Tải bản đầy đủ (.ppt) (53 trang)

Bài giảng khái niệm tài nguyên môi trường đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.42 KB, 53 trang )

KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG ĐẤT

03/04/16


NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG

03/04/16


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA TÀI
NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
- Đất là gì?
- Hình thành như thế nào?

03/04/16


• Theo quan điểm sinh thái học thì “đất là một cơ
thể sống” (Winkler, 1968) vì nó tuân thủ những
quy luật sống: phát sinh, phát triển, thóai hóa và
già cỗi.

03/04/16


• “Đất là lớp tơi xốp trên bề mặt lục địa có khả
năng cho thu hoạch thực vật, đặc trưng cơ bản là
độ phì” (R.William)


03/04/16


Vào1897, nhà thổ nhưỡng học người Nga Docutraep:
“ Đất là một vật thể tự nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời do
kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố
hình thành đất gồm có : đá địa hình, khí hậu, nước,
sinh vật và thời gian “.

03/04/16


Sau này các nhà nghiên cứu bổ sung thêm yếu tố
con người.
Thành phần cấu tạo của đất gồm: các hạt khoáng
40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước
35%

03/04/16


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT
• Đất = f (đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật, thời
gian)

03/04/16


• Đất được hình thành từ “đá mẹ”, dưới các điều
kiện nhiệt độ, áp suất nhất định, các thông số về

khí hậu, thời tiết, sự tham gia của các yếu tố sinh
vật và con người … quá trình phong hóa vật lý,
hoá học và sinh học.

03/04/16


• Đá mẹ thông qua sự phong hoá vật lý, hoá học và
sinh học, cùng với sự thay đổi đột ngột của khí
hậu… Các lớp đá có cấu trúc từ những khoáng vật
khác nhau, cùng với những tác nhân có trong
nước mưa (H2SO4, NHO3 …) đã làm vỡ tan nhanh
chóng, tạo thành các mảnh vụn.

03/04/16


• Quá trình đó diễn ra liên tục để cho ra sản phẩm
là những “mẫu chất”. Từ các mẫu chất, đất được
hình thành nhờ có sự tham gia của các thành phần
hữu cơ do sinh vật để lại. Như vậy, đất được hình
thành từ khi xuất hiện sự sống trên trái đất.

03/04/16


Các yếu tố hình thành và phát triển của
đất
• Xét theo quan điểm vĩ mô thì có 2 yếu tố chính liên
quan đến quá trình thành tạo đất là: yếu tố vô sinh (đá

mẹ, chế độ nước, khí hậu, địa hình …) và yếu tố hữu
sinh (thực vật, động vật, vi sinh vật …). Ngoài 2 yếu
tố trên, con người và các hoạt động của con người
cũng góp phần không nhỏ đến sự hình thành và phát
triển của đất.

03/04/16


Yếu tố vô sinh
• Đá mẹ
• Yếu tố khí hậu



03/04/16


a, Đá mẹ: Đá mẹ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự
thành tạo đất do ảnh hưởng đến lý tính, hoá tính của
đất.
Ví dụ:
•Đá acid (tỷ lệ SiO2 = 65 – 75 %) khi phong hoá cho ra
lớp đất mỏng, chua, nhiều cát, ít sét, nghèo chất kiềm
và kiềm thổ.

03/04/16


• Đá bazơ và siêu bazơ (tỷ lệ SiO2 = 40%) khi

phong hoá cho ra tầng đất dày, pH trung tính hay
kiềm, nhiều kiềm và kiềm thổ, sét cao, ít cát, cấu
trúc đất thoáng, xốp…
• Riêng đối với vùng đất phù sa thì vai trò của đá
mẹ không được thể hiện một cách rõ rệt mà phụ
thuộc vào sự hình thành các bồi tích phù sa.

03/04/16


b, Yếu tố khí hậu: Các thông số khí hậu như
mưa, gió, nhiệt độ, biến thiên nhiệt độ (theo ngày,
đêm, theo mùa) có tác dụng mạnh mẽ đến sự hình
thành đất.
•Ở mỗi đới khí hậu hình thành nên một kiểu đất
khác nhau. Ở Việt Nam, vùng núi Bắc bộ (bao gồm
toàn bộ vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc) là cửa
ngõ đón gió mùa Đông bắc nên có nền nhiệt về mùa
đông thấp nhất so với toàn quốc (nhiệt độ thấp hơn
200C kéo dài hơn 4 tháng)

03/04/16


• Lượng mưa hàng năm không đều, nơi thì mưa
nhiều (Bắc Quang, Sa Pa, Tiên Yên, Móng Cái);
nơi thì mưa ít (Lạng Sơn, Sông Mã, Yên Châu)
nên có quá trình phong hoá kém, sản phẩm phong
hoá nghèo nàn.


03/04/16


c, Yếu tố thuỷ văn và môi trường nước:
•Đất và nguồn nước là 2 yếu tố chính yếu của môi
trường có mối quan hệ chặt chẽ “không thể tách rời
được”, trong đất có sự tồn tại của nước và trong
nước cũng có đất.
•Nước và đất có quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác
với nhau để hình thành những kiểu đất khác nhau.

03/04/16


• Trong quá trình hình thành đất, nước đóng vai trò là
“vật mang” và là nơi hoà tan các vật liệu cấu tạo nên
đất. Chế độ nước có ảnh hưởng không nhỏ đến sự
thành tạo đất và tính chất môi trường sinh thái vùng
đó.
• Vùng khô hạn thì đất sẽ trơ sỏi đá, vùng ngập úng thì
đất sẽ yếm khí, vùng nhiễm phèn thì đất sẽ bị phèn
hoá, vùng bị ảnh hưởng mặn thì đất sẽ bị nhiễm mặn
(nhiều muối NaCl), vùng nước ngập dầu thì môi
trường đất sẽ bị nhiễm dầu, nước bị nhiễm vi sinh thì
môi trường đất cũng bị nhiễm vi sinh…

03/04/16


• Lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy sẽ gây xói mòn

nơi này và bồi tích nơi khác, tạo nên những dạng đất
đai khác nhau.
• Nhìn chung ở vùng nhiệt đới mưa nhiều thì đất đai
trở nên chua do bị rửa trôi các ion kiềm và kiềm thổ.
Nước và nhiệt độ còn có quan hệ mật thiết với nhau,
tác động lên quá trình phong hoá khoáng vật,

03/04/16


• ví dụ:
2FeS2

+

12FeSO4
2Fe(SO4)3

7O2

+

2H2O -> 2FeSO4 +

2H2SO4

+ 7O2 + 6H2O -> 4Fe2(SO4)3 + 4Fe(OH)3
+

9H2O


->

2Fe2O3.3H2O + 6H2SO4

• Các phản ứng trên đều có sự tham gia của nước để
tạo nên một loại đất chua, giàu H2SO4, thường xuất
hiện trong quá trình tạo thành môi trường sinh thái đất
phèn. Ngoài ra, quá trình rửa trôi và tích tụ ở những
vùng khí hậu nhiệt đới cũng sẽ tạo ra đất feralite và
đất laterite.
03/04/16


• Như vậy, quá trình thành tạo tài nguyên đất đai có sự
đóng góp đáng kể của yếu tố nước. Trong đó, đáng
chú ý nhất vẫn là nước ngầm, nước ngầm ảnh hưởng
đến chiều hướng hoạt hoá của môi trường sinh thái
đất và quyết định lên tính chất đất đai.

03/04/16


d, Yếu tố địa hình, địa mạo:
Yếu tố địa hình, địa mạo có vai trò quan trọng
trong việc hình thành tài nguyên đất. Biểu hiện:
•Độ cao: theo quy luật phi nhiệt đới (quy luật độ cao)
thì càng lên cao, khí hậu càng trở nên lạnh hơn, quá
trình phòng hoá đá mẹ để tạo ra đất đai sẽ khác hẳn ở
nơi thấp.


03/04/16


• Ví dụ: ở độ cao dưới 1800m, quá trình hình thành đất
theo kiểu feralite; từ 1800m – 2300m, đất sẽ hình
thành theo kiểu mùn alite.
• Ngoài ra xét theo phương kinh tuyến (theo quy luật
địa đới) thì càng đi về phía hai cực, khí hậu càng trở
nên lạnh hơn, do đó quá trình hình thành đất đai cũng
như các dạng tài nguyên khác sẽ phân hoá tương tự
như theo đai độ cao (nếu không xét đến vấn đề thuỷ
chế).
03/04/16


• Độ dốc: Thực tế cho thấy, nếu độ dốc càng tăng thì
khả năng xói mòn càng lớn và các tài nguyên đất
cũng được hình thành theo kiểu độ dốc tương ứng.
Nếu ở nơi thấp trũng, khả năng bồi tích lớn, thì đất
được hình thành rất phức tạp cả về hình thái phẫu
diện lẫn tính chất đất.

03/04/16


×