Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ĐẶC ĐIỂM CỦA NIỆU BÀO ĐỒ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.32 KB, 32 trang )

ĐẶC ĐIỂM CỦA NIỆU BÀO ĐỒ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
PGS. TS. Bs Hoàng Thị Thủy Yên
I. ĐẶTVẤN ĐỀ
Giới nữ, các hormon sinh dục có nồng độ giao động theo các thời kỳ của
cuộc đời và đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Các giao động của hormon
được biểu hiện bằng các thay đổi tế bào không chỉ ở các biểu mô có liên
quan đến bộ máy tiết niệu – sinh dục, mà cả ở các tổ chức mô. Từ năm 1917,
Stockard và Papanicolaou đã mô tả các thay đổi theo chu kỳ của tế bào ở âm
đạo chuột, và các động vật khác như mèo cái, bò sữa…với các đặc điểm và cơ
chế hormon riêng biệt cho từng loài. Các nghiên cứu sau đó của
Papanicolaous về các biến đổi tế bào nội mạc tử cung theo chu kỳ của phụ
nữ. Các nghiên cứu này đã tạo ra phương pháp phiến đồ âm đạo (
colpocytogramme). Từ đó, các nghiên cứu khác nhau ở nhiều quốc gia cho
phép hoàn thiện kỹ thuật nhuộm phiến đồ âm đạo, giá trị của phương pháp
này trong các trường hợp bình thường và bệnh lý. Các nghiên cứu của
Papanicolaou và Shorr đã tạo ra nền tảng cho phương pháp thăm dò tế bào
hiện đại [13], [14].
Tuy nhiên, hoạt động của các hormon sinh dục còn gây ảnh hưởng đến các
tế bào biểu mô của các tổ chức khác như niêm mạc miệng (Ziskin và Moulton1948, Vincze, Talf và Liscio - 1959), môi bé (Del Castillo và Videla-1965),
trực tràng ( Arcangeli và Bonofiglio-1963), đặc biệt là trong lắng cặn của nước
tiểu.
Các nghiên cứu đầu tiên về tế bào trong nước tiểu thuộc về các tác giả người
Argentine. Biot và Beltran Nunez là những người đầu tiên đã công bố nghiên
cứu “ Các biến đổi tế bào trong lắng cặn của nước tiểu liên quan đến chu kỳ
kinh nguyệt” khả năng áp dụng như là test chẩn đoán rụng trứng” năm 1944.
Các tác giả lấy nước tiểu buổi sáng, sau khi quay ly tâm và nhuộm tế bào
bằng Iod để dễ đếm, đã quan sát thấy ở phụ nữ giai đoạn trưởng thành sinh
dục có sự bong tế bào phong phú liên quan đến giai đoạn rụng trứng. Trái lại ở
giới nam, và giới nữ giai đoạn mãn kinh không có hiện tượng trên. Những năm
sau đó, Biot và Beltran đã nêu các giá trị về phương diện lâm sàng của các




nghiên cứu về biến đổi tế bào nước tiểu. Các tác giả đã phát triển kỹ thuật
nhuộm tế bào từ kỹ thuật Shorr trong nhuộm phiến đồ âm đạo. Áp dụng kỹ
thuật nhuộm màu chuyên biệt này cho phép quan sát được hình thái các tế
bào và phản ứng bào tương giống như trong phiến đồ âm đạo. Các tác giả đã
khẳng định trong nghiên cứu công bố “Các thay đổi quan sát trong tế bào cặn
lắng nước tiểu tương đồng với các thay đổi tế bào trong phiến đồ âm đạo được
thực hiện cùng lúc trên cùng các bệnh nhân” [27].
Các nghiên cứu của Lencioni cũng kết luận có liên quan chặt chẽ giữa các tế bào
biểu mô trong nước tiểu và phiến đồ âm đạo trong đáp ứng tế bào hormon và
gọi tên của phương pháp tế bào này là niệu bào đồ (urocytogramme). Niệu bào
đồ là tiến trình thăm dò hoạt động hormon sinh dục nữ, đánh giá quá trình
ngấm estrogen, trưởng thành của biểu mô tam giác bàng quang - âm đạo qua
các tế bào bong ra trong nước tiểu.
Các tế bào trong lắng cặn nước tiểu chủ yếu từ sự bong ra của biểu mô malpigi
ở thành sau của vùng tam giác bàng quang. Âm đạo và tam giác bàng quang
là các tổ chức có cùng nguồn gốc phôi thai học.
Chính vì những vấn đề trên, trong chuyên đề này chúng tôi tập hợp lại một
cách có hệ thống những các đặc điểm phôi thai học và tế bào học liên quan đến
niệu bào đồ, giới thiệu hình ảnh của niệu bào đồ từ giai đoạn sơ sinh đến thời
kỳ dậy thì, cũng như kỹ thuật xét nghiệm niệu bào đồ, các ứng dụng của xét
nghiệm tế bào này trong lĩnh vực Nội tiết Nhi khoa.
II. ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO HỌC CỦA NIỆU BÀO ĐỒ
Các tế bào trong lắng cặn nước tiểu chủ yếu có nguồn gốc từ bàng quang, tam
giác bàng quang và niệu quản. Niêm mạc bàng quang, niệu quản hệ thống tiết
niệu được bao phủ bởi lớp tế bào biểu mô đặc hiệu gọi là biểu mô trung gian
đã được mô tả từ lâu. Các nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được mối
liên quan giữa hoạt động của hormon sinh dục và biểu mô của tam giác bàng
quang ở phụ nữ. Estrogen hoạt động kích thích thay đổi hình thái các tế bào biểu

mô tam giác bàng quang, làm xuất hiện trong nước tiểu các tế bào keratin hóa,
có bào tương giàu glycogen. Các tế bào này khác biệt rõ ràng với các tế bào
biểu mô type transitionel bao phủ toàn bộ phần còn lại của hệ thống tiết niệu.
Raynaud (1962) đã gọi chúng là “ các tế bào tiết niệu nhạy cảm với estrogen


”. Hình thái học của chúng tương tự như các tế bào niêm mạc âm đạo. Chúng ta
sẽ nghiên cứu nguồn gốc phôi thai học, tế bào học của vùng tam giác bàng quang.
2.1. Nguồn gốc phôi thai học của tế bào biểu mô tam giác bàng quang và tử
cung - âm đạo
2.1.1. Nguồn gốc phôi học của biểu mô tam giác bàng quang
Ở phôi người vào ngày phát triển thứ 30, phần tận cùng của ruột sau được dãn
rộng tạo thành một bóng rỗng được giới hạn bởi các tế bào nội bì (endoblaste).
Khoang rỗng phủ bởi các tế bào nội bì (endoblaste ) này là ngã ba của hệ tiêu
hóa và tiết niệu, tạo thành ổ nhớp. Vào tuần thứ năm, một vách ngăn gọi là
cựa niệu nang, sẽ tiến dần xuống dưới để gắn liền với màng nhớp, chia ổ nhớp
ra 2 phần: phần sau là ống hậu môn – trực tràng, phần trước là xoang niệu
sinh dục. Trong khi tiến xuống phía dưới, cựa niệu nang đi qua phía sau đoạn
nối của ống Wolff với các túi niệu quản. Ống Wolff - phát sinh từ trung bì
trung gian bởi vậy có nguồn gốc trung bì, nối vào xoang niệu – sinh dục.
Trong quá trình phát triển sau đó, t ư thế của ống Wolff thay đổi tùy thuộc
vào tiến triển của vị trí sát nhập của nó vào thành xoang niệu – sinh dục. Khi
phôi phát triển chiều dài đến 15mm, các ống Wolff v à niệu quản đổ vào bàng
quang ở các vị trí cách xa nhau. Sau đó, như sơ đồ, các ống Wolff sát nhập
vào đoạn trên của niệu quản. Tiến triển sau đó của xoang niệu- sinh dục phụ
thuộc theo đặc điểm giới tính nam hay nữ.
Do các ống Wolff và niệu quản có nguồn gốc trung bì, nên bàng quang
không được bao phủ hoàn toàn bởi lá nội bì. Phần bàng quang được giới hạn
giữa 2 lổ niệu quản và lổ niệu đạo có nguồn gốc trung bì, tạo thành một hình
tam giác, gọi là tam giác bàng quang [1],[6], [12].

2.1.2. Nguồn gốc phôi học của biểu mô tử cung– âm đạo:
Ở giai đoạn phát triển trung tính (chưa biệt hóa giới tính ), phôi thai của 2 giới
ngoài ống Wolff ( đã trình bày ở trên) còn có 2 ống Muller cũng đựoc tạo ra từ
lá trung bì. Trong giai đọan phát triển của bào thai nữ, những đoạn dưới của hai
ống Muller sát nhập với nhau ở đường giữa, tạo thành ống tử cung – âm đạo.
Ở đoạn trên ống tử cung âm đạo, vách ngăn hai ống Muller đã sát nhập
nhau bị tiêu đi và đoạn này tạo ra thân - eo tử cung. Ở đoạn dưới của ống tử
cung âm đạo, hai thành biểu mô của hai đoạn ống Muller sát nhập với nhau tạo


ra lá biểu mô âm đạo. Đoạn trên lá biểu mô âm đạo tạo ra một phần cổ tử cung,
còn đoạn dưới tạo ra đoạn trên của âm đạo. Chung quanh đoạn trên của lá biểu
mô âm đạo xuất hiện chỗ lồi vây quanh cổ tử cung. Sự tiêu đi của biểu mô ở
chỗ lồi ấy tạo ra túi cùng âm đạo.
Đoạn dưới âm đạo -nối vào thành sau của xoang niệu sinh dục, được bao phủ
bởi biểu mô của xoang niệu sinh dục có nguồn gốc nội bì. Như vậy biểu mô âm
đạo có 2 nguồn gốc: khoảng 4/5 trên biểu mô âm đạo có nguồn gốc từ củ Muller
từ lá trung bì, còn biểu mô của đoạn 1/5 dưới của âm đạo phát sinh từ xoang
niệu – sinh dục có nguồn gốc nội bì. Như vậy ở người nữ, tam giác bàng quang,
tử cung, túi cùng 2 bên - là nơi lấy bệnh phẩm chủ yếu khi làm phiến đồ âm đạo
và phần trên âm đạo có cùng nguồn gốc lá trung bì [1],[6],[10],[12].
Đây là cơ sở quan trọng để giải thích sự tương đồng giữa niệu bào đồ và phiến đồ
âm đạo [6], [10],[12], [18].
Các tế bào biểu mô dù ở các tổ chức khác nhau nhưng đều có đặc điểm tế bào
đặc trưng tùy theo nguồn gốc phôi thai của chúng.
2.2. Đặc điểm tế bào học tam giác bàng quang
2.2.1. Đặc điểm biểu mô bàng quang
Biểu mô bàng quang được xếp vào nhóm biểu mô trung gian (biểu mô lát giả
tầng). Biểu mô bàng quang có thể thay đổi hình dạng theo mức độ co thắt hay
dãn nở của bàng quang. Lớp biểu mô này có thể chia làm 3 lớp tế bào từ

màng đáy cho đến bề mặt. Lớp tế bào đáy nằm trên mô liên kết có khả năng
co dãn, có cấu tạo như một màng đáy thực sự, tiếp đến là lớp tế bào trung
gian có độ dày khác nhau tùy theo mức độ đầy hay rỗng của bàng quang. Trên
cùng, là lớp tế bào bề mặt có kích thước lớn, thường có 2 nhân, đôi khi có đa
nhân, có hình dạng như chiếc ô, khác hẳn tế bào lớp dưới. Lớp tế bào bề mặt
tạo ra hàng rào thẩm thấu ngăn cách nước tiểu và dịch mô. Chúng tạo ra một
lớp màng đặc biệt được cấu tạo bởi các phó đơn vị hình lục giác đường kính
150 A0 , làm cho biểu mô bàng quang có đặc tính thấm đặc biệt. Hơn nữa, màng
này kết hợp cùng với thể Golgi và có đặc tính hóa học đặc biệt ( thành phần
chính của cầu nối lipide là cerebroside) [1],[12].
2.2.2. Biểu mô “ dạng đảo nhú” của tam giác bàng quang
Cifuentes (1947) [18] là người đầu tiên đã chống lại quan điểm cho rằng hệ


tiết niệu được bao phủ toàn bộ bởi cùng tế bào biểu mô tiết niệu. Khi quan sát
nội soi, ông đã mô tả những vùng đặc biệt màu trắng sữa. Các đảo nhú này khác
biệt rõ rệt với các phần còn lại của biểu mô tiết niệu. Chúng khư trú dưới dạng
các tiểu đảo lan tỏa trong tam giác bàng quang, được tạo thành bởi lớp biểu mô
lát tầng và rất biến đổi một cách rất nhạy cảm dưới tác dụng kích thích nội
tiết. Các tiểu đảo này có nguồn gốc từ một biến dạng dị hóa khư trú dưới tác
dụng của estrogen. Bur (1957) nhận định rằng các tiểu đảo dạng lát trong tam
giác bàng quang như lớp phủ âm đạo là vết tích của “ những cuộc tranh chấp
biểu mô” trong thời kỳ phôi thai.
2.3. Đặc điểm tế bào cặn nước tiểu
Niêm mạc biểu mô hệ tiết niệu có đặc điểm bong dần ra trong nước tiểu. Nước
tiểu bình thường không có vi khuẩn hay hồng cầu, các tế bào viêm, chỉ có
một ít bạch cầu [12].
Các thành phần tế bào chủ yếu hiện diện trong cặn nước tiểu có thể được
phân loại theo mức độ quan trọng như sau:
+ Có rất nhiều tế bào biểu mô bong ra từ tam giác bàng quang.

+ Tế bào nhầy
+ Bạch cầu
+ Các cặn tinh thể
+ Các tế bào của bàng quang và niệu quản
+ Các vi sinh vật như amibes, trichomonas, và các ký sinh trùng khác.
2.3.1. Các tế bào tam giác bàng quang
Các tế bào biểu mô của các tiểu đảo của biểu mô lát tầng, rải rác từ vùng
trung tâm tam giác bàng quang cho đến niệu quản, có các đặc tính giống
như tế bào biểu mô ở âm đạo, và được tận dụng để làm niệu bào đồ. Chúng gồm
có 4 dạng tế bào:
Tế bào bề mặt
Tế bào trung gian
Tế bào cận đáy
Tế bào đáy
+ Các tế bào đáy từ lớp đáy của biểu mô, kích thước nhỏ, hình tròn hay hình
oval. Bào tương ưa base, nhân to tròn. Chúng thường bong ra thành đám.


+ Các tế bào cận đáy thường là các tế bào trung gian kích thước lớn hơn các tế
bào đáy, có bào tương ưa base, tỷ lệ nhân/ bào tương nhỏ hơn tế bào đáy.
+ Các tế bào trung gian, xuất phát từ lớp trung gian của biểu mô malpighi,
đặc trưng bởi bào tương ưa base nhẹ và nhân có kích thước nhỏ hơn rõ rệt so với
tế bào đáy và cận đáy.
+ Các tế bào bề mặt là các tế bào malpighi kích thước lớn, đa diện, có bào tương
ưa eosine và nhân đông tụ ( là những tế bào ở lớp trên cùng ) hoặc nhân có
kích thước rất nhỏ ( các tế bào ở lớp sâu hơn ). Các tế bào này bong ra trong
nước tiểu, các đặc điểm hình dạng được nhận diện dựa vào các đặc điểm sau:
Màu sắc của bào tương khi nhuộm màu: khi nhuộm các tế bào có bào tương
bắt màu đỏ nhạt, người ta gọi chúng là các tế bào ưa eosine (eosinophile),
khi bào tương bắt màu màu xanh dương là các tế bào ưa base ( cyanophile).

Hình dạng: Các tế bào có hình đa diện là tế bào bề mặt và trung gian, các tế
bào cận đáy và tế bào đáy có dạng thuôn dài hay hình tròn.
Kích thước: Các tế bào bề mặt có kích thước lớn nhất, các tế bào trung gian có
kích thước trung bình, kích thước tế bào cận đáy và tế bào đáy nhỏ dần. Kích
thước các tế bào tam giác bàng quang trong cặn nước tiểu trong niệu bào đồ
tương đương với các tế bào ở phiến đồ âm đạo [10], [12].
Bảng 1. Kích thước của các tế bào của niệu bào đồ [27]
( So sánh với các tế bào của phiến đồ âm đạo)
Niệu bào đồ

Phiến đồ âm
đạo

Nhỏ nhất

Trung gian

Lớn nhất

S
Dạng tế bào
I

30

60

90

35 - 60


20

28

50

20 – 30

B

12

25

30

13 - 20

S: Tế bào bề mặt ( Cellules superficielles)
I: Tế bào trung gian (Cellules intermediaires) B: Tế bào đáy ( Cellules basales)
Đặc điểm nhân tế bào: Nhân tế bào có dạng đông tụ ( pycnotique) trong các tế
bào bề mặt ưa eosine, và dạng hình cầu trong các tế bào trong các tế bào trung
gian, trong các tế bào đáy nhân tế bào to, tròn chiếm gần hết bào tương. Nhân
dạng đông tụ, bắt màu đậm đồng nhất, đường kính nhỏ hơn 5 µ , rất dễ nhận thấy


dưới kính hiển vi quang học. Chỉ số tế bào bề mặt ưa eosine có nhân đông tụ có
giá trị quan trọng để đánh giá hoạt động estrogen.
Bảng 2. Phân loại và đặc điểm của các tế bào niệu bào đồ [27]

Đặc điểm tế

S

I

B

Bắt màu của

Đỏ

Xanh dương

Xanh dương

bào tương
Hình
dạng

Hình đa diện

Hình đa diện

Hình oval hay tròn

Kích thước

Lớn


Lớn

Nhỏ

Đặc điểm nhân

Nhân đông tụ

Hình tròn

Hình tròn

bào

tế bào
2.3.2. Các tế bào nhầy
Trong niệu bào đồ, các tế bào nhầy có thể quan sát thấy các thay đổi có tính
chu kỳ ở các phụ nữ có kinh nguyệt. Người ta cũng mô tả hiện tượng các tinh
thể đặc trưng cho lớp nhầy của đường tiết niệu dưới hiệu quả hoạt động của
estrogen với sự khác nhau của hình ảnh tinh thể tương tự như của lớp nhầy âm
đạo.
2.3.3. Bạch cầu
Các tế bào bạch cầu ít gặp trong niệu bào đồ, chỉ khi có nhiễm trùng
đường tiểu hay ở trẻ gái tiền dậy thì. Các tế bào bạch cầu hạt, nhân đa dạng
nhiều thùy. Các tế bào mủ không đều, bờ không đều không nét. Đường kính
từ 8 - 12µ .
2.3.4. Hồng cầu
Có thể có số lượng rất ít hồng cầu trong niệu bào đồ do hoạt động
kinh nguyệt hoặc tổn thương viêm ở ống niệu – sinh dục. Đó là các tế bào
dạng đĩa, tròn, hai mặt lõm nếu nhìn nghiêng. Tế bào không nhân, đường

kính 4-7 µ .
2.3.5.Các tinh thể
Các dạng khác nhau của tinh thể có thể được quan sát thấy tùy theo thói
quen ăn uống. Các tinh thể thường gặp là tinh thể của axit uric, oxalat
calcium, phosphat calcium, bilirubin….
2.3.6. Các tế bào ngoài tam giác bàng quang


+ Các tế bào bàng quang lớp đáy có kích thước nhỏ, hình thuôn dài, các tế
bào bề mặt gọi là các tế bào hình cây dù, kích thước lớn, thường có hai nhân hay
nhiều nhân, chúng không có hiện tượng phân chia bề mặt với đặc tính ưa eosine
hay nhân đông đặc trưng của các biểu mô tầng nhạy cảm với sự kích thích
hormon.
+ Các tế bào niệu quản thường bong ra với với số lượng hạn chế.
+ Các tế bào niệu đạo luôn có dạng kích thước nhỏ.
2.3.7. Amibes, trichomonas, và các ký sinh trùng khác
Rất hiêm khi quan sát thấy amibe trong cặn nước tiểu. Y văn ghi nhận có 2
trường hợp, có dạng hình tròn hay bầu dục, kích thước từ 15- 60µ lớn hơn các
tế bào trung gian và tế bào đáy, bào tương có tính cyanose yếu, các hạt bên trong
có màu vàng cam, có thể có các hồng cầu đang bị thực bào, có thể di động.
2.4. Các đặc điểm chung của quá trình bong tế bào
Dưới tác động của estrogen và progesteron các tiểu đảo biểu mô lát tầng của
tam giác bàng quang có một quá trình tăng sinh và biệt hóa, rồi bong tróc ra
nước tiểu. Đặc tính bong tróc này là cơ sở của niệu bào đồ, nhờ đó mà chúng
ta mới phân tách được tế bào từ nước tiểu.
Quá trình bong tế bào bao gồm tất cả các thành phần tế bào mà chúng tôi đã
mô tả ở trên (2.3.1), với số lượng nhất định có thể xác định các đặc điểm số
lượng và chất lượng của tế bào tùy theo phương cách đánh giá.
Có 2 phương cách:
- Tổng số toàn bộ các tế bào bong tróc

- Tỷ lệ phần trăm các thành phần tế bào ở các dạng khác nhau.
Đánh giá mức độ phong phú của tế bào bong ra là một trong những yếu tố quan
trọng trong phương pháp chẩn đoán tế bào – hormon.
Thời điểm mà buồng trứng hoạt động thấp nhất ( giai đoạn tiền dậy thì) mật
độ tế bào rất nghèo nàn, ngược lại khi hoạt động của estrogen bình thường hay
tăng cao, tế bào bong ra rất phong phú.
Phương cách bong tế bào : Hình ảnh tế bào có thể có liên hệ với phương
thức bong tróc tế bào. Các tế bào có thể đơn lẻ, hay từng nhóm, từng đám, từng
mảng, tương tự hình ảnh của phiến đồ âm đạo dưới tác dụng của estrogen trong
chu kỳ kinh nguyệt. Hiện diện của các tế bào riêng lẻ là chỉ số của hoạt động


estrogen trong pha kích thích trứng của chu kỳ kinh hay trong khi điều trị
estrogen. Trái lại, hình ảnh tế bào tụ thành nhóm là hiện tượng sau rụng trứng.
Sau rụng trứng là thời kỳ loại bỏ tế bào, các tế bào bong ra từng đám, từng mảng
với số lượng nhiều và dễ nhận thấy nhất.
3. KỸ THUẬT THỰC HIỆN VÀ TIÊU CHUẨN Đ

GIÁ CÁC

QUẢ NIỆU BÀO Đ
Niệu bào đồ là quá trình thăm dò hoạt động của hormon sinh dục trên cơ sở
đánh giá số lượng và chất lượng các dạng tế bào khác nhau có trong cặn nước
tiểu, được nhận diện bằng các thuốc nhuộm tế bào khác nhau. Các tế bào biểu
mô này bong ra từ các tiểu đảo biểu mô lát tầng của tam giác bàng quang (Lencioni 1953) [27].
Do đặc điểm các tế bào biểu mô tam giác bàng quang bong ra trong môi
trường dịch lỏng ( nước tiểu) không có chất nào tạo thuận lợi cho sự kết dính tế
bào, hơn nữa nước tiểu là môi trường rất dễ gây thối rửa, nên có rất nhiều vấn
đề về kỹ thuật để thực hiện niệu bào đồ. Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày
một số kỹ thuật và phương pháp đã được áp dụng với các lợi điểm và bất lợi

cũng như phương pháp đang sử dụng hiện nay
3.1.Nguyên tắc kỹ thuật [2],[7],[8], [13],[14],[19],[23],[24],[27],[30] Các kỹ
thuật niệu bào đồ được phân tích theo các bước chuẩn bị như sau
- Kỹ thuật phân tách tế bào trong nước tiểu
- Rửa bệnh phẩm
- Kỹ thuật cố định và làm khô
- Kỹ thuật nhuộm màu
3.1.1.Kỹ thuật phân tách tế bào trong nước tiểu
Để phân tách tế bào đường dẫn tiểu từ trong môi trường dịch lỏng, người ta
đã áp dụng các kỹ thuật sau
- Lọc nước tiểu
- Ly tâm nước tiểu
- Làm khô nước tiểu
- Kỹ thuật hút
- Sử dụng phin lọc “ Millipore ”
3.1.1.1. Kỹ thuật lọc nước tiểu


Phương pháp này dựa trên nguyên tắc lọc nước tiểu bằng giấy lọc lót trong một
đáy phễu. Các chất giữ lại trên giấy lọc sẽ được lấy ra và phết lên lam kính.
Phương pháp này được Del Castillo, Argonz và Galli Mainini áp dụng ( 19461948), chỉ có giá trị khi có hoạt động kích thích của estrogen, trong các trường
hợp thiếu estrogen tế bào thu nhận được rất ít. Hơn nữa, các sợi xơ của giấy
lọc, các chất nhầy, các chất tinh thể lắng đọng trong nước tiểu thường gây
khó khăn khi đọc tiêu bản.
3.1.1.2. Kỹ thuật ly tâm
Đa số các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp này. Ly tâm nước tiểu giúp
phân tách và thu giữ được số lượng lớn nhất các tế bào niệu. Các tác giả đã
ly tâm nước tiểu với tốc độ từ 500-1500 vòng /phút trong 5-10 phút, và nhận
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về số lượng và cấu trúc của các tế bào ly tâm.
Theo Lencioni, tốc độ ly tâm 800/1’ trong 5 phút với ống ly tâm 15 ml . Kỹ

thuật này không ngừng được chỉnh lý và được sử dụng cho đến ngày nay
3.1.1.3. Kỹ thuật làm khô
Ferrer (1948) đã sử dụng buồng thu giữ chất lắng cặn, trong đó có đặt sẵn một
phiến kính, toàn bộ dụng cụ được đặt vào một phễu lót sẵn giấy lọc. Các tế bào
cặn lắng thu giữ trên lam kính sẽ được cố định và nhuộm màu…
3.1.1.4. Kỹ thuật hút
Galli và Abinzano ( 1956) đã dùng ống thủy tinh có đầu nối với một sonde mềm,
đầu kia gắn vào một bơm tiêm. Người ta gắn đầu sonde với một bấc cotton
và nhúng ống sonde vào tận đáy bình chứa nước tiểu. Dùng bơm tiêm hút 510cm3 nước tiểu đủ để tách được số lượng tế bào cần thiết. Để dựng lam tế
bào, phải làm khô bấc cotton và phết đầu bấc vào lam kính nhiều lần.
3.1.1.5. Sử dụng phin lọc “ Millipore ”
Dựa trên kỹ thuật phân tách tế bào ung thư từ môi trường dịch lỏng bằng cách
dùng hệ thống hút qua màng , Rosemblatt, Baechler và Volet (1967) đã áp
dụng vào niệu bào đồ. Kỹ thuật này dùng các phin lọc “ Millipore” có đường
kính tối đa 5µ , được nối với hệ thống hút khá phức tạp gổm có bóng cao su
rỗng, bơm tiêm kim loại, và hệ thống su-pap để hút dịch. Khi hút nước tiểu
hay các dịch lỏng cơ quan khác qua lớp phin lọc các tế bào được giữ lại để cố
định và nhuộm màu.Von Haam ( 1961) và Meyer đã dùng kỹ thuật này nghiên


cứu niệu bào đồ cho 100 phụ nũ bình thường và 100 phụ nữ sẩy thai cho kết quả
xuất sắc.
Eckert và Patterson ( 1963) đã so sánh phương pháp ly tâm với phương
pháp dùng phin “ Millipore” cho kết quả tương đương nhau. Hơn nữa, trong
chẩn đoán tế bào hormon, phương pháp này quá đắt và tiến hành lâu, cần có ekip đặc biệt, dựng lam tế bào khó khăn hơn khi dùng phương pháp ly tâm. Cuối
cùng khi hút dịch qua lớp lọc sẽ làm tan rã các tế bào cần cho chẩn đoán tế bào
–hormon ( Haour, Conti-1970 ; O’Morchoe -1970). Do vậy kỹ thuật này được
dành cho chẩn đoán tế bào của ung thư trong môi trường dịch cơ thể.
3.1.2. Rửa bệnh phẩm
Trong nước tiểu có nhiều chất nhầy, các tinh thể, và các yếu tố khác làm khó

khăn cho quá trình đọc tiêu bản cho nên người ta đã áp dụng nhiều kỹ thuật
khác nhau rửa bệnh phẩm để loại bỏ các tạp chất ( Martinez, Amegaza, Lencioni,
Oberti de Viale và Alonzo – 1965). Nhiều dung dịch rửa khác nhau đã được
sử dụng như dung dịch bicarbonate, dung dịch muối đẳng trương, nước tinh
khiết, dung dịch sinh lý, dung dịch Ringer lactate với các nồng độ khác nhau.
Theo nhiều tác giả, tốt nhất là dung dịch Ringer hòa 50% với nước, các chất
nhầy giảm đáng kể, làm cho việc đọc tiêu bản ở kính hiển vi quang học dễ dàng
hơn, các chỉ số tế bào ưa eosine và tế bào bề mặt không bị thay đổi.
3.1.3. Kỹ thuật cố định và làm khô tiêu bản
Các tế bào sau khi đã được phân tách khỏi nước tiểu sẽ được dàn đều trên lam
kính. Người ta có thể sử dụng 2 kỹ thuật sau:
- Hoặc cố định bằng alcool-éther
- Hoặc làm khô tiêu bản một cách tự nhiên trong không khí.
3.1.3.1. Cố định tiêu bản
Tiêu bản được cố định ngay lập tức bằng hỗn hợp acool – esther với tỷ lệ
ngang nhau. Chất cố định phải bao phủ hoàn toàn bệnh phẩm. Nếu cố định
muộn, khi nhuộm màu với kỹ thuật Shorr có thể làm biến đổi tính chất ưa
eosine của bào tương và mất đi các lợi điểm để phân biệt (differenciation
tinctoriale) trong chẩn đoán hormon. Các tiêu bản cần phải nhúng trong
dung dịch cố định ít nhất 5 phút trước khi nhuộm.
3.1.3.2. Làm khô tiêu bản


Thay vì nhúng tiêu bản vào dung dịch cố định, người ta có thể làm khô nó
một cách tự nhiên trong không khí. Với phương pháp này, trên lam kính sẽ tạo
thành một lớp tế bào kết dính tốt , và tránh làm hao hụt tế bào khi nhúng lam
vào dung dịch cố định . Cuối cùng, để ngăn ngừa hiện tượng các tế bào ngả
màu vàng cam, trước khi nhuộm cần phải xử trí tiêu bản theo phương pháp đặc
biệt : nhúng nhanh qua nước, tiếp đó nhúng qua alcool 300 và 700 với 2% axit
acetic

3.1.4. Kỹ thuật nhuộm màu
3.1.4.1. Kỹ thuật nhuộm màu Shorr
Thuốc nhuộm Shorr được chọn lựa sử dụng trong kỹ thuật nhuộm màu niệu
bào đồ. Lencioni đã thực hiện hơn 30 000 tiêu bản trong 20 năm. Với kỹ thuật
này, các tế bào ưa eosine bắt màu đỏ, các tế bào ưa kiềm (cyanophile) có màu
xanh da trời pha lẫn màu xanh lá cây nhạt . Có thể phân biệt dễ dàng hồng cầu
và bạch cầu, các cấu trúc bào tương và hạt nhân nổi bật rõ. Bào tương được
nhuộm bởi chất Orange G và Fast Green, còn hạt nhân được nhuộm bởi
Biebrich

ecarlate.

Ngoài

ra còn

có các

axit phosphotungstic



phosphomolybdic.
3.1.4.2. Kỹ thuật Papanicoulaou
Kỹ thuật Papanicoulaou có thể dùng được trong niệu bào đồ, tuy nhiên nó
có giá trị đặc biệt trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung vì cho phép quan sát thấy
tốt nhất các chi tiết của hạt nhân, bào tương mà các phương pháp khác không
có. Trong kỹ thuật Papanicolaou hạt nhân được nhuộm bởi Hematoxylin de
Harris và bào tương bắt màu của Orange G và Fast Green.
Đối với niệu bào đồ, Shorr là thuốc nhuộm lý tưởng trong chẩn đoán tế bàohormon, chỉ có thuốc nhuộm Shorr mới đánh giá được mức độ hoạt động

của estrogen. Trái lại, Papanicolaou cho phép thực hiện các nghiên cứu tế
bào tin cậy nhất.
3.1.4.3. Kỹ thuật Hematoxyline de Harris
Hematoxyline de Harris là thuốc nhuộm được sử dụng trong phiến đồ âm đạo,
cho phép thấy được các chi tiết của hạt nhân. Gonzales Ramos (1956) là
người đầu tiên đã dùng kỹ thuật này trong niệu bào đồ. Bổ sung thuốc nhuộm
này là một bước tiến trong kỹ thuật niệu bào đồ, cho phép nâng cao một cách


tốt nhất việc đánh giá chỉ số nhân đông, yếu tố quan trọng trong niệu bào
đồ.
3.1.5. Sơ lược giới thiệu về tiến triển của kỹ thuật nhuộm niệu bào đồ
3.1.5.1. Phương pháp của de Del Castillo, Argonz và Galli Maini (19461948) và Galli Mainini (1956)
Nhuộm với thuốc nhuộm Shorr trong 3 đến 4 phút. Nhúng vào cồn 95 độ trong
2 phút. Rửa trong cồn 100 độ trong 2 phút. Cố định với xylol [30], [31], [36],
[40], [49].
3.1.5.2. Kỹ thuật của Papanicolaou (1946)
Trộn 40 ml nước tiểu với một thể tích tương đương cồn 95 độ. Sau đó quay li
tâm và lấy cặn nước tiểu, sử dụng cồn để tránh làm biến chất nước tiểu.[13],[14],
[19].
3.1.5.3. Kỹ thuật của MacCallin, Stewart, Taylot, Whintehead (1950)
Tương tự như kỹ thuật của Papanicolaou. Mẫu nước tiểu được phủ bởi một
lớp ovalbumine để đạt được độ kết dính tốt nhất các tế bào trên mặt lam kính.
Nước tiểu được trộn theo tỷ lệ 1 :1 với cồn 95 độ, 2- 3 giờ sau được quay
li tâm với tốc độ chậm, lấy mẫu cặn nước tiểu phết lên lam đã phủ chất gắn
ovalbumine. Người ta cố định trong 15 phút với cồn ête, rồi nhuộm màu [13],
[14], [19].
3.1.5.4. Kỹ thuật của Gonzalez Ramos (1956)
Nhuộm màu với thuốc nhuộm hematoxylin Harris trong 2 phút. Rửa với nước
ngọt 2 lần. Đây là bước tiến lớn trong kỹ thuật nhuộm màu, nhờ sử dụng thuốc

nhuộm hematoxylin và các chất cố định đặc biệt, các nhân tế bào chưa bị teo
đặc có màu tím nhạt trái lại các nhân tế bào đã teo đặc tụ thành dạng chấm
(pycnose) có cấu trúc đồng nhất. Các tế bào bề mặt ưa axit có màu hồng đậm
hay nhạt, các tế bào ưa kiềm có màu xanh da trời [13].
3.1.5.5. Phương pháp của Feo Codecido ( 1961)
Nhuộm màu với thuốc nhuộm hematoxylin của Papamiltiades trong 2 phút.
Nhuộm màu với thuốc nhuộm Shorr trong 1 phút. Rửa với cồn isopropilique và
axit acetique. Để khô tiêu bản và phủ một lớp chất cố định không màu. Phương
pháp này được áp dụng thành công tại Ac-hen-ti- na ( 1963) [30], [31], [36],
[40], [49].


3.1.5.6. Phương pháp của Lencioni ( 1967)
Lencioni đã xây dựng phương pháp thực hiện niệu bào đồ hết sức chi tiết và đã
thực hiện hơn 30 000 tiêu bản trong 20 năm [13]. Các tác giả khác đã cải tiến
một số phương cách khác dựa trên phương pháp này.
Gồm các bước sau:
- Lấy nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng, theo tác giả có giàu tế bào nhất, cần phải
sử dụng trong vòng 5 giờ sau khi đi tiểu. Tuy nhiên nhiều tác giả sử dụng
nước tiểu trong ngày và nhận thấy lượng tế bào thu được phụ thuộc vào vấn
đề kỹ thuật hơn là thời điểm lấy nước tiểu. Cho nước tiểu vào ống ly tâm trong
5 phút tốc độ 800 vòng/1’.
- Đổ phần váng nước tiểu ở trên bề mặt và úp ngược ống ly tâm cho đến khi
phần cặn lắng hết nhỏ giọt.
- Thêm vào ống dung dịch Ringer lactate hòa loãng 50% với nước tinh khiết,
lắng nhẹ cho đến khi cặn lắng tan đều trong dung dịch Ringer.
- Quay ly tâm lần nữa như bước đầu tiên.
- Đổ bỏ phần dịch ở trên và úp ngược ống cho đến khi phần lắng cặn hết nhỏ
giọt.
- Nhỏ 3 giọt dung dịch Rinhger vào ống, lắc nhẹ cho đến khi phần cặn tan

đều .
- Úp ngược ống ly tâm và cho dịch nhỏ giọt theo thành ống xuống lam kính. Dàn
đều tiêu bản về phía trung tâm lam kính. Có thể dùng pipette Pasteur để lấy hết
cặn dưới đáy ống.
- Để tiêu bản khô tự nhiên theo nhiệt độ không khí.
- Nhúng lại tiêu bản vào nước sạch trong 10 phút, thao tác này cần thực hiện
nhẹ nhàng để tế bào không bong ra.
Những nơi có độ ẩm cao, không cần làm khô tiêu bản hoàn toàn và có thể
bỏ qua công đoạn nhúng nước tiêu bản.
- Nhúng tiêu bản vào Hematoxyline de Harris trong 10 phút
- Rửa nhẹ nhàng tiêu bản liên tiếp trong 2 bình nước sạch khác nhau.
- Nhúng tiêu bản vào dung dịch acool tuyệt đối ammonium trong nửa phút
- Rửa tiêu bản liên tiếp trong 2 bình nước khác nhau


- Nhúng tiêu bản vào alcool 30o với 2% axit acetic trong 2 phút
- Nhúng tiếp tiêu bản vào alcool 70o với 2% axit acetic
- Phủ dung dịch nhuộm Shorr trong 4 phút.
Thời gian này có thể thay đổi, và trước khi bắt đầu sử dụng dung dịch Shorr mới
cần có các thử nghiệm để xác đinh thời gian tối ưu cho công đoạn này, đôi khi
thời gian này có thể tăng gấp đôi.
- Rửa tiêu bản trong nước
- Rửa tiêu bản trong alcool 70o hay 90o
Nếu dùng xylol cần phải rửa lam trước bằng alcool tuyệt đối
- Để tiêu bản khô tự nhiên
3.1.7.7. Phương pháp của P Haour ( 1971)
Lấy 60 ml nước tiểu vào buổi sáng. Bảo quản bằng cách cho nước tiểu vào
chai sạch, đổ vào 10 ml borate diphenyl thủy ngân, có thể giữ các tế bào niệu
trong 1 tháng ở nhiệt độ thường.
Quay li tâm nước tiểu tốc độ 2500 vòng / phút trong 5 phút. Rửa cặn nước tiểu

trong nước tinh khiết để loại bỏ các tế bào nhầy. Phết cặn nước tiểu lên lam
kính phủ một lớp ê-te hoà với cồn 90 độ theo tỷ 1/1[19].
3.1.5.8. Phương pháp nhuộm màu Harris-Shorr .
Được Lecionie chỉnh lý vào năm 1967 [27] và Haour và Conti [19], áp dụng tại
Pháp từ năm 1971.
Bệnh nhân tự lấy 60 ml nước tiểu, tốt nhất là nước tiểu vào buổi sáng giàu tế bào
nhất. bảo quản nước tiểu để tránh sự hư hại các tế bào bằng 3ml cyanua thủy
ngân 10%. Quay ly tâm mẫu nước tiểu tốc độ 3000 vòng /phút trong 10 phút.
Nhuộm tiêu bản theo phương pháp nhuộm Harris-Shorr
3.2. Các nghiên cứu đánh giá thuốc nhuộm màu:
Nhóm nghiên cứu của Lencioni và cộng sự đã thực hiện 30 000 tiêu bản niệu
bào đồ trong 20 năm và nhận thấy thuốc nhuộm Shorr và hematoxyline Harris
có tác dụng tốt hơn các thuốc nhuộm khác đã từng được sử dụng [27], [30].
Khi dùng thuốc nhuộm Shorr, các tế bào ưa axit bắt màu đỏ, các tế bào ưa kiềm
bắt màu xanh tím, các cấu trúc của bào tương và hạt nhân được nhuộm nổi rõ,
có thể phân biệt dễ dàng với các hồng cầu , bạch cầu trong nước tiểu. Trong
kỹ thuật Shorr, bào tương được nhuộm màu của chất vàng da cam G (orange G),


và chất Fast Green, còn hạt nhân là của Bichrich ecarlate, hơn nữa trong công
thức của nó còn có axit phosphotungstique và phosphomolybdique như là những
chất ăn mòn.
Hematoxyline Harris là chất nhuộm màu cổ điển sử dụng trong phiến đồ âm đạo
để là nổi rõ các chi tiết của hạt nhân. Gonzales Ramos [27] là người đầu tiên
sử dụng chất này trong niệu bào đồ (1956). Nhờ bổ sung hematoxyline trong kỹ
thuật niệu bào đồ các chi tiết của hạt nhân được nhuộm rõ ràng giúp nhận
biết dễ dàng chỉ số nhân chấm tụ màu (index pycnotique), một chỉ số quan trọng
để đọc kết quả.
3.3. Các phương pháp khác
Trong y văn chúng tôi tìm được rất nhiều phương pháp thực hiện niệu bào đồ

khác nhau, chủ yếu ở phương pháp phân tách tế bào, cố định, nhuộm màu. Nếu
như cặn nước tiểu nghèo tế bào, áp dụng phương pháp của Flanagan và
Miller ( 1978), Bales ( 1981), ly tâm tế bào lại cho phép tập trung tế bào
trên diện tích nhỏ nhất để phân tách tốt nhất tế bào. Bales đã dùng dung dịch
carbovax 2% trong ethanol 70o. Harpst và cộng sự (1961), Failde và cộng sự
(1963), Bettman và Meyer ( 1970) dùng phin lọc “ Millipore”. Baechler ( 1964)
lấy nước tiểu bằng sonde và dùng phin “ Millipore”. Các nghiên cứu của BeyerBoon, Voor Den Hollander ( 1978) đã so sánh các phương pháp cố định khác
nhau bằng: alcool, không khí; nhuộm màu May Gründwald Giemsa,
Papanicolaou, Harris - Shorr … về chất lượng và số lượng.
3.3.1. Một số điểm lưu ý trong kỹ thuật niệu bào đồ
Trong quá trình thực hiện niệu bào đồ, một số điểm bất lợi chủ yếu phải lưu
ý là mẫu nước tiểu nghèo tế bào; Cặn tinh thể và nước tiểu thối rửa. Các phương
pháp bảo quản nước tiểu [22],[23],[24], [25].
3.3.2. Mẫu nước tiểu nghèo tế bào
Hay gặp ở trẻ nhỏ tiền dậy thì, tỷ lệ tế bào có khi không quá 5%. Trong
trường hợp này sau khi li tâm lần đầu, đổ bỏ phần dịch lỏng ở trên và thay bằng
một lượng nước tiểu khác để li tâm lại , nhằm tăng lượng tế bào trong cặn nước
tiểu.
3.3.3. Cặn tinh thể và lên men thối rửa nước tiểu
Trong thực hành, nước tiểu được li tâm và dựng tiêu bản trong vòng 5 giờ sau


khi lấy. Nước tiểu dễ bị lên men thối do có thiều vi sinh vật và lẫn chất phân,
cặn tinh thể hay gặp là phosphat can-xi và oxalat can-xi, các tế bào nhuộm
màu bị phân tán, mất sự nguyên vẹn, xếp nếp làm mất tính khác biệt khi nhuộm
màu.
3.3.4. Phương pháp bảo quản nước tiểu
Có nhiều phương pháp bảo quản nước tiểu để vận chuyển đi xa, hay để chờ
làm xét nghiệm. Papanicolaou -1946, Silver – 1960, Castellanos và Sturgis –
1963, dùng alcool 95o bảo quản nước tiểu với tỷ lệ ngang nhau. Haour và Conti

(1970) dùng muối thủy ngân, borate diphenyl thủy ngân ( tên thương mại
Merfene) tỷ lệ với lượng nước tiểu là 1: 33 để bảo quản. Nước tiểu có thể
bảo quản ở tủ lạnh trong 5 ngày (O’Morchoe 1967), sau đó có sự phân hủy tế
bào. Một trong những nhược điểm của chất bảo quản nước tiểu là làm kết tủa
các muối tinh thể gây khó khăn cho đọc tiêu bản.
3.4. Phương pháp đang tiến hành [2],[7],[8],[11]
Kỹ thuật mà chúng tôi đang tiến hành được hiệu chỉnh từ kỹ thuật của trung tâm
nghiên cứu tế bào của trung tâm Trường – Viện C.H.U Rennes- công hòa
Pháp. Phương pháp này được Lencioni (1967) thực hiện, Haour và Conti ( 1970)
hiệu chỉnh và áp dụng tại Pháp. Đây là phương pháp được đơn giản hóa nhất
và chỉ cần một e-kip tối thiểu.
Các bệnh phẩm được lấy bất cứ thời điểm nào trong ngày, tốt nhất là nước tiểu
đầu tiên vào buổi sáng, giàu tế bào nhất. Cố định 60 ml nước tiểu bằng dung
dịch cyanua thủy ngân 1% để bảo quản tránh sự hoại tử tế bào. Nếu làm xét
nghiệm ngay trong vòng 5 giờ sau khi lấy, không cần dùng chất bảo quản. Để
phân tách tế bào, quay li tâm mẫu nước tiểu tốc độ 3000 vòng/ phút trong 10
phút, rửa cặn nước tiểu nhiều lần bằng nước tinh khiết. Lam tế bào được làm
khô, cố định rồi nhuộm màu bằng thuốc nhuộm Hematoxyllin de Harris
và Shorr. Đọc tiêu bản bằng kính hiển vi quang học bởi kỹ thuật viên chuyên
biệt. Lưu ý, tất cả các giai đoạn thực hiện được tiến hành bởi cùng một kỹ thuật
viên, yếu tố đánh giá bởi cùng một kỹ thuật viên có kinh nghiệm luôn được chú
ý.
3.5. Tiêu chuẩn đánh giá các kết quả niệu bào đồ [27],[30]
Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi quang học. Đầu tiên dùng vật kính nhỏ


(x 10) để có một quan sát chung toàn cảnh. Sau đó dùng vật kính lớn dần ( x
20), (x 40) để đọc các chỉ số. Có các tiêu chuẩn tế bào khác nhau để đọc kết quả
niệu bào đồ bao gồm chỉ số về số lượng (chỉ số bong tế bào) và chỉ số về chất
lượng: Bao gồm tính tỷ lệ phần trăm (%) các typ tế bào khác nhau trên phiến

đồ và số lượng tế bào trên vi trường
Để tránh sự sai sót thống kê, cần phải đếm ít nhất 400 tế bào trong các vi trường
khác nhau. Các vi trường được lựa chọn phải có các tế bào rõ ràng nhất. Để đánh
giá tốt nhất các kết quả tế bà học phải có sự kết hợp tốt giữa nhà tế bào học và
lâm sàng học. Trách nhiệm của nhà tế bào học là đưa ra các kết quả quan sát
và đếm được, chứ không phải đưa ra chẩn đoán hay đề nghị hướng điều trị, phân
tích và đưa ra kết quả chẩn đoán là vai trò của bác sĩ, cả hai đều phải có cùng
kiến thức tương đương về nội tiết và tế bào học.
3.5.1. Chỉ số về chất lượng
Để đánh giá mật độ bong tế bào trong thực hành, các tác giả đều dùng thang điểm
từ 0 đến + + + ( Rocher và cộng sự -1971; Lecornu và cộng sự -1976): 0 :
không có
+ : Rất ít
+ + : Bình thường
+ + + : Nhiều .
Chỉ số bong tế bào cần phải đủ để tính các tỷ lệ tế bào trong chẩn đoán hormon
– tế bào.
3.5.2. Chỉ số trưởng thành ( Index de maturation - IM)
Từ quần thể 100 tế bào, chỉ số IM ( B/I/S) bao gồm các tỷ lệ của 3 dạng tế
bào là : tế bào đáy và cận đáy –B; tế bào trung gian – I; và tế bào bề mặt – S, có
trong cặn nước tiểu ( Marsan và Le Capon – 1972). Đây là chỉ số chính xác
tinh cậy cho phép đánh giá chính xác nhất sự trưởng thành của biểu mô
3.5.3. Chỉ số estrogen ( Index estrogenique)
Chỉ số estrogen là tỷ lệ phần trăm của các tế bào thượng bì ở lớp bề mặt ngấm
estrogen, đó là những tế bào có bào tương ưa acid bắt màu đỏ, có nhân bắt màu
xanh tím đậm . Đây là những tế bào phân chia rõ ràng nhất.
3.5.4. Chỉ số nhân (Index karyopycnotique-IK)
Là tỷ lệ phần trăm của những tế bào bề mặt ưa axit bào tương bắt màu đỏ, có



nhân dạng chấm tụ màu đồng nhất, phản ánh mức độ trưởng thành của nhân
và bào tương tế bào. Chỉ số IE và IK cho phép đánh giá hoạt động của estrogen.
4. Đ

NIỆU BÀO

TRONG CÁC GIAI Đ

PHÁT

CỦA TRẺ
Tế bào biểu mô tam giác bàng quang hiện diện từ giai đoạn sơ sinh cho đến
dậy thì, các thay đổi của chúng phản ánh các dao động của nồng độ hormon sinh
dục. Niệu bào đồ là “ nhân chứng” của các thay đổi này. Do đó, hình ảnh niệu
bào đồ thay đổi tùy theo mức độ ngấm hormon của tam giác bàng quang. Mỗi
lứa tuổi có hình ảnh tế bào tương ứng. Tuy nhiên trong các bệnh lý liên quan
đến bài tiết hormon hình ảnh tế bào bị rối loạn.
4.1. Niệu bào đồ giai đoạn sơ sinh [15],[27],[30]
Niệu bào đồ của trẻ sơ sinh rất giàu tế bào biểu mô và có sự khác biệt theo giớiFelix ( 1980), Robine ( 1988). Mật độ tế bào bong ra ở trẻ gái nhiều hơn trẻ
trai. Trong nghiên cứu của Pellet và cộng sự ( 1979) cho thấy tế bào trung bình
trên một vi trường của trẻ sơ sinh gái là 159,57 ± 79,74 có sự khác biệt lớn so
với trẻ sơ sinh trai là 21,58 ± 33,23.
Số lượng và đặc điểm các tế bào trong niệu bào đồ phản ánh mức độ ngấm
estrogen đặc biệt của trẻ sơ sinh.
Rosen (1953), Silver (1960), Bettmann và Meyer ( 1966) đã mô tả 2 thời kỳ
trong 15 ngày đầu đời của trẻ sơ sinh gái.
Giai đoạn sau sinh giàu tế bào từ ngày đầu tiên đến ngày thứ năm:
Niệu bào đồ có chỉ số estrogen IE và chỉ số nhân IK tăng cao. Lencioni
(1975) cũng nhận thấy sự kích thích của hormon estrogen tăng cao do hoạt
động estrogen từ mẹ truyền qua hàng rào nhau thai. Bettman và Meyer

(1966) đã định lượng được nồng độ estriol tăng cao trong nước tiểu trẻ sơ
sinh gái và trở nên âm tính từ sau ngày thứ 4 đến thứ 8 sau sinh.
Giai đoạn thoái triển từ ngày thứ 5 đến này thứ 15: các tế bào bề mặt của biểu
mô tam giác bàng quang chứng tỏ sự ngấm estrogen, có khuynh hướng giảm
dần.Trong khi đó các tế bào đáy tăng cao dần, niệu bào đồ chuyển dần sang
dạng nghèo tế bào báo hiệu sự giảm dần hormon estrogen từ mẹ sang và thiếu
hụt hormon sinh dục nữ tự tiết cho đến giai đoạn dậy thì. Ở trẻ sơ sinh trai, tuần
đầu sau sinh, mật độ tế bào bong ra nghèo hơn chủ yếu là các tế bào đáy và


cận đáy. Có thể do hormon testosteron được tinh hoàn thai nam tiết ra trong
3 tháng cuối của thai kỳ có tác dụng đối kháng với estrogen de mẹ truyền
qua ( Saez và Bertrand – 1968). Trái lại, các hệ thống thụ thể của biểu mô tam
giác bàng quang rất nhạy cảm với estrogen ( Haour – 1964). Trong một nghiên
cứu được thực hiện một cách hệ thống ở khoa xét nghiệm tế bào, di truyền và
hormon của trung tâm trường –viện C.H.U Rennes- Cộng hòa Pháp, 40 trẻ
sơ sinh ở khoa Nhi gồm 15 nam, 25 nữ đã được làm niệu bào đồ ngay từ ngày
đầu sau sinh cho đến tuần thứ 7, trong đó có một trẻ gái mắc bệnh tăng sản
tuyến thượng thận bẩm sinh.
Chỉ số trưởng thành IM ( B/I/S) trung bình trong ngày đầu sau sinh của trẻ
trai là 30/51/19, và của trẻ gái là 01/78/21. Từ tuần lễ thứ 2 đến tuần thứ 3 sau
sinh, niệu bào đồ của 39 trẻ dần dần kém kích thích và chuyển dần sang dạng
nghèo tế bào. Trái lại, ở trẻ gái đã được chẩn đoán sinh học từ trước sinh và
sau sinh là mắc bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, niệu bào đồ ở
dạng kích thích giàu tế bào kéo dài đến tuần thứ 7 có thể giải thích do hiện tượng
tăng sản xuất testosteron và chuyển đổi sang estrogen ở ngoại vi. [30].
Ở trẻ sơ sinh đẻ non có sự tương quan giữa giới tính, tuổi thai và các chỉ số
niệu bào đồ. Trong một nghiên cứu ở 118 trẻ sơ sinh đủ tháng và đẻ non ở
khoa sơ sinh bệnh viện Port – Royal ( Paris) [27] cho thấy có mối liên quan hết
sức chặt chẽ giữa chỉ số tế bào IE, IK với tuổi thai ở trẻ sơ sinh gái ngay từ ngày

đầu sau sinh, các chỉ số tế bào này càng tăng cao khi tuổi thai càng thấp (r = 0,3796, p < 0,01). IE trung bình 45,20 ± 5,22 ở trẻ 28 tuần giảm xuống 13,50 ±
2,10 ở trẻ đủ tháng, IK trung bình 52,80 ± 5,77 ở trẻ 28 tuần, 23,12 ± 2,68 ở trẻ
đủ tháng. Gan giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa các hormon, estrogen
bị bất hoạt bởi enzyme 16 α hydroxylation ( estriol), và các dẫn xuất
polyhydroxyl khác. Darnis và Polonovski ( 1983) đã tìm thấy vai trò quan trọng
của enzyme 16 α hydroxylation trong gan bào thai đối với chuyển hóa
estrogen có nguồn gốc từ mẹ trong thời kỳ mang thai. Khi chức năng gan
chưa trưởng thành không thể hydroxyl hóa các estrogen do đó các hormon này
tồn tại kéo dài. Niệu bào đồ trẻ sơ sinh có dạng kích thích chứng tỏ sự tồn tại
của estrogen. Trẻ sơ sinh càng đẻ non, niệu bào đồ càng có hình ảnh kích
thích tương ứng với sự chậm trưởng thành của chức năng gan ở trẻ đẻ non.


Ở trẻ trai cũng thấy có sự thay đổi của các tế bào đáy với tuổi thai : tế bào đáy
càng giảm khi tuổi thai càng nhỏ, 17,30 ± 3,13 ở trẻ trai 28 tuần, 31,64 ±
2,21 ở trẻ trai đủ tháng.
Theo nhiều tác giả [4],[5] trong thời kỳ bào thai, thai nhi chịu ảnh hưởng của
nồng độ cao các hormon sinh dục có nguồn gốc từ mẹ ( Watchel và cs – 1978).
Do đó, trẻ sơ sinh không phân biệt giới tính có nồng độ cao estrogen và
progesteron không chỉ trong máu cuống rốn mà cả trong máu ngoại vi ( Forest
– 1982). Các chỉ số tế bào trong niệu bào đồ trẻ sơ sinh gái là bằng chứng của
sự kích thích do ngấm estrogen. Ở trẻ sơ sinh trai, niệu bào đồ không có dạng
kích thích có thể giải thích do nồng độ testosteron được tiết bởi tinh hoàn từ
giai đoạn bào thai. Hoạt động của tinh hoàn thai nhi được xác định bởi nồng
độ testosteron tăng cao trong máu ngoại vi của trẻ sơ sinh trai [5] . Do hoạt
động của testosteron nên các thụ thể hormon ở tam giác bàng quang trẻ trai kém
nhạy cảm hơn. Hoạt động của testosteron được tiết ra từ tuần đầu của thai kỳ
làm tăng dần số lượng tế bào đáy của niệu bào đồ cho đến khi thai nhi đủ
tháng. Số lượng tế bào đáy cũng phản ánh cân bằng của hormon estrogen và
testosteron ở trẻ sơ sinh trai. Đây cũng là cơ sở để giải thích sự khác biệt giữa

2 giới [27],[30] .
4.2. Niệu bào đồ trong giai đoạn tiền dậy thì
4.2.1. Niệu bào đồ của trẻ tiền dậy thì
Sau giai đoạn sơ sinh, niệu bào đồ của trẻ gái cũng như trẻ trai chuyển sang dạng
nghèo tế bào biểu hiện của sự chưa hoạt động của hormon sinh dục trong giai
đoạn tiền dậy thì. Niệu bào đồ nghèo tế bào được biểu hiện ở mật độ tế bào
bong ra thưa thớt, chủ yếu là tế bào đáy và cận đáy kéo dài cho đến giai đoạn
dậy thì. Các nghiên cứu của Del Castillo, Argonz, Galli Mainini (1946),
Wasserman (1948), Mc Callin, Taylor và Whitehead (1950), Morocco (1953)
nhận thấy hình ảnh niệu bào đồ nghèo tế bào, trong thời kỳ tiền dậy thì chuyển
dần sang dạng kích thích khi trẻ có các dấu hiệu dậy thì đầu tiên . Lencioni
(1975) nghiên cứu 58 trẻ gái được chia thành 3 nhóm tùy theo tuổi: Nhóm 1:
từ 7 đến 36 tháng (12 cas); nhóm 2: từ 37 đến 72 tháng (24 cas); nhóm 3: từ 73
đến 107 tháng ( 22 cas). Niệu bào đồ của 58 cas này chủ yếu là các tế bào đáy,
mật độ tế bào bong thưa thớt, thỉnh thoảng có vài tế bào trung gian và rất hiếm


tế bào bề mặt, không có tương quan giữa số lượng tế bào và tuổi thực. Uribe
Ellias (1966) đã nghiên cứu 180 trẻ gái từ tuổi bắt đầu đi học cho đến dậy
thì, được tiến hành đồng thời niệu bào đồ và phiến đồ âm đạo. Sự tương quan
giữa 2 phương pháp là 0,92. Người ta dùng hệ số estrogen để đánh giá các kết
quả. Trẻ từ 6-8 tuổi, niệu bào đồ chủ yếu là các tế bào đáy với một vài tế bào
dạng trung gian, hệ số oestrogen giao động từ 5-30. Nhóm từ 8-10 tuổi, số
lượng các tế bào trung gian tăng dần, hệ số estrogen từ 5-45, trung bình là 30.
Trong nhóm 10-11 tuổi, các tế bào trung gian và tế bào thượng bì ưa kiềm tăng
dần, sự xuất hiện tế bào bề mặt ưa axit báo hiệu dậy thì bắt đầu [27]. Robine
(1988) nghiên cứu 69 trẻ nhóm chứng gồm có 32 trẻ gái từ 2 đến 8 tuổi, 37 trẻ
trai từ 3 đến 9 tuổi, kết quả thu được theo bảng 3, cho phép kết luận niệu bào đồ
của trẻ em từ 2 đến 9 tuổi có dạng nghèo tế bào ở cả trẻ trai và trẻ gái.[30]
Bảng 3. Niệu bào đồ ở trẻ tiền dậy thì [27]

Số trẻ em

Tuổi

Dấu hiệu

IM trung

IE trung

IK trung

dậy thì

bình

bình

bình

32 gái

2-8

không

80/20/00

00


00

37 trai

3- 9

không

95/05/00

00

00

4.3. Niệu bào đồ được quan sát ở trẻ dậy thì
Hoạt động của tuyến sinh dục phụ thuộc vào chức năng hướng sinh dục của
trục hạ đồi – tuyến yên. Các hormon hướng sinh dục FSH và LH được tiết
ra từ các tế bào tuyến yên trước, dưới sự kiểm soát của “ gonadostat ”
hạ đồi thông qua sự tiết ra hormon – thần kinh Gn-RH. Do sự thay đổi làm giảm
ngưỡng nhạy cảm của cơ chế điều hòa ngược làm khởi phát dậy thì, kích thích
giải phóng các hormon hướng sinh dục, tiếp đến các hormon steroide sinh dục
gây ra các thay đổi đặc trưng cho dậy thì [3],[4],[5]
Dấu hiệu dậy thì đầu tiên của trẻ gái là phát triển tuyến vú xuất hiện có liên
hệ chặt chẽ với sự bắt đầu đỉnh tăng trưởng dậy thì, khoảng 6 tháng sau lông
mu xuất hiện, và muộn hơn nữa là lông nách. Thể tích tử cung lớn dần, cho
đến giai đoạn dậy thì hoàn toàn - có các chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Ở trẻ
trai, dấu hiệu dậy thì đầu tiên là tăng thể tích tinh hoàn > 4 ml. Sau đó là
lông mu lông nách xuất hiện. Xuất tinh là dấu hiệu dậy thì hoàn toàn [3].
Niệu bào đồ quan sát được ở trẻ gái bình thường cho thấy có sự chuyển



dạng dần dần của biểu mô bàng quang ngày càng được kích thích. Một nghiên
cứu của Robine ở 31 trẻ gái [30 ] có đầy đủ các dấu hiệu dậy thì cho thấy hình
ảnh nghèo tế bào ở giai đoạn trẻ nhỏ chuyển sang dạng giàu tế bào do tế bào
bong ra nhiều hơn, và các tế bào trung gian xuất hiện ngày càng nhiều, tiếp
đó là các tế bào bề mặt. Tiến triển của các chỉ số tế bào cho phép đánh giá hoạt
động của estrogen. Các tế bào ưa cyanophile trung gian của biểu mô lát tầng
biểu hiện nhiều nhất. Sự xuất hiện của các tế bào ưa eosinophile bề mặt báo
hiệu cho thời kỳ dậy thì sắp đến.
Bảng 4. Niệu bào đồ của 31 trẻ gái từ 9- 14 tuổi [30]
( Khoa nội tiết Nhi trung tâm trường – viện CHU Rennes – Pháp)
Tuổi

IM

IE

IK

Mật độ

trung bình

trung bình

trung bình

trung bình

tế bào


12

9-10

25 /70/ 05

04

05

++

10

11 -12

15 /67 /14

12

14

++

9

13 -14

07/68/25


21

25

+++

Số trẻ

Ở trẻ trai, các biểu hiện thay đổi tế bào không rõ ràng như ở trẻ gái, hình ảnh tế
bào nghèo tế bào trong giai đoạn tiền dậy thì chuyển sang dạng kích thích không
rõ rệt như ở trẻ gái [30].
4.3.1. Niệu bào đồ trong các bệnh lý rối loạn dậy thì
Niệu bào đồ phản ánh một cách trung thực các mức độ ngấm estrogen thấp trong
giai đoạn trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong các rối loạn dậy thì bệnh lý, niệu bào đồ
có thể biểu hiện các rối loạn tiết hormon sinh dục này.
4.3.2. Niệu bào đồ trong dậy thì sớm
Các bác sĩ nhi khoa chẩn đoán dậy thì sớm khi các dấu hiệu dậy thì đầu tiên
xuất hiện trước 8 tuổi ở trẻ gái ( tuyến vú phát triển) và trước 10 tuổi ở trẻ
trai ( Tinh hoàn phát triển) thì gọi là dậy thì sớm [3],[4],[5],[31], [32]. Cần phải
phân biệt :
Dậy thì sớm thật: do nguyên nhân trung ương (trục hạ đồi - tuyến yên).
Dậy thì sớm giả: do nguyên nhân ngoại biên (tuyến thượng thận, tuyến sinh dục)
.
Dậy thì sớm không hoàn toàn (bán phần) : Chỉ một đặc tính sinh dục phụ
xuất hiện và duy trì mãi cho đến khi phát triển sinh dục hoàn toàn bình thường.


Lông sinh dục phát triển sớm đơn độc: Do tăng tiết các hormon sinh dục của vỏ
thượng thận, tăng nồng độ DHA (dihydroepiandrosterone) hay do các tế bào

đích của hệ thống lông tăng tính nhậy cảm của thụ thể. Tăng nhẹ chiều cao và
tuổi xương.
Tuyến vú phát triển sớm đơn độc: Trẻ gái từ 1-3 tuổi (80%), dấu hiệu ngấm
estrogen không có, hay chỉ có rất kín đáo, tăng nhẹ chiều cao và tuổi xương.
Chứng vú to ở trẻ trai (gynecomaties):

Thời kỳ tiền dậy thì, 70% ở giai

đoạn P3-P4, kích thước nhỏ hơn 4 cm, không kéo dài quá 3 năm.
Hình ảnh niệu bào đồ trong dậy thì sớm
Năm 1976, Lecornu. M, Le Bars. S, Martineau. P, Faivre. J ở khoa nội tiết nhi
trung tâm trường viện Rennes- cộng hoàn Pháp [26], nghiên cứu niệu bào đồ
ở 39 trẻ làm nhóm chứng tuổi từ 3-12 tuổi, có 10 trẻ trai từ 3-11 tuổi với nhóm
bệnh 13 trẻ trong đó có 3 trẻ trai, có các dấu hiệu dậy thì sớm. Niệu bào đồ của
nhóm trẻ trai bình thường, nghèo tế bào, IM 81/19/00 tương tự nhóm trẻ gái
tiền dậy thì 3-9 tuổi. Nhóm trẻ trai dậy thì sớm thật, niệu bào đồ giàu tế bào đáy
và tế bào trung gian, IM 75/25/00, không có IE, IK. Niệu bào đồ của nhóm trẻ
gái dậy thì sớm, chỉ số IE và IK tăng cao, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa
dậy thì sớm có nguyên nhân và dậy thì sớm vô căn. Khi được điều trị bằng
Medroxyprogestarone, chỉ số IE và IK giảm. Martineau(1976) [28] xét nghiệm
niệu bào đồ mỗi cách đều đặn mỗi 6 tháng ở nhóm trẻ dậy thì sớm gồm có 7
nữ và 3 nam, trước và trong quá trình điều trị. Kết quả cho thấy, ở trẻ gái dậy
thì sớm, chỉ số IE và IK tăng cao, song song với sự gia tăng nồng độ các hormon
hướng sinh dục và estrogen máu trước khi điều trị và đều cùng giảm dần với
sự thoái lui các dấu hiệu dậy thì như ngưng kinh nguyệt, kích thước vú nhỏ lại.
Ngược lại ở nhóm trẻ trai dậy thì sớm, niệu bào đồ luôn có mật độ nghèo tế
bào, không có chỉ số IE, IK.
Nghiên cứu của Gardant F (1999) [17] trên 137 nữ dậy thì sớm thật vô căn
được chẩn đoán xác định dựa vào test kich thích LH-RH. Chỉ số IE trung bình
là 7, IK trung bình là 14. Sau 2 tháng điều trị bằng Decaptyl, chỉ số IE giảm

còn 2-3, không có IK.
Năm 2003, nghiên cứu 97 trẻ gái có các dấu hiệu nghi ngờ dậy thì sớm, trong đó có
49 trẻ được chẩn đoán xác định dậy thì sớm thật với test LH-RH, De Kerdanet M


và Hoàng thị Thuỷ Yên [7] tìm ra giá trị chẩn đoán của chỉ số IK trong dậy thì sớm
thật ( IK > 6). Tiếp tục nghiên cứu này ở103 trẻ gái nghi ngờ dậy thì sớm,
Burggraeve N và cộng sự [11] năm 2006 đã kết luận niệu bào đồ là nghiệm pháp sử
dụng để chẩn đoán dậy thì sớm ngay lần khám đầu tiên, phương pháp này dễ thực
hiện, rẻ tiền và phản ánh hoạt động của estrogen, có tương quan chặt chẽ giữa các
chỉ số niệu bào đồ với nghiệm pháp LH – RH để chẩn đoán xác định dậy thì sớm
thật. ( IE: r =0.58, IK: r = 0.6, B : r = 0.55, S : r =0.56).
Điều trị được lựa chọn hiện nay, được sử dụng một cách hiệu quả để ngăn cản
quá trình dậy thì sớm thật là sử dụng một decapeptide tổng hợp- triptoreline,
dẫn chất đối kháng với LH-RH người, tên thương mại là Decapeptyl ® hay
Dipherreline®, tiêm bắp mỗi 28 ngày với liều lượng 3,7 mg. Niệu bào đồ
được thực hiện một cách định kỳ ngay sau tiêm những liều đầu tiên, chứng
tỏ giá trị của nó trong theo dõi điều trị : giảm dần các chỉ số tế bào IE và IK,
mất dần hình ảnh kích thích tế bào.
4.3.3. Niệu bào đồ trong dậy thì muộn
Dậy thì muộn là khi một em gái đã quá 13 tuổi và em trai đã quá 14 tuổi mà
không có các dấu hiệu của dậy thì [3].
Dậy thì muộn đơn thuần: Dậy thì muộn đơn thuần không tìm thấy nguyên nhân,
thường có yếu tố gia đình. Niệu bào đồ trong trường hợp này thường chính xác
và hữu ích để kiểm soát tình trạng hormon buồng trứng ở các thiếu nữ muộn
kinh.

Le Bars.S, Robine.N, Le Garrec.C. [23] nghiên cứu niệu bào đồ ở 35

bệnh nhân từ 12-23 tuổi vô kinh tiên phát và thứ phát, nhận thấy nhóm bệnh

nhân có niệu bào đồ có mật độ tế bào cao, có chỉ số IE tương đương nhóm
chứng, xuất hiện kinh nguyệt sau một thời gian theo dõi, được chẩn đoán dậy
thì muộn đơn thuần. Nhóm bệnh nhân có niệu bào đồ nghèo tế bào, chỉ số IE
thấp hơn nhóm chứng, chẩn đoán dậy thì muộn do suy thuỳ trước tuyến yên, xác
định bằng các test kích thích arginin và TRH [15]. Một nghiên cứu khác [24 ]
ở 15 thiếu nữ chậm kinh nguyệt tiên phát đơn thuần có hình ảnh niệu bào đồ
có mật độ tế bào cao, dạng kích thích nhưng chỉ số IE thấp, các xét nghiệm
niệu bào đồ trong nhiều tháng sau đó cho thấy chỉ số IE, IK tăng dần vào thời
kỳ kinh nguyệt sắp xuất hiện.
Dậy thì muộn trung ương: không đủ tiết gonadotropin tuyến yên, nên còn gọi là


×