Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Tình hình kinh tế xã hội nước Mỹ thời k­ì cầm quyền của tổng thống Reagan từ 19811988

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873 KB, 92 trang )

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................13
Chương 1: Những nhân tố tác động đến tình hình kinh tế, xã hội Mỹ thập
niên 1980........................................................................................................13
1.1.Bối cảnh quốc tế thập niên 1980.........................................................13
1.2.Những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách của nước Mỹ.........................19
1.3.Chính sách của Tổng thống Reagan....................................................26
Chương 2: Tình hình kinh tế xã hội Mỹ thời kì cầm quyền của Tổng thống
Reagan (1981-1988)......................................................................................46
2.1. Tình hình kinh tế trong những năm 1981-1988.................................46
2.3. Một số nhận xét..................................................................................70
KẾT LUẬN.............................................................79
1. Tổng thống Mỹ Reagan lên cầm quyền trong bối cảnh quốc tế và tình
hình trong nước có nhiều khó khăn và thách thức. Trước hết, cuộc khủng
hoảng dầu mỏ thế giới bùng phát năm 1973 và kéo dài trong suốt thập niên
1970 đã làm kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển chậm lại, thậm chí
rơi vào khủng hoảng. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và
việc toàn cầu hóa lại thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin, mở rộng
thị trường, trao đổi hàng hóa; mang lại lợi ích cho các nước tham gia hợp tác.
............................................................................................................................79
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã tác động tiêu cực đến tình hình nước Mỹ. Có
thể thấy hàng loạt những vấn đề kinh tế, xã hội đang đặt ra cho nước Mỹ trước
ngưỡng cửa của thập niên 1980: Kinh tế trì trệ, lạm phát cao và gia tăng tội ác,
nạn phân biệt chủng tộc. Ngay từ cuối thập niên 1970, nền kinh tế Mỹ phát
triển chậm lại và phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nan giải. Bước
sang thập niên 1980, nước Mỹ có nhiều vấn đề kinh tế xã hội cấp bách. Cơ cấu
các ngành sản xuất, và những ngành nghề, những kĩ năng quan trọng trong xã


hội Mỹ đã có những đổi thay căn bản. Kéo theo đó là sự thay đổi về cơ cấu
dân cư, sự phân bố, lối sống và những vấn đề xã hội nan giải. .......................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................83


2
.........................................................................................................................85
........................................................................................................................85
.....................................................................................92
.......................................................................................92
...........................................................................................................92

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Mỹ là một đất nước trẻ nhưng lại là một trong những nước phát
triển nhất thế giới và nắm vai trò chủ đạo trong các vấn đề quốc tế. Về
chính trị, Mỹ là một “đối trọng” không thể bỏ qua trong việc hoạch định
chính sách vĩ mô của tất cả các nước trên thế giới. Về văn hóa xã hội,
Mỹ là nước có ảnh hưởng khá sâu rộng trên toàn bộ thế giới với sự lấn át
của lối sống, phim ảnh, tiêu dùng,... Về kinh tế, hiện nay Mỹ vẫn là
cường quốc đứng đầu thế giới. Tuy dân số Mỹ không lớn song tổng sản


3

phẩm quốc nội của Mỹ chiếm 31,2% GDP toàn cầu. Về quân sự, Mỹ
vượt xa so với các nước trên thế giới về tiềm năng quân sự. Đây là đất
nước có lực lượng quân đội trải khắp các lãnh thổ trên thế giới. Mỹ cũng
đứng đầu trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ.
Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Từ năm 1995, quan hệ Việt – Mỹ đã được bình thường hóa. Sau 20 năm,
diện mạo quan hệ hai nước đã thay đổi một cách căn bản. Về chính trịngoại giao, các cuộc thăm viếng cấp cao giữa hai nước diễn ra thường
xuyên như chuyến thăm chính thức Việt Nam của các Tổng thống Mỹ
Bill Clinton và Bush, các chuyến thăm Mỹ chính thức của Chủ tịch
Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, chuyến thăm của Thủ tướng Phan
Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng, và gần đây là chuyến thăm Mỹ của TBT
Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm 2015.
Chính nhờ tác động lan tỏa từ các chuyến viếng thăm cấp cao này,
hàng loạt các văn kiện, thỏa thuận hợp tác từ kinh tế đến giáo dục, từ đầu
tư đến giáo dục được ký kết, mở rộng nền tảng quan hệ. Đáng chú ý, hai
nước hiện nay đã thiết lập trên 10 kênh đối thoại hiệu quả để vừa xây
dựng lòng tin, vừa xử lý các thách thức nảy sinh từ kênh Đối thoại chính
sách quốc phòng, Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phòng, Đối thoại
châu Á-TBD đến Đối thoại nhân quyền. Ngoài hợp tác song phương, hai
bên có sự hợp tác tương đối hiệu quả trên các diễn đàn đa phương khu
vực và toàn cầu như ARF, ADMM+, Cấp cao Đông Á EAS, Liên hợp
quốc. Về kinh tế, quan hệ thương mại Mỹ-Việt có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất so với quan hệ thương mại của Mỹ và các đối tác khác, trong
đó chủ yếu là nhập khẩu từ Việt Nam. Còn đối với Việt Nam, nếu như
năm 1995 chúng ta mới bắt đầu tiếp cận thị trường Mỹ, thì vào thời điểm


4

hai nước ký BTA năm 2000, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã tăng lên
800 triệu USD với hai mặt hàng chủ lực là cà phê và tôm. Đến năm
2014, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với
trên 30 tỷ USD, gồm các mặt hàng may mặc, đồ điện tử, giày dép, gạo,
cá… Về đầu tư, tuy tiếp cận thị trường Việt Nam khá muộn, nhưng tính
đến 6/2015, Mỹ đã vươn lên thứ 7 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu

tư nhiều nhất vào Việt Nam với tổng FDI là 10,7 tỷ USD.
Tìm hiểu về nước Mỹ là cách thức tốt để hợp tác với Mỹ trên
nhiều phương diện. Việc nghiên cứu tiến trình phát triển của nước Mỹ sẽ
giúp ta thấy được hết tiềm năng của Mỹ, thế mạnh cũng như điểm yếu,
từ đó thúc đẩy quan hệ ngoại giao của hai nước.
Lịch sử nước Mỹ đã trải qua những bước phát triển thăng trầm.
Trong các thời kì đánh dấu bước ngoặt lớn trong kinh tế - xã hội Mỹ, có
thể kể tới thời kì cầm quyền của Tổng thống Reagan (1981-1988).
Đây là thời kỳ nước Mỹ phải đối mặt với những thách thức lớn về kinh
tế, xã hội; là thời kỳ diễn ra những chính sách cải cách quan trọng và
chứng kiến những bước phát triển đáng ghi nhận của nước Mỹ trên các
bình diện kinh tế, xã hội. Tuy vậy, thực tế cho thấy, việc nghiên cứu về
thời kỳ này (1981-1988) còn là một khoảng trống. Vì vậy, chúng tôi đã
chọn đề tài “Tình hình kinh tế xã hội nước Mỹ thời kì cầm quyền của
Tổng thống Reagan từ 1981-1988” để nghiên cứu với mong muốn làm
rõ thêm một thời kỳ quan trọng trong sự phát triển của nước Mỹ và bài
học lịch sử từ chính sách kinh tế - xã hội của Mỹ trong thời kì này.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Như đã nói ở trên, tuy việc tìm hiểu về Mỹ đã diễn ra từ lâu song
nhìn chung, các tài liệu vẫn chủ yếu đi vào nghiên cứu các chính sách


5

của Mỹ, đặc biệt là chính sách ngoại giao với Việt Nam. Bóng dáng của
cuộc chiến tranh Mỹ - Việt từ 1954 tới 1975 vẫn in đậm trong các trang
viết và biên dịch của các nhà nghiên cứu.
Sau khi nước ta và Mỹ tiến hành bình thường hóa, việc nghiên cứu
về Mỹ nói chung và kinh tế - xã hội Mỹ nói riêng đã được thúc đẩy
mạnh mẽ hơn. Nhiều cuốn lịch sử về Mỹ, hồi kí, sách ảnh kể lại các trải

nghiệm ở Mỹ đã được xuất bản. Một số luận văn, luận án đã lấy Mỹ làm
đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn bao quát, việc nghiên cứu này còn
mới mẻ. Phần lớn các công trình dành để nói về sự hình thành nước Mỹ,
hệ thống chính trị ở Mỹ, chính sách đối ngoại hoặc các chiến lược an
ninh của Mỹ với các nước trong khu vực và thế giới. Mảng kinh tế - xã
hội hay được phản ánh đan xen trong việc miêu tả lại các thời kì lịch sử,
chứ ít khi được tách riêng thành một tài liệu chuyên biệt. Có thể tóm tắt
một số tài liệu chính có liên quan đến đề tài luận văn ở một số nội dung
sau đây:
2.1.

Tài liệu tiếng Việt

Có thể kể tới cuốn “Lịch sử mới của nước Mỹ” của Eric Foner chủ
biên; biên soạn Diệu Hương, nơi xuất bản NXB Chính trị Quốc gia,
2003. Cuốn sách phác hoạ bức tranh toàn cảnh về các giai đoạn phát
triển cùng những thời điểm quan trọng trong lịch sử nước Mĩ. Đưa ra
những quan điểm mới, luận cứ mới về đánh giá trong các lĩnh vực
nghiên cứu truyền thống như lịch sử về thời kỳ di cư, chế độ nô lệ ở Hoa
Kỳ, lịch sử tri thức và văn hoá, lịch sử miền Tây...Trong đó, có một số
trang nói về tình hình nước Mỹ trong giai đoạn 1981-1988.
Cuốn thứ hai là “Lược sử nước Mỹ” (An outline of American
history) của Lennkh, Annie. Dịch giả: Huỳnh Kim Oanh, Phạm Viêm
Phương. Sơ lược về lịch sử nước Mỹ từ khi Christopher Columbus phát


6

hiện châu Mỹ cho tới nay: thời kỳ lục địa, đường đến độc lập, hợp chủng
quốc ra đời, chiến tranh giữa 2 miền, nước Mỹ thời hậu chiến. Cuốn sách

cũng giành một thời lượng rất ngắn nói về một số vấn đề chủ yếu về kinh
tế - xã hội Mỹ trong thời kì 1981-1988.
Cuốn thứ ba là “Thực trạng nước Mỹ” (Nguyên bản tiếng Pháp:
L'Etat des Etats - Unis Ed) do Annie Lennkh, Marie-France Toinet chủ
biên. Nhà xuất bản Khoa học xã hội dịch và biên soạn lại năm 1995.
Cuốn sách giới thiệu bức tranh toàn cảnh về lịch sử, đất nước, dân tộc,
nền văn minh, nền nghệ thuật, giáo dục nước Mỹ. Tìm hiểu chủ nghĩa
thực dụng, chủ nghĩa đế quốc và thực trạng nền chính trị và kinh tế nước
Mỹ. Mối quan hệ Mỹ với các nước trên thế giới. Cuốn sách này đã đi sâu
vào tình hình kinh tế hơn so với 2 cuốn trên, trong đó sách tập trung vào
một số sai lầm của nước Mỹ cũng như sự vươn lên của họ từ những năm
sau hậu chiến.
Cuốn thứ tư là “Khái quát về lịch sử nước Mỹ” (Outline of
U.S.History) của Howard Cincotta ; Đại sứ quán Hoa Kỳ dịch, nơi xuất
bản: NXB Thanh niên, 2007. Cuốn sách giới thiệu khái quát lịch sử nước
Mỹ từ thời lập quốc, thời kỳ thuộc địa, giành độc lập, xây dựng một
chính phủ quốc gia, mở rộng sang phía Tây và sự khác biệt giữa các
vùng, xung đột địa phương, nội chiến và công cuộc tái thiết, tăng trưởng.
Đặc biệt cuốn sách nói về công cuộc cải cách của nước Mỹ từ những
năm 80, đồng thời bộc lộ niềm tin vào sự tăng trưởng của nước Mỹ với
cây cầu bắc sang thế kỷ 21 rất rộng mở.
Cuốn thứ năm là “Nước Mỹ” của A. V. Anikin (chủ biên) được
nhà xuất bản Sự thật dịch từ bản tiếng Nga năm 1979. Cuốn sách trình
bày tổng quát và có hệ thống những vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của
nước Mỹ hiện nay: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, các tổ hợp


7

quân sự công nghiệp, sự phát triển của KHKT, vấn đề đấu tranh chính trị

và phong trào dân chủ ở Mỹ. Tuy cuốn sách còn mang nặng tính chính
trị và chưa đi vào thời kì 1981-1988 song nhìn chung, nó đã nêu được
nét chung về kinh tế của Mỹ, tạo tiền đề cho ta tìm hiểu kinh tế Mĩ trong
giai đoạn 1981-1988.
Cuốn thứ sáu là “Tóm lược lịch sử nước Mỹ” (USA history in
brief), dịch giả: Vũ Thế Hùng, Hồng Hạnh, Minh Nguyệt, NXB Thanh
niên, 2008. Tài liệu giới thiệu tóm lược lịch sử nước Mỹ, từ thời lập
quốc khoảng 35000 năm trước đây qua các thời kì thuộc địa những năm
1600. Quá trình giành độc lập, thời kì cách mạng 1775, hình thành chính
phủ quốc gia và cho tới thế kỉ 20 dưới chính quyền Bill Clinton. Cũng
giống các cuốn sách trên, tài liệu này dành một số trang nói về tình hình
Mỹ giai đoạn 1981-1988 như là bước tạo đà để đề cao chính quyền của
Bill Clinton.
Cuốn sách thứ bảy là sách dịch “Cuộc sống và các thiết chế ở
Mỹ” của tác giả D.K.Stevenson, NXB Chính trị quốc gia, năm 2000.
Cuốn sách đề cập tới xã hội và văn hóa Mỹ một cách khá toàn diện.
Trong đó, phần cuối sách có nhắc tới sự thay đổi về văn hóa, xã hội ở
Mỹ trong thời kì 1981-1988. Các phong trào xã hội ở Mỹ giai đoạn này
được đi vào tìm hiểu khá sâu. Cùng đó, các chính sách về xã hội của
tổng thống Reagan cũng được đưa ra so sánh với thời kỳ trước để làm rõ
những cải cách mới. Tuy nhiên, tài liệu này mới dừng ở việc khái quát
chung về xã hội, chưa đi vào mặt kinh tế, đồng thời chưa thấy sự tác
động của kinh tế với văn hóa, xã hội.
Cuốn sách thứ tám là “Tình hình kinh tế Mỹ. Nước Mỹ và thế giới”
của trung tâm Thông tin tư liệu thuộc viện Nghiên cứu quản lí kinh tế
TW, người dịch Lê Như Bách, xuất bản năm 1993. Vì được viết khá gần


8


với thời kì 1981-1988 nên cuốn sách đã phản ánh một số vấn đề tình
hình kinh tế của Mỹ giai đoạn 1981-1988. Các chính sách của tổng thống
Reagan và ảnh hưởng của nó được phản ánh qua một số biểu đồ, bảng số
liệu. Ngoài, mặt kinh tế, sách còn đề cập tới cả tình hình chính trị, quốc
phòng, khoa học kĩ thuật, giáo dục.
Ngoài các cuốn sách trên, tác giả luận văn còn thấy có một số
luận án viết về nước Mỹ. Trong đó, tiêu biểu có luận án “Sự đổi mới
chính sách kinh tế của Mỹ trong thập kỷ 80” của Ngô Xuân Bình, bảo vệ
năm 1992. Luận án nghiên cứu đánh giá sự đổi mới chính sách kinh tế
của Chính phủ Mỹ trong thập kỷ 80. Rút ra bài học kinh nghiệm trong
việc hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam và chính sách quan hệ
hợp tác với Mỹ. Đây là tài liệu có liên quan đến đề tài của luận văn. Tuy
nhiên, đề tài mới dừng ở phần viết về chính sách, chưa đi vào thực trạng
kinh tế cụ thể và cũng chưa đề cập tới mặt xã hội của nước Mỹ thập kỷ
1980.
Luận án thứ hai có ảnh hưởng tới luận văn là của tiến sĩ Nguyễn
Thái Yên Hương với đề tài “Quá trình hình thành liên bang Mỹ và
những đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ”, bảo vệ năm 2003. Luận án nói về
lịch sử cận đại nước Mỹ qua các thời kỳ : Bắc Mỹ và thời kỳ xâm chiếm
của các quốc gia châu Âu; Cuộc đấu tranh giành độc lập, quá trình hình
thành và xác lập liên bang Mỹ; Sự hình thành những đặc điểm xã hội văn hoá Mỹ. Luận án cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về nước Mỹ, nhất
là văn hóa. Tuy nhiên, thời kì 1981-1988 hầu như chưa có. Mảng kinh tế
cũng nói sơ lược, chủ yếu chỉ đi sâu vào văn hóa, tính cách con người
Mỹ.
Ngoài các cuốn sách và luận án trên, chúng tôi cũng tham khảo
thêm một số bài báo trên tạp chí Châu Mỹ như: Các giá trị và giả định ở


9


Mỹ (số 1 năm 2000) của Lệ Châu, Thử so sánh tính cách người Mỹ và
người Việt Nam của Đức Uy,...Đồng thời, chúng tôi cũng tìm kiếm các
số liệu về nước Mỹ ở thư viện Quân đội, Thông tấn xã Việt Nam để làm
phong phú cho phần dẫn chứng của luận văn. Số liệu được thống kê chủ
yếu của trung tâm Thông tin khoa học CNQP và KT, năm 1995. Chúng
tôi thấy đây là các thông tin đáng tin cậy.
Như vậy, dưới góc độ Việt Nam thì chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách có hệ thống về tình hình kinh tế xã hội nước Mỹ thời kì
cầm quyền của tổng thống Reagan từ 1981-1988. Các tài liệu chủ yếu
dừng ở việc nhận xét qua về thời kì này như một giai đoạn trong tiến
trình lịch sử của Mỹ. Trong cuốn luận án “Sự đổi mới chính sách kinh tế
của Mỹ trong thập kỷ 80” của tác giả Ngô Xuân Bình có tập trung đánh
giá về chính sách kinh tế của Chính phủ Mỹ trong thập kỷ 1980. Tuy
nhiên, đề tài mới dùng ở việc phân tích chính sách dưới góc độ kinh tế
học, chưa đi vào phân tích những tác động lịch sử và thực trạng kinh tế
cũng như chưa đề cập đến những vấn đề xã hội.
2.2. Tài liệu tiếng Anh
Các học giả nước ngoài, đặc biệt các nhà sử học Mỹ đã nghiên cứu
và viết nhiều về nước Mỹ, trên phương diện lịch sử, kinh tế, văn hóa
Mỹ. Một số công trình tiêu biểu là:
- The Oxford History of the American People của trường đại học
Oxford, xuất bản năm 1965.
- American – past and present (Scott, Foresman and Company,
1987) của R.A.Divine, T.H.Been, G.M.Fedrickson và R.H.Williams.
- American Civilization của C.L.R James (1993).
- History of United States của M.B.Norton (chủ biên), năm 1994;


10


- The American Peope của trường đại học California, xuất bản năm
1976
- Living in American (1999) của A.R.Lanier.
- Making American – the society and Culture of the United States
(1992) do L.Sluedtke chủ biên.
- Democracy in American (1955) của Alex de Tocqueville;....
Trong các tác phẩm trên, số lượng tác phẩm nói trực tiếp về tình
hình kinh tế Mỹ trong thời kì 1981-1988 rất ít. Chỉ có một phần nhỏ
trong cuốn “American – past and present” (Scott, Foresman and
Company, 1987) của R.A.Divine, T.H.Been, G.M.Fedrickson và
R.H.Williams là đề cập tới tình hình kinh tế - xã hội của Mĩ trong thập
niên 1980 song chưa đầy đủ. Cuốn “History of United States” của
M.B.Norton (chủ biên), năm 1994 đã nhắc rõ hơn vào thời kì 1981-1988.
Tác giả coi giai đoạn này là khởi đầu cho một thời kì mới của nước Mỹ
với sự bất ổn về chế độ tổng thống, với các cải cách về kinh tế - xã hội.
Cuốn sách có những phần đánh giá chung về toàn bộ sự phát triển của
nước Mỹ, tuy nhiên không có sự nghiên cứu chuyên sâu về thời kỳ 19811988.
Các công trình trên chủ yếu đi vào tìm hiểu nước Mỹ trong giai
đoạn mới khai phá, lí giải việc Mỹ thoát thai khỏi Anh và đi sâu vào tính
cách, văn hóa Mỹ. Song từ những đánh giá khái quát đó, ta có cơ sở để
đánh giá sự biến chuyển của xã hội Mỹ thời kì 1981-88. Chẳng hạn như
cuốn Living in American đã nhận định về vấn đề giai cấp trong xã hội
Mỹ. Cuốn Making American – the society and Culture of the United
States lại nghiêng về tìm hiểu mức độ nhập cư vào Mỹ, từ đó dẫn tới sự
đa dạng trong chủng tộc và văn hóa. Đồng thời là các chính sách quản lí
xã hội đa sắc tộc này với cả mặt được và chưa được. Mặt chưa được toát


11


lên chủ yếu qua nạn phân biệt chủng tộc, qua những mâu thuẫn về tiền
lương, lao động, việc làm trong xã hội,...Cuốn Democracy in American
nói nhiều hơn tới xã hội Mỹ với lượng thông tin xác đáng, đầy đủ từ
nhiều đời tổng thống. Tác giả còn đi vào cả mặt kinh tế với những đánh
giá về bước tiến của ngành công nghiệp Mỹ rất khách quan và chính xác.
Theo ông, chủ nghĩa cá nhân thúc đẩy chủ nghĩa tự do. Từ đó, thúc đẩy
việc tìm lợi nhuận, làm tăng tính năng động, sáng tạo của người Mỹ.
Qua việc nghiên cứu các tư liệu trên, chúng tôi nhận thấy đề tài
“Tình hình kinh tế xã hội nước Mỹ thời kì cầm quyền của tổng thống
Reagan từ 1981-1988” quả thực là đề tài chưa được nghiên cứu đầy đủ,
rất ít các tài liệu khảo sát chuyên sâu. Điều đó thôi thúc chúng tôi tìm
hiểu một cách hệ thống, đầy đủ về tình hình kinh tế, xã hội Mỹ trong
những năm 1981-1988. Từ đó, hiểu vai trò của những chính sách cải
cách của Tổng thống Reagan đối với tiến trình phát triển của lịch sử
nước Mỹ giai đoạn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Mục đích của luận văn là làm rõ những vấn đề cơ bản
của tình hình kinh tế, xã hội nước Mỹ thời kì cầm quyền của Tổng thống
Reagan từ 1981-1988. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những nhận xét
đánh giá về thời kỳ lịch sử này trong toàn bộ sự tiến trình của lịch sử
nước Mỹ hiện đại.
- Nhiệm vụ:
+ Phân tích những nhân tố tác động đến kinh tế, xã hội Mỹ thập
niên 1980.
+ Làm rõ những vấn đề cơ bản về thực trạng tình hình kinh tế, xã
hội Mỹ thời kì cầm quyền của Tổng thống Reagan.


12


+ Đưa ra một số nhận xét, đánh giá về tình hình kinh tế, xã hội Mỹ
thời kỳ này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình kinh tế xã hội Mỹ thời kì cầm
quyền của Tổng thống Reagan.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn tìm hiểu các chính sách
kinh tế, xã hội và quá trình triển khai chính sách trong thời kỳ cầm
quyền của chính quyền Reagan. Luận văn không đi vào phân tích chính
sách đối ngoại và vấn đề ngoại giao.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận văn là thời kỳ cầm quyền
trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Reagan (1981-1988).
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp
nghiên cứu lịch sử và các phương pháp nghiên cứu liên ngành như phân
tích, tổng hợp, so sánh từ những tài liệu nghiên cứu về tình hình kinh tế
xã hội Mỹ thời kì cầm quyền của Tổng thống Reagan. Kết quả thu được
từ phương pháp này là cơ sở cho những đánh giá được rút ra trong luận
văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về tình hình kinh
tế, xã hội Mỹ thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Reagan (1981-1988).
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc làm rõ hơn những
vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế xã hội Mỹ thời kỳ thập niên 1980.
Trên cơ sở đó luận văn đưa ra những nhận xét về thời kỳ đầy biến động
này của nước Mỹ.
7. Kết cấu của luận văn


13


Để hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu trên, ngoài Mở đầu, Kết
luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn giống các chương
sau:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến kinh tế xã hội Mỹ thập
niên 1980
Chương 2: Tình hình kinh tế xã hội Mỹ thời kì cầm quyền của
tổng thống Reagan

NỘI DUNG
Chương 1: Những nhân tố tác động đến tình
hình kinh tế, xã hội Mỹ thập niên 1980

1.1.

Bối cảnh quốc tế thập niên 1980

1.1.1. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970 và tác động đối với nền
kinh tế toàn cầu thập niên 1980
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ kéo dài trong suốt thập niên 1970 đã
tác động sâu sắc đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng và thế
giới nói chung. Khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu diễn ra từ ngày 17/10/1973
khi các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định


14

ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt
cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc xung đột giữa
Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Lượng dầu bị cắt giảm tương đương
với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Sự kiện này đã khiến giá

dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 19731975 trên quy mô toàn cầu. Đây được xem là cơn khủng hoảng đáng nhớ
nhất trong thời kỳ những năm 1970. Trong thời gian khủng hoảng, tại
nhiều bang ở Mỹ mỗi người dân chỉ được phép mua một lượng nhiên
liệu nhất định, giá đã tăng trung bình 86% chỉ trong vòng một năm từ
1973 đến 1974.
Cũng trong thời gian này, một biến cố lớn nữa xảy đến với thị
trường chứng khứng toàn cầu vào năm 1973 - 1974. Chỉ số FT30 của Sở
giao dịch chứng khoán London bốc hơi 73% giá trị, khiến đôla Mỹ mất
giá và làm cuộc khủng hoảng dầu lửa thêm tồi tệ. Thị trường chứng
khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla, số tiền khổng lồ thời điểm đó, chỉ sau một
tháng rưỡi. Trong suốt cuộc khủng hoảng, tại Mỹ, GDP giảm 3,2%, tỷ lệ
thất nghiệp chạm mức 9%. Suy thoái và lạm phát lan rộng gây ảnh
hưởng tới kinh tế toàn cầu cho tới tận thập niên 1980.
Thêm vào đó, cuối thập niên 1970, Cách mạng Hồi giáo Iran được
mệnh danh cuộc cách mạng lớn thứ 3 trong lịch sử nhân loại, sau Cách
mạng Pháp, Tháng Mười Nga, đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn
thứ hai thế giới. Đầu năm 1978, Iran xuất khẩu 5,4 triệu thùng dầu mỗi
ngày, chiếm 17% tổng sản lượng của OPEC. Nhưng khi cách mạng Iran
lật đổ chính quyền quân chủ của Shah, ngành công nghiệp vàng đen của
nước này dưới chế độ mới đã giảm mạnh bởi sự tàn phá của các lực
lượng đối lập. Trong nỗ lực kìm giá dầu, Ảrâp Xêút và các nước thuộc


15

OPEC khác đã nhất loạt tăng sản lượng. Kết quả là lượng khai thác chỉ
giảm 4% so với trước Cách mạng Hồi giáo Iran.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn lên cao ngất ngưởng do nỗi sợ hãi của thị
trường, cộng thêm việc việc Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ra lệnh ngừng
nhập khẩu dầu từ Iran. Chỉ trong vòng 12 tháng, mỗi thùng dầu nhảy vọt

từ 15,85 USD lên 39,5 USD. Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng
kéo dài 30 tháng tại Mỹ. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia
tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED)
phải thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ. Hậu quả của suy
thoái tồi tệ đến nỗi các ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất
thép đều liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng
hoảng giá dầu tiếp theo kết thúc.
Cú sốc dầu mỏ đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế thế giới.
Giá cả các mặt hàng trong các nước công nghiệp phát triển tăng vọt do
chi phí đầu vào của các ngành sản xuất tăng cao, chủ yếu do dầu mỏ là
nguồn nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm công nghiệp cũng
như toàn bộ hàng hóa của nền kinh tế. Từ 1981 đến 1986, do tăng trưởng
kinh tế chậm tại các nước công nghiệp phát triển do hậu quả của các
cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và 1979. Các nước phương Tây
phải đối mặt với những thách thức chưa từng có kể từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai: kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng chậm lại, giá cả
tăng, tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp tăng cao.
1.1.2. Những biến động chính trị trong thập niên 1980
Trong những năm 1980, tình hình quốc tế có những chuyển biến
quan trọng, tác động đến sự phát triển của nước Mỹ. Đây là thập niên


16

cuối cùng của thời kỳ Chiến tranh lạnh. Cuối thập niên 80, tình hình thế
giới những chuyển biến quan trọng. Chỉ trong vòng vài ba năm ngắn
ngủi, các đảng cộng sản đã nối tiếp nhau để mất địa vị của một đảng
chấp chính tại các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô, qua hình thức
chuyển giao chính quyền một cách hòa bình. Nhất là ở Liên Xô, do chậm
sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu

những năm 80, kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái. Sau
6 năm sai lầm trong quá trình cải tổ và bị khủng hoảng toàn diện, đảng
Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. 11 nước cộng hòa tách ra khỏi
liên bang lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Gooc-ba-chốp từ
chức Tổng thống, Liên Xô tan rã sau 74 năm tồn tại. Các nước Đông Âu
lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận đa nguyên, đa đảng
và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa, lập các
nước cộng hòa. Sự thay đổi dữ dội đó đã chấm dứt sự tồn tại của hệ
thống Yalta hình thành sau thế chiến II và cũng chấm dứt tình hình
Chiến tranh lạnh qua sự đối lập lưỡng cực. Tháng 12/1989, tại Manta
(Malta- Địa Trung Hải ), Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”
để ổn định và củng cố vị thế của mình. Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra
chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu
vực: Afganistan, Campuchia, Namibia…
Mỹ trở thành một siêu cường duy nhất, nhưng do cuộc chạy đua
vũ trang đối lập trong thời kì chiến tranh, làm cho năng lực chi phối các
nước khác và ảnh hưởng đến những vấn đề quốc tế bị sụt giảm.
Tiến trình nhất thể hóa nước Đức thống nhất và đồng châu Âu đã
tiến triển một cách mạnh mẽ, làm cho châu Âu trở thành một cực quan
trọng trên thế giới. Tuy nhiên, từ 1973 đến đầu thập niên 90, Tây Âu vẫn
còn chịu khủng hoảng, suy thoái và không ổn định (tăng trưởng kinh tế


17

giảm, lạm phát, thất nghiệp tăng), quá trình nhất thể hóa Tây Âu gặp
nhiều khó khăn và trở ngại. Về chính trị - xã hội: tình trạng phân hóa
giàu nghèo ngày càng lớn.
1.1.3. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ và xu thế toàn cầu hóa

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh
mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc; đòi
hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp, thích ứng để kịp thời, khôn ngoan
nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.
Cách mạng khoa học và công nghệ có nguồn gốc từ đòi hỏi của
cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
ngày càng cao của con người. Thứ hai là do sự bùng nổ dân số, sự vơi
cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…Cuộc cách
mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất cũng là tiền đề thúc đẩy cách mạng
khoa học- kỹ thuật lần II và cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ.
Thập niên 1980 đã diễn ra chuyển dịch mạnh mẽ của cuộc cách mạng
khoa học kiểu cũ dựa vào bóc lột sức lao động và tàn phá môi trường tự
nhiên là chính sang cuộc cách mạng khoa học kiểu mới hướng tới nâng
cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất
lượng cuộc sống con người, hàm lượng khoa học kết tinh trong các sản
phẩm hàng hóa ngày càng tăng. Bất cứ quốc gia nào muốn làm được
điều đó thì đều cần phải phát triển khoa học và công nghệ.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ có nhiều tác động tích cực tới
thế giới như làm tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của con người; thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân
lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo. Công nghệ thông tin phát triển


18

và bùng nổ mạnh trên toàn cầu, mạng thông tin máy tính toàn cầu
(Internet) ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và xã hội.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng
hóa và thị trường, gắn liền với phân công lao động và hợp tác quốc tế,
gắn liền với trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp nhận và trao đổi công

nghệ mới; Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế - xã
hội làm cho các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia
đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liên kết
để tối ưu hóa sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. Sự phát triển của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ thời kỳ này đã thúc đẩy xu thế toàn cầu
hóa.
Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Toàn cầu hóa là quá
trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động
lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân
tộc trên thế giới. Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình lực lượng
sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản bởi
biên giới quốc gia và khu vực, lan tỏa ra phạm vị toàn cầu, trong đó hàng
hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động,… vận động thông thoáng; sự phân
công lao động mang tính quốc tế; quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu
vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều. Nó bắt nguồn
từ xu thế chung của thế giới là hòa bình và hợp tác phát triển. Các quốc
gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến
lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu
cầu nhiệm vụ bên trong và đặc điểm của thế giới. Xu thế chạy đua phát
triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi
mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa đạng hóa
quan hệ quốc tế.


19

Biểu hiện của toàn cầu hóa là:
-

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.


-

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc

gia. Giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
-

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn

lớn, nhất là công ty khoa học- kỹ thuật
-

Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài

chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)
Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh
mẽ , thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức.
Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức
gay gắt để vươn lên. Trên cơ sở thị trường được mở rộng, trao đổi hàng
hóa tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước; nguồn vốn,
khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư,
hợp tác khác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. Còn tác động
tiêu cực là: xuất phát từ việc các nước công nghiệp phát triển thao túng,
chi phối quá trình toàn cầu hóa tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ
quốc tế và làm gia tăng sự phân cực giữa nước giàu và nước nghèo.
1.2.

Những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách của nước Mỹ
Nước Mỹ dưới thời Carter đã gây nhiều thất vọng cho dân chúng


với các chính sách làm trì trệ kinh tế, gây nên lạm phát cao và gia tăng
tội ác, nạn phân biệt chủng tộc. Điều này đương nhiên vẫn còn ảnh
hưởng tới thập niên 1980. Bước sang thập niên 1980, nước Mỹ có nhiều
vấn đề kinh tế xã hội cấp bách. Sự khủng hoảng kinh tế giai đoạn trước
làm thay đổi trong cấu trúc kinh tế và xã hội Mỹ. Nó vốn được bắt đầu từ
nhiều năm song giờ đã trở nên rõ ràng. Cơ cấu các ngành sản xuất, và


20

những ngành nghề trong xã hội Mỹ đã có những đổi thay căn bản. Sự
thay đổi về cơ cấu kinh tế xã hội Mỹ đang đặt ra những vấn đề cấp bách.
1.2.1. Về mặt kinh tế
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng phát tháng 10/1973 đã tác dộng
tiêu cực đến nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của Mỹ. Giá dầu mỏ
tăng vọt đã đẩy tỷ lệ lạm phát tăng cao. Dưới thời Paul Volcker, việc cục
Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất một cách chóng mặt đã làm trầm trọng
hơn nạn lạm phát vốn đã bắt đầu từ cuối những năm 1970. Ngân sách
quân sự gia tăng đã làm chi tiêu của chính phủ vượt xa khỏi những
khoản thu hàng năm của chính phủ. Sự thâm hụt này có chủ ý ngăn chặn
khoản chi phí quốc nội. Tuy nhiên, thực tế cả hai phe Dân chủ và Cộng
hòa đều chẳng chịu cắt giảm chi tiêu. Năm 1980, mức thâm hụt là 221 tỷ
đô-la. Hơn nữa, giá dầu mỏ lên cao làm kinh tế tiếp tục tụt dốc. Tổng
thống Carter đã phản ứng lại bằng cách cắt giảm ngân sách để nhịp độ
lạm phát chậm lại nhưng việc cắt giảm đó lại ảnh hưởng tới các chương
trình xã hội vốn là mẫu chốt của đảng Dân chủ. Giữa năm 1979, với sự
chán nản của giới tài chính, ý định cắt giảm ngân sách của Carter bị phá
bỏ. Paul Volcker lên làm chủ tịch cục Dự trữ lại tăng lãi suất để kiểm
soát sự tăng giá.

Cơ cấu các ngành kinh tế có sự thay đổi chóng mặt. Các ngành
công nghiệp nặng ở Mỹ đã rơi vào thoái trào sau một thời gian đạt đỉnh
cao. Phải kể tới ngành ngành sản xuất thép. Đây là ngành công nghiệp
chủ lực, vốn là sự tự hào của Mỹ song dần dần do giá thành, chất lượng
không cạnh tranh được với các công ty nước ngoài; các công ty này bị
thu hẹp thị trường. Khối lượng tiêu thụ ít đi kéo theo công ty phải “chắt
bóp”, thu hẹp một số bộ phận. Lao động cũng giảm dần. Tình trạng
chung là hàng trăm ngàn người mất việc làm. Số còn lại lương bấp bênh.


21

Điều đó đòi hỏi các công ty phải nhanh chóng tiếp thu công nghệ sản
xuất thép mới để tăng chất lượng, hạ giá thành cho thép.
Thứ hai là lĩnh vực sản xuất ôtô. Cũng như thép, ôtô của Mỹ vốn
được ưa chuộng song thời điểm này, nó khó cạnh tranh với Nhật Bản.
Phải nói, ngành ôtô đang suy thoái nặng. Trong khi Nhật thì càng ngày
càng nâng cao chất lượng và mẫu mã. Các loại ôtô vốn là “đặc sản” của
Mỹ thì giờ Nhật cũng đã sản xuất được. Sự phát triển thần kì của Nhật
kéo theo sự đi xuống của Mỹ.
Nông nghiệp và nông dân cũng phải trải qua thời kì khó khăn. Sự
gia tăng của giá dầu đã đẩy chi phí đầu vào lên cao. Người dân không
được hưởng lãi nhiều từ sản phẩm. Nhu cầu trong nước và thế giới về
nông sản lại giảm do khủng hoảng kinh tế. Sản lượng nông nghiệp giảm
mạnh vì sản xuất chỉ tập trung ở một số chủ trại có quy mô lớn. Còn tầng
lớp nông dân vừa và nhỏ thì khó có thể cầm chừng trong giai đoạn khó
khăn này. Họ phải chịu một cuộc sống thiếu thốn, khó khăn.
Nếu trước ngành công nghiệp giữ vai trò lớn thì sang giai đoạn này,
ngành dịch vụ đang trở thành ngành tạo ra nhiều lợi nhuận nhất ở nước
Mỹ. Nó chiếm số lượng thu nhập, số lao động đông nhất trong các

ngành. Giữa năm 1980, có tới xấp xỉ 70% số người làm việc trong lĩnh
vực này. Điều đó cũng do sự thu hẹp của ngành công nghiệp làm cho
một số bộ phận lao động phải chuyển qua bên dịch vụ. Đội ngũ lao động
trong ngành này cũng có thay đổi đáng kể với hàm lượng chất xám cao
hơn. Chủ yếu lao động là công nhân viên chức chính phủ, những người
làm nghiệp vụ chuyên môn: bác sĩ, kĩ sư, giáo viên. Ngoài ra có cả nhân
viên bán hàng, văn phòng,…
Sở dĩ ngành dịch vụ phát triển mạnh là vì giai đoạn này, chính phủ
liên bang đã đầu tư đáng kể cho máy tính và công nghệ. Trong hai thập


22

niên 1950, 1960; mục đích của đầu tư là để phục vụ chiến tranh song
bước sang 1970, tác dụng tốt của máy vi tính, công nghệ thông tin đã
được áp dụng và đem lại nhiều lợi ích cho cả các ngành kinh tế. Quả
thực, bước ngoặt của khoa học kĩ thuật không chỉ tác động làm gia tăng
năng suất, chất lượng của sản phẩm nông công nghiệp mà còn làm sản
phẩm dịch vụ được chuyên nghiệp hóa hơn. Nếu trước các thông tin bán
hàng phải được ghi chép sổ sách, dễ gây nhầm lẫn thì giờ có cả phầm
mềm quản lí bán hàng chính xác, giúp cho đội ngũ bán hàng đỡ vất vả
hơn trong tính toán. Các ngành nghề đòi hỏi chuyên môn như bác sĩ
cũng có thêm máy móc hiện đại để chuẩn đoán bệnh.
Sự thay đổi được bắt đầu với sự kiện hai doanh nhân ở California
vào năm 1976 đã lắp đặt chiếc máy tính đầu tiên dùng trong gia đình.
Sản phẩm này được chào bán rộng rãi. Tên của nó là Apple. Sự tiện dụng
của nó đã làm sản phẩm nhanh chóng được mọi người chấp nhận và dần
dần được đưa vào phục vụ sản xuất. Tới đầu thập niên 1980, hàng triệu
máy tính đã ra đời. Năm 1982, tạp chí Time đã trao danh hiệu Cỗ máy
của năm cho chiếc máy vi tính [5,tr472]

1.2.2. Về mặt xã hội
Sự trì trệ kinh tế kéo dài trong thập niên 1980 đã tác động tiêu cực
đến tình hình xã hội Mỹ. Do suy thoái kinh tế, nạn thất nghiệp tăng nên
các vấn đề về đạo đức cũng trở nên khá bức xúc trong xã hội Mỹ bấy
giờ. Tình hình tội ác gia tăng với nạn giết người, cướp của, hiếp dâm.
Bên cạnh đó còn hình thành một số quan điểm trái đạo đức về tình dục
như ngoại tình, loạn luân… Cơ cấu dân cư có sự thay đổi mạnh mẽ. Nếu
giai đoạn trước (1946-1964), cơ cấu dân số trẻ với tỉ lệ sinh khá cáo thì
giai đoạn này, tỉ lệ sinh dần giảm đi. Dân số chuyển sang già hơn. Ngoài
lí do chính sách thì còn có lí do tư tưởng của người Mỹ. Thời sau chiến


23

tranh, họ muốn có nhiều con để thay thế những người đã hi sinh. Còn
hiện tại, vì công việc bận rộn cùng với lối sống độc lập, hầu hết các bạn
trẻ không thích bị ràng buộc trong chuyện chăm sóc con. Năm 1980, tỷ
lệ các hộ gia đình suy giảm, còn số người độc thân, không kết hôn lại
tăng lên đáng kể.
Tình hình nhập cư cũng là vấn đề đáng nói. Số lượng người nhập
cư tăng cao, có thể nói là giai đoạn nhập cư cao nhất trong vòng 60 năm.
Năm 1980 có 808.000 người nhập cư tới Mỹ. Thành phần người nhập cư
thay đổi. Không còn là những người ở Châu Âu mà chủ yếu là người
châu Á và châu Mỹ La-tinh. Năm 1976, chính sách cải cách nhập cư đã
hướng trọng tâm vào những người từ châu Á và châu Mỹ La-tinh. Nó
kéo theo nhiều vấn đề khác về việc làm, chất lượng sống, nhà cửa,…
Nhìn chung, xã hội Mỹ vẫn đáp ứng được nhu cầu cho những người
nhập cư song có một số bộ phận bị thiệt thòi về quyền lợi. Vì vậy, họ
sớm tổ chức các nhóm đòi quyền bình đẳng. Một số quyền lợi của người
nhập cư đã được đáp ứng như: lương bổng, trợ cấp, chỗ ăn ở, bãi bỏ kì

thị dân tộc, giới tính.
Trong đó, nổi bật có cuộc đấu tranh của người đồng tính luyến ái.
Họ đòi bãi bỏ sự kì thì giới tính và được nhận những quyền bình đẳng:
ăn, mặc, ở như những người khác. Nước Mỹ đã lắng nghe và bãi bỏ chế
độ kì thị với người đồng tính vào năm 1975. Đây có thể coi là một nước
sớm đưa ra chính sách về giới tính khá bình đẳng và tự do.
Về tình hình chính trị, các chính sách của Tổng thống Carter không
được lòng dân. Ông tự coi mình theo chủ nghĩa dân túy song lại không
có chính sách rõ ràng theo khuynh hướng này. Ông tán thành vai trò bảo
trợ của chính phủ song lại không đưa điều đó vào đời sống. Ông cũng
muốn thực hiện chính sách năng lượng song lại không thuyết phục được


24

Quốc hội thông qua. Khi được hỏi, ông lại nói ngược lại suy nghĩ ban
đầu, với việc cho rằng: chính sách của nhà nước có thể làm hạn chế sản
xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Vì thế, ông không được tín
nhiệm. Tới cuối nhiệm kì có tới 77% người Mỹ không tán thành chính
sách của ông [5,tr473].
Nhìn chung, người dân đang hoài nghi về chính quyền. Sau một
thời kì lạm phát, chính trị cũng có nhiều điều bất ổn. Nhân dân Mỹ đang
cần một chính quyền với một chính sách mới mẻ, đưa Mỹ sang giai đoạn
cải tổ. Lúc này, phe bảo thủ lại có vị trí trong chính giới. Sở dĩ vậy vì họ
đề cao quan điểm về một chính phủ hạn chế, về một nền quốc phòng
vững mạnh, bên cạnh đó vẫn không quên bảo vệ các giá trị truyền thống.
Ngoài ra, do một số bộ phận lãnh đạo của đảng này đã đánh trúng vào
lòng dân khi đề cao tôn giáo trong giáo dục đạo đức con người. Nhiều
người cho rằng chỉ có tôn giáo mới xóa tan được tội ác và sự lệch lạc về
tình dục của giới trẻ. Nắm bắt được điều đó, bộ trưởng Jerry Falwell đã

đề ra chính sách đưa tôn giáo trở lại vị trí trung tâm trong đời sống Mỹ.
Họ đã tổ chức các nhóm như Đa số đạo đức, Liên minh công giáo để
tuyên truyền về vấn đề này.
Một chính sách nữa cũng được nhắc tới trong thời kì này là việc
đấu tranh cho phụ nữ được phá thai trong những tháng đầu. Việc phá thai
vốn là vấn đề nhạy cảm và cấm kị từ trước tới nay. Theo quan điểm xưa,
phá thai đồng nghĩa với giết người. Phần lớn những ngưởi Công giáo đều
phản đối việc phá thai. Phe bảo thủ đương nhiên cũng mang tư tưởng
giống người Công giáo. Song tòa án bấy giờ lại muốn bảo vệ quyền của
phụ nữ trong giữ hay phá thai. Họ cho rằng thai nhi trong những tháng
đầu tiên vẫn chưa thành hình người nên có thể phá nếu điều kiện của bà
mẹ không cho phép. Bà mẹ không phải chịu bất kì hình phạt về pháp luật


25

nào. Điều đó tốt hơn cho bà mẹ và đứa trẻ so với trường hợp đứa bé
được sinh ra. Ngay thời điểm đó lại xảy ra vụ án Roe kiện Wade liên
quan tới chuyện phá thai vào năm 1973. Phe bảo thủ đã phản đối quyết
định của tòa án cho phép người mẹ phá thai. Điều đó làm dấy lên sự lộn
xộn về chính trị trong thời điểm bấy giờ, trở thành câu chuyện nóng hổi
mà ở đâu người ta cũng nhắc tới [6,tr393].
Trong chính quyền Mỹ bấy giờ, phe bảo thủ cũng giành được vị thế
lớn. Năm 1964, phe bảo thủ đã đưa được Barry Goldwater lên làm tổng
thống. Từ đó, phe bảo thủ kiểm soát hầu hết các vị trí trong đảng Cộng
hòa. Tuy nhiên, các chính sách của Tổng thống cùng phe bảo thủ không
tạo được hiệu quả trong đời sống Mỹ. Vì thế, năm 1980, với thất bại của
chủ nghĩa tự do dưới thời Carter, phe Tân Hữu lại có thể tìm được vị trí
thống trị của mình. Nhờ sử dụng các kĩ thuật như thư tín điện tử, sức
mạnh truyền thông và việc thực hiện gây quỹ, cánh Tân Hữu đã giành

được một vị trí quan trọng trong việc đề ra các chính sách những năm
1980.
Cánh Cữu Hữu lại ủng hộ quan điểm hạn chế can thiệp của chính
phủ vào nền kinh tế. Quan điểm này được củng cố hơn nữa khi một
nhóm Tân Hữu gồm những nhà chính trị theo chủ nghĩa bảo thủ tự do
ngờ vực vai trò của chính phủ và phản đối sự can thiệp của nhà nước vào
hành vi cá nhân. Nhưng cánh Tân Hữu cũng gồm những thành viên rất
mạnh đi theo trường phái Phúc Âm, muốn dùng quyền lực nhà nước để
củng cố quan điểm của mình. Họ ủng hộ biện pháp chống tội phạm, xây
dựng nền quốc phòng, cho phép được cầu kinh tại các trường học và
phản đối việc phụ nữ phá thai.
Nhìn chung, chính sách của Chính phủ Carter không đem lại kết
quả mong muốn và không được người dân ủng hộ.


×