Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

báo cáo chuyên sâu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.11 KB, 37 trang )

Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

LỜI MỞ ĐẦU

1)Tính cấp thiết của đề tài:
Vốn là yếu tố quan trọng với sự hình thành, tồn tại và phát triển của một công ty.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào đều gắn liền với
vốn, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được. Trong
nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự chủ và tùy thuộc vào hình thức sở hữu doanh
nghiệp mà quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng trong mức độ cho phép. Trong
bình diện tài chính, mỗi doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường và tự chủ
trong việc sử dụng vốn.
Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp công ty giảm thiểu được những rủi ro thanh khoản
và sẽ giúp công ty giảm thiểu được những rủi ro thanh khoản và sẽ giúp công ty sử dụng
vốn một cách hiệu quả hơn. Hiệu quả sử dngj từng đồng vốn cao hay thấp sẽ quyết định
đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh đầy
biến động như hiện nay.
Với tầm quan trọng như thế, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định” làm đề tài báo cáo
chuyên sâu thực tập cuối khóa của mình.
2)Mục tiêu nghiên cứu:
-Hệ thống lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
-Đanh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo
dục Nam Định
-Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định.
3)Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định
4)Phương pháp nghiên cứu:


Sử dụng phương pháp thống kê dùng để thu thập số liệu, phương pháp phân tích
thống kê, phân tích kinh tế, phương pháp so sánh.
5)Phạm vi nghiên cứu:
SVTH: Phạm Thu Duyên

1

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

-Không gian: Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định
-Thời gian: Giai đoạn 2012-2014
6)Kết cấu báo cáo:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo gồm:
-Phần 1: Những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
-Phần 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục
Nam Định
-Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần Sách và Thiết bị
giáo dục Nam Định
Tuy nhiên do những hạn chế về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên trong
qua trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu xót, tôi kính mong nhận được sự góp
ý của thầy cô để bài báo cáo đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Phạm Thu Duyên

2


Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP
1)Khái quát về vốn của doanh nghiệp:
1.1)Khái niệm về vốn của doanh nghiệp:
Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp, yếu tố quan
trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào đều gắn liền với vốn, không có
vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được. Trong nền kinh tế thị
trường, các doanh nghiệp tự chủ và tùy thuộc vào hình thức sở hữu doanh nghiệp mà
quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng trong mức độ cho phép. Trong bình diện
tài chính, mỗi doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường và tự chủ trong việc
sử dụng vốn.
Một cơ cấu tài chính an toàn và hợp lý sẽ giúp công ty giảm thiểu được những rủi
ro thanh khoản và sẽ giúp công ty sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn.
Dưới các giác độ khác nhau, khái niệm vốn cũng khác nhau:
-Về phương diện tài chính:
+Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình.
+Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là tất cả tài sản bỏ ra lúc đầu, thường biểu
hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục
đích lợi nhuận.
+Trong phạm vi kinh tế, vốn là khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông nhằm mục
đích sinh lời. Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử

dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn kinh doanh trong
các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải
nhằm mục đích kinh doanh và phải đạt tơi mục tiêu sinh lời. Vốn luôn thay đổi hình thái
biểu hiện, vừa tồn tại dưới hình thái tiền tệ, vừa tồn tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản
vô hình, nhưng kết thúc vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền tệ.
-Về phương diện kỹ thuật:
Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là các loại hàng tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh cùng với các nhân tố khác nhau (như lao động, tài nguyên thiên nhiên….).
Trong phạm vi nền kinh tế, vốn là hàng hóa để sản xuất ra hàng hóa khác lớn hơn chính
nó về mặt giá trị.
Cùng với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn vận động không
ngừng, có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm cuối cùng là giá trị tiền tệ nên ta
thấy vốn là toàn bộ giá tri của tài sản doanh nghiệp ứng ra ban đầu và trong các giai
đoạn tối đa cho chủ sở hữu của doanh nghiệp.
1.2)Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp:
SVTH: Phạm Thu Duyên

3

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

Trước hết vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp. Về phía nhà nước, bất kỳ
một doanh nghiệp nào cũng phải đăng ký vốn điều lệ nộp hồ sơ xin ký kinh doanh. Vốn
đầu tư ban đầu này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét liệu doanh nghiệp có tồn tại trong tương lai được hay không và trên cơ sở

đó, sẽ cấp hay không cấp giấp chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về phía doanh nghiệp,
vốn điều sẽ là nền móng cho doang nghiệp đặt những viên gạch đầu tiên cho ự hình
thành của doang nghiệp trong hiện tại và phát triển trong tương lai. Nếu nền móng vững
chắc, vốn điều lệ càng lớn thì doanh nghiệp càng có cơ hội phát triển. Vốn thấp, nền
móng yếu, doanh nghiệp phải đấu tranh với sự tồn tại của mình và dễ rơi vào tình trạng
phá sản.
Nói tóm lại, vốn là lượng tiền đại diện cho yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn sản xuất, doang nghiệp phải trả lương cho công nhân viên, chi phí bảo
trì máy móc,…..thành phẩm khi chưa bán được cũng đều cần đến vốn của doanh nghiệp.
Khách hàng khi mua chưa thanh toán ngay cũng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.
-Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh:
Một quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được diễn ra khi có 3 yếu tố: yếu tố vốn, yếu
tố lao động và yếu tố cong nghệ. Trong 3 yếu tó đó thì yếu tố vốn là điều kiện tiền đề có
vai trò rất quan trọng. Nó quyết định đầu tiên việc sản xuất kinh doanh có thành công
hay không. Khi sản xuất, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn để mua nguyên liệu
đầu vào, thuê công nhân, mua thông tin trên thị trường, mua bằng phát minh sáng chê…
Bơi vậy, có thể nói vôn là điều kiện đầu tiên cho yếu tố cầu về lao động và công nghệ
được đáp ứng đầy đủ.
-Vốn quyết định sự ổn định và liên tục của quý trình sản xuất kinh doanh:
Khi yêu cầu về vốn, lao động, công nghệ được đảm bảo, để quá trình sản xuất
được diễn ra liên tục thì vốn phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời và liên tục. Ta thấy có
rất nhiều loại hình doanh nghiệp nên có nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Nhu cầu vốn
lưu động phát sinh thường xuyên như mua thêm nguyên vật liệu, mua thêm hàng để bán,
để thanh toán, để trả lương, để giao dịch….. Hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh
doanh của mình thì các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có đầy đủ vốn. Có khi
thiêu, có khi thừa vốn, điều này là do hàng hóa chưa được thanh toán kịp thời, hoặc hàng
tồn kho quá nhiều chưa tiêu thụ được, hoặc do máy móc hỏng hóc chưa sản xuất
được….Những lúc thiếu hụt như vậy thì việc bổ sung vốn kịp thời là rất cần thiết vì nó
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên hoàn.
-Vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp:

Ngày nay việc nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhiều loại
hình doanh nghiệp khác nhau, kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, muốn tồn
tại thì doanh nghiệp phải phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Trong
khi các đối thủ cạnh các đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt . Hơn nữa đòi
hỏi của khách hàng ngày càng cao. Vì vậy cần phải đầu tư cho công nghệ hiện đại, tăng
quy mô sản xuất, hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt
SVTH: Phạm Thu Duyên

4

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

hơn…..Những yêu cầu tất yếu ấy đòi hỏi doanh nghiệp phải cạnh tranh để phát triển thì
cần phải có vốn.
Qua những phân tích trên ta thấy được tầm quan trọng của vốn. Vốn tồn tại trong
mọi giai đoạn trong quá trình sản xuất.
1.3)Phân loại vốn của doanh nghiệp:
Có nhiều cách để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu ủa. Để phân loại nguồn vốn
khác nhau người ta thường phân loại vốn theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển:
-Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời hạn chuyển dưới 1 năm.
-Vốn trung hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ 1 năm đến 5 năm.
-Vốn dài hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyern từ 5 năm trở lên.
Căn cứ vào nội dung vật chất của vốn:
-Vốn thực: là toàn bộ hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: máy móc thiết bị,

nhà xưởng, đường xá….phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn.
-Vốn tài chính: biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, chứng khoán, các giấy tờ có giá khác
dùng cho việc mua tài sản, máy móc thiết bị. Phần vốn này tham gia gián tiếp vào quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào xuất phát từ hình thái ban đầu:
-Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn do chủ sở hữu đầu tư, doanh nghiệp được toàn quyền sử
dụng mà không phải cam kết thanh toán.
-Vốn đi vay: để bổ sung vốn cho quá trình sản xuát kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử
dụng các khoản vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và
vay thông qua phát hành traasi phiếu, vay từ các tổ chức xã hội, từ các cá nhân. Ta thấy
phần lớn vốn tự có của doanh nghiệp không thể đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh
nghiệp nên doanh nghiệp thường vay vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc vay vôn
một mặt giải quyết nhu cầu về vốn đảm bảo sự ổn định và sản xuất kinh doanh được liên
tục, mặt khác là phương pháp sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính trong nền kinh tế.
Căn cứ vào hình thức luân chuyển giá trị:
-Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ trong doanh nghiệp giá trị của TSCĐ
dùng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm của vốn này luân chuyển
dần từng phần vào giá trị sản phẩm nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần
hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. Một tư liệu lao động được gọi là TSCĐ phải thỏa
mãn đồng thời 2 điều kiện là có thời hạn sử dụng 1 năm trở lên và đạt giá trị tối thiểu ở
mức quy định.
-Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn, TSLĐ, dùng vào mục đích
kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm của loại vốn này là luân chuyển toàn bộ giá trị
ngay 1 lần, tuần hoàn , liên tục và hoàn thành 1 vòng tuần hoàn sau 1 chu kỳ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong qua trình hoạt động kinh doanh, vốn lưu động vận
động và luôn thay đổi hình thái, bắt đầu từ hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho quá trình
SVTH: Phạm Thu Duyên

5


Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

tá sản xuất đươc tiến hành liên tục và thuận lợi. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp
mà cơ cấu của TSLĐ cũng khác nhau.
Căn cứ vào hình thái thể hiện:
-Vốn hữu hình: bao gồm tiền và các giấy tờ có giá trị và những loại tài sản biểu hiện
bằng hiện vật như đất đai….
-Vốn vô hình: là giá trị những tài sản vô hình như vị trí địa lý của doanh nghiệp, bí quyết
và công nghệ chế tạo sản phẩm, mức độ uy tín của nhãn hiệu….Vốn vô hình có vai trò
quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vì khi vốn góp liên
doanh, pháp luật cho phép các hội viên có thể góp vốn liên doanh, góp vốn bằng tiền
mặt, vật tư, máy móc,……khi góp vốn các tài sản phải được lượng hóa để quy về giá trị.
2)Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn:
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất.
3)Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh
nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp có uy tín huy động vốn tài trợ
dễ dàng. Khả năng thanh toán cao thì doah nghiệp mới hạn chế những rủi ro và mới phát
triển được.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của
mình trên thị trường, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Khi doanh nghiệp
làm ăn có lãi thì tác động tích cực không chỉ đóng góp đầy đủ vào ngân sách nhà nước
mà cải thiện việc làm cho người lao động tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tự

khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Thứ ba, nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn tạo đk giúp các doanh nghiệp tăng khả
năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị
trường thi kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Cạnh tranh là quy luật tất
yếu của thị trường, cạnh tranh để tồn tại. Khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, doanh
nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư vào công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản
phẩm hàng hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng tay nghề cao.
Vì vậy việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp không
những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn tác động
tới cả nền kinh tế xã hội.

SVTH: Phạm Thu Duyên

6

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC NAM ĐỊNH
I)Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định:
1)Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
-Tên pháp định: Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định
-Tên quốc tế: Nam Dinh Educational Book and Equipment Joint Stock Company
-Tên viết tắt: NABECO
-Trụ sở chính: 13 Minh Khai, TP. Nam Định

-Điện thoại: 0350.3840257
-Fax: +84(0)350839121
-Website: www.sachnamdinh.com
Tiền thân của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định là Phòng
sách giáo khoa trực thuộc Sở GD-ĐT Nam Định từ năm 1983 đến năm 1992.
Đến 10/1992, UBND tỉnh Nam Hà ra Quyết định số 427/QĐ-UB ngày 11/10/1992
thành lập doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Công ty Sách và Thiết bị trường học Nam
Hà.
Đến năm 1996, do tách tỉnh, Công ty Sách và Thiết bị trường học Nam Hà đổi tên
thành Công ty Sách và Thiết bị trường học Nam Định.
Ngày 30/8/2004, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra Quyết định số 4891/QĐ-BGDĐT về
việc tiếp nhận Công ty Sách và Thiết bị trường học Nam Định về NXB Giáo dục.
Ngày 29/12/2004, Bộ GD-ĐT ra Quyết định số 8588/QĐ-BGDĐT-TCCB về việc
phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Sách và Thiết bị trường học Nam

SVTH: Phạm Thu Duyên

7

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

Định trực thuộc NXB Giáo dục thành Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Nam
Định, là công ty con của NXB Giáo dục.
Vốn điều lệ của công ty khi bắt đầu cổ phần hóa tháng 1/2005 là
3.000.000.000VNĐ (3 tỷ VNĐ).

Tháng 6/2007, vốn điều lệ tăng lên 10.000.000.000VNĐ (10 tỷ VNĐ) được thành
lập trên cơ sở vốn góp của các cổ đông và NXB Giáo dục Việt Nam.
Giấy phép kinh doanh số 0703000526 do Sở Kế hoạch Đầu tư Nam Định cấp,
đăng ký lần đầu ngày 05/01/2005, thay đổi lần thứ nhất ngày 18/6/2007.
2)Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
-Kinh doanh sách giáo khoa và các loại sách khác, thiết bị đồ dùng dạy học, văn phòng
phẩm.
-Liên doanh liên kết, phát hành báo, tạp chí, tranh ảnh bản đồ, đĩa CD và ấn phẩm phục
vụ giáo dục.
3)Vị thế của công ty:
Tại địa bàn tỉnh Nam Định, Công ty là đơn vị hậu cần duy nhất của ngành GD-ĐT
chịu trách nhiệm cung ứng các loại sách, ấn phẩm giáo dục, các loại trang, thiết bị, đồ
dùng dạy học đến các cơ sở giáo dục trong tỉnh. Kể từ khi thành lập, hàng năm Công ty
đều được xếp hạng A (hạng cao nhất) toàn quốc về việc thực hiện tốt kế hoạch kinh
doanh trong hệ thống NXBGD.
4)Cơ cấu tổ chức:
4.1)Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

SVTH: Phạm Thu Duyên

8

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn


BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG
TỔ CHỨC–HÀNH
4.2)Tổ
chức nhân sự:
CHÍNH

BAN KIỂM SOÁT

PHÒNG

PHÒNG

KINH DOANH

KẾ TOÁN-TÀI VỤ

-Hội đồng quản trị:
+Ông Đặng Quốc Toản - Chủ tịch
+Ông Nguyễn Việt Đức - Ủy viên
+Ông Trần Quốc Hưng - Ủy viên
+Ông Đoàn Quyết Thắng - Ủy viên
+Ông Phạm Anh Tuấn - Ủy viên
-Ban kiếm soát:
+Ông Nguyễn Ngọc Doanh - Trưởng ban
+Bà Trần Thị Sợi - Ủy viên
+Ông Trần Trung Tuấn - Ủy viên
-Ban Giám đốc và Kế toán trưởng:

+Ông Trần Quốc Hưng - Giám đốc
+Bà Hứa Thị Anh Đào - Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởng
4.3)Chức năng, nhiệm vụ phòng ban:
-Hội đồng quản trị: là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị
giáo dục Nam Định, Hội đồng quản trị bao gồm 1 Chủ tịch Hội đồng quản trị và 4 ủy
viên Hội đồng quản trị với nhiệm kỳ 5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được
bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập
không điều hành phải chiếm ít nhất 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng
quản trị nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi
SVTH: Phạm Thu Duyên

9

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng
quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Ban giám đốc và những cán bộ quản lý
khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, điều lệ công
ty quyết định, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy
định.
-Ban giám đốc: là một phần quan trọng trong hệ thống quản trị nội bộ của công ty. Nó
thực hiện vai trò giám sát và trung gian giữa ban điều hành công ty và các cổ đông. Ban
giám đốc của công ty bao gồm 1 Tổng giám đốc và 1 Phó giám đốc. Ban giám đốc có
nhiệm vụ xây dựng giá trị công ty và các chính sách công ty nhằm đảm bảo việc kinh
doanh được thực hiện một cách hiệu quả, xây dựng các mục tiêu chiến lược dài hạn cho

công ty phù hợp với lợi ích cao nhất của cổ đông, xác định trách nhiệm của ban điều
hành và cách thức đánh giá hiệu quả làm việc của họ.
+Giám đốc công ty: là người đại diện của công ty trong việc điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh. Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn
nhiệm. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động của
công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
Kế toán trưởng công ty: là người giúp Giám đốc công ty chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác kế toán, tài chính của công ty theo quy định của pháp luật.
-Ban kiểm soát: là tổ chức trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông
bầu ra, bao gồm 1 Trưởng ban kiểm soát và 2 thành viên ban kiểm soát với nhiệm kỳ 5
năm. Thành viên ban kiểm soát có thể bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm
soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cần thiết
trong quản lý điểu hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê
và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát
hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
SVTH: Phạm Thu Duyên

10

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

-Phòng tổ chức - hành chính:

+Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh
vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe
cho người lao động, bảo vệ nhân sự và quy chế công ty.
+Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc các nội quy,
quy chế của công ty.
+Làm đầu mối liên lạc thông tin của Ban giám đốc.
+Công tác nội vụ của cơ quan, tiếp nhận tổng hợp thông tin. Xử lý các thông tin
theo chức năng quyền hạn của phòng. Tổ chức hội nghị, tiếp khách, tiếp nhận thông tin
từ bên ngoài đến công ty và xử lý trong quyền hạn. Soạn tharo văn bản, trình giám đốc
ký và chịu trách nhiệm trước giám đốc về giá trị pháp lý của các văn bản đó. Phát hành,
lưu giữ, bảo mất con dấu cũng như các tài liệu đảm bảo chính xác, kịp thời, an toàn.
+Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự theo nhiệm vụ và quyền hạn của
mình.
-Phòng kinh doanh:
+Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối.
+Lập các kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện.
+Thực hiện hoạt động bán hàng tới khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho
công ty.
-Phòng kế toán - tài vụ:
+Tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực về tài chính, kế toán tài vụ, kiểm soát nội
bộ, quản lý tài sản, thanh quyết hợp đồng kinh tế, kiểm soát chi phí hoạt động công ty,
quản lý vốn, tài sản cố định.
+Lập kế hoạch thu- chi tài chính hàng năm cho công ty.
5)Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
-Các hoạt động kinh doanh chính của công ty:
SVTH: Phạm Thu Duyên

11

Lớp ĐH QT6A2



Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

+Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (chi tiết: bán buôn sách giáo khoa, sách
khác, văn phòng phẩm; bán buôn thiết bị đồ dùng dạy học, tranh ảnh bản đồ, đĩa CD và
các ấn phẩm phục vụ giao dục)
+Bán lẻ sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
+Xuất bản sách (chi tiết: phát hành sách)
+Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ (chi tiết: phát hành sách, báo, tạ
chí, tranh ảnh bản đồ, đĩa CD và các ấn phẩm phục vụ giáo dục)
+Sản xuất khác chưa phân vào đâu (chi tiết: sản xuất thiết bị đồ dùng dạy học, văn
phòng phẩm)
-Mục tiêu chủ yếu của Công ty:
Với mục tiêu phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả kinh
doanh, trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần Sách và Thiết bị Giáo dục Nam Định
phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong ngành, cung ứng đủ SGK, TBGD phục vụ mục
tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thay SGK mới. Chức năng hoạt động của
Công ty là cung ứng sách và thiết bị cho dạy và học, góp phần nâng cao và phát triển
chất lượng giáo dục tỉnh nhà.
-Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty:
Trong quá trình xây dựng và phát triển, trải qua hơn 30 năm (1983-2015) thực
hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Công ty đã làm chủ thị trường sách giáo khoa,
mở rộng mạng lưới đại lý cung ứng rộng rãi sách và thiết bị văn phòng phẩm, dụng cụ
học tập đến tận các địa phương trong toàn tỉnh. Từ đó, Công ty phục vụ đầy đủ và kịp
thời nhu cầu học tập của học sinh.
6)Những thuận lợi, khó khăn của công ty:
-Thuận lợi:

+Đối với một quốc gia có dân số trẻ như Việt Nam, dự kiến nhu cầu tiêu thụ các
sản phẩm sách giáo dục và các thiết bị phục vụ công tác đào tạo còn rất lớn. Đây là
SVTH: Phạm Thu Duyên

12

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

những nhân tố thuận lợi cho thấy tiềm năng phát triển trong hoạt động sản xuất kinh
doanh các sản phẩm giáo dục và tính khả thi cao trong việc thực hiện kế hoạch kinh
doanh của các Công ty trong ngành những năm tới.
+Nam Định là một tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học của cả nước.
Hệ thống trường học trên địa bàn tỉnh tương đối nhiều làm cho thị trường của công ty
rộng lớn.
+Nền kinh tế phát triển và việc cải cách của Bộ giáo dục về chương trình dạy học
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.
-Khó khăn:
+Hiện nay trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh đây là nhược điểm lớn gây
hạn chế sự phát triển của công ty.
+Nền công nghệ ngày càng phát triển, mạng Internet ngày càng phổ biến khiến
người tiêu dùng sử dụng mạng để tìm kiếm thông tin, kiến thức cần thiết nhiều hơn là
mua sách để đọc tham khảo, điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
II)Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty:
1)Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
1.1) Biến động tài sản và nguồn vốn của công ty:


SVTH: Phạm Thu Duyên

13

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2012-2014
ĐVT:1000đ
Năm 2012
10.327.073

Năm 2013
10.992.388

Năm 2014
9.236.238

712.987

3.025.729

288.682

2)Các khoản phải thu ngắn hạn


7.278.270

6.319.671

7.579.714

3)Hàng tồn kho

1.941.198

1.593.814

1.344.865

394.616

53.173

22.976

II)Tài sản dài hạn:

4.441.250

4.499.390

4.323.352

1)Tài sản cố định


4.441.250

4.499.390

4.323.352

14.768.323
4.069.918

15.491.779
4.611.177

13.559.591
3.149.315

4.069.918

4.611.177

3.149.315

-

-

-

IV)Vốn chủ sở hữu:


10.698.404

10.880.601

10.410.275

1)Vốn chủ sở hữu

10.698.404

10.880.601

10.410.275

2)Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG NGUỒN VỐN

14.768.323

15.491.779

13.559.591

I)Tài sản ngắn hạn:
1)Tiền và các khoản tương đương tiền

4)Tài sản ngắn hạn khác

2)Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN

III)Nợ phải trả:
1)Nợ ngắn hạn
2)Nợ dài hạn

Nhận xét:
+)Trong năm 2012, tài sản ngắn hạn là 10.327.073 nghìn đồng chiếm 69,93% và
tài sản dài hạn là 4.441.250 nghìn đồng chiếm 30,07% tổng tài sản của công ty. Trong
năm 2013, tài sản ngắn hạn là 10.992.388 nghìn đồng chiếm 70,96% và tài sản dài hạn
là 4.499.390 nghìn đồng chiếm 29,04% tổng tài sản của công ty. Trong năm 2014, tài
sản ngắn hạn là 9.236.238 nghìn đồng chiếm 68,12% và tài sản dài hạn là 4.323.352
SVTH: Phạm Thu Duyên

14

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

nghìn đồng chiếm 31,88% tổng tài sản của công ty. Điều này có thể giải thích là do công
ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp sách và trang thiết bị giáo dục cho nên lượng tài
sản ngắn hạn hay cũng chính là lượng vốn lưu động lớn để phục vụ cho việc cng cấp,
liên doanh liên kết.
+) Trong năm 2012, nợ phải trả là 4.069.918 nghìn đồng chiếm 27,56% và vốn
chủ sở hữu là 10.698.404 nghìn đồng chiếm 72,44% tổng nguồn vốn. Trong năm 2013,
nợ phải trả là 4.611.177 nghìn đồng chiếm 29,77% và vốn chủ sở hữu là 10.880.601
nghìn đồng chiếm 70,23% tổng nguồn vốn. Trong năm 2014, nợ phải trả là 3.149.315
nghìn đồng chiếm 23,23% và vốn chủ sở hữu là 10.410.275 nghìn đồng chiếm 76,77%

tổng nguồn vốn. Ở đây ta thấy nguồn vốn ngắn hạn lớn như vậy chủ yếu là do nợ phải
trả hay cũng chính là nợ ngắn hạn lớn.
Bên cạnh đó một xu hướng được thể hiện rõ trong bảng trên là khi vốn dài hạn
tăng (giảm) thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng tăng (giảm) theo, khi nguồn vốn
ngắn hạn tăng (giảm) thì tài sản lưu động cũng tăng (giảm) theo, mặc dù số tăng (giảm)
này không khớp nhau nhưng đó cũng là một xu hướng hợp lý.
Tóm lại, qua các số liệu đã có của công ty và các số liệu vừa phân tích ta thấy tài
sản lưu động của công ty là rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, mà để tài trợ cho tài sản lưu động này thì ngoài lượng vốn ngắn
hạn là chủ yếu còn có lượng vốn lưu động thường xuyên bổ trợ. Như vậy cần xem xét
nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty.
1.2)Kết cấu vốn của doanh nghiệp:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có các
loại tài sản, bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn và TSCĐ. Để
hình thành các nguồn tài sản này, thì doanh nghiệp phải có những nguồn vốn ngắn hạn
và nguồn vốn dài hạn để tài trợ. Tất cả những nguồn vốn đó hình thành lên nguồn vốn
kinh doanh của công ty.
Bảng 2: Kết cấu vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014

VLĐ

Năm 2012
1000đ
10.327.073

SVTH: Phạm Thu Duyên

%
69,9


Năm 2013
1000đ
10.992.388
15

%
70,9

Năm 2014
1000đ
9.236.238

%
68,1

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

VCĐ
VKD

4.441.250
14.768.323

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

30,1
100


4.499.390
15.491.779

29,1
100

4.323.352
13.559.591

31,9
100

Nhận xét:
Theo bảng số liệu ta thấy, vốn kinh doanh của công ty tăng từ 14.768.323 nghìn
đồng (năm 2012) lên 15.491.779 nghìn đồng (năm 2013) tức là tăng 723.456 nghìn đồng
(ứng với 4,9%), sau đó giảm xuống 13.559.591 nghìn đồng (năm 2014) tức là giảm
1.932.188 nghìn đồng (ứng với 12,5%). Trong tổng nguồn vốn kinh doanh cùa doanh
nghiệp thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2012 vốn lưu động chiếm
69,9% tổng vốn kinh doanh, năm 2013 vốn lưu động trong tổng số vốn tăng (chiếm
70,9% tổng vốn kinh doanh), tuy nhiên đến năm 2014 vốn lưu động lại chiếm tỷ trọng
giảm trong tổng số vốn (chiếm 68,1% tổng số vốn kinh doanh).
Nguyên nhân vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao trong vốn kinh doanh là do công ty
đã tập trung đầu tư vào vốn lưu động hơn.
1.3)Tình hình vốn kinh doanh của công ty:
Bảng 3: Tình hình vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014
ĐVT: 1000đ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2012

Năm 2013
Năm 2014
1 Vốn dài hạn
10.698.404 10.880.601 10.410.275
-Vốn chủ sở hữu
10.698.404 10.880.601 10.410.275
-Nợ dài hạn
0
0
0
2 TSCĐ và đầu tư dài hạn
4.441.250
4.499.390
4.323.352
-TSCĐ
4.441.250
4.499.390
4.323.352
-Các khoản đầu tư dài hạn
0
0
0
-Xây dựng cơ bản dở dang
0
0
0
3 Vốn ngắn hạn
4.069.918
4.611.177
3.149.315

-Nợ khác
0
0
0
-Nợ ngắn hạn
4.069.918
4.611.177
3.149.315
4 Tài sản lưu động
10.327.073 10.992.388
9.236.238
5 Vốn lưu động thường xuyên
6.275.154
6.381.211
6.086.923
Nhận xét:
Nhìn vào bảng 1 ta thấy, nguồn vốn dài hạn tăng từ 10.698.404 nghìn đồng (năm
2012) lên 10.880.601 nghìn đồng (năm 2013) tức là đã tăng 182.197 nghìn đồng, nhưng
sau đó nguồn vốn dài hạn lại giảm xuống 10.410.275 nghìn đồng (năm 2014) tức là
giảm 470.326 nghìn đồng. Nguồn vốn dài hạn biến động tăng giảm như vậy hoàn toàn là
do nguồn vốn chủ sở hữu gây ra, vì công ty không có nợ dài hạn.
SVTH: Phạm Thu Duyên

16

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa


GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

Bên cạnh đó thì TSCĐ và đầu tư dài hạn cũng tăng từ 4.441.250 nghìn đồng (năm
2012) lên 4.499.390 nghìn đồng (năm 2013) tức là tăng 58.140 nghìn đồng, nhưng sau
đó TSCĐ và đầu tư dài hạn lại giảm xuống 4.323.352 nghìn đồng (năm 2014) tức là
giảm 176.038 nghìn đồng. TSCĐ và đầu tư dài hạn có sự biến động tăng giảm như vậy
hoàn toàn là do tài sản cố định gây ra.
Nguồn vốn ngắn hạn cũng tăng từ 4.069.918 nghìn đồng (năm 2012) lên
4.611.177 nghìn đồng (năm 2013) tức là tăng 541.259 nghìn đồng, sau đó nguồn vốn lại
giảm xuống 3.149.315 nghìn đồng (năm 2014) tức là giảm 1.461.862 nghìn đồng.
Nguồn vốn ngắn hạn có sự biến động tăng giảm như vậy hoàn toàn là do nợ ngắn hạn
gây ra.
Đồng nghĩa với việc nguồn vốn ngắn hạn tăng thì tài sản lưu động cũng tăng từ
10.327.073 nghìn đồng (năm 2012) lên 10.992.388 nghìn đồng (năm 2013) tức là tăng
665.315 nghìn đồng, nhưng sau đó tài sản lưu động giảm xuống 9.236.238 nghìn đồng
(năm 2014) tức là giảm 1.756.150 nghìn đồng.
Vốn lưu động thường xuyên của công ty có sự tăng lên, năm 2012 đạt 6.275.154
nghìn đồng nhưng sang năm 2013 đã đạt 6.381.211 nghìn đồng tức là tăng lên 106.057
nghìn đồng, sau đó năm 2014 lại giảm xuống 6.086.923 nghìn đồng tức là đã giảm
294.288 nghìn đồng. Điều đó có thể qua bảng thấy rõ 2 xu hướng:
+)Năm 2013, vốn dài hạn đã tăng, TSCĐ và đầu tư dài hạn cũng đã tăng nhưng
mức độ tăng của vốn dài hạn cao hơn mức độ tăng của TSCĐ và đầu tư dài hạn so với
năm 2012. Năm 2014, vốn dài hạn đã giảm, TSCĐ và đầu tư dài hạn cũng đã giảm
nhưng mức độ giảm của vốn dài hạn nhanh hơn mức độ giảm của TSCĐ và đầu tư dài
hạn o với năm 2013.
+)Năm 2013, tài sản lưu động đã tăng, vốn ngắn hạn cũng tăng nhưng mức độ
tăng của tài sản lưu động cao hơn mức độ tăng của vốn ngắn hạn so với năm 2012. Năm
2014, tài sản lưu động đã giảm, vốn ngắn hạn cũng giảm nhưng mức độ giảm của tài sản
lưu động nhanh hơn mức độ giảm của vốn ngắn hạn so với năm 2013.
SVTH: Phạm Thu Duyên


17

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

Bảng 4: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
ĐVT: 1000đ
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Nợ ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Năm 2012
4.069.918
7.278.270
1.941.198
5.149.550


Năm 2013
4.611.177
6.319.671
1.593.814
3.302.308

Năm 2014
3.149.315
7.579.714
1.344.865
5.775.264

Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2012, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là 5.149.550 nghìn đồng nhưng
sang năm 2013 đã giảm xuống 3.302.308 nghìn đồng, sau đó năm 2014 lại tăng lên
5.775.264 nghìn đồng, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên lớn thể hiện cơ cấu vốn của
công ty đã có sự thay đổi. Trong các năm các khoản phải thu và hàng tồn kho đã lớn hơn
nợ ngắn hạn, do vậy phải bổ sung vốn lưu động cho công ty.
1.4)Đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh của công ty:
Để biết công ty làm ăn có hiệu quả hay thua lỗ và triển vọng phát triển của công ty
đó như thế nào thì tình hình tài chính là yếu tế phản ánh rõ nét nhất và dễ nhận thấy
nhất. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh được trên thị trường thì đều phải
có nguồn tài chính. Tài chính biểu hiện bên ngoài là nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu
ví doanh nghiệp là một cơ thể sống thì vốn như là máu của cơ thể sống đó, vốn là dưỡng
chất nuôi dưỡng cơ thể đó. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ thấy được
trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp để từ đó tìm ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tiết kiệm vốn.

SVTH: Phạm Thu Duyên


18

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

Bảng 5: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2012

2013

2014

14.768.323

15.491.779

13.559.591


723.456

26.648.499

31.193.107

34.217.585

4.544.608

17,05

3.024.478

9,7

26.392.169

30.968.136

33.839.055

4.575.967

17,34

2.870.919

9,27


15.936

294.491

208.688

278.556

1748,08

-85.803

-29,14

-75.862

182.197

141.034

258.059

340,17

-41.163

-22,59

ROA(lần)


-0,005

0,012

0,01

0,017

340

-0,002

-16,67

ROE(lần)

-0,007

0,017

0,014

0,024

342,86

-0,003

-17,65


HS doanh

0,0006

0,0095

0,0062

0,0089

1483,33

-0,0033

-34,74

Tổng vốn

2013 so với 2012
+/-

%

2014 so với 2013
+/-

%

13,3 -1.461.862


-31,7

(1000đ)
Tổng DT
(1000đ)
DT thuần
(1000đ)
LN trước
thuế
(1000đ)
LN sau
thuế
(1000đ)

lợi DTT
(lần)

Nhận xét:

SVTH: Phạm Thu Duyên

19

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn


Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn (ROA) năm 2012 là -0,005 điều này cho thấy cứ một
đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp thu được -0,005 đồng lợi nhuận. Đến năm 2013 cứ một
đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp là 0,012 đồng lợi nhuận, tăng thêm 0,017 đồng lợi
nhuận so với năm 2012. Đến năm 2014 thì giảm đi 0,002 đồng lợi nhuận so với năm
2013. Như vậy so với năm 2012 thì năm 2014 doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả kinh
doanh tốt hơn. Doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng
này.
Trong tổng vốn cần quan tâm đến vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở
hữu (ROE) năm 2012 là -0,007 cho thấy cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì thu được
-0,007 đồng lợi nhuận sau thuế. Ta có thể thấy được hiệu quả vốn chủ sở hữu năm 2012
đã phát huy được hiệu quả và tiếp tục tăng qua các năm 2013 và 2014. Năm 2013 cứ
một đồng vốn chủ thì lãi thêm 0,024 đồng lợi nhuận, đến năm 2014 lãi giảm đi 0,003
đồng lợi nhuận. Ta có thể nhận thấy được hiệu quả vốn chủ sở hữu đang ngày càng tăng
thêm.
Hệ số doanh lợi doanh thu thuần của doanh nghiệp trong năm 2012 đã đạt 0,0006
tức là một đồng doanh thu thuần thì thu được 0,0006 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm
2013 một đồng doanh thu thuần thì lãi thêm 0,0089 đồng là được 0,0095 đồng lợi nhuận
và năm 2014 lại bị lỗ 0,0033 đồng còn 0,0062 đồng lợi nhuận.
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định
sử dụng vốn khá hiệu quả. Doanh nghiệp tuy đã có lãi nhưng vẫn còn ít, doanh nghiệp
cần đề ra biện pháp, phương hướng sử dụng vốn hiệu quả hơn, nâng cao tính chủ động
trong sản xuất kinh doanh. Để đánh giá chính xác hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của doanh
nghiệp.

2)Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định:
SVTH: Phạm Thu Duyên

20


Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

2.1) Kết cấu vốn cố định của doanh nghiệp:
Tài sản cố định:
Căn cứ vào hình thái biểu hiện, toàn bộ tài sản cố định của công ty được chia
thành:
- Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể, do công ty
nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: nhóm nhà cửa (nhà
kho, nhà xưởng, văn phòng xưởng, nhà để xe, nhà điều hành …), nhóm máy móc, nhóm
thiết bị (máy photocopy Ricoh FT 4822, hệ thống máy camera, thiết bị nâng hạ …),
nhóm vận chuyển (xe ô tô 12 chỗ, xe ô tô Ford 5 chỗ Ford Mondeo 2.5) và nhóm bàn
ghế.
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ
thể nhưng xác định được giá trị và do công ty nắm giữ, được sử dụng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép sản xuất kinh
doanh.
Căn cứ vào quyền sở hữu tài sản cố định của công ty, tài sản cố định được chia
làm 2 loại:
- Tài sản cố định tự có: là những tài sản cố định được mua sắm hoặc chế tạo bằng
nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, bao gồm: các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, máy photocopy, máy in, máy fax …
- Tài sản cố định thuê ngoài bao gồm: văn phòng công ty thuê để sử dụng trong
một thời gian thỏa thuận trong hợp đồng.


Bảng 6: Kết cấu vốn của công ty giai đoạn 2012-2014
SVTH: Phạm Thu Duyên

21

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

I)TSLĐ và đầu tư NH:
1)Tiền và các khoản
tương đương tiền
2)Các khoản phải thu NH
3)Hàng tồn kho
4)TSNH khác
II)TSCĐ và đầu tư DH:
1)TSCĐ
2)TSDH khác
TỔNG

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

Năm 2012
1000đ
%
10.327.07 69,9
3
712.987
7.278.270

1.941.198
394.616
4.441.250
4.441.250
14.768.32

4,8

Năm 2013
1000đ
%
10.992.38 70,9
8
3.025.729

49,3 6.319.671
13,1 1.593.814
2,7
53.173
30,1 4.449.390
30,1 4.499.390
100 15.491.779

19,5

Năm 2014
1000đ
%
9.236.238 68,1
288.682


2,1

40,8 7.579.714
10,3 1.344.865
0,3
22.976
29,1 4.323.352
29,1 4.323.352
100 13.559.591

55,9
9,9
0,2
31,9
31,9
100

3
Nhận xét:
Qua bảng 6 ta thấy, vốn cố định của công ty chủ yếu được hình thành từ tài sản cố
định của công ty. Như vậy quy mô tài sản cố định tăng giảm không đồng đều, năm 2013
tăng 58.140 nghìn đồng (ứng với 1,31%) so với năm 2012, nhưng sang năm 2014 lại
giảm 176.038 nghìn đồng (ứng với 3,91%) so với năm 2013. Qua phân tích ta thấy vấn
đề đổi mới TSCĐ của doanh nghiệp cần được chú trọng hơn trong thời gian tới có như
vậy doanh nghiệp mới có thể tăng năng suất lao động từng bước nâng cao chất lượng
sản phẩm để mở rộng thị trường hoạt động.
2.2)Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2012 là 4.441.250 nghìn đồng, năm 2013 là
4.449.390 nghìn đồng và năm 2014 là 4.323.352 nghìn đồng. Như vậy tài sản cố định và

đầu tư dài hạn năm 2013 tăng 58.140 nghìn đồng hay tăng 1,31% so với năm 2012; tài
sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2014 giảm 176.038 nghìn đồng tương ứng giảm
3,91% so với năm 2013. Cụ thể ra xét chỉ tiêu tỷ suất đầu tư để thấy được tình hình đầu
tư theo chiều sâu, thiết bị kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp:
SVTH: Phạm Thu Duyên

22

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

+ Năm 2012: Tỷ suất đầu tư = 30,1%
+ Năm 2013: Tỷ suất đầu tư = 29,1%
+ Năm 2014: Tỷ suất đầu tư = 31,9%
So với năm 2012 tỷ suất đầu tư năm 2013 giảm 1%. Công ty đã đi vào hoạt động
ổn định, minh chứng là do tài sản cố định tăng 58.140 nghìn đồng tương ứng tăng
1,31%. Năm 2014 tỷ suất đầu tư tăng 2,8% so với năm 2013; tài sản cố định giảm
176.038 nghìn đồng tương ứng giảm 3,91%. Điều này chứng tỏ công ty đầu tư vào tài
sản cố định như mua thêm máy móc thiết bị đầu tư vào sản xuất là hợp lý.

3)Thực trạng sử dụng vốn lưu động của công ty:
3.1)Kết cấu vốn lưu động của công ty:
Tài sản của công ty là hình thái biểu hiện vật chất của vốn vì vậy khi người ta
phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tức là ta sẽ phân tích tình hình sử
dụng tài sản của công ty. Trong tài sản của công ty được cấu thành từ tài sản ngắn hạn
và tài sản dài hạn. Sau đây ta sẽ đi phân tích tình hình sử dụng tài sản của công ty:

Tài sản lưu động của công ty gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản
phải thu khác, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Dựa vào bảng 6 ta thấy vốn lưu động của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng
biến động rất nhiều:
Vốn lưu động năm 2013 tăng 665.315 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 6,44% so với năm
2012. Năm 2014 vốn lưu động giảm 1.756.150 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 15,98% so với
năm 2013. Nguyên nhân là do:
Trong năm 2012 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị 10.327.073 nghìn
đồng chiếm tỷ trọng là 69,9% trong tổng số tài sản. Năm 2013 tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn tăng lên 10.992.388 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 70,9% trong tổng số tài sản.
SVTH: Phạm Thu Duyên

23

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

Đến năm 2014 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm xuống là 9.236.238 nghìn đồng
chiếm tỷ trọng là 68,1% trong tổng số tài sản. Như vậy tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn năm 2013 so với năm 2012 tăng 665.315 nghìn đồng tức là tăng 6,44% ; năm 2014
đã giảm 1.756.150 nghìn đồng tương ứng với giảm 15,98% so với năm 2013. Trong đó
biến động của từng khoản mục như sau:
+)Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012 là 712.987 nghìn đồng chiếm tỷ
trọng 4,8% trong tổng số tài sản. Năm 2013 là 3.025.729 nghìn đồng chiếm tỷ trọng
19,5% trong tổng số tài sản. Năm 2014 là 288.682 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 2,1%
trong tổng số tài sản. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn bằng tiền năm 2013 tăng

đột biến 2.312.742 nghìn đồng hay tăng 324,37% so với năm 2012. Tình trạng này
không tốt cho loại hình công ty may mặc, chứng tỏ vào thời điểm này khả năng sử dụng
vốn của công ty còn kém. Tuy nhiên sang đến năm 2014 tình hình sử dụng vốn bằng tiền
của công ty giảm mạnh, năm 2014 giảm 2.737.047 nghìn đồng tương ứng giảm 90,46%
so với năm 2013. Khắc phục tình trạng sử dụng vốn kém, công ty đã sử dụng tiền mặt
vào đầu tư và sản xuất kinh doanh để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận.
+)Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 là 7.278.270 nghìn đồng chiếm tỷ trọng
49,3% trong tổng số tài sản. Năm 2013 là 6.319.671 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 40,8%
trong tổng số tài sản. Năm 2014 là 7.579.714 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 55,9% trong
tổng số tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 giảm 958.599 nghìn đồng hay
giảm 13,17% so với năm 2012, năm 2014 tăng 1.260.043 nghìn đồng hay tăng 19,94%
so với năm 2013. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn lưu động.
+)Hàng tồn kho cũng là yếu tố quan trọng mà công ty cần phải quan tâm. Lượng
hàng tồn khi năm 2012 là 1.941.198 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 13,1% trong tổng số tài
sản. Năm 2013 hàng tồn kho là 1.593.841 nghìn VNĐ chiếm tỷ trọng 10,3% trong tổng
số tài sản. Năm 2014 hàng tồn kho là 1.344.865 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 9,9% trong
tổng số tài sản. Như vậy năm 2013 hàng tồn kho đã giảm 17,9% về mặt kết cấu so với
năm 2012, năm 2014 hàng tồn kho đã giảm 15,62% về mặt kết cấu so với năm 2013.
SVTH: Phạm Thu Duyên

24

Lớp ĐH QT6A2


Thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Phạm Anh Tuấn

Kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là nhậncung cấp hàng. Doanh nghiệp đã xem xét

tính toán một mức dự trữ thay cho việc tồn kho quá lớn, đến năm 2014 hàng tồn kho
giảm xuống tuy nhiên vẫn không đáng kể, gây ứ đọng một lượng vốn không nhỏ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó phản ánh cách thức quản lý hàng tồn kho của
doanh nghiệp chưa tốt. Lượng hàng tồn kho của công ty chủ yếu là thành phẩm cho nên
việc giảm hàng tồn kho vẫn đảm bảo sản xuất là dấu hiệu tích cực trong sản xuất, giúp
công ty giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, tăng khả năng sử dụng vốn. Mặc dù năm 2014
công ty đã giảm phần trăm hàng tồn kho xuống nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
số tài sản làm cho vòng luân chuyển của vốn lưu động không cao. Công ty cần quản lý
hàng tồn kho tốt hơn, đẩy mạnh tính chủ động trong sản xuất.
+)Tài sản ngắn hạn khác năm 2012 là 394.616 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 2,7%
tổng tài sản. Năm 2013 là 53.173 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 0,3% trong tổng tài sản.
Năm 2014 là 22.976 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 0,2% tổng tài sản. Tài sản ngắn hạn
khác năm 2013 giảm 341.443 nghìn đồng hay giảm 86,53% so với năm 2012, năm 2014
giảm 30.197 nghìn đồng hay giảm 56,79% so với năm 2013. Đây là khaorn mục chiếm
tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn lưu động.

3.2)Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty:

SVTH: Phạm Thu Duyên

25

Lớp ĐH QT6A2


×