Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

đề thi và đáp án môn kinh tế phát triển dành cho đối tượng học viên cao học kinh tế nông nghiệp và quản lý kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.13 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------&-------Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2015

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN KINH TẾ PHÁTTRIỂN
(Dùng cho lớp Cao học Kinh tế NN và QLKT)
Thời gian làm bài 120 phút
-------------------

Đề 01: Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa yếu tố vốn với phát
triển và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới của Nhà nước ta.
ĐÁP ÁN
( Chấm thang điểm 10 )
1. Nêu đúng, đủ khái niệm tăng trưởng kinh tế, phát triển (chấm
điểm01)
2. Nêu và phân tích đúng, đủ mối quan hệ giữa các yếu tố với tăng
trưởng và phát triển ( chấm 02 điểm )
3. Nêu đúng, phân tích đủ mối quan hệ giữa yếu tố vốn với phát triển
( chấm 03 điểm )
4. Phân tích đúng, đủ sự vân dụng của Nhà nước ta nhằm phát huy
yếu tố vốn trong phát triển đất nước ( chấm03 điểm)
5. Trình bày sạch đẹp, không sai ngữ pháp, chính tả (chấm 01điểm ).
Bài làm


Để nắm bắt được mối quan hệ giữa yếu tố vốn với tăng trưởng và


phát triển kinh tế, cũng như sự vận dụng trong công cuộc đổi mới của Nhà
nước ta, cần hiểu một số khái niệm cơ bản:
1. Tăng trưởng kinh tế: Là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế
trong một khoảng thời gian nhất định (thường được tính là một
năm). Tăng trưởng kinh tế được xét theo hai khía cạnh:
Về quy mô: phản ảnh sự gia tăng nhiều hay ít sản lượng quốc dân
Về tốc độ; phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ
khác nhau.
2. Phát triển kinh tế: Là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh
tế, là quá trình biến đổi nhiều mặt về kinh tế, xã hội và cấu trúc theo hướng
tiến bộ. Như vậy, phát triển kinh tế bao gồm ba nội dung chính:
Một là, tăng trưởng kinh tế. Đây là điều kiện cần để nâng cao mức
sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát
triển.
Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự thay
đổi về chất của nền kinh tế trong một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn
phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với
nhau.
Ba là, tiến bộ xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế
trong các quốc gia là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên
của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch,
trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân.


3. Mối quan hệ giữa các yếu tố với tăng trưởng và phát triển
kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế do nhiều nhân tố quy định. Các
nhân tố tác động lẫn nhau và lồng vào nhau. Do yêu cầu phát triển, giới hạn
tự nhiên và đặc điểm của chúng mà vị trí, tác động của từng nhân tố đến
tăng trưởng và phát triển sẽ khác nhau giữa các nước và các thời kỳ. Theo

cách phân loại thông thường có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng:
a. Nhân tố kinh tế
Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến đầu vào và
đầu ra của nền kinh tế.
* Các nhân tố tác động trực tiếp tới tổng cung
Bao gồm 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu là vốn (K), Lao động (L), tài
nguyên đất đai (R) và công nghệ kỹ thuật (T).
Vốn (K): là yếu tố vật chất quan trọng có tác động trực tiếp tới tăng
trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Vốn là toàn bộ tư liệu vật chất được
tích lũy lại trong nền kinh tế bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà
xưởng và các trang thiết bị đang được sử dụng như những yếu tố đầu vào
trong sản xuất.
Lao động (L) là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Trong mô hình
tăng trưởng kinh tế hiện đại nhân tố này được nhấn mạnh ở khía cạnh phi
vật chất hay còn gọi là vốn nhân lực đó là các lao động có kỹ năng sản
xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao
động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế.
Tài nguyên đất đai (R): Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu trong việc thực hiện bố trí các cơ
sở kinh tế thuộc các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tài nguyên thiên nhiên
bao gồm nguồn tài nguyên từ trong lòng đất, không khí, từ rừng và biển,
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ góp phần tạo điều kiện tăng sản
lượng đầu ra một cách nhanh chóng nhất là đối với các nước đang phát
triển.


Công nghệ kỹ thuật (T) được quan niệm là nhân tố tác động ngày
càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện đại.
* Các nhân tố tác động đến tổng cầu
Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): Gồm các khoản chi tiêu cố định, chi

thường xuyên và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh. Chi cho
tiêu dùng cá nhân phụ thuộc vào tổng thu nhập khả dụng (DI) và xu hướng
tiêu dùng biên (MPC) được xác định tuỳ theo từng giai đoạn phát triển nhất
định của nền kinh tế.
Chi tiêu của Chính phủ (G): Gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và
dịch vụ của Chính phủ. Nguồn chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào khả
năng thu ngân sách bao gồm chủ yếu là các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí.
Chi cho đầu tư (I): Đây thực chất là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu
đầu tư của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vốn cố
định và đầu tư vốn lưu động. Nguồn chi cho đầu tư được lấy từ khả năng
tiết kiệm của các khu vực của nền kinh tế, trong đó đầu tư khôi phục tức là
đầu tư bù đắp giá trị hao mòn được lấy từ các khoản tiết kiệm của khu vực
Nhà nước, các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Dưới sự tác động của thị trường các yếu tố của tổng cầu thường xuyên biến
đổi, nếu tổng cầu bị giảm sút sẽ gây lãng phí rất lớn các yếu tố nguồn lực
của quốc gia đã có nhưng không được huy động và làm hạn chế mức tăng
trưởng thu nhập còn ngược lại nếu mức tổng cầu quá cao sẽ làm cho mức
thu nhập của nền kinh tế tăng nhưng giá cả các yếu tố nguồn lực trở nên đắt
đỏ sẽ đẩy mức giá chung của nền kinh tế lên.
b. Nhân tố phi kinh tế
- Truyền thống, tập quán: Được thể hiện qua kiểu cách sản xuất và tiêu
dùng các hàng hóa dịch vụ, các hình thức sinh hoạt xã hội của các cộng
đồng, các khu vực và vùng lãnh thổ. Quốc tế hóa và toàn cầu hóa làm cho
thị trường các nhân tố được mở rộng.
- Các thể chế có tính tự nguyện của các cộng đồng: Nhân tố này cũng là kết
quả của quá trình lịch sử - tự nhiên và xã hội. Với các thể chế này, một hệ


thống ràng buộc, hệ thống hành lang và luật chơi được vận hành. Nó tác
động tích cực và cả tiêu cực đến sự phát triển. Sự tác động của hệ thống

này thường vận động ngược chiều với đà phát triển kinh tế, xã hội và sự
hoàn thiện của thể chế quản lý của Chinh phủ. Một khi đất nước đã đi vào
phát triển hiện đại các thể chế này có thể lụi tàn, thay vào đó là hệ thống thể
chế quản lý của Chính phủ.
- Cơ cấu tôn giáo: Mỗi hình thái ý thức xã hội (tôn giáo) có hệ thống các
giá trị mà mỗi tín đồ và toàn thể giáo hội hằng theo đuổi. Ứng với hệ thống
giá trị đó là hệ thống các giáo luật, các quy ước đặt ra cho các tín đồ. Một
khi các hệ thống trên vận hành nó sẽ tác động, ghi dấu lên quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Do vậy, chiến lược và chính sách phát triển,
đặc biệt những quốc gia đa tôn giáo cần phải đặc biệt coi trọng cân bằng lợi
ích của các tôn giáo.
- Diễn biến cùa thời tiết, khí hậu: Thời tiết, khí hậu biến đổi theo những
quy luật của nó.Tuy vậy con người chỉ có thể tiếp cận sự vận động của nó
theo quy luật số lớn mà không thể biết hết mọi diễn biến của nó trong ngắn
hạn. Để tối đa hóa những thuận lợi, tối thiểu hóa những bất lợi, ngày nay
các nước đều có chiến lược phát triển bền vững, chính sách thân thiện với
thiên nhiên, chung sống với thiên nhiên.
- Cơ cấu dân tộc: Trong mỗi quốc gia, có các cộng đồng người, các dân tộc
khác nhau cùng sống, họ có thể khác nhau về chủng tộc (sắc tộc, bộ tộc),
khác nhau về khu vực sinh sống (miền núi, đồng bằng, trung du) và với quy
mô khác nhau so với tổng dân số quốc gia (thiểu số, đa số). Do đó có
những điều kiện sống khác nhau về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống
vật chất, về vị trí địa lý và địa vị chính trị - xã hội trong cộng đồng.
4. Mối quan hệ giữa vốn với tăng trưởng và phát tiển kinh tế
Vốn đầu tư: hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư
để phục hồi năng lực sản xuất cũ tạo nên năng lực sản xuất mới, nói một
cách khác nó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại tái sản xuất. Hoạt
động đầu tư là hết sức cần thiết.



Vốn sản xuất: là giá trị những tài sản được sử dụng làm phương tiện
trực tiếp cho quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cố định và vốn lưu
động.
Ngày nay vốn sản xuất và vốn đầu tư được coi là yếu tố quan trọng
trong quá trình sản xuất. Do đó những thay đổi về đầu tư tác động lớn đến
sản lượng và việc làm dẫn đến thay đổi về tổng cầu, cụ thể:
AS

P
P1
P0

E1
E0
AD1

0

AD0
Y1

Y

Từ hình trên ta thấy, đường tổng cầu dich chuyển từ AD0 đến AD1 làm cho
mức sản lượng tăng lên từ Y0 đến Y1 và mức giá biến động từ P0 đến P1
Mặt khác, đầu tư dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy,
thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng
sản xuất của nền kinh tế. Sự thay đổi này tác động đến cung làm đường
tổng cung dich chuyển từ AS0 đến AS1 làm cho mức sản lượng tăng lên từ
Y0 đến Y1 và mức giá biến động từ Y0 đến Y1 và mức giảm giá từ P0 đến P1

như hình sau đây:


AS0

P
P0

AS1

E0

P1

E1
AD

0
Y1

Y1

Y

Như vậy, vốn là yếu tố quan trọng và là cơ sở tăng năng suất sản xuất của
các doanh nghiệp và của nền kinh tế, là điều kiện để nâng cao trình độ khoa
học công nghệ, góp phần vào đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình
sản xuất, giải quyết công ăn việc làm và nó góp phần quan trọng vào quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế là điều kiện
cần để phát triển kinh tế. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì cần

phải có tăng trưởng kinh tế thì mới có điều kiện cải thiện mọi mặt của đời
sống, có phát triển kinh tế thì có tăng trưởng kinh tế nhưng có tăng trưởng
kinh tế thì chưa chắc có phát triển kinh tế. Vì vậy, chúng ta cần lựa chọn
con đường đi cho nền kinh tế sao cho vừa đạt được tăng thu nhập bình quân
đầu người đồng thời thúc đẩy cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng tiến bộ.
5. Sự vân dụng của Nhà nước ta nhằm phát huy yếu tố vốn trong
phát triển đất nước
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trong những năm gần
Nhà nước ta đã có những chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước.


Đối với nguồn nước ngoài: FDI, ODA (tính đến năm 2012, VN có
quan hệ với 25 nhà tài trợ ODA song phương,…
Đối với trong nước: huy động từ vốn tiết kiệm của dân, khai thác
nguồn nhàn dỗi, phát triển các tổ chức trung gian tài chính, kiểm soát lạm
phát và tăng cường đầy tư xã hội.
Nhà nước ta đang dần cải thiện môi trường đầu tư tổng thể: cơ sở hạ
tầng, bến cảng, ổn định kinh tế chính trị, xây dựng khung pháp lý rõ ràng,
cải cách thủ tục hành chính, có các chính sách ưu đãi cho các khu vực kinh
tế,…. Với những thay đổi đó trong những năm gần đây tổng vốn đầu tư cho
xã hội cũng liên tục tăng cao, tính theo giá so sánh năm 1994, tổng vốn đầu
tư năm 2000 tăng từ 115,1 nghìn tỷ đồng/năm lên 371,3 nghìn tỷ/năm vào
năm 2010.
Nhà nước ta cũng đã điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho các thành
phần kinh tế: đầu tư vào khu vực nhà nước có xu hướng giảm (tỷ trọng đầu
tư năm 2000 là 59,15% giảm xuống còn 46,6% vào năm 2010), vốn đầu tư
của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (vốn đầu tư
năm 2009 của khu vực này bằng 5,1 lần với năm 2000, tương ứng tăng từ
17,9% lên 28,3%).

Tóm lại, vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế ở các nước đang phát triển nói chung và ở VN nói riêng. Tăng
trưởng là đòn bẩy để giải quyết việc làm, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tiến bộ. Cái đích cuối cùng của bất kỳ quốc gia nào
cũng là sự phát triển đặc biệt là phát triển theo hướng bền vững.



×