Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

báo cáo mạch báo trộm lazer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.38 KB, 28 trang )

Họ và tên sinh viên: Võ Văn Nam
MSSV: 1251020025
Lớp: DV1-K6
1. Tên đồ án môn học: Mạch đo nhiệt độ và điều khiển quạt theo nhiệt độ.
2. Nhiệm vụ : Tìm hiểu và thiết kế mạch đo nhiệt độ và điều khiển hoạt động
quạt làm mát theo nhiệt độ …sau đó viết báo cáo.
3. Ngày giao đồ án môn học: ngày 5 tháng 3 năm 2015
4. Ngày hoàn thành đồ án môn học: ngày 11 tháng 5 năm 2015
5. Họ tên người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Dũng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Kí và ghi rõ họ tên )

năm 2014


I. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
(Giáo viên ghi nhận xét của mình, bằng tay, vào phần này )
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………




Ý thức thực hiện:



Nội dung thực hiện:



Hình thức trình bày:



Tổng hợp kết quả:

Điểm bằng số:

Điểm bằng chữ:

(Quy định về thang điểm và lấy điểm tròn theo quy định của trường)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2014

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Kí và ghi rõ họ tên



LỜI CẢM ƠN

Vai trò của một sinh viện là học để biết, dựa trên cơ sở lý thuyết để ứng
dụng vào thực tế đời sống. Đây là một bước quan trọng giúp một sinh viên có
thế tự lập, làm việc một cách độc lập để trở thành một kỉ sư hiểu biết cả lý
thuyết và thực tế. Với môn học “Đồ án môn học 1” em xin chọn đề tài:
“Thiết kế mạch báo trộm bằng tia lazer”. Dưới sự hướng dẫn tận tình của
Thạc sỹ Phạm Hùng Kim Khánh và các thầy cô trong bộ môn, chúng em đã
hoàn thành được phần thiết kế mạch điều khiển thu phát bằng tia lazer.
Do kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên đề tài của em vẫn còn nhiều
thiếu sót. Rất mong các thầy cô chỉ bảo trong buổi bảo vệ để em rút ra được
những kinh nghiệm cho quá trình học tập sau này.
Qua đây, chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là
Thạc sỹ Phạm Hùng Kim Khánh đã trực tiếp hướng dẫn và trang bị cho cho
chúng em những kiến thức, những kỹ năng chuyên môn bổ ích và cũng là
người đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện để chúng em hoàn thành đồ án
môn học.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………..........1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN……………………………………..... 2
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ…………………………………… ..3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................….3
1.1. Khái niệm về ánh sáng lazer……………………………………. ……..3
1.2. Nguyên lý thu phát lazer……………………………………… ……….3
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ CÁC LINH KIỆN CHÍNH SỬ DỤNG
TRONG MẠCH…………………………………………………………. ….8
2.1. Điện trở……………………………………………………………. ……8
2.1.1. Trở than………………………………………………………………...8

2.1.2. Biến trở………………………………………………………………....9
2.2. Module lazer………………………………………………………….....9
2.3. IC ồn áp LM7805………………………………………………………10
2.4. Diode bán dẫn………………………………………………………….10
2.4.1. Phân cực thuận cho diode……………………………………………..11
2.4.2. Phân cực ngược cho diode…………………………………………….12
2.4.3. Photo diode ( Quang trở)……………………………………………...12
2.4.4. Diode phát quang……………………………………………………...13
2.5. Transistor (C1815)…………………………………………………….13
2.5.1. Hình dạng và kí hiệu …………………………………………………14
2.5.2. Các thông số kĩ thuật………………………………………………….14
2.6. IC tạo nhạc (UM66)………………………………………...................15
2.7. Tụ điện…………………………………………………………………15
2.7.1. Cấu tạo của tụ điện……………………………………………………15
2.7.2. Phân loại tụ điện………………………………………………………16
2.8. Speaker (Loa nhạc)……………………………………………………17
CHƯƠNG 3: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ THIẾT KẾ MẠCH…………...17


3.1. Sơ đồ nguyên lý mạch phát……………………………………………17
3.2. Sơ đồ nguyên lý mạch thu……………………………………………..17
3.3. Sơ đồ layout mạch phát……………………………………..………...18
3.4. Sơ đồ layout mạch thu………………………………………..……….18
3.5. Mạch thực tế bộ phát…………………………………………...……..19
3.6. Mạch thực tế bộ thu ……………………………………………...…...19
3.7. Ưu – nhược điểm của mạch………………………………………...…20
PHẦN III: KẾT LUẬN ……………………………………………………21


LỜI MỞ ĐẦU


Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải luôn cảnh giác với những
hành vi xâm nhập trái phép, để quản lý tốt ngôi nhà của mình khi chúng ta
đang ở ngoài vùng quan sát… Việc lắp đặt một thiết bị báo có người hay vật
thế xâm nhập giúp chúng ta an tâm hơn khi đang ở vị trí không quan sát được
lối ra vào.
Vì vậy, với đồ án môn học 1, chúng em xin chọn đề tài “Thiết Kế, Chế
Tạo Mạch Báo Trộm Bằng Tia Lazer”.
Với đề tài này, chúng em sẽ có cơ hội tìm hiểu và vận dụng kiến thức đã
học của mình vào các ứng dụng cơ bản nhất trong đời sống. Cụ thể là sẽ tìm
hiểu, đi sâu vào thiết kế mạch điều khiển loa và đèn led báo động bằng tia
lazer thông qua một bộ phát module lazer và quang trở.
Do kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong quá
trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự
góp ý, nhận xét từ thầy cô để bài báo cáo hoàn chỉnh và rõ ràng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!...

6


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN
● Tên đề tài: Thiết kế và chế tạo mạch báo trộm bằng tia Lazer.
● Các dụng cụ, máy móc được hỗ trợ trong quá trình làm đồ án:
- Mỏ hàn.
- Đồng hồ đo VOM.
- Máy khoan mạch.
● Nội dung thực hiện đồ án:
- Lập kế hoạch về tiến trình thực hiện đồ án.
- Giới thiệu một số ứng dụng và đặc điểm của tia lazer.

- Phân tích nguyên lý làm việc và các thông số trong mạch điều khiển
bằng tia lazer.
- Thiết kế, thi công mạch điều khiển bằng tia lazer đảm bảo yêu cầu:
+ Mạch chạy tốt, không xảy ra hỏng hóc bất thường.
+ Mạch sáng và đẹp mắt.
- Thiết kế mạch in trên phần mềm Orcad, đảm bảo về mặt thẩm mỹ, kỹ
thuật.
- Sản phầm phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.

7


PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Khái niệm về ánh sang tia lazer:
Laser là tên viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated

Emission of Radiation trong tiếng Anh, và có nghĩa là " khuếch đại ánh sáng
bằng phát xạ kích thích" hoặc " khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức".
Ánh sáng laser gồm nhiều photon cùng một tần số, đồng pha và bay gần như
song song với nhau, nên có cường độ rất cao và chiều dài đồng pha của chùm
sáng lớn. Tia laser thông dụng có thể có chiều dài đồng pha cỡ vài chục
xentimét. Các tính chất này rất quý cho nhiều ứng dụng thực nghiệm. Tuy
vậy cường độ sáng mạnh của laser có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con
người, ví dụ như làm mù mắt.
Loại thông dụng nhất là Lazer bán dẫn( diot Gallium Arsen) có bước
sóng 650nm thuộc phổ hồng ngoại gần.

1.2. Nguyên lý thu phát lazer:
Việc thu hoặc phát bức xạ hồng ngoại bằng nhiều phương tiện khác
nhau. Trong đó có tia lazer cũng tạo ra các bức xạ hồng ngoại và lan truyển
trong không gian. Nhân loại sử dụng tia lazer để truyền trong không gian theo
đường thẳng với một khoảng cách nhất định nào đó.Vì đặc tính của tia lazer
có bước sóng nhỏ hơn các sóng điện từ khác, khả năng đâm xuyên cao,ít bị
suy hao trên đường truyền nên tia lazer được chọn như là giải pháp số một
cho những trường hợp thu nhận ở xa nhau. Một module lazer thông thường có
thể phát cho mắt thu nhận xa khoảng 100m.

8


a.Bộ Phát:

Hình 1.1.a: Sơ đồ khối chức năng
-Khối nguồn: cung cấp nguồn cho module lazer đủ điện áp và dòng thích hợp
để đảm bảo phát đi xa nhất theo yêu cầu sử dụng.
-Khối trở bảo vệ module: là điện trở bảo vệ cho module hoạt động bình
thường. Tránh trường hợp vượt quá điện áp định mức làm cho module bị
cháy.
-Module lazer: là một module phát ra tia lazer, có bước sóng thông thường là
650nm. Với bước sóng này giúp module co thế phát xa hàng trăm mét.

Hình 1.1.b. sơ đồ nguyên lý mạch thu
-Module lazer tiêu thụ áp 4V.Dòng điện đi qua module ta chọn 10mA cho an
toàn. Tính R4 = ?
b. Bộ Thu:

Hình 1.2.a: Sơ đồ khối chức năng

9


-Khối nguồn: cấp nguồn 5.5V từ sạc điện thoại cho mạch hoạt động thông qua
Jack DC. Nguồn này sẽ được cấp cho Khối ổn áp và Khối tải báo động.
-Khối ổn áp: làm nhiệm vụ ổn áp 5V cho mạch hoạt động thông qua LM7805
đầu ra +5V, cung cấp dòng điện cho Mắt Thu, Khối so sánh và Khối điều
khiển.
-Mắt Thu: được sử dụng bằng quang trở. Quang trở này sẽ thay đổi giá trị
điện trở khi Cường độ ánh sang Tia lazer thay đổi. Dẫn theo tín hiệu sẽ thay
đổi khi đi vào Khối so sánh.
-Khối so sánh: được thiết kế bằng 1 Biến trở mắc nối tiếp với Transistor
C1815 để tinh chỉnh giá trị của tín hiệu vào Khối so sánh theo yêu cầu sử
dụng.

Hình 1.2.c.Sơ đồ Khối so sánh
+ Sau khi Transictor Q3 so sánh dòng điện vào chân B thông qua Quang
Trở,Điện Trở và Biến Trở để dẫn hay Khóa VCE.Khi Q3 dẫn thì sẽ không có
tin hiệu dòng điện đi qua Khối Điều Khiển hoặc tín hiệu không đủ để kích

10


hoạt Khối Điều Khiển mở.Khi Q3 đóng dòng điện sẽ được đổ sang Khối Điều
Khiển để mở,giúp mạch hoạt động.
+ Áp dụng định luật Kirchhoff 2 cho vòng I:
Vcc = Ic.R2 + Vce (khi Q3 dẫn Vce = 0.2V)


Mà:

Ib
+Áp dụng định luật Kirchhoff 2 cho vòng II:
Vcc = Rb.Ib +Vbe (với Vbe = 0.7)


Vậy: khi được chiếu sáng, điện trở của Quang trở sẽ giảm mạnh kết hợp với
biến trở tinh chỉnh giá trị RB < 49KΩ để Q3 dẫn. Khi ánh sáng tắt dần thi giá
trị RB sẽ tăng đến lúc > 49KΩ thì Q3 tắt.Khối điều khiển có tín hiệu.
-Khối điều khiển: được thiết kế bằng 2 Transistor C1815 mắc theo kiểu
darlington. Sau khi Khối so sánh nhận tín hiệu, nếu đủ điều kiện thì Khối so
sánh sẽ cho tín hiệu đi vào chân điều khiển của Khối điều khiển. Khi đó, Khối
điều khiển sẽ cung cấp dòng điện cho Khối tạo nhạc hoạt động.

Hình 1.2.d. Hình sơ đồ Khối điều Khiển
Hệ số khuếch đại :hfeQ2 = 25,hfeQ4 =25.mạch mắc kiểu darlington nên ta
được :
11


Hfe= 25x25 = 625
+Áp dụng Kirchhoff 2 cho vòng I:
Vcc =Vce1 + Vbe2 +Ie2.Re +3V(điện áp Um66 trên UM66) (1)
Vce2 = Vce1 + Vbe2
+Áp dụng Kirchhoff 2 cho vòng II:
Vcc = Ib.R2 +Vbe1 + Vbe2 + Ie2.Re +3V ( với Ie = (hfe+1)Ib)
= Ib.R2 + 1.4 + (hfe+1).Ib.Re + 3V (với Vbe = 0.7)
=Ib[ R2 + (hfe +1)Re] +1.4 + 3

 Ie2 = . (625 +1) = ≈ Ic


Thế Ie vào (1) :
Vce1 = Vcc- Vbe2- Ie2.Re -3V =5 - 0.7 - 3 - .100 = 0.72 V
Vce2 = 0.72 + 0.7 =1.42 V
Vậy Q(Ic,Vce2) = Q ( 5.8mA, 1.41V)
-Khối tạo nhạc: là IC UM66 khi nhận tín hiệu từ Khối điều khiển sẽ tạo ra
xung vuông với tần số khác nhau tạo nên giai điệu nhạc cung cấp cho Khối tải
báo động.
-Khối tải báo động : gồm điện trở,diode led ,loa 8ohm và Transistor C1815
mắc nối tiếp với nhau. Khi có tín hiệu nhạc từ Khối tạo nhạc kích vào chân
điều khiển của Transistor C1815 thì phần tải sẽ có dòng điện đi qua theo nhịp
xung của nhạc tạo âm phát ra loa và nhịp chóp tắt cho led.
+Tính dòng qua led: với Vcc =5.5 V, led siêu sáng 3V, Vce = 0.2V. Chọn I =
10mA để đảm bao an toàn cho led.

12


Hình 1.2.e.Sơ đồ Khối tải báo động
Chọn R =220Ω.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ CÁC LINH KIỆN CHÍNH SỬ DỤNG
TRONG MẠCH
2.1. Điện Trở
Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn
điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì
điện trở là vô cùng lớn.
- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của
dây.Công thức sau:
R = ρ.L / S
+ Trong đó ρ là điện trở suất phụ thuộc vào chất liệu.
+ L là chiều dài dây dẫn.

+ S là tiết diện dây dẫn.
+ R là điện trở đơn vị là Ohm.
2.1.1.Trở Than

13


Hình 2.1.1.a : Hình ảnh thực của điện trở than

Hình 2.1.1.b:Kí hiệu của điện trở than
2.1.2.Biến Trở

Hình 2.1.2.a: Hình ảnh thực của biến trở

Hình 2.1.2.b: Kí hiệu của biến trở
2.2. Module Lazer
Module lazer là 1 đầu phát lazer có điện áp 4V và bước sóng lan truyền
trong không gian là 650nm.

Hình 2.2 :Hình ảnh thực của module lazer
14


2.3. IC ổn áp LM7805
LM7805 là IC ổn áp 5V giúp ta có nguồn ổn áp 5V cho các linh kiện
sau nó hoạt động ổn định.
2.3.1.Đặc điểm:
+Đầu vào điện áp từ 5V đến 18V
+Dòng điện ngỏ ra là 500mA và điện áp ngỏ ra là 5V
+Nhiệt độ chịu đựng được của IC từ -40’C đến +125’C

2.3.2. Hình dạng và kí hiệu:

2.3.2.Hình dạng và kí hiệu LM7805
2.4. Diode bán dẫn
Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn
theo một tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm : Tại
bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫnN khuyếch tán sang vùng
bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện
=> lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn. Mối tiếp xúc
P - N => Cấu tạo của Diode .

15


Hình 2.4.a: Cấu tạo của Diode

Hình 2.4.b: Hình ảnh thực tế của Diode
2.4.1.Phân cực thuận cho diode
Khi ta cấp điện áp dương (+) vào Anôt ( vùng bán dẫn P ) và điện áp âm (-) vào Katôt ( vùng bán
dẫn N ) , khi đó dưới tác dụng tương tác của điện áp, miền cách điện thu hẹp lại, khi điện áp chênh lệch giữ
hai cực đạt 0,6V ( với Diode loại Si ) hoặc 0,2V ( với Diode loại Ge ) thì diện tích miền cách điện giảm bằng
không cho nên Diode bắt đầu dẫn điện. Nếu tiếp tục tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh
nhưng chênh lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng .

Hình 2.4.1.a: Mạch phân cực cho Diode
Diode (Si) phân cực thuận : Khi Dode dẫn điện áp thuận đựơc gim ở
mức 0,6V.

Hình 2.4.1.b:Đường đặc tuyến của điện áp thuận qua Diode
* Kết luận : Khi Diode (loại Si) được phân cực thuận, nếu điện áp phân cực

thuận nhỏ hơn 0,6V thì chưa có dòng đi qua Diode. Nếu áp phân cực thuận
đạt bằng 0,6V thì có dòng đi qua Diode sau đó dòng điện qua Diode tăng
nhanh nhưng sụt áp thuận vẫn giữ ở giá trị 0,6V.
2.4.2.Phân cực nghịch cho diode
Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katôt (bán dẫn
N), nguồn (-) vào Anôt (bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện áp ngược,
16


miền cách điện càng rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua mối tiếp giáp,
Diode có thể chiu được điện áp ngược rất lớn khoảng 1000V thì diode mới bị
đánh thủng.

Hình 2.4.2. Mạch phân cực ngược cho diode
2.4.3 .Photo diode( Quang Trở)
LDR ( quang điện trở) là 1 loại cảm biến ánh sáng đơn giản, nguyên tắc
hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong. Nguyên lý làm việc của
quang điện trở là khi ánh sáng chiếu vào chất bán dẫn (là Cadmium sulfide –
CdS, Cadmium selenide – CdSe) làm phát sinh các điện tử tự do, tức sự dẫn
điện tăng lên và làm giảm điện trở của chất bán dẫn. Các đặc tính điện và độ
nhạy của quang điện trở dĩ nhiên tùy thuộc vào vật liệu dùng trong chế tạo.
Khi ánh sáng kích thích chiếu vào LDR thì nội trở của LDR sẽ giảm
xuống , tiến về 0 ôm( mạch kín). Nhưng khi ánh sáng kích thích ngừng thì
nội trở tăng đến vô cùng( hở mạch).
Dựa vào sự thay đổi giá trị này ta ứng dụng vào mạch với điều khiển
bằng ánh sang tia lazer.

17



Hình 2.4.3.Hình dạng thực tế của Quang Trở
2.4.4.Diode Phát quang: ( Light Emiting Diode : LED )
Diode phát ra ánh sáng khi được phân cực thuận, điện áp làm việc của
LED khoảng 1,7 đến 3V dòng qua Led khoảng từ 5mA đến 20mA.

2.4.4.a.Diode phát quang(Led)
Led được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo trạng
thái có điện . vv...

Hình 2.4.2.b: Hình ảnh thực tế của diode phát quang
2.5. Transistor(C1815)
Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự
PNP ta được Transistor thuận , nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. về phương diện cấu tạo
Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau .

Hình 2.5.1: Cấu tạo các loại Transistor
Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc ký
hiệu là B (Base) lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp. Hai lớp
bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát ( Emitter ) viết tắt là E, và cực
thu hay cực góp ( Collector ) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại
bán dẫn (loại N hay P ) nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau

18


nên không hoán vị cho nhau được.
2.5.1.Hình dạng và kí hiệu

Hình 2.5.1.a: Kí hiệu các loại Transistor


Transistor công suất nhỏ C1815

Transistor công suất lớn

Hình 2.5.2.b: Hình ảnh thực tế của Transistor
2.5.2.Các thông số kỉ thuật
Dòng điện cực đại : Là dòng điện giới hạn của transistor, vượt qua dòng giới hạn này Transistor sẽ bị
hỏng.
Điện áp cực đại : Là điện áp giới hạn của transistor đặt vào cực CE , vượt qua điện áp giới hạn này
Transistor sẽ bị đánh thủng.
Tấn số cắt : Là tần số giới hạn mà Transistor làm việc bình thường, vượt quá tần số này thì độ khuyếch
đại của Transistor bị giảm .
Hệ số khuyếch đại : Là tỷ lệ biến đổi của dòng ICE lớn gấp bao nhiêu lần dòng IBE
Công xuất cực đại : Khi hoat động Transistor tiêu tán một công xuất P = UCE.ICE nếu công xuất này vượt
quá công xuất cực đại của Transistor thì Transistor sẽ bị hỏng .

2.6. IC tạo nhạc( UM66)
UM 66 là IC tạo xung vuông với tần số khác nhau,tạo nên tiếng nhạc.

19


Hình 2.6. Hình dạng thực tế của UM66
2.7.Tụ điện
Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các
mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu mạch
truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động.
2.7.1.Cấu tạo của tụ điện
Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song ở giữa có một lớp
cách điện gọi là điện môi.

* Ký hiệu : Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor)
* Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara (F) .

Hình 2.7.1: Kí hiệu của tụ điện
2.7.2.Phân loại tụ điện
Tụ điện có nhiều loại như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụmica , Tụ hoá nhưng về
tính chất thì ta phân tụ là hai loại chính là tụ không phân cực và tụ phân cực.

20


Hình 2.7.2a.Hình dạng thực tế của Tự Hóa

Hình 2.7.2b.Hình dạng thực tế của tụ gốm

2.8. Speaker (Loa nhạc)

Hình2.8 Hình dạng thực của Loa phát nhạc
CHƯƠNG 3: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ THIẾT KẾ MẠCH
21


3.1. Sơ đồ nguyên lý bộ phát:

Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý bộ phát
3.2. Sơ đồ nguyên lý bộ thu:

Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý bộ thu
3.3. Mạch Layout bộ phát:


22


Hình 3.3. Mạch Layout bộ phát
3.4. Mạch Layout bộ thu:

Hình 3.4.Mạch Layout bộ thu

3.5. Mạch thực tế bộ phát:

Hình 3.5.Mạch thực tế bộ phát
23


3.6.Mạch thực tế bộ thu:

Hình 3.6.Mạch thực tế bộ thu

3.7. Ưu – nhược điểm của mạch:

- Ưu điểm:
+ Đơn giản, gọn nhẹ, dễ lắp đặt và sửa chữa
+ Giá thành thấp
+ Hoạt động ổn định trong khoảng nhiệt độ từ 0 - 700C
+ Mạch phát có thể đạt xa mạch thu đến hàng trăm mét
+ Mạch hoạt động với dòng điện một chiều nhỏ nên ít tổn hao năng
lượng.
- Nhược điểm:
+ Cần 2 adapter cho mạch phát và mạch thu.
24



+Phạm vi bảo vệ bằng tia chứ không quét bán kính.
+Chưa kết nối được với điện AC từ lưới để sử dụng tải công suất
cao hơn.Cần kết nối thêm mạch với Rơ-le để kết nối được với điện
từ lưới.

PHẦN III
KẾT LUẬN
Sau quá trình thực hiện đồ án, em đã thu được một số kết quả như sau:
+ Nâng cao kỉ năng làm mạch thực tế.
+Hiểu rỏ hơn về các linh kiện bán dẫn và ứng dụng của nó.
+Mạch chạy như ý muốn và ổn định nên e rất hài long.
Tuy nhiên vẫn có hạn chế là:
+Kinh nghiệm làm mạch lần đầu nên còn chậm.
+Còn phải hỏi thầy cô nhiều về đồ án.

25


×