Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.55 KB, 6 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 11
I. Phần đọc- hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với
người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có
được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau
thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn
phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân
bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương
sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân
mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn
toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà
không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người
khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi
người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là
tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất
lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
[Nguồn: radiovietnam.vn/loi khuyen cuoc song/ suy nghi ve cho va nhan]
Câu 1( 0,25 điềm) Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2( 0,25 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3(0,5 điểm) Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi
cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’ ?
Câu 4(0,5 điểm) Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của người viết: “Chính lúc ta cho
đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Trà lời trong khoảng 5-7 dòng.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các cầu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
ĐÊM SAO SÁNG
Nguyễn Bính


Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao
Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh
Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?
Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu
Thấy con Vịt lội giữa dòng sâu
1


Sao Hôm như mắt em ngày ấy
Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tầu
Chòm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi
Lộng lẫy uy nghi một góc trời
Em ở bên kia bờ vỹ tuyến
Nhìn sao thao thức mấy năm rồi
Sao đặc trời cao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em.
2-1957

Câu 5( 0,25 điểm) Chỉ ra các phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
Câu 6(0,25 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 7( 0,5 điểm) Chỉ ra 02 biện pháp nghệ thuật ở khổ thơ cuối và nêu tác dụng của chúng?
Câu 8( 0,5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong
đoạn thơ trích? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
II. Phần làm văn ( 7,0 điếm)
Câu 1(3,0 điểm)
Hãy viết bài văn ( khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau:
“Nơi nào có ý chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt sóng!” ( Theo Nick Vujicic)

Câu 2(4,0 điểm)
Trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), sau khi đến với thị Nở; sáng mai ra, Chí Phèo nghe
thấy: “ Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh
thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay
hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!” (Trích Chí Phèo của Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 149)
Trong tác phầm Vợ nhặt ( Kim Lân), sau khi có vợ, sáng hôm sau, Tràng:
“ ... Bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. […]. Một
nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người,
hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.”
(Trích Vợ nhặt cùa Kim Lân,Ngữ văn 12,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 30)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn văn trên.

2


HƯỚNG DẪN
Câu
I

Ý

Nội dung
Đọc- hiểu văn bản:

Điểm
3,0

1 Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận: phân tích


0,25

2 Nội dung chính của đoạn văn: bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

0,25

3 Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn
cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi vì đó là sự “cho”
xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn
thiệt.

0,5

4 Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn mạnh được đó là quan
điểm hoàn toàn đúng đắn, đúng với mọi người, mọi thời đại, như là một quy luật của
cuộc sống, khuyên mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để được nhận lại nhiều hơn.

0,5

5 Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

0,25

6 Đoạn thơ được viết theo thể thơ 7 chữ.

0,25

7 - Hai biện pháp tu từ được sử dụng ở cuối của đoạn thơ: Lặp cấu trúc “ chẳng chia
miền/chẳng nhớ em” và nghệ thuật đối lập trong hai câu thơ:


0,5

“Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.”
- Tác dụng: Khẳng định, nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ mà anh dành cho em là thường
trực, đều đặn ngày này qua ngày khác, vượt qua cả hiện tượng thiên nhiên (sao có đêm
không mọc nhưng nỗi nhớ mà anh dành cho em thì đêm nào cũng hiển hiện)
8 Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn mạnh được tâm trạng của
nhân vật trữ tình được gửi gắm trong đoạn thơ trích đó là nỗi nhớ thương khắc khoải,
khôn nguôi đối với người con gái trong xa cách.

0,5

II

Làm văn:

7,0

1

“Nơi nào có ý chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt sóng!”

3,0

1 Nêu được vấn đề cần nghị luận

3



2 Giải thích:

0,5

- “Ý chí”: Những nỗ lực vượt khó vượt khổ của con người, do bản thân con người cố
gắng rèn luyện mới có được chứ không có được nhờ tác động bên ngoài.
- “Con sóng”: ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người phải
vượt qua.
- “Cách để lướt sóng”: cách mà con người vượt qua chướng ngại vật để gặt hái được
thành công.
=> Ý nghĩa cả câu: Trước những khó khăn, thử thách, chỉ cần có ý chí con người sẽ đễn
dàng vượt qua.
3 Phân tích, chứng minh:

2,0

- Trong cuộc sống ai cũng từng gặp phải những khó khăn thử thách, dù là lớn hay nhỏ,
bởi cuộc sống không chỉ toàn màu hồng.
- Trước những khó khăn đó mỗi người có thái độ và cách ứng xử khác nhau:
+ Có người trốn tránh, nản chí, bỏ cuộc, thất bại trước những thử thách.
+ Có người sẵn sàng đối diện, nỗ lực vượt qua.
=> Thái độ đúng đắn là phải cố gắng vượt qua. Ý chí chính là chìa khóa dẫn con người
vượt qua khó khăn để tiến tới thành công. Đó là đức tính mà mỗi người cần rèn luyện.
4 Bình luận, mở rộng:

0,5

- Khẳng định ý kiến của Nick Vujicic là bài học sâu sắc về cách sống, thái độ sống.
- Phê phán những con người không có nỗ lực, quyết tâm, hay nản chí.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được tầm quan trọng của ý chí, rèn

luyện cho bản thân ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan để sẵn sàng đối mặt và vượt
qua những trở ngại trong cuộc sống.
2

Cảm nhận về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn văn:
1 Nêu vấn đề:

4,0
0,5

- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo. Sáng tác trước
cách mạng của ông xoay quanh hai đề tài chính là nông dân nghèo và trí thức nghèo.
Truyện ngắn “Chí Phèo” là kiệt tác của Nam Cao, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật
của ông.

4


- Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông
là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập
trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. “Vợ nhặt” là một trong
những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập “Con chó xấu xí”
2 Phân tích:
2.1 Đoạn văn trong “Chí Phèo”- Nam Cao:

3,0
1,0

- Tình huống:
+ Sau cuộc gặp gỡ tình cờ của Chí Phèo với thị Nở, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh rượu.

Chí đã tỉnh rượu sau một cơn say rất dài.
+ Trước đó Chí đã là tay sai cho kẻ thống trị nham hiểm- Bá Kiến. Bá Kiến lợi dụng
Chí Phèo để trừ khử những phe cánh đối nghịch, gây ra bao tội ác với dân làng mà yếu
tố hỗ trợ cho Chí là rượu. Vì thế đời Chí là một cơn say dài mênh mông. Cơn say đã lấy
mất của hắn già nửa cuộc đời, đẩy hắn vào kiếp sống thú vật tăm tối.
- Tâm trạng Chí khi tỉnh rượu:
+ Tỉnh rượu, ý thức bắt đầu trở về, Chí thấy lòng mơ hồ buồn, nỗi buồn đã đến nhưng
còn mơ hồ chưa rõ rệt.
+ Khi ý thức đã trở về, Chí cảm nhận được sự tồn tại của mình, biết đến không gian,
thời gian. Đó là lần đầu tiên Chí nghe được những âm thanh đời thường của cuộc sống
bình dị: “ Tiếng chim hót…, tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài
gõ mái chèo đuổi cá…”.
=> Những âm thanh ấy đánh thức trong Chí cái ước mơ giản dị của một thời lương
thiện. Hắn đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt
vải. Nhưng chính bàn tay tội ác của những kẻ thống trị đã phá nát những giấc mơ, đã
hủy hoại tan hoang cả một đời lương thiện. Phút lóe sáng trong tâm hồn đã kéo nhân
vật trở về thực tại, nhận ra hiện thực đáng buồn: “Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào
chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!”. Lần đầu tiên Chí Phèo
tỉnh rượu cũng là lần đầu tiên hắn đối diện với cuộc đời của mình.
2.2 Đoạn văn trong “Vợ nhặt”- Kim Lân:

1,0

- Tình huống:
+ Tràng đã lớn tuổi mà vẫn chưa có vợ và nạn đói khủng khiếp lại đem đến cơ may để
Tràng có gia đình. Hạnh phúc đến với người nông dân nghèo khổ ấy quá bất ngờ, thấy
mình như vừa từ giấc mơ đi ra.
- Tâm trạng của Tràng vào buổi sáng đầu tiên khi có gia đình:
+ Tràng trông thấy những thay đổi khác lạ ở ngôi nhà của mình, thay đổi ở người mẹ và
5



cả người vợ. Nạn đói khủng khiếp khiến Tràng quên mất những việc anh ta phải làm và
khiến cuộc sống của anh trở nên tạm bợ, ngôi nhà trở nên trống trải. Nay Tràng đã có
một gia đình và tổ ấm. Mẹ và vợ Tràng đang dọn dẹp, sửa sang lại ngôi nhà. Với người
khác, cảnh tượng ấy không có gì đặc biệt nhưng với Tràng đó là hình ảnh của cuộc
sống gia đình, là thứ mà anh ta tưởng chẳng bao giờ có được.
+ Từ khi có gia đình là từ khi Tràng được sống trong những cảm xúc rất con người, ý
thức được trách nhiệm, bổn phận của mình. Hắn nghĩ đến tương lai sáng sủa, không
còn bế tắc.
3 Điểm tương đồng và khác biệt:

1,0

a. Điểm tương đồng:
Cả hai đều nói về những chuyển biến mới mẻ của con người khi đã đến cái dốc bên
kia của cuộc đời mà điều làm nên sự thay đổi kì diệu ấy đó là sự quan tâm, tình yêu
thương, chăm sóc, sự sẻ chia của con người với con người.
b. Nét khác biệt:
- Nam Cao phát hiện ra những đốm sáng nhân bản còn le lói trong con quỷ dữ Chí
Phèo. Tuy nhiên Chí Phèo vẫn rơi vào tình cảnh bế tắc, không lối thoát.
- Kim Lân đã phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn con người lao động, dù ở bờ vực của
cái chết nhưng họ vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn muốn sống cuộc đời của một
con người. Ông mở cho nhân vật của mình một tương lai sáng lạng, đầy hi vọng. Qua
đó, Kim Lân gửi vào trong đoạn văn của mình tiếng nói mang ý nghĩa triết lí nhân sinh
sâu sắc: Hạnh phúc đã cứu con người thoát khỏi cái chết và có khả năng đưa con người
thoát khỏi tình trạng phi nhân tính.
4 Đánh giá:

0,5


- Hai đoạn văn đều cho thấy cái nhìn đầy tính nhân đạo của người viết. Qua đây thấy
được tài năng, tấm lòng của hai tác giả.

6



×