Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

quy trình vận hành phối hợp điều độ và nhà máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.61 KB, 21 trang )

CÔNG TY CP XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

QUY TRÌNH
PHỐI HỢP VẬN HÀNH
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I
giữa
Điện lực Lang Sơn

Công ty CP xây dựng thủy điện Bắc Khê I

Ký hiệu: QTPHVH TĐ TKI/ĐLLS-…/2015
Ngày ban hành …/…/2015


TỔNG CÔNG TY ĐIỆN MIỀN BẮC
ĐIỆN LỰC LANG SƠN

số……/QĐ-ĐLS-ĐĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lạng Sơn, ngày

tháng

năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành quy trình phối hợp vận hành
Nhà máy thủy điện Bắc Khê I.


Căn cư Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (ban hành theo Quyết
định số 13/2007/QĐ_BCN ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng bộ Công nghiệp)
Căn cứ Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia (ban hành theo Quyết định
số 16/2007/QĐ_BCN ngày 18/3/2007 của Bộ trưởng bộ Công nghiệp)
Căn cứ Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia (ban hành theo Quyết định
số 56/2001/QĐ_BCN ngày 26/11/2001 của Bộ trưởng bộ Công nghiệp)
Căn cứ phân cấp chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho các đơn vị trực thuộc
Tổng công ty Điện miền bắc
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành theo quyết định này: “Quy trình phối hợp vận hành nhà máy
thủy điện Bắc Khê I”
Điều 2: Quy trình có hiệu lực từ ngày ký. Các Quy trình phối hợp vận hành
nhà máy thủy điện Bắc Khê I trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông Trưởng đơn vị trực thuộc Điện lực Lang Sơn, và các tổ chức
cá nhân hoạt động điện lực có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

-

Như điều 3
Lưu VP, điều độ

GIÁM ĐỐC


QUY TRÌNH
PHỐI HỢP VẬN HÀNH
NMTĐ BẮC KHÊ I
giữa

Điện lực Lạng Sơn

Công ty CP xây dựng thủy điện Bắc Khê I

Ký hiệu: QT Bắc Khê I/ĐLS-…/2015
Ngày ban hành …./…./2015

CÔNG TY CP XÂY DỰNG
THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I
GIÁM ĐỐC

ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN
GIÁM ĐỐC


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1; QUY ĐỊNH CHUNG…………………………………………4
CHƯƠNG 2:QUY ĐỊNH VỀ CẤP ĐIỀU ĐỘ………………………………7
Mục 1. Phân cấp điều độ……………………………………………………..7
Mục 2. Nhiệm vụ và quyền hạn………………………………………………7
CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN VÀ QUYỀN KIỂM TRA THIẾT BỊ
……………………………………………………………………………… 9
Mục 1: Định nghĩa về quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị………….9
Mục 2: Quy định về quyền điều khiển trong các trường hợp vận hành không bình
thường…………………………………………………………………………10
Mục 3: Quy định về quyền điều khiển thiết bị tại các thiết bị tại A33.1
CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN
Mục 1: Quy định về điều khiển tần số
Mục 2: Quy định về điều khiển điện áp
CHƯƠNG 5: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ LẬP PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG

Mục 1: Đăng ký công suất
Mục 2: Dự kiến phương thức huy động
Mục 3: Đăng ký sửa chữa
Mục 4: Yêu cầu thử nghiệm kiểm tra
CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
Mục 1: Lệnh chỉ huy điều độ
Mục 2: Quy định về chế độ giao nhận ca
Mục 3: Quy định về cghế độ báo cáo số liệu
CHƯƠNG 7: XỬ LÝ SỰ CỐ
Mục 1: Nguyên tắc chung
Mục 2: Phối hợp xử lý sự cố giưa B33 và A33.1
CHƯƠNG 8: tỔ CHỨC THÔNG TIN VÀ LIÊN LẠC
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 SƠ ĐỒ NHẤT THƯ NMTĐ BẮC KHÊ I
PHỤ LỤC 2: CÁC SỐ LIỆU KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ QUY TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN VẬN HÀNH
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC CÁN BỘ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN HÀNH
PHỤ LỤC 5: CÁC BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC VẬN HÀNH
PHỤ LỤC 6; TÓM TẮT CÁC NÔI DUNG THÔNG BÁO VÀ BÁO CÁO


CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Viết tắt và giải thích tư ngữ
Trong quy trình này, các từ ngữ và ký hiệu viết tắt được hiểu như sau:
Qui trình điều độ hệ thống
EVN
PC1
ĐĐQG (Ao)
ĐĐM (A1)
ĐLLS

TĐBKI
KSĐH HTĐ MB
Quy trình điều độ hệ thống điện
Quốc gia

Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tổng công ty Điện lực Miền Bắc
Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia
Trung hệ tâm Điều độ thống điện Miền Bắc
Điện lực Lạng Sơn
Nhà máy thủy điện Bắc Khê I
Kỹ sư điều hành hệ thống điện Miền Bắc
Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia. được
ban hành theo quyết định số 13/2007/QĐ-BCN
ngày 28/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
(nay là Bộ Công thương)
Quy trình thao tác hệ thống điện Quy trình thao tác hệ thống điện Quốc gia. được
Quốc gia
ban hành theo quyết định số 56/QĐ-BCN ngày
26/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay
là Bộ Công thương)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia,
điện Quốc gia
được ban hành theo quyết định số 16/2007/QĐBCN ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp (nay là Bộ Công thương)
ĐĐV
Điều độ viên
NMĐ
Nhà máy điện
HTĐ

Hệ thống điện
MBA
Máy Biến áp
MPĐ
Máy phát điện

Điều 2: Mục đích và phạm vi áp dụng của quy trình
1. Quy trình này quy định một số nội dung cơ bản trong công tác điều độ nhằm mục
đích phối hợp chặt chẽ giữa TĐ Bắc Khê I với phòng điều độ điện lực Lạng Sơn với
nhân viên vận hành trạm biến áp Thất Khê trong công tác điều độ HTĐ, nhằm đảm
bảo cho TĐ Bắc Khê I và HTĐ vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả, đảm bảo lợi
ích của cả hai bên và phù hợp với yêu cầu vận hành của lưới điện khu vực.
2. Phạm vi áp dụng của quy trình:
Bản quy trình này được thực hiện trong điều kiện TĐ Bắc Khê I được kết nối với
lưới điện khu vực Thất Khê


Ngoài việc tuân thủ các điều trong quy trình này, nhân viên vận hành TĐ Bắc Khê I
và phòng điều độ Điện lực Lạng Sơn và trạm biến áp 110kV Lạng Sơn phải tuân thủ
các quy định trong các quy phạm, qui trình của nhà nước Việt Nam, Bộ Công
thương và EVN ban hành. Một số các quy định. Quy trình liên quan đến công tác
vận hành của lưới điện khu vực.
Điều 3 “Quy trình phối hợp vận hành nhà máy thủy điện Bắc Khê I” này:
- Cố hiệu lực kể từ ngày ký ban hành
- Chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến công tác phối hợp vận hành giữa
các cấp điều độ và các nhân viên vận hành TĐ Bắc Khê I , những phần không
đề cập theo quy trình này áp dụng theo Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc
gia, Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, Quy trình xử lý hệ thống điện
Quốc gia do Bộ Công nghiệp Nay là Bộ Công thương ban hành.
- Không nhắc lại một số chi tiết đã nêu ra trong quy trình xử lý sự cố cơ bản,

khi thực hiện, người có nhiệm vụ phải hiểu rõ và áp dụng đầy đủ
Điều 4. Những người phải thông hiểu và và thực hiện quy trình này:
(a) Điều độ viên, cán bộ của Phòng Điều độ Điện lực Lạng Sơn
(b) Trưởng ca, nhân viên vận hành TĐ Bắc Khê I và các cán bộ kỹ thuật có liên
quan của công ty CP xây dựng thủy điện Bắc Khê I .
Những người cần biết quy trình này
(a) Trưởng kíp vận hành trạm 35 KV
(b) Kỹ sư điều hành HTĐ miền Bắc
(c) Các cán bộ kỹ thuật có liên quan của Điện lực Lạng Sơn
Điều 5. Hiệu chỉnh và sửa đổi
Quy trình này được định kỳ cập nhật và sửa đổi khi có thay đổi trong quá trình vận
hành thực tế. Điện lực Lạng Sơn và Công ty CP xây dựng thủy điện Bắc Khê I cùng
phối hợp hiệu chỉnh và bổ sung nếu thấy cần thiết.
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
Mục 1. Phân cấp điều độ
Điều 6. Điều độ Quốc gia được chia làm 3 cấp:
1. Cấp điều độ thứ nhất: Cấp điều độ HTĐ Quốc gia là cấp chỉ huy điều độ cao
nhất của toàn bộ HTĐ Quốc gia, Cấp điều độ Quốc gia là trung tâm Điều độ
HTĐ Quốc gia (gọi là A0) đảm nhận.
2. Cấp điều độ thứ 2: Cấp điều độ HTĐ miền là cấp điều độ chỉ huy HTĐ miền,
chịu sự chỉ huy trực tiếp của A0. Cấp điều độ HTĐ miền (gọi tắt là ĐĐM
Bắc, ĐĐM nam, ĐĐM trung gọi tắt là A1,A2, A3) dảm nhận
3. Cấp 3: Cấp điều độ lưới điện phân phối là cấp điều độ chỉ huy điều độ lưới
điện phân phối, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ của cấp điều độ HTĐ
miền tương ứng. Cấp điều độ lưới điện phân phối do các trung tâm hoặc
phòng điều độ của các công ty Điện lực độc lập, Các điện lực tỉnh, thành phố
trực thuộc công ty điện lực 1,2,3 đảm nhận.


Điều 8. Người trục tiếp chỉ huy điều độ lưới điện là ĐĐV lưới điện phân phối trực

ban, Chi tiết đầy đủ về nhiệm vụ quyền hạn của ĐĐV lưới điện phân phối được quy
định rõ trong quy trình Điều độ HTĐ Quốc gia. Nhân viên vận hành trực ban cấp
dưới trực tiếp của ĐĐV lưới điện phân phối (đối với các thiết bị dưới quyền điều
khiển) bao gồm:
1. Trưởng kíp các trạm biến áp phân phối, trạm trung gian, trạm bù, trạm diezen
và thủy điện nhỏ trong lưới phân phối.
2. Trực ban các đơn vị cơ sở trực thuộc.
3. Trưởng kíp các trạm 220kV, 110kV, (đối với các trạm có cấp điện áp cho khu
vực địa phương ở cấp điện áp ≤ 35kV).
4. Trưởng ca các NMĐ (đối với nhà máy điện có công suất từ 30MW trở
xuống).
Mục 2: Nhiệm vụ và quyền hạn
Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn ĐĐV Điện lực được quy định chi tiết trong Quy
trình Điều độ HTĐ Quốc gia, dưới đây là một số nhiệm vụ và quyền hạn chính
của ĐĐV Điện lực Hòa Bình lên quan đến công tác điều độ
1. ĐĐV ĐLLS có nhiệm vụ:
(a) Chấp hành sự chỉ huy điều độ của KSĐH HTĐ MB
(b) Thực hiện phương thức đã được đuyệt, kiểm tra việc thực hiện phương thức
vận hành của các đơn vị tham gia vận hành có liên quan.
(c) Điều chỉnh nguồn công suất vô công của TĐ Bắc Khê I và nấc phân áp của
MBA trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển để giữ điện áp các
điểm nút theo quy định của cấp điều độ HTĐ MB.
(d) Phối hợp với KSĐH HTĐ MB chỉ huy xử lý sự cố và các hiện tượng bất
thường, nhanh chóng khôi phục tình trạng làm việc của HTĐ miền.
2. ĐĐV ĐLLS có quyên:
(a) Độc lập thao tác trên các thiết bị thuộc quyền điều khiển.
(b) Ra lệnh chỉ huy điều độ và kiểm tra việc thực hiện lệnh của nhân viên vận
hành cấp dưới.
(c) Đưa thiết bị ra sửa chữa ngoài kế hoạch trong phạm vi ca trực của mình.
(d) Huy đông công suất phát TĐĐC và các nguồn điện khác thuộc quyền điều

khiển theo yêu cầu vận hành thực tế, của lưới điện khu vực.
Điều 10. Nhiệm vụ của trưởng ca NMĐ được quy định trong Quy trình Điều độ
HTĐ Quốc gia, đưới đây là một số nhiệm vụ chính đối với trưởng ca TĐ Bắc
Khê I trong công tác điều độ HTĐ như sau:
(a) Thi hành chính xác, không chậm chễ và không bàn cãi lệnh chỉ huy điều độ
của ĐĐV ĐLLS theo phân cấp quyền điều khiển thiết bị trừ trường hợp nguy
hại đến người và thiết bị.
(b) Duy trì vận hành các tổ máy trong nhà máy theo đúng biểu đồ công suất và
lệnh huy động của ĐĐV ĐLLS


(c) Khi có sự cố trên HTĐ làm cho điện áp, tần số vượt quá mức thông số vận
hành có thể gây ra hư hỏng thiết bị trưởng ca TĐ Bắc Khê I tách các tổ máy
ra khổi lưới
(d) Cung cấp các số liệu, kế hoạch vận hành chính xác và kịp thời cho ĐĐV
ĐLLS khi có yêu cầu.
CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN ĐIỀU KHIỂN
VÀ QUYỀN KIỂM TRA THIẾT BỊ
Mục 1. Định nghĩa quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị
Điều 11. Định nghĩa quyền điều khiển thiết bị của một cấp điều độ:
1. Quyền điều khiển thiết bị của một cấp điều độ là quyền ra lệnh chỉ huy
điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị (thay đổi công suất phát
P/Q, khởi động, ngừng tổ máy, đóng, cắt máy cắt, dao cách ly).
2. Mọi thay đổi chế độ làm việc của thiết bị chỉ được tiến hành theo lệnh
chỉ huy điều độ trực tiếp của cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định
tại mục 2 của chương này.
Điều 12. Định nghĩa quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ:
1. Quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ là quyền cho phép ra lệnh chỉ huy
điều độ thay đổi hoặc nắm các thông tin về chế độ làm việc của thiết bị không
thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ này.

2. Mọi lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị phải được sự
cho phếp của cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định tại mục 2 của chương
này và sau khi thực hiện xong lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm
việccủa thiết bị phải báo lại kết quả cho cấp điều độ có quyền kiểm tra.
Mục 2. Quy định quyền điều khiển trong các trường hợp
vận hành không bình thường
Điều 13. Trường hợp xử lý sự cố, các cấp điều độ được quyền thay đổi chế độ làm
việc các thiết bị thuộc quyền điều khiển trước, báo cáo sau cho cấp điều độ có quyền
kiểm tra thiết bị này.
Điều 14. Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn (cháy hoặc có nguy cơ đe
dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị) NMĐ hoặc trạm điện cho phép
trưởng ca (hoặc trưởng kíp) tiến hành thao tác theo quy trình mà không phải xin
phếp nhân viên vận hành cấp trên và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố
của mình. Sau khi xử lý phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có
quyền điều khiển thiết bị này.


Mục 3. Quy định quyền điều khiển thiết bị tại TĐ Thất Khê I
Điều 15. Các thiết bị của TĐĐC thuộc quyền điều khiển của ĐĐ ĐLLS, đồng
thời là quyền kiểm tra của ĐĐM bắc bao gồm:
(a) Huy động công suất hữu công, vô công của tổ máy H1, H2,
(b) Dao cách ly DCL 331-4 , DCL 371-7
(c) Dao tiếp đất DTĐ 331-15, DTĐ 371-7
(d) Máy cắt 35kV MC 331
(e) Thanh cái
(f) Các thiết bị rơ le bảo vệ có liên quan đến các thiết bị nhất thứ kể trên
Điều 16. Các thiết bị thuộc quyền điều khiển của TĐ Bắc Khê I là toàn bộ các
thiết bị còn lại (toàn bộ các thiết bị mà ĐĐV ĐLLS không có quyền điều khiển).
Trưởng ca của nhà máy có quyền độc lập thao tác trên các thiết bị này, nhưng
nếu thao tác có ảnh hưởng đến biểu đồ phát công suất của nhà máy vào hệ thống

hoặc có ảnh hưởng đến chế độ vận hành ổn định của nhà máy và hệ thống thì
phải báo cáo và được sự đồng ý của ĐĐV ĐLLS, trừ trường hợp sự cố.
Điều 17. Công ty CP xây dựng thủy điện Bắc Khê I quản lý toàn bộ thiết bị của
TĐ Bắc Khê I
Điều 18. Điện lực Lạng Sơn quản lý thiết bị đường dây 35 kV từ cột xuất tuyến
CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN
Mục 1. Quy định về điều khiển tần số
Điều 19. Quy định độ lệch tần số của HTĐ Quốc gia
Tần số chuẩn của HTĐ Quốc gia phải luôn duy trì ở mức 50 Hz với sự dao
động ±0,2 Hz . Trong trường hợp hệ thống chưa ổn định cho phép làm việc với
độ lệch tần số ±0,5 Hz.
Điều 20.Điều chỉnh tần số được chia thành các cấp như sau:
1. Điều chỉnh tần số cấp 1 là điều chỉnh của bộ điều chỉnh công suất của
các tổ máy phát điện đã được quy định trước nhằm duy trì tần số HTĐ
ở mức 50 Hz với sự dao động cho phép ±0,2 Hz.
2. Điều chỉnh tần số cấp 2 là điều chỉnh của bộ điều chỉnh công suất của
các tổ máy phát điện đã được quy định trước nhằm đưa tần số HTĐ về
giơi hạn mức 50 Hz ±0,5 Hz.
3. Điều chỉnh tần số cấp 3 là điều chỉnh bằng sự can thiệp của KSHTĐ để
đưa tần số HTĐ vận hành ổn định theo quy định hiện hành
Điều 21. Trách nhiệm điều chỉnh tần số


A22.1 ở chế độ bình thường được quy định là nhà máy làm nhiệm vụ điều tần cấp2.
Khi tần số của HTĐ thay đổi trong phạm vi 49.5 đến 50.5 Hz, TĐĐC phát công suất
hữu công theo biểu đồ đã quy định.
Khi tần số của HTĐ lớn hơn 50.5 Hz, TĐ Thất Khê I có trách nhiệm tham gia điều
chỉnh tần số bằng cách giảm công suất các tổ máy phát (tự động hoặc bằng tay) để
đưa tần số hệ thống về ngưỡng 50.5 Hz, sau đó trưởng ca NMĐ TĐ Thất Khê I phải
báo cáo ngay cho ĐĐV ĐLLS biết để xử lý.

Khi tần số của HTĐ giảm nhỏ hơn 49.5 Hz, TĐĐC có trách nhiệm tham gia điều
chỉnh tần số bằng cách tăng công suất (tự động hoặc bằng tay) các tổ máy phát (nếu
còn dự phòng) để đưa tần số hệ thống về ngưỡng 49.5 Hz, sau đó trưởng ca TĐ Thất
Khê I phải báo cáo ngay cho ĐĐV ĐLLS biết để xử lý.
Mục 2. Quy định về điều khiển điện áp
Điều 22. Quy định về độ lệch điện áp:
Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ±5% so với
điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện
hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố,
độ lệch điện áp cho phép từ +5% đến -10%.
Điều 23. Quy định về điều chỉnh điện áp:
1. ĐĐM căn cứ vào mức điện áp tại các điểm nút do ĐĐQG quy định để tính
toán và điều chỉnh điện áp hệ thống điện thuộc quyền điều khiển cho phù hợp
với giới hạn quy định.
2. Điều độ lưới điện phân phối căn cứ vào mức điện áp tại các điểm nút do cấp
điều độ HTĐ Miền quy định để tính toán, quy định biểu đồ điện áp và điều
chỉnh điện áp của lưới phân phối phù hợp với giới hạn quy định.
Điều 24. Phối hợp điều chỉnh điện áp:
ĐĐV ĐLLS có nhiệm vụ duy trì điện áp HTĐ ở giới hạn quy định nhằm đảm bảo
vận hành ổn định HTĐ và NMĐ Bắc Khê I. Điện áp tại thanh cái TĐ Bắc Khê I cần
được điều chỉnh để tránh gây nguy hiểm do kém điện áp hay quá điện áp cho các
thiết bị của TĐ Bắc Khê I và cua HTĐ.
Trưởng ca TĐ Bắc Khê I có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi và điều chỉnh điện áp
ở đầu cực máy phát và điện áp thanh cái phía 35kV và nghiêm chỉnh chấp hành lệnh
điều chỉnh điện áp của ĐĐV ĐLS, (thay đổi công suất phản kháng của các tổ máy).
Trong trường hợp điện áp tại TĐ Bắc Khê I dao động quá giới hạn quy định, trưởng
ca TĐ Bắc Khê I nhanh chóng tách các tổ máy ra khỏi lưới.


CHƯƠNG 5: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ LẬP PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG

Mục 1: Đăng ký công suất
Điều 25. Đăng ký công suất năm:
Trước ngày 20 tháng 10 hàng năm, Công ty CP xây dựng thủy điện Bắc Khê I I
phải đăng ký với ĐLLS công suất TĐ Bắc Khê I theo từng tháng cho năm sau
và định hướng 4 năm tiếp theo, bao gồm độ sẵn sàng (thời gian và ngày), khả
dụng của từng tổ máy (MW) và tổng sản lượng khả dụng của nhà máy (MWh).
Đăng ký này cần có cả kế hoạch ngừng máy của từng tổ máy. (Sử dụng mẫu năm
của Phụ lục 5).
Điều 26. Đăng ký công suất tháng:
Trước ngày 17 hàng tháng, Công ty CP xây dưng thủy điện Bắc Khê I phải đăng
ký với ĐLLS công suất của TĐ Bắc Khê I bao gồm độ sẵn sàng (thời gian và
ngày), khả dụng từng tổ máy (MW) và tổng sản lượng khả dụng của nhà máy
(MWh) cho tháng sau. Đăng ký này cần có cả kế hoạch ngừng máy của từng tổ
máy (Sử dụng mẫu tháng của Phụ lục 5).
Điều 27. Đăng ký công suất tuần:
Trước 10 giờ thứ ba hàng tuần, TĐ Bắc Khê I phải đăng ký với ĐĐ ĐLLS công
suất của TĐ Bắc Khê I bao gồm độ sẵn sàng (thời gian và ngày), khả dụng từng
tổ máy (MW) và tổng sản lượng khả dụng của nhà máy (MWh) cho tuần sau.
Đăng ký này cần có cả kế hoạch ngừng máy của từng tổ máy (Sử dụng mẫu tuần
của Phụ lục 5).
Điều 28. Thay đổi công suất đăng ký:
Khi cần thay đổi công suất đăng ký, Công ty CP xây dựng thủy điện Bắc Khê I
cần thông báo lại cho ĐLLS càng sớm càng tốt. Nếu trường hợp thay đổi công
suất đăng ký vi phạm các thời hạn quy định ở trên, ĐLLạng Sơn sẽ thông báo lại
các phương thức dự kiến theo nỗ lực hợp lý.
Mục 2. Dự kiến phương thức huy động
Điều 29. Dự kiến công suất huy động năm:
Trước ngày 20 tháng 11 hàng năm, ĐL Lạng Sơn sẽ thông báo cho Công ty CP
xây dựng thủy điện Bắc Khê I kế hoạch huy động năm sau của TĐ Bắc Khê I I
đã được đăng ký với A1, PC1, trong đó nêu rõ dự kiến công suất phát và sản

lượng điện huy động từng tháng trong năm (Sử dụng mẫu năm tại Phụ lục 5).
Điều 30. Dự kiến công suất huy động tháng:
Trước ngày 25 hàng tháng, ĐL Lạng Sơn sẽ thông báo cho TĐ Bắc Khê I kế
hoạch huy động tháng sau của TĐ Bắc Khê I đã được đăng ký với A1, PC1,
trong đó nêu rõ dự kiến công suất phát và sản lượng điện huy động từng ngày
trong tháng (Sử dụng mẫu tháng tại Phụ lục 5).


Điều 31. Dự kiến cong suất huy động tuần:
Trước 15 giờ thứ năm hàng tuần ĐL Lạng Sơn sẽ thông báo cho TĐ Bắc Khê I
kế hoạch huy động tuần sau của TĐ Bắc Khê I đã được đăng ký với A1, PC1,
trong đó nêu rõ dự kiến công suất phát và sản lượng điện huy động từng ngày
của tuần sau (Sử dụng mẫu tuần tại Phụ lục 5).
Điều 32. Dự kiến công suất huy động ngày:
Trước 16 giờ hàng ngày, ĐL Lạng Sơn sẽ thông báo cho TĐ Bắc Khê I phương
thức vận hành ngày hôm sau đã được phê duyệt, trong đó nêu rõ dự kiến công
suất phát từng giờ, sản lượng điện ngày và các yêu cầu về khởi động tổ máy (Sử
dụng mẫu ngày tại Phụ lục 5).
Điều 32. Dự kiến công suất huy dộng ngày:
Trước 6 giờ hàng ngày, ĐL Lạng Sơn sẽ thông báo cho TĐ Bắc Khê I phương
thức vận hành ngày hôm sau đã được phê duyệt, trong đó nêu rõ dự kiến công
suất phát từng giờ, sản lượng điện ngày và các yêu cầu về khởi động tổ máy (Sử
dụng mẫu ngày tại Phụ lục 5).
Mục 3. Đăng ký sửa chữa
Điều 33. Đăng ký sửa chữa theo kế hoạch:
Mặc dù đã có các đăng ký công suất, khi có kế hoạch cụ thể về tách thiết bị ra
sửa chữa, TĐ Bắc Khê I phải đăng ký mẫu của Phụ lục 5 với ĐL Lạng Sơn (theo
quyền điều khiển thiết bị). Đăng ký này phải đăng ký trước 5 ngày.
Đối với mỗi công tác sửa chữa, TĐ Bắc Khê I cần đưa ra tối thiểu những lượng
thông tin sau:

- Tên thiết bị cần cắt điện;
- Lý do công tác;
- Thời gian bắt đầu và dự kiến thời gian kết thúc;
- Những yêu cầu thao tác và các biện pháp an toàn cần thiết;
- Những yêu cầu thí nghiệm và nghiệm thu (nếu có);
- Những rủi ro có thể ảnh hưởng tới hệ thống.
ĐL Lạng Sơn có trách nhiệm cố gắng trả lời bằng văn bản càng sớm càng tốt và
trong vòng 2 ngày làm việc sau khi nhận được đăng ký.
Điều 34. Đăng ký sửa chữa ngoài kế hoạch:
Khi có phát sinh sửa chữa ngoài kế hoạch, TĐ Bắc Khê I cần tham khảo ý kiến
của ĐL Lang Sơn và đăng ký kế hoạch sửa chữa các thiết bị (theo quyền điều
khiển) với ĐL Lạng Sơn càng sớm càng tốt và không muộn hơn 11h30 hàng
ngày đối với các công tác sửa chữa của ngày hôm sau (sử dụng theo mẫu tại Phụ
lục 5). TĐ Bắc Khê I cố gắng bố trí thời gian sửa chữa vào thời điểm phụ tải
thấp, từ 23 giờ đến 5 giờ (hôm sau).


Đối với các sửa chữa đột xuất không đăng ký kịp theo thời gian như trên, trưởng
ca TĐ Bắc Khê I cần tham khảo ý kiến ĐĐV ĐL Lang Sơn để bố trí công tác
vào thời gian hợp lý.
Mục 4. Yêu cầu thử nghiệm, kiểm tra
Điều 35. Khi cần tiến hành các thử nghiệm, Công ty CP xây dựng thủy điện Bắc
Khê I lập đăng ký với ĐL Lạng Sơn (theo quyền điều khiển thiết bị). ĐL Lạng
Sơn có trách nhiệm phối hợp cùng các đơn vị liên quan tạo phương thức thử
nghiệm (như phóng điện, sa thải tải hoặc thử nghiệm các nội dung khác..).
Những yêu cầu thử nghiệm này sẽ được ĐL Lạng Sơn bố trí vào những thời gian
hợp lý.
Trong quá trình vận hành, ĐL Lạng Sơn có thể yêu cầu kiểm tra tính chính xác
các thông số vận hành, nhằm chứng minh rằng các tổ máy phát có khả năng đáp
ứng được các biểu đồ huy động công suất và các thông số điều độ (như công suất

công bố, khả năng phát công suất phản kháng, tốc độ tăng, giảm tải, thời gian
khởi động, ngừng máy…). Các kiểm tra này thực hiện theo lệnh điều độ của
ĐĐV ĐL Lạng Sơn theo quyền điều khiển thiết bị). Các thí nghiệm khác sẽ được
thực hiện theo sự phối hợp giữa TĐ Bắc Khê I và ĐL Lạng Sơn
CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ HTĐ QUỐC GIA
Mục 1. Lệnh chỉ huy điều độ
Điều 36. Điều độ ĐL Lạng Sơn là nơi phát đi các lệnh chỉ huy điều độ trực tiếp
tới trưởng ca TĐ Bắc Khê I theo quyền điều khiển.
Điều 37. Lệnh chỉ huy điều độ được thực hiện bằng lời nói, lệnh chỉ huy điều độ
phải ngắn gọn, rõ ràng và chính xác, bao gồm:
1. Thông báo phương thức vận hành ngày liên quan đến TĐ Bắc Khê I (lệnh
khởi động, ngừng tổ máy, huy động công suất tác dụng, phản kháng, tác động
điều chỉnh điện áp);
2. Cho phép ngừng dự phòng, ngừng sửa chữa, tiến hành kiểm tra, thử nghiệm
và cho phép đưa vào vận hành (bao gồm cả thiết bị sau kỳ sửa chữa, thiết bị
mới) các thiết bị thuộc quyền điều khiển;
3. Điều chỉnh biểu đồ phát của nhà máy để đáp ứng tình hình thực tế;
4. Thay đổi trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động, nấc phân áp của các máy
biến áp thuộc quyền điều khiển;
5. Chỉ huy thao tác thay đổi sơ đồ nối dây, chỉ huy xử lý sự cố và các hiện tượng
bất thường ở các thiết bị thuộc quyền điều khiển;
6. Chuẩn y các kiến nghị về vận hành thiết bị của nhân viên vận hành cấp dưới.
Điều 38. Lãnh đạo của TĐ Bắc Khê I không có quyền thay đổi lệnh chỉ huy điều
độ của ĐĐV ĐL Lang Sơn theo quyền điều khiển). Khi không đồng ý với lệnh


chỉ huy điều độ của ĐĐV ĐL Lạng Sơn, có thể kiến nghị với chính người ra lệnh
hoặc qua trưởng phòng Điều độ ĐL Lạng Sơn. Trong lúc chờ trả lời, nếu ĐĐV
ĐL Lạng Sơn vẫn yêu cầu thực hiện không chậm trễ lệnh chỉ huy điều độ thì
lãnh đạo A22.1 không được ngăn cản nhân viên vận hành của mình thực hiện

lệnh đó trừ trường hợp đe dọa đến an toàn của người và/hoặc thiết bị.
Trưởng ca A22.1 chỉ thực hiện những lệnh của lãnh đạo A22.1 có liên quan đến
công tác điều độ HTĐ Quốc gia khi có sự đồng ý của ĐĐV B22.
Mục 2. Quy định về chế độ giao nhận ca
Điều 39. Sau khi nhận ca, trưởng ca A22.1 phải báo cáo cho ĐĐ B22 theo phân
cấp quyền điều khiển:
1. Tên của trưởng ca;
2. Tình trạng máy phát và các thiết bị chính;
3. Dự kiến khả năng phát công suất cao nhất, những khó khăn thuận lợi trong
việc chấp hành biểu đồ công suất;
4. Kết dây của nhà máy;
5. Tình hình thủy văn (mức nước thượng lưu, hạ lưu, lưu lượng nước về hồ, lưu
lượng nước dùng để phát điện, lưu lượng xả…);
6. Tình hình thông tin liên lạc giữa A22.1 với Điều độ B22;
7. Những kiến nghị về vận hành thiết bị của nhà máy.
Điều 40. Sau khi nhận được báo cáo nhận ca của trưởng ca A22.1, ĐĐV B22 sẽ
thông báo:
1. Tên của các ĐĐV B22 trong ca;
2. Tình hình vận hành của hệ thống có liên quan đến nhà máy;
3. Những yêu cầu trong ca của hệ thống đối với nhà máy;
4. Trả lời các kiến nghị của trưởng ca A22.1.
Mục 3. Quy định về chế độ báo cáo số liệu
Điều 41. Hàng ngày, trưởng ca A22.1 phải báo cáo cho ĐĐV B22 các thông số
sau:
1. Tổng công suất phát tác dụng tại đầu cực máy phát của các tổ máy theo từng
giờ;
2. Tổng công suất phản kháng theo từng giờ tại đầu cực máy phát của các tổ
máy phát theo từng giờ;
3. Điện áp tại thanh cái 35kV theo từng giờ;
4. Tổng công suất phát tại điểm giao nhận theo từng giờ;

5. Tổng sản lượng phát trong ngày (tại đầu cực máy phát và ở điểm giao nhận);
6. Tình hình thủy văn (mức nước thượng lưu, hạ lưu, lưu lượng nước về hồ, lưu
lượng nước dùng để phát điện, lưu lượng xả);
7. Các sự kiện thay đổi lien quan đến công tác vận hành của tổ máy (các bất
thường, sửa chữa, sự cố).


Trong chế độ làm việc bình thường, việc hòa lưới hoặc ngừng tổ máy chỉ được
tiến hành khi có lệnh của ĐĐV B22, sau khi thực hiện xong lệnh này phải nhanh
chóng báo cáo lại cho ĐĐV B22 biết.
Các thông số trên được báo cáo cho ĐĐ B22 mang tính chất thông số vận hành
điều độ, không mang tính chất thương mại.
Điều 42. Các thông số trên được báo cáo cho ĐĐ B22 vào các thời điểm quy
định như sau:
1. Ca 1: Trong khoảng từ 5h00 đến 6h00: báo cáo tất cả các thông số ngày hôm
trước như quy định tại Điều 41 bằng Fax (áp dụng mẫu ở Phụ lục 5);
2. Ca 2: Trong khoảng từ 15h00 đến 16h00: báo cáo các thông số từ 5h00 đến
15h00 theo các khoản 1, 2, 3 Điều 41;
3. Ca 3: Trong khoảng từ 19h00 đến 21h00: báo cáo các thông số từ 15h00 đến
20h00 theo các khoản 1, 2, 3 Điều 41.
Ngoài ra, khi ĐĐV B22 yêu cầu, A22.1 có trách nhiệm cung cấp các thông số
vận hành lien quan đến vận hành hệ thống điện.
Điều 43. Báo cáo sự cố
Khi có sự cố xảy ra ở HTĐ hoặc ở A22.1 mà có ảnh hưởng đến vận hành A22.1
hoặc HTĐ, trưởng ca A22.1 phải báo cáo bằng văn bản báo cáo sự cố bao gồm
các nội dung sau:
1. Thời gian, ngày chính xác và nơi xảy ra sự cố;
2. Tường trình diễn biến sự cố và nguyên nhân đã xác định được hoặc chưa xác
định được;
3. Phần tử trực tiếp liên quan đến sự cố (bao gồm thiết bị bảo vệ, máy cắt…);

4. Dự kiến thời gian đưa các phần tử vào trở lại vận hành (nếu chưa đưa vào vận
hành);
5. Các biện pháp phòng ngừa và những kiến nghị đối với B22.
Báo cáo đầy đủ bằng văn bản (áp dụng mẫu ở Phụ lục 5) sẽ được gửi cho ĐĐ
B22 càng sớm càng tốt trong vòng 2 giờ.
Điều 44. Chế độ lưu giữ và cung cấp số liệu:
A22.1 phải thường xuyên ghi chép các thông số vận hành theo yêu cầu quản lý
thiết bị của nhà máy. Lưu giữ trong hồ sơ ít nhất là 5 năm. Sẵn sàng cung cấp
cho ĐĐ B22 khi có yêu cầu phục vụ việc nghiên cứu hệ thống hoặc phân tích sự
cố.
Trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc năm, A22.1 sẽ gửi báo cáo vận hành và sửa
chữa trong năm qua cho ĐĐ B22 và trong đó có nêu dự kiến kế hoạch vận hành
và sửa chữa của năm tiếp theo.


CHƯƠNG 7: XỬ LÝ SỰ CỐ
Mục 1. Nguyên tắc chung
Điều 45. Nguyên tắc chung xử lý sự cố:
1. Phải áp dụng mọi biện pháp nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn chặn sự cố
phát triển làm tổn hại đến người và thiết bị;
2. Khôi phục lại HTĐ điện và đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho khách hàng
với thời gian ngắn nhất có thể, có xét đến khả năng phát của các NMĐ và giới
hạn vận hành của các đường dây truyền tải;
3. Đảm bảo sự làm việc ổn định của HTĐ;
4. Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị ảnh hưởng bởi sự cố.
Điều 46. Khi A22.1 có kế hoạch tách thiết bị ra sửa chữa, nhưng công việc chưa
tiến hành hoặc săớ tiến hành mà trên hệ thống có sự cố thì A22.1 sẽ thảo luận với
ĐĐ B22 để bố trí công tác sửa chữa vào thời gian hợp lý khác (nếu thấy cần
thiết).
Trong trường hợp khi nhà máy đang ngừng sửa chữa mà có sự cố xảy ra thì

A22.1 sẽ nỗ lực nhanh chóng kết thúc công việc sửa chữa để đưa trở lại vận hành
càng sớm càng tốt.
Điều 47. Xử lý sự cố:
Khi có sự cố làm mất điện toàn nhà máy hoặc một khối tổ máy A22.1, trưởng ca
nhà máy nhanh chóng xử lý, nắm tình hình báo cáo ngắn gọn bằng miệng với
ĐĐV B22 theo phân cấp quyền điều khiển các nội dung chủ yếu sau:
(a) Máy cắt nào nhảy
(b) Tín hiệu rơ le bảo vệ và trang bị tự động, liên động nào đã tác động;
(c) Tình trạng điện áp ngoài đường dây;
(d) Tình trạng các thiết bị chính (máy phát, máy biến áp…);
(e) Công suất của các tổ máy phát trước khi sự cố;
(f) Tình hình cấp điện tự dùng;
(g) Tình hình thời tiết khu vực.
Mục 2. Phối hợp xử lý sự cố giữa B22 và A22.1
Điều 48. Xử lý khi các thông số vận hành vượt quá giới hạn:
Khi các thông số vận hành gần đến mức giới hạn quy định; trưởng ca A22.1 phải
báo cáo ngay cho ĐĐV B22 theo phân cấp quyền điều khiển và cùng phối hợp
xử lý.
Trường hợp các thông số vận hành vượt quá mức giới hạn quy định có thể gây
hư hỏng thiết bị, trưởng ca A22.1 nhanh chóng tách các tổ máy ra khỏi lưới và
báo cáo ngay cho ĐĐV B22 theo phân cấp quyền điều khiển và cùng phối hợp
xử lý.
Điều 49. Xử lý sự cố khi có sự cố trên HTĐ:


1. Phân cấp chỉ huy xử lý sự cố:
ĐĐV B22 là người chỉ huy xử lý sự cố lưới điện phân phối thuộc quyền điều
khiển. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp phải chấp hành nghiêm chỉnh và
không chậm trễ các mệnh lệnh của ĐĐV B22.
Trong trường hợp A22.1 tách khỏi HTĐ hoặc tách lưới phát độc lập, ĐĐV B22

và trưởng ca A22.1 phải phối hợp chặt chẽ để nhanh chóng đưa A22.1 liên kết lại
với HTĐ.
2. Đối với NMĐ:
Khi sự cố trên HTĐ, nhân viên vận hành A22.1 phải thường xuyên theo dõi
những biến động của sự cố qua thông số của nhà máy mình, báo cáo cho nhân
viên vận hành cấp trên trực tiếp biết những hiện tượng đặc biệt, bất thường. Sau
khi xử lý xong, nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp sẽ thông báo tóm tắt tình
hình cho nhân viên vận hành A22.1 biết (nếu có liên quan).
Điều 50. Xử lý sự cố tổ máy phát điện:
Trong trường hợp sự cố tổ máy phát mà phải tách khỏi HTĐ, trưởng ca A22.1
phải báo cáo ngay cho ĐĐV B22 biết và nhanh chóng khắc phục sự cố theo quy
trình xử lý sự cố thiết bị của A22.1, đảm bảo tổ máy sẵn sàng hòa điện lại. Tổ
máy chỉ được hoà điện lại để liên kết với HTĐ khi có lệnh của ĐĐV B22. Sau sự
cố, trưởng ca A22.1 phải làm báo cáo theo quy định tại Điều 43.
Điều 51. Xử lý sự cố đặc biệt trong trường hợp không thể trì hoãn được:
Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy, nổ hoặc nguy cơ đe
dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị) ở A22.1 cho phép trưởng ca
A22.1 tiến hành thao tác theo quy trình mà không phải xin phép nhân viên vận
hành cấp trên và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi
xử lý xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều
khiển thiết bị này.
CHƯƠNG 8: TỔ CHỨC THÔNG TIN LIÊN LẠC VẬN HÀNH
Điều 52. Các phương tiện được sử dụng để chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia bao
gồm:
1. Lệnh chỉ huy điều độ được truyền đi dưới các dạng chính như sau:
(a) Lời nói;
(b) Văn bản.
2. Phương tiện sử dụng để chỉ huy điều độ HTĐ:
(a) Các hệ thống điều khiển, tự động điều khiển;
(b) Điện thoại và các phương thức truyền lời nói khác;

(c) Fax và các phương thức truyền tin qua mạng máy tính;
(d) Các thiết bị tự ghi thông số chế độ HTĐ, ghi âm giọng nói.


PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ NHẤT THỨ THỦY ĐIỆN
PHỤ LỤC 2: CÁC SỐ LIỆU KỸ THUẬT LIÊN QUAN
Mô tả chung các thông số kỹ thuật của A22.1
Nội dung

Số liệu

Đơn vị

- Hồ chứa
Cột nước
Dung tích hữu ích hồ điều tiết

m


- Tuabin
Loại kaplan
- Máy phát
Loại:
Do Trung Quốc sản xuất
Tổng công suất nhà máy
Công suất định mức H1
Công suất định mức H2
Dải công suất khả dụng
Điện áp đầu cực máy phát

Cos
Tần số
Tốc độ quay định mức
- Máy biến áp
Loại máy biến áp 3 pha, ngâm dầu ngoài trời
Công suất MBA T1
Điện áp
Tổ đấu dây
Điện áp ngắn mạch Uk

2,4
1,2
1,2
6,3
0,8
50
300

MW
MW
MW
MW
kV
Hz
v/ph

3000

KVA


6,3/35

kV
%

PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ CÁC QUY TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN VẬN HÀNH
1. Nghị định của Chính phủ về hoạt động Điện lực và sử dụng điện (ban
hành ngày 17/08/2005 của Chính phủ);
2. Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia ban hành ngày 26/11/2001
của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương);
3. Quy trình thao tác hệ thống điện Quốc gia do Bộ Công nghiệp (nay là
Bộ Công thương) ban hành theo QĐ số 13/2007/QĐ-BCN ngày
28/03/2007;


4. Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia do Bộ Công nghiệp (nay
là Bộ Công thương) ban hành theo QĐ số 16/2007/QĐ-BCN ngày
13/03/2007;
5. Quy phạm an toàn vận hành NMĐ và lưới điện (do Bộ Năng lượng ban
hành ngày 17/04/1990)
6. Quy trình kỹ thuật an toàn điện (do EVN ban hành 2002 – in lần thứ 2
có bổ sung, sửa đổi);

PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC CÁN BỘ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG
TÁC VẬN HÀNH
1. Điện lực Lạng Sơn:
Địa chỉ:
Chức vụ
Giám đốc
Phó giám đốc KT

Phó phòng Đ.Độ
Điều độ viên

Họ và tên

Số điện thoại
Cơ quan

Di động


2. Công ty CP xây dựng thủy điện Lang Sơn
Địa chỉ:
Chức vụ

Họ và tên

Số điện thoại
Cơ quan

Di động

Giám đốc Cty
Phụ trách TĐĐC
Trưởng ca

PHỤ LỤC 5: CÁC BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC VẬN HÀNH
CÁC BIỂU MẪU VỀ ĐĂNG KÝ VÀ DỰ BÁO PHƯƠNG THỨC
1)
2)

3)
4)
5)
6)
7)
8)

Đăng ký công suất năm
Đăng ký công suất tháng
Đăng ký công suất tuần
Đăng ký sửa chữa/thí nghiệm
Dự kiến công suất huy động năm
Dự kiên công suất huy động tháng
Dự kiến công suất huy động tuần
Dự kiến công suất huy động ngày
CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO

9) Báo cáo vận hành ngày
10)Báo cáo sự cố


……………………
...…………….
Số: /ĐK-….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
….., ngày … tháng … năm …..


ĐĂNG KÝ CÔNG SUẤT PHÁT NMĐ TĐ BẮC KHÊ NĂM ….
Tháng

Pmax
(MW)

Pmin
(MW)

Ptb
(MW)

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tổng (MWh)
Lưu ý:

GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:


Sản lượng
(MWh)



×