Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Đặc điểm tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.23 KB, 87 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tục ngữ , thành ngữ là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu
trong mỗi ngôn ngữ, có giá trị biểu đạt độc đáo, tinh tế, hình tượng cô đọng và
súc tích. Tục ngữ , thành ngữ gắn liền với đời sống văn hóa, với cách tư duy
của mỗi dân tộc và được xem là trầm tích của mỗi nền văn hóa dân tộc .
Chúng được đúc kết từ thực tiễn đời sống, được lưu truyền từ đời này sang đời
khác. Do vậy, nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ có thể giúp tìm ra được những
nét đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc và nếu tiến hành theo hướng đối chiếu
thì có thể tìm được những nét tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa
của các dân tộc sử dụng các ngôn ngữ đó.
Trong vốn tục ngữ, thành ngữ của mỗi ngôn ngữ, c tục ngữ, thanh ngữ
so sánh chếm một số lượng không nhỏ. Vì thế, việc tìm hiểu về tục ngữ v
chúng g là rất cần thiết. Bởi, tục ngữ và thành ngữ so sánh thể hiện sinh động
cách nói mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh và rất nhịp nhàng của người lao
động. Trong tục ngữ và thành ngữ so sánh, hệ thống hình ảnh vừa quen thuộc
vừa hấp dẫn. Khi tìm hiểu hình ảnh trong vế được so sánh, ta có thêm nhiều
điều lý thú về đất nước cũng như nét sắc thái văn hóa trong sự phân biệt với
các dân tộc khác.
1.2. Người Việt và người Thái đều sống trong nền kinh tế nông nghiệp
trồng lúa nước, hoặc làm nương rẫy. Do điều kiện tự nhiên khác nhau nên
cách tổ chức cộng đồng, đời sống văn hóa cũng có những điểm khác. Điều
này tạo nên sự đa dạng phong phú về nét đẹp văn hóa và bản sắc riêng của
mỗi dân tộc. Dân tộc Thái có nền văn học cổ truyền rất phong phú và đa dạng
với nhiều thể loại khác nhau, như truyện thơ, tục ngữ, ca dao trong đó có tục
ngữ và thành ngữ chiếm một số lượng đáng kể. Chúng phản ánh cuộc sống,
cũng như đúc kết kinh nghiệm trong ứng xử, với tự nhiên và xã hội của người
dân. Nó được chọn lọc hoàn thiện, qua nhiều thế hệ. Tục ngữ và thành ngữ
Thái được ra đời từ thực tế đời sống, vì vậy, chúng có cách diễn đạt thật giản



dị, phù hợp với cách nói, cách nghĩ của n quần chúng. Từ bao đời nay, những
câu tục ngữ, thành ngữ được lưu truyền trong xã hội người Thái như một nhu
cầu văn hóa, góp phần giáo dục các thế hệ về mọi mặt của cuộc sống, làm
phong phú thêm vốn văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên có thể thấy được rằng
phong tục, tập quán, tiếng nói chữ viết, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Thái
hiện nay ít được thế hệ trẻ quan tâm. Họ ít nói hoặc không thể nói tiếng mẹ đẻ
cũng như tục ngữ và thành ngữ trong quá trình giao tiếp, diễn đạt.
Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “ Đặc điểm tục ngữ và
thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tục ngữ và thành ngữ tiếng
Việt)” làm đối tượng nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
1) Tục ngữ và thành ngữ nói chung, tục ngữ và thành ngữ so sánh nói
riêng là đối tượng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Một trong các
nhà nghiên cứu được nhiều người biết đến là tác giả Hoàng Văn Hành với
các công trình như : Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt;
Thành ngữ học tiếng Việt, v.v. Ngoài ra, còn nhiều luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ đã nghiên cứu vấn đề này như: luận án tiến sĩ Đặc điểm của thành ngữ
tiếng Nhật (Trong sự liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) của Ngô Minh Thủy
(2006); Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt)
của Phạm Minh Tiến (2008) và một số công trình nghiên cứu khác. Đối với
tục ngữ, thành ngữ của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng đã có
một số công trình nghiên cứu. chẳng hạn, mới đây nhất là luận án tiến sĩ ngôn
ngữ học của Trịnh Thị Hà “ Đối chiếu thành ngữ tày- Việt” ( 2015).
Chuyển ở chương 1 về đây: 2) Những nghiên cứu khảo sát về tục ngữ, thành
ngữ tiếng Thái:
a. Tục ngữ của người Thái có từ lâu đời và có ảnh hưởng tới kho tàng văn
học dân gian Việt Nam, tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu
riêng về nó. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đưa tục ngữ Thái vào bộ
phận văn học của các dân tộc miền núi để xem xét khái quát. Chẳng hạn,



trong bài “So sánh tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số”
( 2008), Nguyễn Nghĩa Dân đã thông qua việc đối chiếu tục ngữ của người
Việt với tục ngữ của các dân tộc thiểu số (trong đó có người Thái) ở nước ta
để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau nhằm chỉ ra cái chân, thiện,
mĩ trong tục ngữ các dân tộc ở nước ta. Bài viết đã trích dẫn và phân tích
nhiều tục ngữ Thái theo đề tài về tự nhiên – sản xuất và con người – xã hội.
Từ đó, có thể thấy về mặt tự nhiên – sản xuất, hai dân tộc Việt – Thái tuy
đều có những câu tục ngữ nói về lúa song hình ảnh cụ thể thì khác nhau:
người Việt có lúa ruộng còn Thái có lúa nương; người Việt chỉ trồng trọt còn
người Thái ngoài trồng trọt còn có cả săn bắn; thiên nhiên rừng núi cũng
được phản ánh với nét riêng không có trong tục ngữ Việt. Đối với tục ngữ chỉ
con người – xã hội, tục ngữ thái và Việt cơ bản là thống nhất, đặc biệt trong
nội dung về bản chất lao động cần cù, về đạo đức hướng thiện, về giao tiếp,
nếp sống, dựa trên tinh thần đoàn kết, hoà đồng giữa các dân tộc.
Cùng với bài nghiên cứu trên còn có các công trình biên soạn về tục
ngữ Thái như:
- “Tục ngữ Thái giải nghĩa” của Quán Vi Miên, NXB Dân Trí, 2010.
-“Tục ngữ Thái” của Hà Văn Nam, NXB Văn hóa dân tộc, 1999.
- “Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam”, tập 1, quyển I của
Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb. Đà Nẵng, 2002.
- “Tục ngữ - Văn học dân gian các dân tộc” của Đặng Văn Lung, Nxb
Văn hoá dân tộc, 2004.
- “Lời có vần ông cha truyền lại” của Hoàng Trần Nghịch, tác phẩm
được giải ba- Hội văn học nghệ thuật- các dân tộc thiểu số Việt Nam
năm 2005.
Các tuyển tập trên đã tập hợp được lượng lớn tục ngữ Thái kèm với
phần dịch sang tiếng Việt. Các câu tục ngữ được chia xếp theo cách cơ bản,
giống với tục ngữ Việt: tự nhiên, sản xuất, xã hội,…Ngoài ra còn có những
phần lời mở đầu và Phụ lục để dẫn dắt độc giả hiểu về văn hóa người Thái.



b. Bên cạnh tìm hiểu về tục ngữ Thái, có nhiều cuốn sách và công trình
nghiên cứu về thành ngữ. Tuy nhiên, nhìn chung mảng này còn hạn chế. Đa
số, những cuốn sách được xuất bản đều gộp chung thành ngữ và tục ngữ của
người Thái với nhau. Có cuốn gộp thành ngữ người Thái với nhiều dân tộc
khác. Có thể kể ra đây một số cuốn tiêu biểu:
- “Thành Ngữ, Tục Ngữ Câu Đố Các Dân Tộc Thái, Giáy, Dao” ( nhiều
tác giả, NXB Văn hóa Thông tin, 2013): Cuốn sách so sánh thành ngữ, tục
ngữ của người Thái với các dân tộc thiểu số ở nước ta là tìm ra những cái
giống nhau, cái gần giống nhau, cái khác biệt với định hướng tìm đến cái
chân, thiện, mĩ trong tục ngữ các dân tộc ở nước ta. Tục ngữ, thành ngữ Thái
có giá trị về nhiều mặt, được đúc kết từ đời sống cộng đồng của từng dân tộc
và từ những mối quan hệ với cộng đồng các dân tộc anh em. So sánh là góp
phần làm rõ nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
- “Thành ngữ, tục ngữ dân tộc Thái”: Song ngữ Thái - Việt/ Sưu tầm,
dịch: Phan Kiến Giang, Lò Văn Pánh , NXB Văn hoá dân tộc, 2010 . Nội
dung cuốn sách tập hợp và giới thiệu một số câu thành ngữ, tục ngữ của dân
tộc Thái được trình bày dưới dạng song ngữ Thái - Việt phản ánh đời sống vật
chất, sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán... của người Thái ở vùng Tây Bắc
Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, nghiên cứu về tục ngữ, thành ngữ Thái nhưng chủ
yếu là sưu tầm chứ chưa đi vào nghiên cứu sâu. Hơn nữa, cho đến nay, chưa
công trình nghiên cứu một cách hệ thống về tục ngữ và thành ngữ so sánh
tiếng Thái có đối chiếu với tiếng Việt. Luận văn này, trên cơ sở kế thừa thành
quả của các công trình đi trước, tiến hành thống kê, phân tích đặc điểm cấu
trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái có đối chiếu
tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt,
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu



Thông qua nghiên cứu, khảo sát tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng
Thái (có đối chiếu với tiếng Việt), góp phần vào nghiên cứu tục ngữ và thành
ngữ nói chung, tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái nói riêng; qua đối chiếu để
làm nổi bật đặc trưng văn hóa dân tộc phản ánh trong tục ngữ và thành ngữ
của mỗi dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ cụ thể như sau:
1) Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài luận án.
2) Nghiên cứu khảo sát đặc điểm cấu trúc tục ngữ và thành ngữ so
sánh tiếng Thái.
3) Nghiên cứu khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ
so sánh tiếng Thái.
4) Đối chiếu với với tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt nhằm chỉ ra
những nét bản sắc, sắc thái văn hóa của dân tộc Thái.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc nghiên cứu tục ngữ và thành ngữ của một dân tộc là một việc đòi
hỏi nhiều công sức của nhiều người trong một thời gian dài. Trong khuôn khổ
của luận văn, chúng tôi không đi sâu vào tất cả các phương diện mà chỉ
nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh
tiếng Thái, có đối chiếu với các tục ngữ và thành ngữ so sánh trong tiếng Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi thu thập các đơn vị tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái
và tiếng Việt, chủ yếu dựa vào một số cuốn từ điển tục ngữ và thành ngữ tiếng
Thái, tục ngữ và thành ngữ đang được lưu hành rộng rãi. Đồng thời tiến hành
thu thập bằng ghi chép điền dã.
4.2. Tư liệu nghiên cứu
+ từ điển, sách gì; thu thập ra sao



5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như:
Phương pháp thống kê,

phương pháp phân tích ngữ nghĩa,

phương pháp

đối chiếu
6. Ý nghĩa của của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm vào lý luận về tục
ngữ và thành ngữ ; góp phần vào việc tìm hiểu những khác biệt về ngôn ngữ
do tư duy, văn hóa riêng của mỗi dân tộc đuuwọc thể hiện qua ngôn ngữ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần giúp nắm vững những đặc trưng cơ bản một cách hệ thống về
tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái.
Giúp hiểu biết thêm về cái chung và cái riêng của hai nền văn hóa Thái
và Việt, cung cấp tư liệu nghiên cứu bản sắc văn hóa, làm cơ sở cho việc hiểu
sâu ngôn ngữ, trực tiếp góp phần vào việc học tập và giảng dạy tiếng Thái.
Tập hợp một khối tư liệu bao quát hơn về tục ngữ và thành ngữ so sánh
tiếng Thái phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và sử dụng thành ngữ của
người Thái.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc của tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái (có đối
chiếu với thành ngữ tiếng Việt)

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái (có đối
chiếu với thành ngữ tiếng Việt)


Em chú ý các ví dụ đều để chữ nghiêng: ếch ngồi đáy giếng
Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỤC NGỮ , THÀNH NGỮ
1.1.1. Giới thuyết về tục ngữ, thành ngữ:

bổ sung nội dung này

1.1.1.1. Khái niệm tục ngữ
1.1.1.2. Khái niệm thành ngữ
1.1.2. Tục ngữ, thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt
1.1.2.1. Khái niệm tục ngữ tiếng Thái và tiếng Việt
Thứ nhất, tục ngữ tiếng Thái :
Tục ngữ tiếng Thái là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm
của dân tộc Thái về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội.


Nó do người Thái sáng tạo, lưu truyền bằng gngôn ngữ Thái cho tới bây giờ.
Được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh
của nhân dân Thái, tục ngữ Thái biểu thị kinh nghiệm riêng của dân tộc Thái
trong sản xuất nông nghiêp, săn bắn; trong cách nhìn nhận về tự nhiên và cả
trong văn hóa ứng xử giữa người với người trong làng bản xa xưa. Nó được
diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ
thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết,

khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình
tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp
so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Ví dụ:
Nặm đởi tá lá cón ,bon đởi xôn lá cản, Chụ côông bản lá khạm
xương.( Suối trôi nước lạ, vườn thay lá mới, giọng người tình cũ cũng khác
xưa).

Lược giải: Người đã xa quê lâu ngày trở về, nay nhìn cái gì cũng thấy

đổi thay khác lạ. Dòng suối chảy những luồng nước mới. Cây trong vườn thay
lá mới. Giọng nói của người tình cũ cũng già đục đi theo thời gian, không còn
được ngọt ngào, trong trẻo như xưa.
Thứ hai, tục ngữ tiếng Việt
Cũng như tục ngữ Thái, tục ngữ Việt là những câu nói hoàn chỉnh, đúc
kết kinh nghiệm của dân tộc Việt về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con
người và xã hội. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời
sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân Việt, do nhân dân Việt trực tiếp sáng
tác. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian".
Cũng như tục ngữ Thái, trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng
lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể
coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong
đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng
nói và khuyên răn. Giữa hình thức và nội dung của tục ngữ Việt cũng có sự


gắn bó chặt chẽ. Nó đúc kết, khái quát hóa cách thức sản xuất lúa nước, phán
đoán các hiện tượng tự nhiên và đưa ra bài học làm người sâu sắc,…
Ví dụ: Hiện tượng "cóc nghiến răng" ngày nay đã được khoa học giải
thích nhưng từ xưa, người Việt đúc kết về dự báo mưa:
Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa (dân tộc Việt)

Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước (dân tộc Việt)
1.1.2.2. Khái niệm thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt
a. Khái niệm thành ngữ tiếng Thái:
Thành ngữ tiếng Thái là đơn vị tiêu biểu của ngữ cố định trong tiếng
Thái, do người Thái sáng tạo và lưu truyền. Cũng như thành ngữ của các dân
tộc khác, thành ngữ Thái có kết cấu ổn định, ý nghĩa hoàn chỉnh, hình thức
giản tiện, nhưng khả năng biểu đạt cô đọng, súc tích, h.àm ẩn, hình tượng,
sinh động và độc đáo. Nó góp phần nói lên văn hoá ngôn ngữ, giao tiếp đậm
đà bản sắc dân tộc của người Thái, cùng đó là cách nhìn, đánh giá về mọi việc
trong tự nhiên và xã hội của họ. Ví dụ:
Bẳư pé mu chôn phớ. (Dốt như lợn dũi khoai)
Bẳư pé đớ kin khoại ( Dốt như ve cắn trâu).
Lược giải: Ve ở đây là một loại côn trùng ký sinh chuyên hút máu trâu,
bò để sống. Câu tục ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt.
Tương đương với thành ngữ Việt: Dốt đặc cán mai; Dốt dài cán thuổng.
b. Khái niệm thành ngữ tiếng Việt
Thành ngữ tiếng Việt cũng giống như thành ngữ Thái. Đó là đơn vị tiêu
biểu của ngữ cố định, ý nghĩa hoàn chỉnh, hàm ẩn, hình tượng, sinh động và
độc đáo. Điểm khác là nó bằng tiếng Việt, do người Việt sáng tạo ra. Vì vậy,
nó thể hiện những nét riêng về văn hóa, cách dùng ngôn ngữ của người Việt.
Thành ngữ Việt nhiều hơn hẳn thành ngữ Thái về số lượng, kèm theo đó là
những biến thể trong thành ngữ. Ví dụ: chúng ta nói "dày gió dạn sương",
nhưng cũng có thể nói "gió sương dày dạn "; chúng ta nói "dễ như trở bàn
tay", nhưng cũng có thể nói "dễ như lật bàn tay". Trật tự của các từ trong


nhóm có thể thay đổi, thậm chí từ cũng có thể thay thế, miễn là nói lên được
nguyên ý.
Ví dụ: Thành ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt:
- Dốt đặc cán mai

- Dốt dài cán thuổng.

[Bỏ: em có thể dùng một vài nội dung ở dưới để bổ sung cho phần
trên. Tùy em!]
a.1.2.1.1. Về tục ngữ
Tục ngữ đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trên nhiều bình diên. Về
khái niệm, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã đưa ra 15 định nghĩa khác
nhau, tiêu biểu là định nghĩa của Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ là một câu tự bản
thân nó diễn đạt một ý, một nhận xét, một lời khuyên, một lí luận, có khi là
một sự phê phán trọn vẹn, hàm súc, ngắn gọn [31,29]. Hai tác giả Nguyễn
Văn Tu và Đái Xuân Ninh đã khẳng định: tục ngữ không phải một đơn vị
ngôn ngữ mà là một lời nói có liên quan tới cụm từ cố định [31, 29]. Các ông
cho rằng văn học dân gian mới là ô phân loại của tục ngữ, chứ không phải
chuyên ngành từ vựng học. Tuy vậy, ví nó là câu từ lặp đi lặp lại nên nó dính
dáng tới cụm từ cố định. Từ đó, tác giả Cù Đình Tú đề xuất: tục ngữ là câu
hoàn chỉnh có ý trọn vẹn, có cấu tạo là kết cấu hai trung tâm [31,30]. Tác giả
Hồ Lê cũng xếp tục ngữ vào những câu cố định để đúc rút kinh nghiệm
[31,30]. Còn Nguyễn Thiện Giáp lại khẳng định: tục ngữ là những thông báo
được lặp đi lặp lại trong lời nói nhưng khác thành ngữ ở điểm tục ngữ là một
phán đoán [31,32]. Tác giả Hoành Văn Hành lại nhận định: tục ngữ là những
câu ngôn bản nghệ thuật. Đỗ Hữu Châu cũng quan niệm: tục ngữ là đơn vị
tương đương với câu. Nghĩa của nó là phán đoán, một sự khẳng định tư tưởng
hoàn chỉnh [31,32].


Về ý nghĩa của tục ngữ, Dương Quảng Hàm đã nhận xét: "Các câu tục
ngữ là do những điều kinh nghiệm của cổ nhân đã chung đúc lại, nhờ đấy mà
người dân vô học cũng có một trí thức thông thường để làm ăn và cư xử ở
đời... ".[33,87]. Phạm Thế Ngũ, trong Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên
đã ghi: "Tục ngữ là kho tàng kinh nghệm và hiểu biết của người xưa về vũ trụ

cũng như về nhân sinh.... Có thể nói đó là một quyển sách khôn mở ngỏ và
lưu truyền trong giới bình dân từ xưa đến nay." [33,87]
Tóm lại, theo các nhà biên khảo nầy thì các câu tục ngữ là một "quyển
sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh"
giúp cho dân gian ta có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở
đời.
Về phân loại, nhìn từ góc độ văn học, có người cho rằng tục ngữ là một
câu còn thành ngữ là một phần của câu và từ đó xếp tục ngữ ngang hàng với
ca dao. Một số tác giả xếp nó vào văn học dân gian. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Ngọc, Dương Quảng Hàm viết: một câu tục ngữ tự bản thân nó phải có
một ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì đó [31,33].
Khi nghiên cứu về cấu trúc, một số tác giả lại dựa theo bình diện ngữ âm
như Bùi Văn Nguyên, Nguyên Ngọc Côn, Chu Xuân Diên. Nghiên cứu về
ngữ pháp có các tác giả Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đức Dương,…Nghiên cứu
về ngữ nghĩa lại chia làm ba cấp độ: nhóm tác giả Nguyễn Lân, Vũ Dung,…
giải nghĩa tục ngữ. Nhóm Chu Xuân Diên, Hoàng Văn Hành lí giải sự hình
thành nghĩa của câu tục ngữ. Còn Nguyễn Đức Dân miêu tả cấu trúc cú pháp
– ngữ nghĩa của tục ngữ [31,34].
Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, nhiều nhà khoa học đã phân biệt giữa tục
ngữ, thành ngữ để đưa ra định nghĩa chính xác về tục ngữ. Họ dựa vào cơ cấu,
ngữ nghĩa để phân biệt thành ngữ, tục ngữ giữa nội dung và hình thức hay dựa
vào chức năng của chúng. Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng: tục ngữ vừa là
câu vừa là văn bản. Nó được coi là sản phẩm của lời nói. Trong khẩu ngữ bình
dân, tục ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng mang đầy đủ ý nghĩa kinh


nghiệm hay những bài học răn dạy đời. Nguyễn Thái Hòa quan niệm tục ngữ
là những phát ngôn đặc biệt hay lời thoại đặc biệt. Hoàng Văn Hành lại đặt tục
ngữ ở vị trí trung gian giữa câu và văn bản [31,35]. Đồng thời, ông coi nó là
văn bản nghệ thuật. Ngoài ra, các nhà khoa học còn so sánh tục ngữ với một

số thể loại khác. Bùi Văn Nguyên quan niệm ngạn ngữ có nội dung rộng hơn
tục ngữ. Ông coi tục ngữ là lời hay ý đẹp do nhân dân sáng tác, nó là một bộ
phận của ngạn ngữ. Trong “Phương ngôn xứ Bắc”, các tác giả lại coi phương
ngôn bao gồm: tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao, câu đối,…gắn với địa danh nói về
các sự kiện cụ thể của một vùng quê [31,36].
Tóm lại, từ các quan điểm trên, ta thấy nổi bật lên một số quan điểm
chính:
- Một số tác giả coi tục ngữ là một ngữ, một đơn vị cú pháp.
- Hai là, một số tác giả cho tục ngữ là một câu cố định, một ngôn bản
nghệ thuật, tác phẩm thơ, một tổng thể thi ca nhỏ nhất.
1.2.1.2. Về thành ngữ
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp trong sách " Từ và nhận diện từ Tiếng Việt"
ông đã viết :" Đặc trưng văn hoá dân gian của TN còn được thể hiện trong ý
nghĩa biểu trưng của TN"[13,186]
Tác giả này còn có công trình nghiên cứu là "Từ vựng học tiếng
Việt" .Tác giả đã căn cứ vào cơ chế cấu tạo câu để phân biệt thành ngữ hợp
kết (Được hình thành do sự kết hợp của các thành tố trong thành ngữ) và
thành ngữ hoà kết (Được hình thành dựa trên một ẩn dụ toàn bộ)
Tác giả đã chỉ ra các đặc trưng của thành ngữ thông qua sự so sánh với
từ ghép (ngữ định danh) và cụm từ tự do. Theo tác giả:
- Về mặt nội dung: thành ngữ là tên gọi gợi cảm - có tính hình tượng
của một hiện tượng nào đó, có tính hoàn chỉnh về nghĩa, biểu thị một khái
niệm tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói.


- Về mặt cấu tạo cú pháp: Đa số thành ngữ có quan hệ tường thuật và
cấu trúc đẳng lập. Những thành ngữ có quan hệ chính phụ thì phần nhiều
thuộc loại so sánh.
Tính phi cú pháp của thành ngữ thể hiện ở sự đối xứng của các thành tố,
xen lồng, thay đổi trật tự và có sự hoà phối thanh điệu.

Có thể nói thành ngữ có hình thức cấu tạo là một câu (thậm chí là câu
ghép) thì nó cũng mang tính tương đương như từ về chức năng cấu tạo câu( có
thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ hoặc có thể kết hợp với từ để tạo thành
câu).Tuy nhiên trong sử dụng thành ngữ cũng có thể biến đổi, tuỳ vào văn
cảnh cụ thể.
Trong thời gian gần đây đã có luận văn thạc sĩ của Trần Anh Tư là:" TN
đồng nghĩa và TN trái nghĩa trong Tiếng Việt"(2001)[32,12].
Luận án này xem xét về đặc điểm cấu tạo,nguồn gốc từ loại cũng như
những biến thể sử dụng và các giá trị khác nhau của TN tiếng Việt. Đồng thời
luận án này cũng chỉ ra được các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa khái
quát và vai trò của TN đồng nghĩa, trái nghĩa.
Đây là công trình đã có nhiều tính sáng tạo, công phu nhưng nó chỉ đi
sâu vào thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt chứ
không đi sâu nghiên cứu thành ngữ so sánh.
Thành ngữ so sánh nói chung, cấu trúc- ngữ nghĩa nói riêng đã có nhiều
nhà ngôn ngữ quan tâm.Ví dụ như nhà nghiên cứu Trương Đông San(1994),
Nguyễn Thuý Khanh(1995), Nguyễn Thiện Giáp(1996) và Hoàng Văn Hành...
Tác giả Trương Đông San trong "Thành ngữ so sánh tiếng Việt" đã
phân tích cấu trúc- ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh và phân ra ba loại: loại có
một nghĩa đen, loại có hai nghĩa ( đen và bóng), loại có một nghĩa: nghĩa hình
tượng [31,11]. Bài nghiên cứu cuả tác giả Trương Đông San đã mở đầu cho
hướng nghiên cứu về cấu trúc- ngữ nghĩa thành ngữ so sánh tiếng Việt
Tác giả Nguyễn Thuý Khanh đã có một vài nhận xét về thành ngữ so
sánh có tên gọi động vật. Bài viết có đề cập đến cấu trúc, thành phần cơ cấu


nghĩa, rút ra những kết luận khái quát về đối tượng này. Đây là bài viết có giá
trị về vấn đề thành ngữ so sánh.
Đặc biệt, có tác giả Bùi Thị Thi Thơ trong luận văn tốt nghiệp đai học
và luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu khá sâu về thành ngữ so sánh :"Hình ảnh

biểu trưng trong TNSS tiếng Việt" [31,12].
Trong hai công trình này tác giả đi sâu vào thống kê, phân loại các hình
ảnh.Qua thế giơí hình ảnh đó thì tác giả cho ta thấy được bức tranh hiện thực
được phản ánh về thiên nhiên, về xã hội, và con người của Việt Nam. Đồng
thời , tác giả còn đi sâu phân tích, giải thích ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ
qua hình ảnh được lực chọn, bước đầu tìm hiểu lí do sử dụng hình ảnh trong
thành ngữ so sánh. Qua đây tác giả cũng cho thấy được nét tư duy văn hoá của
người Việt.
Có thể nói, tác giả Bùi Thị Thi Thơ đã có những nghiên cứu khá sâu
sắc, công phu về thành ngữ so sánh. Từ công trình luận văn tốt nghiệp lên
luận văn thạc sĩ là một bước phát triển lớn trong nghiên cứu về thành ngữ so
sánh.
1.1.2.3. Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
“Thành ngữ học tiếng Việt” của Hoàng Văn Hành là một trong những
công trình nghiên cứu thành công nhất đến nay về thành ngữ. Trong công
trình này, tác giả đã phân biệt thành ngữ, tục ngữ khá rõ. Ông cho rằng:
"Thành ngữ là những tổ hợp từ "đặc biệt", biểu thị những khái niệm một cách
bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu ngôn bản đặc biệt, biểu thị phán đoán một
cách nghệ thuật."[18,27].
Tác giả đã ra những đặc trưng dùng làm tiêu chí để phân biệt thành ngữ
và tục ngữ:
- Đặc trưng về hình thái cấu trúc, có vần điệu, có điệp đối: thành ngữ là
tổ hợp từ cố định( hoặc kết cấu c-v), quan hệ hình thái. Còn tục ngữ là
câu( phát ngôn) cố định ( cả đơn cả phức), quan hệ cú pháp.
-Về chức năng biểu hiện định danh:


+ Thành ngữ định danh sự vật, hiện tượng, quá trình...
+ Tục ngữ định danh sự kiện, sự tình, trạng huống...
-Về chức năng biểu hiện hình thái nhận thức:

+ Thành ngữ biểu hiện khái niệm bằng hình ảnh biểu trưng.
+ Tục ngữ biểu thị phán đoán bằng hình ảnh biểu trưng.
-Về đặc trưng ngữ nghĩa:
+ Thành ngữ gồm hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng phương thức
so sánh và ẩn dụ hoá.
+ Tục ngữ cũng gồm hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng phương
thức so sánh và ẩn dụ hoá.
Như vậy, có thể thấy giữa thành ngữ và tục ngữ có nhiều điểm tương
đồng cũng như nhiều điểm phân biệt. Việc đi sâu vào phân biệt thành ngữ và
tục ngữ tuy có khó khăn nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu
thành ngữ.
1.1.3. Giá trị của tục ngữ và thành ngữ trong ngôn ngữ
1.1.3.1. Nét văn hóa văn hóa -xã hội được phản ánh trong tục ngữ
và thành ngữ
Chuyển ở chương 2 về đây :
Thứ nhất, điều kiện xã hội góp phần hình thành tục ngữ , thành ngữ
tiếng Thái (liên hệ với tiếng Việt)
- Điều kiện thiên nhiên- phương thức sản xuất
Cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam xuất hiện ở Tây Bắc cách đây hàng
nghìn năm, qua các đợt di cư của tộc người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc)
xuống và từ Thái Lan sang. Họ cư trú chủ yếu ở các tỉnh thuộc địa bàn Tây
Bắc. Đây là vùng núi non nhưng chưa phải núi cao như đồng bào Mông. Điều
kiện khí hậu, đất đai vẫn tương đối thuận lợi cho sản xuất. Từ xa xưa, đồng
bào Thái đã phát triển nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là điểm
giống người Việt. Song bên cạnh đó, người Thái còn làm nương rẫy. Trong
khi người Việt không phát triển hình thức sản xuất này. Chính điều kiện thiên


nhiên và phương thức sản xuất nông nghiệp đã làm người Thái và người Việt
có nhiều kinh nghiệm trong việc xem xét các hiện tượng thiên nhiên, đặt mối

tương quan ảnh hưởng của thời tiết với đất đai, cây trồng để rút ra những kinh
nghiệm. Ngoài ra, họ còn đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi
trồng, tạo nên kho tàng kinh nghiệm quý báu cho con cháu. Ví dụ: tục ngữ
người Thái có câu:
- Trăng đội nón sắt thì lụt, trăng đội nón đồng thì mưa
- Trời sắp nắng sao tỏ, trời sắp mưa sao mờ
- Sấm trước trời không mưa
- Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức
- Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, làm giàu cho chủ
Người Việt cũng có câu tương tự:
- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
- Mấy đời sấm trước có mưa
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, nhanh như chớp (dân tộc Việt)
Song thời vụ gieo trồng khác nhau giữa hai dân tộc làm cho việc tính
toán về thời vụ. mùa màng cũng khác:
- Mồng chín tháng chín không mưa
Mẹ con bán cả cày bừa mà ăn
- Mồng hai tháng hai không mưa
Cha con sắm sửa sọt sưa đi Lào
Mồng hai tháng hai có mưa
Cha con sắm sửa cày bừa làm ăn
- Điều kiện con người, gia đình, xã hội
Dân tộc Thái nổi tiếng là dân tộc có bản sắc văn hóa đặc sắc. Lối sống,
nhân cách của người Thái cũng rất đáng để các dân tộc khác học tập. Chính


điều này đã tạo cơ sở cho những câu tục ngữ, thành ngữ đậm chất nhân văn
trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc này. Hình ảnh con người Thái
được phản ánh trong tục ngữ, thành ngữ Thái là con người chăm chỉ trong lao

động. Sống trong môi trường thiên nhiên nhiều mưa, nắng, hạn hán liên miên,
để sinh sống, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, dân tộc Thái ở nước ta phải lao
động cần cù để có miếng ăn. Người Thái có câu: "Miếng ăn nằm ở chân tay,
lúa gạo càng đầy mặt đất". Các đức tính gắn liền với lao động như làm ăn thật
thà, tiết kiệm, lo xa...cũng được đề cao. Điều này hoàn toàn trùng với người
Việt: "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ", "Của làm ra để trên gác, của cờ
bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ". Người Thái cũng rất ham học.
Họ quan niệm: muốn làm tốt thì phải học:
- Học nhiều thì biết, làm nhiều thì quen.
- Học ăn, học uống, học nói, học làm
- Học khôn học khéo học đến già
- Học thầy, học bạn vô vạn phong lưu
Điều này, ta thấy trùng với dân tộc Việt. Tục ngữ của dân tộc Việt cũng
chỉ rõ:
- Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở
Người Thái cũng coi trọng hành động, ứng xử hướng về điều thiện,
điều chân: "Thiện, thiện dã, ác, ác báo". Điều này giống người Việt với quan
niệm: "ở hiền gặp lành", "ở ác gặp ác". Cả hai dân tộc cũng đều đề cao lối
sống khiêm tốn, biết cư xử, xử lí phù hợp với hoàn cảnh khách quan: "Sông có
khúc, người có lúc", "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời", "Ăn ngay
nói thật, mọi tật mọi lành", "Ăn để sống, không phải sống để ăn", "Ăn một
miếng, tiếng cả đời", "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng"... (dân tộc Việt);
"Làm quá người ta ghét, phải biết mình biết người", "Lời nói ở đầu lưỡi, đắng,
ngọt ở đấy cả" (dân tộc Thái)...


Về quan hệ gia đình, hai dân tộc đều đề cao truyền thống gia đình, quan
hệ huyết thống, dòng họ: "Chim có tổ, người có tông" (dân tộc Việt), , "Người
có họ, cọ có bụi" (dân tộc Thái)...Trong gia đình, người lớn tuổi được coi

trọng nhất. Do vậy, con cái thường đề cao sự hiếu thuận với cha mẹ. Họ biết
ơn cha mẹ đã sinh ra mình, nuôi dưỡng mình lúc trẻ: "Có cha mới có con, có
khung mới có cửi" (dân tộc Thái). Họ cũng đều quý trọng và chăm lo giáo dục
con cái từ tuổi bé thơ: "Dạy con từ thuở còn thơ" (dân tộc Việt, Thái, Tày).
Tình mẫu tử với đức hi sinh của người mẹ được thể hiện trong tục ngữ các dân
tộc: "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con" (dân tộc Việt); "Chỗ ướt mẹ thế
vào, chỗ khô để phần con" (dân tộc Thái). Tình cảm anh chị em ruột thịt cũng
là một giá trị đạo đức được quan tâm: "Anh em như chân với tay", "Anh em
bát máu xẻ đôi" (dân tộc Việt), "Máu chảy ruột trơn" (dân tộc Thái). Về quan
hệ vợ chồng, người Thái tuy vẫn tồn tại quan điểm phong kiến trọng nam
khinh nữ song về cơ bản mối quan hệ vợ chồng có phần bình đẳng hơn người
Việt: "Vợ chồng yêu nhau chém núi đèo cũng lở/Vợ chồng không yêu nhau
chém dây leo không đứt" (dân tộc Thái)...Họ đề cao trách nhiệm của người
chồng, đây là người chủ gia đình phải lo cho vợ con, không để tình trạng "Mất
vợ đợ con" (dân tộc Thái) xảy ra, hoặc tình trạng mẹ chồng nàng dâu: "Than
hồng với nước lã, mẹ chồng với nàng dâu" (dân tộc Thái)...
Về quan hệ xã hội, tổ chức xã hội theo truyền thống của người Thái là
bản, mường. Bản của người Thái nhỏ nhất vài ba nóc nhà, lớn thì hàng chục,
hàng trăm nhà. Trong cộng đồng ấy, con người được gắn kết với nhau bằng
tình cảm và những luật tục, nghi lễ. Lễ hội “xên bản, xên mường” của người
Thái kết tinh cao giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn. Do vậy, tục ngữ Thái
khuyên răn con người ta sống phải biết yêu quý bản mường của mình, gắn kết
với nơi ăn, trốn ở nơi mình sinh sống. Đây là điểm chung giữa hai dân tộc. Cả
người Thái và người Việt đều có lòng yêu nước, bảo vệ xây dựng tổ quốc
"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" (dân tộc Việt), "Giặc đến bản, cùng nhau
đánh" (dân tộc Thái)..., tục ngữ người Việt cũng như các dân tộc thiểu số nói


nhiều đến tinh thần cộng đồng dân tộc, đoàn kết thương yêu được đúc rút từ
thực tiễn chinh phục thiên nhiên và đấu tranh chống xâm lược trong quá trình

lịch sử của dân tộc Việt Nam: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại
nên hòn núi cao" (dân tộc Việt); "Vỗ tay cần nhiều ngón, bàn việc cần nhiều
người" (dân tộc Thái); "Đi có bạn, ở có phường" (dân tộc Thái). Trong giao
tiếp, ứng xử, người Việt, người dân tộc thiểu số đều chọn nếp sống chan hoà,
nhân ái như lời nói "cho vừa lòng nhau", "Lời nói đẹp không phải mua" (dân
tộc Thái), "Lời nói ngọt như mía mật" (dân tộc Thái), đến cách xử sự "Việc bé
đừng xé to" (dân tộc Thái), "Nhỏ đừng chấp, vụn đừng nhặt" (dân tộc
Thái)...Cái tốt trong giao tiếp, nếp sống được đúc kết trong tục ngữ, ngược lại,
cái xấu cũng bị lên án. Đó có thể là lòng "tham không đáy" (dân tộc Việt). Đó
có thể là lòng nham hiểm "Sông sâu vẫn đo được đáy, lòng người không đo
được" (dân tộc Thái), "Nước sâu thì thấy, lòng người sâu không thấy", "Nhím
gai cắm ngoài da, người gai cắm trong bụng" (dân tộc Thái). Bên cạnh đó, do
xã hội đã có quan hệ giai cấp nên cả hai dân tộc đều bày tỏ sự bất bình về sự
áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến tạo nên sự đối lập giàu nghèo, sang hèn
"ruộng cả ao liền", "ngồi mát ăn bát vàng" (dân tộc Việt), "Con dân cầm đèn,
con quan cưỡi ngựa" (dân tộc Thái). Các dân tộc không chỉ có ý thức tố cáo,
phản kháng sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị mà họ còn nhận thức được
vị trí to lớn của mình. Nếu trong tục ngữ dân Thái có câu "Mặc áo thành quan,
cởi áo thành dân" thì người Việt có câu "Quan nhất thời, dân vạn đại".
Về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ dân tộc Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày –
Thái. Người Thái sống rải rác ở 7 tỉnh, đông nhất là ở Sơn La. Nhưng người
Thái thường sống xen kẽ và giao lưu với người Việt và các dân tộc khác nên
ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng. Do vậy, nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt và Thái
khá giống nhau.
Thứ hai, Tục ngữ , thành ngữ phản ánh đời sống văn hóa xã hội của
dân tộc


Tục ngữ và thành ngữ so sánh được hình thành nhờ vào mối tư duy liên
tưởng, mà mối tư duy liên tưởng của mỗi dân tộc là khác nhau. Từ đó, nó thể

hiện nguồn gốc văn hóa của mỗi dân tộc ấy. Ở đây, chúng tôi phân tích văn
hóa trong tục ngữ, thành ngữ qua 4 thành tố văn hóa theo Trần Ngọc Thêm
[20]:
a. Văn hóa nhận thức
Qua việc lựa chọn hình ảnh đưa vào trong tục ngữ, thành ngữ, ta thấy tư
duy, nhận thức của con người. Ví dụ: Người Việt giữ trong mình triết lý âm
dương từ trong máu thịt nên có những câu: trong rủi có may, trong họa có
phúc, trèo cao ngã đau, nhân nào quả ấy, bãi bể nương dâu…Lối sống trọng
tình và coi trọng kinh nghiệm sự khéo léo qua những thành ngữ chỉ văn hóa
nhận thức tư duy của mình cũng làm dân tộc ta có những câu nói về sự kính
trọng người già lão: sống lâu lên lão làng, kính lão đắc thọ…. Đó còn là sự
nhận thức về một Việt Nam vừa giàu có vừa khó khăn, ví dụ: rừng vàng biển
bạc, non sông gấm vóc, chó ăn đá gà ăn sỏi, đồng chua nước mặn… Tuy
thuộc hai nền văn hóa khác nhau, nhưng người Thái với người kinh lại gần
nhau trong quan niệm về thế giới. Cả người Thái và người Kinh đều nhìn thế
giới với con mắt “ vạn vật hữu linh”. Tục ngữ Thái có câu :
- Một cái cây to bằng cái đũa cũng có thần
Một miếng đất bằng cái quạt cũng có chủ
Cũng giống như câu tục ngữ của người kinh :
- Đất có thổ công, sông có hà bá
Nhìn sự thay đổi của tạo hóa theo quy luật, người Thái cũng có những câu thật
triết lý :
- Hoa tàn hoa về cây
Hoa úa hoa về cành
Cũng như người Kinh quan niệm :
- Lá rụng về cội


b. Văn hóa tổ chức cộng đồng
Qua tục ngữ, thành ngữ, ta thấy được việc tổ chức cộng đồng của mỗi

dân tộc. Ví dụ: người Thái tổ chức xã hội theo truyền thống của người Thái là
bản, mường. Bản của người Thái nhỏ nhất vài ba nóc nhà, lớn thì hàng chục,
hàng trăm nhà. Trong cộng đồng ấy, con người được gắn kết với nhau bằng
tình cảm và những luật tục, nghi lễ. Lễ hội “xên bản, xên mường” của người
Thái kết tinh cao giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn. Do vậy, tục ngữ Thái
khuyên răn con người ta sống phải biết yêu quý bản mường của mình, gắn kết
với nơi ăn, trốn ở nơi mình sinh sống:
- Rời nơi ăn chốn ở mãi mãi rồi cũng thành ma
Bỏ nhà mất vò mẻ
Bỏ chốn mất nơi ăn
Bỏ bản mất cây ăn qua
Rời làng bỏ gốc trầu
Tương tự như vậy, người Kinh có câu:
- Ta về tắm nước ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
- Trâu ta ăn cỏ đồng ta
- Sểnh nhà ra thất nghiệp
c. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
Tục ngữ, thành ngữ còn thể hiện văn hóa ứng xử với tự nhiên qua biểu
hiện gắn liền với thuỷ thổ, môi trường địa phương, cây, con từng vùng cụ thể.
Dân tộc Thái nghe con cồ cộ, con ì điềng kêu để phán đoán mùa màng: "Cồ cộ
kêu bụng nép, ì điềng kêu bụng no". Có thể thấy, hình như mỗi dân tộc đều
theo nông lịch kết hợp với xem mưa nắng, thời tiết mà gieo trồng cho đúng
thời vụ, tuy nhiên, vào tháng nào, làm việc gì thì không thể giống nhau do
thuỷ thổ không đồng nhất và các vùng tiểu khí hậu khác nhau có ảnh hưởng
không ít đến sản xuất nông nghiệp. Một nhận xét nổi bật nhưng dễ giải thích


là trong tục ngữ người Việt có những câu nói về nghề biển như "May mùa
sông, đông mùa bể" (gió heo may hay được cá sông, gió đông hay được cá bể)

hay "Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông" (thời điểm đi đánh tôm, cá)...
nhưng loại tục ngữ này vắng mặt trong các dân tộc thiểu số.
d. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Tục ngữ, thành ngữ còn thể hiện văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
Ở các dân tộc khác nhau cơ bản, cách ứng xử với môi trường xã hội cũng khác
nhau, Việt Nam tế nhị, hiếu hòa, linh hoạt trong xưng hô, giao tiếp (ví dụ:
xưng khiêm hô tôn, học ăn học nói học gói học mở,…); Nó còn thể hiện cái
nhìn về cộng đồng, về cá nhân và vai trò của chúng trong việc định hình tính
cách cư dân.Thành ngữ Việt đậm đặc sự cộng cảm mang tính tập thể, gắn bó
keo sơn trong làng xã, tinh thần đoàn kết trong quốc gia (tương trợ, giúp đỡ
lẫn nhau ví dụ: tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách…). Tinh thần đoàn
kết cộng đồng, muôn người như một, tạo thành sức mạnh được người Thái ví
von bằng những hình ảnh rất cụ thể và gần gũi:
- Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn bạc cần nhiều người
- Chuối đến lúc trĩu buồng phải có cây chạc chống
Lúc đó cây chống chuối
Chuối dựa cây
Mình trông cậy người
Người nhờ mình, tốt quá
hoặc:
- Khỏe một mình làm không được
Khôn một mình làm không xong
Tương tự như vậy, tục ngữ người Kinh có những câu:
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


- Ngựa chạy có bày, chim bay có bạn
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng
- Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Đó còn cả những mặt trái của sự đồng nhất này (cào bằng, đố kị, dựa
dẫm, ỷ lại, bàng quan, vô trách nhiệm ví dụ: cha chung không ai khóc, mũ ni
che tai, ghen ăn tức ở, khôn độc không bằng ngốc đàn…) Tính tự trị ấy của
người Việt một mặt được tái hiện qua sự tự chủ, ý thức độc lập và lòng yêu
nước, mặt khác lại là óc bè phái địa phương cục bộ, gia trưởng tôn ti trong
thành ngữ (ví dụ: bè ai nấy chống, đàn anh kẻ cả, kim chỉ có đầu…)
Tục ngữ, thành ngữ còn thể hiện tín ngưỡng riêng của dân tộc. Do gốc
văn hóa nông nghiệp quy định tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, con người, người
Việt thờ động thực vật, thờ ông bà, tổ tiên, gần gũi với đạo Phật thể hiện qua
một hệ thống những thành ngữ về con vật thiêng, Phật, Bụt, hồn vía…(ví dụ:
con Lạc cháu Hồng, vị thần nể cây đa, dữ như ông beo, ma thiêng nước
độc…)
Thứ ba, tục ngữ và thành ngữ là tinh hoa của ngôn ngữ
Tục ngữ, thành ngữ là kết tinh tinh hoa của ngôn ngữ vì tục ngữ, thành
ngữ rất ngắn gọn dễ sáng tác, dễ nhớ và dễ truyền miệng. Ngôn ngữ hàm súc,
ít lời nhưng nhiều ý. Thực ra, cũng có tục ngữ, thành ngữ dài nhưng vì nó có
hình ảnh phong phú, có vần nhịp nên nó vẫn làm lời nói hay hơn, ý nhị hơn
lời nói thường. Ví dụ: câu nói: “Đêm ấy trời rất tối, chúng tôi nhìn chẳng thấy
gì cả”. Nói như vậy cũng rất rõ, nhưng chưa phải là cực tả, chưa có hình
tượng gì. Nếu dùng thành ngữ: “Đêm ấy, trời tối đen như mực, ... tối ngửa bàn
tay không thấy; ... tối như hũ nút ; ... tối như đêm ba mươi” thì câu sẽ hay hơn.


Thứ tư, tục ngữ và thành ngữ là sản phẩm hóa thạch sống, lớp trầm
tích của ngôn ngữ
Tục ngữ, thành ngữ được ra đời từ thời xa xưa với cách dùng ngôn ngữ

của ông cha ta từ xưa. Nếu nói dân tộc Việt Nam đã có 4000 năm lịch sử, thời
tục ngữ, thành ngữ Việt Nam cũng đã có 4000 năm tuổi. Tới nay, dù ngôn ngữ
hiện tại có thay đổi song bằng các thành ngữ tục ngữ cổ, ta biết được tiếng nói
cổ của cha ông, từ đó hiểu về văn hóa, cách nhìn nhận mọi vật của tổ tiên. Nó
là giá trị văn hóa tinh thần vô cùng quan trọng, đi song hành với những cổ vật
quý mà chúng ta còn lưu giữ được. Chính vì điều này nên thành ngữ, tục ngữ
được gọi là hóa thạch sống của ngôn ngữ. Có thể lấy ví dụ: trong thành ngữ
Việt có cụm từ “Ăn trên ngồi trốc”. Từ “trốc” là từ cổ, được dùng với nghĩa là
đầu. Hay thành ngữ “Con dại cái mang”, “cái” ở đây chỉ mẹ, đây cũng là từ
cổ. Nhờ hai câu tục ngữ này, ta đã lưu giữ lại được hai từ cổ. Từ đó ta hiểu về
ý thức mẫu hệ của người Việt cổ (ví dụ: qua từ “cái”, ta thấy mẹ được nhắc
tới với ý thức về cái to lớn, vĩ đại, quan trọng)
Ngoài ra, lớp trầm tích này có thể mở rộng hơn với việc sử dụng ngôn
ngữ để phản ánh xã hội. Nhờ thành ngữ, tục ngữ cổ, ta hiểu về văn hóa cổ xưa
của ông cha ta. Đây là nhóm từ vựng phản ánh rõ nét nhất đặc điểm văn hoá
và những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc, phản ảnh mọi mặt cuộc
sống của người dân Việt Nam, qua quá trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh
động, phong phú, đầy mầu sắc Việt Nam. Đồng thời đúc kết những kiến thức,
kinh nghiệm, phản ánh nhiều lĩnh vực đa dạng của đời sống xã hội, tư duy,
quan niệm và phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Nó thể hiện được một cách
sâu sắc rực rỡ thế giới quan, nhân sinh quan của nhân dân Việt Nam từ thượng
cổ cho đến sau này. Tục ngữ, thành ngữ đã diễn đạt được rất hoàn hảo toàn bộ
kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động.
1- Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người.
2- Phản ảnh công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống áp bức bóc
lột và xâm lược.


3- Những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ.
4- Những kinh nghiệm trong sinh hoạt thường ngày.

5- Những điều cần giáo dục truyền bá cho nhau về cách sống làm
người.
Những lời răn dạy ấy là những bài học quý giá, rất phong phú đa dạng, những
chuẩn mực về lối sống và nhân cách Việt Nam, đậm đà bản sắc Việt Nam. Đó
là một cuốn sách giáo khoa có giá trị vào loại bậc nhất (nếu không nói là độc
nhất vô nhị) về luân lý và đạo đức học, vì đấy là cái nền để rồi đến khi hấp thu
được tư tưởng đạo đức mới của thời đại mới, mới có thể trở thành được những
con người Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ SO
SÁNH TIẾNG THÁI VÀ TIẾNG VIỆT
1.2.1. So sánh - nhận thức chung về so sánh
Theo triết học, các nhà triết học Liên Xô cho rằng: So sánh là đối chiếu
các đối tượng nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hay những nét khác
nhau giữa chúng [21,20]. Nhờ đó, ta có thể thấy được những thuộc tính bản
chất của sự vật, hiện tượng.
Theo quan điểm của ngôn ngữ học thế giới, so sánh là: chỉ ra sự giống
nhau trong chừng mực nào đó của các sự vật khác nhau. Trong so sánh còn
bao hàm cả sự đối chiếu. Nghĩa là cần phát hiện thêm sự khác nhau giữa
chúng [21,21].
Theo quan điểm của các nhà Việt ngữ học, so sánh là lối nói đối chiếu
hai sự vật hoặc hiện tượng có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức
bên ngoài hay tính chất bên trong (Đào Thản). Đinh Trọng Lạc lại cho rằng:
so sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ta đối chiếu hai sự vật khác loại
trong đời sống. Các đối tượng ấy không giống nhau hoàn toàn mà chỉ có vài
nét tương đồng nhất định. Mục đích chính là nhằm diễn tả sự vật theo lối mới
mẻ, hấp dẫn hơn. Hữu Đạt cũng nhận xét: so sánh là đặt hai hay nhiều sự vật,


×