Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

đồ án công trình xử lý bụi nhà máy xay xát lúa, lau bóng gạo, ép trấu tạo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.23 KB, 25 trang )

KHOA
KHOA MÔI
MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG &
& TÀI
TÀI NGUYÊN
NGUYÊN THIÊN
THIÊN NHIÊN
NHIÊN

 
 


ĐỒ
ĐỒ ÁN
ÁN
TÍNH
TÍNH TOÁN
TOÁN THIẾT
THIẾT KẾ
KẾ THIẾT
THIẾT BỊ
BỊ XỬ
XỬ LÝ
LÝ BỤI
BỤI
CHO
NHÀ
MÁY
XAY


XÁT
LÚA,
LAU
BÓNG
CHO NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA, LAU BÓNG GẠO,
GẠO,
ÉP
ÉP TRẤU
TRẤU TẠO
TẠO VIÊN
VIÊN


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

2

MỤC LỤC

Chương I: PHẦN MỞ ĐẦU

5

Chương II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

6

I. TÊN NHÀ MÁY

6


II. ĐIềU KIệN Về ĐịA LÝ VÀ ĐịA CHấT

6

2.1 Vị trí địa lý của Nhà máy

6

2.2. Điều kiện về địa chất

7

2.3. Điều kiện về khí tượng

7

2.4 Điều kiện kinh tế- xã hội.

8

2.5. Thiết bị quy trình vận hành của công đoạn ép trấu tạo viên

10

III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC NHÀ MÁY

10

IV. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY


11

V. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỒ ÁN

15

5.1. Giới thiệu các phương pháp xử lý chất ô nhiễm môi trường không khí và
ồn

15
5.1.1. Buồng thu bụi cyclone

15

5.1.2. Lọc túi vải

15

5.1.3. Thiết bị lọc điện

16

5.2. Tính toán thiết bị

17

5.2.1. Tính cyclone đơn

17


5.2.2. Tính Cyclone tổ hợp

19

Chương III: KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH

21

Chương V: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

24


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

3

MỤC LỤC BẢNG


Bảng 1:Phân loại độ bền vững khí quyển................................................................8
Bảng 1:Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh và
ồn
...................................................................................11
Bảng


2:Thành

phần

trấu..............................................................................13

Bảng 3:Nồng độ phát thải các chất ô nhiễm trong khí thải khi đốt trấu viên và than đá
(tính cho 1000kg chất đốt)................................................................................13
Bảng 5:Bảng tổng hợp tác động của các nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động
…………………………………………………………………………….14
Bảng 6: Dự toán cho toàn bộ công trình........................................................................22


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

MỤC LỤC HÌNH


Hình 1: Quy trình vận hành của công đoạn ép trấu tạo viên………………………. 10
Hình 2: Sơ đồ lọc bụi bằng cyclone.............................................................................15
Hình 3: Sơ đồ lọc bụi bằng túi vải……………………………………………………16
Hình 3: Thiết bị lọc bụi tĩnh điện.................................................................................17

4


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

5


Chương I

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi tốc độ đô thị hóa ngày một phát triển, quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhiều nhà máy, khu công nghiệp được hình
thành đã góp phần làm tăng trưởng vượt bật nền kinh tế quốc dân nhưng tồn tại song song
đó đã dấn đến hiện trạng ô nhiễm không khí trầm trọng đang là một trong những vấn đề
đáng quan tâm nhất của Việt Nam cũng như toàn thế giới. "Ô nhiễm không khí là sự có
mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho
không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giả tầm nhìn xa (do bụi)".
Từ việc sản xuất của các nhà máy đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó
có môi trường không khí. Vì vậy sự cần thiết của việc xử lý bụi và khí thải sinh ra trong
quá trình sản xuất là điều tất yếu phải có trong mõi nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động
phát sinh ra khí thải nhầm bảo vệ môi trường không khí.
Nhà máy xay xát lúa, lau bóng gạo, ép trấu tạo viên thuộc tổng công ty lương thực
Miền Bắc chi nhánh Lai Vung là nhà máy có quy mô khá lớn, bao gồm hệ thống dây
truyền khép kín thực hiện tất cả các công đoạn trong việc chế biến tạo thành sảm phẩm lúa
gạo, phục vụ việc chế biến và giải quyết nhu cầu lúa gạo trong khu vực nông trường Sông
Hậu tỉnh Cần Thơ, huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long, các xã Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân
Hòa, Định Hòa, Phong Hòa. Vì các khu vực này khi giải quyết nhu cầu lúa gạo hàng hóa
phải di chuyển qua khu vực Quốc Lộ 80 thuộc xã Vĩnh Thạnh, xã Bình Thành Trung hoặc
khu vực Tân Qui Tây thị xã Sa Đéc. Trong khi đó nồng độ bụi có trong khí thải của nhà
máy là khá cao đặc biệt là nồng độ của bụi trấu. Nếu lượng khí thải này của các nhà máy
không được xử lý trước khi thải ra môi trường thì sẽ gây ra những hậu quả khá nghiêm
trọng ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn đời sống sinh hoạt của công nhân và người dân xung
quanh trong khu vực xung quanh. Từ đó việc thiết kế một hệ thống xử lý bụi trong nhà
máy trước khi lượng khí thải này được đưa vào khí quyển là hết sức cần thiết. Tuy nhiên
để quá trình xử lý bụi đạt hiệu quả tối ưu nhất. Thông qua các số liệu thu thập, kiểm tra,
tính toán số liệu và có sự so sánh giữa các phương pháp xử lý tôi nhận thấy rằng thiết bị

lọc bụi bằng cyclone là thiết bị xử lý bụi thích hợp nhất với điều kiện khí thải của Nhà
máy. Từ đó tôi đã quyết định tiến hành thực hiện đồ án với mục tiêu “ Tính toán và thiết
kế hệ thống xử lý khí thải có chứa bụi trấu bằng hệ thống cyclone cho công đoạn ép
trấu tạo viên ” với các nhiệm vụ chính cần phải thực hiện là xác định nguồn phát sinh ô
nhiễm trong nhà máy, các phương pháp xử lý bụi có thể áp dụng, lựa chọn thiết bị và tính
toán thiết kế hệ thống xử lý bụi cho nhà máy và vẽ sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi
máy cần lựa chọn phương pháp và thiết bị xử lý lọc bụi phù hợp.


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

6

Chương II

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
I. Tên nhà máy:
- Tên nhà máy: Nhà máy xay xát lúa, lau bóng gạo, ép trấu tạo viên.
- Chủ đầu tư : Tổng công ty lương thực miền bắc – chi nhánh Lai Vung
Nguồn vốn đầu tư là vốn tự có của Doanh nghiệp.
II. Điều kiện về địa lý và địa chất:
2.1 Vị trí địa lý của Nhà máy:
Nhà máy xay xát lúa, lau bóng gạo, ép trấu tạo viên thuộc tổng công ty lương
thực miền bắc – chi nhánh Lai Vung, nằm trên địa bàn Tổ 58, ấp Hòa Tân, xã Tân Hòa,
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Nhà máy có các mặt tiếp giáp:
• Phía Tây Bắc giáp: Doanh nghiệp xăng dầu Nguyên Phước, cách 100m.
• Phía Đông Nam giáp: đất vườn, cách nhà dân gần nhất 5m.
• Phía Tây Nam giáp: sông Hậu.
• Phía Đông Bắc giáp: Quốc lộ 54, cách nhà dân gần nhất 20m.
(Ghi chú: khoảng cách được tính từ mốc là ranh giới khu đất dự án)

Xã Tân Hòa có diện tích tự nhiên: 1.767,61 ha, nằm cách thành phố Cần Thơ 80km, cách
Thị xã Sa Đéc khoảng 22 km, theo Quốc lộ 80 và Quốc lộ 54, Đường tỉnh 751. Xã Tân
Hòa có các vị trí tiếp giáp như sau:
• Phía Bắc: Giáp xã Vĩnh Thới
• Phía Đông Nam: Giáp xã Định Hòa
• Phía Đông: Giáp xã Long Thắng
• Phía Tây: Giáp Sông Hậu
Vị trí xây dựng Nhà máy có các điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:


Nằm giáp sông Hậu thuận lợi cho giao thông thủy, cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp
phù sa cho đồng ruộng. Xã có trục giao thông quan trọng như kênh Bông Súng, kênh
Long Thắng là những tuyến vận tải thủy nối với cảng Đồng Tháp, cảng Sa Đéc, cảng
Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện vận chuyển nông sản, vật tư phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.



Quốc lộ 54 đi qua xã, được nâng cấp sẽ thuận lợi cho sự phát triển hệ thống giao thông
bộ gắn chặt với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và các địa
bàn kinh tế trọng điểm phía Nam khác.



Xã Tân Hòa là một xã thuộc vùng ngập nông, nguồn nước ngọt dồi dào, đất đai màu
mỡ, thuận lợi trong việc phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường


7

cây trồng, vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển một nề kinh tế toàn diện.


Tuy vậy, Tân Hòa là xã nằm xa các thành phố, cảng, sân bay và các trung tâm kinh tế
lớn như TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Nên ít được hưởng sức lan tỏa của các khu vực
này và khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư lớn từ bên ngoài cho phát triển công nghiệp.

2.2. Điều kiện về địa chất
Xã Tân Hòa có mẫu chất đơn giản tạo cho xã một quỹ đất tương đối đồng nhất. Xã có các
mẫu chất sau:


Về đặc điểm địa chất của xã mang cấu trúc chung của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp cũng như vùng ĐBSCL, là loại trầm tích trẻ sông biển.



Loại đất được hình thành từ trầm tích sông (aQ3IV) phân bổ ven sông lớn hình thành
đất phù sa chiếm hầu hết diện tích trong xã. Một diện tích nhỏ trầm tích có chứa phèn
nằm sâu giáp xã Long Thắng.

Từ các đặc điểm địa chất và địa hình đã tạo nên lớp vỏ thổ nhưỡng thể hiện cấu trúc đất
đai khác nhau giữa các xùng trong xã. Từ đó bố trí sử dụng đất sẽ khác nhau.
2.3. Điều kiện về khí tượng
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm: 26,8oC
Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất: 26-31oC

Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21-23,8oC
Biên độ dao động trung bình: 6,8oC
b) Nắng
Là vùng có số giờ nắng cao (208h/tháng). Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất là 9,1 h/ngày.
Bốc hơi tập trung lớn vào các tháng 3, 4, 5, 6. Lượng bốc hơi trung bình 3 – 5 mm/ngày,
cao nhất 6 – 8 mm/ngày.
c) Bức xạ mặt trời
Bức xạ tổng cộng bình quân 155,0 Kcal/km2/năm


Bức xạ trực tiếp: 82 Kcal/cm2/năm



Bức xạ khuếch tán: 72 Kcal/cm2/năm



Bức xạ hấp thụ: 29 Kcal/cm2/năm.
d) Chế độ mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình 1.518,6 mm/năm chiếm
90- 92 % lượng mưa cả năm, trong đó tập trung tháng và tháng 10 (30 – 40% lượng mưa
năm), còn lại mùa khô chiếm 8 – 10% lượng mưa năm. Từ tháng 5 bắt đầu mưa nhiều và
tập trung cao độ vào tháng 9, 10 ảnh hưởng đến thu hoạch lúa hè và thu đông.
i) Độ ẩm không khí tương đối
Độ ẩm bình quân cả năm 82,5%. Bình quân thấp nhất vào mùa khô là 50,3%. Trong đó
tháng 3 là tháng thấp nhất có độ ẩm 32,0%.
e) Chế độ gió



Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

8

Thịnh hành theo hướng Tây Nam và Đông Bắc (tháng 1 - 11), ngoài ra có gió chướng
(tháng 2, 4), cá biệt mùa mưa có gió lốc xoáy.
Tốc độ gió bình quân năm 2,2m/s
Tốc độ gió mạnh nhất với tần suất 1%: 41m/s
Hướng gió chủ đạo Tây Nam thổi theo hướng ra sông Hậu. Do đó, có thể giúp triệt tiêu
ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đến các hộ dân xung quanh.
Tuy nhiên, khi gió đổi hướng theo hướng Đông Bắc, khu nhà dân hiện hữu sinh sống ở
phía trước dự án (cách khu xưởng sản xuất khoảng 100m) sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác
nhân ô nhiễm không khí nếu chúng không được xử lý đạt yêu cầu.
h) Độ bền vững khí quyển
Độ bền vững khí quyển quyết định khả năng phát tán các chất ô nhiễm lên cao. Để xác
định độ bền vững khí quyển chúng ta có thể dựa vào tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban
ngày và độ che phủ mây vào ban đêm theo bảng phân loại của Pasquill.
Bảng 1: Phân loại độ bền vững khí quyển (pasquill, 1961)
Tốc độ
gió tại 10

Bức xạ ban ngày

Độ che phủ mây ban đêm

Mạnh
(Biên độ 60)

Trung bình

(Biên độ 35 - 60)

Yếu
(Biên độ 15 - 35)

Ít mây
> 4/8

Nhiều mây
< 3/8

<2

A

A-B

B

-

-

2

A-B

B

C


E

F

4

B

B–C

C

D

E

6

C

C–D

D

D

D

>6


D

D

D

D

D

Ghi chú:

A
B
C
D
E
F

-

Rất không bền vững.
Không bền vững loại trung bình.
Không bền vững loại yếu.
Trung hòa.
Bền vững yếu.
Bền vững loại trung bình.

f) Điều kiện thủy văn

Chịu tác động của 3 yếu tố: lũ, mưa nội đồng và thủy triều biển đông, hàng năm hình thành
2 mùa rõ rệt: mùa lũ trùng với mùa mưa và mùa kiệt trùng với mùa khô.
2.4 Điều kiện kinh tế- xã hội :
a) Dân cư
Năm 2004, xã Tân Hòa có 13.475 nhân khẩu với 3.009 hộ và 7.698 lao động. Trong hơn 4
năm qua, dân số tăng 797 người và số hộ tăng lên 192 hộ. Mật độ dân số 762 người/km2.
Đất nông nghiệp bình quân/người thấp: 884,3 m2/người lao động bình quân 1.551,9 m2 đất
nông nghiệp/lao động. Lao động nông nghiệp chiếm 77,8% tổng số lao động. Năm 2004
lao động nông nghiệp/lao động tổng số là 5989/7698 LĐ. Lao động thương mại và dịch vụ


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

9

khá cao, đã có 978 lao động, chiếm gần 12,7% LĐ. Dân số phân bố không đều ở các ấp, từ
1.596 người đến 4.261 người/ấp.
b)

Kinh tế

Xã Tân Hòa có ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Sau đó mới đến các ngành
thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề khác.

Ngành nông nghiệp
Nông nghiệp Tân Hòa phát triển khá mạnh, gồm cả trồng trọt và chăn nuôi, thủy sản. Lúa,
lúa màu, rau là loại cây trồng chính của xã diện tích gieo trồng lúa trong năm xấp xỉ
2000ha, sản lượng lúa trên địa bàn có khoảng 10.066 – 10.067 tấn/năm. Ngoài ra còn có
các cây khác như cây ăn quả, dừa, rau màu khác. Bên cạnh đó thủy sản cũng phát triển
khá mạnh, có 4 ha chủ yếu nuôi cá đạt 13,5 tấn cá tôm.


Thương mại – Dịch vụ
Tân Hòa có 3 chợ, có nhiều cơ sở thương mại dịch vụ với qui mô khá lớn phục vụ cho việc
mua bán trao đổi hàng hóa của người dân trong khu vực. Xã đã có 20 điểm kinh doanh ăn
uống, buôn bán, hành hóa, mỗi ấp có 5 – 7 điểm phục vụ mua bán các thứ cần thiết, phân
bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu. Toàn xã có 83 hộ làm thương mại dịch vụ. có 52 hộ buôn bán
nhỏ, có các cở sở sửa chứa xe cộ, đồng hồ, dụng cụ sản xuất, hàng tiêu dùng.

Các ngành nghề khác
Trên địa bàn xã có các cơ sở chế biến gạo, mì. 6 cơ sở xay xát lúa gạo và thức ăn gia súc,
có nhiều cơ sở máy đo, điểm sửa chứa máy móc, dụng cụ…cơ sở mộc, rèn, sạc bình, lò
bún…. Máy phóng lúa, máy cày, máy xới lớn, nhỏ toàn xã đã có nhiều, phần lớn chủ động
được các khâu làm đất, vận chuyển…
Các tốp thợ xây dựng, các tốp mộc, nề hoạt động tốt đưa vào lại thu nhập cao cho nhân
dân, giải quyết tốt mặt xây dựng phục vụ đời sống thủy sản. Các hộ này cũng góp phần
đẩy mạnh kinh tế của Tân Hòa lên cao.
• Giáo dục
Học sinh đến trường nằm ở mức trung bình: có 3.406 em. Tỷ lệ học sinh chiếm 25,27%
tổng số nhân khẩu. Mỗi năm học sinh đến trường cũng đạt trên 26% so tổng số dân. Học
sinh mẫu giáo còn ít, chủ yếu học sinh tiểu học. Học sinh trung học cơ sỏ, học sinh Phổ
thông chiếm tỷ lệ khá cao, thực chất do học sinh khác xã đến học, do đó tỷ lệ đi học/tổng
số đạt được tỷ lệ trên.
(Nguồn: Điều kiện kinh tế xã hội xã Tân Hòa trích từ Dự án quy hoạch sử dụng đất xã Tân
Hòa thời kỳ 2010 - 2015)


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

10


2.5. Thiết bị quy trình vận hành của công đoạn ép trấu tạo viên

Trấu từ phân xưởng xay xát

Trấu mua thêm (nếu có)

Băng tải

Bụi

Thùng chứa

Bụi

Máy bằm

Máy ép

Bụi, ồn

Ồn

Không đạt
kích thước
Sàng thành phẩm
Đạt kích thước
Đóng gói, lưu/xuất kho

Hình 1: Quy trình vận hành của công đoạn ép trấu tạo viên
Thuyết minh qui trình công nghệ

Trấu được băng tải đưa vào thùng chứa. Sau đó, trấu đều đặn được băng tải đưa sang máy
bằm. Các lưỡi dao kim loại trong máy bầm sẽ bằm nhuyễn vỏ trấu. Điều này tạo thuận lợi
cho quá trình nén ép tạo viên sau này.
Trấu bằm sẽ được đưa vào hệ thống 10 máy ép. Các thanh ru-lô sẽ tạo ra lực ép lớn để đùn
trấu qua các lỗ có đường kính khoảng 8mm. Các viên trấu ép sẽ được chuyển sang thiết bị
sàng. Những viên đạt kích thước sẽ theo băng tải đi vào kho chứa. Sau đó, chúng sẽ được
cân đo, đóng bao bì và bán cho khách hàng.


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

11

Những viên trấu ép không đạt kích cỡ sẽ được chuyển về lại máy ép để thực hiện lại quá
trình ép.
III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC NHÀ MÁY:
Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực Nhà máy được đánh giá thông qua các tài
liệu sẵn có của địa phương kết hợp với việc bố trí thu mẫu và phân tích tại phòng thí
nghiệm của Trạm Quan trắc môi trường Thành phố Cần Thơ.
* Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh ngày 27/4/2011:

Bảng 2: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh và ồn
STT

Vị trí lấy mẫu

Các chỉ tiêu đo đạc môi trường
Bụi Lơ lửng
(mg/m3)


1

KK01

0,23

CO
(mg/m3)
1,14

SO2 (mg/m3)
0,055

NOx
(mg/m3)
0,028

Ồn
(dBA)
67,2

QCVN 05:2009/BTNMT
0,3
30
0,35
0,2
70(*)
Ghi chú:
QCVN 05:2009/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung

quanh.
(*) QCVN 26:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Đơn vị đo đạc và phân tích: Trung tâm quan trắc và kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Đồng Tháp.
Thời gian đo đạc: 27/4/2011
Ký hiệu: KK01- Tại cổng bảo vệ vào công ty của Chi nhánh Lai Vung, địa chỉ: tổ 58, ấp
Hòa Tân, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Nhận xét: Hiện trạng chất lượng không khí xung quanh rất tốt, các chỉ tiêu đo đạc phân
tích đều đạt qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia. Điều này phù hợp với bối cảnh chung ở khu vực
này là điểm dân cư nông thôn. Mặt khác, không khí khu vực dự án rất thoáng đãng và mức
độ không bền vững khí quyển rất cao (gần sông, gió nhiều). Thêm vào đó, cây xanh xung
quanh cũng rất nhiều. Tất cả những phân tích trên đã góp phần giải thích cho một chất
lượng môi trường không khí nền rất tốt ở đây.
IV. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG

* Nguồn gây ô nhiễm không khí
a. Nguồn gây tác động
Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động bao gồm:


Ô nhiễm bụi từ dây chuyền sản xuất



Khói thải từ phương tiện vận chuyển

b. Đối tượng bị tác động


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường


12

Đối tượng bị tác động bởi các nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động bao
gồm:


Công nhân sản xuất



Người dân xung quanh



Môi trường không khí

c. Đánh giá phạm vi, mức độ tác động
c.1. Ô nhiễm bụi từ dây chuyền sản xuất
Đối với con người, bụi có thể gây tổn thương cho mắt, da và đặc biệt là hệ hô hấp. Bụi có
kích thước từ 2 - 10 micromet hầu hết sẽ bị giữ lại dưới tác dụng của lông mũi và tuyến
nhầy ở mũi. Phần bụi còn lại tiếp tục đi sâu vào đường hô hấp. Một phần trong số này sẽ
dính vào thành ống dẫn do va đập vào lớp chất nhầy và do lớp lông của tế bào biểu bì.
Chúng sẽ bị chuyển dần lên phía trên và gây phản xạ khạc ra ngoài (hoặc bị nuốt theo
nước bọt vào đường tiêu hóa).
Các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn có thể đi vào đến tận phế nang. Điều này rất nguy hiểm.
Sự nguy hiểm còn phụ thuộc vào tính chất lý hóa của hạt bụi. Đối với ngành xay xát, lau
bóng, ép trấu tạo viên, có thể khẳng định bụi có nguồn gốc từ vỏ trấu, hạt phấn bám trên bề
mặt gạo, cám gạo. Do đó, chúng không gây ra các tác hại độc tính như bụi than, bụi chì,
bụi silic, amiăng... Tuy nhiên, chúng có thể gây ra những bệnh hô hấp mãn tính như: ho

khan, tức ngực, hắt xì, khó thở. Phần lớn triệu chứng này sẽ khỏi khi công nhân nghỉ ngơi,
ra khỏi vùng ảnh hưởng (Theo Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Tập
1).
c.1.2. Đối với phân xưởng ép trấu tạo viên
c.1.2.1. Bụi từ công đoạn nhập liệu
Băng tải vận chuyển trấu từ kho chứa ở phân xưởng xay xát sang phân xưởng ép trấu tạo
viên nếu không được che chắn tốt sẽ dễ dàng bị gió mạnh thổi bay, gây ô nhiễm không khí.
Thành phần của loại bụi này chủ yếu là bụi cám có trên mặt trong và mặt ngoài của vỏ
trấu, các mảnh vỡ mịn của vỏ trấu được tạo ra trong công đoạn bóc vỏ của quá trình xay
xát.
Lượng bụi phát sinh theo khảo sát thực nghiệm như sau:
M = 0,05% x 300 tấn/ngày = 150 kg/ngày.
c.1.2.2. Bụi từ công đoạn bằm
Đây chính là công đoạn phát sinh bụi nghiêm trọng nhất trong qui trình sản xuất trấu viên.
Khi trấu được băm thành các mẩu nhỏ, hoạt động băm đã làm các mảnh vỡ mịn của vỏ trấu
thất thoát ra rất nhiều gây ô nhiễm bụi nghiêm trọng cho khu vực sản xuất nếu như không
có giải pháp xử lý.
Lượng bụi phát sinh theo khảo sát thực nghiệm như sau:
M = 1% x 300 tấn/ngày = 3 tấn/ngày.
Như đã đề cập trong phần đánh giá bên trên, bụi xay xát và ép trấu tạo viên có nguồn gốc
từ vỏ trấu (có rất nhiều lông tơ trên bề mặt vỏ trấu) nên có khả năng gây kích ứng ngoài
da, gây dị ứng và gây ngứa ngáy rất khó chịu. Mặc dù không có độc tính hóa học, nhưng
rõ ràng nếu không kiểm soát tốt vấn đề ô nhiễm bụi, sự tác động tiêu cực đến đời sống dân
cư là rất lớn. Dần dần, vấn đề này sẽ trở thành mâu thuẫn giữa cộng đồng dân cư và doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

13


Bảng 3. Thành phần trấu viên
TT

Thông số

Thành phần %

1

Độ ẩm toàn phần

12,21

2

Hàm lượng tro

12,97

3

Hàm lượng chất dễ bay hơi

69,74

4

Hàm lượng cacbon cố định


17,29

5

Hàm lượng lưu huỳnh
0,054
(Nguồn: Kết quả phân tích của SGS Việt Nam Ltd ngày 25/01/2011, kết quả phân tích dựa
trên 1kg trấu viên khô)
Bảng 4. Nồng độ phát thải các chất ô nhiễm trong khí thải khi đốt trấu viên và than
đá (tính cho 1000kg chất đốt)
Nồng độ ô nhiễm
khi đốt trấu viên
(mg/m3)

Nồng độ ô nhiễm
khi đốt than đá
(mg/m3)

QCVN
19:2009/BTNMT
(mg/m3)

Bụi

832

3.107

200


SO2

139

3.055

500

NOx

290

284

850

129,7 kg

581 kg

-

Các chất ô nhiễm

Chất thải rắn sau đốt

Nguồn: Tính toán của Công ty CP KTMT Bảo Hùng, tính toán theo hướng dẫn của:
-

Giáo trình Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 3, GS.TS Trần Ngọc Chấn;


-

Giáo trình Ô nhiễm không khí và tiếng ồn – Phương pháp giám sát, TS. Nguyễn
Quốc Bình.


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

14

Bảng 5. Bảng tổng hợp tác động của nguồn gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn hoạt
động

TT
1

2

3

4

5

Nguồn gây ô
nhiễm
Phân xưởng xay
xát lúa


Phân xưởng lau
bóng

Phân xưởng ép
trấu tạo viên

Lò sấy

Phương tiện
giao thông vận
tải

Tác nhân
gây ô
nhiễm
Bụi

Bụi

Bụi

Bụi, khói
thải, SO2,
NO2, CO

Bụi, khói
thải, SO2,
NO2, CO

Đối tượng bị tác động


Đánh giá
mức độ tác
động

- Ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân

- Rất cao

- Ảnh hưởng đến đời sống người dân

- Cao

- Ảnh hưởng đến thực vật

- Cao

- Ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân

- Rất cao

- Ảnh hưởng đến đời sống người dân

- Cao

- Ảnh hưởng đến thực vật

- Cao

- Ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân


- Rất cao

- Ảnh hưởng đến đời sống người dân

- Rất cao

- Ảnh hưởng đến thực vật

- Cao

- Ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân

- Thấp

- Ảnh hưởng đến đời sống người dân

- Cao

- Ảnh hưởng đến thực vật

- Cao

- Chất lượng môi trường không khí

- Cao

- Ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân

- Rất thấp


- Ảnh hưởng đến đời sống người dân

- Rất thấp

- Ảnh hưởng đến thực vật

- Rất thấp

- Chất lượng môi trường không khí

- Rất thấp


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

15

Ghi chú: các cấp đánh giá: rất thấp – thấp – trung bình – cao – rất cao
Kết luận:
Qua phần đánh giá chi tiết cũng như các bảng số liệu thu thập được, ta có thể kết luận hoạt
động gây tác động mạnh mẽ nhất của dự án trong giai đoạn hoạt động chính là hoạt động
sản xuất. Đặc biệt là 2 dây chuyền sản xay xát lúa và ép trấu tạo viên. Nguyên nhân chính
là chúng tạo ra ô nhiễm bụi nặng nề. Do đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của
người lao động và người dân, kéo theo sẽ tạo ra những phản ứng xã hội tiêu cực đối với dự
án.
Đối tượng môi trường tự nhiên chịu tác động nặng nề nhất là môi trường không khí với tác
nhân ô nhiễm nổi bật là bụi.
Đối tượng môi trường xã hội chịu tác động nặng nề nhất chính là tình hình tai nạn lao động
và sức khỏe của con người.

V. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỒ ÁN:
Chọn các thông số ô nhiễm bụi trấu của phân xưởng ép trấu tạo viên để tính toán và thiết
kế hệ thống xử lý.
Các thông số tính toán:
- Lưu lượng bụi cần làm sạch Q = 10008 (m3/h)
- Khối lượng của khí thải ở điều kiện chuẩn ρ0kt = 130 (kg/m3)
- Nhiệt độ của không khí Tkk = 33 (oC)
- Nồng độ khí thải Ckt = 12270 kg/m3
- Áp suất trong thiết bị có đặt quạt hút ppt = 66500 (N/m2)
Với các đặc điểm của bụi nêu trên ta có các biện pháp xử lý sau:
5.1. Giới thiệu các phương pháp xử lý chất ô nhiễm môi trường không khí
Phương án 1:
5.1.1. Buồng thu bụi cyclone:
Quy trình công nghệ:
Cho dòng khí lẫn bụi đi vào trong thiết bị ở phía trên theo phương tiếp tuyến với thành
thiết bị. Nhờ đó, dòng khí sẽ chuyển động xoắn ốc bên trong vỏ hình trụ và hạ dần về phía
dưới. Khi gặp phần đáy hình phễu, dòng khí sạch bị đẩy ngược về phía trên và vẫn chuyển
động theo dạng xoắn ốc trong ống hình trụ nhỏ thoát ra ngoài. Trong quá trình chuyển
động xoắn ốc, các hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho chúng tiến dần về phía vỏ
hình trụ và đáy hình phễu rồi chạm vào thành thiết bị, giảm động năng, kết dính thành hạt
lớn rồi bám vào thành thiết bị hoặc rơi xuống dưới đáy phễu. Hiệu suất cao đối với bụi từ
5μm đạt 90%, năng suất tối đa 170000m3/h.
- Ưu điểm:
+ Không có phần chuyển động
+ Có thể làm việc ở nhiệt độ cao (đến 5000C)
+ Có khả năng thu hồi vật liệu mài mòn mà không cần
bảo vệ bề mặt cyclone
+ Thu hồi bụi ở dạng khô
+ Trở lực hầu như cố định và không lớn ( 250 –
1500N/m2)

+ Làm việc tốt ở áp suất cao
+ Chế tạo đơn giản
+ Hiệu suất cao
+ Năng suất cao
+ Giá thành tương đối rẻ


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

16

+ Hiệu quả làm việc không phụ thuộc vào sự thay đổi nồng độ
Hình 2: Sơ đồ lọc bụi bằng cyclone
- Nhược điểm:
+ Hiệu quả vận hành kém khi bụi có kích thước nhỏ hơn 5μm.
+ Không thể thu hồi bụi kết dính
Phương án 2:
5.1.2. Lọc túi vải:
- Quy trình công nghệ:
Hệ thống này bao gồm những túi vải hoặc túi sợi đan lại, dòng khí có thể lẫn bụi
được hút vào trong ống nhờ một lực hút của quạt li tâm. Những túi này được đan lại hoặc
chế tạo cho kín một đầu. Hỗn hợp khí bụi đi vào trong túi, kết quả là bụi đươc giữ lại trong
túi.
Bụi càng bám nhiều vào các sợi vải thì trở lực do túi lọc càng tăng. Túi lọc phải
làm sạch theo định kỳ, tránh quá tải cho các quạt hút, làm cho dòng khí có lẫn bụi không
thể vào túi lọc. Để làm sạnh túi có thể dùng biện pháp rũ túi để làm sạch bụi ra khỏi túi
hoặc có thể dùng các sóng âm truyền trong không khí hoặc rũ túi bằng phương pháp đổi
ngược chiều dòng khí, dùng áp lực hoặc ép từ từ.
- Ưu điểm:
+ Hiệu suất rất cao

+ Có thể tuần hoàn khí
+ Bụi thu được ở dạng khô
+ Chi phí vận hành thấp, có thể thu hồi bụi dễ cháy
+ Dễ vận hành
- Nhược điểm:
+ Cần vật liệu riêng ở nhiệt độ cao
+ Cần công đoạn rũ bụi phức tạp
+ Chi phí vận hành cao do vải dễ hỏng
+ Tuổi thọ giảm trong môi trường axit, kiềm
+ Thay thế túi vải phức tạp.

Hình 3: Sơ đồ lọc bụi bằng túi vải
Phương án 3:
5.1.3. Thiết bị lọc điện:
- Quy trình công nghệ:
Thiết bị lọc bụi tĩnh điện sử dụng một hiệu điện thế cưc cao để tách bụi, hơi,
sương, khói khỏi dòng khí. Có 4 bước cơ bản để được thực hiên là:
- Dòng điện làm các hạt bụi bị ion hóa
- Chuyển các ion bụi từ các bề mặt thu bụi bằng lực điện trường.
- Trung hòa điện tích của các bụi lắng trên bề mặt thu.
- Tách bụi lắng ra khỏi bề mặt thu. Các hạt bụi có thể được tách ra bởi một áp lực hay
nhờ rửa sạch.
Thiết bị này có thể thu được những hạt rất nhỏ (1 - 44
thể đạt tới 99,99%.

) với hiệu quả rất cao, có


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường


+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

17

Ưu điểm:
Hiệu suất lọc cao, tiết kiệm năng lượng
Thu hồi được cả bụi khô và bụi ướt
Sụt áp nhỏ
Ít phải bảo trì
Xử lý lưu lượng lớn
Giảm tổn thất áp suất trong quá trình hoạt động
Thu được những hạt rất nhỏ 1 - 44 μm
Nhược điểm:
Vốn lớn
Nhạy với thay đổi dòng khí
Khó thu bụi với những điện trở khá lớn
Chiếm diện tích lớn, dễ gây cháy nổ nếu khí chứa
khí và bụi cháy được.

Hình 4: Thiết bị lọc bụi tĩnh điện

Lựa chọn phương án: đối với phân đoạn ép trấu tạo viên, thành phần bụi này chủ yếu
là bụi trấu có kích thước hạt là 5μm, bụi chủ yếu tồn tại ở dạng bụi khô. Bên cạnh đó, hoạt
động băm trấu đã làm các mãnh vỡ mịn của vỏ trấu thoát ra . Chính vì thế chúng ta cần
phải có một thiết bi thu hồi bụi đi kèm với quy trình đơn giản nhưng lại có thể đạt được
hiệu quả cao và chi phí tương đối. Từ các phương án nêu trên, chúng tôi quyết định chọn
phương án “thu bụi cyclone” để tính toán và thiết kế hệ thống xử lý bụi của giai đoạn này.
5.2.1. Tính cyclone đơn:
• Chọn loại cyclone: SN11
• Chọn đường kính của cyclone D = 200 (mm)
0,096
h
• Kích thước cửa vào: = 2 – 3 ↔
= 2,4
0,04
b
b= 0,2.0,2 = 0,04 (m) : chiều rộng cửa vào
h=0,48.0,2 = 0.0969 ( m) : chiều cao cửa vào ( tra bảng 2.4 Kỹ thuật môi trường, Tr
28).
• Chọn đường kính trong của ống xả d = 0,59.0,2 = 0,118 (m) ( tra bảng 2.4 Kỹ thuật
môi trường, Tr 28).
• Đường kính trung bình của cyclone dtb = 0,8.0,2 = 0,16 (m), suy ra rtb = 0,16/2 =
0,08 (m)
• Chọn đường kính trong của lỗ tháo bụi d 1 = 0,35.0,2 = 0,35.0,2 = 0,07 (m) ( tra
bảng 2.4 Kỹ thuật môi trường, Tr 28).


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

18




Chiều dài của ống nối l = 0,6.0,2 = 0,12 (m) ( tra bảng 2.4 Kỹ thuật môi trường, Tr
28).
• Góc nghiêng của nắp và của ống nối α =11 o ( tra bảng 2.4 Kỹ thuật môi trường, Tr
28).
• Tốc độ ban đầu của dòng khí ở ống dẫn vào vE (m/s):
10188
Q
vE =
=
= 736,98 (m/s)
b.h 0,04.0,096.3600
• Tốc độ trung bình của dòng khí trong cyclone Vtb:
Vtb = 0,9.vE = 0,9.736,98 = 663,28 (m/s
• Tốc độ góc của vòng quay trong cyclone:
Vtb
663,28
ω=
=
= 8291 (rad/s)
rtb
0,08
Thời gian t để hạt bụi đi từ thành ống thoát khí ra đến thành thiết bị:
273( p 0 ± ptb )
273(101080 − 66500)
= 130.
= 39,67 (kg/m3)
Với ρ b = ρ 0 kt
(273 + Tkt ) p 0

( 273 + 33).101080
(do thiết bị hút nên áp suất âm)
18.υ .ρ kk
R2 18.1,449.4.83.10 −7
0,1
t= 2 2
. ln
=
.ln
= 1,58.10-13 (s)
2
2
R1 8291 .0,118 .39,67
ω .d .ρ b
0,062
với υ là hệ số nhớt động học của không khí ở điều kiện làm việc:
µ 1,92.10 −5
= =
= 4,83.10-7
ρ
39,67
• Tính tốc độ lắng thực:
+ Giả sử cyclone làm việc theo chế độ lắng dòng ( Re < 0,2 ) và đường kính hạt
nhỏ nhất có thể lắng được: dgt = 10 m = 10-5m
+ Tốc độ lắng lý thuyết trong trường hợp ly tâm:
d 2 .( ρ b − ρ kk )ω 2 .rtb (10 −5 ) 2 .(39,67 − 1,449).82912.0,08
w=
=
= 60,81
18µ

18.1,92.10 −5
+ Tốc độ lắng thực được xác định:
Wt= w.φ.φ1.φ2 = 60,81.0,95.1 = 57,76
φ : hệ số hình dạng hạt : φ = 1 ( hạt hình cầu)
φ1=





( 20,25β

2

)

3
+ (1 − β ) − 4,5β = (20,25.0,012 2 + (1 − 0,012) 3 − 4,5.0,012

φ1 = 0,95
y h .ρ h
y h .ρ h
với β =
=
0,012 (kg/m3)
ρb
ρb
yh: nồng độ bụi (kg/m3)
ρh: khối lượng riêng hỗn hợp xem như ρh (kg/m3)
φ2 = 1 : hệ số lưu ý đến độ nhớt

Xác định thời gian lắng:
R2 − R1 0,1 − 0,062
t0 =
=
= 6,57.10-4 (s)
W t
57,76
R1 : bán kính ngoài ống xả khí ra
R1 = d/2 + 3=(0,59.0,2)/2 + 3.10-3 = 0,062 (m)
R2= D/2 = 0,2/2 = 0,1 (m) bán kính trong của vỏ cyclone
Thể tích phần làm việc của cyclone:


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

19

10188
.6,57.10-4 = 1,85.10-3 (m3)
3600
• chiều cao phần hình trụ của cyclone:
k .Vx
1,25.1,85.10 −3
H1 =
= 0,106 (m)
2
2 =
π R2 − R1
π .(0,12 − 0,062 2 )
k:hệ số dự trữ chiều cao k = 1,25

• kiểm tra bề mặt lắng :
F1 = 2π. Rtb. H1 = 2π . 0,08.0,11 = 0,06 (m2)
Q
10188
F2 =
=
= 0,04 (m2)
Wt
57,76.3600
F1 > F2 : Bề mặt của cyclone đã tính thỏa lớn hơn bề mặt lắng đạt yêu cầu.
• Kiểm tra chiều cao dòng hỗn hợp chuyển động:
Q
10188
h0 =
=
= 0,112 (m)
Vtb .( R2 − R1 ) 663,28.(0,1 − 0,062).3600
Do ho > H1
5.2.2. Tính Cyclone tổ hợp:
• Chọn đường kính cyclone D = 150 (mm) thu độ bụi d > 10µm
Vận tốc tối ưu: v= 4 m/s
2. Chọn vận tốc tối ưu: vtu
Lưu lượng cho một cyclone con:
Vx = Q. t0 =

(

)

qtư = vtu. 0,785 . D2 ( m3/s)

= 4.0,785 . 0,152
= 0,071 (m3/s)
Số cyclone con:
Q
10188
n=
=
= 39,86 tương đương n = 40
q tu
0,071.3600
3. Chọn số cyclone con là: 40 cyclone con.
Vận tốc thực tế trong mỗi cyclone con:
Q
10188
v thực =
= 4 (m/s)
2 =
0,785.n.D
0,785.40.0,15 2.3600
4. Tổn thất áp suất trong cyclone tổ hợp:
V2
42
ΔP thiết bị = ξ . ρkk
= 85.1,449.
= 985,32 (N/m2)
2
2
ξ: hệ số tổn thất áp suất ( hay hệ số trở lực). Với cyclone có chi tiết định hướng
kiểu xoắn thì ξ = 85, còn kiểu hoa hồng với góc nghiêng 30o và 25o thì ξ = 65 và ξ = 90.
Tổ hợp cyclone con được bố trí thành 8 hàng, số cyclone đơn nguyên loại cánh

hướng dòng dạng trục vít ở mỗi hàng.
5. Kích thước cyclone con:
- K: kích thước của buồng cyclone là 2300 (mm).
- N: khoảng cách từ thành cyclone đến tâm hàng cyclone con đầu tiên là 170 (mm).
- M: khoảng cách giữa hai tâm cyclone con là 280 (mm).
- B: chiều cao thân phiễu của cyclone con là 375 (mm).
- A: khoảng cách từ vai đỡ đến đáy cyclone con là 120 (mm).
- C: chiều cao phần hình trụ cyclone con là 700 (mm).
- H: chiều cao toàn phần cyclone con là 1200 (mm).
- E: chiều cao từ đáy ống dẫn khí ra đến miệng vỏ trụ cyclone con là 490 (mm).


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

20

- F: chiều rộng vai đỡ ống dẫn khí ra là 275 (mm).
- d: đường kính trong cyclone con đơn nguyên là 259 (mm).
- d1: đường kính ống dẫn khí ra là 159 x 4,5 (mm).
- d2: đường kính đáy nón cyclone đơn nguyên là 80 (mm).
- δ: bế dày cyclone đơn nguyên là 7 (mm).
Chiều cao ống dẫn khí vào:
Q
10188
I=
=
= 0,22 (m)
vvào [ ( M − d1 ) n + 0,06] 12.[ ( 0,28 − 0,159 ).8 + 0,06].3600
Q: Lưu lượng khí cần lọc của cyclone chùm, m3/s
n: số lượng cyclone con trong một dãy ngang so với chiều chuyển động của dòng

khí.
vvào: vận tốc của dòng khí vào trên tiết diện sống của dãy cyclone con đơn nguyên
đầu tiến vvào = 10 – 14 m/s. Chọn vvào = 12 (m/s).
6. Kích thước cyclone tổ hợp:
- Khoảng cách giữa hai cyclone con là 30 (mm)
- Chiều dài thiết bị là 1460 (mm)
- Chiều rộng thiết bị là 2300 (mm)
- Chiều cao thiết bị: H = H1 + H2 = 1460 + 3200 = 4660 (mm)
H1: chiều cao chân thiết bị
H2: chiều cao phần thân thiết bị


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

21

Chương III
KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH

1. Lượng thép dùng làm giàn đỡ (chọn thép CT3 góc đều cạnh 50 x 50 ).
2. Trọng lượng thép 2,32 kg/1m dài.
3. Chiều dài 2m/1(cột). 4(cột) = 8 (m).
4. Khối lượng thép góc: 8.2,32 = 18,56 (kg)
5. Tổng chiều dài cần sử dụng: 2,5.4 = 10 (m).
6. Khối lượng thép làm giá đỡ là: 10.2,32 = 23,2 (kg).
7. Số lượng thép dùng để làm Cyclone con ( chọn loại thép U200 x 80 ).
8. Số Cyclone con: 40 cái.
9. Trọng lượng thép (U200 x 80): 20,5 kg/1m dài.
10. Chiều dài của mỗi Cyclone con là: a = 1,29 (m)
11. Chiều rộng mỗi Cyclone con là: b = 0,81 (m)

Suy ra: Tổng khối lượng thép cần làm Cyclone con là:
(1,29 + 0,81).20,5.40 = 1722 (kg).
12. Lượng thép dùng làm Cyclone tổ hợp ( chọn thép I200 x 100 ).
13. Số lượng Cyclone tổ hợp là: 1 cái
14. Trọng lượng thép (I200 x 100): 21,7 kg/1m dài.
15. Chiều dài: 1,46 (m).


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

22

16. Chiều rộng: 2,3 (m).
Suy ra: Tổng khối lượng thép làm Cyclone tổ hợp là:
(1,46 + 2,3).21,7 = 81,59 (kg).
17. Lượng thép dùng làm thùng chứa bụi ( chọn thép CT3 ).
18. Số thùng: 1 thùng.
19. Trọng lượng thép (CT3): 24,5 kg/1m dài.
20. Chiều dài: 0,8 (m).
21. Chiều rộng: 0,8 (m).
22. Tổng khối lượng thép dùng làm thùng chứa bụi là:
(0,8 + 0,8).24,5 = 39,2 (kg).
Bảng 6: Dự toán cho toàn bộ công trình.
Thành tiền
(VND)

Tên hạng mục chi phí

Đơn vị


Số lượng

Giá
(VND)

Thép làm giá đỡ
Thép làm giàn đỡ
Thép làm Cyclone con
Thép làm Cyclone tổ
hợp
Thép làm thùng chứa
bụi
Quạt hút vỏ vuông
CAF22-6031175

Kg
Kg
Kg

23,2
18,56
1722

14.920
13.900
22.000

346.144
257.984
37.884.000


Kg

81,59

16.000

1.305.440

Kg

39,2

13.900

544.880

Cái

1

2.690.000

2.690.000

Ngày x (số
công nhân)

15 x 5


Chi phí gia công
Chi phí khác
Tổng chi phí

180.000

13.500.000
2.000.000

58.528448


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

23

Chương V

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
Nhà máy xay xát lúa, lau bóng gạo, ép trấu tạo viên thuộc tổng công ty lương thực
Miền Bắc – chi nhánh Lai Vung khi được xây dựng và hoàn thành đi vào hoạt động sẽ
mang lại lợi ích khá lớn về lĩnh vực kinh tế lẫn xã hội cho huyện Lai Vung nói riêng và
khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung góp phần giải quyết việc làm cho người dân
trong khu vực và cải thiện nền kinh tế nơi đây. Nhưng tồn tại song song đó là vấn đề nếu
khi đi vào hoạt động Nhà máy không tìm được giải pháp hợp lý cho quá trình sản xuất và
phát triển lâu dài thì sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến bầu không khí nơi đây. Vì thế,
sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu Nhà máy đã lựa chọn thiết bị xử lý bụi cho công đoạn
ép trấu tạo viên bằng hệ thống cyclone khá phù hợp với nhưng yêu cầu của nhà máy cũng
như đạt được hiệu quả khá cao đối với bụi có kích thước 5μm, giá thành tương đối rẻ dễ

vận hành
Thông qua các số liệu tính toán và hiệu suất xử lý bụi thực tế của hệ thống cyclone
cho thấy nồng độ chất ô nhiễm và bụi có trong khí thải của công đoạn ép trấu tạo viên,
các lò đốt sau khi đi qua hệ thống xử lý được giảm đáng kể, chất lượng khí thải đầu ra đạt
tiêu chuẩn về nồng độ bụi cho phép.
6.2. Kiến nghị:
Trên cơ sở dựa trên những phân tích đánh giá chung về các tác động tích cực cũng
như tiêu cực đến kinh tế - xã hội và môi trường trong khu vực, tôi có một số kiến nghị như
sau:
Khi Nhà máy chính thức đi vào hoạt động thì cần phải đảm bảo lắp đặt đầy
đủ hệ thống xử lý khí thải và vận hành hệ thống liên tục trong suốt quá trình sản xuất để
đảm bảo khí thải đầu ra đạt tiêu chuẩn về môi trường, bảo vệ an toàn về sức khỏe công
nhân làm việc trong nhà máy cũng như người dân trong khu vực.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống để thiết bị hoạt động đạt hiệu
quả tối ưu, đem lại hiệu suất xử lý cao nhất.
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong Nhà máy
cũng tạo ra một lượng lớn chất thải rắn và nước thải. Vì vậy, nhà máy cần đầu tư hệ thống
xử lý chất thải rắn và nước thải để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở hướng dẫn để
Nhà máy thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
- Cần tổ chức khám sức khỏe định kì cho công nhân để hạn chế bệnh nghề nghiệp.


Đồ Án Công Trình Xử Lý Môi Trường

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Bình, Giáo trình Ô nhiễm không khí và các biện pháp giảm thiểu , Lưu

hành nội bộ, ĐH Bách Khoa Tp.HCM, Tp.HCM, 2001.
2. Trần Ngọc Chấn, Giáo trình Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Tập 1, 2, 3, NXB
Khoa học & Kỹ Thuật, Hà Nội, 2001.
3. Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà
Nội, 2004.
4. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật. Hà Nội, 2000.
5. Nguyễn Văn Phước, Quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa học, Tập 13 - Kỹ
thuật xử lý chất thải công nghiệp, Lưu hành nội bộ, ĐH Bách Khoa Tp.HCM,
Tp.HCM, 2006.
6. Lâm Minh Triết, Giáo trình Kỹ thuật môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM,
TP.HCM, 2006.
7. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy xay xát lúa, lau bóng gạo, ép
trấu tạo viên chi nhánh Lai Vung – Tổng Công ty lương thực Miền Bắc.


SVTH

1

CBHD: Phạm Văn Toàn


×