Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chuyên đề NHỮNG THÁCH THỨC đối với TRIỀU NGUYỄN THẾ kỉ XIX (1802 1858) lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.72 KB, 10 trang )

Chuyên đề: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TRIỀU NGUYỄN THẾ KỈ
XIX (1802-1858)- (2 tiết)
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Khái quát sự xác lập vưong triều Nguyễn (1802-1858)
-1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Gia Long chính thức
xác lập quyền thống trị cùa dòng họ Nguyễn Phúc ở Việt Nam
-Triều Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (Huế) đặt tến nước là Việt Nam, sau
đó đổi thành Đại Nam. Nhà Nguyễn trải qua nhiều đời vua: Gia Long, Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức,…
2. Những thách thức đối với triều Nguyễn
Ngay từ những ngày đầu nhà Nguyễn đã phải đối diện với nhiều thách
thức to lớn:
- Trong nước: Hệ quả của hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, chiến tranh
liên miên đã làm cho đất nước khủng hoảng, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt
- Bên ngoài: Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng và đang trên con
đường tìm kiếm xâm lược thuộc địa.
- Nững khó khăn thách thức đã tác động rất mạnh đến vương triều này. Từ
đó nhà Nguyễn đã có nhiều chính sách biện pháp nhằm giải quyết điều đó. Tuy
nhiên ở chừng mực nhất định, sự thành công của chính sách này đã mang lại sư
phát triển cho nước ta trong một thời gian dài. Trong thời kì 1802-1858 đã đạt
được nhiều thành tựu cả về kinh tế, chính trị, văn hóa.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi kết thúc chuyên đề học sinh:
- Trình bày được đôi nét về nhà Nguyễn
- Phân tích được những thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài đối với
vương triều Nguyễn
- Đề xuất được hướng giải quyết và hệ quả
2. Kĩ năng
- Xác định được không gian lãnh thổ, vị trí của vương quốc Đại Nam


trong bối cảnh Đông Nam Á, Châu Á.
- Phân tích, đánh giá các vấn đề thách thức, giải pháp của nhà Nguyễn.
3. Thái độ
- Nhận thức đúng đắn đầy đủ về vai trò, vị trí của nhà Nguyễn, những
thách thức mà nhà Nguyễn phải đối diện và hướng giải quyết.
- Trên cơ sở đó học sinh trân trọng những đóng góp của vương triều này
đối với sự phát triển của dân tộc ta (1802-1858).
4. Định hướng năng lực hình thành
- Thực hành bộ môn: Có khả năng khai thác tư liệu, kênh hình về nội
dung của chuyên đề.

1


- Hình thành năng lực tổng hợp, liên hê, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử.
Khả năng so sánh đối chiếu về những thách thức mà nhà Nguyễn phải đối diện
so với các nước Đông Nam Á khác trong cùng một thời điểm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ vương quốc Đại Nam, lược đồ Đông Nam Á thời cận đại
- Tranh ảnh, tư liệu lịch sử liên quan đến chuyên đề
- Chuẩn bị công cụ trình chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
- Soạn và chuẩn bị bài trước khi học chuyên đề
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học
III.THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giáo viên giới thiệu
Ngay sau khi thành lập, nhà Nguyễn phải đối diện với nhiều thử thách
trong và ngoài nước. Ra đời trong điều kiện không mấy thuận lợi, nhà Nguyễn
đã làm như thế nào để đối mặt với những khó khăn và thách thức đó.

1. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1. Khái quát sự xác lập vương triều Nguyễn (1802-1858)
a. Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp
b. Giáo viên cung cấp những hình ảnh tư liệu về Vương triều Nguyễn,
học sinh quan sát và đưa ra những hiểu biết về vương triều này.

2


3


4


5


An Nam Đại Quốc Họa Đồ (Bản đồ nước An Nam to lớn), bản đồ vẽ bởi giáo sĩ
Jean-Louis Taberd thời gian ông ở Việt Nam thời vua Minh Mạng

Hoàng Thất kì

6


Hoạt động 2. Những thách thức đặt ra đối với Vương triều Nguyễn giai
đoạn nửa đầu thế kỉ XIX
a. Hình thức tổ chức: Nhóm (chia 2 nhóm: Nhóm 1 những thách thức bên
ngoài, Nhóm 2 tìm hiểu về thách thức bên trong)

b. Nội dung
• Những thách thức đến từ bên ngoài
- Sau những cuộc cách mạng tư sản, nhất là sau Cách mạng công nghiệp,
các nước tư bản phương Tây phát triển về mọi mặt, nhu cầu tìm kiếm nguyên
liệu, thị trường, nhân công đã đẩy nhanh quá trình xâm lược thuộc địa.
- Bối cảnh châu Á, trong đó có Đông Nam Á
Nửa đầu thế kỷ XIX, một số nước ở châu Á, trong khu vực Đông Nam Á
đã bị biến thành thuộc địa: Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin, Malaixia, Brunây…
Những nước còn lại đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược từ các nước tư bản
phương Tây.
- Vương triều Nguyễn- Vương quốc Đại Nam phải đối phó với 1 kẻ thù
hoàn toàn mới lạ. Có tiềm lực về kinh tế, quân sự mạnh hơn gấp bội.
• Những thách thức trong nước
- Đại Nam nằm trong giai đoạn suy tàn của nền kinh tế, một nền quân sự
cung nỏ. Theo nhận xét của người phương Tây, quân sự của Nhà Nguyễn thuộc
loại hùng mạnh nhất Đông Nam Á, nhưng quân lính bị bạc đãi, tinh thần và tính
năng chiến đấu suy giảm. So với các nước phương Tây thì quân sự lạc hậu.
- Khi đối mặt với những thách thức bên ngoài, trong đó có âm mưu,
những thủ đoạn chính trị của Chính phủ Pháp, Đại Nam vừa mới trải qua một
cuộc chiến huynh đệ tương tàn (từ thế kỉ XVII- đến đầu thế kỉ XIX).
Hình ảnh về cuộc sống đời thực của người dân lao động

7


- Tình cảm dân tộc, sức mạnh để chiến thắng kẻ thù của các thời đại
phong kiến đang lên đến thời kì này đã không còn, khối đoàn kết dân tộc bị rạn
nứt, đã làm cho xã hội Việt Nam mất ổn định.
- Tình hình xã hội bất ổn định, trong khoảng nửa đầu thế kỉ XIX có
khoảng 400 cuộc khởi nghĩa của nông dân, binh lính, các dân tộc thiểu số nổ ra

nhằm chống lại triều đình.
Hoạt động 3. Hướng giải quyết của vương triều Nguyễn
a. Hình thức tổ chức: Cá nhân/cả lớp
b. Nội dung:
* Giải quyết những thách thức bên ngoài
HS: đọc đoạn trích từ bài “Âm mưu xâm lược Việt Nam và tiến trình xâm
lược của thực dân Pháp từ Đà Nẵng đến Gia Định”

Y/c: Đánh giá điểm tích cực, hạn chế trong cách giải quyết của Triều
Nguyễn
"Ngay khi còn dựa vào giáo sĩ và người Pháp để đánh Tây Sơn, trong
thâm tâm, Nguyễn Ánh cũng đã bắt đầu nghi ngờ, gờm sợ người Pháp và giáo
sĩ. Vì vậy sau khi lên ngôi, Gia Long muốn xa lánh họ, hơn thế, muốn cự tuyệt
họ.... Trong 20 năm ở ngôi, phương hướng giải quyết của Gia Long là cố sức
gìn giữ mối quan hệ êm thắm với người Pháp và giáo sĩ, vì thấy rằng ở địa vị và
8


hoàn cảnh của mình thì chưa thể "trở mặt" ngay với họ được. Gia Long muốn
kéo dài tình trạng nhùng nhằng đó cho đến hết đời mình để rồi sẽ chuyển giao
nhiệm vụ giải quyết vấn đề cho kẻ nối ngôi"..." Những chỉ dụ cấm đạo của Minh
Mạng được ban hành sau khi Gia Long chết" về thực chất là sự thực hành
đường lối cơ bản của Gia Long mà thôi"..." Thiệu Trị rồi Tự Đức kế tiếp nhau
trị vì một đất nước "đóng kín". Vả chẳng những biến chuyển mới không còn
thuận lợi cho khả năng "mở cửa" mà trước hết là ý đồ xúc tiến công cuộc can
thiệp vũ trang của thực dân Pháp đã được xác định. Tự Đức càng xoay xở càng
lúng túng, cuối cùng không còn cách nào khác là dấn sâu thêm vào con đường
Gia Long đã "lựa chọn" và Minh Mạng đã "triển khai”.
* Giải quyết những thách thức bên trong
- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng và đạt một số thành tựu (xây dựng một

bộ máy nhà nước hoàn chỉnh trên một lãnh thổ thống nhất, sửa đắp đê điều,
khai hoang mở rộng diện tích canh tác, tổ chức đều đặn các khoa thi, phát triển
văn hoá - nghệ thuật… Trở thành một quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á dưới
thời Minh Mạng: “Tuy đầy tham vọng”.
- Sang thời kỳ Cận đại, chế độ phong kiến đã lỗi thời, trong khi đó vương
triều Nguyễn lại cố xây dựng, duy trì chế độ phong kiến, dẫn đến Đại Nam lâm
vào cuộc khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Nhưng vào thời điểm
này các ông vua nhà Nguyễn không thể xây dựng một chế độ chính trị mới, khác
với chế độ phong kiến vốn dĩ đã tồn tại trong suốt 10 thế kỷ ở nước ta.
- Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, thì quyền lợi
chính đáng của nhân dân cũng được nhà nước và luật pháp coi trọng. Tuy nhiên,
Nhà Nguyễn thẳng tay trừng trị, đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân trong biển
máu.
* Hệ quả:
- Bằng việc thực hiện chính sách đóng cửa (bế quan toả cảng), Nước Đại
Nam đã bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nhân tài vật lực ngày càng cạn kiệt.
Vua quan nhà Nguyễn đã không thể nhận thức đầy đủ về sức mạnh của Phương
Tây, trong đó có nước Pháp.
- Về chính trị: Chế độ phong kiến Nguyễn ngày càng lâm vào tình trạng
khủng hoảng, suy yếu.
- Kinh tế: Nhà Nguyễn vẫn không tài nào khăn chặn được nạn kiêm tính
ruộng đất của địa chủ. Tình trạng phá sản hàng loạt của nông dân.
- Nửa đầu thế kỉ XIX xã hội Đại Nam vẫn rơi vào tình trạng bất ổn định.
Làn sóng khởi nghĩa nông dân chống phong kiến vẫn bùng nổ mạnh mẽ.
KL:
Yêu cầu: Học sinh đánh giá về nhà Nguyễn (1802-1858) trong lịch sử dân tộc ?
- Thành tựu và hạn chế
- Những bài học lịch sử được rút ra từ chính sách cấm đạo, bế quan toả
cảng.
C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU

HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
9


1. Bảng mô tả:
Nội dung
Nhận biết
Khái quát sự Trình bày sự
xác lập nhà xác lập vương
Nguyễn
quyền
nhà
Nguyễn
Những thách Nêu được tình
thức đối với hình thế giới,
nhà Nguyễn. khu vực, trong
nước nửa đầu
thế kỉ XIX
Hướng giải
quyết
của
nhà Nguyễn
và hệ quả

Các mức độ cần đánh giá
Thông hiểu
Vận dụng
thấp

Vận dụng cao


Phân
tích
được những
thách thức đối
với
vương
triều Nguyễn

Rút ra được
những bài học
học thực tiễn
đất nước khi
đó và vận
dụng đối với
ngày nay.
Trình
bày Phân
tích Đánh giá vai
được hướng những hệ quả trò
Nguyễn
giải quyết của đối với đất với đất nước
nhà Nguyễn
nước

2. Hệ thống câu hỏi bài tập đánh giá theo các mức độ đã mô tả
1. Tình hình thế giới và trong nước đã đặt ra những thách thức gì đối với vương
triều Nguyễn ?
2. Từ thực tiễn lịch sử thế kỉ XIX, hãy trình bày suy nghĩ của em về vương triều
Nguyễn (1802-1858)

3. Trước những thách thức của thời đại, nhà Nguyễn đã có hướng giải quyết như
thế nào và phân tích hệ quả?
4. Trên cơ sở phân tích tình hình nước ta đầu thế kỉ XIX, em hãy rút ra những
bài học lịch sử, liên hệ với ngày nay ?

10



×