Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tiểu luận Ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hoạt động marketing ở pháp và đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.74 KB, 38 trang )

Đề tài 3: Ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hoạt động marketing ở Pháp và Đức
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG...............................................................................................2
PHẦN II: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA PHÁP –
ĐỨC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING.........................9

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hóa đều thống nhất cho rằng văn
hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Tác động của
văn hóa đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Trong phạm vi bài viết này, nhóm
chúng tôi phân tích sự tác động của văn hóa đến hoạt động Marketing của nước Pháp
và Đức


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội, là một hệ thống các giá
trị, các cơ cấu, kỹ thuật, thể chế các tư tưởng….được hình thành trong quá trình hoạt động
sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Hệ thống văn hóa có
chức năng như là một khuôn mẫu chuẩn mực các hành vi xã hội

1.2. Các yếu tố văn hóa
 Ngôn ngữ: là phương tiện để truyền thông tin và ý tưởng
-

Hiểu biết ngôn ngữ giúp hiểu tình huống, tiếp cận dân chúng địa phương, nhận
biết sác thái, nhấn mạnh ý nghĩa, giúp hiểu văn hóa tốt hơn cũng như hiểu biết các

-

thành ngữ, cách nói xã giao hằng ngày và dịch thuật thông suốt
Có 2 loại ngôn ngữ: không lời (màu sắc, khoảng cách, địa vị) và ngôn ngữ thân



thể.
 Tôn giáo: thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng
hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm
tin đó.
- Tôn giáo ảnh hướng đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ trong cuộc sống,
-

cách cư xử, thói quen làm việc cũng như cả chính trị và kinh doanh.
Các tôn giáo phổ biến như: Thiên Chúa, Tin Lành, Do Thái, Hồi Giáo, Phật
Giáo….

 Giá trị và thái độ:
-

Giá trị: là niềm tin vững chắc làm cơ sở để con người đánh giá điều đúng, sai, tốt,

-

xấu, quan trọng hay không quan trọng
Thái độ: là những khuynh hướng không đổi của sự cảm nhận và hành vi theo một
hướng riêng biệt về một đối tượng

 Thói quen và cách cư xử:
-

Thói quen là cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước, là cách sự vật

-


được làm
Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong xã hội riêng biệt, được

dùng khi thực hiện chúng
 Các yếu tố vật chất:
- Là những đối tượng con người làm ra như hạ tầng kinh tế, xã hội, tài chính…
- Những tiến bộ kỹ thuật: tác động đến tiêu chuẩn mức sống và giải thích những giá
trị, niềm tin của xã hội


 Thẩm mỹ: thị hiếu nghệ thuật của văn hóa (hội họa, kịch nghệ, âm nhạc). Nhiều khía
cạnh thẩm mỹ khác nhau làm cho các nền văn hóa khác nhau
 Giáo dục (khả năng đọc, viết, nhận thức, hiểu biết…) cung cấp sơ sở hạ tầng cần
thiết để phát triển khả năng con người

1.3. Tác động của văn hóa đến hoạt động Marketing
Văn hóa tác động đến hoạt động marketing
Trực tiếp
Tác động lên chính hành vi
của các chủ thể kinh
doanh/các nhà hoạt động thị
trường
Văn hóa ảnh hướng đến 4P

Văn Hóa

Hoạt động
marketing

Gián tiếp

Tác động đến hành vi mua của
người tiêu dùng từ đó tác động đến
hoạt động marketing của doanh
nghiệp

-

Product: sự chấp nhận sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn thái độ và giá

-

trị.
Price: chính sách giá thường bị ảnh hưởng bởi các thái độ văn hoá đối với sự

-

thay đổi thông qua cái gọi là “giá tâm lý”.
Place: hệ thống phân phối thường bị ảnh hưởng bởi các chế định xã hội.
Promotion: chính sách xúc tiến hỗn hợp bị ảnh hưởng sâu sắc bởi vấn đề ngôn
ngữ

1.4. Giới thiệu về nước Pháp
Quốc danh hiện tại là Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia nằm
tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác.
Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây
Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp có chung biên giới trên bộ
với Brasil, Suriname và Sint Maarten (Hà Lan). Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường
hầm Eo biển, chạy dưới eo biển Manche.
Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là
quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng euro và khối

Schengen. Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một
trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

.


Diện tích:
Với diện tích 674.843 kilômét vuông (260.558 mi²) , Pháp là nước rộng nhất Tây Âu
và là nước rộng thứ 40 trên thế giới. Lãnh thổ chính của Pháp có diện tích 551.695 kilômét
vuông (213.010 mi²)
Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất cả các đại dương của
hành tinh, Pháp sở hữu Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng thứ hai trên thế giới với diện tích
11.035.000 kilômét vuông (4.260.000 mi²), chỉ đứng sau Hoa Kỳ (11.351.000 km² /
4.383.000 mi²), nhưng trước Úc (8.232.000 km² / 3.178.000 mi²).Vùng đặc quyền kinh tế
Pháp chiếm gần 8% tổng diện tích mọi vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, trong khi diện
tích đất liền Cộng hòa Pháp chỉ chiếm 0.45% tổng bề mặt Trái Đất
Thủ đô: Paris.
Các thành phố: Lyon, Marseille-Aix-en-Provence, Lille, Toulouse
Quốc khánh: 14 tháng 07 (Ngày phá ngục Bastille)
Khí hậu:
Pháp, nằm giữa vùng ôn đới vì vậy Pháp được thừa hưởng một nền khí hậu rất ôn hoà
với bốn mùa rõ rệt. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 0-8 0 C, mùa hè nhiệt độ trung bình từ
16-240 C.
Do địa lý mỗi vùng có sự khác nhau vì thế mà khí hậu cũng được phân biệt rất rõ rệt
ở mỗi vùng: Khí hậu miền địa trung hải, khí hậu miền đại dương và khí hậu lục địa.
Khu vực Bretagne và khu Normandie chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương ẩm ướt,
mưa nhiều, phần lớn là chịu ảnh hưởng của gió tây, mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ trung
bình 70 C, mùa hè mát nhiệt độ trung bình là 160 C
Vùng Aquitaine chịu ảnh hưởng của vùng địa trung hải và một phần của đại dương vì
vậy mùa xuân thường có mưa nhiều, quanh năm gió mát. Nhiệt độ trung bình thường là 5 0 C

mùa đông và 220 C mùa hè
Khu vực phía Đông và Đông Bắc lại được biết đến khí hậu bán lục địa. Mùa đông ở
vùng này rất khắc nghiệt thường có tuyết rơi. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông là -1 0 C.
Mùa hè nắng nóng thường có giông. Nhiệt độ trung bình là 190 C
Địa hình
Đồng bằng : chiếm 2/3 tổng diện tích.
Những dãy núi chính: dãy Alpes (nới có đỉnh núi Mont-Blanc là đỉnh núi cao nhất
phía tây Âu - 4807 m),dãy Pyrénées, Jura, Ardennes, vùng Massif central et Vosges.


Bờ biển : Pháp sở hữu 5500km bờ biển nhờ có 4 mặt giáp biển ( biển bắc, biển
Manche, Đại tây dương và Địa trung hải)
Môi trường: Một số thiệt hại về rừng mưa axit (rừng thiệt hại lớn xảy ra như là một
kết quả nặng năm 1999 gió bão), ô nhiễm không khí từ khí thải công nghiệp và xe, ô nhiễm
nguồn nước từ chất thải đô thị, từ nông nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cao (tỷ lệ tử
vong ong mật)
Dân số: 60,7 triệu dân (2001), mật độ: 107 người/km2, nước Pháp có 52 tỉnh thành
với hơn 150.000 dân.
Chính trị
Hiến pháp của nền Đệ Ngũ Cộng hòa được thông qua sau cuộc trưng cầu dân
ý ngày 28 tháng 9, 1958. Hiến pháp mở rộng to lớn quyền lực hành pháp so với Nghị viện.
Theo hiến pháp, Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy tắc phổ thông đầu
phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm). Sự phân xử của Tổng thống đảm bảo hoạt
động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công cộng và tính liên tục của quốc gia. Tổng
thống đề cử Thủ tướng, là người cầm đầu nội các, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, và ký
kết các hiệp ước.
Quyền lực lập pháp của Thượng nghị viện bị giới hạn: trong trường hợp có sự bất
đồng giữa lưỡng viện, Quốc hội sẽ là bên có tiếng nói cuối cùng. Chính phủ có ảnh hưởng
lớn trong việc đưa ra chương trình nghị sự của Quốc hội và Thượng nghị viện.
Chính sách đối ngoại của Pháp được hình thành phần lớn với tư cách thành viên Liên

minh Châu Âu. Ngày 29 tháng 5, 2005 cử tri Pháp đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân
ý với khoảng 55% số phiếu phản đối phê chuẩn Hiệp ước thành lập Hiến pháp chung Châu
Âu. Kết quả cuộc bầu cử được dư luận rộng rãi coi là mang tính quan trọng lớn với tương lai
phát triển của Liên minh Châu Âu, cũng như khả năng giữ vai trò lãnh đạo của Pháp ở Châu
Âu.
Pháp là thành viên của Văn phòng Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC), Hiệp hội Ấn
Độ Dương (COI), là thành viên liên kết của Hiệp hội Quốc gia Caribe (ACS) và là thành viên
đứng đầu Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (OIF) với 51 nước sử dụng tiếng Pháp hoàn
toàn hay một phần.
Pháp cũng là nơi đóng trụ sở của OECD, UNESCO, Interpol, và Văn phòng Trọng
lượng và Đo lường Quốc tế chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn hệ mét.
Kinh tế
Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8, kinh tế
Pháp xếp hàng thứ sáu thế giới năm 2005, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa và Anh Quốc. Pháp là một trong 10 thành viên Liên minh Châu Âu đầu tiên sử
dụng đồng Euro ngày 1 tháng 1, 1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn
toàn thay thế đồng franc của Pháp đầu năm 2002.


Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong năm 2004 Pháp là nhà
xuất khẩu hàng hóa sản xuất đứng hàng thứ năm thế giới sau Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản,
và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và đứng trước Anh Quốc. Nước này cũng đứng thứ tư thế
giới về nhập khẩu hàng hóa sản xuất (sau Hoa Kỳ, Đức, và Trung Quốc, nhưng trước Anh
Quốc và Nhật Bản). Năm 2003 Pháp là nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng hàng
thứ hai trong số các nước OECD ở mức 47 tỷ dollar, xếp sau Luxembourg (nơi nguồn đầu tư
trực tiếp nước ngoài chủ yếu là sự chuyển tiền tới các ngân hàng đóng trụ sở tại đó) nhưng
trước Hoa Kỳ (39.9 tỷ dollar), Anh Quốc (14.6 tỷ dollar), Đức (12.9 tỷ dollar), hay Nhật Bản
(6.3 tỷ dollar). Cùng trong năm này, các công ty Pháp đã đầu tư 57.3 tỷ dollar ra ngoài đất
nước khi Pháp trở thành nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ hai khối OECD, sau Hoa
Kỳ (173.8 tỷ dollar), và trước Anh Quốc (55.3 tỷ dollar), Nhật Bản (28.8 tỷ dollar) và Đức

(2.6 tỷ dollar).
Trong báo cáo OECD in Figures xuất bản năm 2005, OECD cũng ghi chú rằng Pháp
hiện dẫn đầu các nước G7 về hiệu năng sản xuất (tính theo GDP trên giờ làm việc). Năm
2004, GDP trên giờ lao động tại Pháp là $47.7, xếp hạng trên Hoa Kỳ ($46.3), Đức ($42.1),
Anh Quốc ($39.6), hay Nhật Bản ($32.5)
Thể thao
Các môn thể thao phổ biến nhất ở Pháp là bóng đá và bóng bầu dục công đoàn.
Ô tô thể thao rất phổ biến ở Pháp, đặc biệt là đua xe và đua xe gắn máy.
Tennis là môn thể thao phổ biến nhất
Pháp tổ chức hàng năm đi xe đạp cuộc đua Tour de France, trong đó diễn ra mỗi
tháng Bảy và kéo dài trong ba tuần đã giành được 21 người đi xe đạp khác nhau của Pháp
trong lịch sử 96 năm của nó.
Bi sắt là chủ yếu đóng ở miền Nam nước Pháp
Parkour ("nghệ thuật du déplacement") là một hoạt động thể chất là rất khó để phân
loại. Nó là một nghệ thuật tương tự như tự vệ và võ thuật . Theo người sáng lập David Belle,
tinh thần của Parkour được hướng dẫn một phần bởi những khái niệm về "lối thoát" và "tiếp
cận", có nghĩa là, ý tưởng của việc sử dụng tư duy nhanh chóng với sự khéo léo để có được
những tình huống khó khăn

1.5.

Giới thiệu về nước Đức
Cộng hoà Liên bang Đức nằm ở trung tâm châu Âu, có biên giới với Đan Mạch ở

phía Bắc; Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg ở phía Tây; Thụy Sĩ và Áo ở phía Nam; Séc,
Slovakia và Ba Lan ở phía Đông. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và TâyÂu, giữa bán đảo
Skandinavia và Địa Trung Hải


Diện tích: 357.500 km2. Bờ biển dài 2.389 km. Biên giới đất liền 3.618km. Khoảng

cách lớn nhất từ Bắc đến Nam dài 876 km và từ Đông sang Tây dài 640km theo đường chim
bay.
Thủ đô: Berlin.
Quốc khánh: 03 tháng 10 (ngày thống nhất nước Đức).
Khí hậu: Về khí hậu, nước Đức nằm trong vùng ôn đới lạnh gió Tây giữa Đại Tây
Dương và khí hậu lục địa phía Đông, hiếm khi xảy ra những chênh lệch lớn về nhiệt độ.
Lượng mưa trãi suốt các mùa trong năm. Nhiệt độ giao động trung bình trong mùa đông là
-60C ở vùng núi và 1,50C ở vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình của tháng 7 là 180C ở
vùng đồng bằng và 200C ở các vùng thung lũng kín phía Nam. Những vùng khí hậu ngoại lệ
là vùng thượng lưu sông Reihn có khí hậu ôn hòa, vùng thượng Bayern chịu ảnh hưởng của
khí đoàn gió nam khô nóng từ dãy Alpen và vùng Harz chịu ảnh hưởng của những đợt gió
mạnh, mùa hè lạnh và mùa đông có nhiều tuyết.
Địa hình: Nước Ðức có địa hình cảnh quan đặc biệt đa dạng và hấp dẫn. Những dãy
núi cao thấp với các cao nguyên, vùng núi và vùng trung du, vùng duyên hải và đồng bằng
rộng mở. Từ Bắc xuống Nam, nước Ðức được chia làm năm vùng quang cảnh lớn: Vùng
đồng bằng phía Bắc, vùng núi trung du, vùng núi Tây Nam, vùng chân núi Alpen Nam nước
Ðức và vùng núi Alpen Bayern.
Sông ngòi: nước Đức có nhiều sông ngòi có giá trị lớn về kinh tế, đặc biệt rất thuận
lợi cho giao thông vận tải và thủy điện. Các sông lớn chảy qua CHLB Đức là sông Rhein,
Elbe, Main, Weser, Danube và Spree.
Dân số: Diện tích nước Đức chỉ lớn hơn nước láng giềng Ba Lan một chút, nhưng
dân số lại nhiều hơn gấp đôi. Trong số đó 68 triệu là người Đức, còn lại 15 triệu là người


nước ngoài hay có nguồn gốc từ các nước khác. Khoảng 75 triệu người có quốc tịch Đức,
một số ít trong số đó còn có thêm quốc tịch nước khác bên cạnh quốc tịch Đức. Khoảng 7,5
triệu người là người nước ngoài.
Chính trị:
Thủ đô và trụ sở chính phủ của cộng hòa liên bang Đức là Berlin. Theo điều luật 20,
hiến pháp Đức thì cộng hòa liên bang Đức là một đất nước dân chủ, xã hội và hợp kiến.

Nước Đức có tất cả 16 bang, một số bang được hình thành bởi nhiều khu hành chính khác
nhau. Đất nước được cai quản theo hiến pháp (Grundgesetz). Trong khi nguyên thủ quốc gia
là tổng thống với nhiệm vụ đại diện cho đất nước, thì thủ tướng là người điều hành đất nước.
Thủ tướng là người có quyền quyết định đường lối lãnh đạo chính trị.
Nước Đức là một liên bang, điều đó có nghĩa là bộ máy chính trị của Đức được chia
ra làm hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang của
từng bang một. Mỗi cấp đều có một bộ máy hành chính riêng: hành pháp (executive), lập
pháp (legislative) và tư pháp (judicial).
Kinh tế: Đức vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cho nên nền kinh tế của
nước này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Phần lớn diện tích nước Đức
được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% - 3% dân số Đức làm việc trong ngành này.
Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 2.271 tỉ Euro, Đức là nước công nghiệp với nền kinh
tế quốc gia lớn thứ 3 thế giới.
Thể thao: Môn thể thao được yêu thích nhất ở Đức là bóng đá. Giải bóng đá thế giới
năm 2006 sẽ được tổ chức tại Đức. Câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất của Đức là đội FC
Bayern München (tiếng Anh: Bayern Munich) ở tiểu bang Bayern (tiếng Anh: Bavaria).
Ngoài bóng đá ra thì môn thể thao được khán giả truyền hình xem nhiều nhất là môn đua xe
Công thức 1 (Formula One). Trong thời gian gần đây, bóng rổ ngày càng được yêu chuộng
nhiều hơn trong lớp trẻ, tuy nhiên số lượng khán giả theo dõi môn này trên truyền hình vẫn
kém xa môn đua xe. Ngoài ra môn bóng ném và khúc côn cầu trên băng cũng được nhiều
người yêu thích.


PHẦN II: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
GIỮA VĂN HÓA PHÁP – ĐỨC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING
1.6. Ngôn ngữ
1.6.1. Ngôn ngữ của Pháp
Một trong những báu vật của nước Pháp chính là ngôn ngữ chính thức của họ - tiếng
Pháp. Nhiều người tin vào vẻ đẹp của tiếng Pháp và ủng hộ việc gìn giữ sự thuần khiết của

nó. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ của những người nhập cư cũng được sử dụng tại Pháp: tiếng
Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, Ả rập Maghreb, tiếng Thổ Nhĩ
Kỳ, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Việt, và tiếng Khmer cũng thường được sử
dụng.
Theo một nghiên cứu của Eurobarometer thực hiện năm 2005, 45% người Pháp có
thể giao tiếp bằng một ngôn ngữ nước ngoài, đặc biệt tại các thành phố lớn và các vùng biên
giới như Pyrénées, Alsace, hay Alps.
Tiếng Pháp thuộc nhóm ngôn ngữ Roman, có quan hệ rất gần với ngữ hệ Latin. Tiếng
Pháp là một ngôn ngữ lớn, được hơn 136 triệu người trên thế giới sử dụng như là tiếng mẹ đẻ
và được 29 quốc gia dùng làm ngôn ngữ chính thức. Cộng đồng nói tiếng Pháp hiện nay có
57 quốc gia và vùng lãnh thổ.

1.6.2. Ngôn ngữ của Đức
Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức. Bên cạnh tiếng Đức là các ngôn ngữ
của những dân tộc thiểu số đã sống lâu đời tại Đức mà đã được công nhận là ngôn ngữ chính
thức như tiếng Đan Mạch và các tiếng nói của người Sorben và Friesen.
Martin Luther đã góp phần vào việc phát triển của tiếng Đức chuẩn trong thế kỷ 16
với việc dịch Kinh Thánh của ông. Jahann Christoph Adelung xuất bản năm 1871 quyển tự
điển lớn đầu tiên. Đột phá lớn tiến tới một cách viết tiếng Đức thống nhất là quyển "Tự điển
chính tả tiếng Đức" của Konrad Duden (1080) là quyển sách đã được chấp nhận là cơ sở của
chính tả của cơ quan nhà nước trong cuộc cải tổ cách viết chính tả năm 1901 sau vài thay đổi
nhỏ. Mãi đến năm 1996 mới có cuộc cải tổ cách viết mới.
Tiếng Đức đã từng một thời là ngôn ngữ chung ở trung tâm châu Âu, Bắc Âu và
Đông Âu. Ngày nay tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ được dạy nhiều nhất trên thế
giới và là ngoại ngữ được yêu chuộng thứ hai sau tiếng Anh ở châu Âu.
Ngoại ngữ được dạy ưu tiên trong trường học là tiếng Anh, kế tiếp theo đó là tiếng
Pháp và sau đó là tiếng La tinh. Trong những năm gần đây tiếng Tây Ban Nha ngày càng


được ưa chuộng hơn. Ðức là một nước có nhiều khẩu ngữ. Dựa trên khẩu ngữ và tiếng địa

phương, người ta có thể nhận ra được người nói đến từ vùng nào

1.6.3. Những điểm tương đồng - khác biệt và sự ảnh hưởng đến marketing
 Tương đồng
Cả hai nước Đức và Pháp đa số người dân đều sử dụng thành thạo tiếng Anh (ở Pháp
khoảng 34% dân số thông thạo Tiếng Anh, ở Đức Tiếng Anh là ngoại ngữ chính).
Đức và Pháp là một trong những quốc gia có nhiều ngoại ngữ.
Cả Đức và Pháp đều thích khách nước ngoài sử dụng ngôn ngữ của nước mình.
 Khác biệt
Pháp
Tiếng mẹ đẻ của nước Bỉ, Thụy Sĩ…

Đức
Tiếng mẹ đẻ của Áo, vùng Nam Triol_Bắc

Tiếng Pháp thuộc nhóm ngôn ngữ Roman, có

Italy, Bắc Schleswing_Đan Mạch
Tiếng Ðức là ngôn ngữ lớn trong số các ngôn

quan hệ rất gần với ngữ hệ Latin

ngữ gốc Indogerman. Trong số các ngôn ngữ
cùng gốc ngôn ngữ này thì tiếng Ðức thuộc

Người Pháp rất tôn trọng nghi thức xã giao,
hệ thống cấp bậc, chức vụ. Đại từ nhân xưng
“vous” đầy vẻ trân trọng luôn được sử dụng,
nên tránh từ “tu”, trừ khi được yêu cầu


nhóm ngôn ngữ German và có họ hàng với
tiếng Ðan Mạch, Na Uy, Thuỵ Ðiển,
Flamăng và cả với tiếng Anh
Có nhiều khẩu ngữ
Trong giao tiếp ở Đức, lời chào hỏi mang
tính chất trang trọng. Bạn nên sử dụng các
chức danh để biểu lộ sự kính trọng.

 Sự ảnh hưởng
- Product: Nên dùng tiếng của đúng từng nước để ghi chú trên từng sản phẩm, các
nội dung in trên bao bì như: hướng dẫn sử dụng, hàm lượng, chỉ định…. nên trình
-

bày theo hình thức song ngữ (Pháp – Anh, Đức – Anh)
Price: Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà ta có những mức giá cho phù hợp.
Nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi một số tiền lớn để thoả mãn nhu cầu, giá cả sản

-

phẩm có thể được định giá cao ngay từ đầu và ngược lại.
Place: Tùy thuộc từng sản phẩm, ở những vùng nông thôn, vùng xa trung tâm,
người dân chủ yếu mua sản phẩm thông qua các chợ nhỏ hoặc các cửa hàng nhỏ,
ở vùng trung tâm, người tiêu dùng thích mua sắm ở các trung tâm thương mại lớn,

-

siêu thị lớn dó đó kênh phân phối dài hơn
Promotion:
 Khi làm marketing ở Pháp thì ta nên dùng khẩu hiệu bằng tiếng Pháp hay tiếp
thị bằng tiếng Pháp sẽ giúp tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn. Tương tự, ở Đức



cũng vâỵ.
Ở thủ đô hay trung tâm thành phố lớn của 2 nước, tỷ lệ người sử dụng tiếng


Anh cao và nhiều người nước ngoài, vì thế việc bán hàng sử dụng các slogan,
biểu ngữ bằng tiếng Anh hay, ấn tượng và thú vị cũng có thể thu hút sự chú ý


và quan tâm của người dân ở đây.
Pháp và Đức cũng có nhiều vùng sử dụng tiếng địa Phương và tiếng của 1 số
quốc gia khác, chú ý sử dụng ngôn ngữ khi phân phối và quản bá sản phẩm



đến các vùng đó.
Khi làm marketing nên tùy vào đối tượng khách hàng mà có những lời xưng



hô phù hợp
Trong ngôn ngữ để quảng bá tại Pháp, nên sử dụng từ ngữ trau chuốt, sang



trọng và lịch thiệp, tạo sự hài lòng lịch thiệp.
Ở Đức thì chú ý đến dùng khẩu ngữ khi tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. Ngôn
ngữ, từ ngữ lịch sự nhưng cũng đừng quá bóng bẩy, không phù hợp với người


Đức
Tóm lại, khi muốn đầu tư kinh doanh, bạn cũng nên đầu tư thời gian tìm hiểu tiếng
Pháp và Đức, nếu có thể, hãy nắm vững cách sử dụng. Đừng để ngôn ngữ trở thành rào cản
trong quá trình chinh phục thị trường nước Pháp và Đức của công ty bạn.

1.7. Tôn giáo
1.7.1. Tôn giáo của Pháp
Pháp là một nước phi tôn giáo nhưng có nền văn hóa Thiên Chúa giáo La Mã, bằng
chứng là Pháp có nhiều nhà thờ lớn La Mã hoặc Gothic, nhà thờ nhỏ có mặt cả ở những nơi
hẻo lánh nhất. Mọi người được tự do tôn giáo và mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên tín
ngưỡng tôn giáo đều bị cấm.
Những tín ngưỡng chủ yếu có mặt ở Pháp là Cơ đốc giáo (Thiên Chúa và Tin lành),
Hồi giáo và Do thái giáo. Nhà thờ Thiên Chúa giáo, đền thờ Hồi giáo, nhà thờ Do thái cùng
tồn tại trong hòa bình, trên tinh thần hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau.


Các tôn giáo ở Pháp
Tuy nước Pháp có khá nhiều tôn giáo nhưng tôn giáo chính vẫn là Thiên Chúa giáo
La Mã, nên khi thâm nhập thị trường nước Pháp chúng ta nên chú ý những đặc trưng của tôn
giáo này cũng như những ngày lễ có liên quan.

1.7.2. Tôn giáo của Đức
Hai tôn giáo chính ở Đức là Ki-tô giáo và Do Thái giáo hai tôn giáo này đều khởi
nguồn từ Thiên chúa giáo và tôn thờ chúa Giesu. Hồi giáo chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở
Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phần lớn đân số Đức theo Ki-tô giáo: 32,0% theo
Tin Lành (ở Bắc và Đông Đức), 31,7% theo Công giáo La Mã (ở Tây và Nam Đức), 1,14%
theo Chính Thống giáo Đông phương. Khoảng 27% người Đức không theo tôn giáo nào cả,
phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại
theo các đạo khác.


1.7.3. Những điểm tương đồng - khác biệt và sự ảnh hưởng đến marketing
 Tương đồng
Đức và Pháp có đạo Thiên chúa giáo La Mã là phổ biến, và phần lớn dân số cả hai
nước cũng không theo tôn giáo nào cả.
 Khác biệt
Pháp
Pháp có đạo Thiên chúa giáo La Mã

Đức
Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và

Bên cạnh đó Pháp cũng là nước có cộng

đạo Tin Lành
Đạo Hồi chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức

đồng người Hồi giáo lớn nhất Châu Âu

sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Đức phần đông dân số còn theo đạo Tin lành.
Không có giáo hội nhà nước ở Ðức
Mối quan hệ giữa giáo hội và nhà nước là
quan hệ đối tác

 Sự ảnh hưởng
-

Product: Do thói quen của đạo Thiên chúa là cầu nguyện sáng và tối, ăn chay:
không ăn thực phẩm làm từ động vật máu nóng. Đạo Hồi thì cầu nguyện: bình
minh, xế trưa, trưa, hoàng hôn, tối. Ăn chay: tháng Ramanda không ăn vào lúc

mặt trời còn ló dạng. Không ăn thịt heo. Không ăn động vật đã chết trước khi giết
mổ theo nghi thức.

-

Price: Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà ta có những mức giá cho phù hợp.
Nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi một số tiền lớn để thoả mãn nhu cầu, giá cả sản

-

phẩm có thể được định giá cao ngay từ đầu, và ngược lại.
Place: Nhiều nơi diễn ra nhiều lễ hội tôn giáp thu hút khách tham quan, nơi tổ


chức các sự kiện nổi tiếng trên thế giới, thu hút các đoàn nghệ thuật tham gia . Ở
những vùng nông thôn, vùng xa trung tâm, người dân chủ yếu mua sản phẩm
thông qua các chợ nhỏ hoặc các cửa hàng nhỏ, ở vùng trung tâm, người tiêu dùng
thích mua sắm ở các trung tâm thương mại lớn, siêu thị lớn dó đó kênh phân phối
-

dài hơn
Promotion: Họ đều có những này lễ theo đạo như Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh, Lễ
Tạ Ơn…nắm bắt thời điểm để lựa chọn thời gian quảng bá hay tăng cường kênh

phân phối cũng như linh hoạt, tránh những cấm kỵ trong các quy định về tôn giáo.
Ở Pháp cũng cũng là nước có tỷ lệ người Hồi giáo nhiều nhất châu Âu, và thường
giống theo công đồng, khi thực hiện marketing với những vùng đó cần tránh những sản phẩm
từ bò cũng như sử dụng hình ảnh liên quan tới bò, và cũng chú ý tới khoảng thời gian ăn chay
và cầu nguyện của họ cho những sản phẩm thảm và thực phẩm…
Tuy thuộc hệ thống thiên chúa giáo La mã nhưng cũng cần nghiên cứu các nhánh của

Tôn Giáo đó như Đức chủ yếu là Công Giáo và tin lành có những quy định và Đức tin khác
với những nhánh tôn giáo ở Pháp…để tránh những chiến lược marketing không phù hợp
hoặc mang tính chất đụng chạm đến đức tin.
Vì vậy khi làm Marketing phải chú ý đến các Tôn giáo có ở đây, thời điểm đưa ra sản
phẩm phải thích hợp, không sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ…bị cho là cấm kỵ


1.8. Giá trị và thái độ
1.8.1. Giá trị và thái độ của Pháp
Người Pháp có lòng tự hào dân tộc rất cao. Họ xem việc phụng sự cho đất nước là
một công việc cao cả. Trong quá trình hội nhập với thế giới, người Pháp đã không ngừng đấu
tranh cho sự “hòa nhập“ chứ không “hòa tan”. Dù đi đâu, họ vẫn luôn giữ gìn bản sắc văn
hóa của dân tộc.
Người Pháp có phong cách giao tiếp rất lịch sự, khôn ngoan, khéo léo, văn minh và
hài hước, họ luôn có biệt tài làm vừa lòng người khác. Do vậy văn hóa Pháp được gọi là văn
hóa ngoại giao.
Họ quan niệm cuộc sống và hạnh phúc gia đình quan trọng hơn công việc. Chính vì
vậy mà những kỳ nghỉ ở nước này thường được kéo dài từ 5 đến 8 tuần. Cũng vì để có nhiều
thời gian dành cho gia đình hơn, đa số người Pháp nghỉ hưu rất sớm khi bước sang độ tuổi
45.
Người Pháp thường tự đặt ra các nguyên tắc cho bản thân và đánh giá người khác dựa
trên sự hiểu biết và trình độ học vấn. Ở Pháp, sự thông minh và tính logic được đánh giá cao.
Nếu họ không thấy tính logic trong một vấn đề thì ngay lập tức họ sẽ bác bỏ. Họ có khuynh
hướng coi trọng lý thuyết hơn là thực tiễn.
Người Pháp rất thích tranh luận và họ luôn theo đuổi vấn đề đến cùng. Kết quả của
một cuộc tranh luận đối với họ luôn luôn có người thắng, kẻ thua và không có bất kỳ trường
hợp nào là ngoại lệ. Thay đổi quan điểm của người Pháp hay thuyết phục họ không phải là
việc làm dễ. Với họ, sự đồng thuận không dễ gì đạt được.
Nhiều người Pháp quan niệm rằng dù năng suất làm việc khác nhau nhưng nếu cùng
ở một vị trí, cấp bậc như nhau trong công ty thì tiền lương nhận được cũng phải như nhau.

Việc cắt giảm hay tăng lương cho một cá nhân nào đó vì bất kỳ lý do gì sẽ không được xem
là công bằng đối với những người giữ những vị trí tương đương còn lại.
Tại Pháp, tôn giáo là một trong những vấn đề nhạy cảm. Pháp luật nước này ngăn
cấm việc thu thập số liệu, thông tin liên quan đến chủng tộc, tôn giáo…

1.8.2. Giá trị và thái độ của Đức
Đức là một đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú bậc nhất châu
Âu.
“Văn hóa đọc” rất phát triển ở Đức. Ở Đức, hằng năm có rất nhiều hội chợ sách, các
thư viện Đức luôn là những nơi tuyệt vời cho những người cần nghiên cứu
Người Đức có tính kỷ luật cao, nghiêm túc, nguyên tắc, chính xác và khoa học. Quan
điểm giờ giấc của họ rất chính xác.
Người Đức thích sạch sẽ và ngăn nắp, nhất là nhà bếp và toilet.


Người Đức có tính tổ chức và tự lập cao nên chi tiêu rất dè sẻn và hợp lý. Khi người
Đức rủ ta làm một việc gì đó, thí dụ như đi ăn hay xem xi nê chẳng hạn, có nghĩa là mạnh ai
người nấy trả, còn khi nào họ mời thì lúc ấy họ sẽ trả tiền cho cả hai.

1.8.3. Những điểm tương đồng - khác biệt và sự ảnh hưởng đến marketing
Toilet của Đức thuộc loại sạch sẽ có hạng (Đồ sứ vệ sinh của Villeroy & Boch / Đức
đứng hàng đầu thế giới).

1.9. Thói quen và cách cư xử
Thói quen và cách ứng xử ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng, cùng xem xét
một số thói quen và cách ứng xử của người dân Pháp, Đức để thấy được những ảnh hưởng
đến chiến lược marketing-mix
1.9.1. Thói quen, cách ứng xử của người Pháp
Xã giao:
Người Pháp tôn trọng giờ giấc bởi vì sự đúng giờ là một biểu hiện căn bản của phép

lịch sự. Những lời nói “cảm ơn”, “xin lỗi”,…và cử chỉ ấy rất nhẹ nhàng và được học từ khi
còn nhỏ tuổi. Với người Pháp, nếu không có những lời lẽ cử chỉ ấy, tất cả mọi sự tinh tế
trong xử thế chỉ là sự giả tạo.
Ở nơi công cộng người Pháp tránh tóp tép nhai kẹo cao su, cắt móng tay, móng chân,
chải đầu, ngoáy mũi, ngoáy tai, ngáp, vươn vai,…
Họ cũng quan niệm rằng cơ sở của sự hòa hợp êm thấm trong gia đình là tình thương,
sự tin tưởng, sự thống nhất, sự tôn trọng và sự lạc quan. Một trong những điều kiện không
thể thiếu đối với sự hòa hợp trong gia đình là mỗi người ai cũng có quyền có không gian
riêng.
Ăn mặc:
Trong ứng xử, người Pháp phán xét mức độ văn hóa và giáo dục của một con người
thông qua phép lịch sự bên ngoài, trong đó có phần trang phục. Quy tắc đầu tiên là ăn mặc
phù hợp với tuổi tác và hình thể. Khi người ta còn trẻ, hầu như mọi kiểu cách quần áo đều có
thể mặc được nhưng khi đã bước qua một ngưỡng nào đó, theo phép lịch sự, người ta phải
biết từ bỏ những mầu sắc kiểu dáng khêu gợi mà tìm tới sự hài hòa kín đáo trong trang phục
sẫm màu hoặc sáng màu.
Quần áo mặc phải thoải mái. Trang phục lịch sự trang nhã là phải phù hợp với hoàn
cảnh, phong cách và nhân cách của mỗi người. Người ta có thể chọn trang phục thoải mái,
tiện dụng, trang nhã, lịch sự, nghiêm túc, đúng cách.
Ăn uống:
Người Pháp rất tôn trọng giờ giấc và phép xã giao trong bữa ăn. Các phép tắc lịch sự
được dạy và học vào bữa ăn.


Phép xã giao lịch sự của mỗi người được đánh giá qua cách ứng xử của người đó trên
bàn ăn, ứng xử đúng mực trên bàn ăn là phép lịch sự tối thiểu. Ví dụ, thường thì chủ nhà xếp
bàn ăn cho khách mời. Moi người ngồi ngay ngắn trên ghế, tựa nhẹ vào lưng ghế. Bàn tay để
hai bên đĩa ăn. Chống khuỷu tay lên bàn, mạnh tay, để phát ra tiếng khi ăn uống là những
cách cư xử bị xem là thiếu văn hóa.
Điện thoại:

Đối với người Pháp, gọi điện thoại cho ai đó thường là làm phiền người đó, làm gián đoạn
công việc của người đó. Chính vì vậy, người Pháp không cố gọi khi không được trả lời. Họ
không bao giờ để điện thoại reo quá 8 lần và không gọi lại ngay khi vừa dập máy. Trên điện
thoại, người Pháp thích nói từ tốn và mạch lạc, tránh dùng ngôn ngữ đường phố, tỏ ra ân cần
ngay cả khi bị làm phiền, kiên nhẫn nghe người đối thoại một cách chăm chú..

1.9.2. Thói quen, cách ứng xử của người Đức:
Xã giao:
Người Đức rất hay chào hỏi: Chào sáng, chào trưa, chào tối, chào đêm, chào gặp mặt,
chào chia tay, xem ra chuyện chào hỏi là rất quan trọng. Kèm theo đó là cái bắt tay và tự giới
thiệu tên mình nếu gặp lần đầu. Không đáp ứng lời chào hoặc bắt tay hoặc giới thiệu được
xem như là một cử chỉ khiếm nhã.
Tuyệt đối không ồn ào nơi công cộng, khu tập thể, đơn giản là không nên nói to, gọi
nhau ơi ới, hoặc cười đùa vì người Đức rất kỵ điều này. Ở chung khu tập thể lưu ý tránh làm
ồn, nghe nhạc với âm lượng cao.
Ăn mặc:
Thông thường người Đức ăn mặc giản dị, chỉ khi nào xem nhạc kịch, múa ballet hoặc
nghe hoà nhạc hoặc khi “có việc” họ mới lên đồ. Việc ăn mặc tùy theo hoàn cảnh, chỉ có một
điều phải thật sự lưu tâm là bộ quần áo ngủ. Như tên gọi của nó, vì là quần áo ngủ nên chỉ
dùng trong phòng ngủ, tuyệt đối không sử dụng ở ngoài.
Điện thoại:
Không nên điện thoại sau 22g nếu không nói trước. Cũng không nên gọi vào buổi
sáng thứ 7 và chủ nhật vì người Đức hay dậy trễ vào cuối tuần. Bạn đồng nghiệp, thậm chí là
xếp cũng không gọi về nhà nếu không có chuyện thật sự cần thíêt. Người Đức rất coi trọng
đời sồng riêng tư. Thói quen và điều đầu tiên khi nhấc điện thoại lên là phải xưng tên.
Tác phong khi ăn uống:
Người Đức khi ăn bạn không nên nói khi đang nhai. Ăn xong rồi mới nói. Đây là một
kỹ năng phải tập dợt nhuần nhuyễn nếu không muốn bị xem là thô lỗ. Và cũng vì bạn không
phải là ngươi Ả Rập nên một cái ợ ngon lành sau bữa ăn ngon cũng nên tránh.
Nói năng:

Tuyệt đối không ồn ào nơi công cộng, khu tập thể, đơn giản là không nên nói to, gọi nhau ơi
ới, hoặc cười đùa vì người Đức rất kỵ điều này. Ở chung khu tập thể lưu ý tránh làm ồn, nghe
nhạc với âm lượng cao (Thí dụ như sau 20g thì không được tạo ra tiếng động quá bao nhiêu


decibel đấy, điều này có quy định cụ thể hẳn hoi)
Thăm viếng:
Ở Việt Nam, khi bạn muốn thăm ai, bạn có thể đến thẳng mà không cần báo trước. Nhưng ở
Đức thì phải báo trước đấy. Người Đức rất cẩn thận trong việc tiếp đãi, bất kể thân sơ, nhưng
khi đã mời bạn đến nhà rồi thì họ tiếp đãi rất chu đáo.
Cử chỉ thân mật:
Bạn có thể có những cử chỉ thân mật vuốt ve những người thân ở nơi công cộng, sẽ không ai
phản ứng gì. Tuy nhiên nếu là người đồng phái thì lại là điều khác. Người Đức qua Việt Nam
rất ngạc nhiên khi thấy 2 người đàn ông có thể ôm eo, quàng vai hoặc nắm tay dắt nhau đi
dạo. Do đó bạn phải cẩn thận khi diễn tả tình cảm thân mật trước đám đông, kẻo gây hiểu
lầm.

1.9.3. Những điểm tương đồng - khác biệt và sự ảnh hưởng đến marketing
Qua những đặc điểm về thói quen, cách ứng xử của người Pháp, Đức, ta thấy thói
quen, cách ứng xử ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm, do đó ảnh hưởng đến chiến
lược marketing-mix (chiến lược 4P) của nhà kinh doanh quốc tế. Hành vi tiêu dùng khác
nhau ở những đối tượng có địa vị xã hội khác nhau, độ tuổi, giới tính khác nhau,…do đó mà
đòi hỏi, yêu cầu của họ về sản phẩm cũng khác nhau.
Product:
Nhu cầu về chất lượng, mẫu mã, hình dáng sản phẩm khác nhau ở những người tiêu
dùng có những nhánh văn hoá khác nhau như tuổi tác, vùng miền, giới tính, tôn giáo, học
vấn, nghề nghiệp, quan niệm về xuất xứ sản phẩm…đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và
phân khúc thị trường mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu để có chiến lược sản phẩm phù
hợp, sản phẩm nên thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng ở từng địa phương, khu vực.
Price: việc định giá sản phẩm cũng một phần nào chịu ảnh hưởng của thói quen, hành vi tiêu

dùng, tuỳ vào từng loại sản phẩm và sản phẩm cạnh tranh. Nếu người tiêu dùng sẵn sang chi
một số tiền lớn để thoả mãn nhu cầu, giá cả sản phẩm có thể được định giá cao ngay từ đầu,
và ngược lại.
Place và Promotion: hệ thống phân phối và khâu xúc tiến, quảng bá sản phẩm sẽ chịu sự ảnh
hưởng đến thói quen tiêu dùng. Ví dụ, ở những vùng nông thôn, vùng xa trung tâm, người
dân chủ yếu mua sản phẩm thông qua các chợ nhỏ hoặc các cửa hàng nhỏ, do đó kênh phân
phối thường ngắn và tốn kém, các hoạt động quảng cáo, khuyến mại thường được sử dụng là
giảm giá. Ngược lại, ở vùng trung tâm, người tiêu dùng thích mua sắm ở các trung tâm
thương mại lớn, siêu thị lớn dó đó kênh phân phối dài hơn, các chương trình xúc tiến sản
phẩm đa dạng, phong phú hơn.
Tuy vậy, Pháp và Đức có những điểm tương đồng về thói quen và cách ứng xử, do đó
chiến lược marketing cũng có những nét tương đồng, như:
- Khi gặp gỡ, họ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi, phong cách chung là bắt tay,


ôm hôn hoặc gật đầu, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít
coi trọng cương vị xã hội. Trong hoạt động kinh doanh họ luôn mời nhau dùng bữa để bàn về
công việc sắp tới, chuyện ký kết hợp đồng. Do đó khi xâm nhập vào hai thị trường về thực
phẩm chúng ta cần lưu ý đến chiến lược về giá, phân phối và cách thức chiêu thị,...
Vì vậy, khi thực hiện chiến lược 4P cho hai thị trường này cần chứ ý đến chiến lược
giá, phân phối sao cho tương đồng với thói quen đồng thời tạo nét riêng biệt của thương hiệu.
- Cả hai quốc gia đều không thích đề cập đến việc phân biệt chủng tộc. Do đó trong
các chiến lược Marketing, đặc biệt là xúc tiến, sản phẩm, cần tránh xa những vấn đề có liên
quan đến yếu tố chính trị và chủng tộc.
- Về trang phục, hai thị trường Pháp và Đức rất chú trọng cách ăn mặc trong công sở,
hội nghị. Chiến lược sản phẩm cần chú trọng về thói quen may mặc và thiết kế thời trang
công sở, với những bô com lê sang trọng để đem lại sự tự tin trong công việc. Với những mặt
hàng vải đa dạng, nhưng mang đến cho người mặc với sự sang trọng quý phái.
- Họ luôn có ý thức và coi trọng quyền công dân của mỗi người. Họ luôn tin vào qui
định của luật pháp để thực hiện công lý trong xã hội và luôn coi trọng, bảo đảm cho quyền sở

hữu cá nhân. Khi thực hiện chiến lược sản phẩm, xúc tiến cần chú ý đến vấn đề bản quyền,
sự công nhận của pháp luật hoặc các hiệp hội, tổ chức uy tín,..
- Người Pháp và người Đức đều coi trọng tri thức khoa học và tư duy tuyến tính, nên
muốn mọi việc phải được sắp xếp theo kế hoạch và vận động theo một hướng. Với quan
niệm, cuộc sống chỉ diễn ra có một lần, nên họ rất quý và coi trọng thời gian, v.v Như vậy,
sản phẩm và kênh phân phối đáp ứng được yêu cầu trên sẽ đạt được hiệu quả, thành công.
Như vậy, khi hoạch đinh chiến lược 4P cho những thị trường có nét tương đồng về văn hoá là
tương đối dễ dàng, vì thói quen, cách ứng xử tương đồng nên hành vi tiêu dùng của người
dân cũng không khác biệt lớn.
Product: đối với một số mặt hàng như máy móc, thiết bị điện tử,..chúng ta có thể dựa vào
những nét tương đồng về thói quen tiêu dùng, mua sắm mà tiến hành chuẩn hoá sản phẩm.
Price: sản phẩm giống nhau nên giá cả tương đương nhau. Nếu nhóm khách hàng mục tiêu ở
mỗi thị trường khác nhau thì giá cả có thể khác nhau nhờ vào một số dịch vụ kèm theo như
bảo hành, bảo trì,…Sản phẩm đáp ứng yêu cầu, thoả mãn được nhu cầu của nước này có thể
được ưa chuộng ở nước có nét văn hoá tương đồng.
Place và Promotion: hệ thống phân phối và xúc tiến sẽ được tiến hành dễ dàng, tiết kiệm
hơn. Ví dụ, đa số người Pháp và Đức đều thích tham gia các hội chợ, mua sắm ở các siêu thị
lớn, trung tâm thương mại,.. kênh phân phối có thể chủ yếu qua các siêu thị, tham gia các hội
chợ. Hoặc trong khâu quảng cáo, có thể dùng tiếng anh để quảng cáo cho cả thị trường Pháp,
Đức chỉ thay thế bằng giọng địa phương và chú ý đến thuật ngữ bản địa,…
Nói tóm lại, hành vi tiêu dùng của người dân Pháp, Đức một phần chịu sự ảnh hưởng
của thói quen tiêu dùng, cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. Muốn đáp ứng nhu cầu của
đa số người tiêu dùng có thói quen khác nhau đòi hỏi nhà kinh doanh quốc tế phải đề ra chiến


lược sản phẩm có tính thích ứng cao về hương vị, màu sắc, bao bì,…Đồng thời, giá cả cũng
khác nhau tuỳ vào phân khúc thị trường mục tiêu đã chọn.
Cần phải nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng để lựa chọn phân khúc thị trường
phù hợp trước khi quyết định kinh doanh một sản phẩm nào đó, phải hiểu được hành vi con
người ở các lứa tuổi, địa vị xã hội…và nền văn hóa khác nhau để có thể cung cấp những sản

phẩm, dịch vụ đến đúng đối tượng trong một không gian và thời gian thích hợp.

1.10. Văn hóa vật chất
1.10.1.Văn hoá vật chất của Pháp
Nước Pháp có hệ thống đường sắt dài 31,840 kilometres (19,784 mi), là hệ thống
đường sắt lớn và bao quát nhất trong các nước Tây Âu. Hệ thống này được điều hành bởi
SNCF, các loại tàu cao tốc, sử dụng vào mục đích thương mại. Hệ thống đường sắt của Pháp
kết nối với tất cả các quốc gia châu Âu, trừ Andorra.
Hệ thống giao thông đô thị tại quốc gia cũng rất phát triển với các loại hình giao
thông ngầm, tàu điện, xe bus kết hợp.
Các tuyến đường của Pháp cũng nối tới các quốc gia châu Âu láng giềng như Bỉ, Tây
Ban Nha, Thụy Sĩ, Monaco, Đức, Ý và Andorra.
Ở Pháp có 478 sân bay, bao gồm cả các cánh đồng dành cho máy bay hạ cánh, có rất
nhiều hãng hàng không tư nhân cung cấp dịch vụ cho các chuyến bay quốc tế và nội địa.
Tại Pháp có 10 cảng lớn, trong đó lớn nhất là cảng ở Marseille, đây cũng là cảng biển
lớn nhất giáp Địa Trung Hải.
Hệ thống hơn14,932 kilometres (9,278 mi) đường sông chảy qua Pháp bao gồm
Canal du Midi kết nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương thông qua sông Garonne.
Pháp sở hữu một ngành công nghiệp hàng không quan trọng đứng đầu là tổ hợp hàng
không Châu Âu Airbus và là cường quốc Châu Âu duy nhất (ngoại trừ Nga) có sân bay vũ
trụ (Centre Spatial Guyanais) riêng của mình. Pháp cũng là nước độc lập nhất về năng lượng
ở phương Tây nhờ đã đầu tư lớn vào năng lượng nguyên tử, khiến nước này trở thành quốc
gia gây phát sinh carbon dioxide thấp nhất trong số các nước công nghiệp phát triển trên thế
giới. Nhờ những khoản đầu tư lớn vào kỹ thuật nguyên tử, khoảng 77% nhu cầu năng lượng
của Pháp được cung cấp từ các nhà máy điện nguyên tử.

1.10.2.Văn hoá vật chất của Đức
Đức là nước có mạng lưới giao thông dày đặc nhất thế giới, bao gồm 12531 km
đường cao tốc tính đến 01.01.2007 (Autobahn) và 41.386 km đường liên tỉnh.
Từ giữa thế kỷ 20 hệ thống giao thông đường bộ của Đức đã thay thế hệ thống giao

thông đường sắt chiếm vị trí quan trọng nhất. Đức là một trong những nước có mạng lưới
giao thông dày nhất thế giới, bao gồm 11.980 km đường cao tốc và 41.386 km đường liên
tỉnh


Hệ thống giao thông đường thủy cũng có một vị trí rất quan trọng đối với một nuớc
có nền ngoại thương phát triển như Đức
Hệ thống giao thông hàng không ngày càng phát triển. Mặc dù giao thông đường bộ
và hàng không gây ra nhiều ô nhiễm môi trường, Đức vẫn không ngừng đầu tư và mở rộng
hai hệ thống này, thay vì tập trung vào sử dụng hệ thống đường sắt vốn có một số ưu thế.

1.10.3.Những điểm tương đồng - khác biệt và sự ảnh hưởng đến marketing
 Tương đồng
Hệ thống giao thông rộng khắp, hiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao
 Khác biệt
Pháp
Đức
- Ngành mũi nhọn là các ngành kinh tế , - Là nước có cơ sở hạ tầng và trình độ công
dịch vu, thương mại.
nghệ hàng đầu ở châu Âu. Ngành công
- Ngành công nghiệp Internet của Pháp chịu
nghiệp mũi nhọn là điện tử thương mại
nhiều áp lực từ chính trị do Chính phủ thực
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các phương
hiện những nỗ lực đặc biệt và công khai
tiện cá nhân tiêu tốn xăng dầu như xe ôtô
nhằm giảm bớt sức ảnh hưởng của tiếng
riêng, xe gắn máy, thay vào đó là: Xe Bus,
Anh
tàu điện, tầu hoả và đặc biệt là xe đạp.

- Sử dụng những công nghệ nhằm đem lại
sự thuận tiện cho cá nhân người tiêu dùng
như có thể sử dụng đó để đặt vé máy bay, vé
xe lửa, vé xem phim, mua hàng hóa…
 Sự ảnh hưởng
- Product:
 Pháp và Đức là 2 quốc gia có yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ cao nên sản
phẩm đòi hỏi phải được chọn lựa kỹ, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an


toàn sức khoẻ người tiêu dùng cao, bao bì, mẫu mã, xuất xứ theo quy định.
Pháp và Đức có thế những ngành mũi nhọn khác nhau tạo ra những sản phẩm

-

thế mạnh khác nhau
Price: Khi chọn mua sản phẩm, không chú trọng giá cả cao hay thấp mà chủ yếu

-

dựa vào chất lượng và giá trị. Giá sản phẩm phải được định giá đúng đắn
Place và Promotion: Do hệ thống mạng lưới giao thông rộng khắp nên thuận lợi
cho khâu phân phối sản phẩm và xúc tiến sản phẩm đi khắp trong nước và ngoài
nước

1.11. Giáo dục
1.11.1.Giáo dục tại Pháp
Ở Pháp giáo dục tiểu học và giáo dục trung học chủ yếu là hệ thống trường công



nhưng cũng có hệ thống tư thục của Giáo hội Thiên Chúa La Mã hoặc của tư nhân phân bố
khắp các tỉnh thành.
Hệ thống giáo dục đại học Pháp là một trong những hệ thống đa dạng và hiệu quả
nhất trên thế giới. Sự đa dạng về ngành học (kinh tế, quản lý, công nghệ, văn chương, khoa
học nhân văn, nghệ thuật, khoa học chính trị, y khoa, dược sỹ, luật, v.v.) cộng với khả năng
chuyển trường tương đối thuận lợi cho phép mỗi sinh viên có thể xây dựng cho mình những
kế hoạch du học thích hợp nhất
Các chương trình giảng dạy tại đây là các chương trình chuyên ngành có chất lượng
cao và tuyển chọn đầu vào rất khắt khe và được các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới đánh giá
cao. Pháp là quốc gia đứng thứ hai Châu Âu về số lượng sinh viên nước ngoài theo học. Tai
Pháp, không tồn tại sự phân biệt giữa sinh viên nước ngoài và sinh viên Pháp (điều kiện học
và bằng cấp như nhau).
Giáo dục Pháp là một trong những nền giáo dục tốt và đa dạng nhất thế giới với hệ
thống các cơ sở đào tạo và trung tâm nghiên cứu có uy tín trên thế giới. Giáo dục phổ thông
do nhà nước tài trợ thông qua một hệ thống học đường thuộc Bộ Giáo dục Pháp. Cấp đại học
được nhà nước tài trợ nên học phí rất thấp
Nền giáo dục đại học và sau đại học Pháp áp dụng hệ thống có tên là “LMD” (“Cử
nhân-Thạc sĩ-Tiến sĩ”), hệ thống chung của các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Hệ thống
này được thiết lập để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình du học của sinh viên trong nội bộ
Châu Âu cũng như trên thế giới

1.11.2.Giáo dục tại Đức
Trên toàn nước Đức, tất cả trẻ em đều có nghĩa vụ phải học đến hết lớp 9. Trong
khi ở một số bang chương trình phổ thông chỉ kéo dài 12 năm, thì ở các bang khác tới
những 13 năm. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học (lớp 10), thanh niên ở Đức có nhiều sự
lựa chọn. Họ có thể học nghề ở các trường dạy nghề, hay học hết phổ thông để lấy bằng
Abitur (tương đương với bằng tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam). Sau Abitur họ có thể
chọn học tiếp ở trường đại học chuyên sâu về nghiên cứu (Universität) hay chuyên sâu về
công nghệ (Fachhochschule, thường được dịch sai ra tiếng Việt là trường cao đẳng).
Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với sự sàng lọc rất khe khắt. Từ giai đoạn

phổ thông trung học, học sinh đã được định hướng nghề nghiệp và chỉ có những học sinh
khá giỏi sau khi hoàn thành tốt 13 năm học trung học, học sinh mới được tiếp tục theo học
tại các trường Đại học.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống đào tạo chất lượng cao hiện
đại gắn với thực tiễn. Với nguyên tắc cơ bản là khuyến khích tiềm lực từ người học, các
trường Đại học ở Đức luôn hướng tới mở rộng quan hệ hợp tác, tăng các chương trình học


trao đổi, chương trình đào tạo Quốc tế nhằm tạo danh tiếng và nâng giá trị văn bằng tốt
nghiệp. Nhờ đó các chương trình đào tạo ở Đức rất phong phú, đa dạng và rất cởi mở.
Sau khi tốt nghiệp Sinh viên phải thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ. Bởi vậy các
chương trình đào tạo thường kết hợp giảng dạy bằng tiếng Đức và một thứ tiếng khác như
Anh, Pháp..v.v. Ngoài kiến thức và bằng cấp có được, Sinh viên học tại Đức còn có
những thế mạnh về ngoại ngữ và các kiến thức thực tế trong quá trình thực tập và làm
việc.
Có thể tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao để nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới. Đặc biệt nước Đức có thế mạnh đào tạo về các ngành công nghiệp nặng, kỹ thuật hiện
đại. Trình độ cao, nhận thức tốt nên đòi hỏi các sản phẩm dich vụ chất lượng cao, thân thiện
với người dùng và môi trường.

1.11.3.Những điểm tương đồng - khác biệt và sự ảnh hưởng đến marketing
 Tương đồng
Hệ thống giáo dục Pháp và Đức có tính cách dân chủ và bình đẳng. Chất lượng giáo
dục tốt và hiện đại
Ở Pháp giáo dục phổ cập (giáo dục bắt buộc) được áp dụng cho lứa tuổi từ 6-16 tuổi.
Còn ở Đức tất cả trẻ em đều có nghĩa vụ phải học đến hết lớp 9
Chất lượng giáo dục ở 2 nước được công nhận trên toàn thế giới.
Giáo dục tốt và đa dạng nhất thế giới giúp học viên có nhiều sự lựa chọn
Trên cơ bản, Hệ thống giáo dục Pháp và Đức được tổ chức có hệ thống và chia ra
thành ba cấp:

Giáo dục tiểu học (enseignement primaire)
Trung học (enseignement secondaire)
Đại học (enseignement supérieur)
Chính phủ hỗ trợ tối đa học phí cho du học sinh ở hầu hết các trường
 Khác biệt




Pháp

Đức


- Thế mạnh của nền giáo dục Pháp trong việc - Thế mạnh của nền giáo dục Đức trong
đào tạo các ngành về Kinh doanh, Thương mại, việc đào tạo các ngành công nghệ, kỹ
Kinh tế- Quản lý
thuật hiện đại.
- Giáo dục của Pháp được xem là nền giáo dục - Giáo dục của Đức được xem là nền giáo
với các chuyên ngành thiên về nghiên cứu
- Chỉ có 1 số trường đào tạo thêm tiếng Anh còn
ngôn ngữ chính thức vẫn là tiếng Pháp

dục mang tính cách thực tiễn, lý thuyết và
thực hành luôn được xem quan trọng như
nhau
- Các trường Đại học Đức đặt ra tiêu
chuẩn, sau khi tốt nghiệp sinh viên phải
thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ. Bởi vậy
các chương trình đào tạo thường kết

hợp giảng dạy bằng tiếng Đức và một
thứ tiếng khác như Anh, Pháp…. Vì
vậy, ngoài kiến thức và bằng cấp có
được, Sinh viên học tại Đức còn có
những thế mạnh về ngoại ngữ và các
kiến thức thực tế trong quá trình thực
tập và làm việc

 Sự ảnh hưởng
- Product:
 Pháp và Đức đều có chất lượng giáo dục tốt và hiện đại nên các
chương trình du học đến Pháp và Đức thường được quan tâm và thu


hút được nhiều nơi trên thế giới
Thế mạnh của ngành đào tạo khác nhau nên giữa Pháp và Đức có sự
khác nhau khi thu hút du học sinh trong những ngành đào tạo chủ yếu

đó
Ví dụ: Pháp chủ yếu về ngành Kinh doanh, Thương mại, Kinh tế, Quản lý; Đức chủ
yếu ngành điện tử thương mại nên cần phát triển mạnh các phần mềm phục vụ giáo
dục. Các chương trình e-learning (dạy học qua mạng) đang được triển khai và sử
dụng rộng rãi
- Promotion: Nền giáo dục tốt tại Pháp và Đức, tỉ lệ mù chữ rất thấp. Vì vậy,
áp dụng các phương tiện xúc tiến bán hàng hiện đại là rất thuận lợi. ví dụ như
Marketing trực tiếp


1.12. Thẩm mỹ
1.12.1.Văn học

Văn học Pháp
Thừa hưởng nhiều tinh hoa từ nền văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại, nền văn học Pháp
thật sự phát triển và mang dấu ấn riêng từ khoảng thế kỉ XIX và phát triển rực rỡ nhất vào
đầu thế kỉ XIX. Những tác phẩm văn học Pháp phản ánh tâm tư, hiện thực xã hội Pháp trong
từng giai đoạn, từ đó vẽ nên bức tranh toàn cảnh của xã hội châu Âu, như: Thằng gù nhà thờ
Đức Bà, Ba chàng lính ngự lâm, Đỏ và đen, tấn trò đời. Ở Pháp đã có hơn 200 tên tuổi được
UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, trong đó có các nhà văn tiêu biểu như
Victor Hugo, Balzac…
Là một trong những nền văn học rực rỡ nhất của nhân loại. Khi nhắc đến nước Pháp,
nhắc đến văn học Pháp thì không thể không nhắc đến Victor Huygo với những tác phẩm
danh tiếng như: Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà, Những Người Khốn Khổ
Văn học Đức
Đức là một đất nước của sách. Với gần 94.300 đầu sách
mới xuất bản hoặc tái bản mỗi năm, Đức là một trong những quốc
gia sách lớn trên thế giới. Mỗi năm Đức cấp ra nước ngoài gần
9.000 giấy phép xuất bản sách Đức. Hội chợ sách quốc tế Frankfurt
tháng 10 hàng năm vẫn là cuộc gặp gỡ lớn nhất thế giới của ngành
xuất bản. Bên cạnh đó hội chợ sách Leipzig nhỏ hơn tổ chức vào
mùa Xuân hàng năm đã trở nên nổi tiếng là nơi để công chúng đọc
thử các ấn phẩm.
Văn học là một phần rất quan trọng của văn hóa Đức. Nói đến
văn học Đức người ta nghĩ ngay đến Goethe và Schiller; 2 nhà văn,
nhà thơ lớn nhất của Đức. Văn học hiện đại Đức cũng hết sức phát
triển với nhiều tác phẩm mới. Người Đức rất thích đọc sách nên bạn
có thể dễ dàng tìm thấy những nơi bán sách đủ các loại khắp nơi, các
cửa hàng bán sách cũ cũng rất nhiều với số lượng sách khổng lồ đủ
mọi thể loại. Các hội chợ, lễ hội sách diễn ra quanh năm ở nhiều
thành phố lớn, đây chắc hẳn là một nơi hấp dẫn cho những ai thích
đọc và mua sách. Tiêu biểu nhất là lễ hội sách Frankfurt vào tháng 10 hàng năm và lễ hội
sách Leipzig Fair vào tháng 3 hàng năm. Ngoài ra còn có các cuộc thi đọc cho các bạn trẻ tại

nhiều thị trấn, thành phố lớn.
Những điểm tương đồng - khác biệt và sự ảnh hưởng đến marketing


 Tương đồng
Có từ lâu đời, xuất hiện nhiều tác giả cũng như những tác phẩm nổi tiếng để lại cho
nhân loại, phản ánh hiện thực xã hội, trữ tình.
 Khác biệt
Pháp
Đức
Ảnh hưởng nền văn minh Hy Lạp cổ đại
Có từ thời trung cổ
một trong những nền văn học rực rỡ nhất Có nhiều tác phẩm
nhân loại, phản ánh tâm tư, hiện thực xã hội
 Sự ảnh hưởng
-

Product: đa dạng thể loại. Vì 2 quốc gia thường có những hội chợ, lễ hội sách
diễn ra quanh năm tạo điều kiện cho việc giao lưu văn học của nhiều tác giả trên
thế giới, giới thiệu bạn bè trên thế giới về các tác phẩm của các tác giả, đây cũng
là cơ hội cho các nhà sản xuất in ấn và xuất bản ra nhiều quyển sách đưa đến khắp

-

độc giả trên thế giới.
Price: là cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất và các tác giả, với những giá

-

khác nhau, có nhiều sự lựa chọn cho bạn đọc.

Place: đây cũng là cơ hội cho những nhà cho thuê địa điểm để tổ chức, cơ hội

-

kinh doanh địa điểm kinh doanh.
Promotion: cơ hội quảng cáo cho các ngành du lịch, những người yêu sách, giới
thiệu tác phẩm cho bạn đọc trên thế giới, tiếp cận nhiều tác phẩm hay.

1.12.2.Hội họa
Hội họa Pháp
Khởi nguyên của hội họa Pháp chịu ảnh hưởng nhiều từ hội họa cổ điển Italy. Hai họa
sỹ Pháp nổi tiếng nhất thời Phục hưng là Nicolas Poussin và Claude Lorrain đã giành phần
lớn thời gian ở Italy.
Nền hội họa cổ điển Pháp đã có sự phát triển theo sau hội họa cổ điển Italy tới phong
cách sáng tác "rococo" (phong cách trang trí tinh xảo trên vật dụng) phổ biến ở thế kỷ 18.
Các họa sỹ nổi tiếng thời kỳ này là Antoine Watteau, François Boucher và Jean-Honoré
Fragonard.
Khoảng giữa thế kỷ 18, hội họa Pháp chứng kiến sự lên ngôi của hai trường phái hội
họa kế tiếp nhau, đó là trường phái hội họa theo chủ nghĩa lãng mạn với hai đại biểu tiêu biểu
là Théodore Géricault và Eugène Delacroix; trường phái hội họa hiện thực với các đại biểu là
Camille Corot, Gustave Courbet và Jean-François Millet.
Nửa cuối thế kỷ 18, Pháp trở thành trung tâm sáng tạo nghệ thuật của châu Âu. Nhiều
phong cách hội họa được phát triển nở rộ ở thời kỳ này. Cũng trong thời kỳ này, hội họa
Pháp có một lượng lớn các danh họa theo trường phái ấn tượng, như các danh họa: Camille
Pissarro, Édouard Manet, Edgar Degas, Claude Monet, Auguste Renoir.
Đầu thế kỷ 19, xu hướng mỹ thuật lập thể phát triển trong hội họa Pháp với các đại


×