Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Dự án Quản lý và phát triển CDĐL Hải Hậu cho sản phẩm gạo tám xoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 89 trang )

MỞ ĐẦU
Gạo tám xoan Hải Hậu là một sản phẩm truyền thống, đặc thù của vùng
sản xuất lúa nước thuộc đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng
gạo tám xoan Hải Hậu bị suy giảm do quá trình phát triển của giống lúa qua một
thời gian quá dài. Mặc dù từ năm 2003, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học
Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam trước kia, nay là Viện Chính sách và Chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã có những sự trợ giúp nhằm phục hồi
lại giống lúa tám, duy trì quy trình kỹ thuật sản xuất truyền thống, tổ chức nông
dân nhưng diện tích lúa tám xoan cũng mới chỉ đạt đến 12% vào năm 2006.
Ngoài ra những khó khăn của thị trường, quy hoạch vùng sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm sẽ là những đòi hỏi mà huỵện Hải Hậu nói riêng và tỉnh
Nam Định nói chung cần sự trợ giúp của các cơ quan, tổ chức trong thời gian
tới.
Xây dựng CDĐL ”Hải Hậu” cho sản phẩm gạo tám xoan có đặc thù riêng
so với các sản phẩm khác của Việt Nam, quá trình xây dựng được tiến hành từ
dưới lên, nghĩa là tổ chức nông dân tiến hành những hoạt động sản xuất, quản lý
chất lượng sau đó mới tiến hành đăng bạ. Vì thế, từ tháng 5/2007 thời điểm sản
phẩm gạo tám được đăng bạ CDĐL đến nay, hệ thống quản lý và sử dụng vẫn
chưa được triển khai và đưa vào vận hành.
Cũng như nhiều địa phương khác, Nam Định cũng đang gặp phải những
khó khăn về quy trình, cách thức tổ chức của hệ thống quản lý và sử dụng
CDĐL. Từ thực tế đó, dự án “Quản lý và phát triển CDĐL ‘Hải Hậu’ cho sản
phẩm gạo tám xoan” được triển khai đã giúp cho Hải Hậu nói riêng và Nam
Định nói chung có được những sự hỗ trợ tích cực về mặt quản lý sản xuất, chất
lượng sản phẩm và phát triển thị trường, góp phần quan trọng trong sự duy trì và
phát triển ổn định một vùng sản xuất lúa truyền thống.

1


PHẦN III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN



III.1. Tổng quan về sản phẩm gạo tám xoan
Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng sản xuất, tính đặc thù về tự nhiên, con
người và kỹ năng thực hành truyền thống trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm
gạo tám xoan ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định; Xác định được các loại đất trồng
lúa tám có chất lượng cao nhằm khuyến cáo phục vụ cho việc phát triển và quản
lý sản xuất lúa tám ở địa phương; Tìm ra hướng giải pháp trong việc duy trì và
phát triển sản xuất lúa tám xoan của huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định. Từ đó xây
dựng cơ sở khoa học cho các đề xuất liên quan đến công tác quản lý, sử dụng và
khai thác CDĐL “Hải Hậu” cho gạo tám xoan trên thị trường. Đơn vị thực hiện
đã tiến hành điều tra 90 hộ, trong đó có 51 hộ trong Hiệp hội và 39 hộ ngoài
Hiệp hội. Các hộ được lựa chọn điều tra theo phương pháp lấy xác suất ngẫu
nhiên trên địa bàn 5 xã thuộc vùng mục tiêu sản xuất lúa tám xoan của huyện
Hải Hậu là Hải Anh, Hải Đường, Hải Phong, Hải Toàn và Hải An. Đây cũng là
các xã có các hội viên thuộc sự quản lý của Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu.
Ngoài ra còn phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực thổ nhưỡng, giống cây
trồng, các lão nông chi điền về các đặc tính đặc thù của sản phẩm.
III.1.1.Tính đặc thù của lúa tám xoan Hải Hậu
Trên cơ sở sưu tập các giống lúa tám lưu truyền trong dân, các tài liệu ghi
chép lại trước đây về đặc tính lúa tám xoan Hải Hậu. Thông qua hội thảo của các
nhà khoa học, các lão nông chi điền và chính quyền địa phương được tiến hành
vào năm 2003 -2004, từ năm 2006 đến 2009 RUDEC kết hợp với Trung tâm hệ
thống cây nông nghiệp - Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã tiến hành
phục tráng, theo dõi và tổng hợp các biểu hiện đặc trưng của giống lúa tám xoan
Hải Hậu được mô tả bằng 37 tính trạng cảm quan sử dụng để phân biệt với các
giống lúa khác trong bảng 1:

2



Bảng 1: Các tính trạng đặc trưng của lúa tám xoan Hải Hậu
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

qua các giai đoạn
Giai đoạn
Tính trạng
(ngày)

Lá mầm: Màu
Lá gốc (lá dưới cùng)
Lá: Mức độ xanh
Lá: Lông ở phiến lá
Lá: tai lá
Thìa lìa

Lá: hình dạng thìa lìa
Lá: Chiều dài phiến lá
Lá: chiều rộng phiến lá
Lá đòng: trạng thái phiến lá
(quan sát sớm)
Khóm: Gốc thân ( thế cây)
Thời gian trỗ: (50% số cây có

10
40
40
40
40
40
40
50-60
50-60

Xanh
Tím nhạt
Xanh trung bình
Trung bình
Không có

Xẻ
Dài:35,5 – 45 cm
Trung bình: 1-2 cm

60-90


Nửa thẳng

40
55

bông trỗ)
Vỏ trấu: màu sắc (trừ mỏ hạt)
Hạt thóc: màu của mỏ hạt
Thân: đường kính thân
Thân: chiều cao thân (không

65-90
80-90
65
70

tính bông)

17

Bông: Chiều dài trục chính

72-90

18

Bông: trạng thái trục chính

90


19

Bông: Số bông / cây

70

20
21
22
23
24
25
26

Bông: trạc ba điểm phân

70

nhánh đầu tiên
Hạt: Mức độ lông của vỏ trấu
Hạt: vẹo đầu
Bông: Mức độ gié thứ cấp
Bông: trạng thái của bông
Bông: thoát cổ bông
Mày hạt: Chiều dài

60-80
60-92
90
90

90
92
3

Mức độ biểu hiện

Đứng: < 300
Muộn (mạnh): sau
15/10
Vàng nâu
Vàng
Trung bình: 6-8mm
Rất cao > 120cm
Trung bình: 2630cm
Gục xuống
Trung bình (6
bông/khóm)

Trung bình
Vẹo
Ít
Xoè
Thoát hoàn toàn
Trung bình: 1,6-


27
28
29


Mày hạt: màu sắc
Hạt thóc: khối lượng 1000 hạt
Hạt thóc: sự sắp xếp của hạt

90
92
70-92

thóc

30

Hạt thóc: chiều dài hạt thóc

92

31
32
33
34
35

Hạt thóc: màu hạt thóc
Hạt gạo lật: chiều dài
Hạt gạo lật: chiều rộng
Hạt gạo lật: dạng hạt: D/R
Hạt gạo lật: màu sắc

92
92

92
92
92

36

Hạt gạo sát: Độ bạc bụng

92

37

Hạt gạo lật: hương thơm

92

2,5mm
Vàng nhạt
Rất thấp < 20g
Hạt gối liêên tiếp
nhau
Trung bình: 6,51 –
7,6 mm
Nâu cánh gián
Ngắn: 4,51- 5,5 mm
Hẹp: <2,5mm
Thon dài: ≥3
Trắng
Không có hoặc rất
nhỏ: <5%

Thơm

(Nguồn: Bản mô tả tính trạng của Trung tâm phát triển nông thôn, 2009)

4


HÌNH DẠNG HẠT THÓC VÀ GẠO GIỐNG LÚA TÁM XOAN
HẢI HẬU QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Hình dạng lúa tám xoan được chọn lọc tại địa phương và sản xuất tại Hiệp hội

5


* Các yếu tố tạo nên tính đặc thù của lúa tám xoan, gạo tám xoan và cơm
tám xoan được thể hiện ở hình dáng, màu sắc, mùi, vị và một số đặc điểm khác
được thể hiện ở bảng 2:
Bảng 2: Những đặc thù về cảm quan của gạo tám xoan Hải Hậu
Chỉ tiêu
Hình dáng
Màu sắc

Mùi

Vị
Đặc điểm
khác

Lúa tám xoan

Gạo tám xoan
Hạt thóc thưa, nhỏ,
Hạt gạo hơi dài,
tỷ lệ dài rộng 3,11,
thon nhỏ, vẹo
rong lượng 1000 hạt
một đầu
là 18,24g
Hạt gạo có mầu
Màu vàng cánh dán
trong xanh
Mùi thơm đặc trưng

Cơm tám xoan
Hạt cơm nhỏ dài, không
bị nát

Hạt cơm có màu hơi
bóng
Ngay khi nấu chín, cơm
Mùi thơm dịu, có mùi thơm đặc trưng,
tự nhiên và đặc sau khi nấu 5- 6 giờ vẫn
trưng
giữ được mùi thơm và
cơm không bị khô.
Vị ngọt dịu, đậm (vị ngọt
hậu)

Tỷ lệ từ thóc xay
Hạt gạo chắc,

chế biến thành gạo
đều, không bị Cơm dẻo, giòn
thấp, hạt khó rụng
vỡ khi xay xát
khi tuốt
(Nguồn: Kết quả hội thảo chuyên gia địa phương)

* Phân tích các chỉ tiêu chất lượng về gạo tám xoan được chỉ ra trong
bảng 3:
Bảng 3: Các chỉ tiêu phân tích chất lượng về gạo tám xoan Hải Hậu
Hàm lượng các chất và các đặc
Chỉ tiêu
điểm của gạo
1. Hàm lượng protein tổng số %
9,79
2. Hàm lượng tinh bột tổng số %
88,43
3. Hàm lượng Amylose tổng số %
20,34
4. Nhiệt độ hoá hồ
Thấp
5. Chiều dài hạt trung bình
7,81
6. Chiều rộng hạt trung bình
2,47
7. Tỷ lệ dài rộng
3,11
8. Hình dạng hạt
Thon nhỏ, hơi vẹo một đầu
9. Độ bạc bụng

0
6


Như vậy qua so sánh và phân tích có thể cho thấy:
+ Giống lúa tám xoan là loại giống cổ truyền được sản xuất tại huyện Hải
Hậu cho chất lượng cao nhất so với các loại giống tám khác
+ Chất lượng của lúa tám xoan có sự sai khác cơ bản so với các giống lúa
tám khác trong vùng và các khu vực lân cận
+ Những đặc điểm có thể phân biệt được giống lúa tám xoan với các
giống lúa tám khác được thể hiện khá rõ ràng với các đặc điểm về sinh thái và
hình dạng của cây lúa, sản phẩm thu hoạch
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến lúa tám xoan và quyết định đến chất lượng
của lúa tám xoan được khẳng định đó là:
- Điều kiện về thời tiết khí hậu: với đặc điểm lúa tám xoan phải được
trồng trong vụ mùa, thời gian vào hạt phải có gió mùa đông bắc, biên độ chênh
lệch ngày và đêm cao
- Lúa phải được tưới phù sa ít nhất 14 lần/vụ, đồng thời phải đảm bảo
thoát nước trước 10 ngày trước khi gặt
- Yếu tố sản xuất: phải được bón phân chuồng hoặc phân xanh để làm
tăng quá trình trao đổi chất, tăng thêm độ thơm của sản phẩm
III.1.2. Thực trạng sản xuất lúa tám xoan ở Hải Hậu
Lúa tám xoan là sản phẩm mang tính hàng hoá, hầu hết sản phẩm được
sản xuất ra đều được bán đi là chủ yếu, người trồng lúa rất ít khi sử dụng sản
phẩm này vì giá của loại gạo này luôn cao hơn các giống lúa khác.
Theo điều tra của RUDEC, lúa tám xoan ngày càng giảm về diện tích, kéo
theo vai trò của lúa tám xoan cũng giảm đi trong cơ cấu thu nhập của các hộ
nông dân. Trong số các hộ tham gia trồng lúa tám được điều tra, cơ cấu đóng
góp vào thu nhập của các hộ rất nhỏ (năm 2008 là 7.39%) trong khi số hộ trồng
lúa tám xoan chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 4% dân số, vậy lúa tám xoan chỉ đóng vai

trò rất nhỏ trong cơ cấu thu nhập của huyện Hải Hậu.
Năm 2000 diện tích lúa tám xoan chiếm 14%, năm 2005 chiếm 5%, năm
2008 là 4.3% và năm 2009 chỉ còn 4% trong cơ cấu diện tích lúa của huyện Hải
Hậu. Sự giảm sút về diện tích lúa tám xoan có 4 nguyên nhân chính đó là:
7


Thứ nhất: Phương thức canh tác thay đổi: Hải Hậu với đặc thù là vùng
đồng bằng chiêm trũng ven biển rất phù hợp cho cây lúa tám xoan phát triển.
Trước đây, sản xuất nông nghiệp ở Hải Hậu chủ yếu mang tính quảng canh,
năng suất thấp, tận dụng sự phì nhiêu của đất có được nhờ được hệ thống sông
ngòi bồi đắp hàng năm. Trong điều kiện đó, giống lúa tám xoan có tính thích
phổ rộng, cho chất lượng cao và được người dân địa phương coi là cây trồng chủ
lực vào vụ lúa mùa (năm 1993: lúa tám chiếm 60%/ vụ mùa). Bắt đầu từ những
năm 2000 sản xuất nông nghiệp đã chuyển dần theo hướng thâm canh, tăng năng
suất trong khi năng suất lúa tám xoan có giới hạn thấp.
Thứ hai: Chất lượng gạo tám xoan Hải Hậu bị suy giảm do người dân lưu
truyền trong quá trình lịch sử lâu đời, các kỹ thuật chọn lọc giống được thực hiện
theo phương pháp truyền thống theo hướng năng suất, không quan tâm đến nâng cao
chất lượng sản phẩm, làm cho giống lúa tám xoan đã bị thoái hoá và giảm dần về
chất lượng. Từ năm 2003 đến nay, chính quyền địa phương kết hợp với các nhà khoa
học thuộc Viện khoa học nông nghiệp trước đây, nay là Trung tâm phát triển nông
thôn – Viện Chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã tiến hành
cải tạo và phục hồi lại chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng gạo tám xoan thực tế vẫn
chưa được khẳng định vì nhiều nguyên nhân tác động.
Thứ ba: Hiệu quả kinh tế không cao: những năm gần đây, do thời tiết bất
lợi, năng suất lúa tám xoan rất thấp (70 – 80kg/sào), trong khi giá cả của gạo
tám xoan chưa có sự chênh lệch lớn so với các sản phẩm gạo khác do trên thị
trường có sự lẫn lộn và pha trộn vì thế gạo tám xoan đang dần mất đi thị trường
và mất lòng tin của người tiêu dùng.

Thứ tư: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng bất lợi cho sản xuất lúa tám xoan :
Sản xuất nông nghiệp của địa phương có xu hướng chuyển biến mạnh về cơ cấu,
nhiều diện tích được chuyển sang trồng cây vụ đông, trong khi đó lúa tám xoan
là một giống lúa dài ngày nên việc bố trí cơ cấu mùa vụ có những bất cập cho sự
phát triển của sản xuất.
Vụ mùa năm 2009 đánh dấu một tín hiệu đáng mừng cho sản xuất và kinh
doanh gạo tám xoan. Với năng suất bình quân toàn bộ diện tích lúa tám xoan
8


năm 2009 đạt 105 kg/sào, chất lượng gạo thơm ngon, giá cả trên thị trường có sự
chênh lệch lớn so với các giống lúa khác là những thông tin tích cực cho sản
phẩm gạo tám xoan mang CDĐL :
Năm 2009, toàn huyện Hải Hậu ước tính có khoảng 90ha lúa tám. Trong
đó có 65ha trồng lúa tám xoan theo giống của Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu
đã được chọn lọc, 25ha còn lại là các hộ trồng các giống lúa tám tiêu, tám cổ
ngỗng.... Các hộ sử dụng giống lúa tám xoan có năng suất bình quân đạt
105kg/1sào, đặc biệt có một số hộ canh tác tốt, đúng kỹ thuật năng suất đạt 130
kg/sào tương đương với năng suất của các giống lúa khác (bắc thơm số 7 năng
suất trung bình 110kg/sào) trong khi năng suất thấp hơn 5% so với bắc thơm thì
giá lúa tám xoan cao hơn 66% (giá lúa tám xoan12.000đ/kg so với 7.200đ/kg
của bắc thơm). Đây là một động lực quan trọng cho việc tăng quy mô sản xuất
lúa tám xoan trong thời gian tới.
III.1.3. Nhu cầu sản xuất lúa tám xoan
Để tiến hành điều tra thu thập thông tin đơn vị thực hiện đã lựa chọn
nhóm hộ sản xuất lúa tám xoan ở 5 xã trọng điểm trong vùng quy hoạch của
huyện là xã Hải Anh, Hải Đường, Hải Phong, Hải Toàn và Hải An. 5 xã trọng
điểm này chiếm diện tích gần 80% diện tích trồng lúa tám xoan còn lại trên địa
bàn huyện Hải Hậu.
Các hộ được lựa chọn được phân theo tiêu chí sản xuất lúa tám xoan và

tham gia hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu; Sản xuất lúa tám xoan và không tham
gia hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu.
Trong các hộ tham gia hiệp hội: có những hộ đã tham gia hiệp hội trong
nhiều năm (thuộc xã Hải Đường, Hải Toàn, Hải Phong, Hải Anh) và có các hộ
thuộc những xã chỉ mới tham gia vào Hiệp hội trong năm 2008 (Hải An). Nhưng
chung quy lại đó đều là những hộ đã có truyền thống trồng lúa tám xoan từ lâu
đời trên địa bàn huyện Hải Hậu. Việc lựa chọn mẫu điều tra trên đây mang tính
đại diện cho các nhóm hộ điều tra và so sánh. Kết quả điều tra được tổng hợp
theo các nội dung sau: (có báo cáo chuyên đề kèm theo)
- Trình độ văn hoá của chủ hộ
9


- Tình trạng kinh tế của các nhóm hộ điều tra
- Tình hình lao động của các hộ điều tra
- Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất lúa tám xoan của người

dân
- Điều kiện về tư liệu phục vụ sản xuất
- Mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học được triển khai vào sản xuất
- Những thay đổi trong cơ cấu đầu tư sản xuất lúa tám xoan
Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy:
- Yếu tố dễ canh tác là quan trọng nhất trong việc lựa chọn cây trồng lúa
tám xoan. Đối với một số diện tích đất trũng thuộc xã Hải Đường, Hải Toàn và
Hải Phong, việc lựa chọn cây lúa tám xoan là một lựa chọn quan trọng đối với
nông dân. Lấy diện tích vùng xóm 4-5 của xã Hải Đường làm ví dụ: Đây là vùng
trũng, thường bị ngập nước vào tháng 7 - 8 âm lịch, với các giống ngắn ngày,
đây là thời điểm lúa phơi mào, vào hạt việc chuyển đổi sang giống này rất khó,
năng suất thấp, nên việc lựa chọn giống lúa tám xoan là giải pháp khó thay thế.

- Hiệu quả kinh tế đang có chiều hướng được nâng cao: Việc giảm sút về
diện tích kéo theo sự giảm sút về sản lượng gạo tám xoan cung cấp ra thị trường.
Điều này khiến cho giá cả mặt hàng gạo tám xoan Hải Hậu có xu hướng tăng lên
tỷ lệ thuận trong những năm gần đây. Mặt khác các hộ có nhiều kinh nghiệm
trồng lúa tám xoan, thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật vẫn đảm bảo được năng
suất khá ổn định. Đây là một động lực quan trọng cho các hộ tiếp tục gắn bó với
cây lúa tám xoan. Là một dấu hiệu tích cực cho việc phát triển cây lúa tám xoan.
- Ngoài ra, yếu tố truyền thống cũng là một nhân tố quan trọng khiến các hộ
nông dân tại Hải Hậu vấn gắn bó với cây lúa tám xoan. Nhiều hộ gia đình cho rằng:
Hàng năm dù ít hay nhiều, gia đình tại Hải Hậu cũng cần có một ít gạo tám xoan để
cúng lúa mới cho tổ tiên, ông bà. Hơn nữa, dịp lễ tết người Hải Hậu có con cái đi
xa rất cần một ít gạo tám xoan làm quà quê hương nên các hộ gia đình vẫn duy trì
sản xuất lúa tám xoan xoan với quy mô nhỏ.

10


- Mặc dù quy trình kỹ thuật chuẩn cho sản xuất lúa tám xoan đã được xây
dựng có chất lượng. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy mức
độ tuân thủ các quy trình kỹ thuật này chỉ mang tích chất tương đối vì nhiều lý
do.
- Ở mỗi chân ruộng khác nhau có nhu cầu về giống, đạm, lân, kali và phân
chuồng khác nhau. Các hộ phải có mức điều chỉnh cho phù hợp theo kinh
nghiệm nhiều năm sản xuất trên diện tích đó. Các khâu chăm sóc, phun thuốc, ...
thường do các hộ tự chủ động thực hiện. Những thông báo của Hiệp hội chỉ
mang tính định hướng, đại trà... rất khó cho các hộ trong việc tuân thủ các tiêu
chí đề ra.
- Việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật khắt khe theo đúng tiêu chuẩn đề ra
từ khâu làm đất, gieo mạ, bón phân, cấy và chăm sóc, thu hoạch đến phơi và
đóng bao. Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian, gò bó về mặt tổ chức và chịu sự

giám sát của Hiệp hội. Trong thời điểm mùa vụ, khi bắt đầu vụ cấy lúa tám xoan
là thời điểm giá công lao động cao, lực lượng lao động ít, cộng với thói quen
làm việc tự do của các hộ nông dân khiến cho việc thực hiện quy trình kỹ thuật
rất khó khăn. Đặc biệt là việc bón phân chuồng tốn nhiều công lao động nên
việc bón phân đầy đủ chưa được thực hiện trong thời gian qua, đặc biệt với các
hộ có ít lao động. Trong khi việc đảm bảo đủ khối lượng phân chuồng là nhân tố
quan trọng quyết định chất lương gạo tám xoan.
- Chi phí cho hoạt động giám sát lớn: Vì các hộ nông dân thường quen với
lối làm việc tự do và thiếu tính kỹ luật. Do vậy ý thức chấp hành trong việc sản
xuất kém. Để đảm bảo việc thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất
lượng sản phẩm Hiệp hội phải có đội ngũ giám sát đến tận cơ sở, theo dõi tất cả
các hộ thực hiện việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật. Trong khi các thành viên
này chủ yếu là nông dân, phần thu nhập mà họ được nhận từ việc thực hiện
nhiệm vụ không đủ bù đắp phần lao động phải thuê cho hoạt động sản xuất của
gia đình để bù phần thiếu hụt do phải dành thời gian cho công việc giám sát.
Chính vì vậy chi phí giám sát sẽ rất lớn nếu muốn duy trì hệ thống này.

11


- Hiệu quả kinh tế không khác biệt lớn giữa các hộ thực hiện đúng yêu cầu
kỹ thuật với các hộ không thực hiện đúng: Điều này là kết quả tác động do nhiều
yếu tố. Trước hết là do các hộ nông dân không nghiêm túc trong việc chấp hành
các tiêu chuẩn bắt buộc trong quá trình sản xuất, do đó sản phẩm sản xuất ra
thiếu sự đồng đều và không đảm bảo về mặt chất lượng. Bên cạnh đó, một
nguyên nhân rất quan trọng nữa là do hoạt động chế biến, thương mại gạo tám
xoan còn hạn chế, chưa tạo ra sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, chưa xây
dựng được kênh tiêu thụ ổn định. Giá bán sản phẩm ở mức thấp, giá thu mua
thóc của các nông dân thấp, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tám đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật không mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi. Đây là nguyên nhân

khiến các hộ thiếu động lực trong việc chấp hành các tiêu chuẩn kỹ thuật trong
sản xuất lúa tám xoan.
III.1.4. Các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng gạo tám xoan
Theo kết quả khảo sát về các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng gạo tám
xoan cho thấy:
Bảng 4: Ý kiến đánh giá về các yếu tố hạn chế trong canh tác lúa tám xoan
Yếu tố hạn chế
% ý kiến trả lời
1. Giống
92
2. Gặt non (8/10 phần)
88
3. Nước tưới phù xa
75
4. Thiếu phân chuồng
75
5. Lạm dụng quá lượng đạm
67
6. Đất đai (mặn, chua, quá trũng)
56
Nguồn: Điều tra RUDEC năm 2009
+ Các khâu canh tác ảnh hưởng đến chất lượng gạo tám xoan tại địa
phương (xếp theo mức độ quan trọng):
- Giống;
- Thời điểm thu hoạch (cần thu non và yếu tố thời tiết);
- Nước tưới;

12



- Biện pháp chăm sóc (thiếu phân chuồng) và phun thuốc BVTV trong
giai đoạn lúa trỗ bông;
- Lạm dụng đạm bón;
- Chất lượng đất đai canh tác lúa tám xoan.
+ Để bảo đảm chất lượng gạo tám xoan thơm ngon, hạt gạo trong, đẹp,
thời gian thu hoạch tốt nhất là 25 – 30 ngày sau trỗ (chín 8 phần). Hiện nay vì
muốn đạt năng suất cao nông dân thu hoạch ở 30-35 ngày sau trỗ là quá muộn.
Tuy nhiên, thu hoạch non năng suất có thể giảm 15%-20%.
+ Nước tưới cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất chất
lượng lúa tám xoan. Để có được năng suất chất lượng, ruộng lúa tám xoan cần
được tưới tối thiểu 14 lần nước phù sa và được tưới trực tiếp theo hệ thống tưới
bằng trọng lực. Và khi lúa tám xoan vào mẩy ở giai đoạn cuối cần phơi khô
ruộng-ráo gốc (rút nước ở ruộng ngày thứ 10 sau trỗ là tốt nhất), vào thời điểm
lúa vào hạt cần có gió mùa đông bắc, biên độ chênh lệch về nhiệt độ ngày - đêm
ở mức độ cao nhằm làm cho lúa chín chậm tạo lên mùi thơm của gạo, tránh lúa
đổ, bông bị ngâm trong nước mất hương, năng suất giảm.
+ Cuối cùng chất lượng lúa tám xoan giảm còn có nguyên nhân là hiện
nay nông dân hầu như không bón phân chuồng vì lí do:
- Phân lợn dùng cho bioga là chủ yếu;
- Thời vụ gấp trong vụ mùa nông dân không có đủ thời gian để tải phân ra
ruộng;
- Bón phân chuồng thóc đẹp nhưng không kinh tế bởi giá thóc không
chênh lệch nhiều so với không bón. Thay vào đó nông dân sử dụng quá nhiều
đạm, trung bình lên đến 5 đến 8 kg urê/sào, cần phải giảm lượng phân này.
III.1.5. Phân vùng đất trồng lúa tám xoan thích hợp ở Hải Hậu.
Xác định loại đất và vùng đất canh tác lúa tám xoan thích hợp có ý nghĩa
quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác lúa tám
13



mà còn quan trong đặc biệt với việc phát triển sản xuất sản phẩm đặc sản lúa
tám xoan Hải Hậu sau này. Dựa trên kết quả xác định loại đất và vùng đất thích
hợp này, Hiệp hội sẽ khoanh vùng sản xuất và và xây dựng các bản đồ giải thửa
để theo dõi và quản lí quy trình sản xuất chung của hiệp hội.
Theo ý kiến các chuyên gia địa phương, cùng với quá trình khảo sát và
đánh giá, trong số 35 xã hiện nay của huyện Hải Hậu, có thể sơ bộ phân thành 3
vùng chính, cụ thể trong bảng 5 như sau:
Bảng 5: Phân vùng sơ bộ các xã trồng lúa tám xoan ở Hải Hậu
Vùng tám xoan Vùng tám xoan
Nội dung
Vùng mở rộng
gốc
hiện nay
1. Số xã trong vùng
12
15
8
2. Diện tích và tỷ lệ% cấy
lúa vụ mùa (ha)
3762.3 (33%) 5491.8 (49%) 2027.7 (18%)
3. Tỷ lệ % lúa tám hiện nay
2.41
24.74
1.83
4. Chất lượng lúa tám theo Chất lượng Chất lượng thơm Chất lượng kém
đánh giá của người dân thơm ngon.

ngon.

hơn.


địa phương.
Nguồn: Kết quả đánh giá, phân vùng của Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam
Các vùng sản xuất lúa tám xoan được đánh giá theo sự dịch chuyển của hệ
thống thuỷ lợi, nó có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng cải tạo đất thường xuyên
do được tưới nước phù sa hàng năm. Với 100% ý kiến của người dân và các
chuyên gia tại các hội nghị cho rằng, hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng
quyết định đến khả năng sản xuất và chất lượng gạo của từng vùng. Điều đó cho
thấy vùng tám xoan gốc và vùng tám xoan hiện nay là hai khu vực có điều kiện
đặc biệt hơn các khu vực khác về hệ thống thuỷ lợi (ngoài các yếu tố khác như
đất đai...). Điều này đã hình thành một sự khác biệt không chỉ trong huyện mà
còn đối với các khu vực lân cận như: Nghĩa Hưng, Trực Ninh...
Quá trình và đặc điểm phát triển của các vùng lúa tám xoan được tổng
hợp qua những đặc điểm sau:

14


Vùng tám xoan gốc: Bao gồm 12 xã phía bắc huyện, là vùng canh tác lúa
tám xoan phát triển từ trước thời hợp tác hóa năm 1960. Tổng diện tích lúa mùa
của vùng chiếm đến 33% diện tích toàn huyện. Trong lịch sử, cơ cấu lúa tám
xoan của vùng ở vụ mùa có thể đạt đến 35-40% diện tích, nhưng những năm gần
đây khu vực này hầu như không trồng lúa tám xoan cao nưa. Lí do là vì vùng
này hiện nay phát triển lúa tám xoan gặp nhiều khó khăn do bình quân diện tích
đất nông nghiệp/khẩu thấp nhất trong huyện (0.7 đến 0.8 sào/khẩu), vì thế nông
dân tập trung cấy các giống lúa mới cho năng suất cao để lấy lương thực và phát
triển cây vụ đông phụ vụ tiêu dùng của hộ.
Vùng tám xoan hiện nay: Đây là vùng lúa tám xoan mới phát triển mạnh
trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, liên quan đến 15 xã vùng trung của huyện,
trong đó các xã có các nhiều lúa tám xoan và cho chất lượng thơm ngon hơn cả

đặc biệt phải kể đến 6 xã là Hải Đường, Hải An, Hải Toàn, Hải Phong, Hải Ninh
và Hải Giang. Các xã này hiện có nhiều thuận lợi bởi diện tích đất canh tác bình
quân đầu người khá cao lên đến 1,5 – 1,7 sào/khẩu. Diện tích cấy lúa mùa của 6
xã này chiếm khoảng 80% diện tích toàn huyện, trong cơ cấu các giống tám
xoan chiếm đến 5% diện tích lúa mùa của vùng (300ha). Sự phát triển diện tích
lúa tám xoan của vùng liên quan chặt chẽ đến động thái của hệ thống tưới nước
phù xa.
Vùng tám xoan mở rộng: Đó là 8 xã nằm ở phía nam và vùng ven biển
của huyện. Đây là những xã đất bị nhiễm mặn nhiều. Diện tích trồng lúa tám
xoan hiện này không đáng kể (khoảng 1,83% bằng chưa đầy 40 ha trong vụ
mùa). Các giống lúa tám trước đây trồng tại khu vực này đa số là giống tám ngố
(tám cổ ngỗng). Giống lúa này theo các chuyên gia địa phương là giống có khả
năng chịu phèn, mặn tốt hơn cả, nhưng chất lượng gạo lại không thơm ngon như
các giống tám xoan, tám thơm... Hiện nay, diện tích trồng lúa tám tại khu vực
này chủ yếu đã chuyển sang giống lúa lai với chu kỳ kênh tác ngắn và tổ chức
cơ cấu cây vụ đông cho vụ thứ 3.
III.1.6. Đất thích hợp cho trồng lúa tám xoan và phân vùng lúa tám xoan
ở Hải Hậu.
15


Đất trồng lúa tám xoan nên chọn đất tốt, thường là đất phù sa trung tính
có tầng Glây (kí hiệu FLe-g), giàu mùn và chất hữu cơ. Đất trồng lúa tám xoan
thích hợp nhất phải có các đặc điểm nông hoá như sau:
• Độ chua trung tính, pHkcl từ 6,0 - 7,0
• Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng:
- Tỷ lệ cát: 25% - 30%
- Limon:

50% - 55%


- Sét:

20% - 25%

Bảng 6. Đất thích hợp cho trồng lúa tám xoan
Đặc điểm loại đất
Mức độ thích hợp cho trồng lúa tám xoan
Đất đặc biệt thích
Đất thích hợp
hợp
Đất phù xa trung tính Đất phù xa trung
Loại đất
ít chua, có tầng Glây, tính ít chua, thịt
thịt trung bình.
trung bình và năng.
Kí hiệu trên bản đồ thổ
FLe-g
FLe-si
nhưỡng
Địa hình
Vàn, vàn cao
Vàn, vàn cao
Công thức luân canh
2L
2L
TP cơ giới – thịt T.bình, năng d
d, e
trong đó tỷ lệ : - cát %
25 - 30

20 – 25
- limon
50 - 55
50 – 55
- sét
20 - 25
25 – 30
Độ chua pHkcl
6,0 – 6,5
5,5 – 6,5
Độ muối tan
0,20 – 0,30
0,20 – 0,30
Cation trao đổi: Ca++
6,0 – 8,0
5,0 – 6,0
Mg++
3,0
2,0 – 4,0
+
+
Na , K
Dung lượng trao đổi (CEC)
- đất
11,5- 12,5
12,0
- sét
22,0- 28,0
25,0
Nguồn: Kết quả do Viện KHKT Nông nghiệp, Sở NN&PTNT xây dựng

Nước tưới cho ruộng lúa tám xoan phải là nước phù sa, tốt nhất là nước
phù sa sông Ninh Cơ, cường độ nước tưới tối thiểu là 14 lần/vụ lúa tám xoan.
16


Bảng 7: Yêu cầu nước tưới cho lúa tám xoan
Chỉ tiêu
Đơn vị
Cuối vụ
pH
8,058
NO2
mg/l
0,0682
NH4
mg/l
2,712
Tổng Fe
mg/l
1,1114
Cặn lơ lửng
mg/l
53,4
Ni
mg/l
0,00496
Zn
mg/l
0,00386
Tổng Cr

mg/l
0,0091
Cu
mg/l
0,00486
Mn
mg/l
0,01866
Hg
mg/l
0,00082
As
mg/l
0,01126
Pb
mg/l
0,0289

17

Đầu vụ
8,158
0,1484
0,1986
0,915
64,4
0,00456
0,00356
0,01318
0,00452

0,02546
0,00154
0,00992
0,03472


Bảng 8: Phân vùng sinh thái lúa tám xoan ở huyện Hải Hậu
Loại vùng

I. Vùng rất
thích hợp

Phân bố
Tập trung nhiều ở vùng giữa
của huyện, bao gồm các xã:
Hải An, Hải Toàn, Hải
Phong, Hải Đường và một
phần các xã: Hải Ninh, Hải
Giang, Hải Tân và Hải Sơn

II. Vùng thích
hợp
Vùng I

Vùng II
III. Vùng ít
thích hợp
IV. Vùng không
thích hợp


Phía bắc phân bố ở các xã :
Hải Minh, Hải Anh, Hải
Long, Hải Sơn
Phía nam phân bố nhiều ở các
xã : Hải Ninh, Hải Giang và
một phần Hải Phú
Phân bố các xã như Hải Châu,
Hải Cường, Hải Nam, Hải
Phúc và một phần Hải Giang,
Hải Ninh….
Phần còn lại của Huyện

Mô tả
1. Đất canh tác lúa chủ yếu là đất vàn và vàn cao, loại đất phổ biến là đất phù
xa sông Hồng trung tính, thành phần cơ giới thịt trung bình và thịt nặng có
glây.
2. Vùng được tưới phù xa sông Hồng thường xuyên: 14 đến 18 lần/vụ.
3. Đất không nhiếm phèn hay nhiễm mặn, mức độ mặn nhẹ chỉ từ 0.02-0.05%
4. Đất canh tác lúa xa làng ít bị che khuất và ít bị sâu, chuột phá hại.
5. Hệ thống tưới trực tiếp từ sông Ninh Cơ, khả năng tiêu ở mức độ rất cao
Phân biệt với vùng I bởi sự xuất hiện các địa hình vàn thấp hoặc địa hình cao,
và loại đất phù xa sông Hồng chua nhẹ. Chế độ nước tưới bị cạnh tranh bởi
hệ thống canh tác cây vụ đông.
1. Đất cao có thể bị hạn cuối vụ. , ruộng canh tác gần khu dân cư và bị che
khuất nhiều bởi làng, chuột phá hại nhiều.
2. Chế độ tưới phù xa bị ảnh hưởng do cây sự phát triển các cây trồng vụ
đông.
1. Loại đất phù sa sông Hồng chua nhẹ chiếm đa số.
2. Nhiều đất thấp, lúa dễ bị úng ở cuối vụ.
1. Vùng tập trung nhiều loại đất phù sa sông Hồng từ chua nhẹ đến chua,

2. Đất có thể bị nhiễm phèn, mặn ở cuối vụ
1. Vùng đất cát, ven biển, thành phần cơ giới nhẹ
2. Đất bị ảnh hưởng mặn khá nặng

18


Kết luận
 Giống lúa tám xoan là sản phẩm truyền thống của Hải Hậu với những đặc
tính riêng quy định tính chất đặc thù của sản phẩm gạo tám xoan Hải Hậu:
thơm, giòn, dai cơm, ngọt hậu. Đặc tính đó được quyết định bởi giống, thổ
nhưỡng, phân chuồng, thu hoạch lúc lúa chín tám phần và chế biến bằng
phương pháp truyền thống.
 Diện tích lúa tám xoan đang giảm đi nghiêm trọng tại huyện Hải Hậu trong
thời gian vừa qua do các nguyên nhân sau:


Hiệu quả kinh tế thấp



Thiếu quy hoạch tập trung trong sản xuất lúa tám xoan



Năng suất thấp

 Lúa tám chưa phát huy vai trò đối với cơ cấu thu nhập của địa phương
 Lúa tám xoan đang bị cạnh tranh trong cơ cấu sản xuất ở địa phương



Sự cạnh tranh của các giống lúa ngắn ngày về sinh học và hiệu quả

kinh tế


Sự cạnh tranh của cây vụ đông trong sản xuất lúa tám xoan.

 Triển vọng cho ngành hàng gạo tám xoan: Năm 2009, năng suất trung
bình tăng lên 50% so với năm 2008 (năng suất TB = 105kg/sào), giá thóc tăng
lên 12.5% (12.500đ/kg), chất lượng gạo được người tiêu dùng đánh giá cao là
những dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của sản phẩm đặc sản này trong thời
gian tới.
III.2. Tổng quan về hiệp hội gạo tám xoan
Hiệp hội sản xuất, chế biến và thương mại gạo tám xoan Hải Hậu (sau
đây gọi tắt là Hiệp hội /Hiệp hội gạo tám xoan) được chính thức thành lập vào
ngày 19/10/2004 theo quyết định số 264/QĐ – UB của UBND tỉnh Nam Định.
Sau gần 5 năm hoạt động, Hiệp hội đã có gần 300 hội viên tập hợp thành các
nhóm sản xuất nhỏ phân bố trên địa bàn 5 xã với 1 tổ sản xuất giống 12 tổ sản
19


xuất lúa thương phẩm và 1 tổ chế biến đặt trụ sở tại xóm 14 xã Hải Anh - Hải
Hậu – Nam Định. Trong quá trình hoạt động, Hiệp hội đã phối hợp với cơ quan
chuyên môn xây dựng và áp dụng các quy trình kỹ thuật trong tổ chức sản xuất,
chế biến và thương mại gạo tám xoan. Năm 2007 Hiệp hội đã đứng ra đăng ký
và được Nhà Nước cấp Văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ gạo tám xoan Hải Hậu
theo quyết định số 385/QĐ – SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
Đây là một thành quả đáng ghi nhận cho những nỗ lực của một tổ chức tiên
phong trong quá trình phát triển ngành hàng nông sản tại Việt Nam.

Đến nay, Hiệp hội đã phát triển thành 42 nhóm nông dân (với 246 hộ gia
đình) hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện và hỗ trợ nhau trong sản xuất tại năm
xã trọng điểm về sản xuất lúa tám xoan của huyện, 42 nhóm nông dân và một
nhóm chế biến đã cơ cấu tổ chức để hình thành 12 chi hội sản xuất lúa tám xoan,
một chi hội chế biến thương mại trong Hiệp hội. Qua quá trình bầu cử dân chủ
trong Hiệp hội, một ban chấp hành Hiệp hội với 20 thành viên đã được bầu lên
với một chủ tịch và hai phó chủ tịch.
Quá trình phát triển của Hiệp hội là chặng đường vừa xây dựng vừa điều
chỉnh cho phù hợp với môi trường thể chế và điều kiện kinh tế. Do vậy thực tế
còn có nhiều biểu hiện chưa phù hợp như: các quy chế hoạt động của Hiệp hội
chưa được kiện toàn, các thành viên không chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định của Hiệp hội, nhiều bộ phận hoạt động thiếu hiệu quả và không rõ chức
trách, không nhạy bén trong khâu nắm bắt thị trường và thiếu kế hoạch trong
việc ra quyết định sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm gạo tám xoan.
III.2.1. Ban lãnh đạo Hiệp hội
Ban lãnh đạo Hiệp hội gồm có 3 thành viên: 1 Chủ tịch Hiệp hội phụ
trách chung, phó chủ tịch phụ trách sản xuất chịu trách nhiệm quản lý sản xuất
và phó chủ tịch phụ trách thương mại chịu trách nhiệm về các hoạt động chế
biến và thương mại. Theo đánh giá của các thành viên ban chấp hành (ngoài
thành viên ban lãnh đạo), chúng tôi nhận thấy:
Về quản lý và chỉ đạo sản xuất: Đây là một thế mạnh của Hiệp hội
20


nhưng không phát huy được trong quá trình triển khai các hoạt động sản xuất.
Thực chất trong thời gian qua, Hiệp hội đang thể hiện vai trò là một tác nhân
thương mại hơn là vai trò quản lý, giám sát quá trình quản lý nội bộ đối với sản
phẩm mang thương hiệu CDĐL.
Về uy tín với các hội viên: Trong thời gian qua, uy tín của ban lãnh đạo
với các hội viên đã sụt giảm rất nhiều so với trước đây (chỉ 50% cho là tốt). Các

chi hội trưởng đánh giá rằng, trước đây thành viên ban lãnh đạo rất nhiệt tình
trong việc tư vấn, chỉ đạo, động viên, giám sát các hội viên thực hiện các giai
đoạn sản xuất, thu hoạch, thu mua sản phẩm. Nhưng thời gian gần đây, hoạt
động của ban lãnh đạo có xu hướng chững lại. Điều này cũng là xu hướng tất
yếu, bởi khi các hội viên đã nắm được các quy trình kỹ thuật thì Hiệp hội chỉ
quản lý về mặt kết quả, thông qua đánh giá chất lượng sản phẩm mà Hiệp hội
thu mua của các hội viên. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cần giám sát và phát huy vai
trò chỉ đạo của các chi hội trưởng, điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm và gắn chặt mối quan hệ quyền lợi và nghĩa vụ của các hội viên với Hiệp
hội.
Năng lực về vốn: Vốn là một trở ngại lớn của Hiệp hội. Điều này đánh
giá khả năng yếu kém của ban lãnh đạo trong việc thu hút vốn đóng góp của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài Hiệp hội. Việc thiếu chiến lược kinh doanh, cơ
chế quản lý tài chính không minh bạch và thiếu ràng buộc pháp lý trong hoạt
động đầu tư là nguyên nhân khiến Hiệp hội không thể huy động được nguồn vốn
từ các nhà đầu tư trong và ngoài Hiệp hội. Đây là cản trở lớn đối với Hiệp hội
trong việc mở rộng quy mô sản xuất và xúc tiến thương mại.
Như vậy, tất cả những mặt làm được và những mặt hạn chế của ban lãnh
đạo Hiệp hội trong chỉ đạo, quản lý sản xuất, chế biến thương mại đã khẳng định
năng lực lãnh đạo hạn chế của họ trong quá trình điều hành, quản lý và phát
triển Hiệp hội. Để Hiệp hội ngày càng phát triển, lấy lại được lòng tin của các
thành viên ban chấp hành và toàn thể các hội viên đòi hỏi phải có những điều
chỉnh trong cơ chế quản lý, điều hành của ban lãnh đạo. Để làm được điều này,
21


bên cạnh phát huy nội lực của các thành viên là vấn đề tiên quyết, Hiệp hội cũng
rất cần sự giúp đỡ của các tổ chức, ban ngành có liên quan. Nhất là từ phía chính
quyền địa phương, trong vai trò hỗ trợ và giám sát Hiệp hội.
III.2.2. Ban kiểm soát

Trong quá trình vận hành hệ thống quản lý nội bộ đối với sản phẩm
CDĐL, ban kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc thanh tra, kiểm sát việc
tuân thủ các quy định trong sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm đảm bảo
đủ các tiêu chuẩn trong việc sử dụng tên gọi CDĐL.
Trong thời gian qua, các thành viên trong ban giám sát đã có nhiều cố
gắng trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, mức độ hoàn thành
nhiệm vụ theo quy định của Hiệp hội còn nhiều hạn chế. Thành viên ban kiểm
soát không tham gia góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Hiệp hội.
Chính vì vậy, công việc của ban kiểm soát mang tính hoạt động phong trào hơn
là vai trò của một nhà đầu tư với trách nhiệm trong hiệu quả tài chính.
Giám sát chỉ thực hiện được trên vai trò là tác nhân thực hiện nhiệm vụ do
lãnh đạo giao cho trong việc giám sát hoạt động thực hiện định mức của các đội
sản xuất. Giám sát không được phép kiểm soát vấn đề tài chính, không tham gia
vào việc ra quyết định chế biến, thương mại do không phải là cổ đông của Hiệp
hội. Vai trò giám sát hoạt động chế biến, thương mại cũng như hoạt động của
ban lãnh đạo không thể thực hiện được. Điều này khiến cho tiếng nói của ban
kiếm soát không thể có giá trị lớn đối với mọi hoạt động của Hiệp hội.
Như vậy, ban kiểm soát với vai trò là bộ phận giám sát, đánh giá toàn bộ
các hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại của Hiệp hội đã không thể hoàn
thành nhiệm vụ của mình, vì vậy vị trí của ban giám sát không được đề cao.
III.2.3. Tổ chế biến và thương mại
Tổ chế biến và thương mại là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Hiệp hội. Thành quả hoạt động của Hiệp hội được quyết định trong khâu
quan trọng này.
22


Bảng 9. Đánh giá của các thành viên về hoạt động của tổ chế biến
(ĐVT: Người)
Tốt

TB
Kém
Rất Kém
Chỉ tiêu đánh giá
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khả năng thu mua thóc
4
26.67 6
40.00 4
26.67 1
6.67
của các hội viên
Mức độ thực hiện đúng
quy trình về chất lượng 7
46.67 6
40.00 2
13.33 0
0.00
sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
6
40.00 8
53.33 1

6.67 0
0.00
chế biến
Năng lực chế biến
5
33.33 7
46.67 3
20.00 0
0.00
Độ nhanh nhạy với thị
3
20.00 6
40.00 4
26.67 2
13.33
trường
Xây dựng chiến lược
3
20.00 6
40.00 4
26.67 2
13.33
thương mại
Khả năng mở rộng thị
4
26.67 5
33.33 4
26.67 2
13.33
trường tiêu thụ

Nguồn: Điều tra RUDEC năm 2009
Trong những năm qua, được sự giúp đỡ của cơ quan tư vấn và sự nỗ lực
của các thành viên trong tổ chế biến, Hiệp hội đã xây dựng được một số kênh
tiêu thụ quan trọng. Nổi trội nhất là mối quan hệ thương mại với Công ty lương
thực miền Bắc. Tuy nhiên, việc duy trì và phát triển các kênh tiêu thụ này còn
nhiều hạn chế khiến cho khối lượng hàng hoá giao dịch ít, không ổn định và
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hình thức tiêu thụ chủ yếu nhất của Hiệp hội trong năm
qua chủ yếu thông qua hệ thống bán lẻ tại Hiệp hội.
Xét về năng lực chế biến: Với lượng vốn ít, quy mô nhà xưởng hạn chế,
Hiệp hội không đủ khả năng nhận những hợp đồng với khối lượng lớn và không
ổn định. Trong năm vừa qua, Hiệp hội chỉ thu mua được 40% sản lượng sản
xuất của các hội viên. Chênh lệch giữa giá bán theo hợp đồng ký đầu vụ với
Công ty lương thực miền Bắc và giá sản xuất mà Hiệp hội mua từ hội viên là rất
nhỏ, có những thời điểm chênh lệch âm. Đây là nguyên nhân khiến hoạt động
sản xuất không thu được kết quả tốt. Câu chuyện tiêu thụ của năm 2007, chứng
minh năng lực yếu kém và thiếu nhạy bén thị trường của các thành viên tổ chế
23


biến trong hoạt động thương mại.
Thiếu liên kết với người sản xuất trong hoạt động thương mại: Một thực
tế diễn ra trong những năm qua là tổ chế biến không chủ động được đầu vào
phục vụ cho quá trình chế biến. Do thiếu sự ràng buộc trong quan hệ giữa tổ chế
biến và người nông dân sản xuất lúa tám xoan, đặc biệt khi có những biến động
trên thị trường về giá cả. Ngoài nguyên nhân khách quan là do tính tuỳ tiện của
người dân, việc hiệp hội chưa phát huy được lợi thế trong khâu thương mại,
chưa có giá thu mua vượt trội cho sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn của người dân,
do vậy thiếu cơ chế rằng buộc về lợi ích và tránh nhiệm của các bên trong chuỗi
giá trị đối với ngành hàng gạo tám xoan thương hiệu CDĐL.
Hoạt động xúc tiến thương mại: Xúc tiến thương mại là nhiệm vụ quan

trọng của tổ chế biến và thương mại. Nhưng hoạt động này lại chưa được được
tổ quan tâm đúng mức. Hoạt động của tổ vẫn mang nặng tính tự túc, tự cấp,
thiếu chiến lược kinh doanh. Trước mỗi thời vụ, tổ chế biến phải lập kế hoạch
thương mại trình lên ban thường vụ và thông qua ban chấp hành, truyền đạt đến
các hội viên, làm căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất. Nhưng thực tế này lại đi
ngược lại, sản xuất cứ triển khai, có sản phẩm rồi mới lo tiêu thụ. Do vậy, vấn
đề tiêu thụ cần phải được Hiệp hội quan tâm nhiều hơn trong chiến lược hoạt
động của mình, nếu không muốn tiếp tục thất bại.
III.2.4. Tổ giống
Tổ giống với diện tích 20,9 ha chịu sự trách nhiệm cung cấp giống cho lúa
tám xoan cho tất cả các hội viên tham gia vào Hiệp hội. Trong những năm qua
chi hội sản xuất giống đã cung cấp giống đầy đủ về số lượng cho toàn thể diện
tích gieo cấy lúa nằm trong sự quản lý của Hiệp hội.
Theo kết quả thu thập ý kiến của các thành viên ban chấp hành, hội viên
và kết quả thực tế thăm đồng cho thấy:
+ Chất lượng hạt giống tuy đã được nâng cao hơn rất nhiều so với trước
đây và so với các hộ không sử dụng giống lúa của Hiệp hội. Tuy nhiên, có một
24


thực tế hiện nay là giống lúa tám xoan vẫn khô hơn các giống lúa phổ biến khác
trên thị trường. Trong khi thị hiếu tiêu dùng hiện nay lại thích các giống gạo dẻo
(bắc thơm, gạo Thái Lan...) trong khi giá cả và mẫu mã của các sản phẩm này
đều mang tính cạnh tranh hơn gạo tám xoan. Vì thế đây là một vấn đề khó khăn
đối với giống lúa tám xoan.
Xem xét nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chất lượng giống không đảm
bảo:
+ Giống lúa tám xoan vừa được phục tráng thành công năm 2009, chưa
được áp dụng vào sản xuất đại trà; chất lượng giống những năm trước đây chưa
được đảm bảo.

+ Giống đang trong quá trình cải tạo, chọn lọc nên nhiều tính trạng chưa ổn
định.
+ Các thành viên của tổ giống chưa thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật
trong quá trình sản xuất giống. Cụ thể: Không thường xuyên cắt bỏ các cây lạc
dòng (cao quá, thấp quá, giống khác, cây bệnh…) khiến cho giống trở nên
không đồng đều. Do diện tích lúa giống cấy thưa, 1 rảnh nên có nhiều cỏ dại,
chuột và sâu bệnh… tốn nhiều công chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên có nhiều
công đoạn các hội viên đã sao nhãng, bỏ qua. Những điều này làm cho chất
lượng giống giảm sút.
+ Chế độ thuỷ lợi cho lúa tám xoan chưa phù hợp: diện tích lúa tám xoan ít,
nằm phân tán, không chủ động được nguồn nước tưới, đặc biệt là giai đoạn lúa
trỗ và lúa vào hạt. Ở những giai đoạn này lúa thường thiếu nước do phải rút
nước theo chu kỳ lúa đại trà. Điều này khiến cho chất lượng lúa tám xoan bị
giảm xuống nghiêm trọng.
+ Giống khi thu hoạch chưa có dụng cụ sấy, bảo quản tốt nên chất lượng
giống không đảm bảo, nhất là khi gặp thời tiết xấu.
Do vậy, cần sớm nhân rộng lúa giống siêu nguyên chủng đảm bảo chất
lượng ra sản xuất đại trà.
25


×