Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

GIỚI THIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (IIP) VÀ LỘ TRÌNH CÔNG BỐ CHỈ SỐ IIP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522 KB, 13 trang )

GIỚI THIỆU NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH
CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (IIP)
VÀ LỘ TRÌNH CÔNG BỐ CHỈ SỐ IIP
LỜI MỞ ĐẦU :
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế về số liệu thống kê công
nghiệp, thời gian qua Tổng Cục Thống Kê đã phối hợp với cơ quan Hợp tác Quốc
tế Nhật bản ( JICA) và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật bản (METI)
nghiên cứu thử nghiệm phương pháp thống kê công nghiệp mới đặt cơ sở cho việc
từng bước thay thế phương pháp hiện hành. Phương pháp mới đó là phương pháp
chỉ số sản xuất công nghiệp ( Index-Industry Products ) gọi tắt là chỉ số IIP.
Để giúp người dùng tin hiểu rỏ hơn về chỉ số này khi sử dụng nghiên cứu
đánh giá sự phát triển của ngành công nghiệp trong thời gian tới, Cục Thống kê
Quảng Ngãi xin giới thiệu nội dung và phương pháp tính chỉ số IIP để tất cả đối
tượng dùng tin tham khảo
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP THỐNG KÊ CÔNG
NGHIỆP HÀNG THÁNG
Trong nhiều năm qua, để đánh giá tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp
hàng tháng, Tổng cục Thống kê chủ yếu dựa vào chỉ tiêu “Giá trị sản xuẩt công
nghiệp theo giá cố định” và đã đạt được kết quả nhất định trong việc cung cấp các
thông tin nhanh giúp Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu hoạch định các chủ
trương, chính sách phát triển ngành công nghiệp một cách kịp thời và hiệu quả.
Về lý thuyết, phương pháp này được tính theo công thức:
Giá trị sản xuất theo giá
Khối lượng SP
Đơn giá
=
x
CĐ 1994
SX trong kỳ
CĐ 1994
Cơ sở của phương pháp đánh giá tăng trưởng công nghiệp bằng chỉ tiêu “Giá


trị sản xuẩt công nghiệp theo giá cố định” phù hợp với nền kinh tế phát triển trên cơ
chế quản lý là kế hoạch hoá tập trung bao cấp với số lượng cơ sở sản xuất ít, chủ
yếu là doanh nghiệp nhà nước sản xuất theo kế hoạch, sản xuất cái gì, số lượng bao
nhiêu rất cụ thể. Một đặc điểm nữa của nền sản xuất kế hoạch hóa tập trung là
chủng loại mặt hàng không đa dạng, chậm thay đổi, giá cả tương đối ổn định trong
một thời gian dài nên danh mục sản phẩm dễ thiết lập và sử dụng trong bảng giá cố
định, do đó phương pháp đánh giá tăng trưởng công nghiệp bằng chỉ tiêu “Giá trị
sản xuẩt công nghiệp theo giá cố định” đã phát huy tối đa ưu thế và rất phù hợp
với cơ chế này.

1


Ưu điểm khác của phương pháp này là đơn giản, rất dễ tính toán, tổng hợp,
phù hợp trình độ làm số liệu cán bộ thống kê, kế toán lúc bấy giờ. Ngoài ra, chỉ tiêu
GTSX theo giá CĐ còn biểu thị ý niệm trực quan rõ ràng nên dễ so sánh, người
dùng tin có thể hình dung được cả tốc độ phát triển SX công nghiệp (số tương đối)
và qui mô nền SX công nghiệp (số tuyệt đối);
Tuy nhiên, thống kê công nghiệp hàng tháng hiện nay được hình thành từ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung và tồn tại suốt nửa thế kỷ qua. Đến nay cả về hệ thống
chỉ tiêu và phương pháp tính nêu trên đã bộc lộ những tồn tại và hạn chế đó là:
(1) Phương pháp tính các chỉ tiêu không còn thích hợp với nền kinh tế thị
trường, nhất là phương pháp đánh giá tốc độ tăng trưởng bằng chỉ tiêu giá trị sản
xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất bị tính trùng lên theo cấp số cộng, trong khi
giá trị tăng thêm không bị tính trùng, dẫn đến khoảng cách giữa tốc độ phát triển
tính theo giá trị sản xuất với giá trị tăng thêm ngày càng lớn.
Theo phân tích của một chuyên gia thì, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chỉ số giá
trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định tăng cao hơn chỉ số IIP là do giá trị sản xuất theo
giá cố định là chỉ tiêu tính toàn bộ kết quả sản xuất, bao gồm các chi phí trung gian (chủ
yếu là nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng…) và giá trị tăng thêm, do vậy chỉ tiêu này có sự

tính trùng kết quả của các ngành công nghiệp. Khi sản xuất công nghiệp càng phát triển,
mức độ chuyên môn hóa sản xuất càng cao thì mức độ tính trùng càng lớn. Trong khi đó,
chỉ số IIP sử dụng quyền số là giá trị tăng thêm nên đã giảm thiểu mức độ tính trùng kết
quả sản xuất giữa các ngành công nghiệp.

(2) Trong nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm mới xuất hiện, không có
trong bảng giá cố định nên không thể tính chính xác giá trị sản xuất theo giá cố
định cho các sản phẩm mới này. Hơn nữa, trong điều kiện cạnh tranh, các doanh
nghiệp cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, trong khi giá bán lại giảm hơn
trước, dẫn đến việc áp dụng bảng giá cố định không chính xác.
Hơn nữa, chỉ tiêu GTSXCN đƣợc tính bằng cách lấy khối lƣợng sản phẩm sản xuất
của thời kỳ tính toán nhân với đơn giá của sản phẩm đó của năm gốc (năm 1994). Với cách
tính này, nhiều sản phẩm mới xuất hiện nhƣng không có giá trị của năm gốc, vì vậy việc
tính toán không loại trừ hết đƣợc yếu tố tăng giá, dẫn tới GTSXCN thƣờng tính cao hơn so
với thực tế. Điều này cho thấy, chỉ số tăng trƣởng công nghiệp tính theo GTSXCN giá CĐ
kém sát thực hơn so với chỉ số IIP

(3) Qui trình tính giá trị sản xuất theo giá cố định phải từ cơ sở, nhưng các cơ
sở khó có thể thực hiện tính theo giá cố định một cách chính xác.
2


(4) Theo nguyên tắc, bảng giá cố định phải được thay đổi, chậm nhất là 5
năm một lần, tuy nhiên cho đến nay, bảng giá cố định 1994 đã tồn tại trên 14 năm.
Tuy nhiên, việc biên soạn bảng giá cố định mới trong điều kiện hiện nay với hàng
chục nghìn sản phẩm/mặt hàng đa dạng, phong phú là hết sức phức tạp, khó khăn
và tốn kém, không có tính khả thi.
(5) Hiện nay trên thế giới không còn quốc gia nào tính chỉ tiêu giá trị sản
xuất công nghiệp theo giá cố định.
(6) Phương pháp thống kê công nghiệp hàng tháng hiện hành không đảm bảo

tính so sánh quốc tế.
Hiện nay, kinh tế nước ta đã và đang chuyển nhanh sang nền kinh tế thị
trường, ngành công nghiệp Việt Nam đang phát triển nhanh, doanh nghiệp sản xuất
nhiều sản phẩm mới với số lượng lớn, mặt hàng rất đa dạng, phong phú không còn
đơn điệu và ổn định theo kế hoạch. Các sản phẩm được sản xuất từ đầu những năm
90 thế kỷ trước và được tính đến khi xây dựng bảng giá cố định 1994 đến nay còn
rất ít, hoặc đã thay đổi mẫu mã, kích cỡ, chất lượng có nghĩa là thay đổi cả nội
dung và hình thức. Giá cả không còn ổn định lâu dài theo qui định của Nhà nước,
tất cả đều theo qui định cung cầu của nền kinh tế thị trường quyết định. Bên cạnh
đó, sản phẩm mới không có trong bảng giá cố định ngày càng nhiều. Vì vậy, việc
tính toán phải có rất nhiều qui ước, không còn sản phẩm có giá cố định để sử dụng
hoặc dùng giá của sản phẩm này áp cho một sản phẩm khác chỉ hơi giống qui cách,
nội dung dẫn đến việc đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp theo
bảng giá cố định trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với điều kiện thực tế, nền tảng
của phương pháp luận không còn phù hợp. Như vậy, về bản chất phương pháp tính
đã thay đổi, không còn chính xác đòi hỏi chúng ta phải tìm ra một phương pháp
tiếp cận mới phù hợp với tình hình, điều kiện hiện tại.
Phương pháp mới thay thế phương pháp cũ phải đáp ứng các yêu cầu chủ
yếu sau:
- Phản ánh chính xác, sát với thực tế tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp.
- Đảm bảo tính so sánh quốc tế.

3


- Thông tin phản ánh phải chi tiết, đa dạng theo ngành kinh tế, chủng loại
mặt hàng, sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế thị trường.
- Các chỉ tiêu phải phản ánh đầy đủ, đa dạng chu kỳ sản xuất kinh doanh của
ngành công nghiệp, cụ thể gồm các chỉ tiêu: Chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu
thụ, chỉ số tồn kho,…

- Có tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Một phương pháp được cân nhắc kỹ lưỡng, khắc phục nhược điểm của
phương pháp cũ và phù hợp với điều kiện, tình hình mới là phương pháp chỉ số sản
xuất công nghiệp ( Index-Industry Products ) gọi tắt là chỉ số IIP
II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH IIP
Công thức chung của phương pháp IIP là:

Iq

iW


W
q

q0

q0

- Iq: tốc độ phát triển sản xuất một ngành, một tỉnh, TP, một khu vực
- iq: tốc độ phát triển của sản phẩm hoặc ngành cấp dưới liền kề
- Wqo : quyền số được tính bằng giá trị tăng thêm kỳ gốc
Bản chất của phương pháp này là xác định tốc độ tăng trưởng của nền sản
xuất công ghiệp dựa vào khối lượng sản phẩm sản xuất. Toàn bộ doanh nghiệp lớn,
vừa và một phần các doanh nghiệp nhỏ cùng các sản phẩm chủ yếu do tỉnh sản xuất
đều được tham gia vào tính toán tốc độ tăng trưởng. Với phương pháp IIP, ta có thể
đánh giá được tốc độ tăng trưởng của một sản phẩm, một ngành cụ thể hay toàn bộ
ngành công nghiệp một cách chính xác, kịp thời. Đáp ứng nhu cầu điều hành nhanh,
linh hoạt của các cấp quản lý.
1.Khái niệm và phƣơng pháp tính quyền số

Quyền số của chỉ số là đại lượng được giữ cố định trong công thức chỉ số
tổng hợp, nhằm gộp những những sản phẩm có nội dung, qui cách và đơn vị tính
khác nhau. Ngoài ra căn cứ vào quyền số, ta có thể đánh giá tầm quan trọng của

4


mỗi sản phẩm, mỗi ngành trong tổng thể. Việc lựa chọn chỉ tiêu nào làm quyền số
phải căn cứ vào mới quan hệ giữa các nhân tố và và mục đích nghiên cứu, sử dụng.
Chỉ tiêu giá trị tăng thêm phản ánh giá trị giá trị hàng hóa, dịch vụ cuối cùng
được tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Vì không bao gồm chi phí trung gian nên
nó phản ánh đúng mức kết quả hoạt động do cơ sở sản xuất ra. Do vậy việc lựa
chọn chỉ tiêu GTTT làm quyền số đánh giá tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp
có thể phản ánh thực chất thành quả lao động của cơ sở SX và khả thi trong điều
kiện hiện tại.
Việc tính toán quyền số được tính lần lượt từ ngành cấp 1 dần xuống các
ngành thấp hơn liền kề và kết thúc ở bước tính quyền số sản phẩm. Trong thực tế
triển khai lần này, chúng ta chọn toàn bộ ngành cấp 1 và bỏ qua ngành cấp hai, vì
vậy chỉ cần tính quyền số cho ngành cấp 4 và sản phẩm. Các bước cụ thể như sau:
- Bước 1 tính quyền số ngành cấp 4: từ giá trị tăng thêm của từng ngành
được chọn, sau đó suy rộng thêm phần của những ngành không được chọn để có
quyền số ngành cấp 4
- Bước 2 tính quyền số sản phẩm: từ giá trị tăng thêm của các sản phẩm được
chọn, suy rộng thêm phần của những sản phẩm không được chọn để có quyền số
sản phẩm
2. Phƣơng pháp chọn mẫu
Việc chọn mẫu được chọn thứ tự từ ngành phổ quát nhất, sau đó chọn dần
từng bậc các ngành chi tiết hơn, đến tận sản phẩm và cuối cùng là các cơ sở sản
xuất sản phẩm nằm trong mẫu. Tại mỗi cấp chọn, phải chọn mẫu sao cho tổng thể


5


mẫu đủ mức độ đại diện; Theo lý thuyết thống kê, nó phải đạt tỷ trọng 75% (theo
đơn vị tính) trở lên.

3. Các bƣớc tính toán chỉ số
Các bước tính chỉ số có qui trình ngược lại với tính quyền số và chọn mẫu,
nghĩa là tính lần lượt từ sản phẩm lên đến ngành chi tiết rồi đến ngành cấp trên liền
kề và kết thúc ở chỉ số toàn ngành công nghiệp.
- Bước 1 tính chỉ số ngành cấp 4:

q1

q W
W

q0

I q4 



0

q0

q

q0


q0

: Tốc độ phát triển SX ngành cấp 4

Iq4

iq 

i W
W

q1
q0

Wqo

:

Tốc độ phát triển sản phẩm kỳ báo cáo so kỳ gốc.

:

Quyền số sản phẩm, được tính bằng GTTT sản phầm kỳ gốc

- Bước 2 tính chỉ số ngành cấp 1:

I q1 

I W

W
q4

q0 4

q0 4

Iq1

: Tốc độ phát triển SX ngành cấp 1

Iq4

:

Tốc độ phát triển SX ngành cấp 4

Wqo4

:

Quyền số ngành cấp 4, được tính bằng GTTT ngành cấp 4 kỳ gốc

6


- Bước 3 tính chỉ số toàn ngành CN tỉnh:

Iq 


I W
W
q1

q0 1

q0 1

Iq

: Tốc độ phát triển SX toàn ngành CN

Iq1

:

Tốc độ phát triển SX ngành cấp 1

Wqo1

:

Quyền số ngành cấp 1, được tính bằng GTTT ngành cấp 1 kỳ gốc

Như vậy điểm khác nhau căn bản của phương pháp đang sử dụng và phương
pháp đang tiếp cận là phương pháp hiện hành dựa vào chỉ tiêu giá trị để tính tốc độ
tăng trưởng nền công nghiệp trong khi phƣơng pháp IIP dựa trực tiếp vào khối
lƣợng và chỉ số khối lƣợng của từng SP để tính chỉ số của ngành cấp 4, ngành
cấp 1 và toàn ngành CN


III. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ CHỈ SỐ IIP VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC
THÔNG TIN TỪ CHỈ SỐ IIP
- Số liệu tổng hợp phong phú, chi tiết và đa dạng: hàng tháng, IIP được tính
toán đến từng ngành cấp 4, từng sản phẩm hoặc mặt hàng
- Toàn bộ những ngành chủ đạo, sản phẩm chủ yếu, doanh nghiệp lớn, vừa
và một phần doanh nghiệp nhỏ của tỉnh đều được điều tra, tổng hợp vào chỉ số IIP.
Những sản phẩm không có trong bảng giá cố định cũng được tính đến.
- Cơ sở dữ liệu đầy đủ, hoàn chỉnh, dễ khai thác. Toàn bộ số liệu về sản xuất,
tiêu thụ, tồn kho của từng cơ sở sản xuất sản phẩm được cập nhật hàng tháng, đáp
ứng kịp thời nhu cầu số liệu của mọi đối tượng dùng tin một cách nhanh chóng,
thuận tiện.

7


- Dãy số liệu ổn định, tương đối sát với tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm
ngành công nghiệp, độ tin cậy cao, có thể sử dụng làm căn cứ tính GDP
- Phản ánh chính xác xu hướng phát triển ngành công nghiệp trong phạm vi
tỉnh, TP. Không bị trùng với số liệu tỉnh khác vì đã loại trừ sản lượng của doanh
nghiệp có trụ sở đặt tại tỉnh nhà, và không bị bỏ sót vì tính đủ cho những cơ sở SX
có trụ sở chính đặt tại tỉnh khác.
- Chương trình phần mềm và phương pháp tính đảm bảo tính khách quan của
số liệu thống kê
- Kết quả tổng hợp của tỉnh và trung ương thống nhất một nguồn số liệu gốc
từ cơ sở, do vậy khắc phục sự khác biệt về số liệu giữa trung ương và địa phương

IV. CÔNG BỐ SỐ LIỆU
1. Nội dung công bố hàng tháng
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): được tính bằng khối lượng SX các SP
chủ yếu kỳ báo cáo qua điều tra mẫu so với khối lượng sản xuất kỳ gốc. Chỉ số IIP

bao gồm: tháng báo cáo so với tháng bình quân năm gốc và cộng dồn từ đầu năm
đến tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước và được phân tổ đến ngành cấp 4
- Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994: Giá trị tuyệt đối của
tháng chính thức, tháng ước tính, cộng dồn đến tháng ước tính và so sánh tốc độ
phát triển so với cùng kỳ năm trước.
- Khối lượng sản phẩm và chỉ số của các sản phẩm chủ yếu: khối lượng SX
của tháng chính thức, tháng ước tính, cộng dồn đến tháng ước tính và so sánh tốc
độ phát triển so với cùng kỳ năm trước.
2. Lộ trình công bố
- Tại kỳ họp báo cuối năm 2008, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số IIP như
là kết quả của dự án do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Công
nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI) trợ giúp kỹ thuật.
- Từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2010: hàng tháng ngành Thống kê công bố
song song hai chỉ tiêu phản ánh xu hướng và tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng
tháng là giá trị sản xuất theo giá cố định 1994 và chỉ số IIP. Mục tiêu của việc công
bố song song là giúp cho người dùng tin tham khảo và dần làm quen và tiếp cận chỉ
8


số mới, hình dung được tốc độ phát triển, cơ cấu ngành và mối tương quan giữa
ngành công nghiệp với các ngành khác như thế nào khi sử dụng chỉ số IIP; Đồng
thời vẫn sử dụng chỉ tiêu Giá trị sản xuất theo giá cố định 1994 để đánh giá, kiểm
điểm việc thực hiện kế hoạch đã đề ra từ trước của các cấp quản lý, lãnh đạo. Như
vậy việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sẽ sử dụng chỉ số IIP trong kế hoạch hàng
năm, giai đoạn 2010 – 2015 và các giai đoạn tiếp theo.
- Từ tháng 1/2011 trở đi, chỉ công bố chỉ số IIP và đây là chỉ tiêu sử dụng
cho việc đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch của tỉnh về tốc độ tăng
trưởng SX CN
- Chỉ tiêu khối lượng sản phẩm và chỉ số tăng trưởng sản phẩm vẫn công bố
đều đặn hàng tháng.

- Từ năm 2011, hàng quí công bố chỉ số về tiêu thụ và tồn kho sản phẩm
ngành CN;
3. Hình thức công bố
Các chỉ tiêu thống kê công nghiệp hàng tháng của tỉnh được công bố bằng
văn bản báo cáo định kỳ thường xuyên của Cục Thống kê tỉnh

CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NGÃI

9


Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra của một nền kinh tế trong một thời gian nhất
định, thường được tính trong một năm; Thuật ngữ “hàng hoá dịch vụ cuối
cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng
ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Dựa vào phân tích luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế,
các nhà kinh tế đã chứng minh trong nền kinh tế luôn tồn tại một đồng nhất
thức mô tả mối liên hệ giữa Tổng thu nhập (từ sản xuất), Tổng chi tiêu và
Tổng sản phẩm trong nước như sau:
Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu = Tổng sản phẩm trong nước
Tổng thu nhập gồm thu nhập từ các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất: thu nhập từ cung cấp dịch vụ lao động được thể hiện qua
chỉ tiêu tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất lương; thu nhập từ
máy móc, thiết bị tham gia vào sản xuất được thể hiện qua chỉ tiêu khấu
hao tài sản cố định; thuế sản xuất và giá trị thặng dư.
Tổng chi tiêu của nền kinh tế gồm những khoản chi tiêu đáp ứng cho nhu
cầu sử dụng cuối cùng gồm: chi cho đầu tư (tích luỹ tài sản); chi cho tiêu
dùng cuối cùng; chi cho xuất khẩu.

Các nhà kinh tế đưa ra 3 phương pháp đánh giá kết quả hoạt động sản
xuất của nền kinh tế trong một thời gian nhất định.
- Phương pháp thứ nhất đánh giá GDP bằng cách cộng giá trị của tất cả
hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở trong nước theo từng
ngành kinh tế. Nói cách khác, phương pháp thứ nhất đánh giá kết quả của
các đơn vị sản xuất. Phương pháp tính GDP theo phương pháp này là
phương pháp sản xuất.
- Phương pháp hàng hoá và dịch vụ tạo ra thu nhập dưới dạng thu của
người lao động; khấu hao tài sản cố định; thuế sản xuất và thặng dư thu
nhập tổng hợp. Phương pháp đánh giá GDP bằng cách cộng những
khoản thu nhập trên được gọi là phương pháp thu nhập
10


- Phương pháp thứ 3 căn cứ vào những khoản chi tiêu cần thiết cho các
mục đích: tiêu dùng cuối cùng; tích luỹ tài sản; xuất nhập khẩu quốc gia
được gọi là phương pháp sử dụng.
1. Phương pháp sản xuất
Phương pháp sản xuất tập trung vào đánh giá giá trị sản phẩm cuối cùng
được tạo ra theo ngành, theo thành phần kinh tế và bằng chênh lệch giữa
giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
Khái niệm giá trị sản xuất dùng để đánh giá kết quả của đơn vị sản xuất
(đơn vị cơ sở hoặc doanh nghiệp), không dùng đánh giá cho từng công
đoạn sản xuất của đơn vị. Vì vậy giá trị sản xuất chỉ tính cho hàng hoá và
dịch vụ do đơn vị sản xuất ra dùng cho đơn vị khác, không tính cho sản
phẩm chu chuyển nội bộ cho các công đoạn sản xuất của đơn vị. Thu do
chênh lệch giá cũng không tính vào giá trị sản xuất.
Giá trị sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí trung gian và giá trị tăng thêm,
như vậy có sự tính trùng trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Mức độ tính trùng
phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hoá và mức độ chi tiết của phân ngành

kinh tế. Phân ngành kinh tế càng chi tiết, mức độ tính trùng của chỉ tiêu giá
trị sản xuất càng lớn.
Chi phí trung gian bao gồm toàn bộ chi phí về sản xuất vật chất, dịch vụ
cho sản xuất vật chất và không bao gồm khấu hao tài sản cố định. Những
sản phẩm vật chất và dịch vụ tính vào chi phí trung gian phải là chi phí sản
xuất, được hạch toán vào giá thành sản phẩm, phải là kết quả sản xuất do
các ngành sản xuất ra trong năm hoặc sản xuất từ năm trước chuyển sang
cho sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Những sản phẩm không phải
là kết quả của sản xuất mà sử dụng từ tự nhiên như ánh sáng mặt trời,
nước tự nhiên không tính vào chi phí trung gian. Chẳng hạn, nước mưa
sử dụng trong sản xuất nông nghiệp không tính vào chi phí trung gian của
ngành nông nghiệp. Ranh giới giữa chi phí trung gian và tích luỹ tài sản:
chi phí trung gian gồm những chi phí về hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết
trong quá trình sản xuất. Tích luỹ tài sản gồm hàng hoá sử dụng nhiều lần
trong sản xuất và có giá trị lớn.
Chi phí trung gian luôn được tính theo giá sử dụng, nghĩa là bao gồm cả
phí vận tải và cả các loại chi phí khác do đơn vị sản xuất phải trả để đưa
nguyên, nhiên vật liệu,v.v… vào sản xuất. Trong khi đó chỉ tiêu giá trị sản
xuất có thể được tính theo 3 loại giá (giá cơ bản, giá bán của người sản
xuất, giá sử dụng).
Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế bằng hiệu giữa giá trị sản xuất và chi
phí trung gian. Giá trị sản xuất tính theo giá nào thì chỉ tiêu giá trị tăng
thêm cũng tính theo giá đó. Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế được biểu
thị theo công thức sau:
11


Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian
Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sản xuất bằng tổng
giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu

hàng hoá và dịch vụ. Dưới dạng công thức Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) được biểu thị như sau:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Tổng sản phẩm trong nước luôn được đánh giá theo giá sử dụng. Nếu giá
trị tăng thêm tính theo giá cơ bản thì tổng sản phẩm trong nước được tính
như sau:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá sản xuất thì tổng sản phẩm trong nước
được tính như sau:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá sản xuất + Thuế giá trị gia tăng
(VAT) phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
2. Phương pháp thu nhập
Như trên đã nói tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp thu
nhập bằng tổng các yếu tố như thu nhập của người lao động từ sản xuất;
thuế trừ đi trợ cấp sản xuất; khấu hao tài sản cố định; thặng dư/ thu nhập
hỗn hợp.
Tài khoản quốc gia 1993 định nghĩa thu nhập của người lao động từ sản
xuất như sau: “Tổng thù lao bằng tiền và hiện vật mà đơn vị sản xuất phải
trả cho người lao động do người lao động đã làm việc cho đơn vị sản xuất
trong kỳ hạch toán. Thu nhập của người lao động từ sản xuất bao gồm
tiền lương thực nhận (bằng tiền và hiện vật) và phần bảo hiểm xã hội đơn
vị sản xuất nộp thay người lao động.
3. Phương pháp sử dụng
Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng bằng tiêu
dùng cuối cùng của hộ gia đình và của nhà nước cộng với tích luỹ tài sản
và cộng với chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Dưới dạng
công thức, tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng
được viết như sau:
GDP = Tiêu dùng cuối cùng + Tích luỹ tài sản + Chênh lệch xuất nhập

khẩu hàng hoá và dịch vụ
Tiêu dùng cuối cùng là một phần của tổng sản phẩm trong nước sử dụng
để thoả mãn nhu cầu cho đời sống, sinh hoạt của cá nhân, dân cư, hộ gia
đình và nhu cầu tiêu dùng chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng gồm 2
phần:
- Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình
- Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.
12


Chỉ tiêu GDP là một chỉ báo kinh tế tổng hợp, phản ánh một cách khá toàn
diện sức mạnh kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, vì vậy các nhà
kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu này để so sánh trình độ phát triển kinh tế
với nhau thông qua chỉ tiêu GDP.
Để so sánh chỉ tiêu GDP giữa các nước, GDP được tính chuyển sang 1
đơn vị tiền tệ quốc tế thống nhất (USD) theo hai cách:
-Tính theo tỷ giá hối đoái thực tế
-Tính theo sức mua tương đương.
Các nước càng có mức giá phản ánh đúng quan hệ cung - cầu trên thị
trường thì kết quả tính toán giữa 2 phương pháp này càng ít có chênh lệch
Khi xếp hạng theo 2 cách tính này (tính theo đầu người) có khác nhau:
- Trung Quốc: 117 (theo tỷ giá hối đoái) và 85 (theo sức mua tương
đương)
- Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: 4 (theo tỷ giá hối đoái) và 3 (theo sức mua tương
đương)
- Việt Nam: 142 (theo tỷ giá hối đoái) và 113 (theo sức mua tương đương)
Số liệu năm 2002, theo phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Qua đó, ta thấy mức sống thực tế trong nước của 3 nước này cao hơn so
với thông thường bằng giá trị tiền; mặt bằng giá cả trong nước của họ
tương đối thấp so với thị trường quốc tế. Trái lại tình hình lại khác đi đối

với Xing-ga po và Nhật Bản, cho thấy mức sống thực tế ở 2 quốc gia này
khó khăn hơn và mặt bằng giá cả trong nước tương đối cao so với thị
trường quốc tế.
- Xing-ga po: 15 (theo tỷ giá hối đoái) và 21 (theo sức mua tương đương)
- Nhật Bản: 2 (theo tỷ giá hối đoái) và 12 (theo sức mua tương đương)
So sánh chỉ số giá trị tổng sản phẩm cho thấy tiềm lực kinh tế một nước,
tuy nhiên mức độ chính xác của chỉ số này còn phụ thuộc vào tỷ giá hối
đoái dùng để quy đổi so sánh. Năm 2000, GDP của Việt nam được xếp
thứ 58 trong số 180 nước trên thế giới. Giá trị tổng sản phẩm tính theo đầu
người
Giá trị tổng sản phẩm tính theo đầu người là một chỉ số phản ánh mức
sống của người dân nói chung. Tuy nhiên đây là chỉ số bình quân, nó
không cho biết rõ giá trị này được phân chia thế nào trong xã hội, ai là
người được hưởng nhiều hơn, hơn bao nhiêu. Vì vậy, việc so sánh chỉ số
này với chỉ số chênh lệch về thu nhập sẽ cho biết nhiều thông tin về xã
hội, chỉ số này cao và chênh lệch thu nhập thấp cho thấy một nền kinh tế
phát triển bền vững.

13



×