Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thủ thuật phát hiện “đảo nợ” của kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 45 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài

Thủ thuật phát hiện “đảo nợ” của
kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
(Case study)
Mã số: KT.12.06

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hương Liên
Đơn vị: Khoa Tài chính - Ngân hàng

Hà Nội, năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài

Thủ thuật phát hiện “đảo nợ” của
kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
(Case study)
Mã số: KT.12.06

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hương Liên


Đơn vị: Khoa Tài chính - Ngân hàng

Hà Nội, năm 2013


MỤC LỤC
PHẦN I - GÓC ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHO VAY ĐẢO NỢ ....................................4
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .....................................................................4
1.1 Khái niệm .................................................................................................................................. 4
1.2 Phân loại và tác động của đảo nợ .............................................................................................. 4
1.3 Liên hệ tình huống đảo nợ trong thực tế ................................................................................... 5

PHẦN II - CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ ..........................7
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............................7
2.1 Những vấn đề chung ................................................................................................................. 7
2.2. Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng ....................................................................... 8
2.3 Thực hiện kiểm toán ................................................................................................................. 9
2.4 Lập và gửi báo cáo kiểm toán hoạt động tín dụng .................................................................. 13

PHẦN III - PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN ĐẢO NỢ CỦA .............................14
KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................14
3.1 Bài tập tình huống ................................................................................................................... 14
3.2 Hướng dẫn kiểm tra cho vay đảo nợ ....................................................................................... 14
3.3 Báo cáo kiểm toán nội bộ đối với khoản vay nghi đảo nợ ...................................................... 17

KẾT LUẬN .............................................................................................................21
Tài liệu tham khảo .................................................................................................45


PHẦN I - GÓC ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHO VAY ĐẢO NỢ

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm
Đảo nợ là việc khách hàng (doanh nghiệp hoặc cá nhân) vay một khoản vay mới để
trả món nợ cũ cho chính tổ chức tín dụng đó hoặc để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác. Về bản
chất, đây chính là biện pháp cơ cấu lại khoản vay theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và
khách hàng nhằm tăng khả năng thu hồi nợ. Theo Luật quản lý nợ công, đảo nợ được định
nghĩa là “việc vay mới để trả một hoặc nhiều khoản nợ hiện có”. Tuy nhiên, rủi ro ở chỗ các
khoản vay được cơ cấu lại có thể tăng lên và ảnh hưởng đến cả hệ thống tín dụng. Vì thế,
theo quy định hiện hành, việc đảo nợ sẽ tuân theo quy định Chính phủ và hướng dẫn về
nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa có quy định hướng dẫn về việc đảo nợ.
Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước ban hành năm 2010 song không có điều
khoản nào quy định về đảo nợ. Một số văn bản dưới luật không cho phép cơ cấu lại nợ nếu
mục đích của việc cơ cấu lại nợ là để lấy nợ mới trả nợ cũ nhằm che giấu nợ xấu. Tại khoản 4
Điều 14, Nghị định số 202/2004/NĐ-CP năm 2004 có quy định “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng
đến 9.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: Miễn giảm lãi suất; gia hạn nợ gốc
hoặc lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi; đảo nợ không theo quy định của pháp luật”.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 35, Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp có quy định doanh nghiệp muốn giải
thể phải thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và với điều kiện là “không
dùng vốn vay mới, kể cả đảo nợ, để thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
phải trả”.

1.2 Phân loại và tác động của đảo nợ
Trên thực tế, hành vi đảo nợ được tiếp cận trên hai giác độ: (1) đảo nợ nhằm che giấu
nợ xấu, doanh nghiệp không thể trả nợ vay nhưng ngân hàng vẫn kéo dài khoản nợ để làm
đẹp sổ sách, thì hành vi đảo nợ này cần phải nghiêm cấm; (2) đảo nợ nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời, không trả được nợ đúng hạn thì ngân
hàng sẽ kéo dài thời hạn nợ. Tuy nhiên, ngân hàng khi tái cơ cấu nợ cho khách hàng cần
chứng minh được khách hàng đó có khả năng trả nợ, chứ không phải thực hiện cơ cấu lại nợ
để làm sạch nợ xấu, làm đẹp báo cáo.

Thực tế cho thấy, ranh giới giữa đảo nợ để che giấu nợ xấu với đảo nợ để hỗ trợ sản
xuất rất khó phân biệt, chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm và đạo đức của từng ngân hàng. Vì
vậy, hành vi đảo nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi có rất nhiều khoản nợ đáng lý ra đã quá hạn phải
chuyển xuống nhóm nợ xấu, thì cách giãn nợ và đảo nợ làm cho các món nợ đó trở thành nợ
bình thường, chất lượng các món nợ được đảm bảo một cách giả tạo. Điều này đồng nghĩa
với việc Bảng cân đối tài sản của ngân hàng sẽ trở nên “sạch” hơn và các ngân hàng cũng
4


không phải trích lập dự phòng rủi ro, giúp cải thiện các con số về lợi nhuận. Ngược lại, nếu
giữ nguyên các khoản vay này thì chất lượng tín dụng của ngân hàng có thể sụt giảm từ nhóm
3 (nợ dưới tiêu chuẩn) xuống nhóm 4 (nợ nghi ngờ mất vốn), thậm chí nhóm 5 (nợ có khả
năng mất vốn), đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng tăng lên, buộc các ngân hàng phải ghi
nhận khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng tương ứng, làm suy giảm đáng kể lợi nhuận
của ngân hàng.

1.3 Liên hệ tình huống đảo nợ trong thực tế
Năm 2009, Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn
ngân hàng để sản xuất - kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản
xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Theo tính toán, với mức hỗ trợ lãi suất 4% từ
gói hỗ trợ khoảng 17.000 tỷ đồng, thì số vốn dành cho các doanh nghiệp vào khoảng 620.000
tỷ đồng. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất chủ yếu là các đơn vị thuộc lĩnh vực xây dựng nhà ở
cho người có thu nhập thấp, diện chính sách xã hội hóa giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thể
thao, môi trường. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng, áp dụng trong năm
2009. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn
cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009.
Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất là đến kỳ hạn thu lãi tiền vay, các ngân hàng thương
mại giảm trừ ngay số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ
lãi suất. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất trên cơ sở

báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gói hỗ trợ lãi suất nói trên, rất dễ xảy ra hiện
tượng cán bộ tín dụng và khách hàng doanh nghiệp cấu kết với nhau để cho vay đảo nợ nhằm
hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà nước. Do vậy, về phía ngân hàng, cần tăng
cường việc áp dụng các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, đặc biệt đối với cán bộ tín
dụng. Trước và sau khi giải ngân cho khách hàng, cần xem xét kỹ hồ sơ tín dụng và điều kiện
vay vốn của khách hàng. Đối với các khách hàng đáp ứng đủ điều kiện vay vốn và có mục
đích sử dụng vốn vay đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất mới được xét duyệt cho vay hỗ trợ
lãi suất. Mặt khác, cần kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả các khoản vay để phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hỗ trợ lãi suất giúp khách hàng vượt qua khó
khăn, ví dụ, nếu trước đây lãi suất vay vốn lưu động là 8,5%/năm thì hiện nay với việc hỗ trợ
lãi suất, khách hàng chỉ phải vay với lãi suất 4,5%/năm. Như vậy, giúp cho khách hàng ổn
định sản xuất, giảm chi phí và giá thành, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm và nâng cao năng
lực cạnh tranh.
Năm 2012, khó khăn của các doanh nghiệp do ảnh hưởng của lạm phát cao và suy
giảm tăng trưởng kinh tế năm 2011 bắt đầu lộ rõ, thể hiện ở con số thống kê số doanh nghiệp
phải tạm ngừng hoạt động, thua lỗ và có nguy cơ phá sản tăng đột biến. Sự suy giảm sức mua
của toàn bộ nền kinh tế, chỉ số tồn kho cao khiến doanh nghiệp không có động lực vay vốn để
5


sản xuất, và đầu tư. Không chỉ các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản rơi vào khủng
hoảng, mà hàng loạt các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác hiện cũng đang
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ về
một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường; Ngân hàng
Nhà nước đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan và địa phương thực hiện các biện pháp cơ
cấu lại nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp vay vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có
triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng hiện đang gặp khó
khăn về tài chính. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai Nghị quyết này, nhiều lãnh đạo ngân

hàng chia sẻ “kinh tế tăng trưởng chậm, sản xuất kinh doanh gặp khó đã khiến nhiều công ty
không còn động lực, xin vay vốn chỉ nhằm mục đích đảo nợ”. Cho vay đảo nợ dẫn đến hậu
quả phản ánh không đúng thực chất tình trạng nợ xấu, tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hệ thống
ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế do sự thiếu minh bạch về thông tin.

6


PHẦN II - CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Những vấn đề chung
2.1.1. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng
Kiểm toán hoạt động tín dụng nhằm đánh giá đúng thực trạng, chất lượng tín dụng,
phát hiện những sơ hở trong hoạt động tín dụng, những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng, từ đó đề xuất, tư vấn cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc, Giám đốc
các đơn vị thành viên các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng.
2.1.2. Yêu cầu của kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng


Đánh giá việc tuân thủ các chính sách, các quy định, quy trình hoạt động tín dụng
hiện hành (bao gồm cả việc đánh giá sự phù hợp của các chính sách và các quy định
và quy trình quản lý tín dụng của hệ thống ngân hàng so với các quy định của Nhà
nước và của ngành).



Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng.




Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong hoạt động tín dụng của toàn hệ thống có đảm
bảo tính thích hợp và tính hiệu quả hay không.



Đánh giá tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin về hoạt động tín dụng đối với
từng chi nhánh, phòng giao dịch và trong toàn hệ thống.



Đánh giá việc tuân thủ các mục tiêu đề ra đối với chương trình hoạt động tín dụng.



Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.



Đánh giá về việc phân loại nợ và việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện
hành.



Kiến nghị, tư vấn với HĐQT và các cấp lãnh đạo về việc chỉnh sửa, khắc phục các
vấn đề phát hiện qua hoạt động kiểm toán.

2.1.3. Phạm vi kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng



Toàn bộ doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đến thời điểm kiểm tra hoặc đến thời điểm
quy định trong quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền.



Toàn bộ hồ sơ hiện có tại Hội sở chính hoặc tại các đơn vị thành viên, trong đó cán bộ
quản lý chi nhánh, đơn vị thành viên tại Hội sở chính và cán bộ tín dụng tại các đơn vị
thành viên hiện đang quản lý đối với hồ sơ và số dư nợ còn lại của khách hàng đến
thời điểm kiểm tra có trách nhiệm hoàn chỉnh, bổ sung các tài liệu còn thiếu mà các
đoàn kiểm tra đã phát hiện và yêu cầu chỉnh sửa sau kiểm toán.

2.1.4. Căn cứ kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng


Căn cứ các văn bản luật hiện hành đã được Quốc Hội thông qua như Luật ngân hàng;
uật các TCTD; Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước...
7




Căn cứ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ ngành
liên quan như quy chế cho vay, quy chế đảm bảo tiền vay, quy chế cho vay đồng tài
trợ, quy chế đăng ký giao dịch đảm bảo, các quy định liên quan đến quyền sở hữu
nhà, đất...



Căn cứ các văn bản hiện hành có liên quan của ngân hàng như chính sách tín dụng,
chính sách khách hàng, hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam, quy trình cho vay và quản lý tín dụng, Phân cấp thẩm quyền phê
duyệt tín dụng; Định giá tiền vay, Quản lý rủi ro tín dụng và Sổ tay tín dụng.



Căn cứ hồ sơ lưu trữ theo quy định tại các Phòng, Ban tín dụng, kế toán... của Hội sở
chính và các đơn vị thành viên. Trong đó, kiểm toán viên nội bộ khi kiểm toán cần áp
dụng đúng các văn bản luật hiện hành, vấn đề phát sinh tại thời điểm nào thì áp dụng
văn bản quy định tại thời điểm đó, tránh trường hợp đưa ra các kiến nghị không phù
hợp vì áp dụng không đúng thời hạn hiệu lực của văn bản.

2.1.5. Phương pháp kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng
Kiểm toán viên nội bộ cần áp dụng phương pháp kiểm toán hoạt động và kiểm toán
tuân thủ để thực hiện chương trình kiểm toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2. Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng
2.2.1. Đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng
Đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng theo 3 cấp độ (cao; trung bình và
thấp), trong đó, cần tập trung vào các rủi ro trọng yếu sau:


Hồ sơ khách hàng chưa đầy đủ.



Các thông tin thẩm định về khách hàng và khoản vay chưa đầy đủ và chính xác.



Không được tuân thủ việc phân cấp ủy quyền trong quy trình cho vay đối với khách

hàng.



Thông tin trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố không khớp đúng với
quyết định phê duyệt khoản vay và thông tin trên hệ thống.



Việc đăng ký giao dịch bảo đảm và thực hiện lưu kho các giấy tờ gốc liên quan tài sản
bảo đảm tiền vay không được thực hiện theo đúng quy định.



Căn cứ giải ngân chưa đầy đủ và đúng quy định.



Công tác kiểm tra khách hàng sau cho vay chưa kịp thời, ch a bảo đảm chất lượng và
ch a được kiểm soát chặt chẽ.



Việc quản lý thu nợ chưa chặt chẽ.



Việc cơ cấu nợ (gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ) chưa đầy đủ căn cứ.




Việc phân loại nợ chưa thực hiện theo đúng quy định. Việc trích lập dự phòng rủi ro
chưa đúng với thực tế phân loại nợ.



Công tác đánh giá khách hàng định kỳ chưa được thực hiện kịp thời và đầy đủ.

8




Việc quản lý phân quyền truy cập vào phân hệ tín dụng trong hệ thống không đúng
quy định.

2.2.2. Đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán


Rà soát môi trường pháp lý tác động đến hoạt động của Ngân hàng, bao gồm:
- thay đổi về luật pháp và phạm vi hoạt động của Ngân hàng chịu ảnh hưởng;
- Các vi phạm chế độ chính sách được phát hiện qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán trước.
- Các văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về đánh giá tính tuân thủ của Ngân
hàng (các chỉ tiêu an toàn hoạt động ngân hàng...).



Xem xét kết quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu về kết quả hoạt động so sánh với kế
hoạch trong thời kỳ từ 3 - 5 năm.




Xem xét thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự:
- Thay đổi nhân sự ở những vị trí chủ chốt, quan trọng (Giám đốc, Trưởng, Phó phòng...);
- Chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm và chấm dứt hợp đồng làm việc;
- Các chương trình đào tạo.



Xem xét về phương pháp và biện pháp triển khai thực hiện kiểm soát hoạt động tín dụng
tại đơn vị được kiểm toán.

2.3 Thực hiện kiểm toán
1. Đánh giá kết quả hoạt động trong thời hạn hiệu lực của kiểm toán


Tổng dư nợ:
- Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn trên tổng dư nợ so với chỉ tiêu kế hoạch
được giao.
- Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế trên tổng dư nợ so với chỉ tiêu kế hoạch
được giao.



Chất lượng tín dụng
- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên cân đối của đơn vị tại thời điểm kiểm tra.
- Tỷ lệ Nợ quá hạn, nợ xấu thực tế đến thời diểm kiểm tra do đoàn kiểm tra xác định.
Cần phân định rõ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi và những cố gắng thu hồi nợ quá
hạn của đơn vị.

- Tỷ lệ thu lãi tiền vay thực tế trong kỳ so sánh với lãi tiền vay phải thu trong kỳ cũng
là một chỉ tiêu gián tiếp để đánh giá chất lượng tín dụng, nếu đạt trên 90% là tốt, nhỏ
hon 80% là xấu (lưu ý: loại trừ yếu tố thời vụ).
- Tỷ lệ nợ khoanh, chờ xử lý trên tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ



Xem xét mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các Phòng tín
dụng và Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng; các thay đổi trong hoạt động tín dụng
- Kiểm tra việc triển khai chế độ, thể lệ và các văn bản chỉ đạo của NHTM
9


- Kiểm tra việc bố trí cán bộ làm công tác tín dụng: tỷ lệ cán bộ tín dụng trên tổng số
cán bộ trong ngân hàng ở mức trung bình hiện nay từ 30- 40%. (Lưu ý: chỉ tính những
cán bộ trực tiếp cho vay, nếu Trưởng, phó phòng tín dụng không trực tiếp cho vay thì
không tính là cán bộ tín dụng).
2. Đánh giá sơ bộ về hoạt động tín dụng tại đơn vị kiểm toán: Tăng trưởng, cơ cấu, chất
lượng tín dụng, bố trí cán tín dụng đã hợp lý chưa? khối lượng công việc đối với một cán bộ
tín dụng nhiều hay ít? có đảm bảo quản lý tốt dư nợ sau khi cho vay không?...
3. Kiểm toán việc thực hiện quy trình, quy định cho vay, thu nợ
Bước 1. Kiểm tra về trình tự thẩm định
- Báo cáo thẩm định có đúng mẫu quy định không?
- Nội dung báo cáo thẩm định đã phân tích đầy đủ các yếu tố về khách hàng và dự án theo
quy trình thẩm định và sổ tay tín dụng chưa?
- Chất lượng thẩm định có tốt không (liên hệ với các khoản vay khác và kết hợp với quá trình
thu nợ, thu lãi và xử lý các vấn đề phát sinh để đánh giá về khách hàng, tài sản thế chấp và
hiệu quả của khoản vay)
Bước 2. Kiểm tra trình tự phê duyệt tín dụng:

- Cán bộ tín dụng tập hợp hồ sơ, nghiên cứu thẩm định các điều kiện vay vốn, lập tờ trình
kèm hồ sơ trình truởng phòng tín dụng
- Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và ghi trực tiếp ý kiến đánh giá,
đề xuất cho vay hay không cho vay vào tờ trình cán bộ tín dụng lập
- Ý kiến tham gia của các phòng chức năng (thẩm định, nguồn vốn)
- Ý kiến của hội đồng tín dụng (nếu có)
- Ý kiến quyết định của Lãnh đạo chi nhánh trên tờ trình của phòng tín dụng
- Văn bản trả lời của Hội sở chính (đối với các khoản vay vượt mức phán quyết)
Bước 3. Kiểm tra trình tự cho vay
 Kiểm tra việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục:
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: đầy đủ, tuân thủ đúng quy định hay không.
- Các tài liệu cần thiết khác: bổ sung đầy đủ, tuân thủ đúng quy định hay không.
 Ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cầm cố, thế chấp: có tuân thủ đúng quy định hay không.
 Thực hiện giao dịch bảo đảm: đầy đủ, có tuân thủ đúng quy định hay không.
 Kiểm tra quy trình giải ngân
- Kiểm tra hồ sơ giải ngân và chứng từ thanh toán
- Kiểm tra các căn cứ xuất tiền vay theo quy định và tờ trình giải ngân có phê duyệt của
lãnh đạo, địa chỉ chuyển tiền.
- Kiểm tra việc hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác trong sổ kế toán ngân hàng, bảo đảm
có đủ thẩm quyền của người giải ngân, người kiểm soát, người duyệt.
 Kiểm tra việc thu nợ, thu lãi:

10


- Khách hàng có trả nợ đúng cam kết không? tỷ lệ việc thu nợ gốc/nợ lãi có đúng quy định
không?
- Kiểm tra việc phân loại nợ quá hạn theo thời gian có chính xác hay không?
- Lãi suất áp dụng có đúng không?
- Kiểm tra việc tính và thu lãi có đầy đủ hay không?

- Miễn giảm lãi thực hiện theo đúng quy chế miễn giảm lãi hay không?
 Kiểm tra việc xử lý các vấn đề phát sinh:
- Chuyển nợ quá hạn
- Gia hạn nợ
- Phân loại nợ
- Bổ sung, chỉnh sửa Hợp đồng tín dụng, tài sản và hồ sơ thế chấp.
Các vấn đề kiểm toán viên nội bộ cần lưu ý:
- Kiểm tra thời điểm xử lý các vấn đề phát sinh; các căn cứ xử lý và các tồn tại chưa được
xử lý. Cán bộ tín dụng, kế toán có thực hiện đúng quy trình chuyển nợ quá hạn theo quy
định không (hồ sơ, thủ tục chuyển nợ quá hạn có kịp thời không? có đúng phạm vi, thẩm
quyền không? Nguyên nhân, lý do không thu đủ, đúng số nợ gốc và lãi?)
- Đánh giá việc đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn, thu lãi (Các thông báo nhắc nợ, có các
biện pháp kiên quyết đối với nợ quá hạn ...);
- Đánh giá việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định
 Kiểm tra tài sản đảm bảo
- Kiểm tra việc nhập, quản lý số liệu và lưu trữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm
cố:
- Khi kiểm tra, kiểm toán viên nội bộ căn cứ sổ tay tín dụng quy định về quy trình quản lý
và lưu trữ hồ sơ theo quy định để đánh giá trên các mặt:
+ Hồ sơ vay vốn do bộ phận nào quản lý? Có đúng quy định hay không?
+ Quy trình bảo quản, xuất nhập hồ sơ có đúng trình tự quy định không?
+ Quản lý hồ sơ và quy trình nhập xuất tài sản thế chấp, cầm cố có đúng trình tự quy
định không? bảo quản tài sản thế chấp, cầm cố? mở sổ theo dõi đầy đủ hay
không? So sánh số liệu của kế toán và của kho quỹ (Ngày xuất nhập tài sản, giá trị tài
sản xuất nhập; Mỗi lần xuất - nhập tài sản có ghi sổ) có khớp đúng không? Việc xuất
nhập tài sản có đúng quy trình không? Có kiểm kê tài sản thế chấp, cầm cố theo quy
định không?…
+ Các biên bản kiểm tra tài sản định kỳ, đột xuất: Đối chiếu với sổ sách, chứng từ kế
toán đang lưu giữ tại ngân hàng.
+ Các trường hợp thế chấp để vay vốn dài hạn tại ngân hàng có được đánh giá lại định

kỳ, hàng năm hoặc đánh giá lại theo quy định của Nhà nước không?
Bước 4. Kiểm tra việc tất toán Hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản đảm bảo: có đúng thời
gian và theo yêu cầu của khách hàng hay không.
4. Kiểm tra, đối chiếu trực tiếp với khách hàng vay vốn
11


 Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình kiểm tra; Kiểm toán viên nội bộ chỉ được
thực hiện khi được sự chấp thuận của Trưởng đoàn kiểm tra vì đây là một việc rất tốn công
sức, đồng thời cũng là một việc rất tế nhị. Cán bộ đối chiếu phải vừa phỏng vấn khách
hàng để thu thập đủ các thông tin, tài liệu theo yêu cầu công việc, vừa tránh để khách hàng
có ấn tượng không tốt về ngân hàng.
 Thông qua đối chiếu trực tiếp hồ sơ vay vốn để chứng tỏ được vốn vay có hiệu quả hay
không, chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không. Việc đối chiếu phải đạt được yêu cầu:
đối chiếu dư nợ, tình hình trả nợ, lãi của người vay (giữa hạch toán tại sổ sách ngân hàng
với các căn cứ của người vay); xem xét hiệu quả sử dụng vốn, xem xét tài sản thế chấp,
đồng thời qua đối chiếu trực tiếp cũng có thể rút ra được những mặt được, chưa được,
những vướng mắc của người vay để phản ánh với các cấp có thẩm quyền. Ngoài ra những
vụ việc tiêu cực thuờng chỉ được phát hiện thông qua đối chiếu trực tiếp với người vay.
5. Xác nhận nợ vay
 Căn cứ vào tài liệu đang lưu giữ tại ngân hàng (sao kê khế ước, sổ kế toán cho vay, các
khế ước đang còn dư nợ đối với doanh nghiệp) để xác định số tiền doanh nghiệp đang còn
nợ ngân hàng bao gồm dư nợ ngắn, trung và dài hạn (nội, ngoại tệ).
 Yêu cầu doanh nghiệp ký xác nhận số tiền đang còn nợ ngân hàng. Trong trường hợp có
chênh lệch phải tìm rõ nguyên nhân.
6. Kiểm tra viêc sử dụng tiền vay
Kiểm tra việc sử dụng tiền vay của doanh nghiệp có đúng mục đích xin vay không.
 Cần làm rõ: Tiền vay được chuyển trả cho ai? để thanh toán cho hợp đồng kinh tế nào? có
phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong hồ sơ tín dụng không?
 Trong quá trình kiểm tra cần xem các tài liệu sau:

- Chứng từ chuyển tiền (nếu vay bằng chuyển khoản) hoặc phiếu chi (nếu vay bằng tiền mặt,
ngân phiếu).
- Hợp đồng kinh tế liên quan.
- Hoá đơn bán hàng của người bán.
- Phiếu nhập kho, thẻ kho.
- Phải kiểm tra thực tế tài sản được hình thành từ tiền vay ngân hàng tại doanh nghiệp.
7. Kiểm tra thực trạng tài sản đảm bảo
- Kiểm tra thực tế tài sản thế chấp, cầm cố làm đảm bảo tiền vay. Qua đó, đánh giá thực trạng
tài sản đảm bảo tiền vay có đúng như trong hồ sơ thế chấp, cầm cố làm đảm bảo nợ vay đang
lưu giữ tại ngân hàng không.
- Cần làm rõ những vấn đề sau:
+ Tình trạng hiện tại của tài sản (ai đang sử dụng? chất lượng tài sản . . .).
+ Giá trị tài sản đánh giá lại từng kỳ (Nếu thấy bất hợp lý có thể kiểm tra chất lượng của việc
định giá giá trị của tài sản thế chấp xem có phù hợp với giá trị của tài sản ghi trong hồ sơ thế
chấp tài sản hay không).
12


2.4 Lập và gửi báo cáo kiểm toán hoạt động tín dụng
2.4.1 Nội dung chủ yếu của báo cáo kiểm toán


Phạm vi công việc kiểm toán (kiểm toán toàn bộ hoạt động tín dụng hay một nhóm
đối tượng tín dụng cụ thể).



Đánh giá môi trường kiểm soát




Những điểm mạnh và những phát hiện mang tính tích cực.



Những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng và các sai phạm được phát
hiện (có các bằng chứng kèm theo).



Giải trình của đối tượng kiểm toán về các sai phạm được phát hiện.



Kết luận về nội dung kiểm toán.



Kiến nghị và đề xuất các biện pháp chỉnh sửa, khắc phục sai phạm.



Kiến nghị cải tiến thủ tục trong quá trình cho vay, thu nợ.

 Kiến nghị khác.
Báo cáo kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng cần đảm bảo các điểm quan trọng
trong báo cáo phải được đối tượng kiểm toán hiểu rõ. Do vậy, dự thảo Báo cáo kiểm toán cần
được xác nhận là đã thông qua trao đổi với lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán trước khi
thông báo với Giám đốc đối tượng kiểm toán.
2.4.2 Gửi báo cáo kiểm toán hoạt động tín dụng

Báo cáo kiểm toán được gửi đến 04 địa chỉ sau:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Trưởng Ban kiểm soát
- Ban điều hành
- Đơn vị được kiểm toán.
2.4.3 Theo dõi sau kiểm toán


Xem xét báo cáo khắc phục của đối tượng kiểm toán.



Tiến hành kiểm tra lại tại đối tượng kiểm toán về các hoạt động chỉnh sửa, khắc phục
và các kết quả hay hiện trạng liên quan đến các phát hiện kiểm toán quan trọng. Thời
gian thực hiện việc kiểm tra này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các vấn đề
và các điều kiện có liên quan.



Phương pháp kiểm tra bao gồm phỏng vấn, quan sát trực tiếp, thử nghiệm và kiểm tra
bằng chứng của các hoạt động sửa đổi; công việc kiểm tra này cũng được lập hồ sơ
như các công việc kiểm toán khác.



Đánh giá lại các rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên các điều kiện đã được
sửa đổi hoặc dựa trên những giải pháp mà đối tượng kiểm toán cho biết là đã hoặc sẽ
thực hiện.




Lập báo cáo theo dõi sau kiểm toán.

13


PHẦN III - PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN ĐẢO NỢ CỦA
KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1 Bài tập tình huống
Kiểm toán viên nội bộ nghi ngờ có việc giải ngân Hợp đồng mới để trả nợ Hợp đồng
cũ (trong hạn/đến hạn/quá hạn) của khách hàng, một biểu hiện của cho vay đảo nợ.
Thông tin khách hàng:
Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA
- Ngành nghề: sản xuất kinh doanh ván sàn gỗ công nghiệp
- Tài sản đảm bảo: 04 quyền sử dụng đất, trị giá 4 tỷ đồng.
- Mục đích vay vốn: bổ sung vốn kinh doanh, hạn mức được duyệt 2 tỷ đồng
Dấu hiệu nhận biết:
Cùng một khách hàng vừa vay, vừa trả nợ trong cùng ngày hoặc cách một vài ngày.
Tài liệu thu thập được bao gồm (xem Phụ lục):
1. Tổng hợp thông tin khách hàng
2. Sao kê tài khoản thu nợ
3. Sao kê tài khoản giải ngân
4. Thông tin CIC
Yêu cầu:
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, kiểm toán viên nội bộ cần thực hiện các thủ tục
kiểm toán nào đối với nghi ngờ đảo nợ nói trên?

3.2 Hướng dẫn kiểm tra cho vay đảo nợ
a. Dấu hiệu nhận biết
Đảo nợ thường xảy ra với các hợp đồng hạn mức, giải ngân nhiều lần theo món. Các hình

thức đảo nợ thường xảy ra trong thực tế bao gồm:
 Cho vay chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, sau đó dùng số dư tài
khoản tiền gửi để thu nợ.
 Doanh nghiệp đi vay các tổ chức tín dụng khác hoặc vay của các bạn hàng, dùng số tiền
vay được để trả nợ những món nợ đến hạn, quá hạn tại Ngân hàng A. Sau đó vay Ngân
hàng A để trả nợ các tổ chức tín dụng hoặc bạn hàng mà trước đó doanh nghiệp đã vay trả
cho Ngân hàng A.
 Cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt, sau đó doanh nghiệp dùng số tiền này để nộp vào
ngân hàng để trả nợ những món vay dài hạn hoặc đã quá hạn.
 Doanh nghiệp vay Ngân hàng, tiền vay được chuyển vào tài khoản tiền gửi của một doanh
nghiệp khác (mặc dù hai doanh nghiệp không phát sinh quan hệ thanh toán tiền hàng, dịch

14


vụ). Sau đó số tiền này được chuyển về tài khoản của doanh nghiệp đã vay vốn và dùng để
thu nợ các món vay đến hạn - quá hạn.
 Dùng bút toán để điều chỉnh cho vay, thu nợ ngay trong ngày (Tất toán món vay trước, sau
đó cho vay lại với cùng đối tượng nhưng không đầy đủ điều kiện cho vay).
b. Khi kiểm tra cho vay đảo nợ, cần xem xét các tài liệu sau:
 Sổ phụ tài khoản cho vay.
 Tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng.
 Kiểm tra chi tiết sổ phụ cho vay xem số tiền vay được chuyển đi đâu, số tiền thu nợ từ
nguồn nào, từ đâu chuyển về (xem các chứng từ liên quan).
 Kiểm tra sổ quỹ, bảng kê nộp - nhận tiền.
 Trong nhiều trường hợp phải kết hợp với việc kiểm tra sử dụng vốn vay tại doanh nghiệp
hoặc nắm bắt thông tin trong nội bộ và các bằng chứng pháp lý từ bên ngoài mới đủ cơ sở
để kết luận có việc cho vay đảo nợ hay cho vay không đúng mục đích, đối tượng?
 Thu thập thông tin và kiểm tra nhóm khách hàng có liên quan:
Theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, nhóm khách hàng có liên

quan bao gồm hai hoặc nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; tổ chức tín dụng với công ty con của tổ
chức tín dụng và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty mẹ hoặc của cùng một tổ
chức tín dụng với nhau; người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ
chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty
con và ngược lại;
b) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của
công ty hoặc tổ chức tín dụng đó hoặc với công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những
người đó và ngược lại;
c) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc
vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;
d) Người có quan hệ thân thuộc với nhau, bao gồm vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ
nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình và vợ, chồng của những người này;
e) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người có quan hệ thân thuộc theo quy định tại
Điểm d Khoản này của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ
đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty
hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;
g) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quy định tại các Điểm a,
Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản này với tổ chức, cá nhân ủy quyền, các cá nhân
được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau;

15


h) Nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của
công ty hoặc tổ chức tín dụng thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của
công ty hoặc tổ chức tín dụng đó.
c. Thủ tục kiểm toán nội bộ đối với khoản vay nghi đảo nợ
STT

1

2

3

4

Thủ tục kiểm tra chi tiết

Mục đích kiểm tra

Xuất Sao kê tín dụng từ hệ thống phần mềm của ngân
hàng trong giai đoạn kiểm tra, ví dụ: 2 ngày liên tiếp
hoặc 2 tháng liên tiếp.

Thu thập dữ liệu để chọn mẫu
khách hàng cần kiểm tra chi tiết.

Tìm khách hàng vừa vay, vừa trả
Rà soát dữ liệu để tìm ra khách hàng vừa vay, vừa trả nợ
nợ trong cùng ngày hoặc cách
trong cùng 1 ngày.
một vài ngày.
Xác định số tài khoản trả nợ của Hợp đồng trả nợ và số
Xác định mối quan hệ giữa dòng
tài khoản giải ngân của Hợp đồng giải ngân trong ngày
tiền giải ngân và nguồn tiền trả
hôm đó.
nợ.

Xuất Sao kê tài khoản thu nợ và Sao kê tài khoản giải
Thu thập dữ liệu để chọn mẫu
ngân từ hệ thống phần mềm của ngân hàng trong giai
Hợp đồng tín dụng cần kiểm tra
đoạn kiểm tra.
chi tiết.

5

Kiểm tra Sao kê tài khoản thu nợ:
-Rà soát dữ liệu xác định nguồn tiền nào nộp vào tài
khoản để trả nợ gốc và lãi cho Hợp đồng và thời gian
nộp khoản tiền đó (Datetime)
- Thông thường, có 2 nguồn nộp để trả nợ như sau:
+ Nộp tiền mặt để tất toán Hợp đồng vay (kiểm tra
Tài khoản tiền mặt của Giao dịch viên)
+ Chuyển khoản từ tài khoản (kiểm tra Tài khoản
chuyển khoản cho khách hàng để tất toán)

Xác định nguồn tiền trả nợ

6

Kiểm tra Sao kê tài khoản giải ngân của Hợp đồng mới:
'-Rà soát dòng tiền của khoản giải ngân ra và thời gian
chuyển khoản/rút khoản tiền đó (Datetime).
- Xác định các bút toán hạch toán liên quan để kiểm tra
chi tiết dòng tiền giải ngân đó chuyển đi đâu.

Xác định dòng tiền giải ngân

được chuyển đi đâu

16


7

Sau khi kiểm tra hoạt động tài khoản thu nợ và giải
ngân, tìm ra được dấu hiệu có việc Giải ngân ra để thanh
toán khoản nợ khác hay không và kết luận:
- Đối tượng nộp tiền vào Tài khoản để trả nợ và đối
tượng rút tiền giải ngân là một (phát sinh 01 lần hoặc
nhiều lần): nghi ngờ về khả năng đảo nợ, đề nghị cán bộ
tín dụng giải trình. Trong một số trường hợp, có thể kết Đối chiếu nguồn tiền trả nợ và
hợp việc đi kiểm tra thực tế khách hàng để thu thập
dòng tiền giải ngân để đưa ra kết
bằng chứng đưa ra kết luận kiểm toán.
luận.
- Không tìm được mối liên hệ giữa việc trả nợ và việc
giải ngân: giải tỏa nghi ngờ, không có dấu hiệu bất
thường.
- Không đủ cơ sở để kết luận: lưu thông tin, tiếp tục theo
dõi khách hàng này đối với các lần trả nợ và giải ngân
tiếp theo.

3.3 Báo cáo kiểm toán nội bộ đối với khoản vay nghi đảo nợ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
* * * * *
Hà Nội, ngày xx tháng xx năm 2013


NGÂN HÀNG TMCP ABC
PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ

BÁO CÁO KIỂM TOÁN
V/v khoản vay nghi đảo nợ tại Chi nhánh Z
Kính gửi:

- BAN KIỂM SOÁT
-

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kiểm toán nội bộ được ban hành theo Quyết
định số xx-xxxx/QĐ-HĐQT ngày xx/xx/xxxx về Quy chế kiểm toán nội bộ. Phòng Kiểm
toán nội bộ báo cáo kết quả kiểm tra một số khoản vay nghi đảo nợ tại Chi nhánh Z như sau:
I.

Một số vấn đề phát hiện qua kiểm toán
Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA: có dấu hiệu thỏa thuận sử dụng tài
khoản của các công ty đối tác để sử dụng tiền của NH ABC không đúng mục đích,
thực chất là để trả nợ cho các khoản vay đến hạn.
Việc giải ngân và giám sát mục đích sử dụng vốn vay không chặt chẽ, không đầy đủ
chứng từ.
(Chi tiết tại mục II dưới đây)

17


II.


Chi tiết các vấn đề phát hiện qua kiểm toán

1. Thông tin liên quan đến Công ty TNHH MESA
Thông tin khách hàng:
-

Số ĐKKD: xxxxxx cấp lần đầu ngày xx/xx/xxxx
Trụ sở: Quận I, TP Hồ Chí Minh

-

Địa điểm giao dịch: xxx TP HCM
Giám đốc: ĐHN

Thông tin các đơn vị bán hàng cho Công ty MESA:
- Công ty CP H
+ Số ĐKKD: 0105045xxx cấp ngày 31/12/2010
+ Trụ sở: xxx, TP HCM (cùng địa bàn giao dịch với Công ty MESA)
+ Tổng giám đốc: DTKN
Qua kiểm tra hoạt động tài khoản của hai Công ty trên cho thấy, có một nhân viên là
HOANG THI HOA CMT xxx CA QUANG NAM CAP 06/06/xxx cùng thực hiện các giao
dịch nộp tiền, rút séc cho cả hai Công ty.
Điều này cho thấy có mối quan hệ khá mật thiết giữa hai Công ty, dẫn tới nghi ngờ có
thể xảy ra tình huống Công ty MESA sử dụng tài khoản thanh toán của Công ty H để nhận
tiền do Ngân hàng ABC giải ngân, sau đó dùng chính số tiền này để trả nợ cho các khế ước
đã đến hạn hoặc quá hạn của Công ty MESA tại ngân hàng.
Thông tin hạn mức:
-


Hạn mức được duyệt: 2.000.000.000VND
Mục đích: bổ sung vốn kinh doanh ván sàn gỗ công nghiệp
Cấp phê duyệt: Ban tín dụng

Tổng hợp kết quả kiểm tra quá trình nhận nợ theo hạn mức trong giai đoạn 01/01/2013
đến 30/6/2013:
Số khế ước
010/2013/HDTDHM
/CIB-HCM-05

Ngày giải
Số tiền
ngân
11/03/2013

210.000.000

Mục đích
Chuyển khoản cho
công ty H thực hiện
hợp
đồng
số
1404/PA ký ngày
14/12/2012, trị giá
420 triệu đồng.

Đối chiếu giải ngân trả nợ
- Ngày 11/03/2013,
Công ty H chuyển

khoản 210 triệu đồng
vào tài khoản của công
ty MESA.
-

Ngày

11/03/2013,
18


Công ty MESA thanh
toán một phần nợ gốc
cho
Hợp
đồng
LD1233800101 đã quá
hạn, nợ gốc 210 triệu
đồng.
010/2013/HDTDHM
/CIB-HCM-05

010/2013/HDTDHM
/CIB-HCM-23

04/06/2013

17/06/2013

130.000.000


150.000.000

Chuyển khoản cho
Công ty H thực
hiện hợp đồng số
1403/PA ký ngày
12/03/2013, trị giá
325 triệu đồng.

- Ngày 04/06/2013,
Công ty H nộp tiền 140
triệu đồng tiền mặt vào
tài khoản của Công ty
MESA.

Chuyển khoản cho
Công ty H thực
hiện hợp đồng số
0111/PA ký ngày
08/5/2013, trị giá
250 triệu đồng

Ngày 18/06/2013, Công
ty H chuyển khoản 100
triệu đồng vào tài khoản
của Công ty MESA.

- Ngày 04/06/2013,
Công ty MESA thanh

toán một phần nợ gốc
cho
Hợp
đồng
LD1307000145 đến hạn
ngày 04/06/2013, số tiền
130 triệu đồng.

- Ngày 18/06/2013,
Công ty MESA thanh
toán một phần nợ gốc
cho
Hợp
đồng
LD1308700350 đến hạn
ngày 18/06/2013, số tiền
100 triệu đồng.

Kết quả kiểm tra, đối chiếu quá trình giải ngân và trả nợ tại Ngân hàng ABC của Công
ty MESA cho thấy:
-

Công ty MESA thường xuyên nhận nợ vào cùng ngày hoặc trước 01 ngày đến hạn của
các khế ước đã nhận nợ.

19


-


-

Việc Công ty MESA chuyển tiền nhận nợ từ Ngân hàng ABC vào tài khoản của đối
tác cung cấp hàng, sau đó số tiền giải ngân này lại được chuyển trả lại vào tài khoản
của Công ty MESA để thực hiện trả nợ cho các Hợp đồng đến hạn hoặc đang quá hạn
tại Ngân hàng ABC là dấu hiệu của việc khách hàng có thỏa thuận sử dụng tài khoản
của đối tác để sử dụng tiền của ngân hàng không đúng mục đích.
Việc giải ngân cho khách hàng được thực hiện chỉ căn cứ trên Hợp đồng mua bán là
chưa đầy đủ, hơn nữa, việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay chưa được thực hiện
sát sao đối với khách hàng này.
Trên đây là kết quả kiểm toán khách hàng nghi đảo nợ tại chi nhánh Z.
Trân trọng./.

Nơi nhận:
-

Kiểm toán viên

Trưởng kiểm toán nội bộ

Như trên;
Lưu:Phòng KTNB.

20


KẾT LUẬN
Đảo nợ là việc khách hàng vay một khoản vay mới để trả món nợ cũ cho chính tổ
chức tín dụng đó hoặc để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác. Trên thực tế, hành vi đảo nợ được
tiếp cận trên hai giác độ: đảo nợ nhằm che giấu nợ xấu, doanh nghiệp không thể trả nợ vay

nhưng ngân hàng vẫn kéo dài khoản nợ để làm đẹp sổ sách, thì hành vi đảo nợ này cần phải
nghiêm cấm; và đảo nợ nhằm hỗ trợ sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp gặp khó khăn
tạm thời, không trả được nợ đúng hạn thì ngân hàng sẽ kéo dài thời hạn nợ. Thực tế cho thấy,
ranh giới giữa đảo nợ để che giấu nợ xấu với đảo nợ để hỗ trợ sản xuất rất khó phân biệt, chủ
yếu phụ thuộc vào quan điểm và đạo đức của từng ngân hàng. Vì vậy, hành vi đảo nợ tiềm ẩn
nhiều rủi ro khi có rất nhiều khoản nợ đáng lý ra đã quá hạn phải chuyển xuống nhóm nợ xấu,
thì cách giãn nợ và đảo nợ làm cho các món nợ đó trở thành nợ bình thường, chất lượng các
món nợ được đảm bảo một cách giả tạo.
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, dấu hiệu nghi ngờ các khoản vay đảo nợ ngày
càng gia tăng, các ngân hàng thương mại rất chú trọng hoạt động kiểm toán nội bộ đối với
các khoản vay đảo nợ. Khác với phương pháp kiểm toán thông thường dựa trên hồ sơ - chứng
từ, kiểm toán các khoản vay đảo nợ cần dựa trên dòng tiền sau giải ngân. Kết quả của đề tài
NCKH cấp cơ sở này chính là một case study về kiểm toán nội bộ đối với khoản vay đảo nợ,
nhằm minh họa cho sinh viên, học viên và các đối tượng sử dụng khác phương pháp thực
hiện kiểm toán nội bộ đối với một trường hợp cho vay nghi đảo nợ cụ thể trong thực tế.

21


PHỤ LỤC
NGÂN HÀNG TMCP ABC
TỔNG HỢP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Khách hàng:
CTY TNHH DV VA TM MESA
Ngành nghề:
Sản xuất kinh doanh ván sàn gỗ công nghiệp.
Mục đích vay vốn: Bổ sung vốn kinh doanh, hạn mức được duyệt 2 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo:
04 quyền sử dụng đất, trị giá 4 tỷ đồng.
So CIF:

716943
So CMND/DKKD
Cong ty:
100520429
Dia Chi:
QUAN I TP HCM
Ngay sinh/Ngay
thanh lap:
20101119
So dien thoai/So
Fax:

MA ID
BRANCH
1. Tai
Khoan(Category):
39849631 VN0010327
39863243 VN0010327
3. Tai San Dam
Bao:
716943.1.1
716943.1.2
716943.1.3
716943.2.1

VN0010327
VN0010327
VN0010327
VN0010327


CAT

LOAI
TIEN

NGAY
MO/VAY

1001 VND
1002 VND

20120830
20120830

VND
VND
VND
VND

20120830
20120830
20130311
20130308

NGAY
DEN HAN

SO DU
BAN DAU


SO DU
HIEN TAI

410,041
0

PHONG
TOA

SD
KHA
DUNG

CO
CAU
NO

LAI
SUAT

LAI KY
HIEN TAI

0 410,041
0
0

20300101
20300101
20300101

20300101
22


4. Hop Dong Vay
TH:
LD1323600047
LD1324100025
LD1324200023
LD1324200027
LD1324300049
LD1324700017
LD1325300307
LD1325400098
LD1325500282
LD1325600263
LD1326000254
LD1326200310
LD1327300420
LD1327600071
Tong du no hien
tai:

VN0010327
VN0010327
VN0010327
VN0010327
VN0010327
VN0010327
VN0010327

VN0010327
VN0010327
VN0010327
VN0010327
VN0010327
VN0010327
VN0010327

21052
21052
21052
21052
21052
21052
21052
21052
21052
21052
21052
21052
21052
21052

VND
VND
VND
VND
VND
VND
VND

VND
VND
VND
VND
VND
VND
VND

20130824
20130829
20130830
20130830
20130831
20130904
20130910
20130911
20130912
20130913
20130917
20130919
20130930
20131003

20131124
20131129
20131130
20131130
20131130
20131204
20131210

20131211
20131212
20131213
20131217
20131219
20131230
20140103

15,000,000
71,400,000
75,280,000
20,980,000
26,560,000
62,450,000

62,520,000
121,200,000
28,050,000
96,840,000
81,483,274
167,300,000
15,000,000
71,400,000
75,280,000
20,980,000
26,560,000
62,450,000
120,290,000
100,000,000


NO
NO
NO
NO
NO
NO
NO
NO
NO
NO
NO
NO
NO
NO

13
13
13
13
13
13
13
13
13
13
13
13
13
13


2,077,053
4,026,533
931,883
3,217,240
2,677,631
5,497,664
492,917
2,346,283
2,473,784
689,426
872,791
2,052,176
3,952,863
3,322,222

1,049,353,274

23


NGÂN HÀNG TMCP ABC
SAO KÊ TÀI KHOẢN THU NỢ
STATEMENT ENTRY DATED ENQUIRY
39849631
CUSTOMER
716943 CTY TNHH DV VA TM MESA
CCY: VND
PASSWORD
35


VAL DATE
DESCRIPTION
BALANCE AT PERIOD START
VALDESC
PDESC

POST DATE
NARRATIVE
32,549,140
REFNO
POST

INPUTTER

PROFIT
CENTRE
CUST

PDAMT

PCAMT

11-Jan-13 Cash Deposit
Inward SIC
11-Jan-13 Payment
Inward SIC
11-Jan-13 Payment

TT1301102536\NCT


11-Jan-13

34,500,000

FT1301101657\BNK

11-Jan-13

90,000,000

FT1301109715\BNK

11-Jan-13

7,500,000

12-Jan-13 Cash Deposit

TT1301203931\NCT

12-Jan-13

23,000,000

12-Jan-13 Thanh toan lai LD1228900118
Thanh toan
12-Jan-13 no goc
LD1228900118

12-Jan-13


-4,820,833

12-Jan-13

-150,000,000

14-Jan-13 Transfer
Outward Loc
14-Jan-13 Clearin

FT1301432649\WPN

14-Jan-13

FT1301446189\WPN

14-Jan-13

29-Jan-13 Cash Deposit

TT1302908370

29-Jan-13

149,800,000
-149,811,000

CARD
NO

NARR
CAM THI THAI THANH
NOP TK
CTY TNHH DV VA TM
MESA DCHUYEN VON
CTY TNHH DV VA TM
MESA DIEU CHUYEN VON
CAM THI THAI THANH
NOP TK
Thanh toan laiLD1228900118
Thanh toan no gocLD1228900118
GIAI NGAN THEO KHE
UOC
NHAN NO 010/2012/
HDTDHM/CIB-HCM-03

THANH TOAN TIEN HANG
CAM T THAI THANH
33,500,000 NOP TIEN TK CTY

ATM REF
DATETIME

INPUTTER
NGUYEN
1301111023 NTH01
1301111624 NGANBTP01
1301111654 TRANGNT06
NGUYEN
1301121110 NTH01

1301121200 TRAMHN
1301121200 TRAMHN

1301141004 ANHNTQ01
1301141052 ANHNTQ01
1301291457 HIENPTT04

24


Outward Loc
29-Jan-13 Clearin
8-Feb-13 Transfer
8-Feb-13 Cash Deposit
Outward Loc
18-Feb-13 Clearin
Inward SIC
6-Mar-13 Payment

FT1302952998\WPN

29-Jan-13

FT1303954835\HCM

8-Feb-13

30,000,000

TT1303918167\HCM


8-Feb-13

11,250,000

FT1304902087\HCM

18-Feb-13

FT1306519142\BNK

6-Mar-13

Thanh toan lai
6-Mar-13 phat
PDLD1233800103;2
Thanh toan lai
6-Mar-13 qua
PDLD1233800103;2
6-Mar-13 Thanh toan lai PDLD1233800103;2
Thanh toan
6-Mar-13 goc qua
PDLD1233800103;2

-33,411,000

-41,511,000
75,000,000

6-Mar-13


-219,794

6-Mar-13

-380,618

6-Mar-13

-439,588

6-Mar-13

-73,960,000

6-Mar-13 Transfer
6-Mar-13 Transfer
Thanh toan
11-Mar-13 mot phan

FT1306545503
FT1306587625

6-Mar-13
6-Mar-13

73,960,000
-73,960,000

LD1233800101


3-Jun-13

-210,000,000

11-Mar-13 Transfer
11-Mar-13 Transfer

FT1307080400
FT1307088941

11-Mar-13
11-Mar-13

210,000,000
-210,000,000

THANH TOAN TIEN HANG
LUU THI TUYET MAI
NOP TIEN MUA HANG
CAM THI THAI THANH
NOP TIEN TK
DIEU TIEN VE HOI SO
MESA
CTY TNHH DV VA TM
MESA DIEU CHUYEN VON
Thanh toan lai phat qua
hanPDLD1233800103;2
Thanh toan lai qua hanPDLD1233800103;2
Thanh toan laiPDLD1233800103;2

Thanh toan goc qua hanPDLD1233800103;2
GIAI NGAN THEO KUNN
SO B2K: 010/2012/
HDTDHM/CIB-HCM-04
NGAY 6/3/2013
THANH TOAN TIEN HANG
Thanh toan mot phan no
goc-LD1233800101
GIAI NGAN THEO KUNN
SO 010/2012/HDTDHM/
CIB-HCM-05 NGAY
11/3/2013
THANH TOAN TIEN HANG

1301291632 TRANGNND
1302081709 LANTN02
1302081808 TRANGTTQ
1302181356 NHIPHY
1303061521 TRANGNT06

1303061633 THUYNTT08
1303061633 THUYNTT08
1303061633 THUYNTT08
1303061633 THUYNTT08

1303061836 TRANGNND
1303061839 TRANGNND
1306031614 TRANGNND

1303111826 TRANGNND

1303111828 TRANGNND

25


×