Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 86 trang )

Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh
Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu


Chịu trách nhiệm xuất bản
Deutsche Gesellschaft für
Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH
Trụ sở đặt tại
Bonn và Eschborn, CHLB Đức
Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP)
Tầng 9, Landmark, 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. HCM, Việt Nam
T + 84 838239811
F + 84 838239813
I www.giz.de/viet-nam
/>Biên soạn xong
2/2014
In
Dàn trang và trình bày
Goldensky co.,ltd
Hình ảnh
© GIZ
Tác giả
Trần Thị Phụng Hà
Nguyễn Thanh Bình
Biên tập
Lê Bá Cả
Báo cáo không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia,
Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức cũng như GIZ.
© GIZ 2014
GIZ chịu trách nhiệm nội dung của ấn phẩm này.
Dưới sự ủy quyền của


Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc

Số giấy phép xuất bản:.........


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh
Cà Mau trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu



GIZ Việt Nam
Là một tổ chức thuộc chính phủ Đức, Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ)
GmbH hỗ trợ Chính phủ Đức hoàn thành các mục tiêu của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế hướng
tới phát triển bền vững.
GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức, GIZ cung cấp các dịch
vụ tư vấn cho Chính phủ Việt Nam và hiện đang tham gia vào ba lĩnh vực ưu tiên: (i) Đào tạo Nghề; (ii)
Chính sách Môi trường và Sử dụng bền vững Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên; và 3) Năng lượng.
Nhà tài trợ vốn và ủy nhiệm chính của GIZ Việt Nam là Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức
(BMZ). Ngoài ra còn có các Bộ liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt
nhân (BMUB), Bộ Liên bang về các vấn đề Kinh tế và Năng lượng (BMWi) và Bộ Tài chính Liên bang (BMF).
GIZ Việt Nam cũng tham gia nhiều dự án do Chính phủ Úc (thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại DFAT) và Liên minh châu Âu đồng tài trợ cũng như hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng phát triển Đức KfW.
Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP) do hai chính phủ Đức và Úc tài trợ nhằm hỗ
trợ Việt Nam quản lý các hệ sinh thái ven biển giúp tăng khả năng phục hồi và giảm khả năng bị tổn
thương nhằm bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Tổ chức
Hợp tác Phát triển Đức GIZ cùng phối kết hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, và các sở, ban ngành của
năm tỉnh chương trình gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng triển khai thực hiện
Chương trình.
Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm Website của chúng tôi www.giz.de/viet-nam và .
vn/icmp-cccep.html.



Lời cảm ơn
Nghiên cứu được thực hiện bởi hai giảng viên trường Đại học Cần Thơ, Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn
Thanh Bình, chuyên ngành Xã hội học và Phát triển Nông thôn thuộc Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn
và Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi xin cám ơn tổ chức, cá nhân, thành
viên dự án GIZ và cán bộ địa phương đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Trước hết xin cám ơn hai cán bộ GIZ Cà Mau: Nguyễn Thị Hồng Thụy và Nina Seib đã hỗ trợ tích cực
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu từ việc giới thiệu tài liệu nghiên cứu, tổ chức chu đáo các
hội thảo cho đến đọc nhận xét góp ý từng trang của báo cáo. Chúng tôi rất cám ơn những ý kiến đóng
chân thành và xác đáng của hai bạn. Cũng như cán bộ GIZ Cà Mau, cô Ngân và anh Tĩnh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tổ chức chuyến đi thực tế và nhiều lần họp, hội thảo ở Cà Mau.
Chúng tôi xin cám ơn Ủy ban Nhân dân (UBND) Tỉnh Cà Mau và UBND Xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đóng góp nhiều ý kiến
quan trọng trong các cuộc họp ở Cà Mau và địa phương.







Cô Bùi Anh ĐàoSở NNPTNT Cà Mau
Cô Huỳnh Kim DuyênHội Liên hiệp PN Cà Mau
Cô Nguyễn Thị Thùy Trang Hội Liên hiệp PN Cà Mau
Cô Lâm Mỹ Dung
Hội Liên hiệp PN xã Nguyễn Huân
Cô Lê Thanh Bình
Hội Liên hiệp PN Thị trấn Sông Đốc
Cô Trần Diễm Trang

Hội Liên hiệp PN xã Đất Mũi

Cám ơn CB Hội Liên hiệp Phụ nữ và người dân ở địa bàn nghiên cứu vì sự mến khách và giúp đỡ nhiệt tình.
Chúng tôi cám ơn Tiến sĩ Lê Thanh Phong, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ và Chuyển giao Công nghệ; xin
cám ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn và Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng
sông Cửu Long đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia nghiên cứu.
Cuối cùng, chúng tôi cũng xin cảm ơn Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng Ven biển tại tỉnh Cà Mau đã
tạo điều kiện và hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu. Đặc biệt, xin cảm ơn Cố vấn kỹ thuật của dự án GIZ đã
nhận xét và đóng góp những ý kiến hữu ích. 

4



Mục lục
Lời cảm ơn................................................................................................................................................ 4
Danh mục bảng...................................................................................................................................... 8
Danh mục hình........................................................................................................................................ 8
Danh mục từ viết tắt............................................................................................................................. 9
Tóm tắt.....................................................................................................................................................11
1. Giới thiệu..........................................................................................................................................16


1.1 Bối cảnh chung.....................................................................................................................................................17



1.2 Mục tiêu của nghiên cứu...................................................................................................................................19




1.3 Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................................................................19



1.4 Giới hạn đề tài........................................................................................................................................................21



1.5 Phương pháp luận...............................................................................................................................................21



1.6 Địa bàn và mẫu nghiên cứu..............................................................................................................................24



1.7 Lược khảo tài liệu thứ cấp.................................................................................................................................29



1.8 Cấu trúc của báo cáo...........................................................................................................................................32

6


2. Các khía cạnh tổn thương về giới ở Cà Mau........................................................................34


2.1 Yếu tố tổn thương từ KT-XH..............................................................................................................................35




2.2 Tổn thương từ yếu tố tự nhiên và môi trường vật chất..........................................................................41



2.3 Tổn thương dưới tác động của BĐKH...........................................................................................................43



2.4 Đánh giá tổn thương: khu vực, chỉ số và các vấn đề về giới.................................................................47

3. Thích ứng và khả năng phục hồi.............................................................................................54


3.1 Ứng phó của chính quyền địa phương với BĐKH....................................................................................55



3.2 Khả năng tiếp cận nguồn lực ở cấp hộ gia đình.......................................................................................59



3.3 Chiến lược sinh kế và thích ứng......................................................................................................................62

4. Đề xuất giảm tính tổn thương về giới trong bối cảnh BĐKH........................................66


4.1 Tạo cơ hội sinh kế cho phụ nữ thông qua đa dạng hóa nguồn thu nhập.......................................67




4.2 Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ...............................................................................................69



4.3 Nâng cao nhận thức về BĐKH..........................................................................................................................70



4.4 Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình ra quyết định.................................................71



4.5 Lồng ghép BĐKH và bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển KT-XH.............................................73



4.6 Hỗ trợ tín dụng cho những nhóm dễ bị tổn thương để phát triển kinh tế hộ...............................74



4.7 Giảm rủi ro trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vùng biển............................................................75



4.8 Áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp vùng ven biển.....................................................................76




4.9 Tóm tắt các đề xuất..............................................................................................................................................77

Tài liệu tham khảo................................................................................................................................78

7


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

Danh mục bảng
Bảng 1-1: Tiêu chí đánh giá tổn thương cấp hộ gia đình..........................................................................................20
Bảng 1-2: Các nhân tố gây tổn thương và tác động (điểm số) của chúng đến 3 huyện...............................23
Bảng 1-3: Thông tin thu thập được từ cuộc họp sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn

có sự tham gia (PRA)..........................................................................................................................................23
Bảng 1-4: Thông tin chung về 3 huyện............................................................................................................................26
Bảng 1-5: Địa bàn và số mẫu...............................................................................................................................................28
Bảng 1-6: Đặc điểm địa lý và yếu tố rủi ro ở 3 xã.........................................................................................................28
Bảng 1-7: Những điểm nóng của phân tích tổn thương và rủi ro.........................................................................29
Bảng 1-8: Tính phơi nhiễm trước rủi ro của 3 huyện..................................................................................................31
Bảng 2-1: Năng lực của người nghèo, trung bình, khá..............................................................................................36
Bảng 2-2: Nguồn lực tài chính............................................................................................................................................37
Bảng 2-3: Điểm phân biệt giữa các nhóm ngày càng nghèo, nghèo và giảm nghèo....................................38
Bảng 2-4: Ảnh hưởng của thời tiết thất thường theo mùa (theo âm lịch)..........................................................44
Bảng 2-5: Chỉ số tổn thương ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế ở 3 xã..............................................................48
Bảng 2-6: Chỉ số tổn thương................................................................................................................................................50
Bảng 3-1: Chương trình hàng động cấp quốc gia và cấp tỉnh ứng phó với BĐKH..........................................56
Bảng 3-2: Úng phó với BĐKH ở cấp xã.............................................................................................................................57

Bảng 3-3: Hành động thích ứng để giảm nhẹ tổn thương.......................................................................................64
Bảng 4-1: Thu nhập ròng (triệu đồng/hộ/năm) và chia sẻ lao động giữa nam và nữ trong

một số hoạt động sinh kế ở địa phương....................................................................................................68
Bảng 4-2 : Số năm đi học giữa nam và nữ từ 15 tuổi trở lên....................................................................................70
Bảng 4-3: Khác biệt giữa nam và nữ khi hỏi về thuật ngữ BĐKH...........................................................................71

Danh mục hình
Hình 1-1: Khung lí thuyết đánh giá tổn thương của giới..........................................................................................22
Hình 1-2: Bản đồ Việt Nam và ĐBSCL...............................................................................................................................25
Hình 1-3: Bàn đồ Cà Mau và vị trí của 3 xã nghiên cứu..............................................................................................27
Hình 1-4: Bản đồ các huyện tổn thương vào năm 2030 và 2050...........................................................................30
Hình 1-5: DT nuôi tôm bị ngập nước (km2) của 3 huyện (tổng DT, đã ngập 2000,

sẽ ngập 2030 và 2050)........................................................................................................................................31
Hình 2-1: Yếu tố tổn thương liên quan đến KT-XH theo 4 lọai hình sinh kế.......................................................39
Hình 2-2: Yếu tố tổn thương liên quan đến con người theo 4 loại hình sinh kế..............................................40
Hình 2-3: Tính tổn thương từ giúp đỡ xã hội và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế..........40
Hình 2-4: Tổn thương từ yếu tố tự nhiên, môi trường vật chất ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế.........41
Hình 2-5: Thời tiết thất thường và mối nguy hiểm ảnh hưởng đến 4 loại hình sinh kế................................44
Hình 2-6 : Những khu vực xói lở thuộc địa bàn nghiên cứu....................................................................................49
Hình 3-1: Mối tương quan giữa tác động của BĐKH và khả năng đa dạng sinh kế........................................65
Hình 4-1: Chia sẻ công việc nhà giữa nam và nữ trong gia đình............................................................................67
Hình 4-2: Trình độ học vấn giữa nam và nữ ở địa bàn nghiên cứu........................................................................69
Bảng 4-3: Khác biệt giữa nam và nữ khi hỏi về thuật ngữ BĐKH...........................................................................72
Hình 4-4: Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản...............75

8



Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

Chữ viết tắt
ARCCSự thích ứng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu
BĐKH

Biến đổi Khí hậu

CB

Cán bộ

CC

Biến đổi Khí hậu

CFAW

Ban vì sự tiến bộ phụ nữ

CFSC

Ủy ban phòng chống bão lụt

CVRA

Đánh giá tổn thương và rủi ro

SNNPTNT


Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DFID

Bộ Phát triển Quốc tế

DOET

Sở Giáo dục và Đào tạo

SLĐTBXH

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

STNMT

Sở Tài nguyên và Môi trường

SKHĐT

Sở Kế hoạch và Đầu tư

FA

Hội Nông dân


GIZ

Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ

HH

Hộ gia đình

ICEM

Trung tâm Quốc tế và Quản lí môi trường

ICZM

Quản lí tổng hợp vùng ven biển

IIRD

Viện quốc tế về Môi trường và Phát triển

IMHEN

Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu

IPCC

Ủy ban Quốc tế về Biến đổi Khí hậu

KHXH&NV


Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

LVI

Chỉ số sinh kế tổn thương

MRC

Ủy ban Sông Mê Kông

NC

Nghiên cứu

VNCPTĐB

Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng

NTPChương trình mục tiêu Quốc Gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu
UBND/PC

Ủy ban nhân dân (UBND)

9



Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

PN

Phụ nữ

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia

PTD

Phát triển công nghệ có sự tham gia

QG

Quốc gia

RCA

Hội chữ thập đỏ

SD

Độ lệch chuẩn

SEDP


Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội

UB

Ủy ban

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

VACBVườn Ao Chuồng Biogas (Hệ thống canh tác nông nghiệp tích hợp gồm
trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và khí sinh học)
VASEP

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

WU

Hội Liên hiệp Phụ Nữ

YU

Đoàn thanh niên

XH


Xã Hội

KT

Kinh tế

10


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

Tóm tắt
Đề tài “Đánh giá tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh BĐKH” thuộc dự án GIZ nhấn mạnh
yếu tố giới trong sự tương tác giữa các vấn đề về tính tổn thương, tính thích ứng và khả năng chống
chịu của người dân trong điều kiện BĐKH. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng,
bao gồm đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và điều tra nông hộ phối hợp với thu thập số liệu thứ
cấp. Qua kết quả thảo luận nhóm với cán bộ (CB) Hội Liên hiệp Phụ Nữ 3 huyện Trần Văn Thời, Đầm Dơi
và Ngọc Hiển được chọn là những huyện bị ảnh hưởng nhiều nhất dưới tác động của BĐKH (bao gồm
mưa lớn, bão, xói lở, nước biển dâng và ngập lụt) đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực bởi yếu tố KTXH và môi trường như nghèo đói, thất nghiệp, thiếu vốn, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt v.v… Dựa trên
mức độ phơi nhiễm trước những hiểm họa do BĐKH, mức độ tổn thương do cạn kiệt tài nguyên và mức
độ nhạy cảm trước những khó khăn về KT-XH, đề tài chọn ra 3 xã điển hình để nghiên cứu đó là Thị trấn
Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), xã Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi) và xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển).
Kết quả nghiên cứu này được trình bày tóm tắt gồm 3 phần như sau.

1. NHỮNG KHÍA CẠNH TỔN THƯƠNG VỀ GIỚI
1.Những yếu tố tổn thương bao gồm (1) các yếu tố KT-XH ảnh hưởng đến nông hộ như: thu nhập
thấp, tài sản ít, cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường biến động, không tiếp cận vốn vay v.v…; (2) yếu
tố tổn thương từ bên ngoài liên quan đến sự suy thoái của hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, tôm
bệnh, cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng/biển; và (3) các tác động của BĐKH bao gồm nước biển dâng,

ngập lụt, xói mòn và những hậu quả của các cơn bão.
2.Không phải tất cả mọi người trong địa bàn nghiên cứu đều có mức độ rủi ro giống nhau. Người
nghèo là nhóm dễ bị tổn thương nhất. Nghèo dẫn đến nhiều hệ lụy như nợ nần, không có tài sản,
ít có mối quan hệ, không tiếp cận được dịch vụ và sự giúp đỡ từ người thân để tạo mối quan hệ
lâu dài. Nghèo liên quan đến các vấn đề khác như bị phân biệt đối xử, khó tiếp cận được với dịch
vụ y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin liên lạc, điện gia dụng và thị trường. Người nghèo phải sống
trong môi trường ô nhiễm và thiếu an ninh, các nhà tranh vách lá tạm bợ dễ bị quét sập bởi gió
mạnh hoặc lốc xoáy; các tàu đánh bắt cũ kỹ và ngư cụ thô sơ dễ dàng bị tàn phá do bão, gió lốc.
3.Tiêu chí để phân biệt 3 nhóm: nghèo, ngày một nghèo và nhóm giảm nghèo được xây dựng bởi
ý kiến đánh giá của cộng đồng qua thảo luận nhóm. Các tiêu chí để phân nhóm nghèo dựa vào
3 nhóm tác nhân: (1) yếu tố KT-XH; (2) khả năng tiếp cận tài nguyên và mức độ phơi nhiễm trước
hiểm họa do thời tiết; và (3) khả năng thích ứng.
4.Trong địa bàn nghiên cứu, hộ nghèo có chủ hộ với số năm đi học/đến trường là 4.4 năm. và khoảng
75% trong số họ có vấn đề về sức khỏe, đặc biệt số hộ nghèo có nữ là chủ hộ chiếm đến 72%. Hộ
nghèo có ít đất sản xuất, với diện tích trung bình khoảng 4.500 m2 và giá trị dụng cụ lao động của
hộ chỉ khoảng 12 triệu đồng. Trong khi hộ giàu có số tiền vay trung bình là 83 triệu đồng thì người
nghèo chỉ vay 24,7 triệu đồng nhưng hầu như họ chỉ có thể vay ngoài hệ thống ngân hàng với lãi
suất cao. Điều đó cho thấy người nghèo khó tiếp cận nguồn vốn.
5.Trong 4 nhóm (nuôi tôm, đánh bắt, mò cua cá và làm thuê) thì nhóm đánh bắt vay số tiền lớn hơn
cả (65,6 triệu đồng) và độ lệch chuẩn (SD) cao chứng tỏ đây là nhóm có nguy cơ về tài chính nhiều
nhất. Vấn đề là cả bốn nhóm đều không tích lũy được và có thu nhập âm sau khi trừ chi phí cuộc
sống. Có khoảng 60% hộ dân (92% hộ làm mướn) cho rằng cuộc sống của họ ngày càng sa sút.

11


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

6.Do cuộc sống lệ thuộc tài nguyên thiên nhiên, vào thời tiết khí hậu, người dân nông thôn tổn

thương cao khi “phơi nhiễm” trước hiểm họa của thời tiết như ngập úng, xói lở, bão tố… Nắng nóng
kéo dài, mưa dầm và ngập úng gây khó khăn cho người dân nuôi tôm vì điều đó ảnh hưởng đến
chất lượng nước trong ao vuông, ảnh hưởng đến thể chất và năng suất tôm. Tương tự, mưa lớn,
gió mạnh và bão gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân, kể cả những người có và không có ngư cụ
(đánh bắt thuê), và những người đánh bắt gần bờ hoặc xa bờ.
7.“Giới” được hiểu là thái độ của mọi người đối với nam và nữ và là cảm nhận về phân công lao động
của họ. Trong nuôi tôm, phụ nữ là biểu tượng của xui xẻo, phụ nữ không được vào trại tôm giống
hoặc lội xuống vuông tôm thâm canh; trong đánh bắt, phụ nữ không được phép xuống tàu, không
được ra khơi, không được đứng ở cầu tàu vẫy tay chào từ biệt hoặc đón chồng con khi họ đánh bắt
trở về. Họ lẩn quẩn với những việc không công “bên trong” gia đình như nội trợ, chăm sóc người
già và trẻ con, đa dạng sinh kế và chịu trách nhiệm trong việc chi tiêu và tiết kiệm của gia đình. Họ
vừa là vợ, là dâu, là mẹ, người trông trẻ, nội trợ, gia sư của trẻ con, y tá của người già …Những công
việc không công ấy đã gây áp lực lên người phụ nữ, khiến họ cảm thấy đuối sức trong việc tự nâng
cao kiến thức và kỹ năng cho riêng họ.
8.Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nam giới dưới tác động của BĐKH và thiên tai. Phụ nữ ít có
khả năng làm những việc đòi hỏi chuyên môn cao nên họ ít có cơ hội xin được việc làm tốt. Số phụ
nữ (PN) thất nghiệp hoặc phải làm những công việc đơn giản nhiều hơn nam giới. Họ có sức khỏe
yếu hơn nam giới nên được trả lương thấp hơn (khoảng 30%). Những gia đình nghèo có PN là chủ
hộ lại càng khó khăn hơn khi ứng phó với BĐKH, họ gặp khó khăn khi di dời tái định cư, xây dựng
hoặc sửa chữa nhà cửa sau khi thảm họa thời tiết xảy ra.
9.Nam giới và PN chịu tác động bởi BĐKH khác nhau tùy thuộc vào hoạt động sinh kế của họ. Nam
giới có trách nhiệm trong những hoạt động sản xuất như: xử lí nước trong vuông tôm, xây bờ kè
dọc sông để tránh lở đất hoặc gia cố bờ bao trong vuông tôm để tránh ngập tràn. Đàn ông đi biển
quyết định có nên ra khơi đánh bắt hay ở nhà trú bão, mùa nào đánh loại ngư cụ gì, ở vùng biển
nào v.v… Nam giới đóng vai trò chính trong sản xuất tạo thu nhập nên họ có quyền quyết định
mọi vấn đề kể cả cách đối phó với BĐKH. PN chịu trách nhiệm trong những hoạt động tái sản xuất
chuyển dời đồ đạc đến nơi khô ráo, tát nước, vệ sinh nhà cửa mỗi khi ngập lụt. PN nghèo tìm kiếm
sinh nhai bằng đi làm mướn hoặc mua bán nhỏ mà những nghề này thường thu nhập thấp hoặc
không có thu nhập vào những ngày mưa bão.
10.Cà Mau được dự đoán trong tương lai là có mực nước biển dâng cao, nhiệt độ và lượng mưa cũng

tăng. Nước biển dâng và lượng mưa tăng gây ngập úng; nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm trong mùa khô
gây nắng nóng kéo dài. Ba huyện Trần văn Thời, Đầm Dơi và Ngọc Hiển đã nhiễm mặn hoàn toàn
và đã có mức độ ảnh hưởng bởi ngập lụt và bão khác nhau. Trần Văn Thời bị ảnh hưởng bởi ngập
lụt nhiều nhất trong ba huyện và Ngọc Hiển đối phó nhiều với bão lụt do huyện có địa hình thấp
và có bờ biển dài nên nhiều nơi trong huyện chịu tác hại do bão.
11.Địa phương khác nhau có mức độ tổn thương với BĐKH khác nhau phụ thuộc vào mức độ địa
phương ấy “phơi nhiễm” trước hiểm họa của BĐKH, trước sự cạn kiệt tài nguyên và các vấn đề khó
khăn về KT-XH. Việc quản lí rừng nghiêm ngặt ảnh hưởng đến sinh kế người dân mò cua bắt ốc và
do cạn kiệt tài nguyên ven bờ, rất nhiều hộ nghèo ở Đất Mũi đã bị tổn thương lớn. Họ không được
phép hưởng lợi tài nguyên rừng ngoài gỗ, trong khi nguồn tài nguyên biển cạn kiệt. Khắc nghiệt
hơn khi họ phải đối mặt với bão, gió xoáy, mưa thất thường và lở đất, đặc biệt là những hộ dân dọc
sông Kinh Đào. Thị trấn Sông Đốc có mức độ đô thị hóa cao, người nghèo và những người nhập cư
sống ven biển gặp khó khăn do ngập lụt, bão tố, hay mưa dầm gió lốc. Xã Nguyễn Huân có nhiều
hộ nghèo và gặp khó khăn vì phải bán sản phẩm giá rẻ cho vựa, lái do ít cơ hội cạnh tranh. Ngư dân
nghèo trong làng chài xã Mai Hoa phải kiếm sống, chống chọi với bão tố bằng những dụng cụ ghe,
lưới nghèo nàn, hư hỏng.

12


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

12.Đề tài đề nghị thang chỉ số đánh giá tổn thương dựa vào mức độ “phơi nhiễm” với BĐKH, tính “nhạy
cảm” của chủ thể trong hệ thống và khả năng thích ứng của cộng đồng, trong đó cụm 1 tập trung
vào tính nhạy cảm, cụm 2 tập trung và mức độ phơi nhiễm và cụm 3 thể hiện khả năng thích ứng.
Tuy nhiên khả năng thích ứng còn cần đo lường chi tiết kỹ hơn ở phần sau.

2. KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ PHỤC HỒI ĐỐI VỚI BĐKH
13.Khả năng thích ứng với BĐKH có thể được xem như tập hợp các hoạt động hữu hình, nhìn thấy

được hoặc tiềm tàng, chưa thể hiện. Hoạt động thích ứng với BĐKH được diễn ra từ cấp quốc gia,
đến cấp tỉnh Cà Mau và dần đến cấp hộ gia đình. Không phải tất cả mọi người đều có chiến lược
thích ứng giống nhau. Họ nghĩ ra hàng loạt chiến lược thích ứng khác nhau phụ thuộc vào từng
địa phương, bối cảnh, thời điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, khả năng tiếp cận tài nguyên và khả
năng thích ứng của từng cá nhân hoặc nhóm v.v…
14.Khi theo dõi cách người dân đối phó, thích ứng, quản lí – hoặc học cách quản lí – với những thay
đổi do môi trường và BĐKH, ta có thể chia chiến lược sinh kế ra làm 3 cụm căn cứ vào khả năng
phục hồi ở cấp độ gia đình đó là (1) học cách sống với sự thay đổi; (2) nuôi dưỡng sự học tập và
thích nghi; và (3) tạo cơ hội cho tự tổ chức cuộc sống (Folke et al., 2003; cited in Marschke & Berkes,
2006).
15.Cụm thứ nhất bao gồm các chiến lược thích ứng ngắn hạn, phản ứng tức thì khi ứng phó BĐKH hay
hiểm họa khí hậu, các chiến lược này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng phục hồi.
Nhóm hai là các chiến lược ngắn hạn hoặc dài hạn, học tập và nuôi dưỡng kinh nghiệm, khả năng
ứng phó với BĐKH. Chiến lược hướng đến bảo vệ môi trường, tài nguyên hoặc xây dựng mối quan
hệ chính trị, xã hội bền vững. Cụm thứ ba liên quan đến khả năng tự tổ chức và quản lý tài nguyên
thiên nhiên cho hiện tại và tương lai
16.Người nghèo chỉ tham gia những hoạt động thích ứng ở cụm 1, những đối phó tức thì và không
mang tính bền vững; ngược là người giàu tham gia những hoạt động thích ứng mang thính bền
vững và có khả năng phục hồi kinh tế hộ cũng như bảo vệ môi trường tốt hơn. Tương tự, PN có
thể tham gia tất cả các hoạt động trong các cụm, nhưng nhiều nhất vẫn là cụm 1 và 2, những hoạt
động của kế hoạch ngắn và trung hạn. Vì vậy, những chương trình nâng cao nhận thức về BĐKH và
hỗ trợ các giải pháp thích ứng với BĐKH nên đặc biệt quan tâm đến người nghèo và PN, những đối
tượng yếu thế vừa bị tổn thương nhiều, vừa phải tự xoay sở trong các chiến lược thích nghi không
bền vững.

3. NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢM TÍNH TỔN THƯƠNG VỀ GIỚI
17.Tạo cơ hội sinh kế cho phụ nữ thông qua đa dạng hóa nguồn thu nhập
Sở NNPTNT nên phối hợp với Sở LĐTBXH, Hội Liên hiệp PN và GIZ thực hiện các thử nghiệm và
mô hình trình diễn với sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và/hoặc các hệ
thống canh tác khác bằng cách tiếp cận PTD (Participatory Technology Development – phát triển

kỹ thuật có sự tham gia), đây là cách tiếp cận mới đã được áp dụng thành công ở ĐBSCL. Tăng
nguồn thu nhập cũng có thể thông qua các hoạt động phi nông nghiệp, tạo việc làm nông thôn.
Để đảm bảo người dân có việc làm sau khi được đào tạo cần quan tâm: (i) xây dựng chương trình
huấn luyện cho phụ nữ dựa vào lợi thế từng địa phương và nhu cầu thực tế, (ii) liên kết Chương
trình với thị trường lao động, (iii) tạo việc làm cho phụ nữ thông qua phát triển công nghiệp và dịch
vụ tại địa phương như kinh doanh qui mô nhỏ, thủ công mỹ nghệ, du lịch, v.v.

13


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

18. Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ
Kết quả khảo sát cho thấy người dân địa phương có trình độ học vấn thấp, nhất là phụ nữ. Nâng cao
kiến thức cho người lớn có thể thực hiện thông qua đào tạo ngắn hạn và khuyến nông; tuy nhiên,
bất bình đẳng giới cũng xảy ra khi xét ở khía cạnh tiếp cận huấn luyện và khuyến nông. Do vậy, điều
cần thiết là tạo điều kiện khuyến khích phụ nữ tham gia các khóa huấn luyện để nâng cao kiến thức
và kỹ năng trong sản xuất hướng đến cải thiện thu nhập cho bản thân và gia đình.
19. Nâng cao nhận thức về BĐKH
Nhận thức về BĐKH có thể được nâng cao thông qua các lớp tập huấn tại cộng đồng để phổ biến
những kiến thức cơ bản về nguyên nhân và hậu quả của BĐKH, cũng như các biện pháp giảm thiểu
cho cộng đồng địa phương. Nâng cao nhận thức về BĐKH cũng có thể thực hiện bằng cách tổ chức
các cuộc thi (Ví dụ: thi về kiến thức BĐKH) hay các chiến dịch tuyên truyền (ví dụ: nói không với túi
nylon) với sự tham gia của toàn cộng đồng kể cả nam và nữ giới. Các phương tiện truyền thông đại
chúng như truyền hình, báo chí, tờ rơi, áp phích, v.v cũng là những kênh quan trọng góp phần nâng
cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH
20. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình ra quyết định
Nâng cao nhận thức về giới cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở các cấp cũng là điều
cần phải làm. Việc này có thể thực hiện bằng cách tổ chức các khóa huấn luyện, hội thảo, hội nghị

chuyên đề về bình đẳng giới và lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển KT-XH cho cán bộ các cấp
từ xã đến huyện và tỉnh. Thêm vào đó, điều không kém phần quan trọng là nâng cao tỷ lệ phụ nữ
tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội và đảm bảo rằng họ có quyền tham gia vào tiến trình ra
quyết định.
21. Lồng ghép BĐKH và bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển KT-XH
Các chương trình thích ứng với BĐKH và bình đẳng giới nên lồng ghép vào kế hoạch phát triển KTXH ở tất cả các cấp. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương cũng như Kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2012-2015 không
bao gồm vấn đề giới. Do vậy, những đề xuất dưới đây có thể thúc đẩy việc lồng ghép BĐKH và bình
đẳng giới trong kế hoạch phát triển KT-XH địa phương: (i) Bình đẳng giới và thích ứng với BĐKH nên
được xem xét như là những chỉ tiêu quan trọng và được đề cập trong kế hoạch phát triển KT-XH để
theo dõi và đánh giá, (ii) Những hoạt động của Hội Liên hiệp PN tỉnh mang lại kết quả tốt có thể góp
phần vào phát triển KT-XH và thích ứng với BĐKH (Ví dụ: bếp củi có ống khói, hầm ủ phân hữu cơ,
biogas, …) nên được đánh giá và xem xét để có biện pháp hỗ trợ nhân rộng trên địa bàn, (iii) Lồng
ghép giới và BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên có liên quan;
do đó, nên thành lập một “Ban Chỉ đạo về giới” ở cấp tỉnh bao gồm tất cả các bên có liên quan hoặc
tăng cường vai trò của “Ban vì sự tiến bộ phụ nữ” hiện có, (iv) Để thực hiện thành công việc lồng
ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh điều cần thiết là nâng cao năng lực cho cán bộ
ở các cấp thông qua tập huấn các chủ đề liên quan như kiến thức về BĐKH, kỹ năng lồng ghép giới
vào kế hoạch phát triển KT-XH địa phương, kỹ năng lập và quản lý dự án có sự tham gia.
22. Hỗ trợ tín dụng cho những nhóm dễ bị tổn thương để phát triển kinh tế hộ
Nhóm dễ bị tổn thương thường thiếu vốn đầu tư nên điều cần thiết là tạo điều kiện để họ tiếp cận
với tín dụng quy mô nhỏ hoặc quỹ tiết kiệm để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt hay mua bán nhỏ. Các
nguồn vốn này có thể tổ chức theo kiểu “tiết kiệm xoay vòng” như Hội Liên hiệp PN đã làm trong
thời gian qua. Tuy nhiên, họ là những người nghèo nên thiếu vốn đóng góp ban đầu, do đó cần có
sự hỗ trợ từ bên ngoài (Ví dụ: Hội Liên hiệp PN , Sở LĐTBXH, GIZ) ngay lúc ban đầu. Bên cạnh việc hỗ
trợ vốn, điều không kém phần quan trọng là hướng dẫn họ cách sử dụng đồng vốn cho hiệu quả,

14



Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

và theo dõi giám sát chặt chẽ khi đầu tư. Mặt khác, hệ thống ngân hàng nhà nước nên có những
chính sách đặc biệt để mọi người dân địa phương có thể tiếp cận được, vì với chính sách hiện tại
một số người không thể vay mượn từ ngân hàng (Ví dụ: ghe tàu đánh bắt không được xem là tài
sản thế chấp để vay). Cuối cùng, nhà nước nên khoanh nợ cho những trường hợp gia đình họ gặp
phải những cú sốc, để họ được tiếp cận vốn ngân hàng.
23. Giảm rủi ro trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vùng biển
Những hoạt động sinh kế chính ở vùng biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt
với nhiều rủi ro liên quan đến BĐKH và ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường, mưa quá nhiều, bão
và lốc xoáy được đánh giá ở mức rất quan trọng ảnh hưởng đến nghề đánh bắt thủy sản; trong khi đó,
các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng quan trọng đến nuôi trồng thủy sản bao gồm ô nhiễm môi trường
(nước), dịch bệnh, mưa nhiều và bão. Tất cả các yếu tố này đều có xu hướng tăng cả về tần suất xuất hiện
và cường độ trong những năm gần đây. Do đó, quản lý rủi ro trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản đóng một vai trò quan trọng để giảm thiệt hại và ổn định sinh kế cho người dân địa phương. Giảm
thiểu rủi ro có thể thông qua: (i) cải tiến công tác dự báo thời tiết và hệ thống cảnh báo sớm để thông
tin cho người dân biết sớm và chính xác khi thời tiết xấu, (ii) giảm ô nhiễm môi trường, (iii) quản lý dịch
bệnh tôm, (iv) quản lý tôm giống, và (v) chuyển giao kỹ thuật phù hợp.
24. Áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp vùng ven biển
Ở khu vực ĐBSCL, phương pháp quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM – Integrated Coastal Zone
Management) đã được áp dụng thông qua dự án hợp tác phát triển Việt-Đức “Quản lý tài nguyên thiên
nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng”. Do đó, chúng tôi đề xuất ứng dụng cách tiếp cận ICZM để nâng
cao khả năng phục hồi và giảm tính tổn thương do những biến đổi kể cả yếu tố khí hậu và phi khí hậu ở
vùng biển tỉnh Cà Mau. Những kiến nghị dưới đây có thể hỗ trợ cho việc áp dụng ICZM ở Cà Mau: (i) tổ
chức một chuyến tham quan cho cán bộ lãnh đạo tỉnh để họ thấy cơ hội áp dụng và có chủ trương ủng
hộ ICZM, (ii) tổ chức hội thảo, hội nghị, tham quan chia sẻ kinh nghiệm cho các bên có liên quan ở các
cấp nhằm nâng cao nhận thức và tìm sự đồng thuận của các bên có liên quan để thực hiện ICZM, (iii)
tổ chức các khóa huấn luyện về nguyên lý ICZM và kỹ năng triển khai ICZM cho cán bộ các cấp để thực
hiện mô hình thí điểm ICZM ở cộng đồng, (iv) triển khai thí điểm ICZM, đảm bảo rằng cả nam giới và nữ

giới trong cộng đồng tham gia vào các giai đoạn của ICZM, từ lập kế hoạch đến thực hiện, giám sát và
đánh giá, (v) cần có một sự thỏa thuận, thống nhất về mặt pháp lý để thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp
giữa các bên có liên quan.

15


01
01
01
16

Giới thiệu


1.1 Bối cảnh chung
Việt Nam được Ủy ban Quốc tế về BĐKH (IPCC – Intergovermental Panel on Climate Change) nhận định
là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH. BĐKH liên quan đến sự suy giảm độ
ẩm, nhiễm mặn, lở đất và gió bão thường xuyên hơn. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có địa hình
thấp hơn 5m so với mực nước biển là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới khi
mực nước biển dâng cao. Nghiên cứu của Mackay & Russell (2011) và Carew-Reid (2008) chỉ ra rằng
khoảng 38% vùng ĐBSCL sẽ bị ngập chìm nếu nước biển dâng lên 1m. Nước biển dâng cao kéo theo
lũ lụt, phá vỡ hệ thống đê điều, gây ngập mặn, xói lở bờ biển và dẫn đến đời sống, sinh kế người dân
ven biển thêm bấp bênh. Ảnh hưởng ngày càng rõ của BĐKH đang làm giảm khả năng phục hồi và tính
thích ứng của người dân ven biển.
Các yếu tố tổn thương ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hàng ngàn người dân sống trong địa bàn
nghiên cứu, họ là những người có đời sống sinh kế dựa vào nông nghiệp, đánh bắt và nuôi tôm ở Cà
Mau. Cà Mau là một tỉnh cực nam của Việt Nam, người dân sống xa trung tâm phố thị và cách trở bởi
mạng lưới các con sông dày đặc nên việc đi lại khó khăn. Điều đó cản trở họ tiếp cận thị trường, cũng
như giáo dục và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, do tiếp giáp với biển Đông và Vịnh Thái Lan,

Cà Mau chịu tác động nhiều bởi BĐKH cực đoan như bão nhiệt đới, lũ lụt và xói lở. Các hoạt động tạo
thu nhập như nuôi tôm, trồng trọt và đánh bắt thủy sản đang bị đe dọa trước những thảm họa thiên
nhiên. Trong tương lai gần, BĐKH được dự báo sẽ tác động mạnh đến đời sống người dân địa phương
hơn nữa.
Không phải tất cả người dân trong địa bàn nghiên cứu đều chịu rủi ro như nhau hoặc họ sẽ có chiến lược
sinh kế như nhau để đối phó với BĐKH. Từng địa bàn và mỗi mô hình sinh kế sẽ chịu tác động bởi BĐKH
khác nhau. Mô hình nào có độ phơi nhiễm và nhạy cảm cao với tác động của BĐKH sẽ bị tổn thương
nhiều. Tương tự, mô hình nào có chiến lược thích ứng tốt và khả năng phục hồi cao sẽ ít tổn thương

17


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

hơn. Tính tổn thương đối với BĐKH của một quốc gia phụ thuộc vào tiềm năng KT-XH của nước ấy, người
nghèo và những người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già trong nước nghèo là những đối tượng dễ
bị tổn thương nhất.
Về mặt văn hóa, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Nho giáo suốt hàng ngàn năm qua. Vai trò của phụ nữ trong
gia đình và xã hội không được đề cao và công nhận là cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Phụ nữ đảm
trách cùng lúc 3 nhiệm vụ (sản xuất, tái sản suất và cộng đồng); tuy nhiên, họ được mặc định thực hiện
những việc tái sản xuất và những nhiệm vụ không được thù lao như sinh đẻ, chăm sóc con cái, quán
xuyến nhà cửa. Họ có thể làm những việc tạo thêm thu nhập như mua bán nhỏ, bán hàng rong, chăn
nuôi, trồng trọt v.v… nhưng những công viêc này mang thu nhập ít, không ổn định nên thường không
được đánh giá cao. Vì vậy, PN bị bất lợi trong XH. Bên cạnh PN, những người nghèo, trẻ em, người già,
người bệnh là đối tượng thiệt thòi dưới tác động của BĐKH (Kasperson & Kasperso, 2001).
Nhận biết được điều này, dự án GIZ với tên gọi “Lồng ghép sự thích ứng với BĐKH vào công tác quy
hoạch quản lý vùng ven biển tỉnh Cà Mau” là một phần trong nhóm dự án về “BĐKH và các hệ sinh thái”
(ICMP/CCCEP) tại Việt Nam nhấn mạnh vấn đề giới như một chủ đề độc lập và liên ngành (không thuộc
hẳn về một hợp phần nào trong 4 hợp phần của dự án) và cần được đưa vào xem xét và hành động

trong bối cảnh BĐKH.
Trong dự án này, đề tài nghiên cứu về “Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau trong bối cảnh
BĐKH” được thực hiện để nghiên cứu sự tương tác giữa các yếu tố tổn thương, sự thích ứng của người
dân và khả năng phục hồi của hệ thống dưới ảnh hưởng của BĐKH tác động đến sinh kế của người dân,
phụ nữ và nam giới, tại tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt mang tính tổn thương trong
địa bàn nghiên cứu. Những yếu tố gây tổn thương bao gồm khả năng tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, cơ hội việc làm, quyền sở hữu, quản lý tài sản gia đình và cộng đồng và quyền ra quyết định trong
việc sử dụng và quản lí tài nguyên. Kết quả của việc phân tích các yếu tố tổn thương, các cách đối phó

18


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

với thiên tai và các chiến lược thích nghi nhằm để thiết lập các kế hoạch có liên quan, xác định phương
pháp tiếp cận, các chính sách hỗ trợ để phục hồi hệ thống. Ngoài ra, xác định tính tổn thương trong bối
cảnh BĐKH sẽ làm căn cứ cho việc phân tích các chương trình quản lí và phòng chống thiên tai trong
tương lai.

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu nền này bao gồm:
1.Nhận diện các khía cạnh then chốt của tính tổn thương về giới tại Cà Mau, các nhóm (Ví dụ như
thanh thiếu niên/phụ nữ đã có gia đình/người đã nghỉ hưu) và khu vực (các huyện/xã) có tính
tổn thương cao trong điều kiện hiện tại và trong bối cảnh BĐKH tương lai.
2.Đánh giá khả năng phục hồi của các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong điều kiện hiện tại và
trong bối cảnh BĐKH tương lai.
3. Xác định các yếu tố then chốt giúp các nhóm đối tượng giảm bớt tính tổn thương của họ.
4.Phát triển các chỉ số xác định tính tổn thương có thể dùng cho việc đánh giá tác động trong
tương lai.

5.Khuyến nghị đưa ra các biện pháp/phương pháp/chương trình cần thiết lập hoặc áp dụng để cải
thiện khả năng chống chịu.
6.Đưa ra các biện pháp/hành động/cách tiếp cận/cách thức lồng ghép các hoạt động giảm bớt
tính tổn thương của giới dưới tác động của BĐKH vào tiến trình lập kế hoạch phát triển KTXH
(giai đoạn 5 năm và kế hoạch hàng năm) của tỉnh Cà Mau.

1.3 Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu sử dụng khái niệm tính tổn thương được định nghĩa bởi Ủy ban Quốc tế về BĐKH (IPCC). Tổn
thương là “mức độ mà một hệ thống không thể chịu được hoặc không có khả năng chống lại các tác
động tiêu cực của BĐKH, bao gồm tính biến động cực đoan của khí hậu. Tính tổn thương là hàm số của
tính chất, cường độ, tần suất của BĐKH và nó thay đổi theo mức độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và năng
lực thích ứng của hệ thống đó” (Kasperson & Kasperso, 2001). Sterlacchini (2011) định nghĩa mức độ
phơi nhiễm là “sự hiện diện (theo vị trí) của một hệ thống (bao gồm sinh kế, các dịch vụ môi trường, các
nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, các tài sản văn hóa xã hội v.v..) bị ảnh hưởng bởi những bất lợi từ các
hiện tượng thời tiết tự nhiên”. Độ nhạy cảm là “mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng, kể cả tiêu cực
hoặc tích cực, do sự thay đổi về khí hậu hoặc các yếu tố liên quan đến khí hậu”. Các hệ thống khác nhau
có mức độ nhạy cảm khác nhau với BĐKH, vì vậy, mức độ tác động của BĐKH lên các hệ thống khác nhau
là khác nhau. Khả năng thích ứng là “năng lực của một một hệ thống nhằm ứng phó với BĐKH (bao gồm
tính thay đổi và cực đoan của khí hậu) để giảm những thiệt hại, tận dụng các cơ hội có lợi, hoặc để đối
phó với những hậu quả của hiện tượng khí hậu”
Khi tăng độ nhạy cảm và sự phơi nhiễm thì tính dễ tổn thương sẽ tăng, khi tăng sự thích ứng của hệ
thống (dựa vào sự giàu có, kỹ thuật, tiếp cận thông tin, quan hệ xã hội v.v...) thì tính tổn thương sẽ giảm.
Để giảm tính tổn thương, chúng ta cần phát huy khả năng thích ứng hoặc làm nhẹ tổn thương hoặc cả
hai (Nair & Bharat, 2011).
Có rất nhiều khung lí thuyết, phương pháp và công cụ nghiên cứu tính tổn thương, tính thích ứng và
khả năng phục hồi đã được đề xuất để mô tả quá trình khiến con người và môi trường bị tổn thương.
Nghiên cứu này áp dụng khung lý thuyết của Nair & Bharat (2011) để xác định ai, nhóm, cộng đồng, nơi
chốn nào phơi nhiễm nhiều nhất dưới tác động và nguy hiểm của khí hậu, nhạy cảm nhất với những

19



Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

ảnh hưởng BĐKH và có khả năng thấp nhất khi thích nghi với sự thay đổi. Tính tổn thương khác nhau
phụ thuộc vào thời điểm nghiên cứu, loại hình sinh kế bị ảnh hưởng, phạm vi đánh giá (bên trong hay
ngoài), và lĩnh vực đánh giá (KT-XH, điều kiện môi trường). Nếu chúng ta nghiên cứu tổn thương bên
trong hệ thống, đó là tổn thương nội bộ, nếu do tổn thương do từ áp lực bên ngoài, gọi là tổn thương
ngoài (Nair & Bharat, 2011). Fussel (2007) đã phân biệt 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tính tổn thương
dựa vào phạm vi và lĩnh vực (Bảng 1-1). Để biết thêm chi tiết, đề tài kết hợp với nghiên cứu trước đây về
Chỉ số Tổn thương Sinh kế (LVI) được phát triển bởi Hahn et al.(2009) để ước tính ảnh hưởng khác nhau
của BĐKH tại 3 xã ven biển ở Cà Mau.
Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tính tổn thương của giới và nhấn mạnh sự khác biệt tổn thương
về mặt tự nhiên và xã hội theo giới và theo vùng địa lý. Giới đề cập đến sự khác biệt xã hội giữa nam và
nữ và xác định mối quan hệ giữa họ trong xã hội. Giới liên quan đến giới tính, được xây dựng trên những
giá trị, quan niệm, niềm tin và phong tục xã hội, giới ảnh hưởng đến vai trò và nghĩa vụ khác nhau của
nam và nữ cũng như cách họ tiếp cận kiến thức và nguồn lực (Deare, 2004). Sự khác biệt về vai trò của
nam và nhấn mạnh sự thiệt thòi của phụ nữ khi tiếp cận tài sản sinh kế: tự nhiên, xã hội, tài chính, vật
chất, con người và năng lực ra quyết định cho sự tiếp cận đó (Chambers & Conway, 1999).
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về năng động sinh kế của Kaag (2004), xem xét mối tương tác giữa con
người và môi trường XH, tự nhiên, và sự thay đổi của chúng theo thời gian. Nghiên cứu tập trung vào
sự xáo trộn và tổn thương ở địa phương (Adger et al., 2001; Blaikie, 1995), sự căng thẳng hoặc những cú
sốc ảnh hưởng đến sinh kế, cũng như kết quả của mối tương tác giữa những tác động mang tính toàn
cầu và hoàn cảnh địa phương (Armitage & Johnson, 2006; De Haan, 2000; De Haan & Zoomers, 2003).
Việc điều tra các quá trình thay đổi và thích ứng là những phản ứng trong ngắn hạn (Davies, 1996) hoặc
dài hạn (cited in Marschke & Berkes, 2006; Singh & Gilman, 1999).
Bảng 1-1: Tiêu chí đánh giá tổn thương cấp hộ gia đình
Phạm vi


KT-XH

Tự nhiên, sinh học

Bên trong

Xã hội-nhân khẩu: tỉ lệ nữ, tỉ lệ trẻ
em dưới 15 tuổi và người già trên
60 tuổi, phần trăm nữ chủ hộ, tỉ lệ
PN có hơn 2 con.
Sinh kế: đa dạng sinh kế, nguồn thu
nhập, di cư tìm việc
Sức khỏe: căn bệnh thường xuyên,
bệnh PN, tiếp cận dịch vụ chăm sóc
sức khỏe
Giáo dục và cơ hội nghề nghiệp cho
nam giới và PN
Điều kiện cơ sở hạ tầng
Mạng XH và vốn XH

Môi trường nghèo nàn, ô nhiễm
Tài nguyên thiên nhiên: rừng, biển,
nước
Sử dụng đất: nông nghiệp, thủy sản,
rừng
Đa dạng sinh học: ít và suy thoái

Bên ngoài

Chính sách nhà nước, lạm phát,

biến động giá cả, chương trình hỗ
trợ của nhà nước v.v...

Thảm họa thiên nhiên và BĐKH: lũ
lụt, bão, úng ngập, nhiễm mặn.

Nguồn: Theo Fussel (2007) và Hahn et al. (2009)

20


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

Chiến lược sinh kế, giảm nhẹ và sự thích ứng rất đa dạng và phức tạp tùy thuộc vào nơi chốn, thời gian,
bối cảnh, điều kiện hộ gia đình và chính bản thân người thực hiện. Áp dụng 3 nhóm chiến lược thích
ứng của Folke cộng tác viên (2003) chúng tôi nghiên cứu cách con người thích ứng, quản lý – hoặc học
cách quản lý – những thay đổi để thấy khả năng phục hồi ở cấp hộ gia đình, đó là (1) học cách sống với
sự thay đổi và sự không chắc chắn; (2) nuôi dưỡng học tập và thích nghi; và (3) tạo cơ hội cho việc tự tổ
chức cuộc sống (Folke cộng tác viên, 2003; cited in Marschke & Berkes, 2006).
Khả năng phục hồi, tính tổn thương và tính thích ứng là rất quan trọng khi nghiên cứu sự tương tác của
con người với môi trường (Janssen & Ostrom, 2006; Young cộng tác viên, 2006). Hơn nữa, để phát triển
bền vững, những chính sách và thể chế cần chú ý đến khả năng phục hồi KT-XH và hệ sinh thái. Những
chính sách này trưc tiếp ảnh hưởng đến sinh kế và khả năng ra quyết định của người dân, đặc biệt là PN
ở vùng ven biển.

1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài không thể nghiên cứu hết tất cả các dạng sinh kế ở Cà Mau mà chỉ tập trung vào sinh kế của người
dân nuôi tôm và đánh bắt, đây là hai dạng sinh kế chính của người sống ven biển ở Cà Mau, họ đang
chịu nhiều tổn thương từ các yếu tố tự nhiên và phi tự nhiên. Có hàng loạt các dạng sinh kế phụ khác

bên cạnh đánh bắt và nuôi tôm như làm thuê, khai thác tài nguyên bãi bồi (mò cua bắt cá) hoặc lâm sản
ngoài gỗ, mua bán nhỏ, dịch vụ v.v.... Tương tự như vậy, chúng tôi không thể khảo sát nông hộ và phỏng
vấn sâu tất cả các hộ dân trên. Thay vào đó, đề tài nghiên cứu 3 huyện trong đó lựa chọn ra 3 xã điển
hình để tìm hiểu tác động của BĐKH và khả năng thích ứng của người dân.
Đề tài cũng không thể nghiên cứu tất cả các thuộc tính và hậu quả của BĐKH mà chỉ tập trung vào
những hiện tượng phổ biến nơi địa bàn nghiên cứu như bão, ngập nước, trượt đất, xói lở, nắng nóng
kéo dài và mưa dầm. Do vậy, đề tài sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân để phát
hiện các chiến lược sinh kế phù hợp nhằm giảm nhẹ những tác động của thời tiết cực đoan.

1.5 Phương pháp luận
Khung lí thuyết
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định nguồn gốc của tổn thương, lí do bị tổn thương và cách
những nhóm nam giới và PN hành động để giảm nhẹ tổn thương trong điều kiện hiện tại và trong bối
cảnh BĐKH tương lai. Những khái niệm được mô tả trong Hình 1-1 được kế thừa bởi nhiều nghiên cứu
trước đây để mô tả tính tổn thương đối với địa bàn và cộng đồng cụ thể (Carew-Reid, 2008; Hung, 2012;
IMHEN, 2013; Mackay & Russell, 2011). Nghiên cứu nhấn mạnh những yếu tố then chốt gây tổn thương

21


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

mà người dân ven biển Cà Mau và hệ sinh thái đang gánh chịu, những yếu tố đó có thể do (hoặc không
do) hậu quả của BĐKH. Sự tiếp cận này nhằm xác định các khia cạnh liên quan đến tổn thương như ai bị
tổn thương (nam hay nữ), chiến lược thích ứng của họ, các chương trình và chính sách hợp lý để có thể
giảm nhẹ những tổn thương đối với BĐKH (Hình 1-1).
Hình 1-1: Khung lí thuyết đánh giá tổn thương của giới

Phân tích tổn thương

- Tính phơi nhiễm
Tính nhạy cảm

Nhân tố gây tổn thương

Kinh tế -Xã hội

Tự nhiên, vật chất

Ảnh hưởng đến
- Nuôi tôm
- Đánh bắt thủy sản
- Mò cua bắt ốc
- Làm thuê

Tính thích ứng

Giảm thiểu tổn thương của giới
Tác động của BĐKH

Phương pháp
Nghiên cứu áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng bao gồm quan sát, thảo luận nhóm,
phỏng vấn sâu và phỏng vấn hộ gia
Nghiên cứu áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng bao gồm quan sát, thảo luận nhóm,
phỏng vấn sâu và phỏng vấn hộ gia đình theo bảng hỏi. Dữ liệu thu thập được từ điều tra thực tế bao
gồm cả định lượng và định tính. Dữ liệu định lượng cung cấp các thông tin cơ bản về đời sống nông hộ;
dữ liệu định tính giải thích sự khác biệt hoàn cảnh gia đình và các chiến lược ứng phó. Đề tài được tến
hành theo một chuỗi các hoạt động sau:
Bước 1, cuộc họp ở cấp Tỉnh được triển khai vào ngày 01/09 với sự tham gia của 40 lãnh đạo Hội Liên
hiệp PN Tỉnh, Huyện và Xã. Mỗi huyện có 3-5 cán bộ Hội Liên hiệp PN tham gia đại diện cho những xã có

điều kiện địa lý và nhiều mô hình sinh kế khác nhau. Các đại biểu so sánh tính tổn thương trên từng khu
vực qua sự đa dạng nhưng đặc thù của nơi ấy. Nội dung cuộc họp này là đánh giá xếp hạng các nhân tố
gây tổn thương ở địa bàn bằng cách đo sơ bộ tính phơi nhiễm, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng của
địa phương. Để thực hiện điều này, đại biểu liệt kê các nhân tố gây tổn thương, đánh giá xác suất tính
phơi nhiễm và so sánh kết quả giữa các huyện. Danh sách các yếu tố tổn thương được nhóm lại thành 3
cụm: KT-XH; điều kiện tự nhiên sinh học-vật chất; và yếu tố tác động của BĐKH. Đại biểu đánh giá mức
độ phơi nhiễm ở mỗi nhân tố theo thang điểm 10 (từ 1 là thấp nhất đến 10 là cao nhất) và tính nhạy cảm
theo thang điểm 5 (từ 1 là thấp nhất đến 5 là cao nhất).
Ba huyện Trần Văn Thời, Đầm Dơi and Ngọc Hiển được lựa chọn để nghiên cứu do chúng có số điểm của
sự phơi nhiễm và nhạy cảm đến những tác động của BĐKH cao nhất (Ví dụ như bị ảnh hưởng bởi mưa
dầm, bão, lở đất, nước biển dâng và ngập lụt) (Bảng 1-2).

22


Đánh giá tính tổn thương của giới ở tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu

Bảng 1-2: Các nhân tố gây tổn thương và tác động (điểm số) của chúng đến 3 huyện

Huyện
Trần Văn Thời

Đầm Dơi

Ngọc Hiển

30

45


40

Nhân tố về KT-XH
Nghèo, thu nhập thấp
Trình độ học vấn thấp

36

15

12

Thất nghiệp

50

32

32

Tỉ lệ nhập cư cao

12

12

35

D

 ịch vụ chăm soc sức khỏe nghèo
nàn

20

30

12

Điều kiện giao thông kém

2

16

25

Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

20

5

30

D
 ịch bệnh, suy thoái môi trường,
ô nhiễm

35


35

10

Thiếu nước sạch

6

8

3

40

50

45

251

248

244

Nhân tố về tự nhiên, sinh học-vật
chất

Bị ảnh hưởng bởi BĐKH nhiều
Tổng

Hội Liên hiệp PN, Thảo luận nhóm cấp Tỉnh, 2013

Tương tự, Thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), xã Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi) và xã Đất Mũi
(huyện Ngọc Hiển) được lựa chọn để nghiên cứu tiếp.
Bảng 1-3: Thông tin thu thập được từ cuộc họp sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn
có sự tham gia (PRA)

Nội dung

Phương pháp

Mô tả hoạt động sinh kế

Lịch mùa vụ

Xác định những nguy cơ và nhân tố tổn thương

Xếp hạng và cho điểm ma trận-trực tiếp

Sự phơi nhiễm và tính nhạy cảm đối với các tổn
thương

Xếp hạng và cho điểm ma trận-trực tiếp

Định vị sinh kế và nhân tố tổn thương

Vẽ bản đồ, sơ đồ

Ghi chép sự thích ứng và khả năng phục hồi


Hành động và niềm tin bản địa

Sự thay đổi và động lực sinh kế

Lịch sử địa phương và dòng thời gian, phỏng vấn sâu

Tình hình về giới: phân công lao động, quyền ra quyết
định, tham gia sinh kế

Mô tả hoạt động hàng ngày

23


×