Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Những khó khăn trong chuỗi cung ứng của nhà máy đường lam sơn – thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.15 KB, 14 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ khi mở cửa với bên ngoài và chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, nền
kinh tế Việt Nam đang dần dần khởi sắc và ngày càng khẳng định được vị thế
của mình. Các hoạt động kinh tế, các ngành sản xuất trở nên đa dạng và sôi động
hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà những ngành sản xuất cơ bản bị lãng quên.
Muốn nền kinh tế đất nước nhanh chóng đi lên ngang bằng với các nước trong
khu vực và trên thế giới thì bên cạnh việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến của nước ngoài chúng ta cũng không được rời xa cái gốc, cái cội
nguồn của dân tộc - đó là nền văn minh lúa nước.
Trong số các loại cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp chủ yếu thì mía
cũng là một loài cây vô cùng quan trọng. Từ xa xưa, đất nước Việt Nam chúng ta
đã là một trong những cái nôi sản sinh ra cây mía, ông cha ta đã biết sử dụng cây
mía làm thực phẩm và chế biến mía thành mật và các loại đường. Ngành công
nghiệp sản xuất đường đóng một vai trò rất to lớn trong nền kinh tế quốc dân bởi
đường là một trong những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng
ngày của con người. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời cho đến nay, có thể nói là ngành
công nghiệp mía - đường Việt Nam vẫn chưa phát huy được vai trò đó và thậm
chí có lúc còn ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mặc dù vậy, trong vài năm
trở lại đây, ngành mía - đường cũng bắt đầu có sự hồi sinh do có được những
chiến lược, chính sách đúng đắn từ phía Chính phủ cũng như nhận được sự đầu
tư thoả đáng, kịp thời của các Bộ, ngành và các doanh nghiệp. Nhưng để có thể
đuổi kịp trình độ phát triển ngành công nghiệp mía - đường của các nước trong
khu

vực



trên


thế

giới

nhất



trong

thời

kỳ

hội nhập thương mại thì đòi hỏi ngành công nghiệp mía - đường nước ta phải nỗ
lực rất nhiều. Chính bởi tầm quan trọng và cấp thiết trong việc thúc đẩy sự phát
1


triển ngành công nghiệp mia - đường nước ta, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài
phân tích về chuỗi cung ứng đường.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Để có điều kiện nghiên cứu và phân tích kỹ hơn chuỗi cung ứng, chúng tôi đã
chọn Công ty cổ phần Đường Lam Sơn - Thanh Hóa, là doanh nghiệp điển hình
trong ngành. Với tên đề tài: “Những khó khăn trong chuỗi cung ứng của nhà
máy đường Lam Sơn – Thanh Hóa”.
3. Mục đích của đề tài:
Đề tài này tập trung phân tích những khó khăn trong từng khâu của chuỗi cung
ứng và từ đó đưa ra một số kiến nghị thiết thực với công ty đường Lam Sơn,
nhằm góp phần giúp doanh nghiệp nói riêng và ngành sản xuất đường nói chung

ngày càng phát triển.
Nội dung của đề tài này được chia thành 3 phần chính sau:





Phần I: Phần mở đầu.
Phần II: Nội dung đề tài
1. Giới thiệu về công ty đường Lam Sơn và tình trạng hiện nay.
2. Sơ đồ và mô tả chuỗi cung ứng của Công ty đường Lam Sơn.
3. Phân tích các yếu tố khó khăn trong chuỗi cung ứng.
4. Đề ra một số biện pháp khắc phục.
Phần III: Kết luận
Với tầm hiểu biết và nhận thức còn hạn chế và thời gian tìm hiểu ngắn nên đề
tài này chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót. Kính mong nhận được các ý kiến
đóng góp của cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.

II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Giới thiệu về công ty CP mía đường Lam Sơn (Lasuco)
2


Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn.
Ngày 12 tháng 01 năm 1980: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 24/TTg phê
duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn. Công suất 1.500 tấn
mía/ngày, thiết bị và công nghệ của hãng FCB Cộng hòa Pháp cung cấp. Nhằm
khai thác tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc và lực lượng lao động ở
khu vực miền Tây Thanh Hóa, giải quyết tình trạng thiếu đường trong cả nước. Địa
điểm xây dựng tại xã Thọ Xương (nay là Thị trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuân, tỉnh

Thanh Hóa.
Công ty CP mía đường Lam Sơn được chuyển đổi từ DN nhà nước sang Công ty
CP theo QĐ số 1133 QĐ/TTg ngày 23/12/1999 của Thủ tướng CP với vốn điều lệ
là 150 tỷ đồng.
Công ty chính thức giao dịch trên sàn GDCK TPHCM ngày 09/01/2008 với mã
chứng khoán là LSS. Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Tổng tài sản trên 1.200 tỷ đồng, vốn
chủ sở hữu gần 800 tỷ đồng. Có vùng nguyên liệu ổn định 15.000 – 20.000 héc ta,
sở hữu 1.200 héc ta đất, trong đó có 2 nhà máy đường tổng công suất 7.000 tấn
mía/ngày, 2 nhà máy sản xuất cồn 27 triệu lít/năm lớn nhất Việt Nam. Đội ngũ cán
bộ, CNLĐ trên 1 nghìn người, đội ngũ kỹ sư các ngành nghề chiếm 14,90%, 100%
công nhân được đào tạo nghề, trên 50% là thợ bậc cao.
Lĩnh vực kinh doanh chính: Công nghiệp đường, cồn, nha, nước uống có cồn và
không có cồn.
Chế biến các sản phẩm làm sau đường, nông lâm sản và thức ăn gia súc…
Hiện nay Lasuco có 9 công ty, nhà máy, xí nghiệp thành viên trực thuộc và 3 công
ty liên kết.
Những điểm nổi bật :
Chiến lược kinh doanh của công ty: xây dựng công ty CP mía đường Lam Sơn
thành Tập đoàn kinh tế công nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại và bất động
sản Lam Sơn. Đầu tư và đưa vào hoạt động các DN nông nghiệp, nông thôn.
2. Tình trạng hiện nay
3


Công ty đang nắm khoảng 10-12% thị phần đường trong nước với sản phẩm đa
dạng. Việc sản xuất chưa đủ cung ứng, cạnh tranh giữa các công ty mía đường
trong nước không gay gắt, mà áp lực cạnh tranh chủ yếu là từ đường nhập lậu Thái
Lan qua biên giới Tây Nam và đường từ Trung Quốc.
Tổng công suất của Lasuco đạt 7000 tấn mía nguyên liệu/ngày. Nhà máy cồn mới
chỉ hoạt động khoảng 50-65% công suất. Công suất nhà máy đường có thể được

nâng lên 8000 tấn mía nguyên liệu/ngày. Như vậy trong điều kiện thuận lợi, vùng
nguyên liệu mở rộng và năng suất cao, công ty có thể tối ưu được sản lượng sản
xuất.
Những rủi ro công ty thường gặp phải trong quá trình hoạt động: Vùng nguyên liệu
lớn, không bị cạnh trang song lại bị phụ thuộc khá nhiều vào đk tự nhiên. Máy
móc, dây chuyền công nghệ không được tiên tiến hiện đại so với các công ty khác
trong cùng ngành.Các dự án đầu tư được thực hiện tương đối chậm.
3. Mô hình chuỗi cung ứng Công ty CP mía đường Lam Sơn
Đại lý
Hộ nông dân
trồng mía

Công ty CP
mía đường Lam Sơn

Điểm
bán lẻ
Người tiêu
dùng

Siêu thị
Các yếu tố phụ
khác: dầu DO,
FO, điện, bao bì,
thùng cactong,
giấy gói…

3.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra đường của công ty là mía nguyên liệu, dầu
DO, FO, điện, bao bì, thùng cactông và giấy gói… Trong đó mía nguyên liệu chiếm

4


đến 60% - 65% giá thành sản xuất và 55% - 57% tổng chi phí. Nguồn cung mía
hiện nay vẫn được thu mua định kỳ của công nhân trong vùng nguyên liệu.
Mặc dù LSS có kết nghĩa với các vùng, các thôn trồng mía, cung cấp giống, phân
bón, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và mở rộng vùng nguyên liệu song về bản chất
hoạt động của công ty vẫn bị phụ thuộc rất lớn vào quy mô và chất lượng của vùng
nguyên liệu. Thêm vào đó những thay đổi về điều kiện thời tiết cũng sẽ ảnh hưởng
tới chất lượng và sản lượng của mía nguyên liệu. Cây mía là cây có tính mùa vụ
tương đối rõ rệt, vụ thu đông là vụ chính để gieo trồng từ giữa tháng 9 đến cuối
tháng 12 tốt nhất là vào tháng 10 và 11. Thời gian khai thác chủ yếu từ tháng 12
đến hết quý 1 năm sau, đây cũng là thời gian các nhà máy sản xuất đường tăng
công suất ép mía nguyên liệu. Thông thường các nhà máy sản xuất đường chỉ hoạt
động chế biến khoảng 5 tháng trong năm, sản lượng sản xuất được dự trữ tiêu thụ
cho cả năm. Tính mùa vụ của nguyên liệu cũng trùng với mùa vụ của thị trường
tiêu thụ. Mía đường Lam Sơn có truyền thống gắn bó lâu dài với người nông dân từ
mấy chục năm nay. Mối liên kết với người nông dân không chỉ là một lần, không
phải trong một thời gian ngắn, theo kiểu mua đứt bán đoạn. Vào đầu vụ, nhà máy
và nông dân định giá theo một cơ chế hợp lý, còn sau khi bán đường, nếu giá
đường cao hơn mức định giá ban đầu thì nhà máy phải chia sẻ lợi nhuận với người
nông dân. Tuy nhiên, nếu ban đầu định giá cao mà lúc bán ra giá đường lại thấp thì
phần lỗ đó công ty phải chịu. Công ty mua mía tại bàn cân Nhà máy và giá mía
được mua theo chữ đường – CCS. Mía đưa về nhà máy phải bảo đảm đủ độ chín,
mía tươi, mía sạch, mía không có rệp, không lẫn lá xanh, ngọn non, không có mía
bị đen đỏ đầu, mía bị cháy. Các đơn vị, chủ hợp đồng trồng mía và bà con nông dân
tự vận chuyển mía đến bán tại Nhà máy phải thực hiện theo đúng kế hoạch của
Công ty.
Ngoài các khoản ứng trước theo đầu tấn mía ký hợp đồng bán cho Công ty như
trên. Công ty còn tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ trồng mía vay vốn dài hạn 2 – 3

năm để thuê, mua đất, dồn điền, đổi thửa tạo những diện tích lớn tập trung liền

5


vùng, liền thửa. Hỗ trợ vay vốn mua xe vận chuyển mía, mua máy cày bừa làm đất,
chăm sóc, thu hoạch mía...
Tiếp tục thực hiện chính sách khen thưởng đạt danh hiệu “Cây mía vàng Lam Sơn”
khuyến khích các hộ trồng mía đạt năng suất cao, sản lượng mía lớn (theo quy chế
ban hành).
Thực hiện tốt quy trình: Nông dân – Lực lượng thu mua - Vận chuyển – Nhà máy.
3.2 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Quy trình sản xuất đường tinh luyện
Quy trình sản xuất đường được bắt đầu với nguyên liệu chính là cây mía đươc ép
thu lấy nước. Dung dịch mía này được lọc bỏ tạp chất và loại bỏ màu thông qua
một số hóa chất thông dụng như Co2, SO2… thu được dung dịch đường trong suốt
và không có màu. Dung dịch này sau khi được cô đặc kết tinh và tinh lọc tùy theo
cách thức chế biến và mục đích sử dụng sẽ làm thành đường các loại (đường kính
trắng, đường cát, đường phèn…) và một loại phụ phẩm là mật rỉ đường. Mật rỉ
đường sau quá trình lên men sẽ thu được cồn (C2H5OH). Loại cồn này sẽ được
tiếp tục chế biến thành cồn thực phẩm (rượu) và các loại cồn sinh học khác.
Ép: Mía được cắt nhỏ, đem đi nghiền. Sản phẩm đầu ra là nước mía (còn gọi là
nước chè trích) và bã mía. Bã mía được dùng làm nguyên liệu đốt cho quá trình
chưng cất.
Tinh chế nước mía: Nước chè trích được đem đi lọc, lắng, xử lý hóa chất. Đầu ra
thu được nước chè trong và bã bùn. Bã bùn được đem làm phân bón.
Chưng cất: Nước chè trong được cô đặc trong thiết bị chưng chất chân không tạo ra
xi rô hay là nước ép cô đặc.
Kết tinh đường: Si rô được đem chưng cất trong nồi chân không đến khi kết tinh
đường.

Tách đường: hỗn hợp đường kết tinh được đưa vào máy quay li tâm. Các tinh thể
đường được giữ lại trong máy trong khi chất lỏng (mật rỉ) được loại ra bằng lực ly
tâm. Mật rỉ được đưa về nồi chân không để tiếp tục tách đường cho đến lượng
6


đường còn rất thấp. Sản phẩm tạo ra là đường thô và mật rỉ. Đường thô được xử lý
thành đường tinh luyện. Mật rỉ được lên men để sản xuất cồn.
Với dây truyền ưu việt sản phẩm Đường tinh luyện Lam Sơn được sản xuất trực
tiếp từ cây mía, với hệ thống tự động hóa toàn bộ dây truyền sản xuất, sử dụng
công nghệ làm sạch bằng phương pháp Cabonat hóa, sử dụng công nghệ trao đổi
Ion.
Công ty tự cung cấp 35% - 40% lượng mật rỉ cho hoạt động sản xuất cồn, còn lại
phải mua từ các công ty khác nên nhà máy này luôn hoạt động dưới công suất. Để
thu được 1 lít cồn cần 3.5 - 4kg rỉ đường mía. Theo ước tính của SBS, với khoảng
900,000 tấn mía hàng năm, LSS tự cung cấp được khoảng 31,500 tấn rỉ mật dùng
để sản xuất 9 triệu lít cồn, ~ 35% công suất. Nếu công ty có thể thu mua đủ lượng
mật rỉ để sản xuất cồn, nhà máy này sẽ mang lại lợi nhuận rất cao. Với giá 1kg mật
rỉ khoảng VND1,600/kg (đã bao gồm chi phí vận chuyển), giá thành sản xuất 1 lít
cồn sau khấu hao khoảng VND6,200 – 7000 (trong trường hợp hoạt động 75%
công suất như 2008). Với giá bán cồn ở mức VND10,000/lít, nhà máy này có thể
mang lại lợi nhuận hàng năm khoảng VND50 tỷ.
Quy mô lớn (công suất xếp thứ 3 cả nước), nguồn nguyên liệu tập trung giúp tiết
kiệm chi phí chuyên chở sẽ là lợi thế mạnh của LSS so với các công ty nhỏ hơn
cùng ngành (35 công ty).
Trong 4 năm tới, công ty sẽ không còn chi phí khấu hao góp phần giảm giá thành từ
mức hiện tại từ VND5,700 – 5,800 xuống khoảng VND5,400 – 5,500 hoặc có thể
thấp hơn nếu giá mía xuống thấp hơn VND600/kg. Với giá thành sản xuất này, LSS
có thể cạnh tranh được với đường ngoại nhập.
Tỷ lệ thu hồi đường của LSS hiện tại là 9 mía: 1 đường, tương đương 111kg

đường/ tấn mía, cao hơn mức toàn ngành. Hiện tại công ty đang đầu tư hệ thống
tưới nhỏ giọt nhằm tăng năng suất mía. Trong trường hợp giá phân bón ổn định,
thời tiết không quá khắc nghiệt, năng suất mía có thể đạt được mức 65 – 70 tấn/ha.
Với hệ thống tưới nhỏ giọt, năng suất có thể lên đến 100 – 120 tấn mía/ha. Tuy
nhiên, đây sẽ là mục tiêu dài hạn.
7


Niên vụ mía 2010 - 2011 Công ty CP Mía đường Lam Sơn phấn đấu sản xuất
90.000 tấn đường trên cơ sở bảo đảm sản lượng mía nguyên liệu từ 800.000 đến
850.000 tấn.

Công nhân phân xưởng lò nấu đang vận hành thiết bị nấu đường .

Công nhân phân xưởng tinh luyện kiểm tra chất lượng đường.

8


Băng chuyền đưa sản phẩm đường đóng bao ra xe đi tiêu thụ.
Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí nên khi sản lượng mía thấp khiến giá mía
tăng cao ảnh hưởng tới giá thành sản xuất và giá bán của công ty. Song hiện nay
sản lượng đường sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu
và vẫn phải nhập khẩu thêm 30% mới đáp ứng đủ. Chính vì cung luôn không đủ
cầu nên nhà sản xuất trong nước luôn tìm cách để đẩy chi phí vào giá bán cho
người tiêu dùng. Mặc dù có những thời điểm đường nhập lậu giá rẻ tràn vào
trong nước như năm 2010 song về cơ bản những nhà sản xuất như LSS luôn có lợi
thế về khả năng áp đặt giá. Quy mô sản xuất trong nước còn nhỏ, vùng nguyên liệu
bị hạn chế nên các doanh nghiệp nội địa sản xuất đa phần phục vụ thị trường nội
địa. Giá thành sản xuất tương đối cao nên khó có khả năng xuất khẩu. Thêm vào đó

lộ trình hội nhập AFTA thuế suất đối với đường nhập khẩu từ năm 2010 giảm
xuống còn 5%, hạn ngạch nhập khẩu ngày càng được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho
đường nhập khẩu cạnh tranh với đường sản xuất trong nước.
3.3 Khách hàng
LSS bán hàng trực tiếp cho các đại lý thu mua và không trực tiếp phân phối các sản
phẩm của mình cho các đơn vị bán lẻ khác trên cả nước.
Mía đường Lam Sơn đã xây dựng một hệ thống bán hàng tương đối ổn định. Vì
chất lượng sản phẩm đảm bảo nên những hãng có tên tuổi đều mua đường của công
ty. Với những công ty lớn, khi muốn mua hàng của bên nào, họ đều phải đi điều tra,
kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng từ cả năm trước. Thêm nữa, khi ký hợp đồng
mua thì bên mua và bên bán không phải là bán theo giá thị trường. Nếu như sau này
thị trường thay đổi giá trên mức 10% so với thời điểm ký hợp đồng thì lúc bấy giờ
2 bên mới ngồi tính lại. Nếu thấp hơn 10% thì có thể chấp nhận được. Duy trì quan
hệ này là điều không dễ dàng, vì nó ảnh hưởng đến uy tín của cả 2 bên. Lasuco đã
và đang xây dựng một hệ thống phân phối rất ổn định.
Từ đầu thập kỷ 90 công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng thương hiệu; xây dựng và
phát triển hệ thống các nhà phân phối đến các đại lý bán sản phẩm; sản phẩm
đường các loại, cồn thực phẩm, bánh kẹo... mang thương hiệu LASUCO đã được
9


người tiêu dùng trên thị trường tín nhiệm, sản lượng tiêu thụ ngày càng nhiều. Đặc
biệt, công ty đã trở thành nhà cung cấp truyền thống, tin cậy của các hãng sản xuất
thực phẩm và đồ uống lớn như Coca Cola, sữa, rượu, bia, nước giải khát...
Công ty đã tổ chức tiêu thụ rộng rãi sản phẩm trên thị trường cả nước. Nhiều năm
sản phẩm của công ty được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao; được cấp
chứng chỉ ISO 9000-2001, HACCP, TQM (quản lý chất lượng toàn diện) và được
tặng nhiều giải thưởng lớn về thương hiệu, về chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm, về môi trường của quốc gia, quốc tế.
Hiện tại, sản xuất đường trong nước không đủ đáp ứng tiêu thụ nội địa:

- Đường tinh luyện: khách hàng chính là các công ty sản xuất nước giải khát.
- Đường trắng, đường vàng: một phần cung cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất
bánh kẹo và một phần bán cho các công ty thương mại.
- Sản phẩm cồn: đầu ra ổn định, cung cấp cho công ty thương mại xuất khẩu.
Theo LSS, Công ty đang nắm khoảng 10-12% thị phần đường trong nước, với sản
phẩm đa dạng. Do sản xuất chưa đủ cung ứng, cạnh tranh giữa các công ty mía
đường trong nước không gay gắt, áp lực cạnh tranh chủ yếu là từ đường nhập lậu
Thái Lan qua biên giới Tây Nam.
Sản phẩm đường tinh luyện Lam Sơn có độ tinh khiết cao, chỉ tiêu chất lượng theo
tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ, ngoài ra còn sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng
đặc biệt, những khách hàng lớn đòi hỏi kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng đó là:
Coca cola, Pepsi, Vinamilk…
Những khó khăn trong chuỗi cung ứng đường của công ty.
- Ngành mía đường là một ngành có sự tương tác kết hợp rất mật thiết và hài hòa
giữa ngành nông nghiệp và ngành CN dịch vụ, như một chuỗi giá trị và giá trị tăng
thêm theo từng tác nhân của chuỗi.
- Công nghiệp mía đường ở Việt Nam có đặc thù là đất canh tác mía chủ yếu do
nông dân cá thể sở hữu, rất ít HTX. Nông dân trồng mía, Nhà máy và công ty đảm
nhiệm khâu vận chuyển chế biến đường dự trữ tiếp thị và xuất khẩu.

10


- Thành quả của một tác nhân giêng lẻ trong nghành công nghiệp mía đường không
thể mang lại lợi nhuận cho toàn ngành mà thực tế đã gây thiệt hại không nhỏ đến
các tác nhân khác.
- Tuy nhiên bức tranh chung của ngành mía đường Việt nam trong nhiều thập kỷ
qua là mỗi tác nhân tham gia đều muốn tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí
sản xuất cho riêng mình. Thiếu hẳn sự quản lý đồng bộ, sự phối hợp và phân bố lợi
nhuận công bằng giữa các tác nhân

- Ba năm gần đây Nhà máy đầu tư tăng tổng công xuất từ 85500 lên 105700
tấn/ngày. Tuy nhiên sản lượng mía chỉ đáp ứng được 61,2% tổng công suất không
đủ nguyên liệu mía đầu vào các Nhà máy hoạt động không đủ công xuất có tới 13
Nhà máy hoạt động dưới 50% công suất. Trước những khó khăn của ngành mía
đường Việt nam Nhà máy đường Lam Sơn cũng chịu ảnh hưởng không ít.
* Về phía nông dân: khu vực chuyên cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Lam
Sơn tuy được nhà máy hỗ trợ rất nhiều từ khâu giống đến chính sách hỗ trợ đầu tư
dự án và khoa học công nghệ cao tưới nước nhỏ giọt cho mía, nhưng người nông
dân vẫn có thói quen tự để giống dẫn đến giống suy thoái, năng xuất thấp, chất
lượng mía kém, giống cũ chiếm 60%, chế độ canh tác chưa hợp lý trong khi khu vưc
trồng mía cung cấp cho nhà máy thuộc vùng đất đai khan hiếm nước, hay gặp thiên
tai hạn hán lũ lụt nên ảnh hưởng đến chất lượng cây mía và năng suất mùa vụ khiến
nhiều vụ không cung cấp đủ lượng nguyên liệu mía đầu vào cho nhà máy, dẫn đến
tình trạng nhà máy đường Lam Sơn phải “ mua lén” thu mua nguyên liệu mía từ
ngoài vùng.
- Bên cạnh đó người nông dân trong vùng trồng mía cho nhà máy không có tiền
mặt để đầu tư phát triển cây mía đành mua chịu phân bón và giống của nhà máy để
trồng. Sau khi thu hoạch mía nhà máy đường Lam Sơn mua mía của người nông dân
với giá thấp. Điều này cũng gây bất bình đối với các hộ trồng mía. Năm 2010 nhà
máy đường Lam Sơn cũng rơi vào tình trạng chung của các nhà máy khác trong
nước. Đường tồn đọng quá lớn do đường Thái Lan nhập lậu qua biên giới Tây Nam
đã tác động đến giá đường nội. Đường tồn đọng và giảm giá khiến người nông dân
11


rơi vào tình trạng không bán được mía. Mía để lâu trổ bông, trữ lượng đường trong
cây mía hạ thấp, người nông dân phải bán mía với giá rẻ. Người nông dân rơi vào
thế bị động được mùa mất giá mà được giá thì mất mùa.
* Về phía nhà máy:
- Đã xây dựng được vùng nguyên liệu riêng nhưng chưa hiệu quả, người nông

dân quá phụ thuộc vào nhà máy dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu mía đầu vào.
- Cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy dẫn đến tình trạng phá giá mua.
- Không minh bạch khi thu mua mía trữ đường.
- Công nghệ chế biến của nhà máy đã cũ lạc hậu so với nhiều nhà máy khác và
nhiều nước. Chi phí sản xuất cao, tỷ lệ thu hồi mía đường thấp.
- Thiếu sự kế hợp đầu tư kết hợp hài hòa lợi ích với người trồng mía.
- Thiếu vốn đầu tư dài hạn để mua và dự trữ đường, đổi mới công nghệ đầu tư
nhân lực.
* Đầu ra của sản phẩm:
- Tình trạng đường Thái Lan, Trung Quốc nhập lậu quá nhiều qua biên giới dẫn
đến tình trạng thừa cung, đường tồn kho ứ đọng không bán được.
- Phải cạnh tranh với giá đường thế giới, đường nhập khẩu về ồ ạt gây áp lực về
giá đường nội địa.
- Phụ thuộc vào sự hỗ trợ vốn của nhà nước. Chưa có chính sách bình ổn giá
đường trong những lúc giá đường tăng và giá đường giảm.
- Chưa có các giải pháp nhằm giảm áp lực cung để cứu ngành đường vượt qua
tình trạng “thoi thóp” hiện nay.
4. Một số biện pháp khắc phục.
- Xây dựng vùng nguyên liệu bằng cách ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho
người nông dân để tránh tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào, thiết lập các quan hệ
với người nông dân, hỗ trợ cho người nông dân về vốn, về kỹ thuật trồng và giống
để luôn đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào.
- Nâng cấp nguồn điện đảm bảo đủ điện phục vụ cho sản xuất, xây dựng hệ thống
phát điện dựa vào các bã mía, tận dụng rác thừa và bảo vệ môi trường.
12


- Đổi mới công nghệ chế biến nhằm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm đầu ra
nhằm cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, đặc biệt tình trạng
nhập lậu đường tràn lan từ Trung Quốc, Thái Lan.

- Xây dựng các quỹ dựng phòng Tài chính hợp lý để đảm bảo ổn định giá bán
trong thời điểm khó khăn như hiện nay.
- Xây dựng đội ngũ Cán bộ nhân viên có trình độ quản lý chuyên nghiệp, cán bộ
kỹ thuật giỏi về chuyên môn và tâm huyết với nghề, chăm lo cho đời sống công
nhân để họ yên tâm lao động sản xuất giúp Công ty luôn ổn định về nguồn nhân sự.
- Mở rộng mạng lưới marketing ra các thị trường trong cả nước, thực hiện công
tác quảng cáo sản phẩm trên truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng.

KẾT LUẬN
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành Công ty cổ phần mía đường
Lam Sơn là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành mía đường của nước ta. Với
quy mô như hiện nay, ngoài việc cung cấp trữ lượng đường cho nhu cầu trong nước
cũng như xuất khấu ra các nước trên thế giới, công ty còn cung cấp các sản phẩm
được sản xuất từ đường, thức ăn gia súc, phát triển thêm ngành sản xuất cơ khí. Một
mặt công ty công ty cung ứng những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người dân
trong nước cũng như nhu cầu xuất khẩu đường ra nước ngoài, mặt khác lại là nơi
thu mua toàn bộ lượng mía trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá và một số tỉnh lân
cận, vừa tạo thu nhập cho người nông dân trồng mía vừa tạo công ăn việc làm cho
người dân. Thiết nghĩ rằng, muốn hoạt động của công ty duy trì và ngày càng phát
triển thì đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các khâu trong toàn bộ hệ
thống hoạt động của công ty. Hay nói cách khác, công ty cần xây dựng hệ thống
chuỗi cung ứng hợp lý. Đó là sự kết hợp hài hoà từ khâu cung ứng nguyên liệu đầu
vào là cây mía của người nông dân đến quá trình sử dụng nguyên vật liệu cho các
mục đích sản xuất các sản phẩm của công ty, sau cùng là cung ứng các sản phẩm đó
ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Từ đó xây dựng một công ty mía
đường Lam Sơn lớn mạnh, mang tầm cỡ quốc tế.
13


* Phân tích các yếu tố khó khăn trong chuỗi cung ứng:

+ Khó khăn từ phía người nông dân:
- Thiếu vốn dẫn tới khó khăn trong việc phát triển nghề trồng mía.
- Kỹ thuật trồng mía của người dân chưa cao (kỹ thuật chăm bón, trừ sâu cho
cây mía …) dẫn tới chất lượng cây mía khi thu hoạch không cao, trữ lượng đường sẽ
giảm.
- Nếu công ty không có chính sách thu mua hợp lý sẽ dẫn tới người dân trồng
mía ra mà không có nơi tiêu thụ gây tâm lý hoang mang cho người dân.
+ Khó khăn từ phía khách hàng:
- Cạnh tranh về giá cả giữa các công ty sản xuất mía đường.
- Ctranh về chất lượng và uy tín của các công ty trong cùng ngành.
+ Khó khăn từ chính công ty:
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty.
- Giảm chi phí để tạo được giá cả cạnh tranh.
- Cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường về chất lượng.
- Tạo niềm tin cho người nông dân trồng mía.

14



×