Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Những thách thức đối với hàng nông sản việt nam khi gia nhập wto và giải pháp khai thác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.88 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 7/11/2006, tại Geneve (Thụy Sĩ) diễn ra Lễ ký Nghị định thư về việc Việt
Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vào ngày
28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị định thư gia nhập WTO của VN. Và Theo quy
định của WTO, 30 ngày sau khi tổ chức này nhận được thư phê chuẩn Hiệp định gia
nhập WTO của Quốc hội Việt Nam, nước ta sẽ chính thức trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức này.
Tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới, nước ta đứng trước những cơ hội
lớn như sau:
Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với
mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa
theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử; Với
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của
WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Gia nhập WTO
chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định
chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự
kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước,
của doanh nghiệp. Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách
thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng
chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình
cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả
hơn; Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia
nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển
khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là
bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và
phát triển.
Tuy nhiên, đối tượng chịu tác động mạnh nhất khi Việt Nam gia nhập WTO là
nông dân vì có đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp. Nông nghiệp là chìa khoá
của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông
nghiệp nước ta có thể sẽ gặp không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn


định của nông nghiệp, ảnh hưởng phần lớn người dân nước ta nhưng cùng với đó sẽ
có thêm nhiều cơ hội phát triển.
1
1
Với mục đích làm rõ hơn những thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam
trong bối cảnh gia nhập WTO từ đó đề ra những giải pháp cụ thể. Vì lý do trên nên
tôi chọn đề tài:
“NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM KHI
GIA NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC”
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ QÚA TRÌNH GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM
1.1 Những nét chính về WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời từ các cuộc đàm phán; tất cả những gì tổ
chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán.
WTO được thành lập vào năm 1995 nhưng hệ thống thương mại của nó thì đã tồn tại
từ hơn nửa thế kỷ nay. Năm 1948, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
(GATT: General Agreement on Tarrifs and Trade”) đã đề ra hàng loạt các quy định
cho hệ thống thương mại. Vào tháng năm 1998, tại Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ
hai tổ chức tại Gienevơ, hệ thống này đã kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của mình
Nói một cách đơn giản, WTO là nơi đề ra những quy tắc thương mại giữa các quốc
gia trên quy mô thế giới hoặc gần như toàn thế giới. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất
cả...
Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về WTO. Nó là một tổ chức để tự do hoá thương
mại; là diễn đàn để các chính phủ đàm phán các hiệp định thương mại; là nơi để họ
giải quyết tranh chấp thương mại. Nó điều hành hệ thống các quy tắc thương mại.
Trước tiên, WTO là một khuôn khổ để đàm phán:
WTO là diễn đàn, nơi các quốc gia thành viên thương lượng giải quyết những tranh
chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa họ. Bước giải quyết tranh chấp đầu
tiên là thảo luận. WTO ra đời từ các cuộc đàm phán và tất cả những gì tổ chức này
làm được đều thông qua còn đường đàm phán. Các hoạt động mà WTO đang xúc tiến

hiện nay chủ yếu xuất phát từ những cuộc đàm phán diễn ra từ năm 1986 đến 1994,
mang tên Vòng đàm phán Urugoay, và từ những cuộc đàm phán trước đó trong khuôn
khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Hiện nay, WTO đang tổ
chức các cuộc đàm phán mới trong khuôn khổ “chương trình phát triển Doha” được
khởi xướng từ năm 2001.
Đối với những nước phải đối mặt với những rào cản trong thương mại và muốn hạ
thấp các rào cản này, thì đàm phán góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại. Tuy
nhiên, WTO không chỉ tập trung vào mục tiêu tự do hoá thương mại, trong một số
2
2
trường hợp, WTO còn đề ra những quy định ủng hộ việc duy trì rào cản thương mại,
ví dụ như trong trường hợp bảo vệ người tiêu dùng hay ngăn chặn sự lan tràn của một
dịch bệnh nào đó.
Thứ hai WTO là tập hợp các quy tắc:
Nòng cốt của tổ chức là các hiệp định WTO được phần lớn các quốc gia thương mại
trên thế giới đàm phán và ký kết. Những văn bản này tạo thành quy tắc pháp lý nền
tảng của thương mại quốc tế. Đó chủ yếu là những cam kết cơ bản ràng buộc các
chính phủ thực thi chính sách thương mại trong khuôn khổ đã thoả thuận. Mặc dù do
các chính phủ đàm phán và ký kết, song mục tiêu của những cam kết này là giúp các
nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ cũng như các nhà xuất, nhập khẩu triển khai các hoạt
động của mình, đồng thời vẫn cho phép chính phủ các nước đáp ứng được những
mục tiêu xã hội và môi trường.
Mục tiêu trọng tâm của hệ thống là giúp trao đổi thương mại được tự do nhất trong
khi vẫn tránh được những tác động không mong muốn. Đó một phần là xoá bỏ những
rào cản. Đó còn là việc đảm bảo cho các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ
hiểu biết về những quy định thương mại hiện hành trên thế giới và cho họ lòng tin là
sẽ không có sự thay đổi chính sách đột ngột. Nói cách khác, các qui định phải “minh
bạch” và dự đoán trước được.
WTO giúp các nước giải quyết tranh chấp:
Đây chính là hoạt động quan trọng thứ ba của WTO. Quan hệ thương mại thường làm

nảy sinh những lợi ích mâu thuẫn nhau. Tất cả các hiệp định, kể cả những hiệp định
đã được các nước thành viên WTO đàm phán một cách kỹ lưỡng đều cần phải được
diễn giải. Cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp là đưa ra một thủ tục trung gian dựa
trên cơ sở pháp lí đã thoả thuận. Đây chính là mục tiêu của quá trình giải quyết tranh
chấp nêu trong các Hiệp định của WTO.
1.2 Vai trò của WTO
Hiện nay, WTO có 150 thành viên và 29 thành viên đang đàm phán (trong đó có Việt
Nam). WTO là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Liên hợp quốc có 192 thành
viên. WTO là 179 thành viên. Số thành viên của WTO hầu như đã là thành viên của
Liên hợp quốc. Ðây là sân chơi mà cả thế giới chơi. Nếu chúng ta đứng ngoài thì
chúng ta sẽ không tham gia được vào sân chơi điều tiết toàn bộ ngành thương mại thế
giới, chiếm 85% thương mại hàng hóa, 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. WTO
quyết định hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư của toàn cầu. WTO có một bộ
nguyên tắc khổng lồ điều tiết toàn bộ hoạt động kinh tế, thương mại, trong đó có năm
nguyên tắc lớn: minh bạch hóa chính sách (rõ ràng, minh bạch, cụ thể, dễ dự đoán để
3
3
giúp các nhà doanh nghiệp nắm được, thực hiện kinh doanh. Nếu nói thông thoáng
(không có luật) thì không phải, luật phải rõ ràng, minh bạch, trước khi ra luật mới
phải thông báo cho các doanh nghiệp biết và dự đoán được, chuẩn bị làm ăn).
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (đối xử cho nước này không kém hơn đối xử của
nước thứ ba). Không phân biệt đối xử. Ðối xử quốc gia (dành cho doanh nghiệp nước
ngoài đối xử không kém hơn đối xử doanh nghiệp trong nước). Mở cửa thị trường
hàng hóa, dịch vụ giúp cho thương mại toàn cầu phát triển, kinh tế phát triển. WTO
có khoảng 18 hiệp định lớn và 1 bộ quy tắc. 18 hiệp định: hiệp định về thuế quan
(GATT), dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, trị giá hải quan, hiệp định về vấn đề hàng
nông nghiệp, chống bán phá giá, chống trợ cấp, hiệp định về cấp phép nhập khẩu,
kiểm tra hàng trước khi xếp, kiểm dịch động thực vật, quy tắc xuất xứ, một số hiệp
định khác; rào cản thương mại (TBT). Toàn bộ quy tắc gói gọn trong 30 vạn trang.
Ðây là bộ quy tắc khổng lồ, giúp điều tiết toàn bộ thương mại toàn cầu.

1.3 Các nguyên tắc của WTO
* Không phân biệt đối xử: không một nước nào được có sự phân biệt đối xử giữa các
đối tác thương mại của mình (nghĩa là phải dành cho họ một cách công bằng qui chế
“đối xử tối huệ quốc” hay còn gọi là quy chế MFN) cũng như không được phân biệt
đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và người nước ngoài (nghĩa là phải dành cho họ quy
chế “đối xử quốc gia”);
* Tự do hơn: xoá bỏ rào cản thông qua con đường đàm phán.
* Dự đoán trước được: phải đảm bảo cho các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ
nước ngoài rằng sẽ không áp dụng một cách tuỳ tiện các rào cản thương mại (gồm
hàng rào thuế quan và phi thuế quan); mức thuế quan và các cam kết mở cửa thị
trường được “ràng buộc” tại WTO.
* Cạnh tranh hơn: hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như trợ
cấp xuất khẩu, bán phá giá, nghĩa là bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm nhằm
mục đích chiếm thị phần;
* Dành ưu đãi cho các nước kém phát triển: cho họ một thời hạn dài và linh động
hơn, cùng một số đặc quyền thương mại.
1.4. Những lý do của tự do hoá thương mại
Quan điểm kinh tế về một hệ thống thương mại mở trên cơ sở những nguyên tắc
được thoả thuận đa biên tương đối đơn giản và chủ yếu xuất phát từ xu hướng chung
của thương mại. Không những thế, nó còn được ủng hộ bởi thực tiễn thương mại thế
giới và sự tăng trưởng kinh tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thuế quan đối với
hàng công nghiệp đã giảm nhanh chóng và hiện nay trung bình ở dưới mức 5% tại
4
4
các nước phát triển. Trong vòng 25 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, tăng trưởng
kinh tế thế giới đạt mức bình quân 5%/năm, một phần là nhờ việc giảm bớt các rào
cản thương mại. Thương mại thế giới tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, với tỷ lệ
trung bình khoảng 8% trong giai đoạn nói trên.
Số liệu thống kê cho thấy có một mối liên hệ không thể phủ nhận giữa tự do hoá
thương mại và tăng trưởng kinh tế. Theo học thuyết kinh tế, mối liên hệ này được lý

giải một cách hết sức khoa học. Tất cả các nước, kể cả các nước nghèo đều có những
nguồn lực như nhân lực, công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, tài chính mà họ có thể
khai thác để sản xuất hàng hoá và dịch vụ phục vụ thị trường nội địa hoặc nước
ngoài. Khoa học kinh tế cho thấy chúng ta có thể thu lợi khi hàng hoá và dịch vụ
được thương mại hoá.
Nói một cách đơn giản, nguyên tắc “lợi thế so sánh” chỉ ra rằng các nước làm giàu
trước tiên bằng cách tận dụng các nguồn lực sẵn có để tập trung sức lực vào những
lĩnh vực mà họ có điều kiện sản xuất tốt nhất, tiếp đến bằng cách trao đổi những sản
phẩm này lấy những sản phẩm mà những nước khác có thể sản xuất với những điều
kiện tốt nhất.
Nói cách khác, chính sách thương mại tự do hay chính sách đảm bảo cho hàng hoá và
dịch vụ tự do lưu thông là làm gia tăng cạnh tranh, khuyến khích khả năng sáng tạo
và tạo ra thành công. Chính sách thương mại tự do này giúp người ta thu được thêm
nhiều lợi nhuận từ việc sản xuất ở điều kiện tốt nhất, với kế haọch hoàn hảo nhất và
giá thành thấp nhất.
Tuy nhiên, thành công trong thương mại không phải là một hiện tượng tĩnh. Một
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh hoàn hảo đối với một sản phẩm nào đó có thể
trở nên kém cạnh tranh hơn một doanh nghiệp khác khi thị trường phát triển hay khi
công nghệ mới cho phép tạo ra những sản phẩm với giá rẻ hơn và chất lượng tốt hơn.
Nhà sản xuất được khuyến khích thay đổi để tự thích nghi từng bước và tránh bị tổn
thất. Họ có thể tạo ra các sản phẩm mới, tìm thấy cơ hội làm ăn mới trong lĩnh vực
hoạt động sẵn có của mình hay lao vào một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ.
Kinh nghiệm cho thấy khả năng cạnh tranh cũng có thể chuyển từ nước này sang
nước khác. Một nước có nhiều điều kiện thuận lợi nhờ giá nhân công rẻ hoặc nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể bị mất khả năng cạnh tranh đối với một số
hàng hoá và dịch vụ với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhờ tác dụng
khuyến khích của việc mở cửa nền kinh tế, nước này có thể lại trở nên cạnh tranh đối
với hàng hoá hay dịch vụ khác. Nói chung, đây là một quá trình dần dần.
5
5

Tuy nhiên, ý định từ chối đương đầu với thách thức mà các mặt hàng nhập khẩu có
khả năng cạnh tranh đặt ra vẫn tồn tại dai dẳng. Và chính phủ các nước giàu có thể bị
cám dỗ bởi các biện pháp bảo hộ nhằm có được lợi thế về mặt chính trị ngắn hạn
thông qua việc trợ cấp, đề ra những thủ tục hành chính rắc rối, viện cớ vì các mục
đích chung hợp pháp như gìn giữ môi trường hay bảo vệ người tiêu dùng nhằm bảo
hộ cho các nhà sản xuất trong nước
Bảo hộ làm cho các nhà sản xuất trong nước trở nên cồng kềnh, không hiệu quả, cung
cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm lỗi thời hoặc kém hấp dẫn. Và cuối cùng,
mặc dù được nhà nước bảo hộ và trợ cấp, các nhà máy vẫn phải đóng cửa và cắt giảm
việc làm. Nếu chính phủ các nước khác trên thế giới cũng áp dụng những chính sách
tương tự thì thị trường sẽ bị thu hẹp và hoạt động kinh tế thế giới sẽ trở nên trì trệ.
Một trong những mục tiêu mà chính phủ các nước theo đuổi tại các cuộc đàm phán
WTO là ngăn chặn để không bị trượt vào vòng xoáy bảo hộ, vốn được xem là một
biện pháp đi ngược lại với mục đích mà các quốc gia thành viên đang tìm kiếm
Lợi thế so sánh
Giả sử rằng nước A giỏi hơn nước B về chế tạo ô tô và nước B làm bánh mì ngon hơn
nước A (các nhà lý luận cho rằng so sánh như vậy là khập khiễng). Rõ ràng, vì lợi ích
của mình, A sẽ chuyên vào việc sản xuất ô tô còn B chuyên vào việc làm bánh mì, sau
đó hai bên trao đổi sản phẩm với nhau. Đây là ví dụ về lợi thế tuyệt đối.
Nhưng điều gì xảy ra nếu một nước không có thế mạnh trong bất cứ một lĩnh vực
nào? Vậy thì thương mại có gạt bỏ tất cả các nhà sản xuất của nước này ra khỏi thị
trường không? Theo Ricardo thì không. Điều này được lý giải bằng nguyên tắc lợi
thế so sánh.
Theo nguyên tắc này, các nước A và B luôn luôn mong muốn trao đổi thương mại với
nhau, ngay cả khi A giỏi về mọi mặt. Nếu A là một nước sản xuất ô tô rất giỏi và chỉ
là một nước sản xuất bành mì tương đối giỏi, A sẽ luôn mong muốn đầu tư vào lĩnh
vực mà mình giỏi hơn cả - nghĩa là sản xuất ô tô - và xuất khẩu ô tô sang B, nước tiếp
tục đầu tư vào lĩnh vực mà mình nắm rõ nhất - nghĩa là làm bánh mì - và bán sản
phẩm đó sang A, cho dù B làm bánh không giỏi bằng A. Như vậy thương mại vẫn có
lợi cho cả hai bên. Một nước không cần phải giỏi trong lĩnh vực nào mới có thể tận

dụng được thương mại. Đó là lợi thế so sánh.
Học thuyết này do nhà kinh tế học Đavi Ricardo tìm ra. Đây là một trong những học
thuyết được nhiều nhà kinh tế chấp nhận nhất. Học thuyết này cũng gây ra nhiều
nhầm lẫn nhất đối với giới kinh tế không chuyên vì họ luôn nhầm học thuyết này với
6
6
lợi thế tuyệt đối. Chẳng hạn chúng ta thường nghe nói rằng một số nước chẳng có lợi
thế so sánh nào cả. Thực tế, điều này không bao giờ xảy ra.
1.5. Tóm tắt các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
1.5.1 Cam kết đa phương
Theo kết quả đàm phán, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định
mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước ta đang phát
triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO
chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên
quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh.
Các cam kết chính trong vấn đề đa phương là: Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh
tế phi thị trường trong 12 năm tức là không muộn hơn 31/12/2018.
Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế
Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng
chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các
vụ kiện chống bán phá giá. Và các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế
tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
Về dệt may, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với
Việt Nam khi vào WTO (riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị
cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trã đũa nhất định).
Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng
dệt may của nước ta.
Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị
cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với
các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được

bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may).
Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với
nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy
định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại
hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá
10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa
vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay
trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng
không hạn chế.
Về quyền kinh doanh (quyền xuất nhập khẩu hàng hóa): Việt Nam đồng ý cho doanh
nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt
7
7

×