Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CÁc quan niệm về nguồn nước sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.33 KB, 10 trang )

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang

- Trường: THPT Mậu Duệ
- Địa chỉ: xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà GIang
- Điện thoại: 02193502586
- Email:

BÀI DỰ THI

Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn cho học sinh trung học

- Thông tin về học sinh:
Họ và tên: NGUYỄN THỊ THẢO
Ngày sinh:

16/ 4/ 2000

Lớp: 10C4

Mậu Duệ, tháng 12 năm 2015

1


I. TÊN TÌNH HUỐNG
“ CÁC QUAN NIỆM VỀ NGUỒN NƯỚC SẠCH ???”
Trong cuộc sống hằng ngày, người dân chúng ta vẫn thường quan niệm nước máy là
“nguồn nước sạch”. Thế nhưng tiềm ẩn bên trong nguồn nước sạch này là những mầm
mống gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Sử dụng nguồn nước này thường
xuyên chúng ta dễ bị dị ứng với thành phần của nó như làn da trở nên ngứa ngáy, nổi


mẫn đỏ, sần sùi, gây cảm giác khó chịu… Nhìn bằng mắt thường chúng ta sẽ nghĩ nó
“quá sạch” vì ít khi thấy nó bị bẩn, nhưng chúng ta đã lầm về mặt trái của nước máy. Còn
nước thường trong tự nhiên thì lại mang đầy vi khuẩn bên trong đó. Nước thường thì lại
vô cùng gần gũi và gắn bó từ rất lâu với cuộc sống của chúng ta. Nhưng do ngày nguồn
nước này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng nên chúng ta mới làm quen và sống chung với
nước máy. Do vậy chúng ta vẫn không phủ nhận tác dụng của nguồn nước thay thế này.
Là học sinh cấp III, dựa vào vốn hiểu biết của bản thân và kiến thức trên lớp, em hãy viết
một bài viết phân tích về vấn đề được đặt ra ở trên để giúp mọi người cũng như chính bản
thân em hiểu rõ hơn về nguồn nước trong tự nhiên và nguồn nước máy khác nhau như thế
nào.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Phân tích những thông tin chính xác về nguồn nước thường và nước máy. Đưa ra
những trường hợp cụ thể chứng minh cho các nguồn thông tin trên. Qua những gì tìm
hiểu, phân tích được, đề ra cách giải quyết mang tính thiết thực nhất, gần gũi nhất với
người dân.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
Quẩn quanh trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều thứ quan trọng. Sự sống
này được hình thành và duy trì từ nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng chính con người chúng
ta đã phá hủy chúng, làm chúng trở nên mất giá trị quan trọng đi mà ngược lại còn “trả
thù” chúng ta. Nước vốn thuộc về tự nhiên, là những gì tinh khiết và thuần túy nhất.
Nước chính là dấu hiệu đầu tiên để tìm kiếm sự sống trên một hành tinh. “Không có nước
là không có sự sống”.
Nguồn nước ảnh hưởng tới đời sống con người. Nước có hai tính chất quan
trọng là tính chất vật lí và tính chất hóa học.
Tính chất vật lí: là chất duy nhất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng và khí. Nước
hòa tan được nhiều muối và nhiều chất khác, ăn mòn hầu hết các kim loại và phá
hủy ngay cả các thạch cứng nhất. Nước có áp lực rất mạnh, vì vậy nước tồn tại dưới
dạng giọt hình cầu mà hình cầu thì có bề mặt nhỏ nhất ứng với các thể tích cho
trước. Sức căng mặt ngoài là điều kiện cần thiết cho những quá trình mao dẫn và

các quá trình quan trọng đối với các hoạt động sống của động – thực vật. Nước có
khả năng hấp thụ nhiệt rất lớn và có khả năng dẫn điện.
Tính chất hóa học: Nước là một hợp chất bao gồm hydro và oxi, nước tinh
khiết không có màu, không mùi, không vị và chúng tồn tại ở ba dạng chính đó là
lỏng, rắn, khí. Trên Trái đất có trên 70% diện tích bề mặt trái đất là nước nhưng có
khoảng 97% sô nước trên tồn tại ở các Đại dương.
Nước là một thành phần cần thiết cho sự phát triển và duy trì mọi hoạt động
trong cơ thể chúng ta. Trong những điều kiện mát mẻ không uống nước con người
có thể tồn tại được 7 ngày, nhưng con người có thể sống trên 60 ngày không ăn.
Nước chiếm khoảng 75% cơ thể lúc mới sinh và khoảng 60% khi con người trưởng
thành. Nước hiện diện ở tất cả các cơ quan trong con người với tỷ lệ khác nhau. Cơ thể
thiếu nước không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tạo ra những biểu hiện như mất
ngủ, mệt mỏi, kém tập trung...nước trong cơ thể chúng ta có thể có nguồn gốc từ mọi loại
2


chất lỏng uống được và thức ăn, nước cũng xuất hiện do kết quả trao đổi chất đạm ,chất
béo. Các nhà khoa học đã khuyến cáo nên uống nước thường xuyên, không nên đợi đến
khi khát mới uống.
Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể duy trì sự sống vậy nên con người sông
không thể thiếu nước. Nước cần cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp luôn gắn chặt với nguồn nước.
Thiếu nước đất đai sẽ khô cằn cây cối, động vật và muôn loài đều không thể tồn
tại. Vai trò của nước sạch rất quan trọng tới đời sông sinh hoạt của chúng ta, chúng duy
trì cân bằng của bầu khí quyển đem lại cho con người bầu không khí trong lành .Nhưng
đáng tiếc hiện nay sự phát triển một cách bùng nổ của các ngành công nghiệp hóa hiện
đại hóa đã kéo theo các nguồn nước sạch ngày càng bị đe dọa.

Nguồn nước sạch có nguy cơ cạn kiệt cùng với sự gia tăng dân số, lũ lụt, hạn hán và
đặc biệt là sự nóng lên của bầu khí quyển .3/4 diện tích bề mặt trái đất là nước nhưng

80% là nước mặn, lượng nước ngọt chủ yếu ở bắc cực và nam cực ở những tảng băng
khổng lồ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ ở ao hồ, sông, suối và mạch nước ngầm... Đây là nguồn
nước cho con người xử dụng nhưng trên thực tế các nguồn nước này đều bị ô nhiễm bởi
nước thải, chất thải trở thành những dòng sông chết.
Thiếu nước sạch sẽ đe dọa sự sống của con người và muôn loài động vật trên trái
đất, ảnh hưởng tới đời sống con người và sẽ có rất nhiều các làng ung thư, các bệnh hiểm
nghèo, các dịch bệnh về mắt.... Các thảm thực vật hệ sinh thái sẽ mất dần đi nếu thiếu
nước.

Vấn đề nước được tìm hiểu trên các lĩnh vực:
3


+ Hóa học: thành phần và tính chất hoá học…
+ Vật lí: tính chất vật lí…
+ Sinh học: vai trò, tính hai mặt…
+ Công nghệ: phương pháp lọc nước sạch…
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Nhằm giúp cho giảm tỉ lệ ô nhiễm môi trường mà còn tiết kiệm được chi phí trong
quá trình thực hiện và sử dụng có hiệu quả kinh tế, chúng em vận dụng khả năng lọc
nước của rau dừa và trai sông, kết hợp chúng lại tạo thành một mô hình lọc nước thường
thành nước sạch có đặc tính tốt hơn. Có được kết quả đó, chúng em dựa trên việc nghiên
cứu các lĩnh vực sau:
- Môn hoá học: thành phần và tính chất hoá học.
- Môn Vật lí: tính chất vật lí để phân biệt sơ lược về hai loại nước.
- Môn sinh học: vai trò và phân tích tính hai mặt (lợi và hại).
- Môn Công nghệ: các thiết bị, phương pháp lọc nước sạch tiên tiến hiện nay.

- Môn Giáo dục công dân: các chính sách, chủ trương khuyến khích sáng tạo các
phương pháp lọc nước sạch, bảo vệ nguồn nước hiện nay, các luật xử phạt nghiêm khắc

hành vi gây ô nhiễm nguồn nước ( một trong những nguyên nhân khiến cho lạm dụng
ngày càng nhiều nguồn nước máy trong sinh hoạt và sản xuất
- Môn Văn: các thao tác phân tích, tổng hợp ý để chứng minh cho các vấn đề cần
bàn luận.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Thu thập, tìm kiếm tài liệu, thông tin  phân tích  Tổng hợp  viết thành bài
viết hoàn chỉnh.
- Tư liệu sử dụng:
+ Máy tìm kiếm Google
+ Thông tin từ thực tế cuộc sống xung quanh
+ Tham khảo kiến thức của thầy cô, bạn bè
Cuộc sống ngày càng phát triển cùng với sự gia tăng dân số ồ ạt như hiện nay đã
làm cạn kiện các nguồn nước tự nhiên, làm chúng trở nên ô nhiễm trầm trọng. Chính điều
này buộc con người phải dung một nguồn nước thay thế, đó là nguồn nước máy. Nước
máy trong suy nghĩ của đa số nhiều người là nguồn nước sạch, không nhiễm bẩn và tốt
hơn nhiều so với nước thường trong tự nhiên. Thật ra nó “sạch nhưng không sạch”.
Trong nước máy ẩn chứa nhiều thành phần độc hại hơn chúng ta nghĩ. Còn nước thường
không bị ô nhiễm thì nó cũng được coi là một nguồn nước lí tưởng cho sự sống của
chúng ta. Thế nhưng lượng nước này đang ngày càng giảm đi, thay vào đó là những dòng
nước hôi thối, mang một màu đen đặc, những sinh vật sống trong đó còn không thể sống
4


nổi chứ đừng nói đến con người. mặc dù nó không gây hại cho chúng ta trong giây lát
nhưng nó sẽ ăn mòn dần sức khỏe của chúng ta.
Do nhu cầu càng cao về chất lượng sống cộng với những tiến bộ trong khoa học
công nghệ đã giúp cho ta có cuộc sống đầy đủ hơn kể cả nguồn nước ta dùng hằng ngày
cũng vậy. Nếu như xưa muốn dùng nước là phải khoan giếng, sử dụng nước ở kênh, rạch,
sông, hồ...thì ngày nay nước máy đã dần thay thế và trở thành lựa chọn hằng đầu của các
hộ gia đình. Vậy tại sao nước máy lại được đánh giá cao và được dùng phổ biến? Các

tiêu chí để đánh giá giữa các nguồn nước là như thế nào?

Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì xét nghiệm nước là công việc cần làm để
tìm ra những vấn đề của nguồn nước. Các tiêu chí đó giúp ta hiểu rõ hơn về tính chất
riêng của từng nguồn nước và nó cho ta biết nước mà ta dùng có thật sư an toàn cho cuộc
sống của không?
Các tiêu chí ấy bao gồm:
 Mùi vị:
- Nước giếng ngầm: mùi trứng thối là do có khí H 2S, kết quả của quá trình phân
hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm. Mùi tanh của sắt và
mangan.
- Nước mặt (sông, suối, ao hồ): mùi tanh của tảo là do sự xuất hiện của các loại tảo
và vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.
- Nước máy: mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước.
Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tuỳ theo loại mùi vị mà có
cách xử lý phù hợp như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng
than hoạt tính,…
 Màu:
- Nước giếng ngầm: có màu vàng của hợp chất sắt và mangan
- Nước mặt (sông, suối, ao, hồ): màu xanh của tảo và các hợp chất hữu cơ...
- Nước máy: không có màu
* Lưu ý: khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ, việc sử dụng Clo có thể tạo
ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư.
 Độ trong:
- Độ trong cũng là một trong các chỉ tiêu quan trọng, nguồn nước trong sẽ tạo cảm
giác thoải mái cho người dùng. Và ngược lại nước đục tạo cảm giác khó chịu và có khả
năng nhiễm vi khuẩn rất cao.
 Thủy ngân:
5



Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân được dùng
trong công nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước.
Khi nhiễm độc thủy ngân các cơ quan như thận và hệ thần kinh sẽ bị rối loạn. Tiêu
chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,001 mg/l.
 Chì:
Trong nguồn nước thiên nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì 0,4 – 0,8 mg/l. Tuy
nhiên do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc hiện tượng ăn mòn đường ống nên có thể
phát hiện chì trong nước uống ở mức độ cao hơn.
Khi hàm lượng chì trong máu cao có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu
cơ, phá hủy hồng cầu. Chì có thể tích lũy trong cơ thể đến mức cao và gây độc. Tiêu
chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng chì nhỏ hơn 0,01 mg/l.
 Đồng:
Đồng không tích lũy trong cơ thể nhiều đến mức gây độc. Ở hàm lượng 1 – 2 mg/l
đã làm cho nước có vị khó chịu, và không thể uống được khi nồng độ cao từ 5 – 8 mg/l.
Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng đồng nhỏ hơn 2 mg/l.
 Crom:
Crôm được xếp vào chất độc nhóm 1 (có khả năng gây ung thư cho người và vật
nuôi). Tiêu chuẩn nước uống quy định crôm nhỏ hơn 0,05 mg/l.
 Cadimi:
Cadimi có tác động xấu đến thận. Khi bị nhiễm độc cao có khả năng gây ói mữa.
Tiêu chuẩn nước uống quy định Cadimi nhỏ hơn 0,003 mg/l.
Cadimi có nhiều trong nước ngầm hơn là nước mặt
 Mangan:
Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Ở hàm lượng cao hơn 0,15 mg/l
có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều
quy định hàm lượng mangan nhỏ hơn 0,5 mg/l.
Nước có mangan thường tạo lớp cặn đen bám trên thành và đáy bồn chứa có nhiều
trong nước giếng ngầm.
 Sắt: Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước có

vị tanh, màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Tiêu chuẩn nước uống và
nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l.
Sắt thường có nhiều trong nước giếng. Ta có thấy khi dùng cái dụng cụ chứa nước
này sau một thời gian sẽ bị bám vàng.
 Nước cứng:
Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước ngầm.
- Theo tiêu chuẩn nước sạch, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với
nước ăn uống, độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l
 pH:
Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước uống
là 6,5 – 8,5.
Khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo
thành hợp chất trihalomethane gây ung thư
 Flo:
Nước mặt thường có hàm lượng flo thấp khoảng 0,2 mg/l. Đối với nước ngầm, khi
chảy qua các tầng đá vôi, dolomit, đất sét, hàm lượng flo trong nước có thể cao đến 8 – 9
mg/l.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng flo đạt 2 mg/l đã làm đen răng. Nếu sử
dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng Flo cao hơn 4 mg/l có thể làm mục xương.
Flo không có biểu hiện gây ung thư. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng flo trong
6


khoảng 0,7 – 1,5 mg/l. Bên cạnh đó người ta còn phát hiện những mầm mống nguy hại
ẩn chứa trong loại nước này. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng phụ nữ uống
nước chứa hàm lượng clo dư dễ bị sẩy thai và nếu sinh con thì tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh là
rất lớn. Đó là do flo có thể kết hợp với các thành phần khác, tạo nên một liên kết hữu cơ
hết sức độc hại là chloroform. Ngoài ra loại nước này còn gây dị ứng da, nổi mẩn đỏ…
dẫn đến nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
Từ những điều đó con người đã tìm ra những công nghệ lọc nước mới bằng nhiều

cách khác nhau để khắc phục những hạn chế của từng nguồn nước.
 Một số công nghệ lọc nước tiên tiến:
- Công nghệ lọc nước thẩm thấu ngược: Là công nghệ lọc nước sử dụng màng
siêu lọc, khe lọc tới 0.0001micron (lọc đến kích thước ion, nguyên tử) để sản xuất nước
tinh khiết, với các ứng dụng: Sản xuất nước tinh khiết đóng chai, nước sinh hoạt, tái sử
dụng nước tiểu của các nhà du hành vũ trụ thành nước uống trên các trạm vũ trụ, Chạy
thân nhân tạo... Việc lọc của R.O dựa trên nguyên tắc vật lý đơn thuần, đó là khe lọc đến
kích thước ion, hoàn toàn không dùng hóa chất.

Nước từ
nồng độ

nơi sạch đến nơi có
muối cao hơn

Áp suất cao đẩy

nước qua màng, đến nơi
tinh khiết

7


- Công nghệ nano:
Công nghệ Nano là gì? Nano - nghĩa đen là "một phần tỉ mét " - tương đương kích
thước lọc của màng R.O. Công nghệ Nano, giúp người ta đưa vật liệu đến trạng thái kích
thước nano. Tại kích thước này, các cấu trúc được xây dựng lên sẽ rất rất nhỏ, mang lại
nhiều lợi ích cho đời sống.

 Mô hình lọc nước bằng rau dừa và trai sông:

Các công nghệ trên tuy hiện đại nhưng chi phí cao, những người dân sống ở vùng
khó khăn chưa có điều kiện tiếp cận. Nên chúng ta có thể vận dụng các mô hình sáng tạo
từ sinh vật tự nhiên để lọc nước, hạn chế các loại vi khuẩn và các chất độc hại trong việc
sử dụng nước máy trong sinh hoạt và sản xuất. Chẳng hạn như dùng mủ (nhựa) của cây
chuối để đo nồng độ phèn và sắt trong nước sinh hoạt, dùng rau trai để lọc nước… Các
phát hiện sáng tạo trên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trao các giải
thưởng công nhận các ý tưởng trên góp phần rất lớn vào việc cải tạo nguồn nước sinh
hoạt.
Những biện pháp trên không những giúp cho giảm tỉ lệ ô nhiễm môi trường mà còn
tiết kiệm được chi phí trong quá trình thực hiện và có hiệu quả kinh tế. từ đó, chúng em
vận dụng khả năng lọc nước của rau dừa và trai sông, kết hợp chúng lại tạo thành một mô
hình lọc nước thường thành nước sạch có đặc tính tốt hơn. Trai sông và rau dừa đều có
tác dụng lọc nước bẩn thành nước sạch để sử dụng mà không cần hóa chất, đảm bảo hơn
cho sức khỏe con người.
 Trai sông:
Những thức ăn của trai sông là bùn, những động vật phù du. Đặc biệt, trong bùn có
lẫn những chất bẩn mà khi chúng ăn vào sẽ hấp thụ những chất đó. Chúng góp phần làm
nguồn nước của ta trở nên sạch hơn nhiều. Ngoài ra, chúng là loài dễ nuôi, dễ tìm và gần
gũi với con người.
 Rau dừa:
- Có khả năng lọc nước vì chúng có bộ rễ vừa phân hủy được các chất thải hữu cơ,
vừa có khả năng hấp thụ nhanh, triệt để các chất dinh dưỡng trong ao hồ để một số loại
rong, tảo biển có hại không tìm được nguồn chất phát triển; bộ rễ này cũng có tác dụng
làm bất động các hạt bùn đen, kim loại nặng để tự lắng xuống đáy sông, hồ và không còn
khả năng tan, gây ô nhiễm trong nước. Mọc rất khỏe và lan rất nhanh do sự nảy chồi trên
thân và từ đó mọc rể tiếp xúc hoặc không tiếp với đất.
8


- Rau dừa còn có khả năng cung cấp cho nước một lượng lớn khí oxi giúp trai

sông có môi trường sống tốt hơn và đảm bào hơn đồng thời và giải quyết tình trạng thiếu
oxi. Mọc rất khỏe và lan rất nhanh do sự nảy chồi trên thân và từ đó mọc rể tiếp xúc
hoặc không tiếp với đất.
Lưu ý: trước khi trồng còn vệ sinh nơi chứa nước thật sạch diệt các loại rau
khác…Vì rau dừa phát triển rất nhanh trong điều kiện thuận lợi nên ta còn dọn dẹp chúng
thường xuyên, tuy nhiên việc này rất dễ dàng. Có thể tận dụng làm nguồn thức ăn cho
lợn, gà, vịt…
 Thành phần:
- Rau dừa khoảng.
- Trai sông khoảng.
- Nước sông.
- 1 cái chậu.
- Đất bùn.
 Cách tiến hành:
- Vệ sinh rau dừa cho sạch chất cặn, đất bám.
- Trai sông ngâm cho ra chất bẩn.
- Bỏ một ít bùn dưới đáy để cho trai sông có nguồn thức ăn.
Lưu ý: Cần lựa chọn rau dừa nhiều rễ vì chủ yếu chúng lọc nước bằng rễ có như vậy mới
đạt hiệu quả cao. Thường xuyên kiểm tra hoạt động sống của trai sông, xử lí kịp thời
những con trai sông chết để tránh gây mùi hôi, ô nhiễm môi trường nước.
 Kết quả: màu sắc nước trở nên trong hơn, giảm bớt tạp chất dơ có thể sử dụng được
 Tác dụng:
- Trai sông và rau dừa đều có tác dụng lọc nước bẩn thành nước sạch để sử dụng mà
không cần hóa chất, đảm bảo hơn cho sức khỏe con người.
 Những hình ảnh minh họa quá trình thực hiện:
- Trước khi lọc:

9



- Sau khi lọc

VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Từ những kiến thức liên môn và tìm hiểu thực tế, bài viết trên tổng hợp tất cả những
kiến thức về việc cải tạo lại nguồn nước sạch cho con người. Hạn chế việc sử dụng nguồn
nước máy trong sản xuất và sinh hoạt là điều cần thiết. Ta không phủ nhận lợi ích của
nguồn nước máy là nó có khả năng cung cấp nước với lượng lớn cho tất cả con người sử
dụng. Thế nhưng chúng ta đang lạm dụng quá mức nó, biến nó trở thành một mối nguy
hiểm tai hại đối với cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta cần nhìn lại những việc làm của chúng ta, kiểm điểm bản thân mình xem
đã làm những gì gây hại tới môi trường, nhất là môi trường nước. Chúng ta nên dừng lại
ngay bởi vì những phương pháp lọc nước trên đây chỉ có thể hạn chế một phần nào đó
thôi chứ không thể nào lọc hết tất cả nguồn nước bị ô nhiễm.

Mậu Duệ, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Thảo

10



×