Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi TRƯỜNG bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.84 KB, 17 trang )

TẬP HUẤN XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
------------------CHUYÊN ĐỀ: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NHÓM: BÀ RỊA - VŨNG TÀU
STT
1
2
3
4
5

HỌ VÀ TÊN
Vũ Viết Tiệp
Lâm Thị Sửu
Võ Ngọc Toản
Phạm Thị Hồng Thúy
Nguyễn Thị Phương Hoa

ĐƠN VỊ CT
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trường THPT Xuyên Mộc
Trường THPT Trần Văn Quan
Trường THPT Long Hải- Phước Tỉnh
Trường THPT Vũng Tàu

GHI CHÚ
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thư kí



I. Nội dung chuyên đề
1.1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm các bài trong chương 3, thuộc Phần 7. Sinh thái học - Sinh học 12
THPT.
Bài 42. Hệ sinh thái
Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
Bài 46. Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
1.2. Nội dung chuyên đề:
1.2.1. Hệ sinh thái
1.2.1.1. Khái niệm hệ sinh thái
1.2.1.2. Các thành phần cấu trúc trong hệ sinh thái
1.2.1.3. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái đất.
1.2.2. Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái
1.2.2.1. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật (Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc
dinh dưỡng)
1.2.2.2. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa
1.2.2.3. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái, tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.
1.2.3. Sinh quyển và vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
1.2.3. 1. Khái niệm sinh quyển
1.2.3.2. Các khu sinh học trên Trái đất
1.2.3.3. Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
1.3. Thời lượng
- Số tiết học trên lớp: 5 tiết
- Thời gian học ở nhà: 2 tuần làm dự án
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:

1


1.1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa hệ sinh thái
- Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và
nhân tạo).
- Phân tích được các m ối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh
dưỡng.
- Phân biệt được các dạng tháp sinh thái
- Tính được hiệu suất sinh thái.
- Trình bày được khái niệm chu trình vật chất và trình bày được các chu trình sinh địa
hoá : nước, cacbon, ni tơ.
- Mô tả được quá trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng).
- Nêu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất (trên cạn và
dưới nước).
- Phân tích được cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên
nhiên: các dạng tài nguyên và sự khai thác của con người; tác động của việc khai thác
tài nguyên lên sinh quyển; quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, những biện pháp
cụ thể bảo vệ sự đa dạng sinh học, giáo dục bảo vệ môi trường.
1.2. Kỹ năng
Rèn luyện được các kĩ năng sau:
- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề (Biết lập sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn.)
- Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa.
- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp (Tìm hiểu một số dẫn liệu
thực tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lí ở địa
phương; Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.)
1.3. Thái độ
- Biết cách bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
- Tuyên truyền bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên cho cộng

đồng.
* Định hướng các NL được hình thành
STT
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
NL giải quyết - HS xem video về một hệ sinh thái cụ thể( rừng, biển…)
vấn đề
để HS trả lời được các câu hỏi.
- HS xây dựng lưới thức ăn, chuỗi thức ăn.
2
NL tự học
Xem hình để rút ra khái niệm
3
NL hợp tác
Thảo luận nhóm, làm việc nhóm theo dự án
4
NL giao tiếp
Thuyết trình dự án
5
NL khoa học
Tham gia thực hiện các dự án Quản lí và sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên.
1. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của GV
- Tranh về sinh quyển, chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.
- Tranh hình lưới thức ăn, chuỗi thức ăn.
2



- Video về các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
- Phiếu học tập phân biệt về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo, các tháp
sinh thái, chu trình sinh địa hóa và năng lượng, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Sơ đồ khái quát về chu trình sinh địa hóa.
- Thiết kế dự án “Hệ sinh thái với Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên”.
2.2. Chuẩn bị của HS
- Các phương tiện để thực hiện dự án Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên: máy ảnh; máy tính; các băng ghi hình, CD, USB chứa phim, ảnh về các dạng tài
nguyên thiên nhiên, các trường hợp gây ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi
trường.
- Phiếu ghi chép kết quả điều tra, quan sát.
2. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ sinh thái, các thành phần cấu trúc của hệ
sinh thái và các kiểu hệ sinh thái trên trái đất. (1 tiết)

GV cho HS xem video về một hệ sinh thái cụ thể (rừng, biển…) để HS trả lời
được các câu hỏi:
+ Có những sinh vật nào sống trong quần xã (rừng, biển…)?
+ Nêu mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường?
GV chốt lại sự tương tác giữa sinh vật với môi trường thể hiện mối quan hệ trong hệ
sinh thái.
+ Hệ sinh thái là gì?
+ Phân tích các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái?
+ Cho ví dụ một số loại hệ sinh thái mà em biết?
+ Hình ảnh 1 số hệ sinh thái. GV yêu cầu Hs chỉ ra được hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh
thái nhân tạo. Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo.
+ Hãy nêu ví dụ về hệ sinh thái nhân tạo ở địa phương. Nêu các thành phần của hệ sinh
thái và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.


Đánh giá: sử dụng một số câu hỏi mục Công cụ đánh giá.
*Tiểu kết: GV cùng HS tổng hợp lại những điều HS đã biết về hệ sinh thái và nhóm lại
thành các nội dung như: khái niệm; thành phần cấu trúc; các kiểu hệ sinh thái.
3.2.Hoạt động 2: Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái (2 tiết)
* Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật

GV cho HS xem các tranh ảnh, phim sau đó cho HS tự rút ra các khái niệm: lưới
thức ăn, chuỗi thức ăn.

GV cho HS xây dựng lưới thức ăn, chuỗi thức ăn.

Xem hình 43.2 SGK để rút ra khái niệm bậc dinh dưỡng.

Chỉ ra bậc dinh dưỡng trong 1 lưới thức ăn cụ thể.
GV đặt vấn đề: Nếu 1 mắt xích của chuỗi thức ăn bị mất đi thì quần xã có còn duy trì
được hay không? Từ đó nhấn mạnh sự phát triển bền vững của hệ sinh thái.
* Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa

3


GV đặt vấn đề: Nếu không có các vi sinh vật phân giải thì Trái đất chúng ta hiện nay sẽ
như thế nào?
HS dung phương pháp động não đưa ra các phương án trả lời. Từ đó GV rút ra tầm quan
trọng của quá trình phân giải, tuần hoàn các chất trong tự nhiên. Từ đó rút ra khái niệm
về chu trình sinh địa hóa.

GV sử dụng PHT để học sinh hoàn thiện chu trình Cacbon và chu trình nước.
Phiếu học tập: hãy quan sát hình và hoàn thiện chu trình sinh địa hóa của Cacbon, nước
như bảng sau (thời gian 5 phút)


4



Trả lời các câu hỏi vận dụng:
+ Nguyên nhân nào làm tăng nồng độ CO 2 trong bầu khí quyển? Hậu quả và biện pháp
hạn chế.
+ Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt,
hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục.
* Dòng năng lượng trong hệ sinh thái, tháp sinh thái và hiệu suất sinh thái
GV đặt tình huống: Hãy chỉ ra mối tương quan về số lượng mèo và chuột trong tự
nhiên. Từ đó để HS có thể giải thích được vì sao có mối tương quan đó.
+ Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái?
+ Những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi
trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng.
+ Những nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?

GV cho HS xem hình 43.3 SGK và rút ra khái niệm tháp sinh thái.

GV sử dụng phiếu học tập phân biệt về các tháp sinh thái. Trong các tháp sinh thái
tháp nào là hoàn thiện nhất? Vì sao?

Từ sự chuyển hóa và thất thoát năng lượng qua chuỗi thức ăn trong HST và quan
sát hình 45.3 SGK GV đặt ra các câu hỏi:
+ Khái niệm hiệu suất sinh thái là gì?
+ Hiệu suất sinh thái của bậc sau thường là bao nhiêu so với bậc trước?
3.3. Hoạt động 3: Sinh quyển và vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. (2
tiết)
5




GV cho HS xem phim, ảnh về các khu sinh học trong sinh quyển yêu cầu HS thảo
luận nhóm sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thức tự từ Bắc xuống phía Nam của
Trái Đât, ghi lại các ý kiến thảo luận vào giấy.

Tổ chức dạy học dự án.
- Tên dự án: “Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp)
Nêu tên dự án
- Nêu tình huống có vấn đề - Nhận biết chủ đề dự án.
về việc khai thác và sử dụng
tài nguyên không hợp lí để
dẫn đến tên dự án.
Xây dựng các tiểu - Tổ chức cho học sinh phát - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý
chủ đề/ý tưởng
triển ý tưởng, hình thành các tưởng.
tiểu chủ đề.
- Cùng GV thống nhất các tiểu chủ
- Thống nhất ý tưởng và lựa đề nhỏ.
chọn các tiểu chủ đề.
+ Ô nhiễm môi trường
+ Sử dụng tài nguyên đất ở ĐP
+ Sử dụng tài nguyên rừng ở ĐP
+ Sử dụng tài nguyên biển và ven
biển ở ĐP

Lập kế hoạch thực - Yêu cầu học sinh nêu các - Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi
hiện dự án.
nhiệm vụ cần thực hiện của dự ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ
án.
phải thực hiện.
- GV gợi ý bằng các câu hỏi - Thảo luận và lên kế hoạch thực
về nội dung cần thực hiện.
hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm thực hiện; Thời lượng; Phương
môi trường là gì?
pháp, phương tiện; Sản phẩm).
+ Các hình thức gây ô nhiễm + Thu thập thông tin
môi trường
+ Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu
+ Tình hình sử dụng tài có thể)
nguyên hiện nay ở địa phương + Thảo luận nhóm để xử lý thông
như thế nào?
tin
+ Hậu quả của việc sử dụng + Viết báo cáo
tài nguyên không hợp lí
+ Lập kế hoạch tuyên truyền.
+ Các biện pháp sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên
- Từ đó gợi ý cho HS các
nhiệm vụ cần thực hiện.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (2 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)

6



- Thu thập thông tin
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp - Thực hiện nhiệm vụ theo kế
- Điều tra, khảo sát đỡ các nhóm (xây dựng câu hoạch.
hiện trạng
hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong
phiếu điều tra, cách thu thập
thông tin, kĩ năng giao tiếp...)
- Thảo luận nhóm để - Theo dõi, giúp đỡ các - Từng nhóm phân tích kết quả thu
xử lý thông tin và lập nhóm (xử lí thông tin, cách thập được và trao đổi về cách trình
dàn ý báo cáo
trình bày sản phẩm của các bày sản phẩm.
- Hoàn thành báo nhóm)
- Xây dựng báo cáo sản phẩm của
cáo của nhóm
nhóm
- Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền bảo vệ môi trường,
sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng. (1 tiết)
Báo cáo kết quả
- Tổ chức cho các nhóm báo - Các nhóm báo cáo kết quả
cáo kết quả và phản hồi
- Trình chiếu Powerpoint.
- Gợi ý các nhóm nhận xét, - Trình chiếu dưới dạng các file
bổ sung cho các nhóm khác.
video.
- Các nhóm tham gia phản hồi về
phần trình bày của nhóm bạn.
- Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào
các kết quả thu thập được từ mỗi
nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào

vở.
Nhìn lại quá trình - Tổ chức các nhóm đánh - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá
thực hiện dự án
giá, tuyên dương nhóm, cá lẫn nhau.
nhân.
- Nêu ý tưởng về - Yêu cầu HS nêu ý tưởng - Nhóm trưởng báo cáo kết quả
chiến lược tuyên các nhóm.
tổng hợp ý tưởng về chiến dịch
truyền tuyên truyền - GV cho cac nhóm thảo tuyên truyền ở địa phương...
bảo vệ môi trường, sử luận và lựa chọn một ý tưởng
dụng hợp lí tài tốt nhất, phù hợp nhất với điều
nguyên thiên nhiên kiện
cho cộng đồng.
3. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận
dụng Vận
thấp
cao
ND1. Hệ sinh thái
- Nêu được
- Giải thích
khái niệm HST.
- Lấy được ví được tại sao nói
- Liệt kê được dụ về một HST. hệ sinh thái
thành phần cấu - Phân tích biểu hiện chức
trúc của HST.
được

thành năng của một tổ
7

Các NL hướng
tới
trong chủ đề
dụng
- KN quan sát,
so sánh.
- Kĩ năng phân
loại, phân nhóm
- Kĩ năng định


- Nêu được phần cấu trúc chức sống.
các kiểu HST của một HST cụ
trên trái đất
thể.
- Phân biệt các
tháp sinh thái.

nghĩa
- Năng
GQVĐ

lực

- So sánh
được HST tự
nhiên với HST

nhân tạo.

ND 2: Trao đổi chất và năng
lượng trong HST
- Nêu được - Giải thích
KN chuỗi, lưới được tại sao
thức ăn.
lưới thức ăn
- Nêu được trong hệ sinh
các tháp sinh thái không kéo
thái, hiệu suất dài (quá 6 mắt
sinh thái.
xích).
- Nêu được - Trình bày
khái niệm chu được quá trình
trình vật chất
chuyển
hoá
năng
lượng
trong hệ sinh
thái (dòng năng
lượng).
- Trình bày
được các chu
trình sinh địa
hoá : nước,
cacbon, nitơ.
- Giải thích
được tại sao

năng
lượng
truyền lên các
bậc dinh dưỡng
càng cao thì
càng nhỏ dần

- Kĩ năng quan
sát.
- NL GQVĐ
- Chỉ ra được
những nguyên
nhân làm tăng
nồng độ CO2
trong bầu khí
quyển (Hậu quả
và cách hạn
chế)
- Chỉ ra được
những nguyên
nhân làm ảnh
hưởng đến chu
trình nước trong
tự nhiên gây
nên lũ lụt hạn
hán, ô nhiễm
MT nước. Nêu
cách khắc phục

8


- Đề xuất
được 1 số biện
pháp làm tăng
hiệu suất sinh
học của HST.
- Giải thích
được vì sao
một HST phải
đảm bảo chu
trình tuần hoàn
vật chất.


ND3. Sinh quyển và vấn đề sử
dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên
- Nêu được - Trình bày
khái niệm sinh được các hình
quyển
thức gây ô
- Nêu được nhiễm
môi
các khu sinh trường.
học chính trên - Trình bày
Trái Đất (trên được hậu quả
cạn và dưới của việc sử
nước).
dụng tài nguyên
- Nêu được không hợp lí

các dạng tài - Trình bày
nguyên
thiên được các hình
nhiên
thức sử dụng tài
- Nêu được nguyên
đất,
KN phát triển rừng, biển và
bền vững
ven biển
4.
Công cụ đánh giá
5.1. Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên
cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh
vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái
rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác trong quần xã đó, cũng như
mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của
chúng (E.P. Odum 1986, G. Stephan 1980).
Theo khoản 1 điều 3 của Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam năm 2004: Rừng là
một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất
rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng
là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1* trở lên. Rừng gồm rừng trồng và
rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (quy định
trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh: là rừng phải có độ tàn
che từ 0,3 trở lên)
Theo Tansley (1935): Rừng là một hệ sinh thái.
Theo Sucasep (1964): Hệ sinh thái rừng đồng nghĩa với quần lạc sinh địa rừng.
Nhìn chung có nhiều khái niệm về rừng song hầu hết các khái niệm đều có điểm thống
nhất đó là nó phải bao gồm thành phần cây gỗ đóng vai trò chủ đạo. Mặc dù có sự tương

đồng song giữa hai khái niệm (của Sucaep và Tansley) cũng có sự khác nhau nhất định.
Khái niệm của Tansley tỏ ra rộng hơn, ngược lại, khái niệm theo Sucasep tỏ ra nghiêm
ngặt hơn – đó là những bộ phận của bề mặt đất hoặc nước thuần nhất về các điều kiện địa
9


hình, vi khí hậu, đất, thủy văn và các yếu tố sinh học. Trong số 2 khái niệm này, khái
niệm của Tansley, 1935 tỏ ra đơn giản hơn và dễ nhớ hơn và được sử dụng rộng rãi.
Thành phần thực vật rừng

Thành phần cây gỗ: Đây là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái rừng. Đối với
rừng nhiệt đới nói chung thành phần cây gỗ được chia thành 3 tầng: tầng vượt tán, tầng
ưu thế sinh thái và tầng dưới tán.
Dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài mà người ta chia ra thành rừng thuần loài và
rừng hỗn loài. Về nguyên tắc, rừng thuần loài là rừng chỉ có một loài. Tuy nhiên trên thực
tế, rừng có một số loài khác nhưng số lượng các loài khác này không vượt quá 10% thì
vẫn được coi là rừng thuần loài (rừng thuần loài tương đối). Với rừng hỗn loài, để biểu
thị mức độ tham gia của các loài người ta dùng công thức tổ thành. Thành phần cây gỗ là
bộ phận chính và chủ yếu tạo nên độ khép tán (được biểu diễn thông qua độ tán che), độ
đầy và trữ lượng lâm phần.
Lớp cây tái sinh: Đây là thuật ngữ dùng để nói về lớp cây thế hệ non của tầng cây gỗ,
chúng sống và phát triển dưới tán rừng, chúng sẽ là đối tượng thay thế tầng cây gỗ phía
trên khi tầng cây này được khai thác. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau
người ta chia lớp cây tái sinh thành các giai đoạn: cây mầm, cây mạ và cây con (hay cây
non). Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các nhân tố ảnh
hưởng và xác định các biện pháp kĩ thuật trong chăm sóc, bảo vệ.

Cây mầm: Là lớp cây nằm trong khoảng một vài tháng tuổi (tùy loài). Đặc trưng
của lớp cây ở giai đoạn này là cây chưa có khả năng quang hợp, vẫn sống nhờ vào chất
dinh dưỡng có sẵn trong phôi hạt. Trong giai đoạn này cây chịu ảnh hưởng mạnh của các

yếu tố môi trường đặc biệt là nhân tố ánh sáng và độ ẩm.
Theo W.Richard (1956), đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của cây tái sinh, cây tái sinh
có thể chết hàng loạt do môi trường thiếu nước hoặc nhiệt độ quá cao do ánh sáng trực
xạ. Cũng theo W. Richard, một nguyên nhân khác nguy hiểm đối với cây mầm là các loài
động vật rừng.

Cây mạ: Là những thế hệ cây gỗ thường có tuổi từ một vài tháng đến 1 -2 năm,
chiều cao thường không quá 50cm. Đặc điểm: Cây đã có khả năng tự đồng hóa. Mặc dù
đã lớn hơn lớp cây mầm song cây mạ vẫn rất yếu ớt và chịu ảnh hưởng nhiều của các
nhân tố môi trường trong đó có sự cạnh tranh của cỏ dại.

Cây con (cây non): Là những thế hệ cây lớn hơn 2 năm tuổi, thường có chiều cao
>50cm. Cùng với sự sinh trưởng, nhu cầu ánh sáng của nó cũng tăng dần. Khi cây con có
chiều cao >1m, khoẻ mạnh thì được coi là những cây con có triển vọng. Đây chính là đối
tượng sẽ thay thế tầng cây gỗ trong tương lai.

Thành phần cây bụi: Là những cây thân gỗ, song chiều cao không quá 5m, phân
cành sớm. Cây bụi là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Trong kinh
doanh rừng hiện đại, lớp cây bụi mang lại rất nhiều lợi ích – đó là những lợi ích phi gỗ
(NTFPs)

Thành phần thảm tươi: Bao gồm những loài thực vật thân thảo (không có cấu
tạo gỗ), chúng thường sống dưới tán rừng. Cũng như cây bụi, nhiều loài cây thảo đem lại
lợi ích kinh tế khá cao. Đứng trên quan điểm sinh thái, lớp cây bụi và lớp thảm tươi có ý
nghĩa quan trọng, chúng góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất, tham
10


gia vào quá trình hình thành, cải tạo đất. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là tác nhân cản trở
tái sinh gây những khó khăn trong công tác trồng rừng, phục hồi rừng.


Thực vật ngoại tầng: Bao gồm các loài dây leo, thực vật phụ sinh… chúng mọc
không tuân theo một trật tự nào về không gian, chúng không phân bố ở những tầng cụ thể
nào. Một số loài thực vật ngoại tầng có thể có giá trị kinh tế, làm dược liệu.
Theo quan điểm của sinh thái học hiện đại, năng lượng đi qua hệ sinh thái cũng tuân
theo các quy luật nhiệt động học của vật lý:

Quy luật 1: năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ
chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ: Năng lượng mặt trời (quang năng) có thể
chuyển hóa thành hóa năng tích lũy trong thực vật.

Quy luật 2: Khi năng lượng được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác không
bao giờ được bảo toàn 100% mà thường bị hao hụt một lượng nhất định để biến thành
nhiệt năng.

Sinh vật tự dưỡng là sinh vật có khả năng tự mình tổng hợp ra các chất hữu cơ cần
thiết cho sự sống. Sinh vật tự dưỡng được chia thành 2 loại, tương ứng với nó là 2 nguồn
cung cấp năng lượng
1.
Sinh vật quang dưỡng: Sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Quá trình tổng
hợp chất dinh dưỡng được thực hiện nhờ vào diệp lục, H 2O, CO2 dưới tác dụng của ánh
sáng mặt trời. Thực vật màu xanh là những sinh vật quang dưỡng.
2. Sinh vật hóa dưỡng: Sử dụng năng lượng hóa học từ các phản ứng hóa học của các
chất vô cơ đơn giản. Ví dụ: các sinh vật ôxy – hoá lưu huỳnh (S) thành axit sunfuaric
(H2S) qua đó hấp thụ năng lượng của phản ứng hóa học này.

Với nhóm sinh vật dị dưỡng, nguồn cung cấp năng lượng của chúng không phải
trực tiếp từ mặt trời cũng như các phản ứng hóa học mà chính là từ các sản phẩm hữu cơ
do các sinh vật tự dưỡng tổng hợp lên. Các sinh vật dị dưỡng được gọi chung là những
sinh vật tiêu thụ. Sinh vật dị dưỡng được chia thành 3 bậc từ bậc 1 đến bậc 3.


Sinh vật phân hủy: Chuyên phân hủy các hợp chất hữu cơ trong xác chết, chất bài
tiết…thành các hợp chất vô cơ đơn giản hơn cũng có thể được gộp chung vào nhóm các
sinh vật dị dưỡng.
Hãy đọc đoạn thông tin về hệ sinh thái rừng ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tại sao Rừng là một hệ sinh thái
Câu hỏi 2: Phân tích các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái rừng?
Câu hỏi 3: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Điều dưới đây không đúng với hệ sinh thái:
A. là hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
B. bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh.
C. trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường.
D. có kích thước giới hạn.
2. Sinh vật dưới đây không phải là sinh vật sản xuất:
A. cây xanh.
B. nấm.
C. cỏ.
D. vi sinh vật quang hợp.
3. Các nhân tố dưới đây không phải là thành phần của sinh cảnh trong hệ sinh
thái:
A. Ánh sáng, đất, nước.
B. Lượng mưa, gió, nhiệt độ, không khí ...
11


C. Thỏ, nai, chuột.
D. Xác chuột, gỗ mục.
* Cho các hệ sinh thái tự nhiên sau đây (dùng cho câu 4, 5, 6 và 7):
I. Thảo nguyên.
II. Rừng ngập mặn.

III. Rừng nhiệt đới.
IV. Sông.
V. Hoang mạc.
VI. Ao.
VII. Đồng rêu đới lạnh.
VIII. Hồ.
IX. Rừng thông phương Bắc.
X. Suối.
XI. Sa van đồng cỏ.
XII. Rạn san hô.
4. Hệ sinh thái trên cạn gồm các hệ sinh thái:
A. I, II, XI.
B. III, V, XI.
C. I, III, V, VII, IX, XI.
D. III, VII, IX.
5. Hệ sinh thái nước đứng gồm các hệ sinh thái:
A. IV, X.
B. VI, XII.
C. IV, VIII.
D. VI, VIII.
6. Hệ sinh thái nước mặn gồm các hệ sinh thái:
A. XII, IV.
B. IV, VII.
C. II, VII.
D. II, XII.
7. Hệ sinh thái nước chảy gồm:
A. VIII, IV.
B. IV, X.
C. XII, X.
D. X, VIII.

8. Sinh vật sau không phải là sinh vật phân giải:
A. vi khuẩn.
B. nấm.
C. sâu ăn lá.
D. giun đất.
9. Trong các thành phần sau đây:
I. Cây xanh. II. Chuột.
III. Thảm mục. IV. Giun đất. V. Vi khuẩn.
Thành phần hữu sinh có trong hệ sinh thái gồm:
A. I, II, III.
B. I, III, IV.
C. I, II, IV.
D. II, III, V.
10. Điều sau không đúng với sinh vật phân giải:
A. Gồm chủ yếu là vi khuẩn, nấm.
B. Phân giải vật chất vô cơ có sẵn thành chất hữu cơ trả lại môi trường.
C. Phân giải xác chết sinh vật thành chất vô cơ trả lại môi trường.
D. Là một số loài động vật không xương sống như giun đất.
11. Ví dụ sau không phải là hệ sinh thái:
A. Một giọt nước lấy từ ao.
B. Một bể cá cảnh.
C. Mặt trăng.
D. Đại dương.
12. Điều sau không đúng với sinh vật sản xuất:
A. Sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu
cơ.
B. Nấm, địa y.
C. Cây xanh.
D. Vi sinh vật quang tự dưỡng.
13. Hệ sinh thái sau không phải là hệ sinh thái nhân tạo:

A. Đồng ruộng.
B. Rừng Cúc Phương.
C. Hồ nuôi cá cảnh. D. Con tàu vũ trụ.
14. Trong hệ sinh thái dưới nước, các sinh vật sau không phải là sinh vật nền đáy
mà là sinh vật nổi:
A. Hải quỳ, cầu gai.
B. Tảo nâu, tảo đỏ, cỏ biển.
C. Tảo đơn bào, trùng lỗ.
D. Cua, ốc.
12


15. Hệ sinh thái trên cạn có vai trò quan trọng đối với đời sống con người là các hệ
sinh thái
A. hoang mạc.
B. rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim, rừng lá rộng ôn đới.
C. thảo nguyên.
D. nông nghiệp vùng đồng bằng.
16. Hệ sinh thái sau không phải là hệ sinh thái tự nhiên:
A. Rừng mưa nhiệt đới.
B. Hồ chứa.
C. Đại dương.
D. Giọt nước ao.
17. Các hệ sinh thái trên cạn có tính đa dạng sinh học nghèo nàn nhất là các hệ
sinh thái:
A. thảo nguyên.
B. hoang mạc.
C. rừng mưa nhiệt đới.
D. nông nghiệp vùng đồng bằng.
18. Các hệ sinh thái trên cạn có tính đa dạng sinh học phong phú nhất là các hệ

sinh thái:
A. thảo nguyên.
B. hoang mạc.
C. rừng mưa nhiệt đới.
D. nông nghiệp vùng đồng bằng.
19. Các hệ sinh thái nước có độ đa dạng sinh vật cao nhất là ở:
A. vùng biển xa khơi.
B. vùng ven bờ biển.
C. đầm, ao hồ.
D. sông, suối.
20. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định vì các
sinh vật trong quần xã luôn
A. cạnh tranh với nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
B. tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
C. tác động lẫn nhau.
D. tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
21. Những sinh vật sau không thuộc sinh vật tiêu thụ:
A. Nấm, vi khuẩn.
B. Động vật ăn thực vật.
C. Loài người.
D. Động vật ăn côn trùng.
22. Hệ sinh thái bao gồm
A. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau.
B. quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã).
C. các tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài.
D. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định.
23. Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu hệ sinh thái
A. rừng và biển.
B. tự nhiên và nhân tạo.
C. lục địa và đại dương.

D. trên cạn và dưới nước.
Câu 4. Điền các cụm từ cho sẵn ở cuối bảng vào chỗ trống (.........) cho thích hợp để
hoàn thành bảng khác nhau giữa hệ sinh thái rừng Cúc Phương và hệ sinh thái
rừng thông trồng ở Đà Lạt.
Rừng Cúc Phương
Rừng thông Đà Lạt
Hệ sinh thái tự nhiên
..............................................................
Phụ thuộc vào các qui luật tự nhiên. ..........................................................
13


................................................................ Loài kém đa dạng.
............................................................
Tính ổn định thấp, dễ thay đổi.
................................................................ Sức sinh trưởng và năng suất sinh
............................................................
học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Thông tin hỗ trợ:
a. Sức sinh trưởng và năng suất sinh học thấp hơn hệ sinh thái nhân tạo;
b. Hệ sinh thái nhân tạo;
c. Loài đa dạng;
d. Phụ thuộc vào con người;
e. Tính ổn định cao, ít thay đổi.
5.2. Tài nguyên thiên nhiên tỉnh BR- VT
5.2.1. Tài nguyên đất
Với diện tích 197.514 ha, chia thành 4 loại: đất rất tốt là loại đất có độ phì rất cao,
chiếm 19.60% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa và đất xám; đất tốt chiếm 26,40%;
đất trung bình chiếm 14,4%; còn lại 39,60% là đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn.
Đánh giá các loại đất của Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy: nhóm đất có ý nghĩa lớn cho sản

xuất nông – lâm nghiệp chiếm 60%, tỷ trọng này tương đối lớn so với nhiều tỉnh trong cả
nước. Nhóm đất này bao gồm đất phù sa, đất xám, đất đen và đất đỏ vàng. Điều này cho
phép tỉnh có thể phát triển một nền nông nghiệp đủ mạnh. Ngoài ra, còn một tỷ trọng lớn
đất không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bao gồm đất cát, đất nhiễm phèn, mặn, đất
xói mòn…
5.2.2. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của Bà Rịa - Vũng Tàu không lớn. Đất có khả năng trồng rừng là 38.850
ha, chiếm 19,7% diện tích tự nhiên, trong đó đất hiện đang có rừng là 30.186 ha (rừng tự
nhiên là 15.993 ha, rừng trồng là 14.253 ha), như vậy còn khoảng 8,664 ha đất lâm
nghiệp chưa có rừng.
Hiện nay tỉnh có hai khu rừng nguyên sinh là: khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu có diện tích 11.392 ha và khu vườn quốc gia Côn Đảo diện tích gần 5.998 ha.
Tài nguyên rừng đang có xu hướng giảm, các loại rừng giàu (trữ lượng gỗ trên 180
m3/ha) không còn, rừng trung bình chỉ còn lại 1,5% diện tích có rừng. Trước kia trong
rừng có trên 700 loài gỗ, thảo mộc và hơn 200 loài động vật trong đó có nhiều loại gỗ và
động vật quý hiếm nhưng đến nay hầu như các loại gỗ và động vật quý hiếm không còn.
Rừng của Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ có tầm quan trọng trong tạo cảnh quan, môi trường,
phòng hộ và phát triển du lịch, còn việc khai thác rừng lấy gỗ, nguyên liệu không lớn.
* Rừng quốc gia Bình Châu
Vị trí: Khu bảo tồn Bình Châu - Phước Bửu được thành lập vào năm 1984, thuộc địa
bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Ðặc điểm: Đây là khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn lại ở Nam Bộ có giá trị về
nhiều mặt. Trong khu bảo tồn có nhiều loài động vật hoang dã quí hiếm đã được liệt kê
vào sách đỏ của thế giới. Từ thành phố Vũng Tàu qua thị xã Bà Rịa, theo tỉnh lộ 23 đến
ngã ba thị trấn Xuyên Mộc rồi rẽ phải chừng 15km nữa, du khách sẽ tới khu rừng cấm
quốc gia Bình Châu - Phước Bửu. Nằm dọc ven biển,thuộc phía nam huyện Xuyên Mộc,
14


khu rừng trải dài trên địa phận của 5 xã : Bình Châu, Bưng Riềng, Bưng Trang, Xuyên
Mộc và Phước Bửu, với tổng diện tích 11.293ha. Địa hình của rừng cấm tương đối bằng

phẳng, duy nhất ở phía tây nam có một vài ngọn núi: Hồng Nhung cao 118m, Hồ Linh
162m... Những quả đồi thoải dần xen lẫn những vạt rừng tươi tốt chạy ngút tầm mắt và
một hệ thống hồ và bàu nước ngọt tự nhiên như những tấm guơng khổng lồ đã tạo nên
cảnh quan tuyệt đẹp : Hồ Linh, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Hồ Lo, Bàu Nhám, Bàu Bàng...
Giữa rừng già, du khách gặp dòng sông Hỏa là hợp lưu của suối Đá, suối Sóc, suối Cát
chảy êm đềm về biển, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng thật hiếm có. Rừng Bình Châu - Phước
Bửu là một trong những khu rừng nổi tiếng ở phía Nam nước ta. Ngày 9 tháng 8 năm
1986 Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định số 194, đưa vào danh mục rừng cấm quốc gia.
Các nhà khoa học đã khảo sát phát hiện ở đây có 3 kiểu rừng gồm : Rừng thưa hơi khô,
rừng dày ẩm thường rụng lá (trên đất đỏ bazan), rừng chuyển tiếp giữa rừng thưa và rừng
dày. Ngoài ra còn có rừng tràm mọc ven biển. Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa
dạng, thuộc 113 họ, 408 chi, 661 loài, trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm : gõ đỏ, cẩm
lai, giáng hương, trai, xây, vên vên, lim, sến...Đặc biệt có tới 16 loài cây thuốc họ dầu :
Dầu cát, dầu mít, dầu lông, dầu trà ban...
Dưới tán rừng sum xuê là các loài cây kiểng sinh sống: Thiên tuế, vạn tuế, huỳnh mai,
mai chiếu thủy, thiết mộc lan... Đặc biệt phong lan có hàng chục loại quý: hoàng yến,
ngọc điểm, kim điệp, đoản kiếm, đuôi cái, vệ lan móng, hổ bì... Động vật ở rừng Bình
Châu - Phước Bửu có 178 loài thuộc 70 họ, 29 bộ. Thú gồm có loài: voi, báo hoa mai,
khỉ, vọc, heo rừng, trâu rừng, hoẳng, cheo... Chim gồm 96 loài: cu xanh, gầm ghì, trĩ,
công, hồng hoàng, gà lôi... Bò sát có 33 1oài: trăn, gấm, kỳ đà, rùa vàng, ba ba...
Rừng Bình Châu - Phước Bửu là một quần thể cảnh quan đa dạng, có sức thu hút nhiều
du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
* Bà Rịa - Vũng Tàu: Khu du lịch sinh thái rừng Phước Bửu xây xong bỏ hoang
/>5.2.3. Tài nguyên biển
Bà Rịa - Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km, trong đó khoảng 70 km có bãi cái thoai
thoải, nước xanh, có thể dùng làm bãi tắm quanh năm. Vịnh Giành Rái rộng khoảng 50
km2 có thể xây dựng một hệ thống cảng hàng hải.
Với diện tích thềm lục địa trên 100.000 km 2 đã tạo cho tỉnh không những có vị trí quan
trọng về an ninh quốc phòng, mà còn tạo ra một tiềm năng to lớn để phát triển các ngành
kinh tế biển.

Thềm lục địa của Bà Rịa - Vũng Tàu có 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, hàng
ngàn loài tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng hải sản có thể khai
thác tối đa hàng năm từ 150.000 – 170.000 tấn.
Tài nguyên biển của Bà Rịa - Vũng Tàu rất thuận lợi cho phát triển vận tải biển, hệ
thống cảng, du lịch và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản.
Hãy đọc đoạn thông tin về tài nguyên thiên nhiên BR-VT ở trên và trả lời các câu
hỏi sau:
Câu hỏi 1: Vũng Tàu có các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên gì? Các tài nguyên đó
được sử dụng để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như thế nào?
15


Câu hỏi 2: chúng ta cần làm gì để có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh một
cách bền vững, vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội, vừa
đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ mai sau?
Câu hỏi 3: Hãy nêu những biện pháp cụ thể, cần thiết để nâng cao nhận thức của người
dân về bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lí ở địa phương.
Câu hỏi 4: Các nhóm đưa ra 1 khẩu hiệu tuyên truyền về việc bảo vệ và sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.

16


MỤC LỤC
Trang
I. Nội dung chuyên đề.....................................................................................................1
1.1. Mô tả chuyên đề.........................................................................................................
1.2. Mạch kiến thức của chuyên đề.................................................................................
1.3. Thời lượng..................................................................................................................
II. Tổ chức dạy học chuyên đề.........................................................................................

....
1. Mục tiêu chuyên đề....................................................................................................
1.1. Kiến thức.................................................................................................................
1.2. Kỹ năng...................................................................................................................
1.3. Thái độ....................................................................................................................
1.4. Định hướng các NL được hình thành...................................................................
2. Chuẩn bị của GV và HS............................................................................................
2.1. Chuẩn bị của GV....................................................................................................
2.2. Chuẩn bị của HS.....................................................................................................
3. Tiến trình tổ chức hoạt động....................................................................................
4. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề...........................................................
5. Công cụ đánh giá.......................................................................................................
5.1. Hệ sinh thái rừng....................................................................................................
5.2. Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu..................................................

17



×