Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.66 KB, 51 trang )

Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM,
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. CÁC THÔNG TIN CHUNG
- Tên cơ sở: Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới
- Đại diện là ông: Cù Văn Thành
- Chức vụ: Chủ doanh nghiệp
- Địa chỉ: Ấp 1, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
- Điện thoại: 075.882024
- Fax: 075.882683
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân
- Địa điểm đầu tư nhà máy: Lô CN7 Khu công nghiệp An Hiệp, ấp Thuận
Điền, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre thuộc phần đất của thuê lại của
Công ty cổ phần mía đường Bến Tre.
Diện tích của Doanh nghiệp thuê là 8.969,5 m2 có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp với bãi chứa bả bùn của Công ty Cổ phần mía đường Bến Tre;
- Phía Nam giáp với sông Hàm Luông gần cầu cảng của nhà máy đường về
phía hạ lưu ;
- Phía Đông giáp với phần đất giữ lại của nhà máy đường và Công ty đất sạch
Bến Tre;
- Phía Tây giáp với đường nội bộ từ bến cảng của nhà máy đường ra đường
nội bộ N2 của khu công nghiệp An Hiệp.
- Toạ độ địa lý: 100 16’15” độ vĩ Bắc ; 106017’03” độ kinh Đông, khu công
nghiệp An Hiệp, gần đường tỉnh ĐT 884, ấp Thuận Điền, xã An Hiệp, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre cách thị xã Bến Tre 12 km về phía Tây.
Khu công nghiệp An Hiệp bao gồm diện tích 72 ha, gồm 2 khu A và B
Khu A: Khu vực chính bố trí cơ sở sản xuất và các công trình phục vụ sản
xuất, có tổng diện tích 651.370 m2. Giới hạn phía Bắc cách ĐT 884: 376 m, phía


Nam giáp sông Hàm Luông, phía Đông giáp kênh nội địa Ông Đốc của xã An Hiệp,
phía Tây giáp rạch Phật là giáp ranh với xã Tiên Thuỷ.
Khu B: Khu hỗ trợ cụm công nghiệp An Hiệp. Vị trí nằm ngoài mặt tiền
đường ĐT 884 của cụm công nghiệp. Phạm vi đất lấy mỗi bên 100m, diện tích 6,9
ha. Trong khu B bố trí các công trình khác như quản lý, dịch vụ, bố trí tái định cư,..

1


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Nhà máy có vị trí nằm trong khu A. Khu A được quy hoạch chi tiết như sau:
1. Các xí nghiệp, kho tàng có tổng diện tích 47 ha, phân bố trong các lô:
-Nhóm CN 1,2,3 (3,13 ha + 2,96 ha + 6,56 ha): diện tích toàn bộ 12,65 ha gồm
các nhóm công nghiệp sử dụng nhiều nhân công, ít ô nhiễm môi trường.
-Nhóm CN 4,6 (8,39 + 5,99 ha): diện tích toàn bộ 14,38 ha gồm các nhóm
công nghiệp phát sinh khí thải nằm ở trung tâm khu A
-Nhóm CN 5 (6,45 ha): bao gồm nhóm các xí nghiệp cơ khí và xí nghiệp đóng
tàu thuyền nằm sát bờ sông Hàm Luông
-Nhóm CN 7,8 (8,43 +3,14 ha): 11,57 ha, gồm các nhóm công nghiệp phát
sinh nhiều nước thải, bố trí phía đông nam cùng nhà máy đường
-Bãi tập trung rác và nhà máy chế biến rác 1 ha ở góc Tây Nam
-Cụm bến bốc xếp, kho hàng – CN-KHO: 3,32 ha đặt phía Nam, tiếp giáp
cảng sông và 2 trục đường
2. Các công trình kỹ thuật chiếm 1,25 ha, gồm cáp điện –KT1 (0,25 ha) ; bãi
tập trung rác và trạm xử lý nước thải-KT2 ( 1 ha) góc Tây Nam khu A
3. Điểm dịch vụ khu A-DV5 (0,4 ha) nằm tại ngã tư 2 trục đường chính
4. Đất giao thông chiếm 7,16 ha
5. Đất cây xanh cách ly: 7,92 ha bao gồm các dãy cây xanh theo đường và bờ

rạch, vừa tạo cảnh vừa bảo vệ môi trường, liên kết các điểm cây xanh tập trung.
Công viên trung tâm bố trí cạnh điểm dịch vụ trung tâm
Nhà máy cơm dừa nạo sấy thuộc nhóm CN 7 gồm các nhóm công nghiệp phát
sinh nhiều nước thải, bố trí phía đông nam của khu công nghiệp.
2. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG
2.1 Quá trình hoạt động của nhà máy
Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương
Quới hoạt động trong khu công nghiệp An Hiệp bắt đầu từ năm 2005 với qui mô
công suất 30 tấn/ngày. Năm 2007, nhà máy tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất qui mô
25 tấn/ngày. Do đó hiện nay công suất tối đa của nhà máy là 55 tấn/ngày.
2.2 Vốn đầu tư
- Giai đoạn 1: 5.000.000.000 đồng, gồm có:
+ Vốn thiết bị, lắp đặt : 3.600.000.000 đồng
+ Vốn XDCB
: 1.400.000.000 đồng.
- Giai đoạn 2: 3.240.000.000 đồng, gồm có:
+ Vốn thiết bị, lắp đặt : 2.590.000.000 đồng
+ Vốn XDCB
:
650.000.000 đồng.

2


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

2.3 Các công trình xây dựng cơ bản
Bảng 1: Các hạng mục công trình xây dựng


TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Tổng vốn đầu tư
(1.000 đ)
(1.000 đ)
(1.000 đ)
Chi phí nhà xưởng
300.000
100.000
400.000
Chi phí XD kho thành phẩm
250.000
200.000
450.000
Chi phí lắp đặt hệ thống nước
50.000
50.000
100.000
Chi phí lắp đặt hệ thống điện
70.000

170.000
240.000
Nhà bao che nồi hơi
30.000
70.000
100.000
Xưởng sơ chế và kho nguyên liệu
350.000
0
350.000
Văn phòng làm việc, quản lý, nhà
290.000
0
290.000
nghỉ,..
Khu vệ sinh tập thể
60.000
60.000
120.000
Tổng
1.400.000
650.000
2.050.000

2.4 Các loại máy móc, thiết bị
Bảng 2:Danh mục thiết bị sản xuất cơm dừa nạo sấy

T
T
1

2
3
4
5
6

Nội dung

Giai đoạn 1
(1.000 đ)
2x1.400.000
1 x 600.000
09 x 6.000
15 x 4.000
30.000
56.000
3.600.000

Dây chuyền: xay, sấy tầng sôi, đóng bao
Hệ thống thiết bị lò hơi, xử lý đồng bộ
Bồn rửa dừa
Bàn ngồi sơ chế dừa
Công cụ lao động
Lắp đặt, vận hành
Tổng

Giai đoạn 2 Tổng đầu tư
(1.000 đ)
(1.000 đ)
1x1.600.000

4.400.000
1 x 800.000
1.400.000
09 x 6.000
108.000
15 x 4.000
120.000
20.000
50.000
56.000
112.000
2.590.000
6.190.000

2.5 Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất cơm dừa nạo sấy của nhà máy

Cơm dừa trắng
Xả nước thải
Ngâm, rửa, xả
Xử lý nhiệt
Nghiền nhỏ, đánh tơi

Môi trường nóng ẩm

Tiêng ồn

3



Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Sấy khô
Làm nguội ; Phân loại
Cân định lượng
Đóng gói
Nhập kho

Thuyết minh quy trình công nghệ
Nhà máy thu mua cơm dừa trắng chế biến thành cơm dừa nạo sấy theo các công đoạn
sau đây:
- Kiểm tra, ngâm rửa: Nhận cơm dừa từ nhà cung cấp, công nhân kiểm tra gọt bỏ vỏ
nâu còn sót và loại cơm dừa bị hư thối. Cơm dừa trắng được ngâm, rửa sạch bằng nước có
pha chlorine. Nước rửa cơm dừa được thu gom để xử lý.
- Xử lý nhiệt: sau khi được kiểm tra xong, cơm dừa được đưa qua xử lý nhiệt bằng
hơi nước nóng để tiệt trùng.
- Nghiền nhỏ: cơm dừa sau khi qua khâu luộc được đỗ vào thùng chứa của máy
nghiền, để nghiền hoặc cắt cơm dừa thành những kích thước theo yêu cầu.
- Sấy khô: cơm dừa sau khi nghiền nhỏ, được vít tải đưa vào thiết bị sấy tầng sôi rung
để sấy đạt độ ẩm theo yêu cầu.
- Làm nguội: cơm dừa sau khi ra khỏi thiết bị sấy được vít tải đưa xuống sàng để làm
nguội trước khi được đóng bao.
- Phân loại: Sau khi được làm nguội, cơm dừa được vít tải chuyển đến sàng phân loại
hạt để phân loại thành 2 cỡ hạt.
- Cân đóng gói: Thành phẩm được cân và đóng gói vào những túi PE, bên ngoài bọc
giấy Kraft 4 hay 5 lớp, hoặc bằng bao PP, khối lượng từ 10kg, 20kg hoặc 50 kg.

2.6 Nhu cầu nguyên liệu đầu vào
2.6.1 Nguyên liệu cơm dừa

Cơm dừa trắng được thu mua từ các cơ sở gia công chế biến cơm dừa trắng cắt
nhỏ từ trái dừa khô đã đạt độ chín thích hợp. Khối lượng cơm dừa nguyên liệu được
thu mua ở từng giai đoạn như sau:
Bảng 3: Nhu cầu nguyên liệu cơm dừa được huy động

Giai đoạn
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2

Công suất (tấn/ngày)
30 tấn CDNS
25 tấn CDNS

4

Số lượng cơm dừa (tấn/ngày)
73,5
61,25


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Tổng

55

134,75

2.7 Tổ chức phân xưởng và nhân sự

- Chế độ làm việc:
+ Số ngày sản xuất trong năm: 250 ngày
+ Số giờ làm việc trong ngày: 8giờ/ca
+ Số ca trong ngày: 3 ca
- Nhân sự: 145 người, gồm có:
+ Bộ phận văn phòng: 17 người, trong đó:
Lãnh đạo, điều hành: 6 nguời (1Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 Trưởng phòng
nghiệp vụ tổng hợp, 3 Quản đốc) và 11 nhân viên phòng nghiệp vụ tổng hợp ;
+ Bộ phận sản xuất: 128 người/3ca, phân công cụ thể:
Ca sản xuất (A, B, C): 48 người ; Tiếp nhận nguyên liệu: 6 người ;
Cơ điện: 5 người
; Bốc xếp: 12 người ; Tổ tạp vụ: 3 người ;
CN nồi hơi: 9 người ; CN luộc: 12 người ; CN Sấy: 18 người ;
CN đóng gói: 15 người.
(xem phụ lục: Sơ đồ tổ chức nhà máy chế biến dừa Thành Vinh)
2.8 Hiện trạng hoạt động của nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy
Nhà máy đã đáp ứng các yêu cầu của rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) của
WTO bằng các hoạt động cụ thể như sau:
2.8.1 Về nhà xưởng sản xuất, thử nghiệm và máy móc thiết bị
Nhà xưởng, máy móc thiết bị của Nhà máy đều hoàn toàn mới và có xuất xứ rõ
ràng, để đảm bảo sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cao.
Tại nhà máy có phòng thí nghiệm để thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm về
các chỉ tiêu hoá lý và vi sinh nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng ổn định.
-Phần xây dựng nhà xưởng:
+Nhà xưởng chính: lát nền gạch Ceramic 30x30 ; ốp gạch men 20x25 ; đóng
trần nhựa
+Nhà xưởng: khung sắt, lợp tole, vách tường
+Hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy, xử lý nước thải,..
2.8.2 Công nghệ chế biến cơm dừa nạo sấy
Theo Báo cáo tổng kết đề tài “Đánh giá trình độ một số ngành chế biến tỉnh

Bến Tre” của Trung tâm thiết kế chế tạo thiết bị mới thuộc Sở Khoa học công nghệ
TP.HCM năm 2008 thì trình độ công nghệ được đánh giá gồm 4 thành phần: thiết bị,
nhân lực, thông tin và tổ chức.
Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của Doanh nghiệp ép dầu Lương Quới có
số điểm đạt được ở các mặt và so với điểm bình quân của các nhà máy chế biến cơm
dừa nạo sấy như sau:
Về mặt thiết bị: Nhà máy đạt được 72,85 điểm (điểm bình quân của các nhà
máy: 70,11) ; Về nhân lực: 72,6 (điểm bình quân các nhà máy: 70,28) ; Về thông tin:
5


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

68,5 (điểm bình quân các nhà máy: 66,2) ; Về tổ chức: 67,92 (điểm bình quân các
nhà máy: 64,05).
Nhìn chung, trình độ công nghệ sản xuất cơm dừa nạo sấy của nhà máy đạt ở
mức khá, các mặt đạt được đều cao hơn mức trung bình của mặt bằng trình độ công
nghệ trong nhóm các nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy trong tỉnh Bến Tre.
Sự nố lực của Doanh nghiệp ép dầu Lương Quới trong hoạt động khoa học
công nghệ đã được Sở Công Thương và Sở Khoa học Công nghệ Bến Tre đánh giá
cao với việc ứng dụng Công nghệ và thiết bị đốt trấu tầng sôi của nhà máy sản xuất
cơm dừa nạo sấy trong khu công nghiệp An Hiệp đã tăng được hiệu suất nhiệt, tiết
kiệm được rất nhiều nhiên liệu trấu.
Giải pháp sử dụng nhiên liệu phụ phẩm nông nghiệp (trấu, bả mía,..) thay thế
cho nhiên liệu hoá thạch cũng là giải pháp tốt cho tài nguyên, cho môi trường trong
phạm vi toàn cầu đang được khuyến khích.

6



Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Chương 2:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN
1.1 Điều kiện về địa lý, địa hình
Địa điểm đầu tư của nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của Doanh nghiệp tư
nhân ép dầu Lương Quới thuộc phần đất thuê lại của Công ty cổ phần mía đường
Bến Tre tại lô CN7 của Khu công nghiệp An Hiệp, ấp Thuận Điền, xã An Hiệp,
huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre .
+ Khu công nghiệp An Hiệp cách thị xã Bến Tre 12 km về phía Tây. Đi theo
đường tỉnh ĐT.884 từ ngã 3 Tân Thành về phía Tây qua cầu An Hiệp gặp đường
nhựa phía Nam dẫn vào khu đất. Toàn bộ khu vực quy hoạch Khu công nghiệp có
tổng diện tích 72 ha
Đặc điểm địa hình của Khu công nghiệp An Hiệp được bao bọc bởi sông,
rạch, kênh có hình đa giác gần giống hình thang mà đáy trên là bờ kênh Bao Ngạn và
đáy dưới là sông Hàm Luông. Đây là khu vực thấp cạnh sông, có cao độ trung bình
trên 1m, đa phần là đất nông nghiệp lên liếp trồng dừa, phần đất giáp ĐT 884 cao
hơn trồng cây ăn trái các loại.
- Về địa chất công trình khu vực có 2 tầng chính ở độ sâu khảo sát (sâu 40m): tầng I
thuộc trầm tích Holocené là loại đất yếu đang xảy ra quá trình cố kết tạo độ lún lớn
cho công trình ; tầng II thuộc trầm tích Pleistocené có khả năng chịu lực tốt cho các
công trình có tải trọng lớn nhưng tầng này có độ sâu trung bình -15,5m kể từ mặt đất.
Theo thuyết minh quy hoạch Khu công nghiệp An Hiệp: Nếu các tải trọng không
vượt quá 0,7kg/cm2 có thể gia cố nền đất bằng cừ tràm đơn giản và có thể sử dụng
móng bè hoặc móng băng để truyền lực lên trên nền đất gia cố bằng cừ tràm với
công trình quan trọng hơn. Đối với các công trình quan trọng có tải trọng quá tập
trung không thể trải lực ra trên diện tích tiếp xúc mở rộng thì phải sử dụng cừ bê

tông căn cứ trên địa tầng với độ sâu > 15,5m (tuy giải pháp này tốn kém và khó
khăn).
1.2 Điều kiện thời tiết và khí hậu
1.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ không cao lắm, biến đổi tương đối ổn định, bình quân nhiệt độ năm
0
27,1 C ; nóng nhất vào tháng IV: 29,20C, mát nhất vào tháng XII: 25,10C.
7


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Theo kết quả quan trắc trong những năm gần đây xu thế biến động nhiệt độ
bình quân ± 0,020C/năm, diễn ra không đồng nhất giữa các mùa (mùa Khô và Mưa).
Nhiệt độ mát nhất vào tháng XII năm trước đến tháng II năm sau khoảng 25 - 26 0C,
nóng nhất vào tháng III – IX khoảng 27 – 28,50C.
Nhiệt độ không khí theo qui định là nhiệt độ đo ở chỗ không có ánh sáng mặt
trời chiếu vào, không khí lưu thông dễ dàng, không có gió và độ cao 2 mét trên mặt
đất. Không khí nóng lên hay lạnh đi không phải dưới ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ
mặt trời mà chủ yếu là nguồn nhiệt ở mặt đất, do đó biên độ nhiệt thay đổi của nhiệt
độ không khí nhỏ hơn và thời gian thay đổi nhiệt cũng châm hơn so với nhiệt độ của
mặt đất. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến vi khí hậu và điều kiện làm việc của
công nhân trong nhà máy. Theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp thì nhiệt độ không
khí trong điều kiện sản xuất không được lớn hơn 32oC.
1.2.2. Chế độ mưa
Chế độ mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Mưa rơi sẽ cuốn
theo bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt
đất nơi nước mưa chảy tràn qua. Chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí
quyển và môi trường khu vực.

Chế độ mưa khu vực được tóm tắt như sau:
 Có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa
khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
 Mưa dầm tập trung vào các tháng 8 - 10 (chiếm 80% ) vũ lượng bình quân là
1.472,6 mm/năm (thống kê chung cho cả Tỉnh).
 Lượng mưa trung bình cả năm: 1472.6 mm.
 Lượng mưa hàng năm cao nhất: 2715 mm.
 Lượng mưa thấp nhất hàng năm: 561 mm.
 Số ngày mưa trung bình cả năm: 97,2 ngày.
Lượng mưa trung bình năm biến động từ 1.213,5 – 1.695,5 mm, phân bố thành 2
mùa rõ rệt: mùa Mưa từ tháng 5 đến 11 và mùa Khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau, lượng mưa cao nhất vào tháng 10 và kế đó là tháng 9.
Bảng 4: Lượng mưa trung bình hàng năm và các tháng trong năm (mm)

Thời gian

Năm
2002

2003

2004

2005

2006

Cả năm

1.213,5


1.511,7

1.474,8

1,695,5

1.682,7

Tháng 1

-

-

34,5

-

0,5

Tháng 2

-

-

-

-


-

Tháng 3

-

-

-

0,4

21,3

Tháng 4

0,5

24,0

-

3,9

105,5

8



Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Thời gian

Năm
2002

2003

2004

2005

2006

Tháng 5

111,8

190,5

410,6

85,1

190,8

Tháng 6


175,6

68,5

161,5

94,8

275,4

Tháng 7

141,7

391,6

223,4

299,2

160,3

Tháng 8

165,1

247,6

139,2


216,0

249,2

Tháng 9

85,5

300,7

96,2

209,4

456,9

Tháng 10

417,1

265,3

280,2

366,2

151,1

Tháng 11


108,0

11,6

74,4

264,5

2,2

Tháng 12

8,2

11,9

54,8

156,0

69,5

Nguồn:Cục thống kê Bến Tre

Nước mưa là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho đời sống sinh vật, trong
đó có con người-nhất là những nơi khan hiếm nước sinh hoạt từ nguồn nước mặt,
nước ngầm. Tuy nhiên nước mưa mang theo chất thải trên bề mặt tự nhiên vào hệ
thống thoát nước có thể gây tắc nghẻn, hoặc nước mưa không được tiêu thoát sẽ gây
ứ đọng làm ô nhiễm môi trường.
1.2.3 Độ ẩm không khí tương đối

Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự
nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm
trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.
Đặc trưng về độ ẩm không khí của khu vực dự án được tóm tắt như sau:
 Độ ẩm trung bình hàng năm: 78%
 Độ ẩm không khí tối đa: 85%
 Độ ẩm không khí tối thiểu: 31%.
Độ ẩm tương đối các tháng trong các năm tại tỉnh Bến Tre như sau:
Bảng 5: Độ ẩm tương đối các tháng trong các năm tại tỉnh Bến Tre

Thời gian

Năm
2002

2003

2004

2005

2006

Cả năm

82,25

83,92

84,08


84,33

83,83

Tháng 1

78

88

81

81

83

Tháng 2

77

78

83

81

77

Tháng 3


78

78

81

79

81

Tháng 4

75

78

79

78

81

9


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Thời gian


Năm
2002

2003

2004

2005

2006

Tháng 5

80

86

83

83

83

Tháng 6

85

85


86

86

88

Tháng 7

85

89

87

88

87

Tháng 8

87

88

88

87

87


Tháng 9

86

88

88

88

89

Tháng 10

88

90

88

88

86

Tháng 11

85

84


81

87

82

Tháng 12

83

83

84

86

82

Nguồn: Cục Thống kê Bến Tre

1.2.4 Chế độ gió
Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất
trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm
càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Trong điều kiện làm việc
của nhà máy, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp qui định tốc độ gió từ 0,2 đến 1,5
mét/giây.
Trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 gió hình thành theo hướng Tây – Tây
Nam, tốc độ trung bình 2 – 3,9 m/s. Trong mùa khô hướng gió thống trị là Đông –
Đông Bắc xảy ra từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Tháng 5 là thời kỳ gió chuyển
hướng Tây – Tây Nam với tần suất lặng gió khá cao.

Thời kỳ chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra vào cuối mùa
mưa từ tháng 10 đến tháng 12 vào các thời điểm giao mùa giữa mùa khô với mùa
mưa và ngược lại xuất hiện các cơn gió xoáy, gió lốc làm nước biển dâng cao tần
xuất xuất hiện ngày càng cao và đã gây thiệt hại lớn. Cơn bão số 9 (bão Durian) xuất
hiện tháng 12/2006 với vận tốc gió 30m/s gây ảnh hưởng khá nặng, nhất là các
huyện vùng biển như Bình Đại, Ba Tri.
Nhận xét:
 Điều kiện thời tiết – khí hậu tại khu vực thuận lợi cho quá trình phân hủy sinh
học trong xử lý chất thải. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự phát
sinh và phát tán mùi cũng như các chất ô nhiễm không khí nếu như không có
biện pháp quản lý và xử lý thích hợp.
 Lượng mưa khá cao làm gia tăng khả năng ô nhiễm nước mặt do nước mưa
chảy tràn mang những chất ô nhiễm có trên mặt đất khi chảy qua khu vực dự
án nếu không có biện pháp kiểm soát thích hợp nước mưa chảy tràn.
10


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

1.3 Điều kiện thuỷ văn
Mạng lưới thuỷ văn khu vực chịu ảnh hưởng bởi sông Hàm Luông. Sông Hàm
Luông là một trong sáu cửa sông của sông Tiền đổ ra biển Đông. Năm cửa sông còn
lại là cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Sông Tiền
thuộc vùng hạ lưu sông Mê Công. Sông Mê Công tiếp nhận nước từ chi lưu chính
Tônlê Sap tại Phnôm Pênh. Do điều tiết của biển Hồ ở Campuchia, hàng năm vào
mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, một phần nước lũ của sông Mê Công chảy ngược
theo sông Tônlê Sap đi vào khu vực dự trữ nước tự nhiên do Biển Hồ tạo ra, để rồi từ
tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nước ngọt từ biển Hồ bổ sung cho dòng chảy sông
Tiền, sông Hậu. Lưu lượng nước sông Hàm Luông từ nguồn đổ về vào mùa lũ (tháng

7-11) 3.360 m3 /s ; vào mùa khô tháng 12– 4 chỉ có 828 m3 /s.
Đặc điểm của sông Hàm Luông: Hàm Luông là con sông lớn chảy trọn vẹn
trên đất Bến Tre, ranh giới tự nhiên giữa hai cù lao Bảo và Minh, dài 70 km. Lòng
sông sâu từ 12 – 15 m, rộng trung bình từ 1.200 đến 1.500 m, đoạn gần cửa biển
rộng đến hơn 3.000 m. Chính vì thế, sông Hàm Luông có lưu lượng nước dồi dào
nhất so với các sông khác của tỉnh, góp phần tạo nên sự trù phú của các huyện: Chợ
Lách, Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri và thị xã Bến Tre. Trên sông có
những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như: cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù lao
Lăng, cù lao Ốc, cù lao Lá, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi v.v...
Hệ thống sông Hàm Luông: Theo thứ tự từ thượng nguồn ra đến biển của từng
con sông lớn, cả bên tả ngạn và bên hữu ngạn, và chỉ kể những kênh, rạch có độ dài
từ 5 km trở lên.
Bảng 6: Hệ thống kênh rạch trên sông Hàm Luông

Tên sông, kênh, rạch

Địa bàn

Độ dài

Kênh Xáng

Ranh giới xã Sơn Định và thị trấn Chợ Lách, nối sông Hàm
Luông với sông Cổ Chiên

7,5 km

Rạch Lách

Từ thị trấn Chợ Lách đến xã Long Thới (H. Chợ Lách)


7,0 km

Rạch Sóc Sãi

Từ xã Tân Phú đến xã Tiên Thủy (H. Châu Thành)

10,0 km

Rạch Vĩnh Thành

Từ xã Vĩnh Thành qua xã Phú Sơn thông với rạch Cái Mơn
(Huyện Chợ Lách)

10,0 km

Rạch Cái Mơn

Ranh giới giữa xã Vĩnh Thành và Tân Thiềng (Chợ Lách)

9,0 km

Sông Cái Cấm

Ranh giới của 3 xã Thanh Tân, Thạnh Ngãi và Tân Thành
Bình (H. Mỏ Cày)

11,0 km

Sông Bến Tre


Từ xã Tân Hào (Giồng Trôm) qua xã Mỹ Thạnh An (TXBT)

20,0 km

Rạch Mỏ Cày

Từ thị trấn Mỏ Cày đến xã Tân Thành Bình và Định Thủy

6,5 km

11


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Rạch Cái Sơn

Từ xã Sơn Phú đến xã Mỹ Thạnh (H. Giồng Trôm) đổ ra sông
Bến Tre

7,5 km

Rạch Giồng Keo

Từ xã Thành An đến xã Hòa Lộc nối với R. Mỏ Cày

5,5 km


Rạch Thủ Cửu

Từ xã Long Mỹ đến xã Phước Long (H. Giồng Trôm)

6,0 km

Kênh Giồng Trôm

Từ thị trấn Giồng Trôm, đến xã Lương Hòa, nối với R. Ông
Hương

8,0 km

Rạch Tài Phú

Ranh giới của 3 xã Thuận Điền, Lương Phú, Mỹ Thạnh (H.
Giồng Trôm) đổ ra sông Bến Tre

6,0 km

Rạch Cái Mít

Từ xã Hưng Lễ đến xã Thạnh Phú Đông (H. Giồng Trôm),
thông với K. Tắc

7,0 km

Rạch Tân Hương

Từ xã Hương Mỹ đến xã Minh Đức (H. Mỏ Cày)


5,0 km

Kênh Hương Điểm

Từ xã Tân Lợi Thạnh đến xã Hưng Nhượng (H. Giồng Trôm)
đào năm 1885

5,0 km

Rạch Sơn Đốc

Từ xã Hưng Nhượng đến xã Hưng Lễ (H. Giồng Trôm), nối
với K. Miễu Ông và K. Tắc

5,0 km

Rạch Giồng Luông

Từ xã Tân Phú đến xã Phú Khánh (H. Thạnh Phú)

6,0 km

Rạch Băng Cung

Từ xã Mỹ Hưng đến xã Giao Thạnh (H. Thạnh Phú) 2 đầu
gặp sông Hàm Luông

21,0 km


Rạch Cái Bông

Từ xã Mỹ Chánh đến xã An Hiệp (H. Ba Tri)

13,0 km

Rạch Ba Tri

Từ thị trấn Ba Tri đến xã An Đức, thông ra sông Hàm Luông

8,0 km

Kênh Ba Tri

Từ thị trấn Ba Tri đến xã Phú Ngãi, thông với K. Đồng Xuân

6,5 km

Rạch Bà Hiền

Từ xã Tân Thủy đến xã An Hòa Tây (H. Ba Tri)

8,0 km

(Nguồn: website trang thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2008)

Ngay tại khu vực dự án, phía Đông giáp kênh nội địa Ông Đốc của xã An
Hiệp, huyện Châu Thành ; phía Tây giáp rạch Phật là giáp ranh với xã Tiên Thuỷ
không được kể tên ở bảng trên.
Tình hình mực nước sông Hàm Luông: Có chế độ bán nhật triều của biển

Đông, mỗi ngày 24 giờ 25 phút, có 2 lần nước lên và nước xuống. Hằng tháng có 2
lần triều cường (3 và 17 âm lịch) và 2 lần triều kém (10 và 25 âm lịch). Đỉnh nước
bình quân trong năm cao nhất vào tháng 10 (130cm), tháng 11 (132cm), chân triều
bình quân cao nhất vào tháng 1 (-39cm), thấp nhất vào tháng 6 (-159cm), với biên độ
triều trong năm biến thiên 201 - 242cm.
1.4 Tình hình nhiễm mặn
12


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Độ mặn (g/l) dọc theo sông Hàm Luông từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2008 ở các
vị trí cửa sông và cách cửa sông từ 10 đến 70 km như sau:
Bảng 7: Số liệu độ mặn nền (g/l) dọc sông Hàm Luông tháng I - VI năm 2008
Khoảng cách từ cửa sông
Cửa biển

0

An Thuận

10

An Hiệp (Ba Tri)
Phú Khánh
Hưng Phong (GT)
Mỹ Hoá (TX)
Sơn Hoà (CT)
Long Thới (CL)


20
30
40
50
60
70

Tháng 1
Tháng 2
max TB max TB
33,8 28,5 34, 31,1
8
31,8 19,2 31, 24,0
4
24,5 8,8 23,2 11,2
17,3
5,2 16,7
8,2
11,6
2,6 9,3 3,6
3,3 0,5 3,4 1,2
0,6 0,1 1,2
0,2
0,1 0,1 0,8 0,1

Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6

max TB max TB max TB max TB
34, 33,2 35,0 32,7 34, 32,7 32,6 25,7
9
4
31,0 23,8 31,1 22,2 30,6 22,2 30, 15,9
4
24,0 10,8 25,1 9,3 25,8 9,3 22,8
5,5
17,8
8,8 18,0
5,3 19,0
5,3 15,0
2,1
10,2
4,2 11,8
2,8 12,0
2,8 7,7
0,8
5,0 1,8 5,4 1,2 5,0 1,2 2,3
0,2
1,5
0,4 1,6
0,3 1,0
0,3 0,2
0,0
1,2
0,2 1,2
0,1 0,8 0,1 0,0
0,0


Nguồn: Viện Khoa học thuỷ lợi miền nam

Theo dõi độ mặn 6 tháng của năm 2008 và các tài liệu thống kê nhiều năm
nhận thấy nguồn nước khu vực xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (cách
cửa biển hơn 60 km) vào tháng 3, 4, độ mặn cũng chỉ đạt 1,5 %o (g/l), do đó rất thuận
lợi cho việc khai thác nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ tưới tiêu, cung cấp nước
sinh hoạt, nguồn nước sạch phục vụ sản xuất.
2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
Châu Thành là nơi thu hút đầu tư nhiều nhứt của tỉnh Bến Tre với Khu Công
nghiệp Giao Long và Khu Công nghiệp An Hiệp được hình thành trước tiên và đang
phát huy hiệu quả.
Trên địa bàn huyện Châu Thành, hệ thống giao thông đường bộ gồm 7,3 km
quốc lộ 60 đi ngang (ngoài ra còn có 5,4 km đường quốc lộ 60 mới nối cầu Rạch
Miễu), 29,6 km đường tỉnh (2 tuyến ĐT 883,884), 84,8 km đường huyện. Hệ thống
giao thông thủy qua địa bàn huyện có tổng chiều dài khoảng 181,12 km với 2 con
sông lớn (sông Tiền và sông Hàm Luông), 2 sông quan trọng (sông Ba Lai và sông
Hàm Luông) và có một mạng lưới kênh rạch rất phong phú, đa dạng, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển giao thông thủy.
Song song với giao thông thủy, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị
trí rất đặc biệt. Từ Khu công nghiệp Giao Long đến thành phố Hồ Chí Minh (qua
Tiền Giang, Long An) khoảng 80 km ; Khu công nghiệp An Hiệp cách TP.HCM
khoảng 85 km với cầu Rạch Miễu đã được hoàn thành và bắt đầu thông xe ngày 19
tháng 01 năm 2009 gối đầu lên hai bờ sông Tiền ; và trong tương lai cầu Hàm Luông
sẽ nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh,
ba dãy cù lao An Hoá - Bảo - Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm
năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
13


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của

Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Với diện tích tự nhiên 22.145 ha và số dân 170.226 người, mật độ dân số
huyện Châu Thành 748 người/km2 , Châu Thành thuộc loại huyện rộng trung bình
của tỉnh, trong đó số hộ nông nghiệp 28.658 hộ, lao động nông nghiệp 74.052 người
chiếm 73% số lao động. Huyện Châu Thành có di tích lịch sử cấp quốc gia là Đình
Tân Thạch (xã Tân Thạch) và di tích ghi lại chiến công oanh liệt của dân quân
huyện trong cuộc chiến đấu giành độc lập tự do là tượng đài Chiến Thắng Lộ Thơ ở
xã Thành Triệu.
Trong những năm qua, kinh tế-văn hoá huyện Châu Thành có những bước
phát triển, chuyển biến tích cực, xây dựng được những khu vực sản xuất Công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt, do ưu thế về thiên nhiên đã hình thành vùng
du lịch sinh thái, hàng năm thu hút trên 300.000 lượt khách đến tham quan, tập trung
phấn đấu đến năm 2010 huyện Châu Thành được công nhận huyện văn hoá.
Công tác đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Giao Long và Khu công nghiệp An
Hiệp được tập trung chỉ đạo thực hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, ưu tiên bố trí
vốn để triển khai nhanh các dự án đã ký kết. Năm 2009, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển
công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tập trung phát triển những sản phẩm có thị trường, có tiềm năng về nguyên
liệu, có khả năng cạnh tranh, có giá trị gia tăng lớn. Dự kiến giá trị sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 3.820 tỷ đồng, tăng 26,4% so năm 2008; tỷ lệ lắp
đầy khu công nghiệp Giao Long đạt 100%, khu công nghiệp An Hiệp đạt 80%.
Khu công nghiệp An Hiệp có 03 doanh nghiệp sản xuất ổn định là: Công ty cổ
phần mía Đường Bến Tre, công ty TNHH Covina, nhà máy chế biến dừa Thành
Vinh; 02 doanh nghiệp đang thi công là công ty TNHH chăn nuôi C.P, công ty cổ
phần Đất Sạch Bến Tre. Đã ký hợp đồng và thỏa thuận cho thuê đất 34,86 ha, chiếm
72,62% diện tích đất có khả năng cho thuê.
Một số giải pháp chủ yếu sắp tới:
- Triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển thương mại đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2020. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường,

tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm tạo môi trường lành mạnh cho doanh
nghiệp hoạt động.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn để đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống chợ
để đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, nhất là chợ nông thôn, chợ đầu mối, trung tâm Hội
chợ triễn lãm... bằng nhiều nguồn vốn và nhiều hình thức đầu tư; phối hợp và hỗ trợ
các huyện, thị xã xây dựng chợ văn hoá. Triển khai Đề án phát triển thương mại nội
địa tỉnh Bến Tre đến 2010.

14


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng về hội nhập kinh tế quốc tế; kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch số 470/KH-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2008 của UBND tỉnh
thực hiện Chương trình hành động số 12-CT/TU của Tỉnh ủy.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tạo lập mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chương trình quản lý chất lượng hàng hoá
theo tiêu chuẩn quốc tế và quảng bá thương hiệu hàng hoá. Ổn định thị trường truyền
thống; mở rộng, thâm nhập vào các thị trường tiềm năng lớn như: Châu Âu, Trung
Đông, Châu Phi...
(Nguồn: trang Web của Sơ kế hoạch và đầu tư tỉnh Bến Tre)

Chương 3:
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
1.HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của Doanh nghiệp ép dầu Lương Quới nằm
trong khu công nghiệp An Hiệp, giáp với Công ty cổ phần mía đường Bến Tre và

sông Hàm Luông.
Công ty cổ phần mía đường Bến Tre đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi
trường năm 1996, hiện nay đã có chương trình giám sát chất lượng môi trường và
khu công nghiệp An Hiệp trong quá trình lập dự án, lập Báo cáo đánh giá tác động
môi trường đã khảo sát môi trường hiện trạng và chất lượng hiện trạng môi trường
không khí được đánh giá khá trong sạch với các chỉ tiêu ô nhiễm được đo đạc có kết
quả dưới mức cho phép.
Trong quá trình lập Đề án bảo vệ môi trường nhà máy sản xuất cơm dừa nạo
sấy, Doanh nghiệp ép dầu Lương Quơi đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Tiến
bộ Khoa học Công nghệ và Trung tâm Tư vấn chuyển giao công nghệ an toàn vệ
sinh lao động và Bảo vệ môi trường Miền Nam (Trung tâm COSHEPS) thuộc Viện
Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động tiến hành lấy mẫu và đo đạc hiện
trạng môi trường để có kết quả hiện trạng môi trường tại thời điểm lập đề án.
 Thời gian lấy mẫu: 13giờ, ngày 14 tháng 01 năm 2009
 Địa điểm lấy mẫu: Bên ngoài nhà máy, khu vực đường đi vào nhà máy và
Công ty cổ phần mía đường, cách cổng nhà máy 3 mét dưới gió.
 Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích và đánh giá chất lượng môi trường:
15


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

- Xác định nồng độ bụi: Lấy mẫu bụi bằng máy lấy mẫu không khí F&J
ECONOAIR-Emergency Sampling system (F&J SPECIALTY PRODUCTS INC.USA). Bụi được xác định theo phương pháp đo bụi, cân phân tích Sartorius, độ nhạy
1 x 10-5 gr (Đức).
- Định lượng nồng độ các hơi, khí: Lấy mẫu các hơi, khí bằng máy lấy mẫu
không khí F&J ECONOAIR-Emergency Sampling system (F&J SPECIALTY
PRODUCTS INC.-USA). Các hơi, khí đựoc được thu mẫu theo phương pháp hấp
thụ và phân tích bằng phương pháp so màu trên máy so màu HACH-DR 2010-USA).

-Đo độ ồn bằng máy hiện số MS-85 (TPS-AUSTRALIA).
 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng không khí hiện trạng môi trường
không khí khu vực, so sánh với Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh TCVN
5937-2005 (Tiêu chuẩn áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và
giám sát tình trạng ô nhiễm không khí). Chỉ tiêu ồn được so sánh với TCVN 59491998 (Tiêu chuẩn áp dụng trong trường hợp khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương
mại, dịch vụ, sản xuất từ 6 giờ đến 18 giờ)
Bảng 8: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí

Chỉ tiêu

Bụi
SO2
SO2
CO
3
3
3
Điểm đo
(mg/m ) (mg/m ) (mg/m ) (mg/m3)
Bên ngoài nhà máy (cách cổng
0,29
0,10
0,10
1,6
1 m dưới hướng gió)
Tiêu chuẩn chất lượng
0,30
0,35
0,20
30

không khí xung quanh
(TCVN 5937:2005)

Độ ồn
(dBA)
65 - 66
< 75
(TCVN
5949:1998)

Nguồn: Trung tâm COSHEPS

Kết quả trên cho thấy hiện trạng môi trường không khí khu vực bên ngoài
phạm vi nhà máy đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Các thông số Bụi, SO 2, NO2,
CO được so sánh với tiêu chuẩn nồng độ tương ứng trung bình trong 1 giờ ; thông số
ồn được áp dụng cho Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất
từ 6 giờ đến 18 giờ. Chỉ tiêu bụi gần với mức cho phép do ảnh hưởng giao thông (xe
ra vào nhà máy mía đường và nhà máy cơm dừa nạo sấy)
2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Công ty kết hợp với Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bến
Tre và Trung tâm Tư vấn chuyển giao công nghệ an toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ
môi trường Miền Nam (Trung tâm COSHEPS) đã tiến hành phân tích chất lượng
nước sông Hàm Luông tại khu vực nhà máy cơm dừa nạo sấy.
 Thời gian lấy mẫu: ngày 10 tháng 7 năm 2008 và 14/01/2009
 Kết quả phân tích:
Bảng 9: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Hàm Luông của Trung tâm COSHEPS

T
T


Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả Kết quả TCVN 5942-1995 TCVN 5942-1995
cột A
cột B
10/7/08 14/01/09

16


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

1
2
3
4
5
6
7

pH
SS (căn lơ lửng)
mg/l
Độ cứng
mg/l
Cl (Clorua)
mg/l

N-NO3
mg/l
Fe tổng
mg/l
Coliform
MPN/100ml

6,8
62,8
48
11,2
0,36
0,32
250

7,6
120
52
12,5
0,45
0,30
320

6 - 8,5
20
10
1
5.000

5,5 -9

80
15
2
10.000

Nguồn: Trung tâm COSHEPS

Phân tích mẫu nước sông Hàm Luông thời điểm gần đây nhất (đồng thời với
phân tích mẫu nước thải chưa xử lý của nhà máy) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ Bến Tre có kết quả như sau:

Bảng 10: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Hàm Luông của Trung tâm ƯDTB-KHCN
TCVN
TCVN
Tên chỉ tiêu
Phương pháp thử Đơn vị
Kết
5942-1995
5942-1995
quả
cột A
cột B

-

7,02

6 - 8,5

5,5 -9


SM 5220

mg/l

21

10

35

Nhu cầu oxi sinh hoá BOD

Chai đo oxitop

mg/l

9

4

25

Căn lơ lửng TSS

TCVN 4560-88

mg/l

74


20

80

Coliform tổng

TCVN 6187-2:96

MPN
/100ml

1.500

5.000

10.000

pH

Máy đo pH

Nhu cầu oxi hoá học COD

Nguồn:Trung tâm ƯDTB-KHCN

Qua các kết quả thử nghiệm trên cho thấy nước sông Hàm Luông tại khu vực nhà
máy sản xuất cơm dừa nạo sấy bị ô nhiễm chất hữu cơ, hoá học và chất rắn lơ lửng.
Nước sông không đạt TCVN 5942-1995 cột A (áp dụng đối với nước mặt có thể
dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt) và có mẫu chất rắn lơ lửng không đạt cột B (áp

dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác).
3.HIỆN TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN
Chất thải rắn trong Khu công nghiệp được thu gom từ 2 nguồn: Rác thải sinh
hoạt do Công ty công trình đô thị thu gom và chất thải trong quá trình sản xuất được
thu gom bởi các hộ kinh doanh mua bán phế liệu hoặc được nhà máy thu gom và tái
chế thành sản phẩm khác.
17


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

- Rác thải sinh hoạt hằng ngày được tập trung trong các thùng rác theo quy
định thu rác tại nguồn, đơn vị thu gom rác là Công ty công trình đô thị (tuân thủ theo
Quyết định 2832/2005/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2005 của UBND tỉnh Bến
Tre về ban hành qui định quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Bến Tre).
Tại bãi rác tập trung Phú Hưng, quy trình xử lý rác là vận chuyển, thu gom
đổ lộ thiên, xử lý hoá chất sát trùng và san lấp. Từ tháng 7 năm 2004, Công ty công
trình đô thị đã thực hiện qui trình xử lý rác thải bằng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
E.M (Effective Microorganisms) hạn chế được mùi hôi, ruồi nhặng. Tuy nhiên với
khối lượng rác phát sinh ngày càng nhiều (hiện nay 65 tấn/ngày), công nghệ xử lý
rác chôn lấp tự nhiên đã thu hẹp dần diện tích bãi rác (2,7 ha) nên tình trạng quá tải
đã xảy ra. Bãi rác đã mở rộng thêm 2 ha để có thể tiếp nhận rác, đồng thời đã có một
dự án thành lập bãi rác mới đang được xem xét có diện tích 4 ha, dự kiến sẽ xử lý
theo công nghệ sản xuất phân compost bằng phương pháp hiếu khí kết hợp với chôn
lấp hợp vệ sinh.
- Chất thải rắn sản xuất: gồm vỏ nâu trong cơm dừa được gọt lại từ cơm dừa
thu mua và được phơi khô chuyển đến cơ sở ép dầu tại Lương Quới và bao bì hỏng
chứa nguyên liệu hoặc thành phẩm được thu gom bán cho cơ sở thu mua phế liệu.
4. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC

Trong khu công nghiệp An Hiệp, hiện trạng với sự hoạt động của 3 doanh
nghiệp, trong đó Công ty cổ phần mía đường Bến Tre có tải lượng chất thải cao nhất
đã có Báo cáo đánh giá tác động môi trường và chương trình giám sát ; Công ty
Covina sản xuất chỉ xơ dừa và Nhà máy cơm dừa nạo sấy của Doanh nghiệp ép dầu
Lương Quới. Nhà máy cơm dừa nạo sấy đã ứng dụng hệ thống đốt trấu bằng công
nghệ tầng sôi tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường và đang có kế hoạch xây
dựng trạm xử lý nước thải công suất 100 m3/ngày.
Theo các kết quả phân tích tại hiện trạng môi trường khu vực cho thấy: môi
trường không khí còn trong lành ; chất lượng nước sông Hàm Luông tại khu vực nhà
máy hoạt động chỉ đạt loại B (áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích
khác).

18


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Chương 4:
THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. THỐNG KÊ CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. 1 Nguồn gây tác động đến môi trường không khí
- Bụi: Bụi đất cát cuốn lên do quá trình vận chuyển nguyên liệu vào nhà máy.
Bụi tro từ ống khói của lò hơi. Các loại bụi này gây ảnh hưởng chủ yếu đến sức khoẻ
công nhân lao động trực tiếp và nhân dân sống trong khu vực lân cận.
- Tiếng ồn: Trong quá trình hoạt động của nhà máy, tiếng ồn chủ yếu phát sinh
từ các công đoạn nghiền, sấy, sàng lọc. Tiếng ồn do các phương tiện vận chuyển
nguyên liệu cho nhà máy
- Mùi: do nước clorine rửa dừa.
- Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải: có chứa các chất ô nhiễm điển

hình như bụi than, SO2, NOx, CO, hơi Pb. Các chất ô nhiễm này làm ô nhiễm môi
trường không khí xung quanh.
- Khí thải của quá trình vận hành lò hơi: Trong quá trình sản xuất, nhà máy sử
dụng lò hơi cấp nhiệt cho các hoạt động của máy sấy khô cơm dừa. Khí thải từ nhiên
liệu trấu của quá trình này là nguồn gây ô nhiễm không khí.
1.2. Nguồn gây tác động đến nước thải
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa tương đối sạch, có thành phần các chất ô
nhiễm thấp. Tuy nhiên nếu không được thu gom, nước mưa sẽ hoà chung các chất ô
nhiễm trên mặt đất để trở thành nước thải đổ vào sông rạch.
19


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

- Nước thải sinh hoạt:
+ Nước vệ sinh chân tay công nhân trước khi vào ca sản xuất
+ Nước sinh hoạt công nhân trong phạm vi nhà máy
+ Nước vệ sinh công nghiệp: rửa dụng cụ, thiết bị, rửa sàn nhà..
+ Nước phòng cháy chữa cháy…..
- Nước thải sản xuất:
+ Nước rửa nguyên liệu
+ Nước rửa nền nhà
+ Nước từ hồ lọc bụi, khí thải lò hơi.
1.3. Nguồn sinh ra chất thải
-Chất thải sản xuất: bao gồm vỏ nâu, cơm dừa hư, các bao bì hỏng, tro trấu, bùn
lắng từ hệ thống xử lý nước thải.
-Chất thải sinh hoạt: rác thải từ hoạt động của 145 người (giai đoạn sản xuất ổn
định).
Bảng thống kê các hoạt động sinh ra chất thải của nhà máy

Bảng 11 : Tóm tắt các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Các hoạt động
Nguồn gây tác động
Tác động đặc trưng và cơ bản
chủ yếu
Quá trình hoạt động của Sinh hoạt hàng ngày của - Nước thải, rác thải sinh hoạt,
công nhân
công nhân
bùn hầm cầu
- Gia tăng mật độ giao thông
- Ảnh hưởng an ninh, xã hội
Quá trình vận chuyển Hoạt động vận chuyển, - Tiếng ồn, bụi, khí thải từ các
hàng hoá, nguyên liệu bốc xếp
phương tiện vận chuyển
tại Nhà máy
- Các sự cố lao động
- Tăng mật độ giao thông
Công đoạn kiểm tra Gọt vỏ nâu còn sót trên - Chất thải ra: Vỏ nâu được phơi
cơm dừa
cơm dừa trắng thu mua và chuyển đến cơ sở ép dầu
Công đoạn rửa cơm dừa Rửa cơm dừa bằng dung -Nước thải sản xuất
dịch Clorin 5 ppm, sau
đó xả bằng nước sạch
Công đoạn cấp nhiệt, Lò hơi đốt trấu, thanh -Môi trường làm việc: nóng, ẩm
xử lý nhiệt
trùng cơm dừa
Công đoạn nghiền nhỏ Máy xay cơm dừa
cơm dừa


Tiếng ồn của thiết bị

Công đoạn sấy khô cơm Thiết bị sấy tầng sôi
dừa

-Tiếng ồn

20


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Công đoạn phân loại,
làm nguội, cân, đóng
bao
Vận hành lò hơi và hệ
thống xử lý bụi, khí thải
Quá trình xử lý nước
thải

Máy sàng phân loại
Cân, đóng gói, hàn
miệng bao
- Chất đốt từ trấu
- Lò hơi đốt trấu
- Hệ thống xử lý nước
thải

-Tiếng ồn ; Bụi dừa

- Rác thải sản xuất: bao bì hỏng
-Chất thải sản xuất: tro trấu ; trấu
rơi vãi, bụi và khí thải
Bùn từ hệ thống xử lý nước

1.4. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
1.4.1.Nguồn gây sạt lỡ bờ sông
Nhà máy sản xuất cơm dừa sấy khô nằm ở vị trí vừa giáp với đường bộ, vừa
giáp với đường sông nên rất thuận lợi trong việc giao thương. Hoạt động tại khu vực
bến, ghe, tàu nhập nguyên liệu và xuất thành phẩm. Những hoạt động này góp phần
gia tăng khả tăng sạt lở bờ sông nếu không có biện pháp gia cố, duy tu thường xuyên
bờ kè trong địa phận của Nhà máy.
1.4.2.Nguồn gây tác động tăng mật độ dân cư và giao thông
Nhà máy hoạt động sẽ thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến. Việc tăng
dân số sẽ gây các áp lực về môi trường như tăng lượng nước thải sinh hoạt cũng như
chất thải rắn, tăng mật độ giao thông đường bộ trên đường tỉnh 884 và giao thông
đường thuỷ trên sông Hàm Luông
2. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí
Các nguồn sinh ra bụi, khí thải: Phương tiện giao thông, lò hơi ; Mùi hôi từ hệ
thống thu gom chất thải ; Tiếng ồn bên trong nhà máy do các thiết bị nghiền, sấy,
sàng. Mỗi nguồn có quy mô, ảnh hưởng không gian và thời gian khác nhau, cụ thể
như sau:
2.1.1 Tác động của khí thải do hoạt động giao thông
Hoạt động giao thông gây ô nhiễm tính theo đơn vị phương tiện vận tải tuy có
qui mô nhỏ nhưng tập trung dọc theo tuyến giao thông nên nguồn ô nhiễm phân tán
trên phương diện rộng. Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ô tô có
nguồn nhiên liệu dầu diezen tham gia giao thông như sau:
Bảng 12: Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ô tô


Thành phần
khí độc hại (%)
Khí CO

Hydro cacbon
NOx, ppm
Aldehyde, ppm

Chế độ làm việc của ô tô chạy dầu diezen
Chạy chậm
Tăng tốc độ
Ổn định
Giảm tốc độ
Vết
0,1
Vết
Vết
0,04
0,02
0,01
0,03
60
850
250
30
10
20
10
30


Nguồn: Đinh Xuân Thắng, Ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2003.

Ngoài khí thải còn có bụi, đất cát cuốn lên do quá trình vận chuyển xuất nhập.
21


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Trong thời điểm hoạt động cao nhất, nhà máy sản xuất mỗi ngày 55 tấn sản
phẩm cơm dừa nạo sấy, cần khoảng 135 tấn cơm dừa trắng. Ước tính có khoảng 100
lượt xe lôi ra vào nhà máy và 50 phương tiện giao thông thuỷ đến nhà máy để nhập
nguyên liệu và có khoảng 10 xe tải đến để xuất hàng. Ngoài ra, nhà máy làm việc
theo ca, số lượng công nhân khoảng 25 người mỗi ca tham gia giao thông làm tăng
mật độ trên đường và sinh ra khí thải.
Do nhà máy nằm sâu trong khu công nghiệp An Hiệp, cách đường tỉnh 884
khoảng hơn 500 mét nên mật độ xe trên đường tỉnh 884 được giảm bớt , hạn chế
được lượng khí thải gây ô nhiễm.
2.1.2 Tác động của khí thải do lò hơi đốt trấu
Nồi hơi được chế tạo và lắp đặt bởi Công ty Cổ phần vận tải biển và thương
mại kỹ thuật Trung Hưng ; Địa chỉ: 87 Phan Thanh, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà
Nẵng ; Mã hiệu nồi hơi: TH4000-01-TS ; Kiểu nồi hơi: Nồi hơi kiểu tầng sôi đốt
than cám, trấu, bả mía ; Áp suất tính toán thân nồi hơi: 10 kg/cm 2 ; Sản lượng định
mức: 4.000 kg/h ; Nhiệt độ tính toán của hơi quá nhiệt: 180 0C ; Ngày chế tạo nồi hơi:
15/8/2007. Công ty đã cử nhân viên học lớp vận hành và bảo trì lò hơi.
Lò hơi được lắp đặt đồng thời với các hệ thống xử lý hút khô (cyclon) và hấp
thụ qua nước với hồ xử lý bụi, khói. Khí thải sau khi được xử lý hút qua cyclon và
hấp thụ bằng nước sẽ đi vào hệ thống ống khói cao 15 mét khuyếch tán vào môi
trường trong khu công nghiệp. Theo kết quả đo đạc chất lượng không khí xung
quanh ở 2 vị trí cách ống khói 15 mét và 30 mét dưới gió thì nồng độ các chất gây ô

nhiễm nằm trong tiêu chuẩn cho phép của Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh TCVN 5937:2005.
Lò hơi đốt trấu thuộc dang lò hơi công nghệ tầng sôi được thiết kế chế tạo trên
cơ sở các đề tài cấp bộ trọng điểm và dự án ươm tạo công nghệ. Công nghệ này sử
dụng than cám và các phụ phẩm nông nghiệp (trấu, mùn cưa) để giảm chi phí nhiên
liệu cho doanh nghiệp. Thông thường với dầu FO thì cần khoảng 632.000 đ để sản
xuất 1 tấn hơi bão hòa, than đá là 478.000 đ, than cám chỉ cần 282.000 đ và nếu sử
dụng trấu hoặc mùn cưa thì chỉ cần 65.000 đ đã có thể sản xuất 1 tấn hơi bão hòa.
Lò hơi công nghệ tầng sôi có thể hoạt động tự động và liên tục gần giống như lò dầu
FO: Tự động cấp liệu, tự động giữ áp suất, tự động bơm cấp nước, chất lượng hơi
đảm bảo ổn định, công nhân vận hành thuận tiện không có thao tác cấp than và lấy xỉ
thủ công. Lò được thiết kế có hiệu suất cao, có bộ tiết kiệm nhiệt đảm bảo nhiệt độ
của khói dưới 150oC. Lò hơi được trang bị hai cấp thu bụi khô và ướt nên không gây
ô nhiễm môi trường do khói nhà lò và nhà chứa than được làm kín và tro, xỉ bay ra
được thu gom.
Suất tiêu hao nhiên liệu 200 kg vỏ trấu/giờ. Khi nhà máy đạt công suất tối đa,
mỗi ngày hoạt động 3 ca (8giờ/ca) thì tiêu hao 4.800kg trấu/ngày. Khối lượng riêng
của trấu ở độ ẩm 11% là 130kg/m 3 , như vậy mỗi ngày cần khoảng 37 m 3 trấu, tức
22


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

hơn 500m3 trấu trong nửa tháng. Để chứa trấu trong nửa tháng, nhà kho cao 3 mét
cần diện tích khoảng 200 m2.
Trấu được vận chuyển từ các ghe theo hệ thống băng tải từ bến tàu vào buồng
đốt hoàn toàn tự động ; có hệ thống sấy trấu trước khi vào buồng đốt (hạn chế được
mùa mưa, trấu bị ẩm) ; trấu cháy hoàn toàn, lượng tro thải ra ngoài rất ít, chiếm 3%
lượng trấu nhiên liệu ban đầu ; hệ thống thải tro hoàn toàn tự động ; hệ thống xử lý

tro bụi - khói thải triệt để và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Tro trấu là
dạng phân bón giàu Kali, làm xốp đất, rất thích hợp trồng màu như khoai mì, đậu
phộng,.. được bán cho nhà vườn trong tỉnh và các tỉnh miền đông (Đồng Nai, Tây
Ninh, Bình Dương,..)
2.1.3 Tác động của tiếng ồn
Trong quá trình hoạt động, tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ các công đoạn nghiền,
sấy, sàng. Đo đạc tiếng ồn tại nguồn trong nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy cho
thấy ở khu vực máy sấy tầng sôi có độ ồn cao nhất (khoảng 90 dBA) và độ ồn giảm
dần theo khoảng cách.
2.1.4 Đánh giá tác động của mùi hôi
- Mùi hôi do nước Clorin: Quá trình rửa nguyên liệu bằng nước clorine nồng độ
5 phần triệu nên mức độ mùi hôi khí clo không lớn và trong thời gian ngắn do clo dễ
bay hơi.
-Mùi hôi có thể phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải: Do thu gom nhưng xử lý
không hiệu quả, đòi hỏi có qui trình xử lý nước thải hợp lý.
2.2. Đánh giá tác động của nước thải
2.2.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ và vi sinh. Với
số lượng hoạt động lúc 3 ca là 145 người bao gồm tất cả nhân viên trong nhà máy,
nước thải sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Công nhân hoạt động theo ca, không
nghỉ đêm, không ăn cơm và tắm giặt tại chổ. Theo định mức dùng nước sinh hoạt
của công nhân sản xuất có 2 mức:
Bảng 13: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân sản xuất

Loại phân xưởng
1. Phân xưởng nóng, toả nhiệt >20kcal-m3 /h
2. Phân xưởng khác

Tiêu chuẩn dùng nước
( lít/người/kip)

35
25
Nguồn: Cấp thoát nước, Trần Hiếu Nhuệ

Theo định mức trên, lưu lượng nước thải sinh hoạt khoảng 5 m3 /ngày. Sau khi
được xử lý bằng hệ thống bán tự hoại, các thành phần ô nhiễm chính giảm thiểu hơn
60%, nhưng vẫn còn ở mức khá cao cần được xử lý tiếp tục trước khi thải ra môi
trường (sông Hàm Luông).
Bảng 14 : Nồng độ nước thải sinh hoại trước và sau khi xử lý bằng hầm bán tự hoại
Chất ô nhiễm
Nồng độ
Nồng độ
QCVN 14 :
nước thải sinh hoạt
nước thải sinh hoạt đã
2008/BTNMT

23


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Chất rắn lơ lửng (SS)
BOD5
COD (dicromate)

chưa xử lý (mg/l)
1.400 – 2.900
900 – 1.080

1.700 – 2.040

xử lý bán tự hoại (mg/l)

cột A
50
560 – 1.160
30
360 – 432
50
680 – 816
Nguồn: Rapid Environmental Assessment,WHO

So với QCVN 14:2008/BTNMT ột A (nước thải công nghiệp cho phép thải vào
vực nước dùng làm nguồn nước sinh hoạt) thì nước thải sinh hoạt có hàm lượng
BOD5, COD, SS vượt hơn tiêu chuẩn 10 lần.
2.2.2 Nước thải sản xuất
Thành phần và chất lượng nước thải
Thành phần của nước thải chứa một ít cát bụi bám vào cơm dừa và hoà tan một
số chất từ cơm dừa như chất béo, chất đường, một số chất dinh dưỡng như vitamin,
khoáng chất là môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển.
Khảo sát chất lượng nước thải sản xuất chưa qua xử lý tại Nhà máy trong quá
trình lập Đề án bảo vệ môi trường và một số nhà máy đang sản xuất cơm dừa nạo sấy
ở Bến Tre, kết quả như sau:
TT

Chỉ tiêu

1


pH

2

COD

3

Đơn vị

M1

Bảng 15: Chất lượng nước thải sản xuất CDNS
Kết quả
M2
M3

3,95

5,27

4,32

6-9

mgO2/lít

2.400

994


1.620

< 50

BOD

mgO2/lít

2.250

750

1.450

< 30

4

SS

mg/lít

344

400

1.500

50


5

Tổng N

mg/lít

-

11,39

-

15

6

Coliform MPN/100ml

4,6.105

2.106

9,3.106

3.000

Ghi chú:
+Mẫu M1: Nhà máy CDNS Thành Vinh (Nguồn:Trung tâm ƯDTB-KHCN Bến Tre)
+Mẫu M2: Nhà máy Tân Phước Hưng (Nguồn:Trung tâm Ứng dụng TB-KHCN Bến Tre)

+Mẫu M3: Nhà máy BTCO (Nguồn:Trung tâm Ứng dụng TB-KHCN Bến Tre)

Chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy cơm dừa nạo sấy dao động
trong khoảng như sau:
Bảng 16: Khoảng giá trị chất lượng nước thải CDNS

Chất ô nhiễm
pH
COD
BOD

Đơn vị
mgO2/lít
mgO2/lít

Nồng độ nước thải sản xuất
chưa xử lý (mg/l)
3,95 – 5,27
994 – 2.400
750 -2.250

24

TCVN 5945 :2005
cột A
6 -9
< 50
< 30



Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy của
Doanh nghiệp tư nhân ép dầu Lương Quới

Chất rắn lơ lửng
(SS)
Tổng N
Coliform

mg/lít

344 – 1.500

50

mg/lít
MPN/100ml

11,39
4,6.105 – 9,3.106

15
3.000

Để nước thải ra môi trường (sông Hàm Luông) đạt tiêu chuẩn TCVN
5945 :2005 cột A, hệ thống xử lý phải loại bỏ 98% COD, 99% BOD, 97% chất rắn
lơ lửng và nâng cao pH, đồng thời hạn chế vi sinh đến mức thấp nhứt.
2.2.2 Lưu lượng nước thải:
Quá trình rửa cơm dừa diễn ra như sau: Cơm dừa trắng nhập về được ngâm
trong các bồn chứa nước có pha dung dịch clorin nồng độ 5 phần triệu (5ppm).
Lượng nước ngâm khoảng 400 lít cho 800 kg cơm dừa. Nhà máy sắp xếp sản xuất

sao cho việc ngâm cơm dừa chỉ thực hiện một lần để giữ chất lượng cơm dừa.
Như vậy theo công suất tối đa 55 tấn sản phẩm/ ngày tương đương với 135 tấn
cơm dừa trắng cần một lượng nước ngâm cơm dừa là 67,5 m3 , cộng với nước thải vệ
sinh nhà xưởng mỗi ngày, lưu lượng nước thải của nhà máy khoảng 73 m3/ngày.
2.3. Đánh giá tác động của chất thải rắn
2.3.1 Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên, bình quân mỗi
người thải ra khoảng 0.5 kg rác thì với số lượng người của nhà máy ở thời điểm cao
nhất: 145 người thì lượng rác thải sinh hoạt trung bình mỗi ngày là 72,5 kg (chất hữu
cơ, bao bì giấy, túi nylon,..)
2.3.2 Vỏ nâu từ cơm dừa
Cơm dừa nhập vào nhà máy được lựa, loại ra mảnh cơm dừa còn sót vỏ nâu
và được gọt lại sau đó. Lượng vỏ nâu này không nhiều, mỗi ngày khoảng 10 kg được
đem phơi đem ép dầu tại cơ sở ép dầu Lương Quới của Doanh nghiệp.
2.3.3 Bụi tro trấu từ hệ thống xử lý khói bụi lò hơi
Bụi tro được giữ lại trong cyclon thu bụi và trong hồ nước của hệ thống thu
bụi ướt theo phương pháp hấp thụ. Định kỳ bụi được thu gom vào ngày chủ nhật mỗi
tuần (nhà máy nghỉ 1 ngày/tuần), lượng tro trấu chiếm khoảng 3% nguyên liệu,
khoảng 140 kg/ ngày bán cho nông dân trồng màu.
2.3.4 Bùn hầm cầu
Bùn lắng từ bể tự hoại của các nhà vệ sinh.
Thể tích cặn lắng khi bơm hút được xác định với quy mô giai đoạn sản xuất ổn
định: 145 người
Wc = {aT(100-W1)bc} * N / {(100-W2)1000}
Trong đó: a: lượng cặn trung bình người/ngày = 0,5 l/người/ngày ; T: thời gian lấy cặn:
180 ngày ; W1, W2: Độ ẩm cặn tươi vào bể và sau khi lên men ; b: hệ số kể đến việc giảm thể tích
cặn khi lên men (giảm 30%), b=0,7 ; c: hệ số để lại cặn đã lên men giữ lại làm bùn hoạt tính, c=1,2.

Wc= {0,5*180*(100%-95%)0,7*1,2}*145/ {(100%-90%)*1000}
25



×