Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Luận án Tiến Sĩ Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 212 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC KINH T QUC DN





NGUYN HONG





hoàn thiện quản lý nhà nớc
đối với thuế thu nhập cá nhân ở việt nam






LUN N TIN S KINH T








H NI - 2013


B GIO DC V O TO
TRNG I HC KINH T QUC DN




NGUYN HONG




hoàn thiện quản lý nhà nớc
đối với thuế thu nhập cá nhân ở việt nam


Chuyờn ngnh : Kinh t chớnh tr
Mó chuyờn ngnh : 62310101



LUN N TIN S KINH T



Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS, TS O TH PHNG LIấN
2. PGS, TS TRN XUN HI





H NI - 2013



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, bản luận án “Hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và
được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam
đoan trên!

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2014
Tác giả luận án


Nguyễn Hoàng














MỤC LỤC
Trang
Trang phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuế và thuế thu nhập cá nhân 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân ở nước ngoài 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 8
1.2. Kết quả rút ra và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 22
Kết luận chương 1 23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 24
2.1. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân và quản lý nhà nước đối
với thuế thu nhập cá nhân 24
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân 24
2.1.2. Quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân 32
2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân 35
2.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu
nhập cá nhân 35
2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân 37
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thuế thu

nhập cá nhân 47
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở một số
nước và bài học cho Việt Nam 50
2.3.1. Tổng quan kinh nghiệm một số nước về quản lý thuế thu nhập cá nhân 51
2.3.2. Bài học về quản lý thuế thu nhập cá nhân cho Việt Nam 66
Kết luận chương 2 69
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 70
3.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 70
3.1.1. Thực trạng các văn bản pháp quy về quản lý thuế và thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam 70
3.1.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân 82
3.1.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 87
3.1.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân 95
3.2. Đánh giá chung về thực trạng của quản lý nhà nước đối với thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam 97
3.2.1. Những thành tựu của quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân 97
3.2.2. Những điểm bất cập, hạn chế của quản lý nhà nước đối với thuế thu
nhập cá nhân 101
3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại 114
Kết luận chương 3 116
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 117
4.1. Một số quan điểm định hướng nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 117
4.1.1. Những căn cứ cho việc đề xuất quan điểm 117
4.1.2. Quan điểm định hướng 119
4.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế
thu nhập cá nhân ở Việt Nam 125
4.2.1. Nhóm giải pháp về khung khổ pháp lý 125

4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy 133
4.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý thu thuế TNCN 137
4.2.4. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra 145
4.2.5. Các giải pháp khác 148
Kết luận chương 4 152
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC 161






DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


APA

CCT
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế
Advance Pricing Agreement
Chi cục Thuế
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CQT Cơ quan thuế
CSDL Cơ sở dữ liệu
CT Cục thuế
ĐKT Đăng ký thuế

ĐTNT Đối tượng nộp thuế
EU Liên minh Châu Âu (Cộng đồng kinh tế Châu Âu)
European Union (European Economic Community)
GTGT Giá trị gia tăng
HKD Hộ kinh doanh
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
International Cooperation Agency of Japan
KBNN Kho bạc Nhà nước
KT-XH Kinh tế - xã hội
MST Mã số thuế
NHTM Ngân hàng Thương mại
NNT
NPT
Người nộp thuế
Người phụ thuộc
NSNN Ngân sách nhà nước
PIT Dự án Ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân
Project management application for personal income tax
TCT Tổng cục Thuế
TNCN Thu nhập cá nhân
UBND Ủy ban nhân dân
UNT Ủy nhiệm thu
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chamber of Commerce and Industry of Vietnam
WB Ngân hàng thế giới (The World Bank)
WTO Tổ chức Thương mại thế giới (The World Trade Organization)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN



Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1. Một số quốc gia áp dụng thuế TNCN đồng nhất một mức 64
Bảng 2.2. Xu hướng giảm số bậc thuế suất trong biểu thuế TNCN ở một số nước 65
Bảng 2.3. Tổng thu từ thuế TNCN và mức thuế suất lũy tiến cao nhất trong
biểu thuế TNCN của một số nước trong G20 66
Bảng 3.1. Thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2009 - 2012 79
Bảng 3.2. Mức thuế suất trung bình cho từng mức thu nhập khác nhau theo
Pháp lệnh thuế 2004 và theo luật năm 2007 80
Bảng 3.3. Đánh giá tính lũy tiến của hệ thống Luật thuế TNCN 2007 (Luật
2007) so với Pháp lệnh 2004 (PL 2004) 81
Bảng 3.4. Số lượng cán bộ, công chức bộ phận quản lý thuế TNCN (tính đến
31/12/2010) 86
Bảng 3.5. Tình hình thu nộp thuế TNCN 2010 theo nhóm thu nhập 92
Bảng 3.6. Sự thuận lợi về thuế của Việt Nam qua thời gian 103
Bảng 3.7. So sánh chi phí tuân thủ thuế của Việt Nam với các nước 104
Bảng 3.8. Chi tiết tính toán chỉ tiêu “Nộp thuế” qua các năm 105
Bảng 4.1. Biểu thuế theo Luật thuế sửa đổi năm 2017 126
Bảng 4.2. Chênh lệch số thuế phải nộp của NNT không có NPT năm 2017 127
Bảng 4.3. Biểu thuế theo Luật thuế sửa đổi năm 2022 130
Bảng 4.4. Số thuế phải nộp của người không có NPT 131

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

Số hiệu Nội dung Trang
Hình 3.1. So sánh thuế suất bình quân của NNT không có người phụ thuộc 78
Hình 3.2. Lũy tiến thuế TNCN (tất cả các nguồn thu nhập) 81
Hình 3.3. So sánh mức độ thuận lợi về thuế của Việt Nam với các nền kinh
tế trong khu vực 104
Hình 3.4. So sánh khoảng cách trong qui trình nghiệp vụ thuế của Việt Nam

so với thông lệ quốc tế 106
Hình 3.5. Đánh giá mức độ điều tiết thuế 111
Hình 3.6. Mức độ hao phí thời gian, chi phí cho việc kê khai, nộp thuế 111
Hình 3.7. Đánh giá tần suất kê khai thuế 112
Hình 3.8. Ảnh hưởng của chính sách thuế hiện hành đối với doanh nghiệp 113
Hình 4.1. Thuế suất bình quân đối với NNT không có NPT 128
Hình 4.2. Chênh lệch thuế suất của NNT không có NPT năm 2017 128
Hình 4.3. Thuế suất bình quân khi NNT không có NPT ở 3 kỳ sửa luật 131
Hình 4.4. Chênh lệch thuế suất của NNT không có NPT từ 2 kỳ sửa luật 132


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Số hiệu Nội dung Trang
Sơ đồ 2.1. Mô hình các nhân tố tác động nhận thức NNT 51
Sơ đố 2.2. Quy trình quản lý rủi ro tuân thủ 56

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế 82
Sơ đồ 3.2. Mô hình hoạt động quản lý thu thuế hiện tại 89
Sơ đồ 3.3. Quy trình vận hành Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại địa
phương 91
Biểu đồ 3.1. Số thu về thuế thu nhập cá nhân từ 1991 đến 2012 97
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài luận án
Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009,
thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được áp dụng từ
1991. Tuy đã có nhiều tiến bộ, song qua quá trình thực hiện, Luật thuế thu nhập cá nhân
đã bộc lộ những bất cập: cơ sở thuế hẹp, quá nhiều thuế suất, không bảo đảm tính đơn
giản, minh bạch về nghiệp vụ, nhiều quy định khó thực hiện, dễ dẫn đến sự tùy tiện,

không công bằng khi áp dụng, mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh chưa thuyết
phục, chính sách chưa hỗ trợ cho công tác quản lý, cơ chế quản lý chưa hiệu quả, Để
hạn chế những bất cập, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2012 và có hiệu lực từ 1/7/2013. Cùng với sự sửa
đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và những luật cơ bản khác, Chính phủ Việt Nam đã thể
hiện nhiều nỗ lực vào cải cách và hiện đại hóa nhằm hoàn thiện hệ thống thuế trong quá
trình hội nhập quốc tế.
Trước đòi hỏi của thực tiễn về một chính sách và cơ chế quản lý thuế đồng bộ, bắt
kịp sự phát triển kinh tế, xã hội, việc nghiên cứu quá trình hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với thuế thu nhập cá nhân trở thành nhu cầu cấp thiết. Với tư duy tiếp cận ý thức tuân
thủ pháp luật phải xuất phát từ nhận thức và sự tự giác của người dân, tác giả luận án xây
dựng mô hình nghiên cứu quá trình cơ quan thuế xây dựng chính sách và cơ chế quản lý
thuế hiệu quả, công bằng, minh bạch, thực hiện lộ trình cải cách thủ tục hành chính giúp
người nộp thuế dễ dàng thực hiện được nghĩa vụ với thời gian, chi phí tiết giảm tối đa
bằng ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tập trung, hiện đại. Thông qua kết quả tích
cực đó, cơ quan thuế quản lý được đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế, nâng cao
hiệu quả thu ngân sách nhà nước.
2. Mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án
Nhằm đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
1) Việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp lý đối với thuế thu nhập cá
nhân theo các tiêu thức đã phù hợp, minh bạch, khả thi hay chưa?
2) Việc xây dựng hệ thống quản lý thuế các cấp với cơ chế hành thu và các quy
trình nghiệp vụ đã đảm bảo nâng cao năng lực cơ quan thuế, đảm bảo thực thi luật pháp
công bằng?
2
3) Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế đã đủ khả
năng thực hiện theo Luật thuế thu nhập cá nhân?
Trả lời đầy đủ các câu hỏi trên nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu chủ

yếu sau:
 Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
trong quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân của các nước và thực tiễn Việt
Nam hiện nay.
 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt
Nam, tác giả áp dụng mô hình kinh tế lượng, thiết kế nghiên cứu và tiến hành điều tra tại
một số địa bàn quận huyện ở Hà Nội về thái độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
 Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án
- Làm rõ những nội dung lý luận vai trò của nhà nước trong việc xây dựng chính
sách thuế thu nhập cá nhân và hoàn thiện vai trò quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập
cá nhân ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới. Chú trọng nghiên cứu những tác động đến ý thức tự giác tuân thủ của người
nộp thuế.
- Phân tích thực trạng vai trò của nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ
thống chính sách và cơ chế quản lý thu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong thời gian
qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế của nhà nước trong những phân tích đó cũng như
các nguyên nhân của tình trạng trên. Thông qua các kết quả nghiên cứu, luận án lý giải vì
sao hiện nay mức độ tự giác tuân thủ của người nộp thuế còn có sự phân hóa.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của nhà nước
trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thu thuế thu nhập
cá nhân ở Việt Nam những năm tới, chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của cải cách
hành chính, thay đổi tư duy quản lý thuế thuần túy “mệnh lệnh hành chính” sang “phục
vụ hành chính công”, coi trọng và tôn vinh giá trị đích thực những đóng góp về kinh tế -
chính trị - xã hội của người nộp thuế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án hướng tới đối tượng và
xem xét phạm vi nghiên cứu như sau:
3

 Đối tượng nghiên cứu: quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân được
thực hiện thông qua luật pháp, chính sách, bộ máy quản lý, biện pháp quản lý, ý thức
chấp hành pháp luật của người nộp thuế…
 Phạm vi nghiên cứu
- Về lý luận: Các vấn đề lý luận trong và ngoài nước liên quan đến thuế thu nhập
cá nhân và quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân.
- Về thực tiễn:
o Kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài.
o Thực trạng quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ 2009 đến nay; số liệu sơ cấp thu thập
năm 2012.
Luận án khảo sát hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thuế thu nhập cá nhân ở
Việt Nam trong quá trình thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao, chú trọng phân tích thời gian thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân (2009) của cơ
quan thuế và người nộp thuế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng đồng bộ, hài hòa, thích hợp các phương pháp phân tích, công cụ
nghiên cứu truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh,….
Tiến hành tham khảo những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
những tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý có liên quan như Chính phủ, Bộ Tài chính,
Tổng cục Thuế, Cục Thuế địa phương, ; tham khảo các báo cáo, các nghiên cứu đã công
bố, các tạp chí và sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thống kê và phân
tích của các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố về vấn đề có liên
quan để đề xuất các căn cứ hoàn thiện các văn bản pháp quy về thuế thu nhập cá nhân.
Trong quá trình thực hiện, luận án áp dụng kiến thức kinh tế lượng vào nghiên
cứu thông qua việc tiến hành một cuộc điều tra thử nghiệm với 5 mẫu phiếu điều tra dựa
trên mô hình kinh tế, trong đó nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc) là mức độ hài lòng, tự
giác của dân cư (người nộp thuế), các nhân tố tác động (biến độc lập) là bốn nhóm nhân

tố: (1) Chính sách hoàn thiện (minh bạch, dễ hiểu, khả thi, phù hợp); (2) Năng lực của cơ
quan thuế về kiểm tra, giám sát, hỗ trợ người nộp thuế đủ khả năng tuân thủ (hướng dẫn
cách thức, địa điểm, thời gian, chi tiết biểu mẫu) tác động đến mức độ tự giác, hài lòng
của người nộp thuế (3) Nhận thức, trình độ dân trí xã hội về công bằng thúc đẩy tự giác
tuân thủ; (4) Tình hình kinh tế xã hội và các nhân tố khác.
4
Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn các nhà quản lý các cấp, các chuyên gia, các nhà
khoa học để tìm hiểu các nhân tố tác động như thế nào tới tính tự giác tuân thủ của người
nộp thuế. Các phiếu điều tra thu được, sau khi kiểm tra làm sạch, loại bỏ những phiếu
không phù hợp, đưa vào xử lý kết quả bằng phần mềm tin học chuyên dùng SPSS. Số
liệu được tổng hợp, phân tích và lưu trữ, góp phần vào việc xây dựng hệ cơ sở dữ liệu
cho những nghiên cứu tiếp theo.
Ngoài ra, một mô hình khác được sử dụng trong luận án khi đánh giá tác động
của việc thay đổi chính sách thuế tới nghĩa vụ thuế của các cá nhân ứng với từng khoản
thu nhập thông qua mô hình đơn.
5. Đóng góp của đề tài luận án
 Những phát hiện của nghiên cứu: Nghiên cứu đã đưa ra những tiến bộ và
hạn chế của chính sách, cũng như những tồn tại của cơ chế quản lý thuế thu nhập cá nhân
ở Việt Nam.
 Điểm khác biệt của nghiên cứu: Nghiên cứu đã cập nhật được thành tựu và
chi ra những hạn chế của quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
thông qua nghiên cứu sâu về chính sách và cơ chế quản lý thu hiện hành, với sự tham gia
của các chuyên gia và các đối tác quốc tế. Nghiên cứu còn áp dụng mô hình kinh tế
lượng trong thiết kế nghiên cứu, điều tra khảo sát thử nghiệm về tuân thủ thuế trên địa
bàn Hà Nội. Nghiên cứu cũng đề xuất lộ trình cải cách chính sách thuế với việc rút gọn
dần số thuế suất vào 2 kỳ cải cách thuế tiếp theo năm 2017 và 2022, sử dụng mô hình
toán đánh giá tác động của việc cải cách đến nghĩa vụ ngân sách của người nộp thuế.
 Điểm mạnh và đóng góp mới của nghiên cứu: Nghiên cứu đã hệ thống được
kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chỉ ra được những tồn tại của chính sách và cơ
chế quản lý của Việt Nam, trong đó có những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế đang

hỗ trợ Việt Nam cải cách hệ thống thuế như WB, IMF, OECD, EU, JICA.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
thuế thu nhập cá nhân
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân
ở Việt Nam
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuế và thuế thu nhập cá nhân
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân ở nước ngoài
Trong các nghiên cứu cổ điển sớm nhất về thuế, có thể kể đến học thuyết không
tưởng và học thuyết bài thuế. Học thuyết không tưởng cho rằng cần hướng tới xây dựng
một loại thuế đơn nhất hay duy nhất, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước,
vừa tránh được sự phức tạp hoá chính sách thuế với nhiều loại thuế khác nhau, làm giảm
gánh nặng thuế khoá cho dân chúng. Các học giả theo trường phái bài thuế lại cố gắng
xây dựng hình ảnh về một xã hội không có thuế.
Kế thừa tinh hoa cổ điển, các học thuyết thuế hiện đại không phê phán mà tìm
cách khẳng định vai trò của thuế, điển hình là học thuyết thuế-trao đổi, học thuyết thuế-
đoàn kết và học thuyết thuế-bù đắp. Học thuyết thuế-trao đổi bắt đầu xuất hiện vào cuối
thế kỉ XVII. Tư tưởng cốt lõi của học thuyết này coi thuế là cái giá người nộp thuế phải
trả để đổi lấy các dịch vụ và hàng hoá công cộng do nhà nước cung ứng. Các đại biểu là
John Locke, Jean - Jacques Rousseau, Adam Smith và Montesquieu. Học thuyết thuế -
đoàn kết, dựa trên tư tưởng về chủ nghĩa đoàn kết cộng đồng. Học thuyết này phát triển
rất mạnh vào cuối thế kỉ XIX, tuyên truyền cho tư tưởng tương trợ lẫn nhau và đoàn kết
cộng đồng, với tư tưởng đòi hỏi người nộp thuế chấp nhận hi sinh lợi ích của mình cho

nhà nước, nộp thuế theo sự ấn định thuế. Tư tưởng chủ đạo của học thuyết thuế-bù đắp là
cần thiết phải có sự hi sinh, tương trợ của những người có khả năng đóng thuế đối với
nhóm người không có khả năng đóng thuế, dựa trên tinh thần đoàn kết và tương trợ cộng
đồng. Học thuyết về thuế-bù đắp ngày càng được ủng hộ và giữ vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy sự hoàn thiện của hệ thống thuế quốc gia.
Trong công trình nghiên cứu “Bản chất của thuế - sự tiếp cận từ các học thuyết
thuế cổ điển và hiện đại”, in tại Tạp chí Luật học tháng 4, 2009, TS. Nguyễn Văn Tuyến,
Đại học Luật Việt Nam đã nêu bật những ảnh hưởng của các học thuyết thuế cổ điển và
hiện đại đối với quá trình phát triển hệ thống thuế ở Việt Nam. Những đổi mới đã làm
cho chính sách thuế ở Việt Nam tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển chung. Việc
ban hành Luật quản lý thuế năm 2006 đã giảm dần tính mệnh lệnh hành chính trong
quan hệ thuế, trao quyền chủ động nhiều hơn cho người nộp thuế. Quyền đối kháng của
người nộp thuế được ghi nhận với quyền khiếu nại và khởi kiện về thuế đối với cơ quan
6
thuế. Nghĩa vụ bồi thường của Nhà nước cho người nộp thuế khi họ bị thiệt hại do hành
vi thu thuế không đúng luật của cơ quan thuế thể hiện sự ảnh hưởng của học thuyết thuế-
trao đổi đối với tiến trình cải cách hành chính thuế ở Việt Nam. Với biểu thuế lũy tiến
của chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam, người có khả năng tài chính tốt hơn sẽ phải
đóng thuế nhiều hơn, phản ánh quan điểm chủ đạo của học thuyết thuế-bù đắp, kêu gọi
sự sẻ chia của những người có khả năng đóng thuế cho những người không có khả năng
đóng thuế trên tinh thần đoàn kết xã hội và tương trợ cộng đồng.
Với cuốn Nhập môn luật thuế đại cương và học thuyết thuế, Trung tâm nghiên
cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm 1963, Giáo sư Michel Bouvier nhấn mạnh sự
cân bằng lợi ích giữa nhà nước với công dân trong quan hệ nộp thuế của học thuyết về
thuế-trao đổi, dựa trên nguyên tắc trao đổi công bằng giữa hai bên và điều ngược lại ở
học thuyết về thuế-đoàn kết: coi trọng “sự hi sinh” từ phía người nộp thuế đối với cộng
đồng, dựa trên ý thức tương trợ lẫn nhau và đoàn kết cộng đồng.
Cuốn “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” (An Inquiry
into the Nature and Causes of the Wealth of Nations) được Adam Smith viết và xuất bản
lần đầu năm 1776. Ngoài nội dung xem xét nguồn gốc và công dụng của tiền tệ, giá cả

của các loại hàng hóa, tiền công của lao động,… tác phẩm đã đề cập đến các nguyên tắc
thuế vụ và hệ thống thu ngân sách, với bốn nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống thuế
hợp lý: thuế phải huy động phù hợp với khả năng và sức lực của dân cư; mức thuế và
thời hạn thanh toán phải được xác định chính xác; thời gian thu thuế cần được quy định
thuận lợi đối với người nộp thuế; các chi phí để tổ chức thu nộp thuế cần phải thấp nhất.
Trong cuốn “Kinh tế học” (Economics) của Paul A. Samuelson và William D.
Naudhaus [39, tr.630], ở chương 17, “Thuế và chi tiêu của chính phủ”, các tác giả đã chỉ
ra “các nguyên tắc đánh thuế”, với các nguyên tắc được xem xét dưới nhiều góc độ là
”lợi ích”, “khả năng thanh toán”, “công bằng ngang và công bằng dọc”. Tác giả đặc biệt
nhấn mạnh về “thuế và tính hiệu quả”. Xét đến hiệu quả, thuế suất sẽ ảnh hưởng đến tiết
kiệm và đầu tư “ảnh hưởng đến số giờ làm việc, chuyển hướng luồng đầu tư và tiết kiệm,
thay đổi thời điểm luồng thu nhập”.

Vấn đề về thuế thu nhập cá nhân cũng đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học quốc tế hiện đại.
“Tax Administration in Developing Countries:an Economic Perspective”
(Quản lý thuế ở các nước đang phát triển: Một triển vọng kinh tế), năm 1987 của tác
giả Charles Y. Mansfield thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khảo sát nghiên cứu về
7
hành chính thuế ở các nước đang phát triển, xem xét sự tác động của chính sách thuế,
phương thức áp dụng những công cụ đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế, vai trò của quản lý
thuế. Hành chính thuế được xem như vấn đề vận dụng pháp luật vào đời sống kinh tế
tài chính, có những bổ trợ cho chính sách phát triển quốc gia. Tài liệu cung cấp các
hướng dẫn về phương thức quản trị thuế để có thể giúp thực hiện các hệ thống thuế
hiệu quả và công bằng hơn.
“Presumptive Income Taxation-Administrative, Efficiency and Equity Aspects”
(Thuế thu nhập cơ sở, quản lý, hiệu quả và khía cạnh công bằng) năm 1987 của hai tác
giả Vito Tanzi and Milka Casanegra de Jantscher thuộc IMF. Nghiên cứu này thảo luận
về đánh giá đối với thu nhập trên cơ sở các chỉ số hiệu quả. Phương pháp thuế thu nhập
khoán được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, tuy nhiên, nó không được chú trọng trong lý

thuyết tài chính công. Nghiên cứu lập luận rằng cần sự chú ý nhiều hơn tới các tác động
hiệu quả của phương pháp thuế khoán.
“Tax in Developing Countries” (Thuế ở các nước đang phát triển), Baltimore,
Nxb Johns Hopkins phát hành năm 1990, hai tác giả Richard M. Bird và Oliver Oldman
đã nêu vấn đề trốn thuế không chỉ là vấn nạn của riêng các quốc gia kém phát triển. Tại
một số nước đang phát triển, tình trạng chỉ thu được một nửa hay ít hơn số thuế thu nhập
tiềm năng không phải là tình trạng cá biệt. Có vô số những người giàu có lại hoàn toàn
nằm ngoài phạm vi quản lý hoặc những người nằm trong hệ thống thuế nhưng lại kê khai
thu nhập thấp đến mức vô lý. Giải quyết những vấn đề này, các tác giả khẳng định, trước
hết, những người đóng thuế phải được xác định, hay đăng ký, đồng thời, cải thiện sự tuân
thủ thuế của những người nộp thuế.
“Improving Tax Administration in Developing Countries” (Cải thiện quản lý
thuế ở các nước đang phát triển) năm 1992 của hai tác giả Richard M.Bird và Milka
Casanegra de Jantscher thuộc IMF. Nghiên cứu về xu hướng phát triển cải cách chính
sách thuế, chú trọng tới các quy định hành chính thuế, kết quả cải cách thuế ở một số
nước (Bolivia, Uruguay, Colombia, Trinidat…), đề xuất giải pháp phù hợp người nộp
thuế, đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện sự tuân thủ của người nộp thuế.
“Fundamental reform of personal income tax in OECD countries: trends and
recent experiences” (Cải cách cơ bản thuế thu nhập cá nhân ở các nước OECD: những
xu hướng và kinh nghiệm mới nhất) năm 2006 của tác giả Bert Brys and Christopher
Heady thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách và quản lý thuế OECD. Nghiên cứu xem
xét các xu thế hiện nay trong hệ thống thuế thu nhập cá nhân của các nước thành viên tổ
chức OECD. Hơn thế nữa, nghiên cứu đã trình bày các kinh nghiệm về thuế cân bằng và
8
hệ thống thuế thu nhập cá nhân; đồng thời cung cấp các hiểu biết sâu sắc đối với quá
trình cải cách các hệ thống thuế thu nhập cá nhân.
Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), Tập đoàn tài chính quốc tế
(IFC) và Price Waterhouse and Cooper PWC cùng tham gia xuất bản những ấn phẩm
đánh giá hệ thống thuế toàn thế giới: “Full Paying taxes 2011, 2012”, (Nộp thuê 2011,
2012: Bức tranh toàn cảnh).

Báo cáo thực hiện nghiên cứu tại 183 quốc gia nhằm đánh giá các hệ thống thuế
trên toàn thế giới từ quan điểm của doanh nghiệp trong giai đoạn 6 năm. Nghiên cứu này
xem xét tác động của thuế tới doanh nghiệp trên cả khía cạnh số thuế phải nộp và gánh
nặng tuân thủ. Các chính phủ bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến kết quả của nghiên cứu vì
nó cung cấp các thông tin cần thiết để họ thực hiện so sánh với các nước láng giềng theo
khu vực địa lý và trong nhóm các nước có điều kiện kinh tế tương đồng. Nghiên cứu này
đề cập đến cách thức chính phủ đang phấn đấu để cải thiện hệ thống thuế nước mình như
thế nào và nhấn mạnh đến các thông lệ quốc tế tốt nhất và một số cách thức để đạt được
kết quả đó với xu hướng tập trung vào việc cải thiện công tác hành chính của hệ thống
thuế, bao gồm: ứng dụng hệ thống kê khai, nộp thuế điện tử, giảm số lượng các sắc thuế
đánh trên một cơ sở tính thuế và sử dụng quy trình tự kê khai tự nộp thuế.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
1.1.2.1.
Giáo trình thuế và các công trình nghiên cứu về chính sách hoặc cơ
chế quản lý thuế thu nhập cá nhân
Đặt nền móng cho những lý thuyết về kinh tế nói chung và thuế nói riêng được
thể hiện trong “Giáo trình thuế”, Tổng cục Thuế, 1991, “Giáo trình thuế và hệ thống
thuế ở Việt Nam”, GS.TS Bùi Xuân Lưu, TS Nguyễn Hữu Khải, ThS Nguyễn Xuân Nữ,
NXB Giáo dục, 2003; “Giáo trình quản lý thuế”, TS Nguyễn Thị Bất-TS Vũ Duy Hào
(2002), Nxb Thống kê, Hà Nội. Về quản lý nhà nước có “Giáo trình quản lý nhà nước về
kinh tế”, TS Mai Văn Bưu-TS Đoàn Thị Thu Hà (1999), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội; “Giáo trình khoa học quản lý” (tập I, tập II), TS Đoàn Thị Thu Hà-TS Nguyễn Thị
Ngọc Huyền (2001), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; “Quản lý nhà nước về kinh tế”
(Giáo trình sau đại học), TS Mai Văn Bưu-TS Phan Kim Chiến (2001), Nxb Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
Ngoài ra, có một số công trình, đề tài, luận án nghiên cứu xung quanh vấn đề xây
dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thu thuế thu nhập cá nhân.
Những công trình này ở mức độ khác nhau cũng đã đề cập đến vai trò của Nhà nước.
9
Đề tài “Mô hình áp dụng thuế thu nhập ở Việt Nam” năm 1994, chủ nhiệm đề tài:

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Xuân Thắng, thư ký đề tài TS Đỗ Thị Thìn, TS.
Quách Đức Pháp… nêu lên mục tiêu chính của thuế thu nhập là điều tiết thu nhập, đảm
bảo công bằng nên việc đánh thuế thường dựa trên khả năng thu nhập của các chủ thể,
xuất phát từ sự đánh giá toàn cục theo bề dọc (thu nhập cao nộp thuế nhiều hơn). Một
điểm đề tài tập trung phân tích là tính công bằng phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của việc
thực thi chính sách thuế trong thực tiễn.
Đề tài “Mô hình thuế tài sản ở Việt Nam” năm 1995, chủ nhiệm đề tài là Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Xuân Thắng, các thư ký đề tài TS. Đỗ Thị Thìn, TS.
Bạch Minh Huyền… đưa ra cơ sở tồn tại khách quan của thuế tài sản, phạm vi điều
chỉnh của thuế đánh vào sở hữu tài sản và chuyển dịch tài sản, nhằm động viên cho
NSNN, góp phần quản lý tài sản và đề xuất về hệ thống thuế tài sản của Việt Nam.
Đề tài “Điều tra về thu nhập, tiết kiệm và đầu tư của dân cư” năm 1998, TS.
Hoàng Công Thi, TS. Nguyễn Ngọc Thanh…đã cho thấy kết quả điều tra thu nhập bình
quân đầu người năm đó là 291.420đ/người/tháng, đạt 313USD/người/năm, thu nhập của
dân cư thành thị cao gấp 2,04 lần nông thôn, ước tiền tiết kiệm 1997 từ dân cư 64 nghìn
tỷ đồng. Đầu tư từ khu vực thành thị cao gấp 4 lần nông thôn, đầu tư trực tiếp vào sản
xuất chỉ đạt 46% tổng đầu tư, đầu tư chứng khoán rất thấp, cổ phiếu, trái phiếu doanh
nghiệp hầu như không có.
Đề tài “Hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân trong tình hình mới” năm 2000, chủ
nhiệm đề tài Vũ Quỳnh Hương, cộng tác viên Huỳnh Huy Quế. Công cuộc đổi mới 1986
xuất hiện những người có thu nhập, đến cuối 1990 đã ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao (chương trình cải cách thuế bước I) để động viên 1 phần vào
NSNN và người dân quen dần với loại thuế này. 10 năm, kết quả đáng khích lệ và có cả
nhược điểm: chưa bao quát hết nguồn thu, diện đóng góp hạn chế, số thu chưa tương xứng,
năng lực quản lý hạn chế, còn thất thu. Đề tài khái quát các vấn đề lý luận về thuế thu nhập
cá nhân, cơ cấu hình thành thu nhập để đánh thuế, lý giải các vấn đề về ngưỡng thu nhập,
lựa chọn chi phí miễn trừ, thuế suất… khái quát thực trạng, ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến
về mục tiêu, yêu cầu, quan điểm và hướng hoàn thiện: thay bằng thuế thu nhập cá nhân.
Sách chuyên khảo: “Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định hướng vận dụng
ở Việt Nam” năm 2002 của TS Lê Văn Ái, TS Đỗ Đức Minh khái quát về các chính sách

và cơ chế quản lý thu của nhiều nền kinh tế, từ đó xây dựng định hướng vận dụng cho
Việt Nam.
10
“Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt nam trong điều kiện hiện
nay” (2003), của PGS. TS. Nguyễn Thị Bất là một đề tài nghiên cứu cấp Bộ có chất
lượng. Đề tài đã hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về quản lý thuế và phân tích thực
trạng về quản lý thuế ở Việt nam. Đề tài đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, phù
hợp thực tiễn và khả thi ở Việt Nam tại thời điểm 2003.
“Vietnamese Personal Income Tax Reform” (Cải cách thuế thu nhập cá nhân ở
Việt Nam) năm 2006 của Shigeki Kunieda (Đại học Hitotsubashi) và Đỗ Ngọc Huỳnh
(Bộ Tài chính). Nghiên cứu đánh giá tình hình cải cách thuế thu nhập cá nhân ở Việt
Nam, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất đề cương cho một chính sách thuế thu
nhập hiện đại áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn trung và dài hạn. Chính sách thuế thu
nhập cá nhân trong nghiên cứu này cũng được thiết kế nhằm tập trung chủ yếu vào tính
đơn giản và khả thi của chính sách thuế trong hoàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam hiện tại
và tương lai.
“Đề án xây dựng luật Thuế thu nhập cá nhân” năm 2007 do Vụ Chính sách
Thuế - Bộ Tài chính chủ trì nêu lên hiện trạng của chính sách thuế thu nhập cao và bộ
máy quản lý hiện hành, đánh giá những hạn chế: Mức điều tiết về thuế còn chưa hợp lý,
thu nhập được điều chỉnh bởi các sắc thuế khác nhau, mức điều tiết thuế mang bình quân
không tính đến yếu tố hoàn cảnh của người nộp thuế, phân biệt đối xử giữa người Việt
Nam và người nước ngoài, chính sách thuế còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế từ
đó đưa ra phương hướng khắc phục bằng Luật thuế thu nhập cá nhân.
Các luận án tiến sĩ:“Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt
Nam” năm 2007 của tác giả Lê Duy Thành, “Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập ở
Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2007 của tác giả Nguyễn
Xuân Sơn, “Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế” của tác giả Lý Phương Duyên năm 2009, “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương 2011 đều đề cập đến
hiện trạng chính sách thuế, quản lý thuế và đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp với

quá trình nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học đã công bố các nghiên cứu về thu nhập dân cư, thuế
thu nhập cao từ 2008 trở về trước, thuế thu nhập cá nhân, đánh giá tình hình triển khai
Luật Thuế thu nhập cá nhân, các vấn đề phục vụ cải cách hành chính thuế, hiện đại hoá
ngành thuế từ trung ương đến các địa phương trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
(Tạp chí Thuế Nhà nước, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Kiểm toán ) như:
11
“Đánh giá thuế thu nhập cá nhân hiện hành ở Việt Nam” của hai tác giả Nguyễn
Văn Phụng, Đỗ Ngọc Huỳnh, tạp chí Tài chính số 7 năm 2005. Các tác giả viết về Pháp
lệnh thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao, qua các lần sửa đổi, bổ sung
vào các năm 1992, 1993, 1994, 1997, 1999, 2001 và 2003, nội dung sửa đổi, bổ sung
như cấu trúc bậc thuế, thuế suất, phân loại thu nhập thường xuyên và không thường
xuyên. Những vấn đề cơ bản như tính công bằng, hiệu quả và yêu cầu đảm bảo cơ cấu
nguồn thu ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước chưa được giải quyết. Trên cơ sở phân
tích, đánh giá thực trạng chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành, kết hợp với việc
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, bài viết đề xuất xây dựng một chính sách thuế thu
nhập cá nhân hiện đại để áp dụng trong tương lai ở Việt Nam.
“Trăn trở về thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài lưu trú ngắn hạn
tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số 77 ngày 15/11/2009 đề cập đến những trăn trở trong
việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc.
Vướng mắc về khái niệm “thu nhập phát sinh tại Việt Nam” chưa thật rõ ràng. Quy định
trách nhiệm khấu trừ thuế tại nguồn đối với cơ quan chi trả thu nhập có trụ sở tại Việt
Nam khi trả thu nhập cho cá nhân không cư trú nhưng lại thiếu quy định trách nhiệm của
cá nhân người không cư trú phải kê khai thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi cá nhân
đang làm việc, hay khai thuế thông qua cơ quan là bên đối tác Việt Nam
“Lượng hoá sự khác biệt tiền lương giữa các khu vực kinh tế”, Từ Thúy Anh và
Đào Nguyên Thắng, Tạp chí Tài chính số 545 tháng 3 năm 2010. Nhóm tác giả đưa ra
nghiên cứu về sự khác biệt về tiền lương giữa 3 khu vực kinh tế: khu vực Nhà nước, khu
vực tư nhân và khu vực vốn đầu tư nước ngoài. Giữa các khu vực, có sự khác biệt đáng
kể về đánh giá trình độ giáo dục, kinh nghiệm, về giới Nếu như khu vực Nhà nước

đánh giá cao trình độ giáo dục của người lao động thì lại đánh giá rất thấp kinh nghiệm,
hay việc căn cứ vào trình độ học vấn để trả lương cho người lao động đang tăng lên ở cả
3 khu vực trong thời gian qua. Một thống kê nữa là tiền lương trả cho người lao động
nam cao hơn lao động nữ ở cả 3 khu vực.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu của các đối tác quốc tế
Hội nhập quốc tế là một thách thức nhưng cũng đem đến nhiều cơ hội cho nền
kinh tế đang chuyển đổi từng bước sang nền kinh tế thị trường và cho các nhà quản lý.
Trong quá trình cải cách hệ thống thuế, Việt Nam nhận được sự tham gia và tài trợ của
các đối tác quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), Cơ quan Hợp tác Quốc
tế Nhật Bản (JICA).
12
Các đối tác này đã tiến hành nhiều nghiên cứu khách quan, khoa học và có những
khuyến nghị xác đáng và xây dựng đối với tiến trình cải cách hệ thống thuế của Việt Nam.
Năm 2008, nghiên cứu hệ thống thuế thu nhập cá nhân Việt Nam, các nhà nghiên
cứu John Brondolo, Kiyoshi Nakayama, Frank Bosch, Allan Foubister và Judy Tomaso
thuộc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF đã cho ra mắt Báo cáo “Việt Nam thực hiện thuế thu
nhập cá nhân”. Báo cáo này mô tả các đặc điểm cơ bản của thuế TNCN mới ở Việt
Nam và những ảnh hưởng của nó đối với quản lý thuế, rà soát cách tiếp cận hiện hành
của cơ quan thuế Việt Nam đối với việc quản lý thuế TNCN. Tổng hợp các kinh nghiệm
từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, Báo cáo cũng mô tả các quy trình chung về quản lý
thuế TNCN. IMF cho rằng hệ thống thuế có thể đạt được mức độ cao về tuân thủ thuế
TNCN với chi phí tương đối thấp thông qua việc kiểm soát hiệu quả việc khấu trừ thuế
trên tiền lương của các cơ quan chi trả và một hệ thống nộp tờ khai thuế hạn chế.
Liên minh Châu Âu EU bắt đầu một dự án vào tháng 3 năm 2006. Dự án cung
cấp hỗ trợ kỹ thuật về quản lý dự án, dự toán số thu, xây dựng tính liêm chính, trong đó
có thanh tra nội bộ, xây dựng chính sách và pháp luật cho một số sắc thuế và Luật Quản
lý Thuế. Năm 2007, nghiên cứu về một số vấn đề quản lý thuế xung quanh việc giới
thiệu Luật thuế TNCN mới ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Kevin Holmes của Liên minh
Châu Âu đã công bố công trình “Quản lý Luật thuế thu nhập cá nhân mới”. Các vấn đề

được đề cập: đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho NNT; khấu trừ thuế tại nguồn bởi chủ
lao động; kê khai và tính thuế hàng năm của NNT; cơ chế thu thuế, kiểm tra kê khai,
khiếu nại, vi phạm và xử phạt. Các vấn đề về thủ tục cần được giải quyết, chẳng hạn như:
CQT tiếp nhận và xử lý thông tin về NNT, kiểm tra kê khai (post-assessment review),
khiếu nại, và thu nợ thuế. Báo cáo khuyến nghị cơ quan thuế cần đưa ra được một chiến
lược quản lý thuế toàn diện và dài hạn dựa trên cơ sở ban đầu khuyến khích NNT tuân
thủ và sau đó tăng tỉ lệ tuân thủ. Chiến lược quản lý thuế cần đảm bảo trên sự tuân thủ dễ
dàng của NNT.
Ngân hàng Thế giới WB xây dựng một dự án hỗ trợ kỹ thuật 5 năm trị giá hàng
chục triệu đôla bắt đầu từ năm 2007, hỗ trợ cho việc tái cơ cấu Tổng cục Thuế, phân tích
chính sách thuế và Luật Quản lý Thuế, đề xuất cải tiến các quy trình nghiệp vụ thuế, thực
hiện hệ thống quản lý thuế tích hợp và mạng tin học đi kèm. Xem xét, đánh giá tác động
của tiến trình cải cách tới hệ thống thuế ở Việt Nam nhằm thu thập thông tin và đưa ra
nhận định cho quá trình cải cách trong tương lai, nhóm nghiên cứu Gangadha Prasad
Shukla, Phạm Minh Đức, Michael Engelschalk, Lê Minh Tuấn của Ngân hàng Thế giới
13
(WB) năm 2011 đã cho ra mắt công trình “Cải cách Thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ
thống Hiệu quả và Công bằng hơn”.
Nghiên cứu đánh giá chính sách của Việt Nam đã được hiện đại hóa theo xu
hướng toàn cầu và khu vực, hỗ trợ hiệu quả cho việc tuân thủ thuế của khu vực tư nhân.
Quá trình cải cách đã tạo ra các điều kiện pháp lý cần thiết cho việc gia nhập WTO với
các bước đi nhằm tăng cường quản lý hệ thống thuế song song với các cải cách chính
sách thuế. Cải cách cơ bản về cơ cấu tổ chức quản lý thuế đã được thực hiện, những chức
năng hoạt động chính đã được hiện đại hóa, và các dịch vụ và hỗ trợ người nộp thuế đã
giúp tăng cường sự tuân thủ tự nguyện với hệ thống thuế và giảm các chi phí tuân thủ.
Kết quả hoạt động thu thuế được cải thiện đáng kể, nguồn thu ròng tăng gần gấp đôi từ
năm 2006 đến năm 2010. Nghiên cứu khuyến nghị cần tiếp tục xây dựng và sử dụng hệ
thống thuế để đảm bảo việc bảo vệ môi trường tốt hơn.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA với những dự án cung cấp hỗ trợ kỹ

thuật về dịch vụ người nộp thuế, các kỹ thuật thanh tra, và xây dựng năng lực cho Tổng
cục Thuế trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế quốc tế. Với mục đích tăng cường
môi trường tuân thủ tự nguyện cho người nộp thuế thông qua việc hoàn thiện hệ thống
thuế, các nhà nghiên cứu thuộc Dự án “Cải cách hành chính thuế” của JICA đã khảo sát
đội ngũ công chức thực thi thuế quốc tế của ngành thuế, lập kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực thuế quốc tế, thiết kế và triển khai một chương trình đào tạo toàn diện cho công
chức thuế cả về nghiệp vụ, kỹ năng, văn bản pháp quy, tiếng Anh và một số kỹ năng
mềm khác để đáp ứng với nhu cầu về công chức thuế quốc tế trong các kế hoạch 3, 5, 10
năm tới.
JICA cũng tập trung hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực của ngành thuế trong việc
quản lý và hỗ trợ các đại lý thuế, từ đó mở rộng khả năng của mạng lưới đại lý thuế trong
việc hỗ trợ người nộp thuế tự nguyện tuân thủ luật thuế.
“Quản lý rủi ro tuân thủ: Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế”,


t
t
à
à
i
i


l
l
i
i


u

u


p
p
h
h
á
á
t
t


h
h
à
à
n
n
h
h


n
n
ă
ă
m
m



2
2
0
0
0
0
4
4


c
c


a
a

Uỷ ban các vấn đề về thuế thuộc OECD. Nghiên cứu tình hình thực tiễn
của các cơ quan thuế quốc gia ở một số nước thành viên, OECD thể hiện quan điểm
chung của các chuyên gia về một quy trình hiệu quả để quản lý rủi ro tuân thủ về thuế.
Để đạt được mức độ tuân thủ cao nhất, tài liệu hướng dẫn các cơ quan thuế phải sử dụng
hợp lý nguồn lực hạn chế, đưa ra các quyết định chính xác về cách thức và phương pháp
sử dụng nguồn lực để đạt được kết quả tốt nhất, khuyến khích các cơ quan quản lý thuế
thực hiện quy trình quản lý rủi ro tuân thủ trong tài liệu. Tài liệu hướng dẫn này mô tả
14
từng bước của quy trình chiến lược nhằm xác định và xử lý các rủi ro tuân thủ về thuế, và
các biện pháp giám sát và đánh giá cần thiết để đánh giá tính hiệu lực của các chiến lược
xử lý đã được thực hiện. Bên cạnh việc mô tả các nguyên tắc cơ bản của việc quản lý rủi
ro trên phương diện tuân thủ về thuế, tài liệu này còn đưa ra nhiều ví dụ thực tế rút ra từ

các cơ quan quản lý thu ở các nước thành viên OECD để minh chứng cho các phương
pháp tiếp cận cụ thể và tác động của các phương pháp này.
Cục Thu Nội địa Hoa Kỳ IRS cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong việc xây dựng năng lực
để tiến hành thanh tra công vụ và xây dựng các bảng mô tả công việc cho Tổng Cục Thuế.
1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước, về cải cách hành
chính và cải cách thuế
Đề tài “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2000 - 2010” năm 1999, chủ
nhiệm đề tài: Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Xuân Thắng, thư ký đề tài TS. Đỗ
Thị Thìn, Th.S. Lê Hồng Hải… đánh giá kết quả 10 năm 1990 -1999 đã hợp nhất bộ
máy thu thành công từ 3 cơ quan thu khác nhau là thu quốc doanh, thuế công thương
nghiệp, thu thuế nông nghiệp, xây dựng được hệ thống chính sách vĩ mô, đặc biệt là triển
khai thành công thuế giá trị gia tăng thay thế thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp
thay thế thuế lợi tức và cơ chế thu hoạt động đều khắp. Đề tài đưa ra chiến lược cải cách
thuế cho 10 năm tiếp theo nhằm cải cách hệ thống thuế theo hướng hiện đại hóa, tăng
cường hiệu quả trong quản lý thu.
Đề tài “Thuế và cải cách thuế giai đoạn II ở Việt Nam” năm 1996, chủ nhiệm đề
tài: Vũ Quỳnh Hương, các cộng tác viên: TS. Bạch Minh Huyền, TS. Quách Đức Pháp,
đưa ra lý luận cơ bản về thuế, các yêu cầu của một hệ thống thuế tốt: đảm bảo nguồn thu,
công cụ điều tiết vĩ mô, phân phối thu nhập, đồng thời phải đơn giản, cụ thể, dễ làm, dễ
quản lý.
Bên cạnh những đề tài khoa học, các trang web, trang mạng như Chính phủ.vn,
TTHC.vn, ictnews.vn, VNEconomy, VNExpress, các tạp chí chuyên ngành như Thuế
Nhà nước, Tạp chí Tài chính, Thông tin Tài chính cũng có nhiều nghiên cứu, nhiều bài
viết được công bố.
“Ứng dụng công nghệ thông tin trên diện rộng đáp ứng yêu cầu quản lý thuế
hiện đại” , Tạp chí Thuế Nhà nước, số 10 kỳ 2 tháng 3 năm 2009. Thực hiện minh
bạch hoá, hiện đại hoá và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, hướng tới thực hiện
Chính phủ điện tử, ngành thuế đã lựa chọn giải pháp đột phá: đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin quản lý.
15

“Triển khai ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế thu nhập cá nhân”, Tạp chí Thuế Nhà
nước, số 9 kỳ 1 tháng 3 năm 2009 cho biết: Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Tổng cục Thuế
đã nâng cấp và phát triển phần mềm Hỗ trợ kê khai sử dụng công nghệ mã vạch phiên
bản 2.0, nhằm đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, bắt
đầu từ tháng 2/2009, khi nộp tờ khai có áp dụng công nghệ mã vạch, người nộp thuế
(doanh nghiệp, cá nhân) sẽ sử dụng các mẫu tờ khai tại phiên bản 2.0 thay cho phiên bản
1.3.1 trước đây.
“Vận hành hệ thống cấp mã số thuế cá nhân”, 03/08/2009, Tạp chí Thuế Nhà
nước số tháng 8 năm 2009. Sau nhiều tháng nỗ lực, triển khai, Dự án Ứng dụng Quản lý
thuế thu nhập cá nhân (PIT) đã hoàn tất công tác chuẩn bị phục vụ cho việc đăng ký thuế
2009. Hệ thống cấp mã số thuế (MST) theo giải pháp cấp tập trung đã chính thức vận hành
và cho ra đời lô mã số đầu tiên vào ngày 29/6/2009. Dự án đã nhận được dữ liệu đăng ký
thuế từ các cơ quan thuế, tổ chức trả thu nhập của 63 tỉnh thành trên cả nước. Tác giả dự
kiến đến tháng 10/2009, 10 triệu lao động làm công hưởng lương sẽ được cấp MST và
đảm bảo quản lý được thông tin đăng ký và nộp thuế cho 15 triệu người có MST vào năm
2010 theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai Luật Thuế TNCN.
“Thủ tục thuế: khoảng cách và cải cách”, Tạp chí Thuế Nhà nước, kỳ 2 tháng 9
năm 2010. Tác giả Lê Khắc đã đưa ra nhận định về khoảng cách lớn giữa trình độ của
ngành thuế nước ta với trình độ khu vực, khoảng cách giữa thủ tục và thực thi thực tế
mặc dù ngành thuế đã có nhiều cải cách. Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng thừa nhận điều
này. Để cải cách thủ tục, yêu cầu cải cách con người thực hiện là một đòi hỏi không thể
bỏ qua. Điều đó đòi hỏi những nỗ lực cải cách mạnh mẽ hơn.
“Ứng dụng công nghệ thông tin trên diện rộng đáp ứng yêu cầu quản lý thuế
hiện đại”, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 10 kỳ 2 tháng 3 năm 2009. Thực hiện minh bạch
hoá, hiện đại hoá và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, hướng tới thực hiện Chính phủ
điện tử, ngành thuế đã lựa chọn giải pháp đột phá: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin quản lý. Theo ước tính, đến cuối 2008 đã có trên 80% số đầu công việc trong toàn
ngành thuế đã được tin học hóa. Tổng cục Thuế đã xây dựng và triển khai các ứng dụng
cho các nhóm bài toán nghiệp vụ, bài toán quản lý nội bộ, xây dựng và triển khai hệ
thống kho cơ sở dữ liệu dùng chung để phục vụ tốt hơn cho công tác chỉ đạo, điều hành,

ra quyết định và công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách trong toàn ngành. Mặt khác,
hệ thống ứng dụng ngành thuế đã được kết nối với một số ngành hải quan, kho bạc, kế
hoạch và đầu tư, để phối hợp trao đổi thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý.
16
“Công nghệ thông tin quyết định sự thành công cải cách thuế”, Tạp chí thuế nhà
nước kỳ 1 số 21, tháng 6 năm 2011, đưa tin về hội nghị ngày 27/5/2011 tại Khánh Hoà
tổng kết công tác ứng dụng công nghệ thông tin ngành thuế giai đoạn 2005-2010 và bàn
kế hoạch triển khai đến 2020. Gần 400 đại biểu tham dự dưới sự chủ trì của thứ trưởng
Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Những số liệu: hệ thống công nghệ
thông tin có tới 1.800 cán bộ, 1.650 máy chủ với 39.595 máy tính (95% CB sử dụng máy
tính cho công việc hàng ngày) đã để lại những dấu ấn của những bước đột phá. Máy tính
và những ứng dụng đã tạo ra môi trường văn minh, thân thiện mà bộ phận một cửa, trang
WEB của ngành và cơ quan thuế các địa phương, Kios thông tin và ứng dụng kê khai mã
vạch 2 chiều là những điểm sáng.
“90% chức năng quản lý thuế đã ứng dụng CNTT”, Tạp chí Thuế Nhà nước, số
21 (431), ngày 23/5/2013. Tác giả Thanh Mai thông báo đến hết năm 2012, ngành thuế
đã hoàn thành giai đoạn 2 việc mở rộng cơ sở dữ liệu DN tập trung tại Tổng cục Thuế để
toàn ngành khai thác, phục vụ cho công tác quản lý; đáp ứng kịp thời các yêu cầu của
chính sách thuế mới và các quy trình quản lý thuế cải cách; Dự kiến đến năm 2014, toàn
bộ dữ liệu về kê khai, nộp thuế, kế toán thuế, nợ thuế của tất cả người nộp thuế được xử
lý tập trung và lưu giữ tại Tổng cục Thuế. Hệ thống ứng dụng CNTT của ngành thuế
hiện tại đã đáp ứng khoảng 85% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế và 90% các chức
năng quản lý thuế được ứng dụng CNTT. Thực hiện cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện
tử kết hợp đồng bộ với việc cải cách thủ tục kê khai thuế; mở rộng hệ thống gửi tờ khai
qua mạng, kê khai trực tuyến; nộp thuế qua ngân hàng; mở rộng hệ thống cung cấp dịch
vụ kê khai, tra cứu thông tin thuế. Cuối 2012, dịch vụ kê khai thuế điện tử đã được cung
cấp tới 231 nghìn DN, đạt trên 50% DN cả nước; 80% tờ khai thuế của các DN lớn và
vừa trong cả nước đã được nộp qua mạng, đã hoàn thành việc triển khai hệ thống ứng
dụng quản lý thuế TNCN trên diện rộng để xử lý thông tin đăng ký thuế và xử lý tờ khai,
chứng từ và thông tin quản lý thuế của trên 10 triệu cá nhân có thu nhập. Kết quả này đã

góp phần để dịch vụ kê khai thuế qua mạng của ngành thuế được Bộ Thông tin - Truyền
thông xếp hạng mức 4 về dịch vụ công điện tử.,
“Mở rộng thu thuế qua ngân hàng đối với hộ kinh doanh”, web Tạp chí thuế
online, đăng ngày 25 Tháng 3 2013. Thực hiện Luật Quản lý thuế, công tác uỷ nhiệm thu
(UNT) được triển khai trên 63 tỉnh, thành phố ở 92,15% Chi cục Thuế. Đánh giá lại công
tác này, ngành thuế nhận thấy có nhiều hạn chế. Năm 2013, chính sách thuế đối với hộ
kinh doanh thay đổi nên số lượng HKD phát sinh thuế phải nộp hàng tháng hàng, quý
17
giảm đáng kể. Để phù hợp với tiến độ triển khai dự án thu thuế qua NHTM, cơ quan thuế
cũng điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành, tăng cường quản lý HKD về doanh
số, triển khai rộng rãi dự án thu thuế qua NHTM, đảm bảo các HKD đều được cấp mã số
thuế và lập bộ trên các ứng dụng của ngành, rà soát, sắp xếp lại các đội thuế liên xã,
phường tiến tới chấm dứt việc UNT đối với HKD từ 01/01/2014.
“Năm 2013: cải cách thuế theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý”, web Tạp chí Thuế online, đăng ngày 28 tháng 1 năm 2013. Tác giả đã tóm lược các
hoạt dộng xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách thuế năm 2012 và 2013:
tham mưu cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các Luật thuế cùng các
văn bản hướng dẫn, ban hành Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam. Cơ quan thuế cũng
hoàn thiện công tác quản lý thuế giúp DN tiết giảm công sức, thời gian, chi phí cho việc
tuân thủ pháp luật thuế: Đa dạng hoá các hình thức, biện pháp hỗ trợ, thực hiện đăng ký
thuế, kê khai thuế qua mạng Internet; thực hiện việc giảm tần suất khai thuế; kiện toàn tổ
chức bộ máy, tăng cường đào tạo; xây dựng và áp dụng hệ thống chỉ số đánh giá hoạt
động quản lý thuế.
“Hà Nội sẵn sàng cho kỳ quyết toán thuế 2012”, web Tạp chí Thuế online, đăng
ngày 25 tháng 3/2013. Tác giả đã nêu lên các giải pháp Cục Thuế Hà Nội triển khai
nhằm hướng dẫn và hỗ trợ trên 90.000 DN, 10.000 đơn vị hành chính sự nghiệp chi trả
thu nhập cho người lao động thực hiện quyết toán và nộp các tờ khai quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của năm 2012 đúng hạn
trong tháng 3.
Các chính sách thuế mới được phổ biến, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn về

giãn, giảm thuế. Các phương án tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế 2012 được triển khai
Công tác hỗ trợ được chú trong, gần 30 số điện thoại đường dây nóng được công bố.
Trong giai đoạn cao điểm, việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện tất cả các ngày trong tuần
kể cả thứ 7 và chủ nhật.
“Cục Thuế TP.HCM: Hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế TNCN
năm 2012”, web Tạp chí Thuế online, đăng ngày 26 tháng 3 2013. Tác giả viết về những
chương trình cải cách, biện pháp hỗ trợ của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh nhằm tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho NNT trong việc thực thi chính sách thuế TNCN cũng như thủ tục
hành chính thuế.
Mặt khác, vấn đề cải cách hành chính công, trong đó có cải cách hành chính thuế
đang được Chính phủ và người dân đặc biệt quan tâm. Có thể điểm qua một số công
trình nghiên cứu, một số bài viết:

×