Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu tác động một số hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại cụm xã phía nam huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 88 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC



NGUYỄN XUÂN QUỲNH




NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG MỘT SỐ HIỆN TƢỢNG THIÊN TAI
KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
TẠI CỤM XÃ PHÍA NAM HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ,
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU




LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU








HÀ NỘI – 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC



NGUYỄN XUÂN QUỲNH



NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG MỘT SỐ HIỆN TƢỢNG THIÊN TAI
KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
TẠI CỤM XÃ PHÍA NAM HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU



LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm


Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Thanh Sơn





HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liêu, thông tin đăng
tải trên các ấn phẩm, tạp chí và các trang web đều đƣợc trích dẫn, các số liệu sử
dụng đều là các số liệu điều tra chính thống.
Tác giả luận văn




Nguyễn Xuân Quỳnh





















LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp
quan tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, ngƣời thân và sự chỉ dạy tận tình của các
giảng viên, chuyên gia.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Đoan Hùng; Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn
huyện Đoan Hùng; UBND xã Minh Phú, UBND xã Vân Đồn; ngƣời dân các xã
Minh Phú và Vân Đồn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp thông tin và
số liệu phục vụ trong nghiên cứu này.
Xin bày tỏ sự biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo, các anh chị quản lý của
Khoa Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy cho tôi trong
quá trình học tập tại Khoa.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Thanh Sơn, ngƣời đã
nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè những ngƣời ít nhiều đã giúp
đỡ động viên tôi thực hiện đề tài này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên thực hiện


Nguyễn Xuân Quỳnh















MỤC LỤC


Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt…………………………………………
i
Danh mục các bảng……………………………………………………
ii
Danh mục các hình vẽ…………………………………………………
iii
Mở đầu………………………………………………………………
1
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu………………………………
1
Mục tiêu đề tài…….…………………………………………………
2
Đối tƣợng nghiên cứu
2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2
Kết cấu của luận văn

3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
1.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
4
1.1.1. Khái quát sản xuất nông nghiệp…………………………….
4
1.1.2. Đặc điểm sinh trƣởng của cây lúa…………………………
4
1.1.3. Một số yếu tố khí tƣợng ảnh hƣởng đến cây lúa……………
6
1.2. Tổng quan lý thuyết sinh kế………………………………………
8
1.2.1. Khái niệm sinh kế…………………………………………
8
1.2.2. Khung sinh kế bền vững (SLF) …………………………….
8
1.3. Tổng quan về thiên tai và Biến đổi khí hậu………………………
10
1.3.1. Khái quát về thiên tai………………………………………
10
1.3.2. Khái quát về Biến đổi khí hậu tại Việt Nam………………
12
1.4. Một số nghiên cứu ……………………………………………….
14
Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17
2.1. Địa bàn nghiên cứu

17
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
17
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội…………………………………
19
2.1.3. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra……………………
23

2.2. Phạm vi nghiên cứu
25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
27
2.3.1. Cách tiếp cận/Phƣơng pháp luận
27
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………
28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
33
3.1. Biến đổi khí hậu và đặc điểm thiên tai tại xã Vân Đồn, Minh Phú
33
3.1.1. Biến đổi khí hậu……………………………………………
33
3.1.2. Đặc điểm thiên tai tại xã Vân Đồn, Minh Phú………………
39
3.2. Tác động một số hiện tƣợng thiên tai tới sản xuất nông nghiệp….
42
3.2.1. Xếp hạng nguồn thu nhập tại tại địa phƣơng………………
42
3.2.2. Đánh giá tác động của thiên tai tới sản xuất lúa…………….
43

3.3. Tác động một số hiện tƣợng thiên tai tới sinh kế
51
3.4. Công tác ứng phó với thiên tai tại địa phƣơng
59
3.4.1. Công tác ứng phó với thiên tai của chính quyền huyện
59
3.4.2. Công tác ứng phó với thiên tai ở xã Minh Phú, Vân Đồn
61
3.4.3. Công tác ứng phó với thiên tai ở các hộ gia đình
62
Kết luận và kiến nghị…………………………………………………
65
Tài liệu tham khảo……………………………………………………
67
Phụ lục………………………………………………………………
71










i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


BĐKH
Biến đổi khí hậu
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TN&MT
Tài nguyên và Môi trƣờng
KTTV
Khí tƣợng thủy văn
UBND
Ủy ban nhân dân
KKL
Không khí lạnh



















ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Đáp ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn khác nhau……
7
Bảng 1.2: Các dạng thiên tai tại các khu vực địa lý và vùng kinh tế khác nhau
12
Bảng 2.1: Thông tin chung về chủ hộ năm 2014 …………………………………
23
Bảng 2.2: Xếp hạng thu nhập các hộ năm 2014…………………………………
25
Bảng 2.3: Thành phần lãnh đạo địa phƣơng đƣợc mời tham gia phỏng vấn
30
Bảng 2.4: Tổng hợp các công cụ đƣợc sử dụng trong PRA
31
Bảng 3.1: Xu thế biến đổi nhiệt độ và mƣa
trên địa bàn………………………….
38
Bảng 3.2: Các hiện tƣợng thiên tai xảy ra tại xã Vân Đồn, Minh Phú……………
39
Bảng 3.3: Xếp hạng những hiên tƣợng thiên tai xảy ra tại xã Vân Đồn, Minh Phú

39
Bảng 3.4: Xếp hạng thu nhập trong ngành trồng trọt tại xã Minh Phú


43
Bảng 3.5: Mức độ tác động của các hiện tƣợng thiên tai tới sản xuất lúa
44
Bảng 3.6: Mức độ tác động của các hiện tƣợng thiên tai tới lịch mùa vụ
50
Bảng 3.7: Bảng tóm lƣợc thành phần quan trọng
52
Bảng 3.8: Bảng xếp hạng nguồn vốn chi phối thu nhập
53
Bảng 3.9: Xếp hạng tầm quan trọng các thành phần vốn nhân lực
55
Bảng 3.10: Tác động của thiên tai tới sinh kế thông qua các nguồn vốn
55
Bảng 3.11: Nguồn cung cấp thông tin về thiên tai cho các chủ hộ

62
Bảng 3.12: Nguyên nhân gây ra thiên tai ngày càng nhiều
63
Bảng 3.13: Giải pháp ứng phó thiên tai trong sản xuất nông nghiệp
63







iii




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
Hình 1.1: Các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa……………………………………
5
Hình 1.2: Sơ đồ Khung sinh kế bền vững…………………………………………
9
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Đoan Hùng……………………………………
18
Hình 2.2: Cơ cấu thu nhập theo ngành sản xuất năm 2013, tại xã Minh Phú
20
Hình 2.3: Cơ cấu thu nhập theo ngành sản xuất năm 2013, tại xã
Vân Đồn………

20
Hình 2.4: Cơ cấu lao động theo ngành sản xuất tại xã Minh Phú, năm 2013
22
Hình 2.5: Cơ cấu lao động theo ngành sản xuất tại xã Vân Đồn, năm 2013
22
Hình 3.1: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1983-2012…………
34
Hình 3.2: Xu thế biến đổi nhiệt trung bình tháng 1 giai đoạn 1983-2012 ………….
35
Hình 3.3: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 7 giai đoạn 1983-2012……….
35
Hình 3.4: Xu thế biến đổi lƣợng mƣa năm giai đoạn 1983-2012……………………
36
Hình 3.5: Xu thế biến đổi lƣợng mƣa mùa mƣa giai đoạn 1983-2012 ……………

36
Hình 3.6: Xu thế biến đổi lƣợng mƣa mùa khô giai đoạn 1983-2012 ………………
37
Hình 3.7: Xu thế biến đổi tần suất mƣa to và mƣa rất to giai đoạn 1998-2013………
37
Hình 3.8: Xu thế biến đổi tần suất lũ lụt giai đoạn 1998-2013……………………
41
Hình 3.9: Xu thế biến đổi năng suất lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Minh Phú…….
46
Hình 3.10: Xu thế biến đổi năng suất lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Vân Đồn……
47
Hình 3.11: Xu thế biến đổi diện tích lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Minh Phú……
47
Hình 3.12: Xu thế biến đổi diện tích lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Vân Đồn……
48
Hình 3.13: Xu thế biến đổi thu nhập từ lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Minh Phú
58
Hình 3.14: Xu thế biến đổi thu nhập từ lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Vân Đồn
58




1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề của biến đổi khí
hậu. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, phần lớn dân số lao động trong nông
nghiệp, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Kinh tế nông nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó ảnh hƣởng

của biến đổi khí hậu đƣợc xem là một vấn đề nan giải. Thiên tai là một trong
những khó khăn đối với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các vùng nông
thôn miền núi, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, chậm phát triển hơn so với các
vùng đồng bằng, ở đây thƣờng xảy ra hạn hán, lũ quét, ngập úng, sạt lở, sói
mòn, khiến nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh mất ngƣời, trắng tay.
Đoan Hùng là huyện miền núi phía Bắc thuộc tỉnh Phú Thọ, khu vực thƣờng
xuyên xảy ra các hiện tƣợng thiên tai, đã tác động rất lớn đến sinh hoạt và sản
xuất, đặc biệt là SXNN ở các xã nghèo thuộc phía nam của huyện. Trong khi đó,
chủ yếu sinh kế của ngƣời dân tại phía nam huyện Đoan Hùng phụ thuộc vào
sản xuất nông nghiệp, sinh kế khó khăn trƣớc những tác động của thiên tai.
Năm 2011, cơn bão số 3 ngày 22/8 kèm theo mƣa lớn làm ngập úng 374 ha
lúa ở 8 xã Vân Đồn, Hùng Long, Sóc Đăng, Yên Kiện, Chí Đảm, Vân Du, Hùng
Quan, làm vỡ đập Hố Sanh xã Hữu Đô, sập cống hồ Cây Tranh xã Đại Nghĩa,
sạt lở trên 4 nghìn mét khối đất đá, tràn 44 hồ ao, hƣ hỏng 470 m đƣờng giao
thông, trị giá thiệt hại ƣớc tính trên 2,5 tỷ đồng. Năm 2012, bão lốc kèm theo
mƣa lớn gây thiệt hại lớn về nhà cửa và hoa màu của nhân dân 2 xã Phúc Lai và
Minh Phú, làm sạt đê Chí Đám và sạt lở bờ sông Lô, làm ngập úng hơn 1000 ha
lúa và hoa màu, thiệt hại ƣớc tính cũng lên đến hàng tỷ đồng, [46]
Vụ Đông – Xuân, hạn hán làm 1.000 ha lúa, 500 ha hoa màu không có nƣớc
tƣới. Vụ Hè – Thu, mƣa lớn gây lũ lụt làm 800 ha lúa ngập chìm trong nƣớc. Năm
2010, thiên tai gây thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất lúa của huyện [17]

2
Xuất phát từ thực trạng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu tác động một số hiện tượng thiên tai khí tượng thuỷ văn tới sản xuất
nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại cụm xã phía nam huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh biến đổi khí hậu” .
Mục tiêu đề tài
- Xác định đƣợc đặc điểm và xu hƣớng biến đổi của một số hiện tƣợng thiên
tai từ 1998 đến 2013 tại điểm nghiên cứu.

- Đánh giá đƣợc thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp tại
điểm nghiên cứu;
- Đánh giá đƣợc những tổn thất do thiên tai gây ra đối với sinh kế của cộng
đồng dân cƣ tại điểm nghiên cứu.
- Đề xuất đƣợc giải pháp ứng phó với thiên tai trong bối cảnh BĐKH với
điều kiện của địa phƣơng.
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng: Sản xuất nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng dƣới
tác động của thiên tai trong bối cảnh đến BĐKH:
- Trong sản xuất nông nghiệp, tập trung đến lĩnh vực quan trọng nhất của địa
phƣơng là sản xuất lúa;
- Trong sinh kế, tập chung nghiên cứu đến thành phần quan trọng nhất của
các nguồn vốn; là nhân tố quan trọng nhất quyết định sản xuất nông nghiệp và
các giải pháp ứng phó thiên tai.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hoàn thiện những nghiên cứu về đánh giá tác động và khả năng thích ứng
với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cƣ tại các địa phƣơng miền núi phí Bắc
nƣớc ta nói chung và các cộng đồng dân cƣ khác nói riêng.
Đề xuất các giải pháp ứng phó đối với sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa, các
hiện tƣợng thiên tai với SXNN và sinh kế của ngƣời dân.

3
Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Địa bàn nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên
cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu

4
Chƣơng 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
1.1.1. Khái quát sản xuất nông nghiệp
Theo Vũ Đình Thắng, nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng
trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa
rộng nó bao gồm cả ngành lâm nghiệp và thủy sản [21].
Theo Bộ NN&PTNT, quy định SXNN ở xã theo nghĩa rộng bao gồm các
tiểu ngành: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm
nghiệp [2].
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nông nghiệp
và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống ngƣời dân còn phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. SXNN hiện nay vẫn chủ yếu dựa
trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chƣa cao. Đây là một
thách thức lớn dƣới tác động của BĐKH [12].
SXNN của Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi
thời tiết thay đổi sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới SXNN, nhất là trồng trọt, làm giảm
năng suất. Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, có vị
trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó sản xuất
lúa giữ vị trí then chốt.
Việt Nam với 2 vựa lúa lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long. Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đƣợc biết đến là nƣớc đứng
thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.
1.1.2. Đặc điểm sinh trƣởng của cây lúa [8]
Cây lúa có 03 giai đoạn sinh trƣờng, nhƣ sau:

5
Giai đoạn tăng trưởng: Bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu
phân hóa đòng, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi
mới (nở bụi).
Giai đoạn sinh sản: Bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông,

trung bình 30 ngày. Trong suốt thời gian này, nếu đầy đủ dinh dƣỡng, mực nƣớc
thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ
hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt đƣợc kích thƣớc lớn nhất của giống, tạo
điều kiện gia tăng trọng lƣợng hạt sau này.
Giai đoạn chín: Bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch, trung bình
khoảng 30 ngày, cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
- Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): Các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm
quang hợp đƣợc chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là
do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dƣỡng, tình
trạng sinh trƣởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi hết
sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa.
- Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nƣớc, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn
còn xanh.
- Thời kỳ chín vàng: Hạt tiếp tục mất nƣớc, gạo cứng dần, trấu chuyển sang
màu vàng đặc thù của giống lúa.
- Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc
thấp hơn. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi 80 % hạt lúa ngã sang màu trấu
đặc trƣng của giống.

Hình 1.1: Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

6
Nhƣ vậy, thời điểm quan trọng nhất quyết định đến năng suất cây lúa đƣợc
hiểu bao gồm khoảng thời gian bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến hết thời kỳ
chín sữa. Để cây lúa có năng suất cao thì khoảng thời gian này cây lúa cần các
chế độ thời tiết, dinh dƣỡng phù hợp.
1.1.3. Một số yếu tố khí tượng ảnh hưởng đến cây lúa
Các yếu tố tác động đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây trồng
[22]:
- Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí và các chất nuôi dƣỡng cây trồng là

những yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Không một yếu tố nào có
thể mất đi hoặc đổi vị trí cho nhau, tất cả đều có giá trị nhƣ nhau và không thể
thay thế đƣợc.
- Chu kỳ “kịch biến” đó là giai đoạn sinh trƣởng của cây mà khi đó sự thiếu
hụt hoặc dƣ thừa độ ẩm hay nhiệt độ đều gây nên ảnh hƣởng xấu nhất cho năng
suất của thực vật;
- Sản lƣợng lớn nhất của cây trồng nhận đựơc chỉ trong điều kiện tổ hợp tối
ƣu nhất về lƣợng các nhân tố: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí và các chất
nuôi dƣỡng cây trồng….trong thời kỳ “kịch biến” của cây nông nghiệp.
Nguyễn Ngọc Đệ đã nghiên cứu và tổng hợp các công trình nghiên cứu đã có
về ảnh hƣởng của nhiệt độ, ánh sáng, lƣợng mƣa…lên quá trình sinh trƣởng của
cây lúa, nhƣ sau [8]:
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trƣởng của cây lúa nhanh
hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-30
0
C), nhiệt độ càng tăng
cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40
0
C hoặc dƣới 17
0
C, cây lúa tăng
trƣởng chậm lại. Dƣới 13
0
C cây lúa ngừng sinh trƣởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây
lúa sẽ chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng đƣợc và nhiệt độ tối
hảo thay đổi tùy theo giống lúa, giai đọan sinh trƣởng, thời gian bị ảnh hƣởng là
tình trạng sinh lý của cây lúa (Bảng 1.1)


7

Bảng 1.1. Đáp ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn khác nhau

Giai đoạn sinh trƣởng
Nhiệt độ (
0
C)
Tối thấp
Tối cao
Tối hảo
Nẩy mầm
10
45
20 – 35
Hình thành cây mạ
12 – 13
45
25 – 30
Ra rễ
16
35
25 – 28
Vƣơn lá
7 – 12
45
31
Nở bụi (đẻ nhánh)
9 – 16
33
25 – 31
Tƣợng khối sơ khởi

15
-
-
Phát triển đòng
15 – 20
38
-
Thụ phấn
22
35
30 – 33
Chín
12 – 18
30
20 – 25
Ánh sáng ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng, phát triển và phát dục của cây
lúa. Trong điều kiện bình thƣờng, lƣợng bức xạ trung bình từ 250-300
cal/cm²/ngày thì cây lúa sinh trƣởng tốt và trong phạm vi này thì lƣợng bức xạ
càng cao thì quá trình quang hợp xảy ra càng mạnh.
Giai đoạn lúa non: Nếu thiếu ánh sáng cây lúa sẽ ốm yếu, màu lá từ xanh
nhạt chuyển sang vàng, lúa không nở bụi đƣợc.
Thời kỳ phân hóa đòng: Nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn, ít hạt và hạt
nhỏ, hạt thoái hóa nhiều, dễ bị sâu bệnh phá hại.
Thời kỳ lúa trổ: Thiếu ánh sáng sự thụ phấn, thụ tinh bị trở ngại làm tăng số
hạt lép, giảm số hạt chắc và hạt phát triển không đầy đủ (hạt lửng), đồng thời
cây có khuynh hƣớng vƣơn lóng dễ đổ ngã.
Giai đoạn lúa chín: Nếu ruộng lúa khô nƣớc, nhiệt độ không khí cao, ánh
sáng mạnh thì lúa chín nhanh và tập trung hơn; ngƣợc lại thời gian chín sẽ kéo
dài.
Lƣợng mƣa: Trong điều kiện thủy lợi chƣa hoàn chỉnh, lƣợng mƣa là một

trong những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng
trồng lúa và các vụ lúa trong năm. Trong mùa mƣa ẩm, lƣợng mƣa cần thiết cho

8
cây lúa trung bình là 6–7 mm/ngày và 8–9 mm/ngày trong mùa khô nếu không
có nguồn nƣớc khác bổ sung. Nếu tính luôn lƣợng nƣớc thấm rút và bốc hơi thì
trung bình 1 tháng cây lúa cần một lƣợng mƣa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5
tháng cần khoảng 1000 mm.
Khí hậu miền Bắc Việt Nam có 02 mùa rõ rệt, về mùa nóng thì chế độ nhiệt
độ, bức xạ mặt trời rất phù hợp với cây lúa. Mùa lạnh, nhiệt độ thấp, bức xạ
thấp, lƣợng mƣa thấp không tốt cho cây lúa sinh trƣởng và phát triển, cho năng
suất cao. Vì vậy, lịch mùa vụ có vai trò rất quan trọng đối với ngành sản xuất lúa
tại miền Bắc Việt Nam.
1.2. Tổng quan lý thuyết sinh kế
1.2.1. Khái niệm sinh kế
Sinh kế
:
Trong luận văn này học viên sử dụng định nghĩa sinh kế của của
Bộ Phát triển quốc tế

Anh (DFID) năm 1999: “Sinh kế bao gồm các khả
năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực

vật chất, xã hội) và các hoạt
động cần thiết để kiếm sống”
[36].
Sinh kế bền vững: Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết đƣợc những
căng thẳng

và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cƣờng

khả năng và nguồn lực hiện tại

và tƣơng lai mà không làm tổn hại đến cơ sở
tài nguyên thiên nhiên
[36]
. Tiêu chí sinh kế bền vững gồm: an

toàn lƣơng
thực, cải thiện điều kiện môi trƣờng tự nhiên, cải thiện điều kiện môi trƣờng
cộng

đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, đƣợc bảo vệ tránh rủi ro và
các cú sốc.
1.2.2. Khung sinh kế bền vững (SLF)
SLF là chữ viết tắt của Sustainable Livelihoods Framework (Khung Sinh kế
Bền vững) do Bộ Phát triển Hải ngoại Anh Quốc – DFID (Department For
International Development, 2001) phát triển, đã nêu lên những yếu tố chính ảnh
hƣởng đến sinh kế ngƣời dân.


9











Hình 2.2: Sơ đồ Khung sinh kế bền vững [36]
Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài
sản), tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lƣợc sinh
kế và kết quả của chiến lƣợc sinh kế đó.
Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất
mà con ngƣời có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn
vốn hay tài sản sinh kế đƣợc chia làm 5 loại:
- Vốn nhân lực: Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và
sức khỏe để giúp con ngƣời theo đuổi những chiến lƣợc sinh kế khác nhau nhằm
đạt đƣợc kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ.
- Vốn tài chính: Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà ngƣời ta sử dụng
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu trong sinh kế.
- Vốn tự nhiên: Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất,
nƣớc,… mà con ngƣời có đƣợc hay có thể tiếp cận đƣợc nhằm phục vụ cho các
hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ.
- Vốn vật chất: Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật
chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể
hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình.
Chính sách
và Thể chế,
tiến trình
(cấu trúc
Chính phủ,
khu vực tƣ
nhân, luật
pháp,chính
sách…)
Ngữ cảnh
dễ bị tổn

thƣơng;
Xu hƣớng
mùa vụ,
các tác
động, từ
bên ngoài
Nguồn vốn sinh kế
Nhân lực,
Vật chất,
Xã hội,
Tự nhiên;
Tài chính
Chiến lƣợc
sinh kế:
- Dựa trên
tài nguyên,
- Không
dựa trên tài
nguyên,
- Di cƣ.
Kết quả/mục tiêu
của sinh kế:
- Tăng thu nhập
- Tăng phúc lợi
- Giảm tổn thƣơng
- Cảithiện an toàn
lƣơng thực
- Sử dụng tài
nguyên bền vững
hơn


10
- Vốn xã hội: Nó nằm trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã
hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó ngƣời dân có thể tạo ra cơ hội và thu
đƣợc lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế.
Khung SLF là một công cụ giúp hiểu về sinh kế, mục đích áp dụng khung
sinh kế bao gồm:
- Mục đích chung nhất của khung SLF là giảm nghèo;
- Hiểu rõ hơn về tất cả các khía cạnh của vấn đề nghèo;
- Giúp định ra các ƣu tiên hành động;
- Giúp tìm ra chiến lƣợc sinh kế phù hợp;
- Sử dụng khung sinh kế bền vững trong quá trình đánh giá tính tác động
của thiên tai.
Theo Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, năm 2011, mức nghèo đƣợc quy
định nhƣ sau:
- Mức chuẩn nghèo (cập nhật CPI): so sánh thu nhập hộ gia đình với mức
480 ngàn đồng khu vực nông thôn và 600 ngàn đồng khu vực thành thị;
- Mức chuẩn cận nghèo (cập nhật CPI): so sánh thu nhập hộ gia đình với
mức 600 ngàn đồng khu vực nông thôn và 750 ngàn đồng khu vực thành thị.
Chỉ một loại vốn không thì có thể không đủ để tạo ra sinh kế bền vững
nhƣng để phát triển bền vững thì mức độ cần từng loại vốn có mức quan trọng
khác nhau, phù hợp từng thời điểm nhất định đối với cộng động dân cƣ địa
phƣơng, đặc biệt là các hộ nghèo trong cộng đồng.
1.3. Tổng quan về thiên tai và Biến đổi khí hậu
1.3.1. Khái quát về thiên tai
Thiên tai
Theo Luật Phòng chống Thiên tai đƣợc Quốc hội thông qua năm 2013,
Thiên tai là hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản,

11

môi trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp
thấp nhiệt đới, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc
dòng chảy, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, nƣớc dâng, xâm nhập mặn,
nắng nóng, hạn hán, rét hại, mƣa đá, sƣơng muối, động đất, sóng thần và các
loại thiên tai khác [18].
Thiên tai là các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun
trào, sóng thân, vòi rồng (lốc xoáy), trƣợt lở đất đá, cháy rừng, ….gây ra sự tổn
hại về ngƣời và vật chất cho cộng đồng và các hệ sinh thái [12].
Hiện tƣợng thiên tai khí tƣợng thủy văn trong luận văn này đƣợc hiểu là các
dạng thiên tai có nguồn gốc từ khí tƣợng thủy văn gây ra nhƣ bão, lốc, lũ lụt,
hạn hán
Việt Nam đƣợc cho là một trong những nƣớc trên thế giới chịu tác động lớn
nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Các loại thiên tai phổ biến bao gồm bão,
lũ, lụt, lũ quét, hạn hán [12].
Theo số liệu của Cục quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão từ năm 1996-
2008, các loại thiên tai nhƣ bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán và các
dạng thiên tai khác đã làm chết và mất tích hơn 9.600 ngƣời, giá trị thiệt hại về
tài sản ƣớc tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Mức độ tác động thiên tai ở Việt
Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng nhƣ chu kỳ lặp lại kèm theo những
đột biến khó lƣờng [36].
Thiên tai xảy ra trên khắp nƣớc ta, song về số lƣợng, tần suất, cƣờng độ và
sự tác hại của từng loại khác nhau theo các vùng miền, nhƣ sau [12]:






12
Bảng 1.2. Các dạng thiên tai tại các khu vực địa lý và vùng kinh tế khác nhau



Thiên tai
Các khu vực địa lý và vùng kinh tế
Đông
Bắc và
Tây
Bắc
Châu
thổ
sông
Hồng
Bờ
biển
Bắc
Trung
Bộ
Bờ
biển
Nam
Trung
Bộ
Cao
nguyên
Đông
Bắc
Nam
Bộ
Châu
thổ

sông
Mekong
Khu
vực
kinh tế
biển
Bão
***
****
****
****
**
***
***
****
Lụt
-
****
****
***
***
***
****
****

***
-
***
***
***

***
*
***
Gió xoáy
**
**
**
**
*
**
**
**
Hạn hán
***
*
**
***
**
***
*
***
Lở đất
**
**
**
**
*
**
***
***

Ký hiệu: Đặc biệt nghiêm trọng (****), Nghiêm trọng (***), Trung bình (**),
Nhẹ (*), Không ảnh hưởng (-)
Theo số liệu tại bảng 1.2, thì vùng Đông Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ chịu
tác động nghiêm trọng của bão, lũ, hạn hán.
1.3.2. Khái quát về BĐKH tại Việt Nam
BĐKH, với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nƣớc biển
dâng, chủ yếu là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời gây phát thải
quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính [1].
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, đã nêu lên
một số điểm nhƣ sau về biểu hiện của BĐKH [4]:
Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt
Nam tăng lên khoảng từ 0,5
0
C đến 0,7
0
C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn
nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các
vùng khí hậu phía Nam;
- Tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là
khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008);

13
- Lƣợng mƣa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa trung bình
năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên
các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.
- Số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai
thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thƣờng lại thƣờng xuất hiện mà gần đây
nhất là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và
tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ;
- BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán

ngày càng ác liệt (gia tăng về cƣờng độ và độ bất thƣờng);
- Bão có cƣờng độ mạnh xuất hiện nhiều hơn.
Theo Nguyễn Đức Ngữ, một cách biểu hiện của BĐKH là: Các hiện tƣợng
cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt, hạn hán, v.v…) xảy
ra với tần suất cao hơn, cƣờng độ và độ khác thƣờng lớn hơn [14].
Nhƣ vậy, đối với miền Bắc Việt Nam: BĐKH làm cho lƣợng mƣa ở giảm,
số lƣợng các đợt không khí lạnh giảm nhƣng số ngày rét hại có thể kéo dài nhiều
hơn.
BĐKH tác động đến tất cả lĩnh vực đời sống xã hội, mọi vùng lãnh thổ,
trong đó ngành nông nghiệp là ngành chịu tác động lớn nhất; vùng ven biển và
miền núi là những vùng chịu tác động lớn nhất. Nhƣ vậy SXNN ở miền núi phía
Bắc chịu ảnh hƣởng rất lớn từ BĐKH, nhất là ngành trồng lúa:
- Lƣợng mƣa có xu hƣớng giảm có thể gia tăng hạn hán, gia tăng sâu
bệnh…
- Bão, áp thấp nhiệt đới có xu hƣớng nhiều hơn gây mƣa lớn trong thời gian
ngắn có thể gây ngập lụt, đặc biệt ở miền núi, địa hình không đồng nhất về độ
cao, nƣớc chảy dồn về những cánh đồng lúa trũng thấp, tạo nên hiện tƣợng lũ
lụt, ngập úng thƣờng xuyên hơn;
- Số ngày rét hại kéo dài làm mạ non không sinh trƣởng đƣợc và dẫn đến
chết.

14
Vì vậy, BĐKH làm cho năng suất lúa có xu hƣớng giảm ngày càng nhiều
hơn.
Nhận biết đƣợc tác động của BĐKH đến sự phát triển kinh tế xã hội, Chính
phủ đã tham gia các chƣơng trình chung tay với thế giới nhằm ứng phó với
BĐKH, ví dụ nhƣ: Nghị định thƣ Kyoto, Chƣơng trình nghị sự 21… về phát
triển bền vững.
Nhà nƣớc đã ban hành hệ thống các văn bản pháp lý để nhằm ứng phó với
BĐKH, nhƣ:

- Luật Phòng chống thiên tai;
- Luật Bảo vệ môi trƣờng;
- Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia phòng chống thiên tai;
- Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH;
- Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT.
1.4. Một số nghiên cứu về tác động của thiên tai, BĐKH tới sản xuất
nông nghiệp, sinh kế nông nghiệp.
Phân tích ảnh hƣởng của tần suất hạn hán tới sinh kế của cộng đồng tại các
khu vực thƣờng xuyên bị hán hán của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Bên cạnh đó
nghiên cứu cũng đề cập tới cộng đồng cảm nhận nhƣ thế nào với hạn hán và
thay đổi khí hậu, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức phi chính phủ làm sao
để có thể đối phó với thảm họa từ thiên nhiên, đặc biệt đối với hạn hán [16].
Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu lên hộ gia đình trong khu vực
thuộc quận Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, cho một số
kết quả chính [25]:
- Vùng điều tra không chịu nhiều ảnh hƣởng lớn của thiên tai, biến động
thời tiết nhƣ nhiều vùng khác nhƣng dấu vết của sự bất thƣờng của thời tiết là có
thật và có ảnh hƣởng ít nhiều với đời sống và sản xuất của ngƣời dân có khác
nhau giữa các vùng;

15
- Đối với vùng đã thành đô thị: ngƣời dân hiểu biết về biến đổi khí hậu tốt
hơn và chủ động hơn trong ứng phó với thời tiết bất thƣờng, mức độ tổn thƣơng
cũng ít hơn;
- Đối với vùng ven đô: sự hiểu biết về thiên tai ở mức vừa phải và chỉ chủ
động một phần đối với các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng. Tổn thƣơng chính là
cho trẻ em, ngƣời già, ngƣời khuyết tật, ngƣời nghèo;
- Đối với các vùng sâu: cuộc sống còn thuần nông, thông tin về khí hậu và
thiên tai rất ít, ngƣời dân bị động lớn và thiếu các chuẩn bị cần thiết.
Dựa vào Kịch bản BĐKH cho Việt Nam (2009) phân tích, đánh giá ảnh

hƣởng của sự biến đổi của một số yếu tố khí tƣợng đến năng suất một số cây
trồng khi nhiệt độ tăng lên 1
0
C, đã có kết luật nhƣ sau [48]:
- Cây chè và cà phê có năng xuất cao hơn, nhƣng phẩn chất giảm;
- Ngô và mía tăng năng suất thân cây và độ đƣờng;
- Lúa cho năng suất toàn thân cây cao do gia tăng quang hợp, nhƣng năng
suất hạt thấp vì nhiệt độ cao làm giảm chỉ số thu hoạch, lúa cho nhiều rơm rạ
hơn hạt.
- Đậu tƣơng sẽ gia tăng năng suất;
- Các cây lấy củ (khoai lăng, mì ) gia tăng năng suất khi nhiệt độ tăng,
bời vì tỷ lệ rễ/thân tăng khi CO
2
tăng.
Từ đó đề ra biện pháp thích ứng trong nông nghiệp nhƣ:
- Xây dựng cơ cấu cây trồng, đổi mới kỹ thuật canh tác, xây dựng hệ thống
thủy lợi;
- Tăng cƣờng tuyên truyền thông tin và nâng cao nhận thức của cán bộ,
ngƣời dân về BĐKH và các biện pháp ứng phó.
Nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại khu vực sông
Hƣơng, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào [19]:

16
- Tìm hiểu những biện pháp thích ứng mà ngƣời dân địa phƣơng và nhiều tổ
chức đã thực hiện;
- Xác định các biện pháp thích ứng chính liên quan đến quản lý nguồn nƣớc;
- Lựa chọn những giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể để hỗ trợ trực tiếp và
làm đầu vào cho các kế hoạch địa phƣơng.
Nghiên cứu BĐKH: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính
sách (nghiên cứu trƣờng hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc),

đã đƣa ra một số kết quả [6]:
- Xu thế BĐKH ở một số các trạm ở miền núi phía Bắc thông qua xu thế
biến đổi nhiệt độ và lƣợng mƣa;
- Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sinh kế
của một số xã ở miền núi phía Bắc thông qua một số hiện tƣợng thiên tai nhƣ lũ
lụt, hạn hán, rét hại;
- Đƣa ra một số giải pháp ứng phó với BĐKH cho cộng đồng và đề xuất
chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cƣ ở miền núi phía Bắc.
Những nghiên cứu trên cùng rất nhiều nghiên cứu khác tại Việt Nam liên
quan tới “đánh giá tác động của thiên tai, BĐKH” đến sản xuất nông nghiệp,
sinh kế, sản xuất lúa. Tuy nhiên nghiên cứu tác động của thiên tai tới sản xuất
lúa và sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại khu vực miền núi đƣợc đề cập rất ít,
chính vì vậy nghiên cứu đề tài này sẽ bổ sung thêm cho các nghiên cứu nói trên.







×