Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CHUYÊN đề 2 một số CUỘC cải CÁCH TIÊU BIỂU ở VIỆT NAM từ THẾ kỉ XV đến nửa đầu THẾ kỉ XIXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.44 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH TIÊU BIỂU Ở VIỆT
NAM TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
(4 TIẾT)
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Khái niệm
Cải cách hiểu theo một nghĩa đơn giản, nó là những chính sách, những biện
pháp thường được đề ra với mục đích tích cực nhằm làm thay đổi, xóa bỏ cái cũ, cái
xấu, cái lỗi thời, lạc hậu và tạo ra những giá trị mới tốt đẹp hơn.
II. Một số cuộc cải cách tiêu biểu
1. Cải cách của Hồ Quý Ly (1400-1407)
1.1. Hoàn cảnh lịch sử: Nửa sau thế kỉ XIV, xã hội Đại Việt lâm vào tình trạng
khủng hoảng, mục nát và suy thoái nghiêm trọng :
- Chính trị: Vua quan không quan tâm đến triều chính và việc kéo bè, kéo
cánh, tranh giành quyền lực xảy ra liên miên.
+ Tình hình nội bộ rối loạn khiến các nước nhỏ ở phía nam không còn thần
phục như trước.
- Kinh tế: mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên, nhiều người phải bán vợ,
bán con; nạn chiếm ruộng đất xảy ra khắp nơi.
- Xã hội: Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi dậy khắp nơi, lôi cuốn nông
dân nghèo và hàng loạt nông nô, nô tì ở các điền trang của vương hầu quý tộc tham
gia.
- Đối ngoại: quân Cham pa liên tục tiến đánh, nguy cơ về một cuộc xâm lược
ngày càng đến gần của quân Minh.
=> Đây chính là những tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
1.2. Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly
Tháng 2 năm 1400, sau khi bức vua Trần nhường ngôi và tự lập làm vua, thành
lập triều đại nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp cải cách
trên các mặt của đời sống xã hội.
a. Cải cách chính trị, quân sự và luật pháp
- Về chính trị:
+ Năm 1375, Hồ Quý Ly đã đề nghị xóa bỏ chế độ lấy người tôn thất làm các


chức chỉ huy quân sự cao cấp, định lại số quân, đưa lực lượng trẻ vào. Năm 1379, Hồ
Quý Ly đặt quy chế về hệ thống quan lại địa phương, thống nhất việc quản lý từ
trung ương đến địa phương.
+ Hồ Quý Ly ra sức tuyển chọn, đề bạt và tổ chức thi cử để nhanh chóng đào
tạo một đội ngũ quan liêu mới cho nhà nước, chế độ quân chủ quý tộc chuyển dần
sang chế độ quân chủ quan liêu từ cuối thế kỷ XIV sang đầu thế kỷ XV.
- Về quân sự:


+ Hồ Quý Ly định lại binh chế, chỉnh đốn quân đội, tổ chức lại quân Túc vệ,
đặt thêm các hiệu quân, tăng cường kỷ luật quân đội, thải các tướng sĩ bất tài, sức
yếu thay vào những người khỏe, am tường võ nghệ.
+ Hồ Quý Ly chủ trương cải tiến vũ khí và trang bị, thực hiện nhiều biện pháp
như mở xưởng rèn đúc vũ khí, tuyển lựa các thợ giỏi vào các quân xưởng. Nhờ vậy,
dưới thời Hồ Quý Ly đã chế tạo ra được những vũ khí lợi hại như súng thần cơ là
một loại đại bác đầu tiên ở nước ta.
+ Hồ Quý Ly chủ trương xây dựng một hệ thống cứ điểm phòng thủ để chống
xâm lược. Những nơi xung yếu tại các cửa biển và sông đều có đóng cọc gỗ. Hệ
thống phòng thủ kéo dài từ núi Tản Viên men theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc
đến cửa sông Thái Bình dài gần 100km. Nhiều đồn quân chốt giữ các nơi xung yếu.
- Về luật pháp:
+ Nhà Hồ đã có tới 30 lần ban hành các luật lệ.
+ Hoạt động lập pháp được chú ý tăng cường. Nhà nước chủ trương tăng
cường pháp trị nhằm khôi phục lại kỷ cương xã hội bị rối loạn vào cuối thời nhà
Trần. Các luật lệ của nhà Hồ còn tập trung vào mục đích xây dựng và củng cố chế độ
quân chủ quan liêu chuyên chế vừa mới được thiết lập còn thiếu cơ sở kinh tế - xã
hội vững chắc, trấn áp tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần chống đối, chống lại các
cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
b. Cải cách kinh tế - tài chính:
- Năm 1396, Hồ Quý Ly ban hành chính sách phát hành tiền giấy, gọi là tiền

“Thông bảo hội sao”.
- Năm 1397, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền. Các đại vương và
trưởng công chúa thì ruộng đất không bị hạn chế về số lượng (ruộng đất tư hữu), còn
thứ dân không được có quá 10 mẫu.
- Năm 1401, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn nô, chiếu theo phẩm tước,
cấp bậc mà được sử dụng một số lượng gia nô theo quy định của nhà nước.
- Năm 1402, nhà Hồ ban hành chính sách thuế mới, định lại biểu thuế đinh và
thuế ruộng.
c. Cải cách văn hóa, giáo dục
- Hồ Quý Ly đã cho sửa đổi nội dung, cách thức trong các kỳ thi. Năm 1396,
xuống chiếu định cách thức thi Cử nhân (thi Hương ở các lộ). Bãi bỏ phép thi viết ám
tả cổ văn, dùng thể văn 4 kỳ.
- Năm 1397, Hồ Quý Ly chủ trương mở trường học ở các châu, phủ, cử các
quan Giáo thụ trông coi, đôn đốc việc học tập. Nhà nước quy định số lượng ruộng đất
cấp để sử dụng việc học ở các địa phương, gọi là học điền.
- Hồ Quý Ly đề cao chữ Nôm. Hồ Quý Ly viết sách “Minh Đạo” (con đường
sáng), bày tỏ quan điểm của mình về Nho giáo, hạ thấp vai trò của Khổng Tử, phê
phán Nho gia là những người “học rộng nhưng tài kém, không quan thiết đến sự tình
(phục vụ thực tiễn cuộc sống), chỉ chuyên việc lấy cắp văn chương của người xưa”.
- Đối với Phật giáo, năm 1396, Hồ Quý Ly bắt tất cả các nhà sư chưa đến 50
tuổi phải hoàn tục để lao động. Còn lại phải sát hạch, ai thông hiểu đạo Phật mới
được làm sư.


1.3. Kết quả, ý nghĩa cải cách của Hồ Quý Ly
- Kết quả: Những việc làm của Hổ Quý Ly, xét về mặt lợi ích quốc gia, đã
không thành công. Thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh đương thời có phần
trách nhiệm của ông và có lẽ ông cũng nhận thức được phần nào điều đó khi ông
thưởng cho Hồ Nguyên Trừng hộp trầu bằng vàng, sau câu nói khá độc đáo “thần
không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.

- Ý nghĩa:
+ Qua cuộc cải cách trên cho ta thấy rằng Hồ Quý Ly là một con người có tài
năng, hành động có tầm nhìn, có năng lực và sự quyết đoán. Hồ Qúy Ly đã thực hiện
những cuộc cải cách ấy, với một quyết tâm cao, một tài năng xuất chúng và một bản
lĩnh phi thường. Ông cũng đồng thời là người mở đầu cho một giai đoạn cải cách
quan trọng trong lịch sử Việt Nam, thời kì văn minh Đại Việt.
+ Những chính sách cải cách đó dù mang ý nghĩa tích cực nhưng vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và những đòi hỏi cấp thiết của dân tộc.
2. Cải cách của Lê Thánh Tông (1460-1497)
2.1. Hoàn cảnh lịch sử
- Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi
vua, sáng lập ra triều Lê, lấy quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long.
Nền hành chính dưới các triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông
về cơ bản vẫn phỏng theo tổ chức chính quyền của các triều đại Lý - Trần. Trải qua
các đời vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Nghi Dân bộ máy chính quyền đều có
những thay đổi, củng cố thêm theo xu hướng tập quyền. Năm 1460, Lê Thánh Tông
lên cầm quyền thực hiện cải cách đã đưa chế độ phong kiến đạt tới thời kỳ phát triển
thịnh đạt của chế độ phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam.
2.2. Nội dung cải cách
Về chính trị : Nếu như nói thời nhà Hồ chủ trương gạt bỏ tất cả các tôn thất
nhà Trần ra khỏi bộ máy chính quyền trung ương và thay vào đó là những Nho sĩ tri
thức có tư tưởng cải cách, nhà Hồ đã tiến hành tuyển chọn, đề bạc và tổ chức thi cử
để đào tạo tầng lớp quan lại mới ta. Thì đến thời của vua Lê Thánh Tông việc cải tổ
bộ máy nhà nước cả về cấu trúc và chấn chỉnh quy tắc làm việc , hoàn thiện đội ngũ
quan liêu từ Trung ương xuống địa phương, tổ chức thi cử chặt chẽ. Bỏ qua các chức
vụ cao nhất trong bộ máy quan lại như tể tướng, đại tổng quản..nhà vua trực tiếp điều
hành quân đội, và cũng là tổng chỉ huy quân đội.
Như trên đã trình bày công cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có sự tiếp
biến những tư tưởng cải cách của nhà Hồ, tuy nhiên ở đây chúng ta thấy được sự phát
triển vượt bậc trong cuộc cải cách của nhà Lê đó là đưa ra được bộ luật tiến bộ nhất

trong thời phong kiến ở nước ta, mang đậm nét sáng tạo và tinh thần thực tiễn của
giai cấp phong kiến dân tộc trong giai đoạn đi lên, điều đó đã đem đến kết quả là xây
dựng được một chế độ quân chủ quan liêu hoàn chỉnh, tăng cường chế độ quân chủ
tập quyền.
Về kinh tế: Nếu như nói Hồ Quý Ly chủ trương thực hiện chính sách hạn nô,
và hạn điền trong cuộc cải cách của mình thì đến thời vua Lê Thánh Tông đã chủ
trương thực hiện chính sách lộc điền (ban cấp ruộng đất cho quý tộc quan lại cao
cấp), và chế độ quân điền ( chia ruộng đất ở các làng xã cho nhân dân cày cấy, nộp tô


thuế cho nhà nước, kể cả các cô nhi quả phụ cũng được chia nhưng tỉ lệ khác nhau ở
mỗi tầng lớp giai cấp) điều này đã tác dụng củng cố bộ máy quân chủ quan liêu, phát
triển giai cấp địa chủ là cơ sở mới để phát triển xã hội, ngăn cấm được sự thành lập
và phát triển chế độ điền trang và sự bóc lột nông nô, nô tì, củng cố và mở rộng quan
hệ sản xuất địa chủ tá điền, đây là nền tảng của chế độ quan chủ quan liêu, tạo điều
kiện cho nhà nước tập quyền nắm chắc hơn các cơ sở xã thôn, bảo vệ quyền sở hữu
tối cao về ruộng đất.
Qua đó cho ta thấy rằng công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã có bước
phát triển dài, và đã khắc phục được những hạn chế Hồ Quy Ly trước đó. Trước hết
nhà Lê đã buộc chặc được nhân vào ruộng đất, đảm bảo cho việc bóc lột tô thuế, binh
dịch và lao dịch. Mặt khác điều quan trọng hơn đó là tạo điều kiện chó việc phát triển
chế độ tư hữu về ruộng đất mốt cách phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Thứ
hai là vùa tạo được điều kiện cho cơ sở của kinh tế địa chủ phát triển vừa kích thích
sự phát triển của các nghành kinh tế khác.
Về quân sự: Vua Lê Thánh Tông đã ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân
đội. Ông thường đích thân đi tuần phòng ở các biên ải xa xôi cùng với các binh lính
đó là tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị.
Nếu như nói rằng nhà Hồ đã chế tạo ra được khẩu “súng thần cơ” ( do Hồ
Nguyên Trừng chế tạo) và “thuyền chiến cổ lâu” đi biển. Thì đến thời vua Lê Thánh
Tông đã có những tiến bộ vượt bật với việc chế tạo ra “khẩu súng hỏa công cá nhân”

do tiếp thu kỹ thuật chế tác từ phương Tây, cùng với một số vũ khi thu được trong
cuộc chiến với nhà Minh. Bên cạnh đó nhà Lê còn chủ trương kế thừa những vù khí
chiến đấu thời nhà Hồ cho nê đã tạo thành những bộ vũ khí đa dạng và hùng mạnh.
Về giáo dục: Vua Lê Thánh Tông khởi xướng cho thành lập bia tiến sĩ lần đầu
tiên ở Văn Miếu Quốc Tử Giám vào năm 1484. Cùng với việc thiết lập thiết chế mới
Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, tổ chức nhiều cuộc
thi và rất nhiều tiến sĩ trạng nguyên đã đổ đạt. Đặc biệt là nhà Vua rất tích cực trong
cải tổ giáo dục, có những chính sách mới về thi cử và tranh gia lận trong thi cử.
2.3. Kết quả, ý nghĩa
- Kết quả: công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã có nhiều thuận lợi hơn
so với công cuộc cải cải cách của nhà Hồ, chính vì vậy đã đem lại nhiều tiến bộ trong
việc củng cố và phát triển đất nước
- Ý nghĩa: thông qua cải cách, Lê Thánh Tông đã tạo được hệ thống hành
chính thống nhất trong phạm vi cả nước. Hệ thống khá gọn gàng với chức trách phân
minh, bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình
tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời, trong đó, trung ương và
địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới. Lê Thánh
Tông là một vị hoàng đế lớn của một vương triều mạnh, có nhiều đóng góp trong lịch
sử dân tộc...
3. Cải cách của Quang Trung
3.1. Hoàn cảnh lịch sử
Cũng giống như hoàn cảnh hai cuộc cải cách trước, xã hội Việt Nam vào nữa
cuối thế XVIII, giai cấp phong kiến thống trị trong cả nước từ vua chúa đến quan lại
đua nhau ăn chơi, xa đọa cùng cực không chăm lo đến đời sống nhân dân. Để thỏa


mãn cho nhu cầu hưởng lạc chính quyền phong kiến Lê –Trịnh ở đàng Ngoài củng
như chúa Nguyễn ở đàng trong ra sức bóc lột nhân dân một cách thậm tệ qua chính
sách sưu cao , thuế nặng, cùng với hang trăm thứ thuế khác đã bần cùng hóa nhân
dân, họ phải bỏ làng mạc sống lưu tán khắp nơi.

Qua đó cho ta thấy được nền kinh tế nông nghiệp bị đình đốn, sức sản xuất bị
phá hoại nghiêm trọng, tình hình xã hội mất ổn định, rối loạn, mâu thuẫn xã hội ngày
gắt. Bộ máy quan liêu phong kiến kìm hãm sự phát triển xã hội, và điều khác biệt cơ
bản đối với hai thời kỳ trước đó là đất nước ta chia ra làm Nam Triều và Bắc Triều
tuy nhiên cả hai đều xa đọa như nhau.
Sau khi lãnh đạo nhân dân cả nước vùng dậy lật đổ các chính quyền thối nát
trê, đồng thời cũánh bại quân xâm lược Xiêm(1785), quân Thanh(1789), nhà nước
phong kiến mới được thành lập dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đứng trước một
yêu cầu đổi mới để đưa đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng trầm trọng trên nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội.
3.2. Nội dung cải cách của Quang Trung
- Về kinh tế: Nếu như nói trong công cuộc cải cách của nhà Hồ chủ trương
thực hiện chính sách “hạn điền”, còn đối với vua Lê Thánh Tông thì thực hiện chính
sách “lộc điền” và “quân điền” nhằm buộc chặt nhân dân vào ruộng đất nông nghiệp,
và quan trọng hơn là đảm bảo và duy trì nhà nhà nước phong kiến quan liêu tập
quyền. Thì ở đây Quang Trung đã căn cứ vào tình hình đất nước lúc giờ đã ban ra
“chiếu khuyến nông” lệnh cho dân phiêu tán phải trở về quê khôi phục ruộng đồng
bỏ hoang, làng xóm hoang vắng. Những ai không theo chiếu chỉ đều bị trừng trị
nghiêm. Sau một thời gian nhất định mà làng xã nào còn đất công bỏ hoang thì phải
nộp thuế gấp đôi. Chính vì thế chỉ sau ba năm nền kinh tế nông nghiệp đã phát triển
nhanh chóng.
Không những phát triển về nông nghiệp, mà công thương nghiệp cũng được
khuyến khích phát triển “khoan thư sức dân”, bên cạnh đó Quang Trung còn thực
hiện một số cải cách tiến bộ như bãi bỏ thuế điền cho nhân dân, động viên các tần lớp
phấn khởi tham gia sản xuất. Đồng thời Quang Trung cũng rất chú trọng ngoại
thương, ông chủ trương mở rộng buôn bán với các nước phương Tây, với chính sách
“mở cửa ải, thông thương buôn bán, khiến cho các hàng hóa không ngưng đọng để
làm lợi cho dân chúng”
Về tài chính: Nếu như trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã chủ trương cho
phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao) mặc dù đã có những chính sách cụ thể nhưng

kết quả lại không cao, bởi những nguyên nhân đã nêu. Thì đến thời Quang Trung để
thúc đẩy sản xuất và lưu thông hang hóa, ông cho đúc tiền đồng (Quang Trung thông
bảo và Quang Trung đại bảo).
Về chính trị, quân sự: sau khi quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược(1789)
Quang Trung ra sức xây dựng một chính quyền phong kiến mới tập trung mạnh tiến
bộ với ý thức quản lý đất nước trên một phạm vi rộng lớn. Ông đặt biệt chú trọng vào
việc “cầu hiền tài” tư tưởng này cũng going như hai cuộc cải cách trước của hai triều
đại Hồ và Lê. Bên cạnh đó ông còn chú trọng đến chính sách đối ngoại đối ngoại.
Quân đội có các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, pháo binh. Vũ khí
cũng có nhiều loại khá phong phú có “hỏa hổ”, sung trường, đại bác..thuyền chiến


chở được cả vua, trang bị được từ 50 đến 60 khẩu đại bác, chở được 500 đến 700
lính.
Về văn hóa, giáo dục: Quang Trung cho lập Sùng Chính Viện chuyên dịch
sách Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập giúp vua về mặt văn hóa, mục đích là ông
muốn đưa chữ Nôm là quốc ngữ chính thay thế cho chữ Hán, và đưa vào khoa cử.
Trong các kỳ thi, quan trường phải ra đề bằng chữ Nôm và đê tam trường, sĩ tử phải
làm thơ phú bằng chữ Nôm.
2.3. Kết quả, ý nghĩa
- Qua cuộc cải cách trên của quan Trung cho ta thấy được rằng ông là người
yêu nước, có hoài bão rất lớn. Trên thực tế đã đem lại những tiến bộ vượt bậc đối với
tình hình khủng hoảng của đất nước ta lúc bấy giờ.Những thành tựu to lớn đó mà qua
cuộc cải cách của Quang Trung cho ta thấy được rằng đã có sự tiếp biến và ngày
càng phát triển hơn rất nhiều so với thế hệ trước đó.
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà cuộc cải cách đã đạt được thì còn những
hạn chế nhất định như: về xây dựng chính quyền trung ương nhìn chung Quang
Trung vẫn giữ cơ chế quan lieu như triều đại trước đó nên chưa đem lại hiệu quả cao,
hay trong việc cải cách giáo dục khi đưa chữ Nôm vào làm quốc ngữ đã gặp sự phán
đối của một số sĩ phu Tây Sơn. Đặc biệt là cải cách đó đã gặp nhiều chướng ngại,

thời gian thực hiện quá ngắn ngủi. Nếu như nói công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly bị
đứt đoạn là do giặc Minh xâm lược nươc ta, thì với cuộc cải cách của Quang Trung
lại một lần nữa đi vào suy thoái khi người anh hùng dân tộc này đột ngột qua đời
(29.07.1792), giữa lúc mọi việc cách mới thực hiện chưa bao lâu. Triều đại Quang
Toản tiếp sau đó bất lực, không còn tiếp tục thực hiện những cải cách của vua cha và
bị Nguyễn Ánh lật đổ vào đầu 1802 .
4. Cải cách của Minh Mạng:
4.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Nhà nước trung ương chỉ trực tiếp quản lý được 7 trấn, dinh ở miền Trung.
Phần còn lại của đất nước rất rộng lớn, nhà nước trung ương quản lý gián tiếp qua
viên Tổng trấn - một cấp trung gian rất lớn giữa nhà nước trung ương với các trấn, lộ,
dinh.
Với cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống hành chính như vậy đã cản
trở rất lớn đến ý đồ của Minh Mệnh trong việc xây dựng một bộ máy quân chủ quan
liêu chuyên chế, tập trung quyền lực về trung ương, đứng đầu là Minh Mệnh.
Ruộng đất công làng xã là cơ sở để nhà nước thu tô thuế, nguồn tài chính duy
nhất của nhà nước bị thu hẹp nghiêm trọng, nông dân không có ruộng đất cày cấy
dẫn đến lưu vong phân tán, nổi dậy khởi nghĩa ngày một nhiều.
Thực trạng nhức nhối đó uy hiếp đến sự tồn tại của nhà nước chuyên chế
Nguyễn, buộc Minh Mệnh phải tìm cách cứu vãn bằng cách tiến hành cảI cách để
thâu tóm quyền lực về tay mình, đồng thời cũng là để chống lại những thế lực mâu
thuẫn với mình.
Muốn giải quyết được khủng hoảng xã hội bấy giờ thì thống nhất đất nước về
mặt hành chính phải được đặt lên hàng đầu. Hy vọng là nó sẽ tạo nên được một sức
mạnh áp đảo được các lực lượng chống đối, chia cắt trong nội bộ, kiềm chế được
ngoại xâm từ phía bắc và quy thuận được các lực lượng “phiên thần” phía Tây và


Nam. Đó là động cơ thúc đẩy Minh Mệnh, tích cực tiến hành cuộc cải cách hành
chính sâu rộng và toàn diện:

4.2. Nội dung
Trong 20 năm trị vì, Minh Mệnh đã thi hành nhiều chính sách và biện pháp,
trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhưng những biện pháp có ý
nghĩa cải cách chủ yếu và tập trung là cải cách hành chính, bộ máy quản lý nhà nước
và hệ thống quan lại.
- Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành. Giúp việc và tham
mưu cho vua có các cơ quan như:
+ Nội các được thành lập năm 1829, là cơ quan phụ trách công việc giúp vua
soạn thảo chiếu chỉ; về sau tăng thêm quyền hành với nhiệm vụ lưu giữ các châu bản
của triều đình.
+ Viện cơ mật là cơ quan trọng yếu, chuyên bàn bạc giúp vua những công việc
trọng đại của đất nước
+ Đô sát viện: Được thành lập vào năm 1832, là cơ quan giám sát và tư pháp
(cùng với Bộ Hình và Đại lý tự) toàn bộ cơ quan hành chính trong nước. Đây là một
cơ quan độc lập, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ một cơ quan nào ở triều đình,
ngoài vua.
+ Từ Minh Mệnh về sau vẫn có đủ 6 Bộ và 6 Khoa.
- Về cơ cấu tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương từ thời
Minh Mệnh có nhiều thay đổi, chặt chẽ hơn, có tác dụng củng cố chế độ quân chủ
chuyên chế và quốc gia thống nhất. Các đơn vị hành chính cấp thành trung gian trong
cả nước là liên tỉnh và tỉnh, bãi bỏ cả tên gọi doanh ở miền Trung
Như vậy là xung quanh Minh Mệnh có một mạng lưới quan lại các cấp, cả văn
và võ làm tham mưu và giúp việc đắc lực, đó là 6 Bộ, Nội các, Viện cơ mật, Đô sát
viện, 5 quân Đô thống phủ.
Để giúp việc 6 Bộ, điều hành công việc trong cả nước còn có các cơ quan khác
như Quốc tử giám, Hàn lâm viện, Ty thông chính sứ, Bưu chính ty, Khâm thiên
giám, Thái y viện, Hà đê sứ. Bên võ có Ngũ quân Đô thống sứ (cơ quan chỉ huy quân
sự).
Điều đáng chú ý là từ năm 1827, các quan chức trọng yếu của thời Gia Long
như Tam thái, Tam thiếu, Tham chính, Tham nghị đều bị Minh Mệnh bãi bỏ. Hàng

nhất phẩm chỉ có bốn hàm “Điện đại học sĩ”, song các hàm này không được đặt đầy
đủ.
- Cải cách việc phân chia địa giới hành chính và các cấp bậc hành chính, xóa
bỏ cấp thành, trấn, doanh, thống nhất trong cả nước đặt ra cấp liền dưới bộ máy trung
ương là cấp tỉnh.
Tổng cộng, cả nước Việt Nam thống nhất có 30 tỉnh. từ Quảng Trị ra Bắc
thành thành 18 tỉnh là: Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh
Bình, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh,
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn. từ Thừa Thiên trở vào
- trừ Thừa Thiên vẫn để là Thừa Thiên phủ - ra thành 12 tỉnh là: Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Biên Hòa, Gia Định (vẫn để


nguyên danh hiệu là Phiên An, đến tháng 8 năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) mới đổi
thành Gia Định), Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên.
Đứng đầu mỗi tỉnh là quan Tuần phủ, giúp việc có quan Bố chánh phụ trách
Ty phiên, coi về thuế má, dinh điền; quan án sát phụ trách Ty Niết, coi về hình án.
Lãnh Binh trông coi về quân đội. Phụ trách liên tỉnh là một Tổng đốc. Tổng đốc được
cơ cấu như ủy viên Hội đồng chính phủ phụ trách ở một địa phương và đóng ở tỉnh
quan trọng hơn.
Sau cải cách, Minh mệnh cho sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc cấp phủ, phủ có
nhiều huyện và ít huyện, chia làm 3 cấp: tối yếu khuyết, yếu khuyết và giản khuyết.
Do đó, ở phủ ngoài đồng tri phủ, còn có đặt thêm chức huyện thừa, huyện kiêm quản.
Các phủ có nhiều biến động đặt thêm các chức quản phủ. Đối với các huyện ở
vùng biên viễn, triều đình đặt thêm chức án phủ sứ hàm Viên ngoại lang Bộ binh
sung giữ. Năm 1828, Minh Mệnh chủ trương đặt lưu quan (quan được triều đình bổ
nhiệm nơi này chuyển đổi đi các nơi khác).
Về cấp tổng, cơ bản vẫn không thay đổi. Đứng đầu là Cai tổng, ngang với lại
mục của huyện, trật Tòng cửu phẩm. Tổng lớn có Phó tổng giúp việc, không nằm
trong ngạch quan của Nhà nước.

4.3. Kết quả, ý nghĩa:
- Kết quả: Cải cách hành chính có qui mô toàn quốc và đạt hiệu quả cao nhất.
Bộ máy chính trị có thể bảo đảm được nguyên tắc tập trung quyền tối thượng vào tay
nhà vua, phân quyền kiềm chế kiểm soát lẫn nhau giữa quan lại các ngành, các cấp
vừa bảo đảm được tính tập trung vừa tăng cường được tính thống nhất của mỗi quốc
gia với một lãnh thổ rộng lớn từ trước tới nay chưa từng có.
Tuy nhiên cải cách cũng có những mặt hạn chế cơ bản, đó là củng cố thêm hệ
tư tưởng Tống Nho trì trệ, khước từ mọi đổi mới, canh tân, nặng về củng cố vương
quyền mà không chú trọng cải thiện dân sinh. Điều này đã kìm hãm sự phát triển của
đất nước, tước đi cơ hội thoát khỏi ngoại thuộc của dân tộc trong một thời kỳ dài.
- Ý nghĩa: hai vị vua đầu triều Nguyễn là Gia Long và Minh Mệnh - người có
công lớn trong việc kế thừa và hoàn thiện một cách hợp lý cơ cấu tổ chức, nguyên tắc
vận hành chế độ quan lại có tính thống nhất trong quy mô cả nước. Sự phân công,
phân nhiệm giữa các cấp, giữa các bộ phận được quy định chặt chẽ gắn liền với các
chức danh, trách nhiệm, quyền hạn, phẩm trật đi đôi với lương bổng, đãi ngộ. Chế độ
“thỉnh an”, chế độ “giám sát”, chế độ “lưu quan” đã tạo nên một bộ máy nhà nước có
sức tập trung và liên kết, tương tác mạnh mẽ.
Từ thực tế trên chúng ta có thể nhận định rằng tổ chức bộ máy nhà nước địa
phương dưới triều Nguyễn đã đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất trong chế độ quân chủ
ở nước ta.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, nội dung, kết quả và ý nghĩa của các cuộc
cải cách từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX.


- So sánh được sự khác nhau về bối cảnh lịch sử, nội dung của các cuộc cải
cách.

- Phân tích được kết quả, tác động của các cuộc cải cách từ thế kỉ XV đến nửa
đầu thế kỉ XIX đối với sự phát triển của đất nước.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá về vấn đề lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác tư liệu lịch sử ...
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh có thái độ trân trọng những đóng góp của các nhân vật
lịch sử đối với sự phát triển của đất nước.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, trách nhiệm của bản thân trong công
cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác,...
- Năng lực chuyên biệt:
+ So sánh, phân tích sự giống và khác nhau giữa các cuộc cải cách về:
hoàn cảnh lịch sử, nội dung, kết quả.
+ Xác định và giải quyết được mối liên hệ giữa hoàn cảnh lịch sử với
nội dung và kết quả của từng cuộc cải cách.
+ Nhận xét và đưa ra ý kiến của bản thân về các cuộc cải cách.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Kế hoạch dạy học
- Máy tính kết nối máy chiếu
- Phiếu học tập/ phiếu giao nhiệm vụ
- Các tư liệu tham khảo
2. Học sinh
- Nghiên cứu chuyên đề
- Sưu tầm tư liệu
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu

- Giáo viên chiếu chân dung của 4 nhân vật lịch sử: Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông,
Quang Trung, Minh Mạng.


Hồ Quý Ly

Quang Trung

Lê Thánh Tông

Minh Mạng

- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Bốn nhân vật lịch sử trên có đóng góp gì cho sự phát triển của đất nước?
2. Xây dựng các hoạt động học tập
I. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
Hoạt động 1. Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử tiến hành cải cách
- Đọc đoạn tư liệu sau:


Vương triều Trần, từ vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369) trở về sau, ngày càng đi vào
con đường suy thoái. Vua quan đua nhau ăn chơi hưởng lạc, không còn chăm lo đến đời
sống của nhân dân. Bọn quý tộc, quan lại bắt quân dân xây dựng dinh thự, chùa chiền, hát
xướng, chơi bời phóng túng. Những kẻ bất tài nhưng khéo xu nịnh đều được thăng quan
tiến chức, kỷ cương triều chính rối loạn. Việc Chu Văn An – quan Tư nghiệp Quốc tử giám
dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần không được đã trả ấn từ quan là một bằng chứng.
Trong nội bộ tầng lớp quý tộc cầm quyền chia bè phái, mâu thuẫn, giết hại lẫn nhau
để tranh giành địa vị, quyền lực ngày càng khốc liệt, điển hình là vụ một số quý tộc đại
thần nhà Trần như Thái bảo Trần Nguyên Hàng, Thượng tướng quân Trần Khát Chân mưu
giết Hồ Quý Ly không được, bị Hồ Quý Ly giết chết cùng với hơn 370 quan lại quý tộc

khác.
Vua quan, quý tộc ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của nhân dân, lại
còn ra sức huy động sức người, sức của của nhân dân phục vụ cho các cuộc chiến tranh
chinh phạt các nước Ai Lao, Chămpa, càng làm cho đời sống của nhân dân thêm khổ cực.
Sống trong hoàn cảnh cùng cực đó, nhiều người phải bán mình trở thành nông nô, nô tỳ
của tầng lớp quan lại, nhưng cuộc sống thân phận của họ còn khổ cực hơn. Đó chính là
nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt và phong trào khởi nghĩa nông dân cuốI
thế kỷ XIV. Lực lượng tham gia đông đảo là nông dân nghèo, nông nô, nô tỳ trong các điền
trang của vương hầu, quý tộc Trần. Điều đó chứng tỏ từ nửa cuối thế kỷ XIV, xã hội Việt
Nam đã bước vào cuộc khủng hoảng, vương triều Trần đã suy thoái.
Bên cạnh đó, nửa cuối thế kỷ XIV, vua Chămpa thường xuyên đánh phá vùng biên
giới phía Nam Đại Việt và nhiều lần còn đem quân đánh phá kinh thành Thăng Long, buộc
vua Trần phải đi lánh nạn.
Nhà Minh (Trung Quốc) bấy giờ lợi dụng sự suy yếu của nhà Trần đã ra sức yêu
sách, buộc nhà trần phải chấp nhận. Năm 1384, nhà minh buộc nhà Trần cấp lương thực
cho quân Minh đánh Vân Nam, nhà Trần phải nộp 5000 thạch lương. Năm 1385, nhà Trần
phải tuyển 20 nhà sư đưa sang Kim Lăng nộp cho nhà Minh. Năm 1386, nhà Minh lại đòi
dâng nộp 50 thớt voi, chuẩn bị lương thảo dọc đường từ Nghệ An trở ra để vận chuyển đến
Vân Nam. Năm 1394, nhà Minh đòi nộp 80.000 thạch gạo, nhà trần phải nộp 10.000 thạch
gạo và phải chở sang tận Long Châu. Năm 1395, còn phải nộp voi và lương thực. Nguy cơ
xâm lược đất nước ta của nhà Minh ngày càng đến gần, nhưng vương triều Trần đã bất
lực, không còn đủ khả năng để tổ chức, lãnh đạo dân tộc kháng chiến như trước đó.
Thiết chế chính trị quân chủ quý tộc nhà Trần bước vào giai đoạn khủng hoảng, kìm
hãm sự phát triển xã hội đang trên bước đường phong kiến hóa, xác lập chế độ phong kiến
tập quyền chuyên chế.

- Học sinh trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi: Cho biết nét chính về tình hình chính trị,
xã hội nước ta vào nửa sau thế kỉ XIV.
Báo cáo kết quả làm việc với thầy/ cô giáo
- Giáo viên nhận xét, chốt các ý sau:

+ Chính trị: Vương triều Trần bước vào giai đoạn khủng hoảng
+ Xã hội: Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội gay gắt, phong trào
khởi nghĩa nông dân bùng nổ.
+ Đối ngoại: nguy cơ bị nhà Minh xâm lược, phía Nam Đại Việt bị Champa
thường xuyên đánh phá.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung của cải cách
II. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử
- Đọc đoạn tư liệu sau:


Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh thắng lợi, Lê Lợi – người lãnh
đạo tối cao cuộc kháng chiến lên làm vua, sáng lập ra triều Lê, lấy quốc hiệu là Đại Việt,
đóng đô ở Thăng Long. Nền hành chính dưới các triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê
Nhân Tông về cơ bản vẫn phỏng theo tổ chức chính quyền của các triều đại Lý - Trần.
Hệ thống chính quyền đều tập trung vào triều đình trung ương, đứng đầu là vua rồi
đến các chức tả hữu tướng quốc, kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự, tam tư, tam
thái, tam thiếu do các đại công thần và dòng họ Lê Lợi nắm giữ. Dưới đó là các cơ quan
như Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Trung thư sảnh, Khu mật viện… Các bộ chỉ là những
ban, phòng nằm trong Thượng thư sảnh. Ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn như
Hàn lâm viện, Ngự sử đài, Quốc tử giám.
Ở địa phương, cả nước được chia làm 5 đạo : Đông đạo, Bắc đạo, Tây đạo, Nam
đạo và Hải Tây đạo tương ứng với vùng lãnh thổ Tây Bắc, Đông Bắc, vùng đồng bằng Bắc
bộ đến đến Quảng Nam ngày nay.
Đứng đầu mỗi đạo có chức Hành khiển trông coi các mặt. Dưới đạo có 24 lộ do
An phủ sứ đứng đầu như thời Trần. Dưới lộ là huyện, châu, xã và có cấp bộ chính quyền
tương đương để quản lý. Đối với vùng núi lập thành các châu, đứng đầu có Tri châu, bổ
nhiệm từ trong số các tù trưởng của các dân tộc thiểu số.
Trải qua các đời vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Nghi Dân bộ máy chính quyền
đều có những thay đổi, củng cố thêm theo xu hướng tập quyền.

Để bảo vệ quyền chuyên chế của mình, từ những vua đầu nhà Lê đã dùng những
thủ đoạn giết hại các công thần có tài năng, uy tính mà các vua Lê cho là họ có thể lấn át
hay làm giảm uy quyền của nhà vua như việc giết hại hai đại công thần có công với dân tộc
trong cuộc kháng chiến chống quân lược Minh và sáng lập ra nhà Lê như Trần Nguyên
Hãn, Phạm Văn Xảo khi Lê Lợi lên làm vua; đến triều Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông giết Lê
Khả, Lê Khắc Phục, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả, Lê Sát, Lê Ngân,...
Hầu hết các quan lại đầu thời Lê đều xuất thân từ giai cấp địa chủ, họ hợp thành
một đẳng cấp quý tộc quan liêu có nhiều đặc quyền, đặc lợi trong xã hội.
Việc phong cấp ruộng đất với số lượng lớn cộng với số lượng đất vốn có của địa
chủ khi trở thành quan lại lập tức họ trở thành những địa chủ to lớn trong xã hội, xã hội
ngày càng bị phân hoá sâu sắc và lan rộng. Những hiện tượng xấu của cuối đời nhà Trần
được tái diễn trở lại vào giữa thế kỷ XV.
Mất mùa, đói kém, dịch bệnh cộng với nạn quan lại nhũng nhiễu dân chúng đã làm
cho người dân khốn đốn, xã hội không ổn định. Bộ máy quan lại cuối triều Lê Nhân Tông
khá cồng kềnh nhưng không đảm đương được công việc theo quy định của triều đình.
Bên cạnh đó, tình hình triều chính ngày càng bất ổn dẫn đến cuộc chính biến năm
1460 kết thúc giai đoạn trì trệ của nhà Lê sau hơn 30 năm thống trị đất nước và mở ra một
giai đoạn lịch sử mới và sự xuất hiện của vua Lê Thánh Tông đã đưa chế độ phong kiến
thoát ra khỏi sự khủng hoảng để tiến tới thời kỳ phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến
trung ương tập quyền Việt Nam.
Như vậy, thiết chế chính trị như trên đã nêu rõ ràng chưa chặt chẽ, chưa hoàn
chỉnh, mang tính phân tán. Nhược điểm này đã bộc lộ ngay từ nửa sau thế kỷ XIV và đòi
hỏi phải có biện pháp cải cách. Trong hoàn cảnh mới của đất nước sau khi giành độc lập,
nhưng vẫn duy trì thiết chế chính trị đó, rõ ràng không phù hợp với yêu cầu phát triển đất
nước và xu thế phát triển của thời đại.
Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, các vua kế vị thì còn ít tuổi (Lê Thái Tông (14321442) lên ngôi lúc 10 tuổi, Lê Nhân Tông (1443-1459) lên ngôi lúc 2 tuổi), tình trạng quan
lại tham nhũng, lộng quyền... khá phổ biến, nhiều công thần khai quốc thì bị giết hại.
Thực trạng này làm cho nhà nước trung ương tập quyền suy yếu. Lúc này, muốn xây dựng



một nhà nước trung ương tập quyền mạnh, đòi hỏi phải chấn chỉnh lại kỷ cương phép nước,
phải cải cách thiết chế chính trị, cả về cơ chế vận hành của bộ máy hành chính từ trung
ương đến các địa phương.

- Học sinh trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi: Cho biết nét chính về tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội nước ta vào nửa đầu thế kỉ XV.
Báo cáo kết quả làm việc với thầy/ cô giáo
- Giáo viên nhận xét, chốt các ý sau:
+ Chính trị:
./ Trong thời gian đầu, các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân
Tông về cơ bản vẫn phỏng theo tổ chức chính quyền của các triều đại Lý - Trần.
./ Trải qua các đời vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Nghi Dân bộ máy
chính quyền đều có những thay đổi, củng cố thêm theo xu hướng tập quyền.
./ Các quan lại thời Lê đều xuất thân từ giai cấp địa chủ, họ hợp thành
một đẳng cấp quý tộc quan liêu có nhiều đặc quyền, đặc lợi trong xã hội. Tình trạng
quan lại tham nhũng, lộng quyền... khá phổ biến, nhiều công thần khai quốc thì bị
giết hại.
./ Như vậy, thiết chế chính trị chưa chặt chẽ, chưa hoàn chỉnh, mang tính
phân tán, đòi hỏi phải có biện pháp cải cách.
+ Kinh tế:
./ Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay địa chủ.
./ Mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.
+ Xã hội:
./ Đời sống nhân dân khốn đốn, xã hội không ổn định.
Như vậy, muốn xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền mạnh, đòi hỏi
phải chấn chỉnh lại kỷ cương phép nước, phải cải cách thiết chế chính trị, cả về cơ
chế vận hành của bộ máy hành chính từ trung ương đến các địa phương. Những năm
60 của thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành cuộc cải cách nhằm giải quyết
tình trạng khủng hoảng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung cuộc cải cách

a. Về chính trị
* Tổ chức bộ máy Nhà nước
- Giáo viên chiếu sơ đồ bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông


- Học sinh quan sát sơ đồ và nghiên cứu tài liệu giải thích bộ máy nhà nước, báo cáo
kết quả.
- Học sinh hoạt động nhóm (cặp đôi) trả lời câu hỏi:
+ So với bộ máy nhà nước thời Lý- Trần, bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh
Tông có gì mới?
+ Tìm hiểu quân đội và luật pháp thời Lê Thánh Tông.
- Học sinh báo cáo kết quả.
- GV chốt ý:
+ Ở trung ương:
./ Đứng đầu là vua, tập trung tuyệt đối quyền hành.
./ Bãi bỏ hai chức quan đầu triều, thay vào đó là 6 bộ phụ trách các việc. Hàn
lâm viện, Ngự sử đài có quyền hành cao hơn.
+ Ở địa phương
./ Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti).
./ Dưới đạo là: Phủ, Huyện, Châu, Xã.
* Quân đội: được tổ chức quy củ gồm hai bộ phận (cấm binh - bảo vệ kinh thành và quân
chính quy bảo vệ đất nước; ngoại binh được tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông)
* Luật pháp: Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho tập hợp những điều lệ đã ban trong các
đời vua Lê trước, tham khảo pháp luật thời Lý - Trần, căn cứ vào tình hình của đất nước mà
soạn ra bộ luật mới - bộ Lê triều hình luật, còn gọi là bộ luật Hồng Đức. Bộ luật này gồm
722 điều luật, chia làm 6 quyển, 16 chương.
b. Về kinh tế

- Đọc đoạn tư liệu sau:
Khác hẳn với các triều Lý, Trần, nhà Lê thực hiện chính sách lộc điền, đem ruộng

đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước ban cấp cho tầng lớp quan lại cao cấp. Chế độ lộc
điền được thi hành ngay từ những triều vua đầu tiên của nhà Lê, nhưng chưa trở thành
quy chế. Đến thời vua Lê Thánh Tông mới được quy định và ban hành thống nhất trong
cả nước (1477). Ruộng đất dùng để ban cấp chủ yếu là loại ruộng đất công làng xã. Lộc
điền gồm hai loại: một loại cấp vĩnh viễn gọi là ruộng đất thế nghiệp, một loại cấp tạm thời
trong một đời, sau khi chết 3 năm thì phải hoàn lại cho nhà nước. Chế độ lộc điền là hình
thức ban cấp ruộng đất quy mô của nhà Lê nhằm ưu đãi tầng lớp quý tộc, quan lại cao cấp,
biến họ trở thành những địa chủ lớn.


Tất cả mọi người từ quan tam phẩm đến cô nhi quả phụ đều được chia ruộng công.
Những gia đình nông dân thường đã có ruộng đất riêng đầy đủ, không được cấp. Ruộng xã
nào chia cho dân xã ấy, xã nào ruộng quá nhiều, người ít thì cho phép lấy bớt ruộng xã
nhiều chia cho xã bên cạnh ruộng ít, người nhiều. Dân trong xã tùy theo thứ hạng được cấp
phần ruộng đất khác nhau. Quan hàm tam phẩm được 11 phần, ngũ phẩm được 9,5 phần…
Cô nhi, quả phụ được 3 phần. Ruộng công làng xã cứ 6 năm chia lại một lần. Mọi người
cày cấy ruộng công đều phải nộp tô cho nhà nước. Riêng quan lại từ tứ phẩm trở lên do lộc
điền ít nên không phải nộp tô.
Nhiều chỉ dụ của nhà vua được ban hành nhằm đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang,
lập làng và hợp pháp hóa việc khai hoang, lập làng trong nhân dân, góp phần giải quyết
tình hình lưu vong trong xã hội. Song song với chính sách khai hoang, lập làng, Lê Thánh
Tông còn đẩy mạnh việc khai hoang lập đồn điền. Chính sách này bắt đầu được thi hành từ
thời Thái Tổ và được mở rộng dưới thời Thánh Tông. Chỉ dụ năm 1481 nêu rõ mục đích lập
đồn điền của nhà nước “để khai thác hết sức nông nghiệp, mở rộng nguồn súc tích cho
nước”. Nhiều sở đồn điền được thành lập chuyên lo việc mộ dân lưu vong khẩn hoang. Lực
lượng được huy động ở hình thức khai hoang này bao gồm cả quân lính đồn trú, tù binh, tội
nhân. Nhà nước đặt ra cơ quan chuyên trách công việc khai hoang, lập đồn điền do các
chức quan chánh, phó sứ đồn điền phụ trách.
- Học sinh trao đổi, trả lời câu hỏi: Dựa vào tài liệu, em hãy cho biết vua Lê Thánh Tông đã
có những chính sách gì về kinh tế?

- GV chốt ý:
+ Chính sách lộc điền: Đem ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước ban cấp cho
tầng lớp quan lại cao cấp. Lộc điền gồm hai loại: một loại cấp vĩnh viễn, một loại cấp tạm
thời trong một đời.
+ Chính sách quân điền: Ruộng công làng xã được chia cho tất cả mọi người. Mọi
người cày cấy ruộng công đều phải nộp tô cho nhà nước.

+ Chính sách khẩn hoang: Nhà vua ra nhiều chỉ dụ đẩy mạnh công cuộc khẩn
hoang, lập làng và khai hoang lập đồn điền.
c. Giáo dục
- GV chiếu một số hình ảnh

- Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về những
hình ảnh trên.
- Học sinh báo cáo kết quả.


- GV chốt ý:
+ Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu
Quốc Tử Giám.
+ Đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, tổ chức nhiều cuộc thi để
tuyển chọn quan lại. Đặc biệt, có những chính sách mới về thi cử và tránh gian lận
trong thi cử.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa
- Học sinh trao đổi, trả lời các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông?
+ Những chính sách của vua Lê Thánh Tông về kinh tế đưa lại hệ quả như thế
nào?
+ Đánh giá chung về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
- Học sinh báo cáo kết quả.

- GV chốt ý

C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI
TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội
dung
1.
Hoàn
cảnh
lịch sử

Nhận biết

Trình bày được
hoàn cảnh lịch sử
của các cuộc cải
cách. (4 cuộc: cải
cách Hồ Quý Ly,
Lê Thánh Tông,
Quang
Trung,
Minh Mạng)
2. Nội Trình bày được nội
dung
dung của các cuộc
cải cách.

Thông hiểu


Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Lí giải được vì sao So sánh được sự Rút ra được điều
phải tiến hành các khác nhau về hoàn kiện để tiến hành
cuộc cải cách.
cảnh lịch sử của một cuộc cải cách.
các cuộc cải cách.

Phân tích được nội
dung của các cuộc
cải cách trên từng
lĩnh vực.
3. Kết Nêu được kết quả Phân biệt được
quả
của từng cuộc cải những thành tựu,
cách.
hạn chế của từng
cuộc cải cách.

So sánh được nội
dung trên từng lĩnh
vực giữa các cuộc
cải cách.
Phân tích được
những thành tựu
và hạn chế của các
cuộc cải cách.


4. Ý Nêu được ý nghĩa Phân tích được ý Giải thích được tác
nghĩa của từng cuộc cải nghĩa của các cuộc động của từng
cách.
cải cách.
cuộc cải cách đối
với giai đoạn lịch
sử đương thời.

Nhận xét được nội
dung của từng
cuộc cải cách.
Rút
ra
được
nguyên
nhân
thành tựu và hạn
chế
của từng
cuộc cải cách.
Rút ra được bài
học trong quá
trình xây dựng và
phát triển đất
nước ở những giai


đoạn lịch sử sau
và hiện nay.
2. Hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả

a. Nhận biết
Câu 1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử của cuộc cải cách Hồ Quý Ly.
Câu 2. Trình bày nội dung của cuộc cải cách Hồ Quý Ly.
Câu 3. Nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly.
Câu 4. Trình bày hoàn cảnh lịch sử của cuộc cải cách Lê Thánh Tông.
Câu 5. Trình bày nội dung của cuộc cải cách Lê Thánh Tông.
Câu 6. Nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách Lê Thánh Tông.
Câu 7. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách Quang
Trung.
Câu 8. Nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng.
b. Thông hiểu
Câu 1. Hồ Quý Ly tiến hành cuộc cải cách trong bối cảnh đất nước như thế nào?
Câu 2. Vì sao vua Lê Thánh Tông thực hiện cuộc cải cách hành chính trong những
năm 60 của thế kỉ XV?
Câu 3. Phân tích nội dung cải cách hành chính và kinh tế của vua Lê Thánh Tông.
Câu 4. Các cuộc cải cách từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX có ý nghĩa như thế
nào đối với sự phát triển kinh tế của đất nước?
c. Vận dụng thấp
Câu 1. So sánh bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Hồ Quý Ly với cuộc cải cách Lê
Thánh Tông.
Câu 2. So sánh nội dung cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông với vua Minh
Mạng.
Câu 3. Phân tích những thành tựu và hạn chế của các cuộc cải cách từ thế kỉ XV đến
nửa đầu thế kỉ XIX.
Câu 4. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy làm rõ tác động của các cuộc cải
cách đối với giai đoạn lịch sử đương thời.
d. Vận dụng cao
Câu 1. Để tiến hành một cuộc cải cách, theo em cần có những điều kiện gì?
Câu 2. Nhận xét về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. (hoặc Quang Trung, Minh Mạng)
Câu 3. Qua cuộc cải cách Lê Thánh Tông hãy giải thích vì sao chế độ quân chủ

chuyên chế đạt đến đỉnh cao?
Câu 4. Phân tích những thành tựu và hạn chế của các cuộc cải cách. Theo em, nguyên
nhân nào đưa đến thành tựu và hạn chế đó.
Câu 5. Các cuộc cải cách từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX để lại những bài học
kinh nghiệm như thế nào cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước?



×