Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC HƯỚNG DẤN SINH VIÊN THỰC TẬP GIÁO TRÌNH THEO ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.85 KB, 15 trang )

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC HƯỚNG DẤN SINH VIÊN THỰC TẬP
GIÁO TRÌNH THEO ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
Lê Thị Tưởng, Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Trọng Bách
Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐTTC được xem là hình thức đào tạo tiên tiến trên thế giới vì mục đích đào tạo
của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trình d ạy - học.
Với hình thức đào tạo này, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức v à
thời gian (chủ động lựa chọn môn học, giáo vi ên, giờ học...), nâng cao khả năng tự
học, tự nghiên cứu. Đồng thời ĐTTC sẽ hạn chế được tình trạng dạy và học theo lối
kinh viện, hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy
nhanh quá trình hội nhập thế giới. Đây là một phương thức đào tạo đem lại hiệu quả
giáo dục cao, tạo tính mềm dẻo v à khả năng thích ứng, hơn nữa cũng tạo được hiệu
quả cao về quản lý và giảm được giá thành đào tạo.
Vậy sự chuyển đổi này nhằm mục tiêu gì? Trước hết, tạo ra một học chế mềm
dẻo, hướng về SV, tăng cường tính chủ động và khả năng cơ động của SV, đảm bảo
sự liên thông dễ dàng trong quá trình học tập và tạo ra những sản phẩm có tính thích
ứng cao với thị trường lao động trong nước. Đồng thời làm cho hệ thống GDĐH nước
ta hội nhập với khu vực và thế giới trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Thực tập giáo trình (TTGT) theo đào tạo tín chỉ là bước khởi đầu cho sinh viên
tiếp cận những điều kiện sản xuất thực tế cũng như vận dụng những thái độ, kiến thức
và kỹ năng trong từng vấn đề của các môn học được trang bị ở nhà trường vào giải
quyết các tình huống thường xuyên xảy ra trong thực tế ở mức độ khá. Điều này giúp
cho sinh viên tự tin hơn, củng cố kiến thức tốt hơn, chủ động, tích cực và sáng tạo hơn
trong thực tập và công tác sau này. Đây là điểm khác biệt giữa TTGT theo đào tạo tín
chỉ với niên chế mà Đảng ủy, BGH Nhà trường và toàn thể CBVC trường Đại học Nha
Trang đang nổ lực thực hiện. Vì vậy, “Đổi mới công tác hướng dẫn sinh viên thực
tập giáo trình theo học chế tín chỉ” là cấp thiết cần được giải quyết.
2. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ TTGT THEO ĐTTC.
2.1. Hình thức đào tạo tín chỉ:
Hình thức đào tạo tín chỉ là lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo


(vai trò của người học đặc biệt được coi trọng), tạo cho họ thói quen tự học, tự khám
phá kiến thức, có kĩ năng giải quyết vấn đề, tự chủ động thời gian ho àn thành một môn
học, một chương trình đào tạo. Người học là người tiếp nhận kiến thức nh ưng đồng
-1-


thời cũng là người chủ động tạo kiến thức. Đây chính l à việc đưa giáo dục đại học về
với đúng nghĩa: người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của
người dạy, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của ng ười học.
Việc đánh giá kết quả học tập trong ĐTTC là đánh giá quá trình một cách
thường xuyên, buộc sinh viên phải có ý thức học tập liên tục và học tập suốt đời.
2.2. Nội dung TTGT: Nội dung thực tập giáo trình theo ĐTTC được xây dựng trên cơ
sở từng vấn đề cụ thể.
 Nội dung thực tập giáo trình theo ĐTTC đối với ngành CNCB và CNTP:

Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp



Khảo sát nguồn nguyên liệu
Sơ chế và bảo quản nguyên liệu



Công nghệ chế biến sản phẩm TP




Khảo sát máy móc và thiết bị chế biến TP

Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm




Đánh giá vấn đề vệ sinh-an toàn lao động
Điều hành sản xuất trong doanh nghiệp



Chính sách lao động và tiền lương

 Nội dung thực tập giáo trình theo ĐTTC đối với ngành CN kỹ thuật nhiệt lạnh

Tổng quan về cơ sở thực tập


Khảo sát hệ thống lạnh, điều hòa không khí – thông gió, lò hơi và hệ
thống cung cấp nhiệt, cấp thoát nước, máy chế biến thực phẩm,…



Khảo sát hệ thống điện động lực và điều khiển của hệ thống lạnh, điều
hòa không khí – thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, cấp thoát
nước, máy chế biến thực phẩm,…



Chế tạo, thi công, lắp đặt hệ thống lạnh, điều hòa không khí – thông gió,
lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, cấp thoát nước, máy chế biến thực

phẩm,…



Vận hành hệ thống lạnh, điều hòa không khí – thông gió, lò hơi và hệ
thống cung cấp nhiệt, cấp thoát nước, máy chế biến thực phẩm,…



Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lạnh, điều hòa không khí – thông gió, lò hơi



và hệ thống cung cấp nhiệt, cấp thoát nước, máy chế biến thực phẩm,…
Sự cố thường gặp trong thi công – lắp đặt, vận hành hệ thống lạnh, điều
hòa không khí – thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt, cấp thoát
nước, máy chế biến thực phẩm,…

3. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DẠY VÀ NGƯỜI HỌC TRONG TTGT THEO ĐTTC

-2-


3.1. Vai trò người dạy: Đối với ĐTTC người dạy có 3 vai trò chính
- Với vai trò cố vấn cho quá trình học tập:
+ Giúp sinh viên nắm rõ tầm quan trọng của việc thực tập giáo trình.
+ Định hướng hay lựa chọn những vấn đề cốt lõi, quan trọng mà sinh viên cần phải
tiếp cận, tìm hiểu, vận dụng tại cơ sở sản xuất.
+ Giúp sinh viên tiếp cận các nguồn tài liệu tham khảo, giúp họ tháo gỡ những khó
khăn trong quá trình thực tập tại các cơ sở sản xuất.

+ Giúp sinh viên phát hiện được những vấn đề tồn tại của CSSX, từ đó sinh vi ên có
thể đưa ra những ý tưởng giải quyết phù hợp.
- Vai trò tham gia vào quá trình h ọc tập: Người thầy hoạt động như một thành
viên trong nhóm bằng cách:
+ Hiểu và chia sẻ khó khăn và trách nhiệm học tập với SV, như thường xuyên nắm
bắt tình hình thực tập, tình hình sinh hoạt của SV tại nơi thực tập để giúp SV tháo
gỡ những vấn đề khó khăn.
+ Xuống CSSX trao đổi, lắng nghe tâm t ư nguyện vọng của SV, lắng nghe ý kiến
từ phía CSSX về công tác đào tạo, quản lý SV. Thông qua hoạt động n ày giúp
người dạy trang bị, bổ sung th êm kiến thức thực tế, tăng cường mối quan hệ với
CSSX, tạo điều kiện SV thực tập tốt h ơn.
- Vừa là người học vừa là người nghiên cứu:
+ Khi tham gia vào quá trình thực tập tại cơ sở sản xuất người dạy có thể tìm kiếm
và phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu nhằm cải tiến, hỗ trợ sản xuất tại các cơ sở
sản xuất một cách tốt hơn. Từ đó, nâng cao năng lực nghi ên cứu của người dạy.
3.2. Vai trò người học:
+ Người học cần ý thức được vai trò của mình là trung tâm của quá trình đào tạo,
từ đó có kế hoạch học tập, tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện các kỹ năng của bản
thân để quá trình học tập đạt hiệu quả nhất. Trước và trong khi thực tập tại cơ sở
sản xuất, SV cần chú ý các vấn đề sau:



Nắm vững đề cương thực tập.
Thời gian thực tập.



Ý thức được tầm quan trọng của đợt thực tập




Nắm vững các quy định liên quan đến đợt thực tập.
Biết cách tận dụng sự trợ giúp của người hướng dẫn và CSSX.




SV phải luôn đặt mình trong thế chủ động tìm kiếm thông tin để học hỏi kỹ
năng thực hành cũng như các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này.

-3-




Cần phải vận dụng tối đa kỹ năng giao tiếp để khai thác, thu tập thông tin một
cách hiệu quả.

4. QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN TTGT: Được chia làm 4 giai đoạn
4.1. Chuẩn bị
ND công việc

Giai đoạn 1

Thời gian triển khai

- Triển khai Sv đăng ký địa ph ương thực tập
- Chuẩn bị giấy giới thiệu sinh viên
- Chuẩn bị giấy giới thiệu giáo vi ên

Chuẩn bị

- Chuẩn bị đề cương thực tập
- Chuẩn bị công văn liên hệ thực tập
- Chuẩn bị quyết định đoàn hướng dẫn thực tập

Triển khai trước
1 tháng

- Đơn xin kinh phí hỗ trợ thực tập
- Lập kế hoạch thực tập, phân công cán bộ
trong đoàn HD phụ trách công việc.
4.2. Liên hệ địa điểm thực tập
Giai đoạn 2

Thời gian triển khai
ND công việc
- Gửi công văn liên hệ thực tập đến các cơ sở Triển khai trước
TT
từ 1 – 2 tháng.

Liên hệ địa
điểm thực
tập

- Liên hệ cơ sở TT nhận ý kiến phản hồi.
- Thống kê số sv chưa có địa điểm thực tập, tiếp
tục liên hệ địa điểm SV thực tập.
- Phân bổ và lên danh sách SV về các cơ sở TT. Triển khai trước
- Gặp gỡ SV trao quyết định thực tập, phổ biến 5 đến 7 ngày.

các quy định, cách đánh giá thực tập,…

4.3. Quản lý sinh viên tại cơ sở thực tập
Giai đoạn 3
Quản lý
sinh viên
tại cơ sở
thực tập

ND công việc

Thời gian triển khai

- Phân công CBHD phụ trách các nhóm
thực tập (Theo khu vực để dễ d àng đi lại

Thường xuyên liên
lạc cơ sở TT và SV

kiểm tra, quản lý)
- Đưa sv đến các địa điểm thực tập v à quản

nắm tình hình thực
tập (1 tuần/1 lần)

-4-


lý sv thực tập.
- Đến các địa điểm thực tập kiểm tra, nắm

tình hình SV thực tập.
4.4. Tổ chức chấm báo cáo, bảo vệ và lên điểm
Giai đoạn 4

ND công việc

Thời gian triển khai

- Phân công CB phụ trách thu bài, chấm báo
Tổ chức
chấm báo
cáo và bảo

cáo, tổ chức bảo vệ, tổng hợp điểm.
Chú ý: Căn cứ vào sổ nhật ký thực tập của
SV (Không nên căn c ứ vào đề cương thực

vệ, lên điểm tập) để đánh giá chất l ượng bài báo cáo và
hỏi vấn đáp cho sát tình hình thực tế mỗi cơ

Triển khai sau khi
kết thúc thực tập 7
đến 10 ngày.

sở TT.
- Gửi thư cảm ơn tới cơ sở TT.
5. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ ĐỐI VỚI GVHD TTGT
-

Tích cực, chủ động liên hệ cơ sở TT cho SV thực tập đúng thời gian quy định.

Tích cực, không ngại va chạm, chủ động nắm bắt tình hình sinh viên thực tập
tại các cơ sở TT để kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc.

-

Tích cực duy trì và phát triển mối quan hệ với cơ sở TT.
Bằng nhiều cách khác nhau, GVHD nh ắc nhỡ sv nhận thức đúng tầm quan
trọng của đợt đi thực tập tại các CSSX.
GVHD có thể giới thiệu đến sv trang web để lắng nghe
những tâm sự của các cựu sinh viên trong ngành v ề tầm quan trọng cũng như
những kinh nghiệm và phương pháp thực tập đạt hiệu quả.

 Những kinh nghiệm cụ thể của GVHD
- Tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.
-

Có hiểu biết về CSSX mà các thầy cô đến liên hệ thực tập.
Nắm kỹ quy trình hướng dẫn Sv thực tập tại CSSX.

-

Thông qua mối quan hệ thầy cô, bạn bè và cựu sinh viên tìm kiếm, kết nối mối
quan hệ với các CSSX.

-

Duy trì và phát triển mối quan hệ với CSSX bằng nhiều cách khác nhau: Điện
thoại, thư cảm ơn, thiệp chúc mừng, quà, mời tham dự hội thảo, mời tham dự
ngày lễ 20.11, tham gia đào tạo, nghiên cứu, trao đổi thông tin đào tạo, ….


6. KIẾN NGHỊ KHOA VÀ NHÀ TRƯỜNG
-5-


-

Tăng số lần kiểm tra, giám sát sinh viên th ực tập

-

Quy định cụ thể số người hướng dẫn trên số sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài phát biểu của Hiệu Trưởng Trường Đại học Nha Trang ng ày 01/6 tại Hội
trường.
2. Tài liệu từ ngành Công nghệ thực phẩm; Công nghệ Chế biến và Kỹ thuật lạnh
của Khoa Chế biến, Trường Đại học Nha Trang.
3. Kinh nghiệm từ các cán bộ hướng dẫn thực tập giáo trình.

-6-


7. CÁC BIỂU MẪU
Mẫu số: 1

7.1. Mẫu công văn gửi đến cơ sở thực tập
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…. /CV-KCB
Nha Trang, ngày … tháng …. năm …..
Ban Chủ nhiệm Khoa Chế biến, Trường Đại học Nha Trang
Kính gửi: Lãnh đạo Công ty ............................................................
Thực hiện phương châm đào tạo học đi đôi với hành, hàng năm Khoa Ch ế biến
– Trường Đại học Nha Trang tổ chức cho sinh viên ngành ......... th ực tập ............ tại
các cơ sở sản xuất nhằm tạo điều kiện cho sinh viên sớm tiếp cận trực tiếp các điều
kiện sản xuất thực tế.
Ban Chủ nhiệm Khoa Chế biến kính mong Ban Giám đ ốc và các bộ phận chức
năng của các cơ sở sản xuất tạo điều kiện tiếp nhận và bố trí sinh viên đến thực tập với
các chi tiết sau:
- Thời gian thực tập: Từ ngày ...... đến........
- Nội dung thực tập: Có đề cương kèm theo
- Số lượng sinh viên thực tập: ... sinh viên
Rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý cơ sở sản xuất tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành nhi ệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.
Mọi ý kiến phản hồi xin liên hệ:
1. Bà ............– Giảng viên Bộ môn ........, Khoa Chế biến, Trường Đại học Nha
Trang. Điện thoại:............
2. Ông ............– Giảng viên Bộ môn ........, Khoa Chế biến, Trường Đại học
Nha Trang. Điện thoại:............
Xin trân trọng cảm ơn!
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA CHẾ BIẾN

-7-



Mẫu số: 2

7.2. Mẫu quyết định thực tập
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:.... QĐ/ĐHNT

Nha Trang, ngày ... tháng.... năm ....
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
- Căn cứ QĐ số 155CP ngày 16/8/1966 của Hội đồng chính phủ v/v thành lập và quy
định nhiệm vụ quyền hạn của Trường ĐH Thủy sản nay là Trường ĐH Nha Trang;
- Căn cứ QĐ số 622QĐ/TCCB ngày 12/7/1985 c ủa Bộ trưởng Bộ Đại học và THCN
nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trách nhiệm, quyền hạn của Hiệu trưởng các
trường đại học;
- Căn cứ kế hoạch học tập toàn khóa;
- Căn cứ kế hoạch giảng dạy năm học ................
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU I: Thành lập đoàn hướng dẫn thực tập ....... cho sinh viên lớp .....(có danh sách
Sv kèm theo), bao gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Bà ................: Trưởng đoàn hướng dẫn
2. Bà ..................: Phó đoàn hư ớng dẫn
3. Bà .................... : Cán bộ hướng dẫn
ĐIỀU II: Các cán bộ hướng dẫn thực tập có trách nhiệm liên hệ với các cơ sở sản
xuất, xây dựng đề cương và tổ chức cho sinh viên thực tập tốt, đảm bảo chất lượng
đào tạo.
ĐIỀU III: Đề nghị các phòng ban chức năng và các cơ sở sản xuất tạo mọi điều kiện

để đoàn thực tập hoàn thành tốt nhiệm vụ.
ĐIỀU IV: Các cán bộ và sinh viên có tên trong danh sách ch ịu trách nhiệm thi hành
quyết định này.
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA CHẾ BIẾN

-8-


Mẫu số: 3

7.3. Mẫu giấy đề nghị hỗ trợ kinh phí
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ
(V/v hỗ trợ kinh phí hướng dẫn thực tập ……………lớp …….)
Kính gửi:

- Phòng Kế hoạch - Tài chính

- Ban chủ nhiệm Khoa Chế biến
Theo kế hoạch giảng dạy năm học ………, bộ môn ........... đã phân công đoàn
cán bộ hướng dẫn thực tập ……. (có quyết định kèm theo) cho sinh viên l ớp …… với
số lượng …..sinh viên. Thực tế, số lượng sinh viên này được thực tập tại các cơ sở sản
xuất nằm rải rác nhiều tỉnh thành từ …… đến…….. Để tạo điều kiện thuận lợi cho
đoàn cán bộ hướng dẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đề nghị Phòng Kế hoạch – Tài chính
và BCN khoa Chế biến hỗ trợ kinh phí thực tập theo quy định của quy chế chi tiêu nội
bộ Trường Đại học Nha Trang, ban hành ngày…. năm…..
Xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày …. tháng …. năm ….
TM. đoàn thực tập

-9-


Mẫu số: 4

7.4. Mẫu danh sách sinh viên th ực tập
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DANH SÁCH SINH VIÊN TH ỰC TẬP
(Theo quyết định số:....QĐ/ĐHNT)

Thời gian thực tập: Từ ngày ....... đến ngày...........
Tổng số sinh viên của nhóm: ........sinh viên
Địa điểm thực tập: Công ty........................
CB phụ trách:..................................... SĐT liên l ạc:....................................
STT

Họ và tên SV

Nam

Nữ


Ghi chú
Trưởng nhóm

Phó nhóm

Nha Trang, ngày ....... tháng ......năm.........
Trưởng đoàn thực tập

- 10 -


Mẫu số: 5

7.5. Mẫu nhận xét quá trình thực tập
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Kính gửi: Ban Lãnh đạo Công ty: .............................................................................
Tên em là:.................................................................................. .................
Mã số sinh viên: ................................ ........
Là sinh viên lớp: ………, ngành ..........., Khoa Ch ế biến – Trường Đại học
Nha Trang
Được sự cho phép của Công ty và sự đồng ý của Nhà trường, em đã được
đến Công ty thực tập từ ngày …. tháng ….. năm .....đ ến ngày ….. tháng …… năm ....
Qua quá trình thực tập tại Công ty, đến nay em đã cơ bản hoàn thành những
nội dung trong đề cương thực tập theo yêu cầu của Nhà trường. Vì vậy, em viết đơn
này kính mong Ban Lãnh đạo Công ty cho ý kiến nhận xét về quá trình thực tập của
em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!

……ngày… tháng… năm .....
Người viết đơn

NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

- 11 -


Mẫu số: 6

7.6. Mẫu nhật ký thực tập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CHẾ BIẾN

NHẬT KÝ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT
Họ và tên:............................
Lớp: ...................................
Cơ sở thực tập: ....................
Ngày

Nội dung thực tập

Kết quả thu được

- 12 -

Ghi chú



Mẫu số: 7

7.7. Mẫu các quy định đối với sinh viên thực tập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CHẾ BIẾN
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN THỰC TẬP
TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của công ty (thời gian thực tập, trang
phục, vệ sinh, kỷ luật,…).
2. Nghiêm chỉnh chấp hành đúng thời gian thực tập của Nhà trường (từ ngày ….
đến ngày…..). Những trường hợp nào công ty không tạo điều kiện thực tập
đúng thời gian trên, phải báo cáo ngay với GVHD để GVHD kịp thời làm việc
lại với công ty (thường rơi vào các công ty sv t ự liên hệ).
Chú ý: Nếu GVHD phát hiện sinh viên nào tự ý kết thúc sớm kế hoạch thực tập sẽ
bị đánh giá không đạt yêu cầu thực tập.
3. Nhóm trưởng hoặc nhóm phó tại mỗi cơ sở thực tập phải thường xuyên liên lạc
với GVHD phụ trách để báo cáo tình hình thực tập (ít nhất mỗi tuần một lần,
thông qua điện thoại hoặc email, …).
4. Cuối ngày thứ nhất thực tập, các nhóm phải báo cáo cụ thể tên người hướng
dẫn, số điện thoại, địa điểm công ty (các công ty sv t ự liên hệ) để GVHD phụ
trách thường xuyên kiểm tra tình hình thực tập.
5. Hình thức viết báo cáo: Viết tay, không chấp nhận bản đánh máy hoặc
photocopy.
6. Thời gian nộp báo cáo từ ….. đến ….. ngày ……, tại ……………………...
7. Thời gian bảo vệ dự kiến sau một tuần kể từ ngày nộp báo cáo. Lịch bảo vệ và
địa điểm bảo vệ sẽ được thông báo cụ thể sau.
8. Đánh giá kết thúc học phần thực tập …….:
+ Điểm bảo vệ: 50%
+ Điểm báo cáo: 25%
+ Điểm quá trình: 25%

9. Nếu vi phạm các điều sau đây SV sẽ bị điểm 0 hoặc cấm thực tập vào năm học
tới hay những hình thức kỷ luật khác:
- Sao chép báo cáo
- Vi phạm quy định 1 và 2
- Nghỉ 3 buổi không rõ lý do

- 13 -


- Bị điểm 0 và cấm thực tập vào năm học tới nếu gây gổ đánh nhau trong thời
gian thực tập, trộm cắp tài sản, làm hư hỏng thiệt hại tới tài sản của cơ sở thực
tập,…
Nha Trang, ngày ….tháng …. năm …..
Trưởng đoàn thực tập

Mẫu số: 8

7.8. Mẫu đánh giá hoạt động thực tập

TT
1

Phương pháp đánh
giá

Các chỉ tiêu đánh giá
Điểm quá trình thực tập (TGT)

Giám sát, kiểm tra
trực tiếp hoặc gián


Trọng số
(%)
25%

tiếp thông qua nhóm
trưởng, nhóm phó, ý
kiến phản hồi của
công ty.
2

Điểm bài báo cáo (ĐBC)

Chấm báo cáo

25%

3

Điểm bảo vệ kết thúc học phần (THP)

Vấn đáp

50%

ĐHP = TGT × tr.số + ĐBC × tr.số + THP × tr.số
ĐQT = TGT × tr.số + ĐBC × tr.số

- 14 -



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Số:…. /CV-KCB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nha Trang, ngày … tháng …. năm …..
THƯ CẢM ƠN
Trân trọng kính gửi :................................ ................................ ................................ .........
................................ ................................ ................................ ................................ .........
Được sự đồng ý của quý Công ty, Khoa Chế biến-Trường Đại học Nha Trang
đã đưa…… sinh viên lớp ……, ngành ………… đ ến thực tập ……… tại Công ty
trong tháng ………..
Trong thời gian thực tập, nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất
lẫn tinh thần của quý Công ty, đến nay nhóm sinh viên đã hoàn thành tốt đẹp đợt thực
tập. Ban Chủ nhiệm Khoa Chế biến xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình quý báu
của quý Công ty.
Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng mong muốn hợp tác lâu dài với quý Công ty
trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành …………... Kính chúc quý Công ty ngày
càng phát triển, thịnh vượng!
Quý Công ty có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau: Văn phòng Khoa Chế
biến - Trường Đại học Nha trang, số 02, Nguyễn Đình Chiểu, TP Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa. ĐT: …………..; Fax:………ho ặc Văn phòng Bộ môn ……….ĐT:
058……….
TL.HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA CHẾ BIẾN

- 15 -




×