Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

CHUYÊN đề KINH tế nước TA từ THẾ kỷ x XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.16 KB, 26 trang )

CHUYÊN ĐỀ: KINH TẾ NƯỚC TA TỪ THẾ KỶ X-XVIII
(2 Tiết )
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Tình hình nông nghiệp VN thế kỉ X-XVIII
1.1 Mở rộng và phát triển nông nghiệp trong các thế kỷ X-XV
Đầu thế kỷ X, sau khi giành được độc lập, tự chủ, nhân dân cả
nước, từ miền xuôi đến miền ngược phấn khởi, ra sức khai phá đất hoang,
mở rộng ruộng đồng, phát triển nông nghiệp nhằm nhanh chóng nâng cao
đời sống, đưa đất nước ngày càng cường thịnh.
Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác ngày càng gia
tăng. Vùng châu thổ các sông lớn và vùng ven biển được khai phá. Nhiều
làng xóm mới được thành lập. Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày
tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất. Nhà Trần khuyến khích các
quý tộc vương hầu, mộ dân nghèo đi khai hoang, thành lập điền trang.
Đại Việt đương thời thường xuyên bị nạn lụt đe dọa, gây nhiều khó khăn.
Nhà Lý cho dân xây dựng những con đê. Năm 1428, nhà Trần tổ chức
đắp đê từ đầu nguồn đến biển dọc các con sông lớn gọi là đê “quai vạc”.
Theo nhận xét của sứ thần Trung Quốc: “Từ đó thủy tai không còn
nữa mà đời sống của nhân dân cũng được sung sướng, đất không bỏ sót
một nguồn lợi nào”.
Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định. Thời Lê sơ, nhà nước
sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang
mở rộng ruộng đồng. Các vua Lê cũng cấp đất cho quý tộc, quan lại, đặt
phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.
Các nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm đến việc bảo vệ sức
kéo cho nông nghiệp.
Theo lời của Thái hậu Linh Nhân, vua Lý Nhân Tông đã xuống
chiếu “Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp… Nhà
láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”.



Ngoài việc chăn nuôi và bảo vệ trâu bò làm sức kéo, người dân còn
nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan,…
Ngoài việc trồng lúa, nhân dân còn trồng nhiều cây lương thực
khác như sắn, khoai, đậu, kê và các loại cây ăn quả như cam, quýt, chuối,
nhãn, vải,… cùng một số cây công nghiệp như bông, dâu…
Nhiều vườn rau được hình thành xung quanh các khu đông dân.
Mùa màng tốt tươi, nhân dân đủ ăn, đủ mặc.
1.2 Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI-XVIII
Từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, ruộng đất ngày càng tập
trung vào tay tầng lớp địa chủ quan lại. Nhà nước không quan tâm đến
sản xuất như trước. Mất mùa, đói kém xảy ra liên mien. Cuộc sống của
nông dân trở nên khổ cực, họ đã nổi dậy đấu tranh.
Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ nửa sau thế kỷ
XVII mới dần dần ổn định trở lại.
Ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích
canh tác. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân khai
khẩn đất hoang, mở rộng ruộng đồng. Diện tích cả nước tăng lên nhanh
chóng. Nhân dân hai miền ra sức tăng gia sản xuất bồi đắp đê đập, nạo
vét mương máng. Nhân dân còn tìm cách nhân giống tạo ra nhiều giống
mới giúp bữa ăn thêm ngon và cung cấp thóc gạo cho thị trường. Họ cũng
trông thêm khoai sắn, ngô đậu, dâu mía bông đay. Kinh nghiệm “Nước,
phân, cần, giống” được đúc kết qua thực tế sản xuất. Đặc biệt nhất là ở
Nam Bộ, do đất đai, thời tiết thuận lợi, nhân dân đã sản xuất được nhiều
thóc gạo phục vụ thị trường, nâng cao đời sống. Nghề trông vườn với
nhiều loại cây ăn quả ngon như: dứa xoài, dừa… khá phát triển. Đây cũng
đồng thời là giai đoạn tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp
địa chủ phong kiến.
2. Sự phát triển thủ công nghiệp VN thế kỉ X- XVIII
2.1 Phát triển thủ công nghiệp ở các thế kỷ X-XV



Đất nước độc lập thống nhất. Thủ công nghiệp có điều kiện phát
triển nhanh chóng do nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên. Trong nhân
dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ,
ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng
cao. Chuông đồng, tượng phật xuất hiện ở khắp các chùa chiền. Đồ gốm
tráng men ngọc, men xanh độc đáo in hình người, hình thú, hình hoa lá
được đem trao đổi khắp nơi. Người thợ gốm còn sản xuất được các loại
gạch có hoa, rồng để phục vụ việc xây dựng cung điện, chùa chiền. Các
nghề trạm khắc đá, làm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm giấy các loại,
nhuộm vải đều phát triển.
Việc khai thác các tài nguyên trong lòng đất như vàng, bạc, đồng
ngày càng phát triển.
Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành như Bát
Tràng (HN), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu
(Hưng Yên)… Tuy nhiên nhân dân ở đây vẫn làm nông nghiệp.
Các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đều thành lập các
xưởng thủ công (Quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí,
đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan quý tộc hoặc góp phần xây
dựng các cung điện dinh thự. Đầu thế kỷ XV, các thợ quan xưởng dưới sự
chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế được súng thần cơ và đóng được
thuyền chiến có lầu. Thời Lê sơ, quan xưởng được mở rộng.
2.2 Sự phát triển của thủ công nghiệp thế kỷ XVI-XVIII
Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt
vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt đúc đồng ngày càng phát triển
và đạt trình độ cao.
Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như khắc in bản gỗ, nghề làm
nồi trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
Số làng nghề dệt lụa lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm
vải đúc đồng tăng lên ngày càng nhiều. Ở các làng này, cư dân vẫn làm



ruộng, tuy nhiên một số thợ thủ công giỏi đã rời làng, ra các đô thị lập
phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng
Trong và Đàng Ngoài.
Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một
số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người
Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán ra thị trường hoặc phục vụ
nhà nước ngày càng lớn.
3. Sự phát triển thương nghiệp Việt Nam thế kỉ X- XVIII
3.1 Mở rộng thương nghiệp thế kỷ X-XV
Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp trong hoàn cảnh
đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy nhanh sự phát
triển của thương nghiệp.
Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở nhiều nơi. Giao lưu
buôn bán các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp ngày càng nhộn
nhịp.
Thăng Long từ thời Lý – Trần đã là một đô thị lớn với nhiều phố
phường, chợ búa. Từ thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường vừa buôn
bán, vừa làm thủ công phát triển phồn thịnh.
Từ sớm, các thuyền buôn Trung Quốc hay các nước phương Nam
đã qua lại buôn bán ở các vùng biển phía Bắc và miền Trung. Năm 1149,
nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để
thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hàng hóa. Lạch Trường (Thanh
Hóa), Càn Hải (Nghệ An), Thị Nại (Bình Định), Hội Thống (Hà Tĩnh)
đều là những vùng cảng quan trọng.
Ở vùng biên giới Việt – Trung, từ thời Lý đã hình thành một số địa
điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ các thứ lụa, giấy bút,
hương liệu, ngà voi, vòng bạc trao đổi.



Tuy nhiên, vào thời Lê, nhà nước không chủ trương mở rộng giao
lưu với thương nhân nước ngoài. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến
một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.
3.2 Sự phát triển thương nghiệp thế kỷ XVI-XVIII
Từ các thể kỷ XVI-XVII, buôn bán phát triển ở miền xuôi. Chợ
làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và họp theo phiên.
Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm
buôn bán của vùng. Một số nhà buôn lớn đã mua hàng thủ công hay thóc
lúa chở thuyền đến đây bán và mua một số sản phẩm địa phương để đưa
về. Việc buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược cũng tăng lên. Nhà
nước lập nhiều trạm ở các ngã ba đường lớn hay bến sông để thu thuế. Ở
Đàng Trong, vào cuối thế kỷ XVIII, nhiều nhà buôn trong đó có cả người
Hoa đã mua thóc lúa của Gia Định rồi trở ra các dinh miền Trung để bán.
Cũng trong thời gian này, do sự phát triển của giao lưu buôn bán
trên thế giới và do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh –
Nguyễn nên ngoại thương phát triển nhanh chóng. Thuyền buôn các
nước, kể cả cac nước châu Âu đến nước ta ngày càng nhiều.
Bên cạnh các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Gia va, Xiêm,
xuất hiện những thương nhà Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Họ đã chở
đến nước ta những sản phẩm như vũ khí, thuốc sung, len dạ, bạc đồng, đồ
sứ để đổi lấy tơ lụa, đường, đồ gốm, các loại nông sản, lâm sản quý chở
đi. Nhiều thương nhân nước ngoài như Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan,
Anh, Pháp đã xin lập phố xá, cửa hàng để có thể buôn bán được lâu dài.
Ngoại thương phát triển rầm rộ lên trong một thời gian, nhưng đến
giữa thế kỷ XVIII thì suy yếu dần. Chế độ thuế khóa ngày càng phức tạp,
quan lại khám xét phiền phức. Các chúa xem đây là một nguồn thu lớn.
3.3 Sự hưng khởi của các đô thị trong các thế kỷ XVI-XVIII
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự

hình thành và hưng khởi của các đô thị.


Vào các thế kỷ XVI-XVIII, nhiều đô thị mới được hình thành ở
miền Bắc và miền Nam. Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm
36 phố phường và 8 chợ.
Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) ra đời và phát triển
phồn thịnh. Nhân dân có câu “Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”.
Theo người phương Tây mô tả, bấy giờ Phố Hiến có khoảng 2000
nóc nhà.
Hội An là thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong (trên đất Quảng
Nam ngày nay), phát triển chủ yếu ở các thế kỷ XVII-XVIII.
Thanh Hà cũng là một đô thị mới hình thành trên bờ sông Hương
gần Phú Xuân (Huế) do các thương nhân Trung Hoa thành lập với sự
đồng ý của chúa Nguyễn. Trao đổi buôn bán ở đây khá sầm uất và người
đương thời gọi đây là “Đại Minh khách phố”.
Ngoài ra, còn một số trung tâm buôn bán nhỏ hơn phồn vinh một
thời.
Vào đầu thế kỷ XIX, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đô thị
suy tàn dần, thậm chí còn không được nhắc đến, trừ Thăng Long.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Trình bày được tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp VN thế kỉ X-XVIII
- Phân tích được tác dụng của kinh tế đối với việc củng cố mối
quan hệ giữa nhân dân với triều đình phong kiến, với sức mạnh của đất
nước để làm nên các chiến thắng chống ngoại xâm
2. Kĩ năng
- So sánh, phân tích, khái quát…

- Rút ra được bài học đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước ta hiện nay.
3. Thái độ


- Trân trọng những giá trị mà nhân dân ta đã tạo nên
- Giáo dục tinh thần yêu lao động
- Biết bảo vệ những giá trị vật chất và tinh thần của quá khứ mà
nhân dân ta đã xây dựng nên
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện những thành tựu kinh tế tiêu biểu.
+ Năng lực giải quyết mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau
của bối cảnh lịch sử và những chính sách của nhà nước phong kiến đối
với sự phát triển kinh tế
+ So sánh sự phát triển kinh tế quan từng giai đoạn của lịch sử dân
tộc
+ Năng lực vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những
vấn đề thực tiễn: Biết tham gia những hoạt động mang tính kinh tế ở địa
phương
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án Word và Powerpoint
- Tranh ảnh, lược đồ có liên quan
- Các tư liệu tham khảo
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến nội dung chủ đề

III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu
- Giáo viên co học sinh quan sat một số hình ảnh sau đó đặt câu
hỏi:

Em biết gì về những hình ảnh trên?


Hội An
2. Kiểm tra bài cũ: trong quá trình dạy học
3. Xây dựng các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình nông nghiệp của nước ta
giai đoạn thế kỷ X-XVIII
Đọc các tư liệu dưới đây, trao đổi thảo luận theo nhóm và trả
lời các câu hỏi:


Tư liệu 1: Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác ngày
càng gia tăng. Vùng châu thổ các sông lớn và vùng ven biển được khai
phá. Nhiều làng xóm mới được thành lập. Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm
làm lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất. Nhà Trần khuyến
khích các quý tộc vương hầu, mộ dân nghèo đi khai hoang, thành lập điền
trang. Đại Việt đương thời thường xuyên bị nạn lụt đe dọa, gây nhiều khó
khăn. Nhà Lý cho dân xây dựng những con đê. Năm 1428, nhà Trần tổ
chức đắp đê từ đầu nguồn đến biển dọc các con sông lớn gọi là đê “quai
vạc”.
Thời Lê sơ, nhà nước sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều
kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng. Các vua Lê cũng cấp
đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các
làng xã.

Các nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm đến việc bảo vệ sức
kéo cho nông nghiệp.
Tư liệu 2: Theo nhận xét của sứ thần Trung Quốc: “Từ đó thủy tai
không còn nữa mà đời sống của nhân dân cũng được sung sướng, đất
không bỏ sót một nguồn lợi nào”.
Tư liệu 3: Theo lời của Thái hậu Linh Nhân, vua Lý Nhân Tông đã
xuống chiếu “Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp…
Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”. (Đại Việt sử kí toàn thư)
Tư liệu 4: “Đứng mãi nào hay ngày đã tận
Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh” (Bùi Tông Quán, bản dịch)
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”
Tư liệu 5: Ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng
diện tích canh tác. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân
dân khai khẩn đất hoang, mở rộng ruộng đồng. Diện tích cả nước tăng lên
nhanh chóng. Nhân dân hai miền ra sức tăng gia sản xuất bồi đắp đê đập,
nạo vét mương máng. Nhân dân còn tìm cách nhân giống tạo ra nhiều


giống mới giúp bữa ăn thêm ngon và cung cấp thóc gạo cho thị trường.
Họ cũng trông thêm khoai sắn, ngô đậu, dâu mía bông đay. Kinh nghiệm
“Nước, phân, cần, giống” được đúc kết qua thực tế sản xuất. Đặc biệt
nhất là ở Nam Bộ, do đất đai, thời tiết thuận lợi, nhân dân đã sản xuất
được nhiều thóc gạo phục vụ thị trường, nâng cao đời sống. Nghề trông
vườn với nhiều loại cây ăn quả ngon như: dứa xoài, dừa… khá phát triển.
Tư liệu 6: Từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, ruộng đất ngày
càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ quan lại. Nhà nước không quan
tâm đến sản xuất như trước. Mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Cuộc
sống của nông dân trở nên khổ cực, họ đã nổi dậy đấu tranh.
Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ nửa sau thế kỷ

XVII mới dần dần ổn định trở lại.
Đây cũng đồng thời là giai đoạn tăng tình trạng tập trung ruộng đất
vào tay giai cấp địa chủ phong kiến.
* Câu hỏi:
Câu 1: Qua những tư liệu trên, em hãy trình bày các biện pháp phát
triển nông nghiệp của nhà nước và nhân dân Đại Việt trong các thế kỷ XXVIII.
Câu 2: Điểm khác nhau nổi bật của tình hình sản xuất nông nghiệp
giữa hai giai đoạn X-XV và XVI-XVII là gì?
Câu 3: Sự phát triển của nông nghiệp trong thời gian này có tác
dụng gì?
Câu 4: Tình hình sở hữu ruộng đất trong nông nghiệp ?

- Các nhóm thảo luận ,tìm câu trả lời, đại diện nhóm tổng hợp ý kiến và
đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Sau đó các nhóm khác bổ sung cho nhóm
bạn. Cuối cùng GV nhận xét ,bổ sung và chốt ý :
* Bối cảnh lịch sử:


- Thế kỷ X-XV là thời kì tồn tại của các triều đại phong kiến độc
lập, đất nước thống nhất.
- Thế kỷ XVI-XVIII là thời kì loạn lạc, đất nước liên tiếp diễn ra
các cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến.
* Chính sách nông nghiệp:
- Nhà nước Lý – Trần – Lê sơ đều quan tâm đến sản xuất nông
nghiệp.
- Nhà nước khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.
- Chú trọng công tác thủy lợi, coi trọng bảo vệ sức kéo trong nông
nghiệp.
 nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp. Đời
sống nhân dân được cải thiện, trật tự xã hội được đảm bảo.

* Chế độ sở hữu ruộng đất:
- Nhà nước ban cấp ruộng đất cho quý tộc quan lại, đặt phép quân
điền
- Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại.
- Giáo viên mở rộng cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về nông
nghiệp từ thế kỷ X-XVIII…..

Hình 1. Đắp đê thời Lý


Hình 2,3 Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là
một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về
nguồn cội.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình thủ công nghiệp của nước
ta giai đoạn thế kỷ X- XVIII
Đọc các tư liệu dưới đây, trao đổi thảo luận theo nhóm và trả lời
các câu hỏi:
Tư liệu 1: Đất nước độc lập thống nhất. Thủ công nghiệp có điều
kiện phát triển nhanh chóng do nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên.


Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm
đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm
ngày càng nâng cao. Chuông đồng, tượng phật xuất hiện ở khắp các chùa
chiền. Đồ gốm tráng men ngọc, men xanh độc đáo in hình người, hình
thú, hình hoa lá được đem trao đổi khắp nơi. Người thợ gốm còn sản xuất
được các loại gạch có hoa, rồng để phục vụ việc xây dựng cung điện,
chùa chiền. Các nghề trạm khắc đá, làm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm
giấy các loại, nhuộm vải đều phát triển.

Việc khai thác các tài nguyên trong lòng đất như vàng, bạc, đồng
ngày càng phát triển.
Tư liệu 2: Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành
như Bát Tràng (HN), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê
Cầu (Hưng Yên)… Tuy nhiên nhân dân ở đây vẫn làm nông nghiệp.
Các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đều thành lập các
xưởng thủ công (Quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí,
đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan quý tộc hoặc góp phần xây
dựng các cung điện dinh thự. Đầu thế kỷ XV, các thợ quan xưởng dưới sự
chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế được súng thần cơ và đóng được
thuyền chiến có lầu. Thời Lê sơ, quan xưởng được mở rộng.
Tư liệu 3: Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm
gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt đúc đồng ngày
càng phát triển và đạt trình độ cao.
Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như khắc in bản gỗ, nghề làm
nồi trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
Số làng nghề dệt lụa lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm
vải đúc đồng tăng lên ngày càng nhiều. Ở các làng này, cư dân vẫn làm
ruộng, tuy nhiên một số thợ thủ công giỏi đã rời làng, ra các đô thị lập
phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
Tư liệu 4: Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở
cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.


Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một
số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người
Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán ra thị trường hoặc phục vụ
nhà nước ngày càng lớn.

* Câu hỏi:

Câu 1: Nêu những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp
nước ta trong các thế kỉ X – XV.
Câu 2: Hãy lí giải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công
nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV.
Câu 3: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công
nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV.
Câu 4: Hãy chứng minh: thời Lý – Trần - Lê, thủ công nghiệp và
thương nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ.
Câu 5: Hãy chứng minh: trong các thế kỉ XVI – XVIII, thủ công
nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ.
Câu 6: Đánh giá về sự phát triển thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ
X đến thế kỉ XV.
Câu 7: Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp thế kỉ XVI –
XVIII. Liên hệ với ngày nay.
- Các nhóm thảo luận ,tìm câu trả lời, đại diện nhóm tổng hợp ý kiến và
đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Sau đó các nhóm khác bổ sung cho nhóm
bạn. Cuối cùng GV nhận xét ,bổ sung và chốt ý :
* Thủ công nghiệp từ thế kỉ X-XV
- Thủ công nghiệp trong nhân dân: phát triển
+ Nghề truyền thống: đúc đồng, rèn sắt, đồ gốm sứ, dệt lụa.
+ Nghề khác: chạm khắc đá, sản xuất gạch, làm giấy, nhuộm vải, khai
thác mỏ...
+ Hình thành các làng nghề thủ công: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc


Giang)...
- Thủ công nghiệp nhà nớc:
+ Xuất hiện Cục Bách Tác, tập trung thợ giỏi
+ Nhiều sản phẩm có giá trị cao: Tiền, vũ khí, thuyền chiến có lầu, súng
thần cơ (đại bác)...

- Nhận xét: Thủ công nghiệp nước ta thời kỳ này phát triển mạnh với các
sản phẩm phong phú đa dạng, đạt trình độ kỹ thuật cao.
* Thủ công nghiệp từ thế kỉ XVI – XVIII
- Nghề truyền thống: phát triển: gốm sứ, dệt lụa, đúc đồng, rèn sắt...
- Nghề mới: khắc in bản gỗ, đồng hồ, tranh sơn mài, làm đờng trắng.
- Xuất hiện các làng nghề, tổ chức phường hội.
- Nghề khai mỏ phát triển ở cả 2 Đàng.
- Giáo viên mở rộng cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về thủ
công nghiệp từ thế kỷ X-XVIII…..

Hình 4. Hình rồng và hoa dây lan( Chùa Phật tích- Bắc Ninh).


Hình 5. Cặp gốm chân đèn hoa lam thế kỷ XVII

Hình 6. Làng Gốm Bát Tràng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tình hình thương nghiệp của nước ta
giai đoạn thế kỷ X-XVIII
Đọc các tư liệu dưới đây, trao đổi thảo luận theo nhóm và trả lời
các câu hỏi:
Tư liệu 1: Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp trong
hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy
nhanh sự phát triển của thương nghiệp.


Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở nhiều nơi. Giao lưu
buôn bán các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp ngày càng nhộn
nhịp.
Thăng Long từ thời Lý – Trần đã là một đô thị lớn với nhiều phố
phường, chợ búa. Từ thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường vừa buôn

bán, vừa làm thủ công phát triển phồn thịnh.
Từ sớm, các thuyền buôn Trung Quốc hay các nước phương Nam
đã qua lại buôn bán ở các vùng biển phía Bắc và miền Trung. Năm 1149,
nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để
thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hàng hóa. Lạch Trường (Thanh
Hóa), Càn Hải (Nghệ An), Thị Nại (Bình Định), Hội Thống (Hà Tĩnh)
đều là những vùng cảng quan trọng.
Ở vùng biên giới Việt – Trung, từ thời Lý đã hình thành một số địa
điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ các thứ lụa, giấy bút,
hương liệu, ngà voi, vòng bạc trao đổi.
Tuy nhiên, vào thời Lê, nhà nước không chủ trương mở rộng giao
lưu với thương nhân nước ngoài. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến
một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.
Tư liệu 2: Từ các thể kỷ XVI-XVII, buôn bán phát triển ở miền
xuôi. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và họp theo phiên.
Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm
buôn bán của vùng. Một số nhà buôn lớn đã mua hàng thủ công hay thóc
lúa chở thuyền đến đây bán và mua một số sản phẩm địa phương để đưa
về. Việc buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược cũng tăng lên. Nhà
nước lập nhiều trạm ở các ngã ba đường lớn hay bến sông để thu thuế. Ở
Đàng Trong, vào cuối thế kỷ XVIII, nhiều nhà buôn trong đó có cả người
Hoa đã mua thóc lúa của Gia Định rồi trở ra các dinh miền Trung để bán.
Cũng trong thời gian này, do sự phát triển của giao lưu buôn bán
trên thế giới và do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh –


Nguyễn nên ngoại thương phát triển nhanh chóng. Thuyền buôn các
nước, kể cả cac nước châu Âu đến nước ta ngày càng nhiều.
Bên cạnh các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Gia va, Xiêm,
xuất hiện những thương nhà Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Họ đã chở

đến nước ta những sản phẩm như vũ khí, thuốc sung, len dạ, bạc đồng, đồ
sứ để đổi lấy tơ lụa, đường, đồ gốm, các loại nông sản, lâm sản quý chở
đi. Nhiều thương nhân nước ngoài như Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan,
Anh, Pháp đã xin lập phố xá, cửa hàng để có thể buôn bán được lâu dài.
Ngoại thương phát triển rầm rộ lên trong một thời gian, nhưng đến
giữa thế kỷ XVIII thì suy yếu dần. Chế độ thuế khóa ngày càng phức tạp,
quan lại khám xét phiền phức. Các chúa xem đây là một nguồn thu lớn.
Tư liệu 3: Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị.
Vào các thế kỷ XVI-XVIII, nhiều đô thị mới được hình thành ở
miền Bắc và miền Nam. Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm
36 phố phường và 8 chợ.
Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) ra đời và phát triển
phồn thịnh. Nhân dân có câu “Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”.
Theo người phương Tây mô tả, bấy giờ Phố Hiến có khoảng 2000
nóc nhà.
Hội An là thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong (trên đất Quảng
Nam ngày nay), phát triển chủ yếu ở các thế kỷ XVII-XVIII.
Thanh Hà cũng là một đô thị mới hình thành trên bờ sông Hương
gần Phú Xuân (Huế) do các thương nhân Trung Hoa thành lập với sự
đồng ý của chúa Nguyễn. Trao đổi buôn bán ở đây khá sầm uất và người
đương thời gọi đây là “Đại Minh khách phố”.
Ngoài ra, còn một số trung tâm buôn bán nhỏ hơn phồn vinh một
thời.
Vào đầu thế kỷ XIX, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đô thị
suy tàn dần, thậm chí còn không được nhắc đến, trừ Thăng Long.


* Câu hỏi:
Câu 1: Trình bày những biểu hiện về sự phát triển của thương

nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV.
Câu 2: Tại sao đến giữa thế kỉ XVIII ngoại thương của nước ta
dần suy yếu?
Câu 3: Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước.
Câu 4: Phân tích nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở
các thế kỉ XVI – XVIII.
Câu 5: Nhận xét tác dụng của sự phát triển hệ thống chợ làng ở
nông thôn.
Câu 6: Nhận xét về các đô thị ở nước ta thế kỉ XVII – XVIII.
- Các nhóm thảo luận ,tìm câu trả lời, đại diện nhóm tổng hợp ý kiến và
đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Sau đó các nhóm khác bổ sung cho nhóm
bạn. Cuối cùng GV nhận xét ,bổ sung và chốt ý :
* Sự phát triển của thương nghiệp thế kỷ X – XV:
- Thời Lý, Trần: thương nghiệp phát triển mạnh
+ Trong nước: . Xuất hiện nhiều chợ
. Hàng hóa phong phú
. Thăng Long: là trung tâm buôn bán.
+ Ngoại thương:
. Buôn bán với Trung Quốc
. Xây dựng các Hải Cảng: Vân Đồn,...
- Thời Lê sơ: ngoại thương giảm sút
* Sự phát triển của thương nghiệp thế kỷ XI - XVIII
- Nội thương:
+ Xuất hiện nhiều chợ, làng buôn và trung tâm buôn bán lớn, hàng hóa
phong phú đa dạng.
- Ngoại thương: Buôn bán với các nớc Châu á: Trung Quốc, Nhật Bản,
Xiêm....và với các nước Phương Tây: Anh, Pháp, Bồ Đào Nha ....
* Sự hưng khởi của các đô thị:



- Đàng ngoài: xuất hiện các đô thị lớn Kẻ Chợ, Phố Hiến (Hưng Yên)…
- Đàng Trong: đô thị Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Huế).
- Giáo viên mở rộng cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về
thương nghiệp từ thế kỷ X-XVIII…..

Hình 7. Thương cảng Hội An ( Tranh vẽ cuối thế kỷ XVIII)


Hình 8. Một số hình ảnh về Hội An- quảng Nam
4. Củng cố bài và ra bài tập về nhà


- Giáo viên hệ thống lại những thành tựu kinh tế cơ bản của Việt
Nam từ thế kỷ X-XVIII.
- Chọn một thành tựu kinh tế mà em ấn tượng, yêu thích nhất và
trình bày thành tựu đó qua một bài tiểu luận ngắn.
- HS sưu tầm tư liệu cho chủ đề tiếp theo.

C. XÂY DỤNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN
SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ
TRÌNH DẠY HỌC
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội

Các mức độ cần đánh giá
Thông
Vận

Nhận


dung

biết
Trình

Sự

hiểu
Lý giải

dụng thấp
So

Vận
dụng cao
Nhận

phát

triển bày

được được nguyên sánh

được xét được mối

nông

tình

hình nhân đưa tới tình


hình liên hệ giữa

nghiệp

nông nghiệp sự phát triển nông nghiệp chính
ở các thế kỉ của
X-XVIII

sách

nông ở các thế kỷ nông nghiệp

nghiệp

X-XV

và của nhà nước

XVI-XVIII

với sự phát
triển

của

nông nghiệp,
sự no ấm của
nhân dân và
sự


hưng

thịnh của đất
nước
Sự

Trình

Lý giải

được được nguyên sánh

So

Nhận

phát

triển bày

được xét được nét

thủ

công tình hình thủ nhân đưa tới tình hình thủ độc đáo của


nghiệp


công nghiệp sự phát triển công nghiệp các

sản

ở các thế kỉ của thủ công ở các thế kỷ phẩm

thủ

X-XVIII

nghiệp

X-XV

và công nghiệp

XVI-XVIII
Sự
phát

Trình

triển bày

Lý giải

So

của nước ta
thời kì này

Đánh

được được nguyên sánh

được giá được sự

tình nhân đưa tới tình

hình tác động của

thương

được

nghiệp

hình thương sự phát triển thương

ngoại thương

nghiệp ở các và suy thoái nghiệp ở các đối với nước
thế

kỉ

XVIII

X- của

thương thế kỷ X-XV ta. Đánh giá


nghiệp;

sự và

XVI- được những

hưng

khởi XVIII

hạn chế của

cũng

như

chế

độ

nguyên nhân

phong

lụi tàn của

đối với sự

các đô thị


phát
của

kiến
triển
thương

nghiệp
2. Biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình
dạy học theo chuyên đề
2.1. Câu hỏi mức độ nhận biết:
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa đứng trước câu trả lời
đúng.
1. Triều Lý mở các bến cảng để buôn bán với thương nhân nước
ngoài ở những nơi nào?
A. Vân Đồn, Càn Hải, Hội Thống
B. Hà Nội, Hải Phòng, Vân Đồn
C. Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội
D. Huế, Phố Hiến, Sài Gòn


2. Triều đại phong kiến nào đã chủ trương hạn chế và kiểm soát
chặt việc buôn bán với nước ngoài?
A. Triều Tiền Lê
B. Triều Hậu Lê
C. Triều Trần
D. Triều Lý
3. Thế kỉ XVI – XVIII, ngoài các thương nhân Trung Hoa, Gia-va,
Xiêm…còn có thêm thương nhân từ những nước phương Tây nào đến

buôn bán ở nước ta?
A. Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ấn Độ, Anh
B. Hà Lan, Anh, Pháp, Nga
C. Ấn Độ, Anh, Pháp, Nga
D. Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh
4. Những trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỉ
XVI – XVIII?
A. Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Huế, Gia Định.
B. Phố Hiến, Hội An, Huế, Hải Phòng, Nha Trang
C. Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Huế, Hải Phòng
D. Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Huế, Nha Trang
Câu 5: Phép quân điền được đặt ra từ triều đại nào?
A. Triều Lý
B. Triều Hồ
C. Triều Trần
D. Triều Lê Sơ
Câu 6: Làng nghề làm gốm Bát Tràng thuộc địa phương nào?
A. Hà Nội
B. Yên Bái
C. Phú Thọ
D. Lào Cai
Câu 7: Trung tâm buôn bán Thăng Long có bao nhiêu phố phường?


A. 34 phố phường
B. 35 phố phường
C. 36 phố phường
D. 37 phố phường
Câu 8: Phố cảng Hội An thuộc địa phương nào ngày nay?
A. Huế

B. Quảng Nam
C. Hải Phòng
D. Thái Bình
Câu 2: Trình bày các biện pháp phát triển nông nghiệp của
Nhà nước và nhân dân Đại Việt trong các thế kỉ X – XV.
Câu 3: Nêu những biểu hiện về sự phát triển của thủ công
nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV.
Câu 4: Trình bày những biểu hiện về sự phát triển của thương
nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV.
2.2. Câu hỏi mức độ thông hiểu:
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa đứng trước câu trả lời
đúng.
1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sa sút của nông nghiệp
nước ta thế kỉ XV – XVI?
A. Nhà nước phong kiến không quan tâm
B. Chiến tranh liên miên tàn phá
C. Ruộng đất tập trung vào tay giai cấp địa chủ, phong kiến
D. Nông dân mất hết ruộng đất, chịu sưu cao thuế nặng, phải phiêu
tán
2. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy yếu của ngoại thương
nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Do thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp
B. Do nhà nước chỉ buôn bán với Trung Hoa
C. Do chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi


×