Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

GIÁO ÁN ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.73 KB, 37 trang )

I. Phần đọc hiểu (3, 0 Điểm)
 Phần tiếng Việt
TỪ
1. Khái niệm về từ.
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
2. Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt
a. Từ đơn
Là từ chỉ gồm một tiếng.
b. Từ phức
Là từ gồm ít nhất hai tiếng.
- Từ ghép: Là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau.
Các tiếng được ghép ấy có quan hệ với nhau về ý nghĩa.
Ví dụ: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
- Từ láy: Là những từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần hay
toàn bộ âm của tiếng ban đầu.
Ví dụ: Trồng trọt, mơn mởm, um tùm, xanh xanh, đùng đùng,...
TỪ MƯỢN
1. Khái niệm từ mượn
Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay
mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,
….mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Vịêt là từ mượn tiếng Hán (gồm
từ gốc Hán và từ Hán- Việt)
Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng
Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,..
Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ
mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng
gạch nối để nối các tiếng với nhau.
2. Nguyên tắc mượn từ
Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp
chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của


chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu
thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc,
làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ
mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.
NGHĨA CỦA TỪ
1. Khái niệm
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu
thị.
1


2. Cách giải thích nghĩa của từ
Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính sau:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị;
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Ví dụ: Giải thích nghĩa của từ “tập quán”: Là thói quen của một cộng đồng (địa
phương, dân tộc,vv) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.
DANH TỪ VÀ CỤM DANH TỪ
I. Danh Từ
1. Khái niệm
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
2. Phân loại danh từ
a. Danh từ chỉ đơn vị:
Nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, đàn, gam,...
Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ)
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác:
Ví dụ: Còn 100 m nữa tới trường.

+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
Ví dụ: Còn khoảng 100 m nữa mới tới trường.
b. Danh từ chỉ sự vật:
Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Ví dụ: Giáo viên, cây bút, cuộc biểu tình,...
Danh từ chỉ sự vật gồm hai nhóm:
- Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật,...
Ví dụ: Thành phố, học sinh, cá,...
- Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
Ví dụ: Bạc Liêu, Hà Nội, Phong, Lan,...
II. Cụm danh từ
1. Khái niệm
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo
thành.
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình
danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
2. Cấu tạo của cụm danh từ
Phần trước
t2
Tất cả

t1
những

Phần trung tâm
T1
T2
em
học sinh


Phần sau
s1
chăm ngoan

s2
ấy

ĐỘNG TỪ VÀ CỤM ĐỘNG TỪ
I. Động từ
1. Khái niệm
Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Động từ thường kết
hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,... để tạo thành cụm động từ.
2


Chức vụ quan trọng trong câu của động từ là làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ
mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...
2. Phân loại động từ
a. Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
b. Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm)
Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
- Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?)
- Động từ chỉ trạng thái (trả lời các câu hỏi làm sao?, thế nào?,...)
II. Cụm động từ
1. Khái niệm
Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo
thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới
trọn nghĩa.
Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động
từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

2. Cấu tạo của cụm động từ
Phần trước
Cũng/ còn/đang/ chưa

Phần trung tâm
tìm

Phần sau
được/ ngay/ câu trả lời

TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I. Tính từ
1. Khái niệm
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái,...
Tính từ có thể kết hợp với các từ dã, sẽ, đang, cũng, vẫn,... để tạo thành cụm tính từ.
Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế. Tính từ có thể làm
vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động
từ.
2. Phân loại tính từ
a. Tính từ chỉ đặc điểm đối tượng (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
b. Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không kết hợp với từ chỉ mức độ)
II. Cụm tính từ
1. Khái niệm
Cụm tính từ là một cụm từ có tính từ làm thành phần chính, kết hợp cùng các
thành phần phụ khác. Cụm tính từ luôn được bắt đầu bằng một tính từ ...
2. Cấu tạo của cụm tính từ.
Phần trước
Vốn/đã/rất

Phần trung tâm

yên tĩnh
nhỏ
sáng

Phần sau
lại
vằn vặc, ở trên không

CÂU
I. Khái niệm
Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn
đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói giao tiếp.

3


II. Các kiểu câu
Có hai kiểu câu
1. Câu chia theo mục đích nói
a. Câu trần thuật
Câu trần thuật ( câu kể ) là câu nhằm thuật lại một việc, một tâm trạng hay
cảnh vật để người khác biết. Khi nói, câu trần thuật được nói với giọng bình thường.
Khi viết, cuối mỗi câu trần thuật phải đặt dấu chấm.
2. Câu nghi vấn
Là câu có hình thức nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi. Đặc điểm của
kiểu câu này thường có dấu hỏi ở phía sau câu.
3. Câu cầu khiến
Là kiểu câu có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,… hay ngữ
điệucầu khiến, được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,… Đặc điểm của
kiểu câu này thường có dấu chấm than ở phía sau câu.

4. Câu cảm thán
Là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, tình cảm, thái độ của
người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới. Đặc điểm của kiểu câu này thường có
dấu chấm than ở phía sau câu.
5. Câu phủ định
Là câu phủ nhận hành động, trạng thái, đặc trưng, tính chất của đối tượng ở
trong câu. Đặc điểm của kiểu câu này thường đi kèm với từ không trước động từ.
II. Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp
1. Câu đơn
Là câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành.
Có hai loại câu đơn:
- Câu đơn đặc biệt: Là câu chỉ có một chủ ngữ hoặc một vị ngữ.
- Câu đơn hai thành phần: Là câu có cả hai thành phần C-V
2. Câu phức
Là câu gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. ...
Có hai loại câu phức:
- Câu phức thành phần chủ ngữ: Là câu có chủ ngữ là một cụm C-V.
Ví dụ: Mèo kêu làm tôi tỉnh giấc.
- Câu phức thành phần vị ngữ: Là câu có vị ngữ là một cụm C-V .
Ví dụ: Chiếc ghế này bố đóng.
3. Câu ghép
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau. Vế câu trong câu ghép
thường có cấu tạo giống câu đơn (là cụm chủ ngữ - vị ngữ). Giữa các vế câu ghép có
những mối quan hệ nhất định.
Có ba kiểu câu ghép:
- Câu ghép chính phụ.
- Câu ghép đẳng lập
- Câu ghép dùng quan hệ từ
CÁC KIỂU LẬP LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN
1. Khái niệm đoạn văn.

4


Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau
chặt chẽ, thể hiện một tiểu chủ đề trong văn bản. Đoạn văn có cấu trúc nhất định và
được tách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiệu chấm qua hàng, được bắt đầu bằng chữ
cái viết hoa thụt đầu dòng, đây coi như một phần của văn bản.
Ví dụ:
“Cái thằng dế choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc
phiện. Đã là thanh niên rồi mà cách chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn
như người cởi trần mặc áo Gi lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà
cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn
xổi ở thì, có một cái hang ở chỉ bới đất nông sát mặt đất, không biết đào sâu và khoét
ra nhiều hang như hang tôi” (Dế mèn liêu lưu kí - Tô Hoài)
2. Các phần trong một văn bản.
Văn bản thường kết cấu gồm 3 phần:
- Phần mở đầu: Có nhiệm vụ giới thiệu đề tài để xác lập mối quan hệ giữa tác
giả với đối tượng giao tiếp. Phần này thường là một số nhận định khái quát những vấn
đề sẽ được trình bày, nêu lên chủ đề chung và chủ đề bộ phận, nêu vắn tắt phương
hướng hay nguyên tắc được chọn làm cơ sở để giải quyết vấn đề.
- Phần phát triển: Là phần trọng tâm của văn bản có nhiệm vụ triển khai chi tiết
cụ thể và đầy đủ những nội dung được nói tới. Phần này phong phú về nội dung, đa
dạng về hình thức. Đặc biệt đối với các văn bản khoa học, chính luận việc xây dựng
các hệ thống luận điểm đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Phần kết thúc: Tóm lược, tổng kết lại những ý chính đã được triển khai ở phần
phát triển.
3. Các kiểu lập luận trong đoạn văn.
a. Khái niệm lập luận:
Lập luận là đưa ra những luận điểm,luận cứ, luận chứng nhằm dẫn dắt thuyết
phục người nghe, người đọc về một vấn đề nào đó mà văn bản hướng tới.

b. Các kiểu lập luận trong đoạn văn:
- Quy nạp: Là quá trình lập luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ sự quan sát
nghiên cứu các hiện tượng cụ thể riêng biệt đơn nhất đến những kết luận tổng quát, từ
ý nhỏ đến ý lớn, từ cụ thể đến khái quát, từ luận chứng cụ thể suy ra nguyên tắc,
nguyên lý phổ biến. Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn.
Mô hình:
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu x

Câu chủ đề

Ví dụ:
“Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài,
điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính
5


đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. Vì vậy, nên viết ngắn chừng
nào tốt chừng ấy” (Hồ Chí Minh)
- Diễn dịch: Trái với quy nạp, diễn dịch đi từ khái quát đến cụ thể, câu chủ đề
đứng ở đầu đoạn chứa nội dung khái quát là hạt nhân ý nghĩa của toàn đoạn. Các câu
sau triển khai mở rộng ý nghĩa của câu chủ đề.
Mô hình:
Câu chủ đề


Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu x

Ví dụ:
“Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong
phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ rộng
như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như
Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế
Lan Viên… và rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu” (Tríc Thi nhân Việt Nam- Hoài
Thanh)
- Song hành: Các ý trong đoạn văn trình bày theo kiểu không ý nào móc vào ý
nào, ý nọ bao lên ý kia. Mỗi câu văn có quan hệ đồng đẳng nhau, đều triển khai một
phương diện của tiểu chủ đề, tập hợp tất cả các câu mới thấy rõ ý của toàn đoạn.
Mô hình:
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu x

Ví dụ : “Ca dao là bầu sữa nuôi dưỡng tuổi thơ. Ca dao là hình thức trò chuyện
tâm tình của những chàng trai cô gái. Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức
của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất. Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức

giận hoặc lòng hân hoan của người sản xuất”.
- Móc xích: Trình bày đoạn văn theo kiểu móc xích là việc trình bày ý nọ nối
tiếp ý kia, ý câu sau cứ thế nối tiếp nhau cho đến khi đoạn văn kết thúc móc nối vào ý
câu trước.
Mô hình :
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu x

Ví dụ: “Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ
Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu đúng.
Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không
biết chắc bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều chìm nổi của Nguyễn Trãi.”
- Kết cấu theo lối kết hợp: Quy nạp- Diễn dịch ( Tổng- Phân- Tổng): Câu đầu
nêu ý tổng quát, sau đó các câu tiếp theo phân tích cụ thể ý đó, câu cuối cùng kết lại
tổng hợp khái quát ý của các câu trên.

6


Ví dụ: “Văn học dân gian đã đem lại những hiểu biết cực kỳ phong phú và đa
dạng về cuộc sống nhân dân các thời đại. VHDG cho ta thấy rõ quan niệm về vũ trụ,
về nhân sinh, những kinh nghiệm sản xuất, những tập quán lao động, những quan hệ
họ hàng, làng nước, những tín ngưỡng, những phẩm chất đạo đức và tình cảm nhiều
mặt trong đời sống con người. Điểm đáng quý là tính cổ xưa và tính nguyên sơ của nó.
Người đời nay và mai sau có thể qua VHDG mà tái hiện đời sống tinh thần của nhân

dân trong quá khứ”.
- Ngoài các kiểu cấu trúc trên trong thực tế đoạn văn có đan xen nhiều kiểu cấu
trúc: Diễn dịch – Quy Nạp; Diễn dịch – Song hành; Song hành – Quy nạp; Có kiểu cấu
trúc tối giản: Đoạn văn chỉ có một câu,...
CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT TRONG ĐOẠN VĂN
1. Phương thức lặp
a. Lặp từ vựng
Các câu có sự lặp lại một số từ ngữ nhất định nhằm nhấn mạnh ý
Ví dụ : “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh)
b. Lặp ngữ âm
Các câu có sự lặp lại về ngữ âm (vần, thanh điệu, nhịp) tạo nên sự trầm bổng
của đoạn văn.
Ví dụ: “Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy
sinh bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu”. (Tre Việt
Nam- Thép Mới)
c. Lặp cú pháp
Lặp lại một kiểu cấu trúc cú pháp nhất định.
Ví dụ: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một
dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít Nhật mấy năm nay,dân tộc
đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” (Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí
Minh)
2. Phương thức thế
a. Thế bằng đại từ
Ví dụ: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh,
rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố”.
b. Thế bằng từ gần nghĩa: “Sài Gòn làm cho thế giới kinh ngạc. Sức sống của
thành phố mãnh liệt không sao tưởng nổi”.
3. Phương thức nối

Dùng các từ ngữ chuyên thực hiện chức năng nối kết.
a. Quan hệ từ: nhưng, vì, và hoặc…
b. Các từ chuyển tiếp: một là, hai là, đầu tiên, trước hết, tóm lại, nhìn chung.
Nghĩa là…
c. Các phụ từ: Cũng, vẫn đã…
4. Phương thức trật tự
Sắp xếp các câu, ý theo một trật tự hợp lý khoa học.
7


5. Phương thức tĩnh lược
Câu sau vắng đi một số thành phần đã có ở câu đi trước
Ví dụ: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý, của quý. Có khi được trình
bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có khi cất giấu kín
đáo trong rương trong hòm”( tĩnh lược chủ ngữ)
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG VĂN BẢN
1. Phương thức tự sự
Là phương thức trình bày một chuỗi có sự việc, từ sự việc này dẫn đến sự việc
kia và dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Phương thức miêu tả
Là phương thức giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính
chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho những cái đó như
hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
3. Phương thức biểu cảm
Là phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với
sự vật, hiện tượng.
4. Phương thức nghị luận
Là phương thức nêu ý kiến, đánh giá về sự vật, hiện tượng.
5. Phương thức thuyết minh
Là phương thức giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp của sự vật, hiện

tượng.
6. Phương thức hành chính công vụ
Là phương thức trình bày ý muốn, quyết định thể hiện quyền hạn, trách nhiệm
giữa người với người. Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời hoạt động ...
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1. Khái niệm thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa
sự việc của câu: phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú.
a. Thành phần tình thái
Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến
trong câu.
* Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:
- chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... ( chỉ độ in cậy cao).
- hình như, dường như, hầu như, có vẻ như, có lẽ, đáng lẽ.... (chỉ độ tin cậy
thấp)
Ví dụ 1. Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những
nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ!
(Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc)- Phạm Văn Đồng.
* Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như:
- theo tôi, riêng tôi, tôi cho rằng, ý ông ấy, theo anh,…
Ví dụ 2. Riêng tôi nghĩ rằng, không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ
không có vần.
(Mấy ý nghĩ về thơ- Nguyễn Đình Thi)
8


* Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe, như:
- à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy... (đứng cuối câu).
Ví dụ 3. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
b. Thành phần cảm thán

Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...).
Ví dụ 1. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
(Tây Tiến) –Quang Dũng
Ví dụ 2. Chao ôi, trông con song, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,
vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
(Người lái đò sông Đà)- Nguyễn Tuân.
c. Thành phần gọi- đáp ( có thể bỏ qua)
Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
d. Thành phần phụ chú
Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần
phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc
giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được
đặt sau dấu hai chấm.
Ví dụ 1. Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ
phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.
(Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc)- Phạm Văn Đồng.
Ví dụ 2.
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Quê hương- Giang Nam)
CÁC PHÉP LIÊN KẾT
1. Phép lặp
Liên kết một câu đứng trước nó bằng cách dùng các từ ngữ đã xuất hiện ở câu
đứng trước nó.
Ví dụ 1. Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo giống mẹ. Lại có lúc
bé thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại…
Ví dụ 2. Pap- lôp nổi tiếng là người làm việc nghiêm túc. Pap- lôp có thói quen

làm việc rất thận trọng. Các thí nghiệm của Pap- lôp thường được lặp lại rất nhiều
lần…
2. Phép thế
Liên kết một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng
nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước.
Ví dụ 1. Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì kháng
chiến chống Pháp. Ông là nhà thơ đa tài: viết văn, làm thơ, vẻ tranh, soạn nhạc,…
Ví dụ 2. […]Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với
nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thùy xa xôi của đất
nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang,

(Ai đã đặt tên cho dòng sông)- Hoàng Phủ Ngọc Tường.
9


3. Phép nối
Liên kết một câu đứng trước nó bằng cách dùng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ
có tác dụng kết nối như : nhưng, tuy nhiên, tuy vậy, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt
khác, trái lại, đồng thời, bởi thế cho nên…
Ví dụ 1. Trước ngày 09 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp
liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng
bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số
đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
(Tuyên ngôn độc lập)- Hồ Chí Minh.
Ví dụ 2. Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được
tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời,
vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và rốt rét cũng đã được
thông qua.
(Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, 01/12/2003)- Cô- phi- a- nal.
4. Phép liên tưởng

Phép liên tưởng là dùng các yếu tố từ vựng cùng xuất hiện trong một tình huống
sử dụng trong văn bản (yếu tố này xuất hiện ta lập tức nghĩ đến yếu tố kia)
Ví dụ 1. Những ngày không gặp nhau,
Biển bạc đầu thương nhơ.
Những ngày không gặp nhau,
Lòng thuyền đau rạn vỡ.
Nếu từ giã thuyền rồi,
Biển chỉ còn sóng gió.
Nếu phải cách xa anh,
Em chỉ còn bão tố.
("Thuyền và biển" - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 2. không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
(Đàn ghita của Lor- ca) – Thanh Thảo
Ví dụ 3. Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những
cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có
vách đá chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu.
5. Phép tỉnh lược
Phép tỉnh lược là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có
thể rút bỏ và muốn hiểu được thì phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở
những câu khác.
Ví dụ 1. Bạn Quốc rất thích đọc truyện tranh. Chính vì thế mỗi khi đi chợ mẹ
bạn ấy thường mua (truyện tranh) về cho bạn đọc.
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
1. So sánh
So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật
khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể,
những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và người nghe.

10


Ví dụ 1. Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
(Việt Bắc) -Tố Hữu
Ví dụ 2.
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen.
(Ca dao Việt Nam)
2. Nhân hóa
Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt
động, tính cách, suy nghĩ,… giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp
dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn.
Ví dụ 1. Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
( Dòng sông mặc áo) – Nguyễn Trọng Tạo
Ví dụ 2. Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
3. Ẩn dụ
Là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác
dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu
sắc, tính chất, trạng thái, vv.).
Ví dụ. Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
4. Hoán dụ
Là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này thay thế cho tên gọi của đối tượng
khác trên cơ sở liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng.
Ví dụ 1. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Việt Bắc) – Tố Hữu
Ví dụ 2. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Bài ca vỡ đất) – Hoàng Trung Thông
5. Chơi chữ
Ví dụ. Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
(Ca dao Việt Nam)
6. Nói quá
7. Nói giảm, nói tránh
11


GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
a. Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ,
đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn,…
Ví dụ 1. Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
(Tre Việt Nam)- Nguyễn Duy
Ví dụ 2. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Tuyên ngôn độc lập)- Hồ Chí Minh
b. Sự trong sáng không dung nạp tập chất.

Ví dụ. Chỉ vài ngày sau khi Microsoft vá lỗi nghiêm trọng trong phần mềm xử
lí file đồ họa, một hacker xưng là “cocoruder” đã công bố chi tiết về hai vấn đề tương
tự trong hệ điều hành.
c. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói.
THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM
a. Phép điệp
b. Phép đối
c. Phép láy
THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
a. Lặp cú pháp
b. Phép liệt kê
c. Phép chêm xen
NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN
a. Các khái niệm của nội dung
* Đề tài
- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình
giá và thể hiện trong văn bản.
- Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác
giả.
* Chủ đề
- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản.
- Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối
với cuộc sống.
- Một văn bản có thể có nhiều chủ đề.
- Một văn bản có thể có sự đồng nhất giữa chủ đề và đề tài.
* Tư tưởng của văn bản
- Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu ra.
- Là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc
 là linh hồn của văn bản văn học.


12


* Cảm hứng nghệ thuật
- Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.
- Trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà sẽ truyền cảm, hấp dẫn
người đọc.
b. Các khái niệm về hình thức
* Ngôn từ
- Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học.
- Phương tiện tạo nên các chi tiết, sự việc, nhân vật.
- Mỗi nhà văn có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
* Kết cấu
- Sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất,
hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
* Thể loại
- Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản
 nội dung và hình thức tồn tại thống nhất trong một văn bản văn học.
c. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học
- Văn bản vh có chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giao tiếp  nội dung
văn bản vh cần đáp ứng các chức năng đó.
- Trau dồi tìm tòi hình thức mới mẻ, có tính nghệ thuật cao.
 nội dung và hình thức cần thống nhất.
THỰC HÀNH HÀM Ý
a. Khái niệm
Ví dụ 1.
Đến đây mận mới hỏi đào,
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

(Ca dao Việt Nam)
- Những từ ngữ: mận, đào, vườn hồng, lối vào,... có phải chỉ thể hiện nghĩa tường
minh hay còn thể hiện nghĩa khác?
- Gợi ý: Hàm ý chàng trai hỏi cô gái về ý trung nhân.
Ví dụ 2.
Đối đáp
Vợ: - Tôi mà biết anh như thế này thì thà tôi lấy quỷ sa tăng còn sướng hơn.
Chồng: - Ủa, lạ nhỉ? Bộ ở dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau à?
( Tiếu lâm Việt Nam hiện đại)
- Hàm ý của người vợ trong truyện này là gì?
- Gợi ý: Tôi mà biết anh ...(nghĩa là anh còn tệ hơn quỷ sa tăng).
Ví dụ 3.
13


Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra
bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ăn cướp làm mất bò tao. A Sử! Đem súng đi lấy con hổ về.
(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)
- Hãy tìm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong đoạn văn trên.
- Gợi ý:
Nghĩa tường minh
- Thiếu thông tin về số lượng bò
bị mất.
- Thừa thông tin về việc lấy súng
đi bắt con hổ.


Hàm ý
- Công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công
nhận mình có lỗi.
- Khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc
tội, hơn nữa còn hé mở hi vọng con hổ có giá
trị nhiều hơn so với con bò bị mất.

* Khái niệm THCS
Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn tả trực tiếp bằng ngôn ngữ trong
câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
* Khái niệm THPT (lớp 12)
Những nội dung, ý nghĩ mà người nói muốn truyền báo đến người nghe, nhưng
không nói ra trực tiếp, tường minh qua câu chữ, mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra.
b. Luyện tập
Bài tập 2 SGK tr 80
a. Câu nói của Bá Kiến: “ Tôi không phải là cái kho”
- Hàm ý: “ Cái kho” là biểu tượng của của cải, sự giàu có.(Tôi không có nhiều
tiền của để có thể lúc nào cũng cho anh được- Chí Phèo)
- Cách nói này không đảm bảo phương châm cách thức: không nói rõ ràng,
mạch lạc mà thông qua hình ảnh cái kho để nói bóng gió đến tiền của.
b. Tại lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có dùng những câu hỏi:
- “ Chí Phèo đấy hở?”
=> Không nhằm ý định hỏi, thực hiện hành động hỏi, mà mục đích hô-gọi,
hướng lời nói đến người nghe.
- “ Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?”
=> Nhằm mục đích cảnh báo, sai khiến, thúc giục: Chí Phèo làm mà ăn chứ
không thể luôn đến xin tiền.
c. Lượt lời 1, 2 Chí Phèo không nói hết ý: đến để làm gì?
- Hàm ý được tường minh ở lượt lời thứ 3 của hắn.

- Cách nói ở hai lượt đầu không đảm bảo phương châm về lượng (không đủ
lượng thông tin cần thiết so với yêu cầu ở thời điểm nói) và cả phương châm về cách
thức (không nói rõ ràng).
Bài tập 2 SGK tr 99
a. Câu hỏi đầu tiên của Từ:
“Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba đây rồi mình nhỉ?”.

14


=> Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc
khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền. (Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ
đều đi nhận tiền nhuận bút ).
b. Câu “nhắc khéo” thứ hai:
“Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...”.
=> Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền
về để trả các khoản nợ (Chủ ý vi phạm phương châm cách thức)
c. Tác dụng cách nói của Từ:
- Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc
khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)...
- Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn
tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào
hoàn cảnh khó khăn.
CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Lớp 10)
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để trao đổi
thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng
viết (thư từ, nhật kí, tin nhắn, lời hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm…)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm

xúc và tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc
trưng.
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Lớp 10)
- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: ngôn ngữ văn chương, không chỉ có chức
năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao
gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản: tính hình tượng,
tính truyền cảm, tính cụ thể hóa.
3. Phong cách ngôn ngữ báo chí (Lớp 11)
- Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực truyền thông đại chúng (báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình).
- Một số thể loại văn bản báo chí tiêu biểu: Bản tin, phóng sự, quảng cáo
- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí: Tính thông tin sự kiện, tính ngắn
gọn , tính hấp dẫn.
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận (Lớp 11)
- Là phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và tồn tại như một phong cách
độc lập, do cách thức sử dụng ngôn ngữ đã hình thành những đặc trưng tiêu biểu.
- Thao tác chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.
- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận: Tính công khai về quan điểm
chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục,...
5. Phong cách ngôn ngữ khoa học (Lớp 12)

15


- Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học: Dạng viết: sử
dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ,… Dạng nói: yêu cầu cao về
phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương.
- Đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng, tính lí trí, logic, tính khách quan, phi cá
thể.

6. Phong cách ngôn ngữ hành chính (Lớp 12)
- Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao
tiếp trong phạm vi các cơ quan Nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội (gọi chung
là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với người dân và giữa người dân với cơ quan, hay giữa
những người dân với nhau trên cơ sở pháp lí.
- Đặc trưng: Tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ.
 Phần văn bản
1. Văn bản thơ
* Tây Tiến
a. Tác giả
Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì
kháng chiến chống Pháp. Ông là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc viết văn,
… Là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hâu, lãng mạn và tài hoa. Đặc
biệt ông viết về người lính rất hay.
b. Tác phẩm
Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp
với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở
Thượng Lào.
Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh
và sinh viên (như Quang Dũng). Họ chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô
cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn sống lạc
quan và chiến đấu rất dũng cảm.
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa
bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi được in lại,
tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến. Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô (1986).
c. Nội dung
Bao trùm bài thơ là một nỗi nhớ. Theo dõi mạch cảm xúc, có thể thấy dòng hồi
ức được mở đầu là những cuộc hành quân gian khổ mà hào hùng (khổ 1), tiếp đến là
những kỉ niệm về con người miền Tây nồng ấm mà trữ tình, về thiên nhiên miền Tây
hùng vĩ mà thơ mộng(khổ 2). Nhưng hằn sâu trong tâm trí tác giả vẫn là hình ảnh đoàn

quân Tây Tiến trẻ trung và ngang tàng, đa cảm, hào hoa,… (khổ 3). Phần kết, có thể
coi là khúc vĩ thanh vừa nhắc nhỡ lời hẹn ước thưở đoàn quân Tây Tiến hăm hở lên
đường vừa nhắc nhỡ một đoạn đời không thể nào quên của những người trẻ tuổi và
không chỉ riêng những người trẻ tuổi mà còn là của chung dân tộc.
d. Nghệ thuật.
Bài thơ kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tinh tế bút pháp hiện thực và bút pháp
lãng mạn. Trong đó, bút pháp lãng mạn có phần nổi trội.
c. Chủ đề.
Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của người lính Tây Tiến. Đồng thời
thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả về đoàn binh Tây Tiến một thời hào hùng và bi
tráng.
16


* Việt Bắc
a. Tác giả
Tố Hữu là lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam thế kỉ XX. Thơ ông
mang đậm chất trữ tình- chính trị, giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết,... Thơ ông có
ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ bạn đọc.
b. Tác phẩm
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/ 1954, Hiệp định Giơne- vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải
phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất
nước được mở ra.
Tháng 10/ 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi,
Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện
thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ được in trong tập
thơ cùng tên (1954).
c. Nội dung.
- Việt Bắc ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, Trung
ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về Hà Nội. Cuộc sống yên vui dễ

làm người ta quên đi những tháng năm kháng chiến gian khổ, dễ quên đi nơi đã đùm
bọc chở che cho mình. Vào đúng thời điểm nhạy cảm ấy, bài thơ như một lời nhắn gửi
chân thành về tình nghĩa và sự thủy chung.
- Đoạn trích nằm trong phần một của bài thơ- niềm hoài niệm về một Việt Bắc
gian khó và nghĩa tình trong kháng chiến.
+ Tám câu đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
* Bốn câu trên là lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về
không gian cội nguồn, nghĩa tình; qua đó thể hiện tâm trạng của người ở lại.
* Bốn câu tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng, lưu luyến.
+ Tâm trạng bao trùm phần đầu của bài thơ là nỗi nhớ. Những kỉ niệm kháng
chiến hiện về tươi rói trong hồi tưởng của nhà thơ. Niềm hồi tưởng được hình thành từ
những câu hỏi- đáp. Theo đó, Việt Bắc hiện lên với tất cả những nét đặc trưng, tuy
gian nan, vất vả, hi sinh nhưng vẫn ấm nòng tình nghĩa, thủy chung.
Với tác giả, nhớ về Việt Bắc điều dễ nhớ nhất là những ngày mưa nguồn suối
lũ, những mây cùng mù. Thời gian, không gian mờ trong sương khói hoài niệm. Thiên
nhiên rất đặc trưng, nhưng cái gợi nhiều nhớ nhung nhất chính là những ngày gian
nan, đắng cay mà tình nghĩa với miếng cơm chấm muối, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp
cùng, củ sắn lùi,…
Đáp lại nghĩa tình của người ở lại, mượn lời của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ
nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến
anh hùng và tình nghĩa thủy chung.
- Bài thơ mang dáng dấp hình thức đối đáp ta- mình của ca dao. Tuy nhiên việc
sử dụng hai từ này trong bài thơ là khá linh hoạt. Mình có khi chỉ người cán bộ về
xuôi, ta chỉ nhân dân Việt Bắc:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Nhưng cũng có khi ta lại chỉ người đi, mình chỉ kẻ ở:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…


17


Trong trường hợp khác, sự vận dụng hình thức biểu đạt của ca dao còn linh hoạt
hơn:
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
Có thể nói, việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạt của hai từ ta và mình là
một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Hai từ này có khi hình thành một cuộc đối
đáp thực sự giữa người đi và kẻ ở, có khi chỉ là sự phân thân tự vấn của người đi để
đáp lại nghĩa tình sâu nặng của kẻ ở. Sự giao thoa đó, vốn dĩ đã tạo nên một cảnh tiễn
biệt dùng dằng thương nhớ. Sau nữa, nó góp phần làm cho cả một bài thơ dài không bị
nhàm chán.
d. Nghệ thuật
Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ ca các mạng Việt Nam. Ở Việt
Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở lối kết cấu đậm chất ca dao,
ở giọng điệu lục bát điêu luyện, ngọt ngào. Bài thơ nói được những vấn đề có ý nghĩa
lớn lao của thời đại và truyền thống ân nghĩa thủy chung ngàn đời của dân tộc.
e. Chủ đề
Việt Bắc là một câu chuyện lớn, một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một
cảm nhận mang tính riêng tư. Bài thơ gợi về những ân nghĩa, nhắc nhỡ sự thủy chung
của con người đối với con người và đối với quá khứ cách mạng nói chung.
* Đất Nước
a. Tác giả
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ
ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí
thức về đất nước, con người Việt Nam.
b. Tác phẩm

Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu
Trị- Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi đô thị vùng
tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống
đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích
Đất Nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề
tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.
c. Nội dung
- Đất Nước có thể coi là chương hay nhất trình bày cảm nhận và lí giải của tác
giả về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của cả bản trường ca, đó là
tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của
tác giả là khá chặt chẽ nhưng cũng lại rất phóng túng. Đoạn thơ mở đầu bằng những
lời độc thoại say sưa định nghĩa về đất nước. Tiếp đó là sự hình dung về đất nước qua
chiều dài thời gian- lịch sử, qua bề rộng của không gian- lãnh thổ địa lí và chiều sâu
văn hóa- phong tục, lối sống, tính cách của người Việt Nam, với một niềm tự hào sâu
sắc. Từ ba bình diện này, nhà thơ hướng đến tư tưởng chủ đạo: “Đất Nước này là Đất
Nước Nhân dân”. Mạch cảm xúc và suy tư trôi chảy một cách tự nhiên, vừa chặt chẽ
vừa đầy nhiệt hứng, đồng thời có những vang động sâu xa.
- Trong phần đầu của đoạn trích, bằng hình thức trữ tình- chính luận, nhà thơ đã
tìm cách định nghĩa, tìm cách cảm nhận về đất nước bằng cổ tích, bằng ca dao. Lời thơ
thoát khỏi những khái niệm khô khan để trở thành một cuộc chuyện trò gần gũi, than
18


mật mà bay bổng. Mức độ đậm đặc của các chất liệu lấy từ cổ tích, truyền thuyết, ca
dao, dân ca, huyền thoại,… tạo cho đoạn thơ một âm hưởng đầy quyến rũ. Những câu
thơ như:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay
kể”
gần gũi biết bao!

Đoạn thơ làm mờ đi khái niệm đất nước là của các vương triều. Ngay từ lúc sơ
khai, nó đã là của Nhân dân. Định nghĩa đất nước bằng các chất liệu văn hóa dân gian,
đó là một dụng ý của Nguyễn Khoa Điềm bởi văn hóa dân gian là của nhân dân. Cách
định nghĩa là một sự khám phá mới mẻ, độc đáo tạo ra sự cuốn hút thật hấp dẫn và thú
vị đối với người đọc.
Định nghĩa về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã chạm được vào những gì
thiêng liêng nhất, lớn lao nhất nhưng cũng lại gần gũi và than thiết nhất đối với mỗi
người. Nó gợi cho ta những suy ngẫm về quá khứ, về long tự hào dân tộc. Và cũng bởi
thế, nó thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, nhân dân
trong mỗi chúng ta.
- Phần sau của đoạn trích, từ “Những người vợ nhớ chồng…” đến hết, tác giả
tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Trong phần này, tư tưởng
ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về
địa lí, lịch sử và văn hóa của đất nước:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng
phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chin mươi chin con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng song xanh thẳm
Những học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên”
Quả là những phát hiện rất mới về thiên nhiên đất nước. Trong cách nhìn của
nhà thơ, thiên nhiên, tạo hóa không phải chỉ là xuất phát điểm của những câu chuyện
đầy chất huyền thoại, mà chính những câu chuyện về tâm hồn, số phận của con người
trong quá khứ làm cho những danh thắng kia có hồn, làm cho chúng sống mãi. Cái
nhìn rất thơ của tác giả đi đến một khái quát đầy thấm thía:
“Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời hóa núi sông ta…”
Tiếp nối những câu thơ khám phá độc đáo về thiên nhiên là những câu thơ
khám phá vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Việt Nam, cũng như vai trò, vị trí của con người

Việt Nam trong lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là những con người
yêu thương sâu sắc, thủy chung, tình nghĩa; những con người cần cù trong lao động,
anh hùng trong chiến đấu; là những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng chính
họ đã làm ra Đất Nước. Họ là những người âm thầm làm nên lịch sử, âm thầm gìn giữ
những nét văn hóa của dân tộc.
Từ những khái quát giản dị nhưng đầy tính nhân văn, tác giả khẳng định:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Đó là một chân lí. Một chân lí đã được nhận thức trong suốt quá trình phát triển
lâu dài của lịch sử nhưng chỉ đến văn học Việt Nam hiện đại, nó mới đạt đến đỉnh cao,
mới cất lên thành tuyên ngôn đầy nhiệt hứng và vang động sâu xa.
19


d. Nghệ thuật
Làm nên sự thành công của đoạn trích Đất Nước, ngoài sự độc đáo đầy phóng
túng của thể thơ tự do còn phải kể đến tài năng của Nguyễn Khoa Điềm trong việc tiếp
thu và sử dụng những chất liệu văn hóa, văn học dân gian. Bài thơ là sự hòa hợp một
cách thật là nhuần nhuyễn giữa hình thức thơ tự do với các chất liệu từ ca dao, cổ tích,
huyền thoại,…
e. Chủ đề
Bằng sự vận dụng đầy sáng tạo hình thức thơ tự do và vốn văn hóa dân gian, tác
giả đoạn trích Đất Nước quy tụ mọi cảm nhận, mọi cái nhìn, vốn tri thức cũng như
những trải nghiệm cá nhân của người nghệ sĩ để làm nên một tuyên ngôn về tư tưởng
“Đất Nước của Nhân Dân”
* Sóng
a. Tác giả.
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người
yêu thơ mệnh danh chị là “Nữ hoàng của thi ca tình yêu”. Thơ của chị là tiếng nói
nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường.

b. Tác phẩm
Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền
(Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ
Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
c. Nội dung
- Có thể nói hình tượng sóng là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh trong tác
phẩm này. Trong bài, sóng và em hợp thành cặp hình ảnh song hành quấn quýt. Sóng
là đối tượng, là cơ sở để thỉ sĩ tỏ bày mọi trạng thái bí ẩn và mãnh liệt của tình yêuthứ tình cảm muôn thuở mà không bao giờ cũ của nhân loại.
- Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Có thể hình dung rất
rõ điều đó qua các cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình được biểu hiện trực tiếp
bằng hình tượng sóng.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
giúp người đọc hình dung về hình ảnh một người con gái đang yêu tự bộc bạch tình
cảm một cách táo bạo. Từ chuyện của sóng, câu thơ chuyển tự nhiên sang chuyện tình
yêu, từ chỗ là đối tượng để cảm nhận, sóng giờ đây trở thành đối tượng để người con
gái đang yêu giãi bày suy tư. Dòng suy tư bắt đầu bằng nỗi băn khoăn, trăn trở, khát
khao tìm đến ngọn nguồn của tình yêu. Nhưng thiên nhiên bí ẩn đôi khi còn có thể cắt
nghĩa được chứ
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng ý nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”
(Vì sao- Xuân Diệu)
Không tìm được ngọn nguồn, nguyên nhân của tình yêu, em tìm về để vừa trăn
trở, vừa say sưa với những cung bậc tình yêu muôn thuở, đó là nỗi nhớ, là sự thủy
chung. Phần hai của bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc và tinh tế tình yêu của một trái tim
phụ nữ. Ở đó, có sự đam mê, khao khát nhưng đẹp nhất là sự dâng hiến- vẻ đẹp thánh
thiện của người phụ nữ đang yêu.
- Bốn câu thơ:

20


“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
nói về một quy luật: Cuộc sống tuy là “dài”, là “rộng”, nhưng thời gian không ngừng
trôi còn đời người thì hữu hạn và mỗi người phải ý thức được sự hữu hạn của mình.
Thế nhưng đó là cuộc sống, là vấn đề của cuộc sống. Còn tình yêu đích thực thì trong
hoàn cảnh nào, nó cũng vượt qua mọi trở ngại để đi đến đích:
“ Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”.
d. Nghệ thuật
Sóng được viết theo thể thơ năm chữ nhưng ngắt khổ không đều nhau, nhịp thơ
cũng khá đa dạng và linh hoạt, nhờ thế mà bài thơ có những nét hồn nhiên. Tuy vậy,
giọng điệu chủ đạo của bài thơ là giọng điệu tha thiết, chân thành, có ít nhiều sự phấp
phỏng, lo âu. Bài thơ là nhịp trái tim hồn hậu, giàu yêu thương, giàu khát vọng của
Xuân Quỳnh.
e. Chủ đề
Sóng là bài thơ tình đặc sắc. Tác phẩm là sự khám phá những khác vọng tình
yêu của một trái tim phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất
tự nhiên.
* Đàn ghita của Lor-ca
a. Tác giả.
Thanh Thảo thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước. Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức
câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
b. Tác phẩm.
Bài thơ Đàn ghita của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích là một trong

những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt,
phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc
tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha: P. G.
Lor-ca.
c. Nội dung
- Hình tượng Lor- ca là hình tượng trung tâm của bài thơ. Tác giả Thanh Thảo
muốn phục hiện cái chết bi tráng, oan nghiệt của Lor- ca, đồng thời ca ngợi sức mạnh
bất tử của người nghệ sĩ qua tiếng đàn ghita mà sinh thời Lor- ca đã ước nguyện: “Khi
tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.
- Ở nửa đầu bài thơ, khí chất và thân phận người nghệ sĩ Lor- ca được thể hiện
rất đậm nét. Qua từng dòng thơ, người đọc thấy hiện lên một nghệ sĩ lãng du có tâm
hồn phóng khoáng, tha thiết yêu đời, yêu người, cô đơn trong sáng tạo và có số phận bi
kịch.
- Trong nửa cuối bài thơ, tác giả suy tưởng về sức sống kì diệu của thơ Lor- ca
nói riêng và sự trường tồn của nghệ thuật chân chính nói chung.
- Hình tượng cây đàn, tiếng đàn trong bài thơ gắn liền với hình tượng Lor- ca và
mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Nó nói lên tiếng lòng của Lor- ca trước cuộc sống,
trước thời đại, đồng thời thể hiện tâm hồn, số phận của người nghệ sĩ. Tiếng đàn bất tử
như sức sống kì diệu của thơ Lor- ca.
d. Nghệ thuật
21


- Về mặt cấu trúc: Bài thơ có cấu trúc tựa như một tác phẩm âm nhạc. Dòng thơ
“li- la li- la li- la” là một sự kết hợp trực tiếp âm nhạc với thơ. Nhất là khi dòng thơ ấy
đặt vào chỗ kết thúc bài thơ, như là một sự ngân vang.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc, giữa lãng mạn
trữ tình và bi tráng, giữa âm thanh và màu sắc, giữa liền mạch và đứt quãng,… để diễn
tả cảm xúc.
- Nghệ thuật tượng trưng được sử dụng với tần số cao. Tác giả sử dụng những

hình ảnh tượng trưng của đất nước Tây Ban Nha làm bối cảnh cho sự xuất hiện của
Lor- ca (áo choàng đỏ gắt, đàn ghita), những hình ảnh tượng trưng về khát vọng tự do,
về nỗ lực cách tân nghệ thuật và cuộc đời bi tráng của Lor- ca:
“bầu trời cô gái ấy
tiếng ghita nâu
giọi nước mắt vầng trăng
đường chỉ tay đã đứt,…”
e. Chủ đề.
Qua hình tượng Lor- ca và tiếng đàn ghita, tác giả diễn tả cái chết bi tráng đột
ngột của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật, đồng thời bày tỏ
nỗi tiếc thương, sự đồng cảm sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi
và sự nghiệp Lor- ca.
2. Văn chính luận: Tuyên ngôn độc lập
a. Quan điểm sáng tác
- Coi văn nghệ là một vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng;
Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ.
- Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
- Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng (Viết cho ai?) và
mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình
thức (Viết thế nào?) của tác phẩm.
b. Phong cách nghệ thuật
- Văn chính luận:
+ Ngắn gọn, tư duy sắc sảo.
+ Lập luận chặt chẽ, lí luận đanh thép.
+ Bằng chứng xác thực giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
- Tuyện và kí:
+ Hiện đại, giàu tính chiến đấu.
+ Nghệ thuật trào phúng sắc bén, thâm thuý (phương Đông), hài hước, hóm
hỉnh (phương Tây)
- Thơ ca:

+ Thơ tuyên truyền: giản dị, mộc mạc, dễ đọc, dễ nhớ và có sức tác động
lớn.
+ Thơ nghệ thuật: hàm súc, kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, giữa chất trữ
tình và tính chiến đấu.
c. Hoàn cảnh sáng tác
- Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng 8 thành công.
- Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội.
Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

22


- 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người thay mặt Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đọc bản tuyên ngôn Đọc lập khai sinh ra nước
Việt Nam mới.
d. Nội dung
* Cơ sở pháp lí:
- Khẳng định quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con
người và các dân tộc.
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp:
+ Nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại,
tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo.
+ Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra quyền
bình đẳng, tự do của các dân tộc.
* Cơ sở thực tế:
- Tội ác 80 năm:
+ Đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
+ Vạch trần bộ mặt tàn bạo, xảo quyệt, man rợ của Pháp.
- Tội ác trong vòng 5 năm (1940 - 1945)
+ Bán nước ta hai lần cho Nhật.

+ Thẳng tay khủng bố Việt Minh.
* Tuyên bố độc lập
- Tuyên bố thoát li hẳn quạn hệ thực dân với Pháp.
- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của Pháp.
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam.
- Nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc.
e. Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.
- Giọng văn linh hoạt (hùng biện, trữ tình)
f. Chủ đề
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị
luận bất hủ: Tuyên bố xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, chấm dứt hơn
80 năm cai trị của thực dân Pháp ở nước ta và mở ra kỉ nguyên tự do, độc lập của dân
tộc.
g. Câu hỏi.
Câu hỏi 1. Giải thích vì sao mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh lại
trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của cách mạng Pháp?
Gợi ý trả lời.
- Hồ Chí Minh lại trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp để làm căn cứ cho bản tuyên ngôn của
Việt Nam.
- Đó là những bản tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận. Mặt khác,
Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Mĩ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng
minh. Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Pháp, để sau đó buộc tội Pháp đã lợi dụng lá
cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính
bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp.
Câu hỏi 2. Việt Minh và thực dân Pháp, ai trung thành, ai phản bội Đồng minh,
ai xứng đáng là chủ nhân chân chính của Việt Nam? Bản Tuyên ngôn Độc lập đã làm

23


sáng tỏ những câu hỏi ấy bằng những lời lẽ vừa đanh thép, hung hồn, vừa thấu tình đạt
lí như thế nào?
Gợi ý trả lời.
- Trong bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sự phản bội Đồng minh của
thực dân Pháp. Cụ thể là Pháp đã đầu hàng phát xít Nhật, Pháp đã từ chối liên kết với
Việt Minh chống Nhật. Không những thế, Pháp còn khủng bố Việt Minh.
- Trong khi đó Việt Minh lãnh đạo nhân dân chống Nhật. Chúng ta đã giành lại
độc lập từ tay Nhật, chúng ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ để lập nên
chế độ Dân chủ Cộng hòa.
- Với lập luận chắc chắn và dẫn chứng cụ thể, Hồ Chí Minh thuyết phục Đồng
minh công nhận quyền tự do, độc lập của Việt Nam: “Một dân tộc đã gan góc chống
ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh
chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc
lập!”
3. Tùy bút: Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông?
* Người lái đò sông Đà.
a. Tác giả.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời
kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ông là một trong số các nhà văn giàu cá tính. Những
trang văn của ông bao giờ cũng mang một màu sắc riêng rất dễ nhận, đó là nét tài hoa,
uyên bác.
b. Tác phẩm
Người lái đò sông Đà được in trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960). Viết trong
thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế đến
Tây Bắc năm 1958 vừa để thỏa mãn thú phiêu lãng, vừa tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên
và chất vàng mười “thứ vàng mười được thử lửa” ở tâm hồn những con người lao
động và chiến đấu vùng Tây Bắc trong thực tiễn cuộc sống mới. Người lái đò Sông Đà

đã khẳng định: ông lái đò Lai Châu là hình tượng trung tâm của bài viết.
Lần xuất bản đầu tiên, bài này có tên là Sông Đà, 1982 khi cho in lại trong tập
hai bộ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tác giả có sửa đổi tên bài thành Người lái đò sông Đà.
c. Nội dung.
- Sông Đà hung bạo với những thác nước độc dữ, nham hiểm, những cái hút
nước sẵn sang nuốt chửng thuyền bè và nhất là thạch trận sông Đà với bao nhiêu tướng
dữ, quân tợn rình rập “tiêu diệt tất cả thuyền trưởng, thủy thủ”.
- Sông Đà không chỉ dữ dằn, hung bạo mà còn tràn đầy vẻ thơ mộng, trữ tình.
“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi
Mèo đốt nương xuân”.
- Người lái đò sông Đà là một lao động bình thường, nhưng là nghệ sĩ trong lao
động, hơn nữa là một dũng tướng trong cuộc thủy chiến thường xuyên với thác nước
sông Đà. Đó là một con người bình thường, hiền lành. Đó là một con người dũng cảm,
say mê sông nước. Ông luôn luôn bình tĩnh, ung dung đối đầu với những khó khăn
nguy hiểm. Ông khôn ngoan, vượt qua mọi cảm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền
về đích an toàn. Khi chở đò, ông là nghệ sĩ, là dũng tướng tài ba. Kết thúc công việc,
ông lại là một người bình thường, làm công việc bình thường là chở đò trên sông.
d. Nghệ thuật
24


- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì
chậm rãi, trữ tình…
e. Chủ đề
Qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và thơ mộng, người lái đò bình dị mà dũng
cảm, tài hoa, Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Bắc
của Tổ quốc.

f. Câu hỏi
Câu hỏi 1. Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà?
Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào được Nguyễn Tuân vận dụng để làm
nổi bật những phát hiện ấy?
Gợi ý trả lời.
- Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân phát hiện hai nét nổi bật nhất của sông Đà:
hung bạo và trữ tình.
- Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận
dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật:
+ Trước hết, phải kể đến nghệ thuật nhân hóa. Đá trên thác sông Đà mai phục,
bày “thạch trận” để tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước thì kêu rống
lên, vào hùa với đá để đánh những miếng đòn “hiểm độc nhất”.
+ Nghệ thuật trùng điệp và bút pháp trữ tình đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện rõ
nét trữ tình của con sông “tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình”.
+ Sử dụng nhiều cách so sánh những hình ảnh của đá, của nước, của thác, con
thuyền, người lái đò,… Qua ngòi bút của nhà văn, cuộc vượt thác như một trận thủy
chiến,…
* Ai đã đặt tên cho dòng sông?
a. Tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên viết bút kí. Nét
đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp
từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,…Tất cả được thể hiện
trong lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa.
b. Tác phẩm
Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là tác phẩm xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc
Tường được viết năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài kí gồm ba phần, đoạn trích
trong SGK nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm.
c. Nội dung
Thủy trình của Hương giang

- Ở nơi khởi nguồn: Sông Hương có vẻ đạp hoang dại, đầy cá tính, là bản
trường ca của rừng già, là cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, là người mẹ phù
sa của một vùng văn hóa xứ sở.
- Đến ngoại vi TP Huế: Sông Hương như người gái nằm ngủ mơ màng giữa
cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến dánh thức. Thủy trình
của Sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân
đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu
cổ tích.
- Đến giữa TP Huế: Sông Hương như tìm được chính mình vui hẳn lên…mềm
hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu . Nó có những đường nét tinh
25


×