Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

TỔNG HỢP CÁC CÂU TRẢ LỜI THẮC MẮC ĐÓNG GÓP CỦA SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.54 KB, 37 trang )

Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015

TỔNG HỢP CÁC CÂU TRẢ LỜI THẮC MẮC
ĐÓNG GÓP CỦA SINH VIÊN
--------------I. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO:
1.

Nên tổ chức học các học phần bắt buộc theo các lớp cùng Khoa (không phải đăng

ký), chỉ nên đăng ký những môn tự chọn, môn chuyên ngành. (SV BM KH&KTTT)
Nhà Trường trả lời:
Nhà Trường mở các môn học ở các khung thời gian khác nhau nhằm tạo điều kiện cho
SV chủ động sắp xếp kế hoạch và thời gian học phù hợp cho bản thân. Tuy nhiên, Trường
cũng sẽ xem xét đề nghị của sinh viên để cập nhật phần mềm đăng ký sao cho việc đăng ký
những môn bắt buộc được thuận tiện hơn.
2.

Cần công bố điểm thi trước khi đăng ký học phần của học kỳ tiếp theo. (SV BM

KH&KTTT);
Cách thức đăng ký học phần: Hệ thống đăng kí học phần thường lỗi, thường một số
môn học mà lớp tài năng phải học chung với chính quy thì môn học đó không hiện trên hệ
thống đăng kí, phải email cho phòng Đào tạo thì môn học đó mới được mở, vấn đề được giải
quyết trễ. Đăng ký học phần nên sau khoảng thời gian công bố điểm kết thúc học tập học kỳ
trước đó, thời gian đăng kí học phần chưa hợp lý (sau khi biết kết quả thi ) (SV Khoa KHMT).
Nhà Trường trả lời:
Không thể được vì học kỳ tiếp theo sẽ bắt đầu ngay sau khi kết thúc học kỳ trước, trong
khi TKB của học kỳ phải có trước khi học kỳ bắt đầu khoảng 1 tháng do đó việc ĐKHP phải
tiến hành trước. Vào 2 tuần đầu của mỗi HK (1 tuần đối với HK hè), Phòng Đào tạo Đại học
vẫn giải quyết đơn đề nghị đăng ký bổ sung hoặc thay đổi đăng ký của sinh viên nếu có lý do
hợp lý.


Về việc một số lớp của hệ tài năng không xuất hiện trên hệ thống đăng ký học phần,
Nhà Trường sẽ lưu ý không để tiếp tục xảy ra vấn đề này.
1


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
3.

Mở các môn học như Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, … vào học kỳ hè. (SV BM

KH&KTTT)
Nhà Trường trả lời:
Vào học kỳ hè, Nhà Trường không chủ trương cho đăng ký học mới, ngoài ra các môn
xã hội được mở đều vào mỗi học kỳ chính để sinh viên sắp xếp chọn học vào thời điểm phù
hợp.
4.

Điểm giữa kì cần cập nhật sớm nếu có sai sót sinh viên có thời gian phúc khảo. (SV

Khoa KHMT)
Nhà Trường trả lời:
Theo quy định, giảng viên có trách nhiệm thông báo điểm thi giữa kỳ cho sinh viên và
giải quyết yêu cầu phúc khảo của sinh viên trước khi chuyển điểm cho Phòng Đào tạo Đại
học. Nếu điểm được Phòng Đào tạo Đại học nhập lên hệ thống khác với điểm được cho trong
bảng điểm thì sinh viên có quyền viết giấy đề nghị kiểm tra và nhập lại.
5.

PĐT nên cập nhật điểm cho sinh viên nhanh. Đưa điểm lên cho sinh viên biết sớm

hơn (SV Khoa KHMT)

Nhà Trường trả lời:
Trả lời chung cho các câu liên quan đến thời gian công bố điểm: Từ HK2 – 2014 –
2015, Trường đã ban hành quy định về tổ chức thi, trong đó quy định Giảng viên phụ trách
phải nhập điểm cuối kỳ vào hệ thống; sau khi nhập, hệ thống tự động công bố điểm cho sinh
viên trong vòng 20 ngày tính từ ngày thi của môn học đó.
6.

Nên áp dụng môn học trước, bỏ môn học tiên quyết vì nó làm chậm thời sinh viên ra

trường (tiền bạc +thời gian+sức lực ), làm sinh viên không có môn học cần thiết trong quá
trình thời gian học bị dãn cách do môn học tiên quyết gây ra. nói chung là... chỉ tạo điều
kiện trì trệ học tập và không hiệu quả.học kì hè lại mở trước học kì hai kết thúc, làm sao mà
sinh viên biết được mình đậu hay rớt mà đăng kí học lại trong hè phòng đào tạo update học
phí rất nhanh nhưng điểm môn học lại quá chậm, gây hàng loạt hậu quả kèm theo khi đăng
kí học phầnđăng kí học phần thì vẫn là vấn đề nhức nhối, nhiều khi vào được trang dkhp thì
2


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
một số môn hết lớp, phải để học kì sau hoặc năm sau mới đăng kí lại môn đó, gây chậm tiến
độ (SV Khoa KHMT);
Cách thức đăng ký học tập từ khi áp dụng môn học tiên quyết chưa hợp lý.
Nhà Trường trả lời:
Trả lời chung cho các câu hỏi liên quan đến môn tiên quyết: Môn tiên quyết được xác
định trong Chương trình đào tạo của mỗi ngành do Khoa quy định. Các Khoa cũng đã điều
chỉnh Chương trình đào tạo để vừa đảm bảo chất lượng đào tạo, vừa để sinh viên thuận lợi
hơn trong việc đăng ký học. Từ HK1 năm học 2015 – 2016, Nhà Trường sẽ áp dụng chặt chẽ
quy định môn tiên quyết, do đó sinh viên cần lưu ý kỹ những môn tiên quyết trong Chương
trình đào tạo khi đăng ký học, có thể nhờ sự tư vấn từ Cố vấn học tập và Khoa trước khi đăng
ký .

7.

Cần nâng cấp lại website đăng ký môn học để tránh tình trạng "sập" mỗi khi đăng kí

học phần các kỳ. (SV Khoa KHMT)
Nhà Trường trả lời:
Trong thời gian qua, Nhà Trường liên tục điều chỉnh hệ thống để đáp ứng nhu cầu của
sinh viên, các sự cố xảy ra đều được giải quyết ngay lập tức trong quá trình đăng ký.
8.

Phòng Đào Tạo ĐH có thể giải thích những khúc mắc về các điều khoản mà sv chưa

rành NGAY TẠI CHỖ vì có nhiều trường hợp SV đã đọc nhưng không hiểu Phòng Đào tạo
Đại học không giải thích thêm mà lại bảo SV về đọc lại. (SV Khoa KHMT)
Phòng đào tạo nên xem lại tác phong làm việc vì có quá nhiều bức xúc trong sinh viên (giấy
tờ, thủ tục lằng nhằng,hứa cho có, điểm môn học chậm, ban bố quy định và thi hành không rõ
ràng, vấn đề đăng kí môn học...) (SV Khoa KHMT)
Nhà Trường trả lời:
Chủ trương chung của Phòng Đào tạo Đại học là tận tình giải thích thắc mắc của SV
và luôn lắng nghe những phản ánh của SV để cải tiến các quy trình, thủ tục. Sinh viên có thể
trực tiếp gặp Trưởng phòng Phòng Đào tạo Đại học (phòng 1B2) để phản ánh ngay những vấn
3


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
đề trên nếu có phát sinh, hoặc viết thư góp ý gửi vào thùng thư góp ý trước cửa Phòng A.102.
Khi phản ánh, sinh viên cần nêu cụ thể sự việc, tên người liên quan, ....
9.

Phòng ĐTĐH linh động hơn tạo điều kiện giúp các sinh viên lỡ chậm tiến độ sớm


theo kịp chương trình đào tạo (SV Khoa KHMT)
Nhà Trường trả lời:
Phòng Đào tạo Đại học luôn xem xét những đề nghị cụ thể và hợp lý. Trong mọi trường
hợp, Phòng Đào tạo Đại học không thể làm trái quy chế, quy định của Trường.
10.

Yêu cầu để đạt chuẩn học vượt quá cao (cao hơn 9.0). Đề xuất 8.0 (SV Khoa CNPM)

Nhà Trường trả lời:
Điều kiện để học vượt được đưa ra dựa trên thống kê từ những học kỳ trước, 9.0 là
ngưỡng có thể đảm bảo được việc học tốt 1 môn học mới với thời gian rút ngắn như học kỳ
hè. Tuy nhiên, đề nghị này của sinh viên sẽ được lãnh đạo nhà trường xem xét thêm.
11.

Về việc đăng ký học phần cho lớp Chất lượng cao: Nhà trường nên giao cho mỗi lớp

một form khảo sát để lớp lấy đăng ký tất cả các môn cho lớp mình. Sau đó lớp nộp lại cho
trường, phòng Đào tạo ĐH dựa vào đó để xếp lịch. Một lớp CLC thường ít nên học chung sẽ
tốt hơn. Như học kỳ I vừa rồi, sinh viên đăng ký xong rồi cuối cùng lại hủy để đăng ký lại,
như thế rất mất thời gian (SV Khoa CNPM).
Nhà Trường trả lời:
Từ học kỳ tiếp theo, đối với các lớp CLC sẽ được mở lớp tự động, sinh viên không cần
phải đăng ký đối với các môn bắt buộc. Tùy theo từng môn, từng học kỳ mà mở lớp riêng cho
từng khóa của từng khoa hoặc chung cho từng khóa.
12.

Rút ngắn thủ tục xét tốt nghiệp: bỏ qua một số giấy tờ không cần thiết như giấy khai

sinh… (SV Khoa CNPM)

Nhà Trường trả lời:
Tất cả các giấy tờ yêu cầu nộp đều được ghi trong quy định và đều cần thiết trong quá
trình xét tốt nghiệp.
4


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
13.

Đề nghị nhà trường thiết kế thời gian học hợp lí cho sinh viên CTTT. Cụ thể gồm:

Tăng thời gian học hè lên để đảm bảo chất lượng dạy và học (Hiện tại mỗi môn trong hè chỉ
học 2 tuần);
Sắp xếp các môn học hè hợp lí hơn để cho sinh viên có điều kiện học bổ sung GDQP.
(SV Khoa HTTT).
Nhà Trường trả lời:
Đối với CTTT, học kỳ hè dùng để mở các môn học bổ sung kỹ năng hoặc các môn do
Giáo sư nước ngoài giảng dạy, thời gian GS nước ngoài có thể về Việt Nam giảng dạy chỉ
trong vòng 2 tuần, tối đa 4 tuần, đây là nỗ lực của Nhà trường nhằm giúp sinh viên có cơ hội
tiếp cận với phương pháp học từ các trường nước ngoài, tiếp xúc với GS nước ngoài, do đó
sinh viên cần hiểu và cố gắng hơn. Từ học kỳ hè năm học này, đối với các môn do GS nước
ngoài giảng dạy sẽ có một số buổi pre-course do trợ giảng đảm nhiệm, giúp sinh viên nắm bắt
trước các kiến thức cần thiết cho môn học và tiếp thu tốt hơn khi học với GS nước ngoài;
Đối với năm 1: Học kỳ hè chủ yếu mở các lớp tăng cường tiếng Anh cho sinh viên,
sinh viên có thể sắp xếp để học bổ sung GDQP.
14.

Trường cố gắng sắp xếp mở các lớp học lại cho chương trình chất lượng cao. Trường

hợp những bạn rớt nhiều muốn học lại trong HK hè nhưng ko có lớp mở để học, phải học

trong HK chính. (SV Lớp MTCL2013)
Nhà Trường trả lời:
Đối với năm 1, năm 2: thời gian học để hoàn tất chương trình còn dài nên Nhà Trường
không chủ trương mở môn học trong thời gian hè để đảm bảo chất lượng đào tạo;
Đối với năm 3, năm 4: trường sẽ xem xét mở lớp phù hợp để đảm bảo tiến độ tốt nghiệp.
15.

Trường nên ghi xếp loại tốt nghiệp vào bằng tốt nghiệp. Nhiều trường khác đều có

ghi xếp loại. Đều này sẽ góp phần thể hiện thành tích, những cố gắng của sinh viên lên tấm
bằng tốt nghiệp thay vì việc phải xin thêm bảng điểm như hiện tại (nếu tốt nghiệp lâu rồi mà
khi cần lại phải về trường xin bảng điểm chỉ để chứng minh xếp loại tốt nghiệp của mình thì
quá bất tiện cho sinh viên).(SV Khoa HTTT)
5


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
Nhà Trường trả lời:
Mẫu bằng chung do Đại học Quốc gia cấp không có xếp loại tốt nghiệp, Nhà Trường
sẽ xem xét về vấn đề này.
16.

Đề nghị được học môn học mới trong học kỳ hè (có thể không cho học vượt trong học

kỳ hè) nhưng các môn này là các môn theo chương trình đào tạo sinh viên sẽ học ở học kỳ
chính năm nay nhưng do số lượng quá tải nên có thể để lại đến học kỳ hè học các môn này.
(SV Khoa MMT&TT)
Nhà Trường trả lời:
Học kỳ hè là học kỳ phụ được mở tùy theo điều kiện từng năm học và thời gian học
trên lớp sẽ ngắn hơn so với học kỳ chính, do đó Nhà Trường không chủ trương cho phép tất

cả sinh viên học mới. Phòng Đào tạo Đại học luôn phối hợp với Khoa để mở các môn học
quan trọng, bắt buộc trong mỗi học kỳ chính để sinh viên có cơ hội hoàn tất môn học phù hợp
với kế hoạch.
17.

Đưa kỹ năng thực hành xã hội (nói chuyện trước công chúng, lắng nghe, kỹ năng

lãnh đạo, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xử lý tình huống,…) vào
trong môn học trong học kỳ. Có thể không chính quy, nhưng nên đưa vào để sinh viên hiểu
được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong tình hình hội nhập. (SV Khoa CNPM)
Nhà Trường trả lời:
Chương trình đào tạo từ khóa 2012 đã có môn Kỹ năng nghề nghiệp là môn học bắt
buộc, đáp ứng các kỹ năng như đề nghị. Trường đã xây dựng kế hoạch để ngày càng nâng cao
chất lượng giảng dạy kỹ năng mềm và kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên.
18.

Góp ý về trang courses.uit.edu.vn: Thời gian deadline, em thấy có mốc thời gian là

12:00AM. Mốc đó em nghĩ chính xác là 0:00AM mới chính xác. Mốc 12:00AM làm em và
các bạn nhầm lẫn thành 12:00PM vì bình thường không có 12:00AM, đồng hồ từ 11:59PM
sẽ chuyển thành 0:00AM chứ không phải 12:00AM. Vì vậy em mong các thầy/cô có thể sửa
lại mốc thời gian, hoặc sử dụng hệ thống giờ 24 số (em không biết tên chính xác nhưng hệ
thống này dùng các số từ 0 đến 23 để hiển thị giờ thay cho sử dụng AM hoặc PM như hệ
6


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
thống giờ 12 số) để tránh gây nhầm lẫn cho sinh viên cũng như các bạn mới vào trường,
mới tiếp cận với hệ thống moodle của trường;
Trang Home ngay sau khi đăng nhập vào hệ thống, hiện nay trang Home đang hiển thị

cùng lúc các môn học của học kỳ 1 và học kỳ 2 và cả của những năm trước, mong thầy/cô có
thể gom các môn của từng học kỳ vào từng thẻ riêng (thẻ này vẫn để trên trang Home) để làm
đơn giản màn hình;
Lịch trên trang Home cũng như các trang khác. Hiện nay lịch của hệ thống có thể bấm
vào nút next để xem tháng sau, nhưng em mong quý thầy/cô có thể để 2 lịch ở vị trí đó (1 lịch
là tháng hiện tại, 1 lịch là tháng kế tiếp) vì ở vị trí của lịch vẫn còn trống nhiều, ngoài ra nó
còn giúp em có thể nhìn thấy được bài tập của giáo viên ở tháng kế tiếp vì có nhiều giáo viên
giao bài tập trên lớp nhưng không nói rõ thời gian deadline cụ thể, và khi lịch vừa chuyển
qua tháng sau thì tụi em mới biết là ngày hôm đó phải nộp bài. Tuy việc bấm nút next để xem
lịch tháng sau không tốn nhiều thời gian, nhưng em nghĩ ý kiến 2 lịch của e sẽ tạo được sự dễ
dàng cho sinh viên, cũng như giảm được không gian trống phía dưới Lịch (SV Khoa HTTT).
Nhà Trường trả lời:
Thông thường Giảng viên nên chọn thời gian kết thúc cuối ngày là 23h55 để sinh viên
khỏi nhầm lẫn (sinh viên có thể kiến nghị với Giảng viên chọn thời gian này nếu thấy cần
thiết);
Do số lượng lớp nhiều và vẫn giữ vài học kỳ gần nhất để Giảng viên, sinh viên xem lại
thông tin các học kỳ trước nên nếu hiển thị theo cấu trúc học kỳ sẽ càng rối hơn, các lớp của
học kỳ mới thường được đưa lên đầu và sinh viên để ý mã lớp sẽ phân biệt được học kỳ (ví
dụ .F1x là của HK1/2014-2015);
Sinh viên có thể nhấn vào link tháng trên lịch để xem chi tiết và hiển thị 03 tháng trước
và sau tháng hiện tại.
II. CÔNG TÁC SINH VIÊN
1.

Tạo nhiều cơ hội cho sinh viên tiếp cận với các doanh nghiệp sớm để có định hướng

công việc trước khi ra trường. (SV Khoa KHMT);
Thông tin chưa được đảm bảo tốt đến sinh viên, nhất là với sinh viên ở ngoài ký túc xá
7



Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
(SV Khoa KHMT);
Cần đem cái quy mô hỗ trợ sinh viên ra cho mọi người đều thấy trong trường, đừng để
trên Web (SV Khoa HTTT).
Nhà Trường trả lời:
Theo đánh giá chủ quan của Phòng Công tác Sinh viên, CNTT vẫn là ngành “hot”: nhu
cầu nhân lực ngành CNTT hiện nay rất cao. UIT là trung tâm đào tạo chất lượng cao do đó
sinh viên Trường có rất nhiều nguồn việc làm sau khi tốt nghiệp và thực tập. Từ sau Tết đến
nay, nhu cầu tuyển dụng trên forum rất lớn;
Vấn đề thông tin đến sinh viên được Nhà Trường hỗ trợ sinh viên một cách bài bản và
có hệ thống thông qua kênh sàn việc làm trên forum: các thông tin như việc làm, thực tập, học
bổng, hoạt động giao lưu cựu sinh viên, lớp kỹ năng… phòng CTSV để có đăng tải trên forum
của trường (mục này bên ngoài hay sinh viên UIT đều có thể truy cập được) để sinh viên theo
dõi và lựa chọn công việc, học bổng phù hợp để đăng ký. Các mục này doanh nghiệp cũng có
thể tự đưa lên và Phòng Công tác Sinh viên sẽ hậu kiểm. Hiện nay, số lượng việc làm và học
bổng nhà trường nhận được rất nhiều. Trung bình mỗi ngày nhận từ 1-2 tin tuyển dụng với số
lượng gần 20 chỗ làm/tin tuyển dụng;
Vấn đề tham quan doanh nghiệp được Nhà Trường chú trọng: thời gian qua, các đơn vị
trong Trường đã tổ chức SV tham quan VNG, GCS, Renesas, Fsoft…
/> /> /> />
Bên cạnh đó, các tuần lễ sinh hoạt cuối khóa đều có mời gần 10 doanh nghiệp đến giới
thiệu cho sinh viên. Các bạn có thể tham dự;
Năm học qua, ngày hội việc làm cũng được tổ chức ở Trường vào tháng 5/2014;
Các buổi nói chuyện về công nghệ như TechDay .. được tổ chức thường xuyên thu hút
rất nhiều sinh viên UIT và sinh viên trường lân cận tham gia:
DEK technologies: />KMS: />8


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015

MISFIT: />GCS: />Các thông tin Hội thảo – Tọa đàm – Kỹ năng được đăng tại:
/>CSC

Technical

day:

/>
Technology-Day-2014-quot-lan-dau-tien-dien-ra-tai-UIT-06-12-2014
Tọa đàm với doanh nghiệp về Nhu cầu tuyển dụng sinh viên CNTT:
/>Hội thảo "Go to Japan for working in IT": />Hội thảo: Sinh viên khởi nghiệp với thương mại điện tử:
/>Hội thảo Ứng dụng Mã vạch trong sản xuất kinh doanh:
sinh viên khoa Khoa học Máy tính, trong chương trình không có môn Thực tập
doanh nghiệp nên các bạn chưa có điều kiện tiếp cận sớm với doanh nghiệp như các bạn học
chương trình Kỹ sư. Phòng Công tác Sinh viên sẽ đề xuất đưa môn học này là môn học tự
chọn;
Thêm nữa, sự tích cực chủ động của sinh viên cũng là điều đáng quan tâm và suy ngẫm.
2.

Tạo cơ hội giao lưu với cựu sinh viên đã ra trường để học hỏi kinh nghiệm làm việc

thực tế. Tổ chức nhiều hơn các buổi training về kỹ năng mềm hay các buổi giao lưu với các
anh chị cựu sinh viên, giúp đỡ nghề nghiệp trực tiếp cho các bạn sinh viên hoàn cảnh khó
khăn (SV Khoa KTMT, KHMT).
9


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
Nhà Trường trả lời:
Hiện nay, sinh viên của Trường có thể liên hệ với cựu sinh viên thông qua:

Các topic trao đổi với cựu sinh viên trên forum buổi giao lưu cựu sinh viên, năm học qua có 3 lần Trường tổ chức giao lưu

/>
3.

Thông tin chưa được đảm bảo tốt đến sinh viên, nhất là với sinh viên ở ngoài ký túc xá

(SV Khoa KHMT)
Nhà Trường trả lời:
Nhà trường luôn quan tâm đến những hoạt động này, tất cả các thông tin đều được
thông báo, đăng tải trên trang web các phòng ban và diễn đàn trường để sinh viên có thể theo
dõi mọi lúc mọi nơi vì vậy sinh viên phải thường xuyên vào để nắm bắt thông tin kịp thời.
Các thông tin về hoạt động hỗ trợ sinh viên: hội thảo, kỹ năng mềm, kiến tập doanh
nghiệp, việc làm - thực tập được thông tin công khai trên diễn đàn sinh viên trường, email đến

10


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
cán sự lớp nhờ thông báo rộng rãi đến các thành viên lớp. Ngoài ra còn có hệ thống bandroll,
standee thông tin trước khi hoạt động diễn ra.
4.

Học bổng được trao trễ trong khi hạn đóng học phí rất sớm. Học bổng bị kéo quá dài

hạn phát. Khắc phục tình trạng phát học bổng khuyến khích học tập quá trễ;
Nên có học bổng riêng cho các bạn sinh viên thành tích xuất sắc. (SV Khoa KHMT,
KTMT)
Nhà Trường trả lời:
Việc xét và trao học bổng khuyến khích học tập (KKHT) trễ do phụ thuộc vào nhiều

yếu tố: Điểm học tập được cập nhật trễ (bao gồm cả thời gian phúc khảo), điểm rèn luyện sinh
viên (thời gian họp xét của một số lớp không đúng thời gian quy định);
Về học bổng, hiện nay ở UIT có các loại học bổng sau:
-

Học bổng KKHT dành cho sinh viên có thành tích học tập từ khá đến xuất sắc.

-

Học bổng Tài năng, học bổng Tuyển sinh, học bổng của các chương trình CLC,
CTTT.

-

Học bổng tài trợ ngoài ngân sách dành cho những sinh viên có thành tích học
tập và nghiên cứu khoa học, sinh viên có thể theo dõi và đăng ký tham gia học
bổng này tại: (Năm học
2013-2014 có 21 nhà tài trợ, 83 suất, tổng trị giá 352.935.000đ).

5.

Thắc mắc về 15 ngày tình nguyện được áp dụng từ khóa nào? Số ngày hoạt động công

ích nhiều (15 ngày). Chưa có bảng quy đổi cụ thể từ các hoạt động phong trào sang ngày hoạt
động công ích (SV Khoa CNPM).
Nhà Trường trả lời:
Hiện nay trường chưa có qui định cụ thể về 15 ngày công tác xã hội nên chưa tiến hành
áp dụng đối với sinh viên. Khi ban hành qui định tất nhiên sẽ có bản qui đổi công tác cụ thể
và số ngày áp dụng hợp lý cho từng khóa.
6.


Cập nhật ĐRL theo từng hoạt động để sinh viên dễ dàng kiểm tra (SV Khoa KTMT).

Nhà Trường trả lời:
11


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
Hiện nay các hoạt động được tổ chức trong trường từ cấp Lớp, Khoa, Bộ môn, Chương
trình, CLB, Cấp trường đều được đăng ký và cập nhật theo từng hoạt động, sinh viên có thể
theo dõi thông tin ĐRL của mình tại: />7.

Hệ thống điểm rèn luyện áp dụng chưa đúng lúc, dẫn đến chưa hiệu quả, còn nhiều lỗi

xảy ra. Nhiều hoạt động chúng em tham gia nhưng lại không được đánh dấu, nhiều hoạt động
tổ chức ra nộp lên nhưng không thấy trong hệ thống có tạo hoạt động đó. (SV Khoa
MMT&TT).
Nhà Trường trả lời:
Hiện hệ thống ĐRL mới đưa vào sử dụng nên không tránh khỏi sai xót, nếu có sai xót
thì các bạn có thể phản hồi theo kênh đã thông báo của phòng Công tác Sinh viên đã ban hành;
Trong học kỳ 1, rất nhiều lớp vẫn không theo Qui trình, thông báo số 12 (Link:
/>
về

ĐRL (trước khi tổ chức thì phải yêu cầu Phòng Công tác Sinh viên thông tin hoạt động đó có
mấy điểm, tổ chức xong các bạn phải nộp danh sách tham gia về Phòng Công tác Sinh viên
trong thời hạn 7 ngày…).
8.

Nhà trường sử dụng điểm rèn luyện để gây khó và chèn ép sinh viên. (SV Khoa


MMT&TT).
Nhà Trường trả lời:
Giáo dục ĐH là giáo dục cả về chuyên môn, kỹ năng và thái độ. Các trường ĐH trên
thế giới đều có tính hình thức tính này điểm này (Activity Transcript). Ở UIT, việc tính ĐRL
tuân theo qui định về ĐRL của Bộ GDĐT và ĐHQG (Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, QĐ số 786/QĐ-ĐHQGCTSV ngày 24 tháng 8 năm 2011 của ĐHQG-HCM).
9.

Thắc mắc về hoạt động của phòng y tế cho sinh viên. Phòng y tế cần thêm nhân viên y

tế có chuyên môn (SV Khoa KHMT).
Nhà Trường trả lời:

12


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
Phòng Công tác Sinh viên luôn mở cửa Phòng y tế khi có yêu cầu sử dụng của sinh
viên. Phòng Công tác Sinh viên đã có thông báo thông tin này và danh mục thuốc trên diễn
đàn cũng như dán thông báo trước cửa Phòng Y tế.

KTX ĐHQG có Trạm y tế, sinh viên các trường trong hệ thống ĐHQG.HCM có thể
dùng chung Trạm Y tế này và hiện nay nhà trường cũng đang tuyển nhân sự cho mảng Y tế.
10.

Đề nghị nhà trường đảm bảo đảm an ninh trong khuôn viên trường. Ví dụ: tăng cường

an ninh trong mùa thi, kiểm soát sinh viên ra vào trường bằng thẻ sinh viên, v.v… (SV Khoa
KHMT).

Nhà Trường trả lời:
Hiện tại mỗi khi đến các đợt thi học kỳ, Phòng Công tác Sinh viên thường xuyên nhắc
lại thông báo của Ban giám hiệu về việc đảm bảo an ninh trật tự trong phòng nên không còn
xảy ra tình trang mất cắp trong năm học 2014-2015. Trong kỳ thi cuối học kỳ 2 tới đây đề
nghị các ban sinh viên vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm túc thông báo trên, đồng thời tăng cường
bảo quản tài sản cá nhân nhất là khi nghỉ trưa ở các phòng học và tầng 2 nhà A.
13


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
Trong thời gian tới sẽ đề xuất nhà trường tăng cường kiểm tra thẻ sinh viên. Sinh viên không
đeo thẻ sẽ không được vào trường.
11.

Gần trường hay có cướp giật khiến các bạn SV lo lắng khi đi học (SV Khoa KTMT).

Nhà Trường trả lời:
Hiện nay trung tâm quản lý khu đô thi ĐHQG đã thiết lập các chốt an ninh tại các
đường ra vào ĐHQG và tiến hành tuấn tra thường xuyên để đảm báo an ninh trật tự trong khu
vực. Do địa bàn khu đô thị khá rộng nên việc quản lý chưa thế đạt hiệu quả như mong muốn.
Các ban sinh viên cũng cần nâng cao tinh thần cảnh giác để báo vệ bản thân, không đi 1 mình
vào các đoạn đường vắng như đường tắt cạnh bến xe bus về cạnh nhà sách Nguyễn Văn Cừ,
khu vực hồ đá, đường từ TT GDQP về KTX khu A. Khi xảy ra sự cố cần báo ngay cho lực
lượng bảo vệ gần nhất để trung tâm quản lý khu đô thị kịp thời vây bắt đối tượng. Ngoài ra
sinh viên cũng cần báo cáo về phòng CTSV để nhà trường nắm bắt và hỗ trợ.
12.

Tất cả các phòng ban cần có thái độ vui vẻ, nhiệt tình khi tiếp sinh viên (SV Khoa

KHMT).

Nhà Trường trả lời:
Tất cả phòng ban trong trường đều vui vẻ và nhiệt tình trong tiếp xúc với sinh viên. Để
làm điều đó thì Trường có những cơ chế và biện pháp như sau:
-

Gắn camera những nơi các phòng ban tiếp xúc với sinh viên;

-

Tạo nhiều cơ chế cho sinh viên tiếp xúc với Trường như sinh viên có thể liên hệ
trực tiếp, qua thùng thư góp ý, qua email, qua forum, và kể các buổi tiếp sinh
viên của BGH vào chiều thứ hai hàng tuần.

Ngoài ra, một số phòng ban còn tổ chức lấy ý kiến nhận xét của sinh viên khi làm việc
với đơn vị đó như bảng “ bạn cảm thấy thế nào khi liên hệ P.CTSV” để các bạn nhận xét được
dán tại P.101A, các bạn sinh viên khi liên hệ giải quyết công việc tại phòng thì nhớ để ý việc
này và cho nhận xét.
13.

Mở rộng hoạt động Thể dục thể thao dành cho sinh viên trong Trường. Tạo điều kiện

cho sinh viên tham gia các hoạt động TDTT rèn luyện sức khoẻ hằng ngày và cộng điểm rèn
luyện cho sinh viên (SV Khoa KHMT).
14


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
Nhà Trường trả lời:
Cứ vào đầu mỗi năm học, Phòng Công tác Sinh viên đều tổ chức Hội thao SV: đây là
hoạt động nhằm tạo điều kiện giao lưu giữa sinh viên các Khoa và khóa với nhau. Hội thao

năm học 2014-2015 tổ chức trong
vòng 17 ngày thu hút khoảng 1/6 sinh sinh viên toàn trường tham gia tranh tài ở 09 môn với
21 nội dung thi đấu, trong đó có nhiều môn thích hợp với thi đấu phong trào như chạy 100m,
bơi lội, cờ vua/cờ tướng và có cả thi đấu game;
Trường có sân bóng đá, bóng chuyền và cầu lông sinh viên được sử dụng miễn phí;
Sinh viên tham gia các CLB thể thao (+2đ) và tham gia thi đấu đều được cộng điểm
rèn luyện (+2  +5 diểm).
14.

Kí túc xá khu B chưa có phòng Karaoke phục vụ giải trí cho Sinh Viên . Khuyến khích

xây dựng thêm (SV Khoa KHMT).
Nhà Trường trả lời:
Nhà Trường sẽ chuyển ý kiến của bạn cho KTX ĐHQG.
15.

KTX A3 cầu thang bị nứt rất rộng, mong trường liên hệ với KTX để có biện pháp khắc

phục sớm nhất. (SV Khoa KTMT).
Nhà Trường trả lời:
Nhà Trường sẽ chuyển ý kiến của bạn cho KTX ĐHQG.
16.

Cần kiểm soát chặt chẽ hơn về vấn đề sinh hoạt của các bạn sinh viên trường khác

trong khu vực Trường mình. (SV BM KH&KTTT);
Đề nghị nhà trường đảm bảo đảm an ninh trong khuôn viên trường. Ví dụ: tăng cường
an ninh trong mùa thi, kiểm soát sinh viên ra vào trường bằng thẻ sinh viên, v.v… (SV Khoa
KHMT).
Nhà Trường trả lời:

Khuôn viên đại học là môi trường có nhiều người khách đến tham quan, học tập và làm
việc. Trường không thể cấm khách (nói chung) và sinh viên các trường bạn (nói riêng) trong
15


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
khuôn viên của Trường. Trường chỉ có thể tăng cường việc hướng dẫn, và công tác đảm bảo
an ninh trật tự;
Từ trước đến nay, Trường luôn ý thức đảm bảo an ninh, trật tự và vệ sinh trong khuôn
viên nhà trường, thường xuyên tổ chức kiểm tra ở các cổng A, C và tuần tra trong khuôn viên.
Vào những dịp có đông khách xuất hiện trong khuôn viên, Tổ bảo vệ đều bố trí thêm người
để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Để tăng cường an ninh, trật tự và vệ sinh trong
khuôn viên Trường, đề nghị các CBGV và nhất là sinh viên phải tuân thủ các quy định của
Trường, cụ thể:
-

Đeo thẻ CBVC, thẻ sinh viên khi ở trong khuôn viên Trường.

-

Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.

-

Lưu ý các cảnh báo của Trường về các vấn đề bảo quản tài sản cá nhân trong khuôn
viên Trường, nhất là vào mùa thi.

-

Khi thấy người lạ có dấu hiệu khả nghi, ngay lập tức báo cho đội bảo vệ để có phương

án ứng phó.

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT – HỌC PHÍ
1.

Cơ sở vật chất nhà C kém (SV Khoa KHMT), Cần trang bị thêm quạt cho các phòng

học nhà C vì quá nóng (5 Khoa)
Nhà Trường trả lời:
Hiện nay, phòng Quản trị thiết bị (QTTB) và Ban Quản lý Cơ sở (QLCS) đã tạo lập
trang forum tại địa chỉ: phản ánh về cơ sở
vật chất của Trường. Khi sinh viên phản ánh về vấn đề cơ sở vật chất như: máy chiếu mờ, quạt
hư, loa rè,... thì phòng QTTB và Ban QLCS sẽ phối hợp xử lý ngay. Hầu hết các phòng học
khu C đều được trang bị từ 1-2 quạt trần và từ 2 quạt treo tường trở lên nên các phòng học
tương đối mát. Trong trường hợp phòng nào quạt bị hư hay quá nóng vui lòng báo cụ thể số
phòng trên diễn đàn trên để Nhà trường kiểm tra và khắc phục.
2.

Phòng C205 , máy chiếu có vấn đề từ học kì trước mà giờ vẫn chưa được khắc phục

triệt để, hay bị trục trặc, do hệ thống máy chiếu quá cũ nên hay bị tắt giữa chừng hoặc khó
tiếp nhận thiết bị. Cần xem xét kiểm tra máy chiếu ở một số phòng học (SV Khoa KHMT,
16


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
CNPM, HTTT).
Nhà Trường trả lời:
Vấn đề này đã được khắc phục là cho thay dây VGA 1.5m, hiện tại máy chiếu đã hoạt
động bình thường và Nhà trường vẫn đang trong thời gian theo dõi thêm. Nếu máy chiếu vẫn

còn bị như tình trạng trên vui lòng phản ánh trên diễn đàn />3.

Nâng cấp máy chiếu các phòng dãy nhà C, đặc biệt C306, C308.
Đã tiến hành kiểm tra các máy chiếu ở hai phòng học trên, chất lượng máy chiếu tốt.

Tuy nhiên, những phòng này do ánh sáng chiếu vào nên làm giảm độ sáng của máy chiếu. Vấn
đề này khắc phục bằng cách lắp đặt thêm rèm cửa. Tuy nhiên hiện nay kinh phí Nhà trường
còn hạn chế nên chưa thể thực hiện ngay được.
4.

Các giảng đường quá nóng, quạt thì không thể điều chỉnh tốc độ được, có quạt quay

như không quay, mong nhà trường có thể sớm nâng cấp thay đổi. (SV Khoa KHMT);
Loa khi thi tiếng anh quá nhỏ ngồi cuối lớp không nghe gì (SV Khoa KHMT).
Nhà Trường trả lời:
Nhà Trường đã kiểm tra và điều chỉnh công suất quạt ở mức độ lớn nhất. Các hộp số
được đặt trên trần la phong nên sinh viên không thể chỉnh được tốc độ của quạt;
Câu này mờ nghĩa, nghe loa của phòng học phát ra hay nghe loa tại máy cassette. Nếu
nghe không rõ sinh viên có thể yêu cầu đổi chỗ khi thi hoặc đề nghị giáo viên đưa micro vào
máy casseete để nghe rõ hơn.
5.

Các phòng học không có máy lạnh quá nóng, đặc biệt là 3 giảng đường. Không khí ở

giảng đường rất nóng, ngột ngạt làm các bạn SV khó tập trung học tập (SV Khoa HTTT)
Nhà Trường trả lời:
Hiện tại kinh phí nhà Trường không kham nổi cho việc này. Các giảng đường đã được
điều chỉnh tốc độ quạt lớn nhất nên phần nào khắc phục được vấn đề này.
6.


Vấn đề máy lạnh phòng C201, C301: Có 2 máy lạnh (số 1 và số 3) có vẻ như không

hoạt động, sử dụng remote để điều khiển như không được. (SV Khoa KHMT)
Nhà Trường trả lời:
17


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
Hai phòng máy này đã được điều chỉnh bình thường. Phòng C301 sử dụng remote đa
năng nên khi bấm không đúng tần số sẽ không điều chỉnh được. Đã hướng dẫn cho bộ phận
quản lý Phòng học. Máy lạnh không hoạt động hay có bất cứ vấn đề về thiết bị phòng học sinh
viên nên báo cho bộ phận quản lý phòng học, không nên tự ý chỉnh sửa.
7.

Phòng học nên tách riêng máy chiếu và bảng ra 1 cái 1 bên. (SV Khoa HTTT)

Nhà Trường trả lời:
Các màn chiếu và bảng đã được thiết kế phù hợp với phòng học. Và màn chiếu cũng
được cuộn lên khi sử dụng bảng. Câu hỏi trên mờ nghĩa, chưa nêu ra nguyên nhân hợp lý cho
việc riêng màn chiếu và bảng.
8.

Các phòng học còn ít ổ cắm điện (SV Khoa KTMT)

Nhà Trường trả lời:
Các phòng học thiết kế không sử dụng laptop hoặc các thiết bị cắm điện trong phòng
học. Trong phòng máy mỗi bàn có từ 2-3 ổ cắm cho việc sử dụng laptop này.
9.

Chỉnh sửa lại phòng máy thực hành vì hiện giờ không đủ máy và có nhiều máy hư hay


thiếu chuột (SV Khoa KTMT)
Nhà Trường trả lời:
Đây là một câu mờ nghĩa, sinh viên cần nêu rõ phòng nào thiếu chuột báo với bộ phận
quản lý phòng máy để xử lý. Trang bị một phòng máy mới tốn rất nhiều kinh phí nên trước
mắt Nhà trường chưa thể trang bị ngay được.
10.

Trang thiết bị còn chưa tốt, sinh viên đa phần thực hành bằng máy tính cá nhân của

mình. Mỗi năm sinh viên càng đông do đó cần nâng cấp cơ sở vật chất, phục vụ phát triển
ứng dụng giải quyết các nhu cầu thực tế. (SV Khoa MMT&TT)
Nhà Trường trả lời:
Đây là câu mờ nghĩa, thiết bị chưa tốt là thiết bị gì? Cần nêu rõ: máy chiếu, máy tính
thực hành hay âm thanh… Nâng cấp cơ sở vật chất của 01 phòng máy tốn rất nhiều kinh phí
nên Nhà trường sẽ chưa thể trang bị ngay được.
18


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
11.

Nâng cao Cơ sở vật chất cho sinh viên luyện tập Thể dục thể thao. Ví dụ: cho phép

sinh viên sử dụng sân bóng đá trước tòa nhà C, xây dựng thêm sân bóng đá trong khuôn viên
trường để sinh viên có thể đăng ký sử dụng v.v... Đầu tư sân bóng, sân cầu lông, sân bóng
chuyền, dụng cụ thiết bị … đề sinh viên có dịp rèn luyện thể dục thể thao. (SV Khoa KHMT)
Nhà Trường trả lời:
Hiện tại trường có một sân đá banh, hai sân bóng chuyền;
Trong năm vừa qua phòng QTTB đã làm hoàn thiện tòa nhà D để phục vụ cho việc sinh

hoạt văn đoàn thể, tại tòa nhà này Trường có đặt 1 bàn bóng bàn để phục vụ thêm nhu cầu giải
trí của Sinh viên;
Vừa qua Nhà Trường đã khảo sát và dự định làm thêm 1 sân đá banh nữa. Tuy nhiên,
kinh phí thực hiện còn hạn chế nên chưa thực hiện được;
Trong tương lai gần, khi các công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng, Trường sẽ
xem xét và xây dựng các sân chơi mới cho sinh viên.
12.

Khối nhà B không nên bỏ không quá lâu mà nên tiếp tục xây. (SV khoa KHMT)

Nhà Trường trả lời:
Nhà Trường đang hối thúc nhà thầu tiến hành xây dựng cho nhanh hạng mục này.
13.

Trường nên có thêm nhiều ghế đá, phòng nghỉ trưa. (SV Khoa KHMT)

Nhà Trường trả lời:
Năm vừa qua đã được tài trợ thêm 10 ghế đá cho Trường, đang cố gắng xin thêm tài
trợ về vấn đề này. Hiện nay, Nhà trường đã mở cửa một số phòng học nhà C để sinh viên nghỉ
trưa. Còn phòng nghỉ trưa chuyên dùng cho sinh viên thì không thể vì kinh phí hạn hẹp không
cho phép điều này.
14.

Nâng cấp hệ thống wifi, khu vực wifi rộng hơn. Trường nên nâng cấp hệ thống wifi ở

các tòa nhà, có một số điểm không thể bắt được wifi. (SV Khoa KHMT, CNPM, HTTT, KTMT)
Nhà Trường trả lời:
Hiện nay wifi nhà C đã được thay thế, có thể dùng tài khoản chứng thực để đăng nhập
(dùng SSID UIT, tốc độ cao hơn UIT-Public), tuy nhiên vẫn không tránh khỏi một vài điểm
19



Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
“mù” tại một số phòng ở xa, bị khuất, ..
15.

Nhiều phòng máy không có kết nối mạng, máy yếu

Nhà Trường trả lời:
Cần chi tiết hơn phòng máy nào có tình trạng trên. Với các phòng máy do Phòng
DL&CNTT quản lý thì hiện còn 01 phòng máy (C310) có cấu hình thấp (Pentium D, 1GB
RAM), 100% phòng máy có kết nối mạng (có thể có vài thời điểm hệ thống mạng bị trục trặc).
Các phòng máy sinh viên phản ảnh có thể do Khoa quản lý (hiện có Khoa KTMT và
MMT&TT còn quản lý vài phòng máy)
16.

Thư viện nên hoạt động theo kiểu thư viện mở. (SV Khoa KHMT)

Thư viện Trường trả lời:
Thư viện hoạt động theo mô hình thư viện mở là mục tiêu phát triển của Thư viện, tuy
nhiên hiện tại chưa thể triển khai vì 1 số vấn đề sau:
-

Tài liệu hiện tại của thư viện còn hạn chế;

-

Khu vực dành cho kho tài liệu mở chưa có. Hiện tại chỉ có 1 kho đóng để lưu
giáo trình;


-

Các thiết bị kiểm soát cần thiết để xây dựng kho mở (VD: Cổng kiểm soát mượn
trả tự động, phần mềm quản lý,…) chưa được trang bị.

Hướng khắc phục:
Thư viện sẽ bổ sung thêm nhiều đầu sách phù hợp với nhu cầu bạn đọc để làm phong
phú hơn cho kho tài liệu;
Thư viện sẽ từng bước đề xuất trang bị thiết bị cần thiết, phần mềm quản lý để kiểm
soát trong việc xây dựng kho tài liệu mở;
Sớm mở rộng diện tích sử dụng thư viện tại tầng 2 dự kiến sẽ xây dựng trở thành khu
vực kho tài liệu mở.
IV. CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
1.

Kiểm tra, đánh giá: (SV Khoa KHMT)
20


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
- Cách đánh giá môn học chưa hợp lý (Lập trình hướng đối tượng).
- Nên áp dụng phương pháp chia nhỏ các cột điểm để làm giảm áp lực học tập của sinh
viên .
Nhà Trường trả lời:
Hình thức đánh giá môn học đã được tập thể các Giảng viên thảo luận và được Hội
đồng khoa học thông qua, đảm bảo tính hợp lý, đánh giá đúng trình độ sinh viên.
2.

Chương trình đào tạo nên rút ngắn xuống còn 4 năm thay vì 4.5 năm (KTMT2011)
Nhà Trường trả lời:

Nhà trường sẽ xem xét ý kiến này.

3.

Tăng thêm môn tự chọn chuyên ngành (KTMT2011)

Nhà Trường trả lời:
BCN Khoa đang thực hiện công tác này và sẽ lấy kiến Hội đồng khoa (HĐK) trước khi
bổ sung trong Chương trình đào tạo (CTĐT).
4.

Tăng số tín chỉ môn Các thiết bị và mạch điện tử lên 4 chỉ, tập trung vào các linh kiện

bán dẫn hiện đại và mạch vi điện tử (KTMT2011).
Nhà Trường trả lời:
Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ môn sẽ xem xét ý kiến này
5.

Hỗ trợ kinh phí cho CLB CEEC tham gia các cuộc thi học thuật mang tính chất PR cho

trường. (SV Khoa KTMT)
Nhà Trường trả lời:
Khoa KTMT sẽ làm việc với Đoàn Khoa và đưa vào kế khoạch thường niên của Khoa.
Đồng thời Khoa sẽ gửi thông tin kế hoạch đến Phòng Công tác Sinh viên xin hỗ trợ kinh phí
trong năm sau.
6.

Đưa môn Vật lý kỹ thuật vào giảng dạy thay cho môn Nhập môn điện tử. Do kiến thức

sinh viên năm 1 không đủ để lĩnh hội môn này (KTMT2011)

21


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
Nhà Trường trả lời:
Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ môn sẽ xem xét ý kiến này.
7.

Nên có thêm môn lập trình nhúng nâng cao cho sinh viên học chuyên ngành Embedded

System (KTMT2011)
Nhà Trường trả lời:
Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ môn sẽ xem xét ý kiến này
8.

Lớp đề nghị trường mở thêm phòng trống dùng để thực hành mạch số và các môn học

liên quan tới chuyên ngành. (SV Khoa KTMT)
Nhà Trường trả lời:
Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ môn sẽ xem xét ý kiến này
9.

Phòng thực hành cần được trang bị bàn ghế, các board hỗ trợ thực hành sẽ do khoa

hỗ trợ. (SV Khoa KTMT)
Nhà Trường trả lời:
Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ môn sẽ xem xét ý kiến này.
10.

Phòng thực hành sẽ là nơi để các bạn sinh viên CLC sinh hoạt, họp, tổ chức học nhóm,


thảo luận, làm đồ án. Khoa quản lý để dễ dàng mở cửa cho sinh viên thường xuyên hơn. (SV
Khoa KTMT)
Nhà Trường trả lời:
Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ môn sẽ xem xét ý kiến này và sẽ có kế hoạch để xây dựng
OPEN LAB cho sinh viên.
11.

Tăng thời gian thực hành cho sinh viên (SV Khoa KTMT)

Nhà Trường trả lời:
Ban chủ nhiệm Khoa và Hội Đồng khoa đang có kế hoạch hiệu chỉnh điều chỉnh môn
học (ĐCMH). Ban chủ nhiệm Khoa và các Giảng viên sẽ cố gắng đưa giảng dạy thực hành

22


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
cho các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành KTMT để đáp ứng tính thực hành cho sinh
viên
12.

Tăng các buổi nói chuyện trực tiếp về ngành học và việc học tập của lớp với các thầy

giáo trong khoa và thầy Cố vấn. (SV Khoa KTMT)
Nhà Trường trả lời:
Ban chủ nhiệm Khoa đã triển khai công tác này và yêu cầu Giảng viên, GVCV tích cực
gặp SV trong học kỳ 2 năm 2014-2015. Tuy nhiên trong các học kỳ sau, BCN Khoa sẽ thường
xuyên nhắc nhỡ các GV, GVCV tích cực cố vấn và giải đáp thắc mắc cho sinh viên trong
ĐKMH và các vấn đề liên quan.

13.

Sinh viên đa phần chưa hiểu rõ được sự quan trọng của các môn cơ bản trong lập trình,

như: hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. (Cần có biện pháp để giúp sinh viên hiểu
rõ về vấn đề này khi bắt đầu học.) (SV Khoa MMT&TT)
Nhà Trường trả lời:
Đa số sinh viên có tham dự các đợt sinh hoạt đầu khóa sẽ biết câu trả lời. Đây là những
môn nền tảng của ngành CNTT nói chung. Tuy nhiên, Khoa MMT &TT sẽ ghi nhận và sẽ lưu
ý tổ chức nhiều hơn. Ngoài ra, Khoa cũng cần phối hợp với Phòng Công tác Sinh viên để tổ
chức hoạt động không bị trùng lắp và nội dung phong phú hơn.
14.

Môn Đồ án chuyên nghành nên có danh sách đồ án để sinh viên chủ động hơn trong

việc chọn đồ án. (SV Khoa MMT&TT).
Nhà Trường trả lời:
Khoa đã thực hiện điều này từ nhiều năm qua. Đề nghị sinh viên theo dõi thường xuyên
thông báo trên website của Khoa. Ngoài ra, phần lớn sinh viên tích cực trong học tập thì đã
liên hệ trực tiếp với GV để được hướng dẫn. Sinh viên nên ý thức hơn trong việc chủ động
học tập.
15.

Thực hành hình thức 2 cần phải xem xét lại, sinh viên đóng học phí cho hình thức thực

hành này nhưng thực tế trên đa số gần như là không có được học những buổi học này (chỉ có
giảng viên ra đề rồi cho sinh viên nộp bài online). (SV Khoa MMT&TT)
23



Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
Nhà Trường trả lời:
Hình thức thực hành 2 là tạo điều kiện tự do và chủ động tối đa cho sinh viên và giảng
viên nhằm hoàn thành mục tiêu của môn học. Việc thực hành hình thức 2 là một bước tập
luyện cho việc làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Có thể một vài bạn chưa quen, việc thực hành
hình thức 2 nhằm rèn luyện cho sinh viên tính chủ động học tập, tự tìm giải pháp với sự giúp
đỡ không thường xuyên của GVHD, không phải là hình thức thực hành cầm tay chỉ việc;
Việc này đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ sinh viên và cả giảng viên. Cả 2 phía phải cùng
nhau giải quyết. Một bên buông thì bên kia cũng không thể giúp được. Tuy nhiên, cũng có thể
1 vài trường hợp cá biệt sinh viên và GVHD không thể tìm được tiếng nói chung nên dẫn đến
tình trạng không có tương tác trong quá trình học.
16.

Tổ chức các buổi training cho các môn trong chuyên ngành. Không phải là các kiến

thức trong chương trình mà có thể là các kiến thức thực tế, kinh nghiệm: về cách làm việc, lập
trình ở công ty, doanh nghiệp hoặc phương pháp tư duy. (SV Khoa MMT&TT)
Nhà Trường trả lời:
Khoa Mạng máy tính & Truyền thông có 1 email “hotline” trực tiếp từ Trưởng khoa
đến ban cán sự và ngược lại Mọi thông báo có liên quan
đến sinh viên được chuyển tải sang kênh này và gửi đến sâu rộng sinh viên. Trong 6 tháng
qua, Khoa Mạng máy tính & Truyền thông đã tổ chức nhiều đợt thông báo, tham quan đến
sinh viên, kể cả thông tin học bổng lẫn thông tin học thuật. Các CLB học thuật của khoa cũng
thường tổ chức offline các sự kiện. Đề nghị sinh viên chủ động hơn trong việc học và hướng
nghiệp.
17.

Khoa MMT&TT cần tổ chức các chuyến tham quan đến các công ty đối tác. (SV Khoa

MMT)

Nhà Trường trả lời:
Khoa Mạng máy tính & Truyền thông thường xuyên thông báo đến sinh viên các đợt
tham quan, thực tập và hướng nghiệp tại các cty lớn như TMA, Sao bắc đẩu, VNG,… thông
qua kênh ban cán sự () Nếu sinh viên đi học đầy đủ,
24


Hội nghị Sinh viên Năm học 2014-2015
tham gia sinh hoạt đoàn, hội, sinh hoạt lớp đầy đủ thì sẽ được biết các thông tin này. Ngoài
ra, trong những năm qua, Khoa Mạng máy tính & Truyền thông đã viết khá nhiều thư giới
thiệu để sinh viên đi du học, xin việc làm,… cũng như đi trao đổi văn hóa với nhiều nước
trên thế giới. Sinh viên cần tham gia tích cực hơn vào các phong trào của khoa, của lớp thì sẽ
thấy các hoạt động này diễn ra rất thường xuyên và phong phú.
18.

Đề nghị tất cả giảng viên của khoa Hệ thống Thông tin thay đổi tác phong đến lớp:

(SV Khoa HTTT)
-Giảng viên phải có giáo trình chính thống cho một môn học, thật sự slides bài giảng
chỉ làm cho sinh viên không có động lực và không đủ từ khoá để tìm hiểu chuyên sâu;
-Phải hoạch định được bài tập nào cần thiết, vì môn Lập trình Java và Phát triển ứng
dụng web hơn 2/3 nội dung học là trùng nhau gây nhàm chán cho sinh viên và rất nhiều môn
học khác của khoa;
-Tất cả trợ giảng các môn thực hành chỉ lên lớp và sinh viên tự túc làm bài, rất ít trợ
giảng hướng dẫn một cách chi tiết cụ thể cho sinh viên dễ nắm bắt yêu cầu.
Nhà Trường trả lời:
Ý kiến thứ 1:
Mỗi môn học đều có giáo trình đi kèm trong đề cương môn học, nhất là các môn về
phương pháp luận, ví dụ: môn CSDL có giáo trình CSDL của nhóm tác giả Đỗ Phúc-Nguyễn
Đăng Tỵ và Giáo trình Thiết kế CSDL của tác giả Trịnh Minh Tuấn, môn Phân tích thiết kế

HTTT có giáo trình Phân tích TK HTTT của tác giả Huỳnh Ngọc Tín, Giáo trình Khai thác
dữ liệu của tác giả Đỗ Phúc cho môn Khai thác dữ liệu, Quản lý dự án của tác giả Trương Mỹ
Dung cho, Sách và slide giảng của công ty Oracle cho môn Hệ quản trị CSDL Oracle, Giáo
trình GIS đại cương của tác giả Trần Vĩnh Phước cho môn Nhập môn HTTT địa lý, Giáo trình
Phân tích và thiết kế hướng đối tượng bằng UML của tác giả Dương Anh Đức cho môn
UML,…
Ý kiến trên chỉ do một vài sinh viên chưa đào sâu tìm hiểu giáo trình được ghi cụ thể
trong đề cương môn học (thông qua thư viện trường để mượn các giáo trình này). Một giáo
25


×