguồn
thông tin và phương pháp xử lý thông tin
5.1. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh… để
phân tích, làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và thực trạng đổi mới quản
lý nhà nước đối với hoạt động OFDI.
Ngoài ra, tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp định tính trong nghiên cứu, trong
đó, tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp, cũng như dữ liệu sơ cấp theo kết quả phỏng vấn
sâu chuyên gia để phân tích cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và quản lý
nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; kinh nghiệm đổi mới quản lý OFDI
của một số nước trên thế giới (đề tài lựa chọn các nước châu Á, bởi sự gần gũi về
đặc điểm văn hóa và sự tương đồng trong quá trình phát triển kinh tế); tình hình đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ năm 1989 đến 2014; quá trình quản lý
nhà nước đối với hoạt động OFDI từ năm 1999 đến nay. Các số liệu sơ cấp thu thập
được từ khảo sát các DN OFDI, các cơ quan quản lý được tác giả sử dụng để chứng
minh các nhận định, đánh giá về đổi mới quản lý nhà nước đối với OFDI của Việt
Nam.
5.2. Khung lý thuyết nghiên cứu:
Đề tài dựa trên cơ sở các lý thuyết về thương mại và đầu tư quốc tế của các
học giả nước ngoài như lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm (Venon) lý
thuyết về mô hình OLI và ILP (Dunning) để thấy được hoạt động OFDI là tất yếu.
Bên cạnh đó, để giải thích cho sự can thiệp của nhà nước và các mô hình quản lý
nhà nước đối với hoạt động OFDI, Luận án sử dụng lý thuyết thể chế và các nghiên
cứu thực chứng về quá trình chuyển đổi các chính sách quản lý từ hạn chế dần sang
tự do hóa của nước chủ đầu tư đối với hoạt động OFDI của các DN trong nước

(IMF, 2005b; Helleiner 1997, p.9; UNCTAD 2005d), mô hình quản lý nhà nước đối
với OFDI dựa vào môi trường kinh tế và tính liên tục/gián đoạn trong các thể chế


×