MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 10: 2014-2015
NỐI DUNG
Đặc điểm chính
của mỗi giới
Thành phần hóa
học của tế bào.
Cấu trúc của tế
bào nhân sơ
BIẾT
- Biết được đặc
điểm cấu tạo của
giới nấm. (cấu tạo
cơ thể) (Bài 1-1)
HIỂU
- Biết được các loại
đường và chức
năng của nó (kitin)
(bài 1-3)
- Kể tên các đơn
phân cấu tạo các
đại phân tử (bài 31)
- Biết được đặc
điểm cấu tạo của tế
bào nhân sơ (Bài 41)
- Phân biệt được
các dạng, đặc điểm
cấu
trúc
axit
nucleic (Bài 3-2)
Cấu trúc của tế
bào nhân thực.
TỔNG
40%
VD THẤP
- Minh họa được
các hình thức sống
của các sinh vật
trong mỗi giới (Địa
y) (bài 1-2)
- Hiểu được chức
năng của mỗi cấu
trúc trong tế bào
nhân sơ (Bài 4-2)
- Hiểu được chức - Xác định được
năng của màng sinh các cấu trúc cấu tạo
chất (Bài 5-2)
màng sinh chất
(Bài 5-1)
30%
20%
VD CAO
- Giải thích được sự
khác nhau trong
cấu trúc protein của
các loài. (bài 2)
10%
ĐÁP ÁN
KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH LỚP 10 Năm 2014 – 2015
Bài 1: (3đ), Mỗi câu 1đ
Câu 1: B
câu 2: D
Câu 3: A
Bài 2: (1đ): Khác nhau là do có số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin ở mỗi loài khác nhau.
Bài 3: (2đ): Mỗi câu 1đ:
Câu 1: A, T, G, X
Câu 2: B, C, E, G, K (3/5: 0.5đ; 4/5: 0.75đ; 5/5: 1đ)
Bài 4: (2đ)
Câu 1: B, D (mỗi ý 0.5đ)
Câu 2: (1đ): B
Bài 5: (2đ)
Câu 1 (1đ) 3-4/6(0.5đ);
5-6/6 (1đ)
Câu 2: - Trao đổi chất. – Tiếp nhận thông tin. – Bảo vệ tế bào chất (2/3 0.5đ)
KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH LỚP 10 Năm 2014 – 2015
HỌ VÀ TÊN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 10a . .
Bài 1: GIỚI NẤM (Fungi)
Đặc điểm chung của giới nấm: Giới Nấm gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hay đa bào,
cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Nấm có hình
thức sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. nấm là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.
Các dạng nấm gồm có: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, chúng có nhiều đặc điểm khác nhau. Người ta
cũng xếp địa y vào giới nấm. Đoạn thông tin này dùng trả lời cho các câu hỏi sau đây.
Câu 1: Khoanh tròn vào một ý đúng trong các ý sau đây.
A. Nấm có đầy đủ đặc điểm của thực vật.
B. Nấm có loài cơ thể chỉ là một tế bào nhưng có loài cơ thể có nhiều tế bào.
C. Tất cả các loài nấm có thành tế bào chứa kitin.
D. Nấm là loài sinh vật có thân, rễ và lá.
Câu 2: Đoạn thông tin trên có nói đến từ “Kitin”. Theo em kitin là (Khoanh tròn vào một ý đúng)
A. một loại protein chỉ có ở nấm.
B. một loại axit nucleic đặc thù của nấm.
C. một loại đường đơn phổ biến ở Giới Nấm.
D. một loại đường đa có chức năng cấu tạo.
Câu 3: Loài nào sau đây trong Giới Nấm có hình thức sống cộng sinh? (Khoanh tròn vào một ý đúng)
A. Địa y.
B. Nấm men.
C. Nấm sợi.
D. Nấm đảm.
Bài 2: CẤU TRÚC CỦA PROTEIN.
Protein là loại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ. Protein được cấu tạo
theo nguyên tắc đa phân, trong đó, các đơn phân là các axit amin. Sự đa dạng cao của các loại protein là do
chúng được cấu tạo từ 20 loại axit amin khác nhau. Các protein khác nhau về số lượng thành phần và trật tự
sắp xếp của các axit amin. Do vậy, chúng có cấu trúc và chức năng khác nhau.
Câu hỏi: Bò ăn cỏ, thỏ cũng ăn cỏ. Nghĩa là bò và thỏ cùng ăn một loại thức ăn, nhưng protein của bò lại
khác protein của thỏ. Dùng kiến thức bài 2: “CẤU TRÚC CỦA PROTEIN “. Em hãy giải thích vì sao có
sự khác nhau đó?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Bài 3: AXIT NUCLEIC
Axit nucleic là các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit.
Các nucleotit liên kết với nhau bởi các liên kết photphodieste theo chiều xác định tạo thành chuỗi
polinucleotit, ngoài ra các đơn phân còn có thể liên kết với nhau bởi các mối liên kết hidro theo nguyên tắc
bổ sung (A=T(U) ; G=X) giữa các nucleotit trên 2 mạch đơn (ADN) hoặc trên một mạch đơn (tARN và
rARN).
Câu 1: Kể tên các loại nucleotit của ADN: ..................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Câu 2: Khoanh tròn vào 5 ý đúng trong các ý sau đây.
A. Axit nucleic là hợp chất vô cơ có thể gây bỏng cho da.
B. ADN, tARN và rARN là hai dạng khác nhau của axit nucleic.
C. Phần lớn axit nucleic nằm trong nhân của tế bào.
D. Axit nucleic có cấu trúc đơn phân hoặc đa phân.
E. Axit nucleic có cấu trúc mạch đơn hoặc mạch đôi.
F. Liên kết photphodieste là loại liên kết nối giữa các nuleotit trong nguyên tắc bổ sung.
G. U là một loại nucleotit có trong ARN.
H. Liên kết hidro là loại liên kết vững chắc làm cho các nucleotit không thể tách rời.
K. Chức năng của axit nucleic là bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Bài 4: TẾ BÀO CHẤT
Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ở mọi loại tế bào nhân
sơ đều gồm 2 thành phần chính là bào tương (chất vô cơ và hữu cơ) và riboxom cùng một số cấu trúc khác.
Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào.
Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ri bô xôm. Riboxom là bào quan được cấu tạo từ protein và
rARN. Chúng không có màng bao bọc. Riboxom là nơi tổng hợp nên các loại protein của tế bào. Ở một số vi
khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.
Câu 1: Ở đoạn 1 của bài 4 có nói đến “một số cấu trúc khác” ở tế bào nhân sơ. Theo em cấu trúc khác đó là
(khoanh tròn vào 2 ý đúng)
A. hệ thống nội màng.
B. các hạt dự trữ.
C. khung tế bào.
D. plasmit.
E. riboxom.
Câu 2: Chức năng của riboxom là (khoanh tròn vào một ý đúng)
A. tổng hợp protein và rARN.
B. liên quan đến sự tạo thành protein.
C. một cấu trúc của vi khuẩn không có chức năng.
D. bài 4 không nói đến nội dung này.
Bài 5: CẤU TRÚC CỦA MÀNG SINH CHẤT (Màng tế bào)
Năm 1972, Singer và Nicolson đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm
động. Theo mô hình này, màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là photpholipit và protein.
Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colesteron làm tăng độ ổn
định của màng sinh chất.. các protein của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra
vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.. có thể nói, màng sinh chất như bộ mặt
của tế bào và các thành phần của màng sinh chất như protein, lipoprotein và glicoprotein làm nhiệm vụ như
các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu chuẩn nhận biết đặc trung cho từng loại tế bào.
Câu 1: Chú thích cho hình vẽ sau đây theo số thứ tự trong ô.
3
2
1
4
6
5
Khung x
¬ng TB
1
2
3
4
5
6
Câu 2: Nêu chức năng của màng tế bào:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................