Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

bài tiểu luận IQ và EQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.7 KB, 25 trang )

Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
A. IQ
I. IQ LÀ GÌ?
IQ (Intelligence Quotient – Chỉ số thông minh) là một chỉ số được sử dụng để
diễn tả sự thông minh biểu hiện ra bên ngoài một cách tương đối của một cá nhân; là chỉ
số đo năng lực nhận thức như khả năng học và hiểu hoặc xử lý tình huống, khả năng áp
dụng kiến thức vào môi trường thực tế hoặc suy nghĩ phản biện (như được đo trong các
bài kiểm tra), sự nhạy bén của đầu óc, kỹ năng logic và phân tích.
II. PHƯƠNG PHÁP ĐO IQ
Công thức tính IQ:
Để tính toán chỉ số IQ, công thức ban đầu được lập nên là:
IQ = MA

x 100

CA

Trong đó: MA (Mental Age) là tuổi trí tuệ, tính bằng tháng, quy từ điểm trắc
nghiệm.
CA (Chronological Age) là tuổi thực tế tính bằng tháng, theo thời gian
sinh trưởng của mỗi người).
Thí dụ: Một nhi đồng tuổi đời tròn 8 năm, khi làm một test trí tuệ đạt được tuổi trí
khôn tương đương trẻ em 10 tuổi, chỉ số thông minh của em bé này là:
IQ = 10 x 12 x 100 = 125
8 x 12

Tuy nhiên, cách tính này đã bộc lộ nhược điểm là không đại diện được cho mọi
lứa tuổi và mọi hình thái trí tuệ phức tạp của con người. Về sau, nhiều cách tính khác
được đề nghị. Như Wechsler trong các trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ em và cho người
lớn đã sử dụng điểm IQ chuyển hóa. Đây là loại điểm IQ chuyển đổi từ điểm số bài trắc
nghiệm của một người sang loại thang đo tiêu chuẩn, dựa trên lý thuyết cho rằng những


điểm số trắc nghiệm của một dân số người được phân bố bình thường, và thang này có
điểm trung bình = 100 độ lệch tiêu chuẩn = 15. Công thức tính:
Nhóm 2

Page 1


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
IQ = 100 + 15 Z
Z là điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm theo công thức Z =

X

- µ , trong đó

µ và σ lần lượt là điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn các bài làm của nhóm đông
người chọn làm đại diện cho dân số.
Thí dụ: Khảo sát bằng test RAVEN (60 câu hỏi) trên một nhóm khoảng 2000 học
sinh đại diện cho các học sinh lớp 8 TPHCM thu được điểm trung bình µ = 35,5 độ lệch
tiêu chuẩn σ = 11,4. Học sinh Tuấn, lớp 8 làm bài test này đạt 48 điểm. Vậy IQ của Tuấn
là bao nhiêu?
Giải: Đổi điểm của Tuấn ra Z = (48 – 35.5)/11.4 – 1.096
Suy ra IQ = 100 + 15 x 1.096 = 116
Dưới đây là bảng giải thích ý nghĩa từng nhóm điểm IQ và biểu diễn bằng đồ thị
(các vùng dưới đường cong bình thường tính trên dân số rất lớn):
Bảng 1. Giải thích các loại IQ
Khoảng điểm IQ

Mô tả ý nghĩa


Tỷ lệ % trong dân số

40 – 55

Rất kém

0.13%

55 – 70

Chậm phát triển tâm thần

2,14%

70 – 85

Kém thông minh

13,59%

85 – 115

Trí tuệ bình thường

68,26%

115 – 130

Thông minh


13,59%

130 – 145

Trí thông minh cao (có tài)

2,14%

145 – 160

Thiên tài

0,13%

Tuyến bình thường là đồ thị chỉ ra gần đúng có bao nhiêu phần trăm người trong
dân số rơi vào mỗi hàng số IQ. Về mặt lý thuyết, nếu tất cả mọi người trên thế giới cùng
làm một bài test, hầu hết sẽ có điểm nằm trong dãy “Trung bình”. Một phần nhỏ hơn
trong dân số có điểm số nằm dưới hoặc phía trên trung bình. Các điểm số rất cao và rất bé
là hiếm.
Dựa trên ý nghĩa vừa trình bày, mỗi câu trắc nghiệm IQ được soạn theo nhiều
hình thức khác nhau phục vụ cho một ý đồ riêng, nhằm đo lường một cái gì đó của trí tuệ.
Nhóm 2

Page 2


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
Như đã trình bày trong phần lý luận trên, quan niệm trí thông minh là sự phối hợp của
nhiều thành tố giúp cho việc xây dựng bài trắc nghiệm thành dễ dàng hơn. Các câu hỏi sẽ
hướng vào đo lường các kỹ năng trong từng thành tố. Ví dụ: Ngôn ngữ, Toán học, Tri

giác không gian, Suy luận logic, Nhận biết các mẫu, Phân loại….
 Đo khả năng ngôn ngữ
1. Tìm từ trái nghĩa:
- Thuần Việt: Ví dụ: cho từ “Cứng”, trả lời “Mềm, “Ngày → “Đêm”, “Dài”
→ “Ngắn”
- Hán Việt: Ví dụ: “Thượng” → “Hạ”, “Nhập” → “Xuất”
2. Phân tách từ kép Hán - Việt:
Ví dụ: Tiếp thị → tiếp cận thị trường; Quốc sách → chính sách quốc gia.
3. Đổi trật tự từ, lập câu mới:
Với 5 từ trong câu KHÔNG BẢO, SAO NÓ ĐẾN?, lập các câu mới:
- Sao không bảo nó đến?
- Bảo nó đến, không sao?
- Nó bảo, sao không đến?
- Nó đến, sao không bảo?
4. Ghép thêm từ đơn, tạo từ đôi có nghĩa:
Cho từ “Học”. Ghép được: Học hành, học thuật, học giả, học sinh.
 Đo khả năng nhận ra các khuôn mẫu, luận lý và trí thông
minh toán học.
Ví dụ 1. Con số nào sẽ đứng kế tiếp trong dãy số sau?
1, 4, 9, 16, 25
Nhận xét: Dãy số tăng theo cách + 3, + 5, + 7, + 9, + 11, nên đáp số = 36.
Ví dụ 2. Con số nào sẽ đứng kế tiếp trong dãy số sau?
3, 5, 8, 13, 21.
Nhận xét: Vì trật tự các số trong dãy tuân theo quy tắc: số kế tiếp là tổng hai số
đứng liền trứơc nó. Như 3 + 5 = 8, 5 + 8 = 13, 8 + 13 = 21. Suy ra đáp số là 34 (vì 13 +
21 = 34).
Nhóm 2

Page 3



Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
 Đo khả năng xếp loại và trí thông minh toán học.
Ví dụ: Con số nào không thuộc cùng nhóm?
4

32

144

17

28

122

18

64

188

322

14

202

Đáp án: 17 (vì là số lẻ duy nhất).
 Kiểm tra trí thông minh toán học, logic và ngôn từ.

Ví dụ: Chữ cái trong ô cuối là gì ?
E

C

O

B

A

B

G

B

N

D

B

?

Đáp án = H
Lời giải: Chuyển đổi mỗi chữ cái thành con số ở vị trí tương đương với nó trong
bảng cữ cái (tiếng Anh), ví dụ chữ C thành số 3. Sau đó, tại mỗi hàng, nhân hai số trong
hai cột đầu để tính ra chữ cái tương ứng tại cột thứ ba.


 Kiểm tra khả năng nhận ra mẫu hình (pattern) và khả năng về
thị giác.
Ví dụ: Chọn một hình kế tiếp hợp lý từ trong 6 hình cho bên dưới.

Nhóm 2

Page 4


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ

Giải thích quy luật: Cả khối hình di chuyển theo chiều kim đồng hồ và hình vuông
chuyển động ngược chiều kim đồng hồ trong khi tự xoay 45 độ quanh nó. Một nửa của
đường thẳng di chuyển 90 độ theo chiều kim đồng hồ, trong khi nửa còn lại di chuyển 45
độ ngược chiều kim đồng hồ. Đáp án là hình E.
 Đo năng lực tri giác không gian
Ví dụ: Hãy chọn miếng ghép bên phải lắp đúng vào hình bên trái:

Đáp án: C

 Kiểm tra khả năng phân loại và tri giác không gian.
Ví dụ: Hình nào khác với những hình còn lại?

Nhóm 2

Page 5


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ


Đáp án: A

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI THÊM VỀ IQ
Những điều chưa biết về IQ
Mọi người thường nhắc tới chỉ số thông minh IQ nhưng còn nhiều điều khiến bạn
phải ngạc nhiên về nó. Bạn có thể tham khảo qua kết quả của các nhà nghiên cứu Mỹ.
1. Gen di truyền ảnh hưởng IQ:
Nghiên cứu 2 anh em sinh đôi được nhận nuôi trong 2 gia đình trung lưu, người ta
tìm ra liên hệ này. Nhiều người nghĩ khi còn sống với gia đình, IQ của 2 anh em sẽ tương
đồng. Chỉ khi họ bắt đầu cuộc sống tự lập, có những kinh nghiệm sống riêng thì IQ mới
khác.
Sự thật, khi sống tự lập IQ của 2 anh em càng trở nên giống nhau vì chịu tác động
từ gen di truyền ảnh hưởng tới trí thông minh của họ (sự tương đồng gen của 2 anh em là
50%).
2. Sữa mẹ liên quan đến IQ
Những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc
thường có IQ cao hơn trẻ khác. Kết quả nghiên cứu những trẻ cùng điều kiện chăm sóc,
chỉ khác nguồn sữa nuôi thì em được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ có IQ cao hơn từ 3-8
điểm so với em khác khi được 3 tuổi.
Lý do, sữa mẹ rất giàu năng lượng axit béo omega 3, tăng cường màng tế bào não,
tăng hiệu quả dẫn truyền dẫn tạo ra từ những xung chấn thần kinh cho trẻ.
3. IQ biến đổi theo ngày sinh:

Nhóm 2

Page 6


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
Tuổi nhập học của các em giống nhau nhưng trẻ sinh vào 3 tháng cuối năm đi học

muộn hơn bạn bè. Các nhà nghiên cứu phát hiện những đứa trẻ sinh muộn trong năm sẽ
có IQ thấp hơn vì mỗi năm học IQ của trẻ sẽ tăng được 3,5 điểm. Với thời gian đi học ít
hơn các bạn nên những em sinh muộn trong năm có IQ thấp hơn.
4. IQ không chịu ảnh hưởng của thứ tự sinh
Quan niệm con cả khôn ngoan và có khả năng lãnh đạo hay em khôn hơn anh chị
không đúng. Thậm chí, có người còn cho rằng trong gia đình đông con IQ thấp. Thực tế,
những người khôn ngoan có xu hướng sinh ít con nhưng sự thực là không hề có liên hệ
hay ảnh hưởng nào gây tác động giữa quy mô gia đình và IQ của trẻ. Thứ tự sinh không
dự báo trước IQ của trẻ. Ngoài ra, 2 anh em ruột sinh gần nhau có thể có IQ tương đồng
hơn so với trẻ sinh cách xa nhau vẫn chưa có cơ sở chứng minh.
5. IQ thế hệ sau ngày càng tăng:
IQ tăng gần 20 điểm sau mỗi thế hệ. Nếu tính điểm, hơn 90% người thế hệ hôm
nay được gọi là thiên tài ở những thế hệ hôm qua. Sự tăng trưởng về chỉ số thông minh
do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tốt hơn, thời gian đi học nhiều hơn, cha mẹ có
phương pháp giáo dục con tốt hơn, đồ chơi thông minh và ưu điểm của máy vi tính.
6. Trường học ảnh hưởng tới IQ:
Sự thông minh nói chung không ảnh hưởng tới quyết định đến trường hay không
nhưng việc đến trường học giúp học sinh tăng chỉ số IQ của mình. Càng nghỉ học sớm thì
nguy cơ thua kém về IQ so với các bạn cùng trang lứa càng tăng.
Theo kết quả khảo sát em có IQ thấp của Tổ chức giáo dục mở rộng của London,
IQ của các em giảm dần theo các nhóm tuổi từ bé đến lớn: nhóm 4 – 6 tuổi có IQ = 90,
nhóm tuổi lớn nhất 12 – 20 tuổi là 60.
- Nghiên cứu tại Nam Phi và Mỹ cho thấy mỗi năm trì hoãn đi học, IQ của trẻ
giảm 5 điểm.
- IQ chịu ảnh hưởng của thời gian đi học. Cuộc điều tra ở Mỹ với những người ở
lại trừơng lâu hơn tránh đi lính và người không có động cơ này. Kết quả, người ở lại
trường lâu hơn có IQ cao hơn, khả năng kiếm tiền cũng hơn 7%.
Nhóm 2

Page 7



Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
- Nghỉ học giữa chừng làm giảm IQ.
- Chỉ số IQ bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ hè. Các nhà nghiên cứu đã chọn 2 học sinh
kiểm tra riêng biệt trước và sau khi nghỉ hè. Kết quả, có sự suy giảm trong hệ thống IQ ở
2 em này so với cuối năm học.
7. IQ bị ảnh hưởng bởi thực đơn ăn uống
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn uống có khả năng ảnh hưởng tới
chức năng của não, cá là thức ăn phát triển tốt nhất cho sự phát triển của não bộ. Theo
phân tích số liệu quy mô lớn với hệ thống trường học ở New York, sự ảnh hưởng này rất
lớn.
Kiểm tra IQ của gần 1 triệu trẻ em học sinh trước và sau khi đổi thực đơn bữa trưa
(với thực phẩm ít chất bảo quản, màu thực phẩm, ít màu sắc và ít dùng gia vị nhân tạo),
có đến 14% học sinh tiến bộ hơn hẳn, đặc biệt là với em có thể trạng yếu.
8. Bộ não và IQ

Kích cỡ bộ não
Những nghiên cứu hiện đại sử dụng kĩ thuật MRI cho thấy kích cỡ bộ não có liên
quan đến IQ với một hệ số là khoảng 0,4. Một nghiên cứu trên những cặp sinh đôi do
Thompson cùng những cộng sự xuất bản vào năm 2001 cho thấy rằng chất xám có liên
quan đến hệ số g và cũng có hệ số di truyền rất cao (một nghiên cứu gần đây cho thấy
con số đó là 0,85)

Những vùng não tương ứng với IQ
Nhiền nguồn thông tin khác nhau cùng đồng ý ở một điểm là não trước đóng một
vai trò quyết định trong việc hình thành những "dòng suy nghĩ". Những bệnh nhân có
những vấn đề về não trước có kết quả IQ và chất trắng cũng đã được cho là có liên quan
mật thiết với trí thông minh tổng quát. Tuy nhiên, những hình chụp mới về bộ não cho
thấy điều đó chỉ giới hạn ở vùng hai bên vỏ não trước. Ducan và các đồng sự khi sử dụng

phương pháp chụp PET thì xác định phần não dùng để giải quyết các vấn đề liên quan rất
lớn đến trí thông minh nằm ở vùng hai bên vỏ não trước. Gần đây hơn, Gray và các cộng
sự (2003) đã dùng phương pháp fMRI để chứng minh ở những người có trí thông minh

Nhóm 2

Page 8


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
cao thì vùng này có thêm khả năng chống lại những sự mất tập trung. Gray và Thompson
(2004) có một bài viết về điều này.

Cấu trúc bộ não và IQ
Một nghiên cứu bao gồm 307 trẻ em từ 6 đến 19 tuổi bằng cách đo kích cỡ từng
phần của bộ não bằng phương pháp MRI và đo các khả năng từ vựng và suy luận đã được
thực hiện (Shaw, 2006). Nghiên cứu cho thấy có một sự liên quan nào đó giữa IQ và cấu
trúc của vỏ não – những người có trí thông minh cao thường có vỏ não mỏng khi nhỏ và
dày dần thêm khi lớn lên.
9. Sự liên quan của IQ

Chủng tộc và trí thông minh

Chỉ số IQ của các nhóm người khác nhau trên thế giới vào năm 1981. Chú thích:
người châu Á: xanh dương; châu Âu: cam, Tây Ban Nha: xanh lá cây; châu Phi: vàng
Trong khi chỉ số IQ của một cá thể trong những xã hội được phân bố trên cùng
một thang IQ, nhưng những nhóm người khác nhau sẽ có những thang IQ có vị trí khác
nhau. Trong khi người Do Tháivà Đông Á có khu vực phân bố thang IQ cao hơn người
Châu Âu, trong khi những người Latin và ở vùng hạ Sahara lại có khu vực phân bố thang
IQ thấp hơn. Rất nhiều những nghiên cứu đang được tiến hành nhằm tìm hiểu nguyên

nhân của sự phân bố IQ như thế, lý do của việc đó và độ chính xác của những bài kiểm
Nhóm 2

Page 9


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
tra IQ. Một số nhà khoa học cho rằng đó là do sự khác nhau trong những điều kiện kinh
tế xã hội nhưng giả thiết trên vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn.
Sự tìm hiểu về những vấn đề trên gây rất nhiều tranh cãi do tính chất nhạy cảm
của nó.

Giới và trí thông minh
Theo Jackson và Rushton, một cuộc khảo sát đầu thế kỷ 20 cho thấy giới không
đóng vai trò về trí thông minh. Trước đó thì Cyril Burt và Lewis Terman cũng không tìm
thấy sự khác biệt về trí thông minh giữa hai giới. Năm 1995, Hedges và Nowell chỉ ra
những sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê về chỉ số IQ trung bình
giữa nam và nữ sử dụng các số liệu trong các nghiên cứu phổ biến xuất bản thời đó.
Một nghiên cứu năm 1995 bởi Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cũng không chỉ ra được
sự khác biệt về IQ giữa hai giới. Những nghiên cứu thực hiện giữa thập niên 1990 chỉ ra
rằng có sự khác biệt nhỏ giữa chỉ số IQ của nam và nữ. Một số liệu phân tích từ 2,404
người của "California Verbal Learning Test" kết luận rằng "Khi các biến trung gian được
kiểm soát, những sự khác biệt về giới có xu hướng biến mất trong các bài test có lợi thế
cho nam và có xu hướng phóng đại trong các bài test có lợi thế cho nữ"."
Một nghiên cứu của Richard Lynn năm 1999 trong đó ông phân tích số liệu từ
một số bài test được xuất bản trước đó và phát hiện ra rằng chỉ số IQ trung bình của nam
giới cao hơn của nữ giới khoảng 3-4 điểm IQ. Các phân tích quy mô lớn của Lynn thực
hiện năm 2004 khảo sát sự khác biệt giới cũng chỉ ra nam giới có chỉ số IQ trung bình
cao hơn nữ là 5.0 điểm IQ. Trong một nghiên cứu khác bởi Rushton phát hiện nam giới ở
độ tuổi 17 - 18 tuổi có chỉ số IQ trung bình cao hơn 3.63 điểm so với nữ. Một nghiên cứu

năm 2009 đo được khoảng cách là 3-5 điểm IQ cao hơn nghiêng về nam giới.

Tôn giáo và IQ
Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa trí thông
minh (được đo bằng trình độ học vấn, điểm số và một số yếu tố khác) và tín ngưỡng, hầu
hết đều cho rằng không có bất kì một sự liên vệ nào cả.

Sức khỏe và IQ
Nhóm 2

Page 10


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
Một người có trí thông minh cao thường ít bị bệnh tật nặng hơn và sống lâu hơn.
Điều đó có thể là bởi vì họ có khả năng né tránh những chấn thương tốt hơn và chăm sóc
sức khỏe của mình tốt hơn và mặt khác, họ thường có đời sống kinh tế khá giả hơn. Nó
cũng giúp chống lại trầm cảm, tuyệt vọng.
Nghiên cứu ở Scotland cho thấy những người có IQ thấp hơn trung bình 15 điểm
có cơ hội mừng sinh nhật thứ 76 của mình thấp hơn 1/5 so với trung bình. Những người
có IQ nhỏ hơn 30 điểm thì tỉ lệ đó giảm 37%.
 Sự phát triển kinh tế và IQ
Một số cuốn sách gây tranh cãi của tác giả Dr. Richard Lynn, Professor Emeritus
về tâm lý học tại Đại học Ulster, Bắc Ireland, và Dr. Tatu Vanhanen, Professor Emeritus
về khoa học chính trị tại Đại học Tampere, Tampere, Phần Lan IQ and the Wealth of
Nations (2002) (IQ và sự thịnh vượng của quốc gia) và IQ and Global Inequality (2006)
cho rằng sự giàu có của một quốc gia một phần lớn có thể giải thích bằng cách nhìn vào
chỉ số IQ trung bình của nước đó. Luận điểm trên đã và đang được ủng hộ nhưng cũng có
nhiều chê bai. Thông tin đó đang được đặt câu hỏi để nghiên cứu thêm.
/>

IV. CÁCH LÀM TĂNG CHỈ SỐ IQ
- Những trò chơi điện tử hiện đại cho phép não bạn hoạt động với tốc độ tương
đối lớn. Điều đó giúp bạn tư duy tốt hơn và chiến lược hơn.
- Hãy vẽ những thứ bạn nhìn thấy. Cố gắng tưởng tượng lại, ý nghĩ của bạn thể
hiện trên tranh rất quan trọng.
- Giải ô chữ, những câu đố phức tạp. Đây là phương pháp giúp trí tuệ của bạn
nhạy bén.
- Những mùi hương sẽ giúp bạn suy nghĩ rõ ràng và hạn chế mọi sai lầm. Mùi
chanh kích thích não tập trung hơn, mùi hoa nhài giúp đánh thức tư duy và khiến suy
nghĩ nhanh hơn.
- Tham gia chơi các chương trình truyền hình sẽ làm tăng khả năng tư duy lên rất
nhiều.

Nhóm 2

Page 11


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
- Hít thở thật sâu là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để
nâng cao khả năng làm việc của não. Nhờ có hít sâu, lượng không khí trong não nhiều
hơn nên não sẽ làm việc hiệu quả hơn.
- Tránh cafein và hút thuốc. Một ly cà phê giúp bạn tỉnh táo để giải quyết công
việc. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều và hút thuốc thì sẽ hạn chế quá trình tiếp nhận các
loại vitamin cơ bản cần thiết cho hoạt động của não.
- Đặt tivi và đài cạnh nhau, sau đó cùng bật cả đài và cả tivi. Thử tiếp nhận thông
tin từ một trong hai, rồi tập trung chi tiết vào một cái. Bạn sẽ thấy khả năng tập trung vào
một việc nào đó tốt hơn.
- Hãy ngồi thẳng, tư thế ảnh hưởng đến trạng thái tư duy và giúp suy nghĩ rõ ràng
hơn.

- Thử suy nghĩ về hai sự vật không liên quan đến nhau, bạn sẽ có ý tưởng mới
mẻ gì đó liên quan đến hai sự vật.
- Luyện tập thể thao giúp bạn học cái mới nhanh hơn, quyết định mọi vấn đề
nhanh hơn. Do vậy, tập thể thao 3 lần/tuần, mỗi lần 30 phút rất có lợi.

B. EQ – CHỈ SỐ TRÍ TUỆ CẢM XÚC
I. ĐỊNH NGHĨA
Trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence - EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về
chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient - EQ) của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả
khả năng, năng lực, kỹ năng (trong trường hợp của mô hình tính cách về trí tuệ xúc cảm)
hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi
người, của người khác, của các nhóm cảm xúc. EQ là thước đo độ thông minh về cảm
xúc, hoặc khả năng kết hợp việc sử dụng cả cảm xúc lẫn các kỹ năng xuất phát từ kinh
nghiệm trong cuộc sống. Thông minh cảm xúc gồm có nhưng không chỉ giới hạn ở sự
thấu cảm, trực giác, sức sáng tạo, sự năng động, kiên cường mà còn là khả năng chiến
đấu, cân bằng áp lực, khả năng lãnh đạo, tính chính trực, sự xác thực, khả năng suy nghĩ
và liên kết con người.
Xúc cảm ở đây chính là những nhân tố nội tâm của con người, không phải chỉ là
sự yêu ghét thông thường, mà là những định hướng và giá trị, động cơ sống và làm việc
Nhóm 2

Page 12


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
của mỗi người.
Mỗi người khi sinh ra đều có một năng lực nhận thức xúc cảm nhất định, như một
thứ bản năng sinh tồn (thử nghĩ xem một người không biết nhận ra cảm xúc của người
khác thì có chơi được với ai không và sẽ sống như thế nào?). Tuy nhiên, như hít thở khí
trời, người ta thường rất vô tâm với thứ bản năng đó, không nhận thức và tìm hiểu về nó,

không chú tâm rèn giũa, nên đa số thường phung phí những khả năng do cha mẹ sinh ra,
thường sống theo những định kiến, những hiểu lầm (nhưng lại tưởng là hiểu) và tự gây ra
những thất bại cho mình, cũng như gieo bực bội và đau đớn cho người khác.
II. NHÂN TỐ TẠO NÊN TRÍ TUỆ CẢM XÚC
Yếu tố quan trọng để có được thành công không phải là những kiến thức chuyên
môn bạn được trang bị ở trường học, cũng không phải là chỉ số thông minh IQ, thậm chí
không phải bí quyết kinh doanh hay nhiều năm kinh nghiệm. Yếu tố quan trọng nhất để
đạt được thành công trong sự nghiệp đó là Trí tuệ xúc cảm - EQ. Và 5 nhân tố tạo nên trí
tuệ cảm xúc đó là:
1. Hiểu rõ chính mình
Hiểu rõ chính mình hay khả năng tự ý thức về mình là yếu tố đầu tiên của trí tuệ
cảm xúc. Có khả năng tự ý thức về mình, nghĩa là ta có được sự hiểu biết rõ ràng về
những cảm xúc, sở trường, sở đoản, các nhu cầu, các khuynh hướng, động lực và giá trị
của bản thân, qua đó hiểu được cảm xúc tác động ra sao đến các quyết định, hành động.
Những người có ý thức về mình thì các quyết định luôn gắn liền với những giá trị
của bản thân họ. Họ tự tin, biết dùng óc hài hước để tự phê bình bản thân, không ngại
thừa nhận thất bại hay yếu kém để tìm sự trợ giúp cần thiết. Nhờ vậy không mấy khi phải
đối mặt với những công việc ngoài khả năng giải quyết, luôn tìm được nguồn cảm hứng
và tinh thần hăng say trong mọi công việc họ làm.
Có được khả năng này sẽ giúp ta không có thái độ phê bình thái quá, cũng không
đặt hy vọng vào những gì viển vông, luôn ngay thật với chính mình và người khác, luôn
nỗ lực để hoàn thành công việc, biết bỏ qua những điều thứ yếu, trước mắt để hướng tới
một mục tiêu quan trọng và lâu dài.
Khả năng nhận thức bản thân là tiền đề cho việc kiểm soát bản thân. Chúng ta
phải hiểu cái gì tác động đến các quyết định hành động mới hy vọng đến việc thay đổi
chúng theo hướng tích cực hơn.
Nhóm 2

Page 13



Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
2. Kiểm soát bản thân
Kiểm soát bản thân hay nói cách khác là khả năng tự chủ là một yếu tố cấu thành
nên trí tuệ cảm xúc, giúp ta không còn làm nô lệ cho các cảm xúc của mình nữa.
Ai cũng có những cảm giác hay tâm trạng khó chịu, cũng cảm nhận được sức thúc
đẩy của các cảm xúc, nhưng những người biết tự chủ sẽ tìm ra được cách thức kiểm soát
chúng, thậm chí còn biết chuyển hóa chúng, hướng chúng đến những gì hữu ích, tích cực.
Khi phải đối mặt với một điều tồi tệ do người khác mang đến, người thiếu tự chủ
có thể sẽ đập bàn, đập ghế, quát tháo mọi người để trút cơn giận. Nhưng người biết tự
chủ sẽ có cách xử sự khác, họ không vội vàng nổi nóng hay hấp tấp đưa ra lời chỉ trích
thiếu suy nghĩ, mà sẽ cẩn thận dùng lời lẽ lịch sự để thẳng thắn phê phán, bình tĩnh nhìn
lại để tìm nguyên nhân, ngoài lỗi của người khác, còn có yếu tố nào khác nữa và mình có
lỗi gì trong chuyện này không?
Tóm lại, các dấu hiệu biểu thị về sự tự chủ về cảm xúc là: một khuynh hướng
trầm tư, ngẫm nghĩ thấu đáo; thái độ ung dung điềm tĩnh trước những gì lộn xộn, đổi
thay; khả năng giữ được sự trọn vẹn và nhất quán nơi bản thân. Biết nói không với các
xung động thúc đẩy của cảm xúc, ngưng việc tự thỏa mãn để theo đuổi mục tiêu.
3. Động lực thúc đẩy:
Người có một động lực thúc đẩy lớn có thể hiểu là người luôn có một sự thôi thúc
để đạt đến đích, đạt đến những thành tựu đã đặt ra. Động lực này không chỉ nằm ở bên
ngoài thông qua các yếu tố lương cao, địa vị, danh tiếng… mà cốt yếu nằm ở niềm khát
vọng sâu thẳm bên trong bản thân, mong muốn đạt đến một thành tựu vì chính thành tựu
ấy chứ không phải điều gì khác. Nó thể hiện một sự say mê công việc đang làm, nó thôi
thúc họ luôn tìm kiếm các giải pháp mới, sáng tạo nhằm cải thiện hiệu quả công việc.
Cũng vì lẽ đó, họ luôn dõi theo các tiến bộ mà họ hay tổ chức của họ đạt được. Nó thể
hiện sự tận tâm dành cho công việc, cho tổ chức.
Động lực thúc đẩy còn giúp có được sự lạc quan ngay cả khi không đạt được một
tiến bộ nào. Trong trường hợp đó, sự tự chủ và động lực thúc đẩy sẽ giúp họ bình tĩnh tìm
giải pháp và kiên trì vượt qua khó khăn sau một bước lùi hay thất bại nào đó.

4. Khả năng thấu cảm:
Giữa tất cả các yếu tố làm nên trí tuệ cảm xúc thì sự thấu cảm là điều dễ nhận
thấy nhất. Ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được sự đồng cảm từ những người thân
Nhóm 2

Page 14


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
biết cảm thông, chia sẻ và ngược lại, cảm thấy bị tổn thương khi sự cảm thông ấy không
hề hiện diện nơi những người thân của mình.
Sự thấu cảm không mang một ý nghĩa theo kiểu ủy mị đại loại “tôi ổn, anh ổn”,
không phải việc cố gắng hùa theo cảm xúc của người khác, lấy cảm xúc của họ làm cảm
xúc của mình, với mục đích làm hài lòng mọi người; trái lại, nó thể hiện sự sáng suốt
trong tiến trình đưa ra các quyết định, hành động, thể hiện sự biết ân cần quan tâm đến
những tâm tư tình cảm, tôn trọng cá tính và nhiều yếu tố khác của những người xung
quanh.
Một câu hỏi kiểm tra EQ được nhắc đến nhiều nhất ở Việt nam như sau: “ Một
chàng thanh niên đang đi trên đường, trời mưa bão và chiếc xe của chàng chỉ có khả năng
chở thêm 1 người nữa. Đúng lúc đó, có 3 người muốn đi nhờ xe của chàng, 1 là cô gái
chàng đang yêu say đắm, 1 là bà cụ già ốm yếu và 1 là vị bác sỹ rất nổi tiếng có khả năng
chữa khỏi bệnh cho nhiều người, nếu bạn là chàng, bạn sẽ cho ai đi nhờ xe?”.
Trong hơn 300 người tham gia cuộc thi tuyển dụng hôm đó, chỉ có 30 người trả
lời đúng ý của ban giám khảo: “chàng trai sẽ nhường xe cho vị bác sỹ để vị bác sỹ chở bà
già đi, còn mình sẽ ở lại cùng với cô gái để vượt qua con đường mưa bão”. Cách trả lời
đầy nhân văn đó đã thể hiện một phần tính cách của ứng cử viên, biết cách xử lý tình
huống hợp lý, có lòng yêu thương với con người và cuối cùng sẽ trở thành người thành
công trong mọi mối quan hệ.
Vắn tắt mà nói, khả năng thấu cảm là khả năng nắm bắt được tâm tư tình cảm của
mọi người xung quanh, khả năng bắt nhịp được với những gì tinh tế được thể hiện qua

ngôn ngữ cơ thể; khả năng nghe được thứ thông điệp nằm sâu bên dưới lớp vỏ ngôn từ.
Người có khả năng thấu cảm không hề bị tác động tiêu cực bởi thái độ “cảm
thông” với mọi người trong các quyết định, bằng sự hiểu biết của mình, họ luôn biết khi
nào thì nên tạo sức ép để cải thiện năng suất làm việc, khi nào thì không nên làm như
vậy. Luôn tìm được các quyết định sáng suốt vì lợi ích chung.
5. Kỹ năng xã hội:
Kỹ năng xã hội là kết quả phát xuất từ các yếu tố khác trong trí tuệ cảm xúc, nên
kỹ năng xã hội là thứ ta có thể dễ dàng nhận ra, bởi nó cũng mang các nét đặc trưng của
các yếu tố trí tuệ cảm xúc.

Nhóm 2

Page 15


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
Chẳng hạn, những người có kỹ năng xã hội thường tỏ ra tinh thông nghệ thuật
quản lý đội ngũ - tức là họ có khả năng thấu cảm trong thế giới công việc. Cũng thế, họ là
những người lão luyện về khả năng thuyết phục người khác - một khả năng cho thấy có
sự kết hợp giữa ý thức về bản thân, khả năng tự chủ và thấu cảm. Với các kỹ năng ấy,
những người có tài thuyết phục thường biết, thí dụ, lúc nào thì nên dùng đến tình cảm và
lúc nào thì nên dùng đến lý trí. Và khi được thể hiện rõ ra ngoài, động lực thúc đẩy sẽ
làm cho những người có kỹ năng xã hội trở thành những người có khả năng hợp tác tuyệt
vời; ngọn lửa đam mê họ dành cho công việc và tinh thần lạc quan sẽ tỏa lan sang đến
những người khác chung quanh.
Kỹ năng xã hội không đơn thuần chỉ xoay quanh tính cách thân thiện mặc dầu
những người có kỹ năng xã hội ở các mức độ cao thường hiếm khi nào có thái độ nhỏ
nhen, ác ý. Đúng hơn, kỹ năng xã hội là sự thân thiện có kèm theo nó một mục đích: thúc
đẩy những người khác đi theo hướng mình muốn.
Những người có kỹ năng xã hội thường tạo ra được một phạm vi rộng các mối

quan hệ quen biết, và họ có tài tìm ra được tiếng nói chung với hết mọi loại người khác
nhau - nói cách khác, họ có sở trường trong việc tạo ra tình trạng đồng thuận. Họ luôn
hành động dựa theo giả thiết cho rằng không ai có thể một mình mà hoàn tất được những
việc quan trọng. Những người này luôn có sẵn cho mình một mạng lưới các mối quan hệ,
để khi cần làm việc gì đó thì họ có thể dùng đến được.
Dù ở độ tuổi nào, mỗi người đều có tiềm năng để phát triển những năng lực trên.
Đừng quá ỷ lại vào trí thông minh, trình độ chuyên môn mà nên tập trung nhiều hơn đến
việc phát triển chỉ số EQ, phát triển năng lực cảm xúc của bản thân trong môi trường
làm

việc.

Từ từ, chúng ta sẽ nhận biết, quản lý bản thân tốt hơn, hiểu biết và giao tiếp với người
khác hiệu quả hơn, và chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc và
cuộc sống.
III. PHUƠNG PHÁP VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ EQ
Nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề xuất 7 tiêu chí để đánh giá chỉ số EQ, đó là:
- Có ý thức về khả năng của mình
- Có động cơ phấn đấu
- Kiên trì
Nhóm 2

Page 16


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
- Khả năng kiềm chế
- Khả năng điều chỉnh cảm xúc
- Sự thấu cảm
- Tinh thần lạc quan

* Phương pháp đánh giá dựa trên những tiêu chí về EQ cao và thấp
- Liệt kê dưới đây là các đặc điểm của những người có thông minh cảm xúc (EQ)
cao và EQ thấp:
+ Người có EQ thấp là người có thể tiêm nhiễm cho bạn nhiều cảm xúc, tính cách
xấu của họ. Những người này không có niềm vui xung quanh và chắc chắn là không
muốn từ bỏ các thói quen xấu. Tôi nhận thấy rằng không có cách nào mà tất cả chúng ta
đều tránh đối mặt với chính các cảm xúc tiêu cực hay bất hạnh phúc của chúng ta. Một số
cách chung nhất người ta thường làm là: Đánh giá mọi người khác, Gán cho mọi người
khác, Hành động theo điều mà mình cho là đúng đắn, Tìm người khác để đổ lỗi, Giấu
diếm sự đau khổ của họ đằng sau bằng cấp, cơ quan, địa vị, sự nổi tiếng, v.v.... Đánh giá
thấp các cảm xúc tiêu cực và bất hạnh của riêng họ, Phủ nhận sự bất hạnh, cô đơn, trống
rỗng, sợ hãi, giận giữ, cáu kỉnh của họ, v.v.... Tìm ai đó xấu hơn chính họ để bàn luận.
Cố gắng làm hài lòng mọi người bằng việc kể các câu chuyện cười, cười về mọi việc, và
làm ra vẻ rất hạnh phúc. Tự họ làm rối trí thông qua nhiều sự ép buộc, và nghiện ngập
như công việc, sở thích, bài tập, thể thao, giải trí, thuốc phiện,v.v.... Phân tích và trí thức
hoá. Bày tỏ các suy nghĩ của họ nhưng không bao giờ bày tỏ cảm xúc của họ. Hành động
tự mãn hay tự ti. Bề ngoài tự coi mình như các ngôi sao điện ảnh, ngôi sao thể thao, các
thành viên trong ban nhạc, các đảng chính trị và các nhóm tôn giáo. Bởi vì các cảm xúc
là dễ lây truyền sang người khác, nên bạn càng tránh được những người có EQ thấp thì
các cơ hội hạnh phúc của bạn càng tốt đẹp hơn.
+ Người có EQ cao thương có cảm xúc hoàn toàn ngược lại so với những người
có EQ thấp, một người có thông minh cảm xúc (EQ) cao thường: Bày tỏ các cảm xúc của
anh ta một cách rõ ràng và trực tiếp. Không sợ phải bày tỏ cảm xúc của anh ta. Không
có các cảm xúc tiêu cực như: Sợ hãi, Lo lắng, Tội lỗi, Xấu hổ, Bối rối, Bổn phận, Thất
vọng, Bất hạnh, Không có quyền lực, Phụ thuộc, Sự ngược đãi.. Có thể hiểu được thông
tin không lời nói. Sống thật với các cảm xúc của mình.. Thăng bằng cảm xúc với các lý
trí và thực tế. Cảm thấy có nghị lực. Việc anh ta làm vì anh ta thích làm nó.. Không làm
Nhóm 2

Page 17



Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
những việc buộc phải làm. Không phụ thuộc vào người khác. Luôn có động cơ. Không bị
thúc đẩy bởi quyền lực, giàu có, địa vị, sự nổi tiếng, hay sự tán thành.. Không nản lòng.
Hy vọng sự thành công. Không tự chỉ trích mình. Quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Thoải mái nói về cảm xúc của mình. Có thể nhận ra các cảm xúc đa dạng…
* Phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm
- Hầu hết tất ta mọi người trên thê giới thường sử dụng EQ để đánh giá cảm xúc
của bản thân. Một số kiểu trắc nghiệm EQ hiện có trên thế giới:
+ Trắc nghiệm đo EQ của John Mayer, Perter Salovey và David Caruso, dành cho
người lớn từ 16 tuổi trở lên, gồm có 141 item và thời gian làm từ 40 đến 45 phút, thực
hiện với cá nhân hoặc với nhóm. Trắc nghiệm này được tiến hành dựa trên mô hình trí
tuệ cảm xúc kiểu thuần năng lực: vừa được chuẩn hoá trên mẫu chuẩn quốc gia của Hoa
kỳ.
+ Trắc nghiệm đo EQ của Bar – On dành cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi. Gồm có 60
item và thời gian hoàn thành là 15 phút.Trắc nghiệm này được chuẩn hoá tại Hoa Kỳ và
Canada.
+ Trắc nghiệm sáng tạo TSD- Z của Klaus L. Urban 1994. Dạng trắc nghiệm phi
ngôn ngữ (vẽ tranh) được thiết kế cho cả trẻ em và người lớn, thời gian là 15 phút, đưa ra
một trang giấy test có 6 hoạ tiết trong đó 5 hoạ tiết nằm trong khung hình chữ nhật, một
hoạ tiết nằm ngoài khung này, các nghiệm thể được yêu cầu phải hoàn thiện bức tranh
dựa trên các hoạ tiết đã cho theo ý của riêng mình. Các bức tranh sau đó được chấm điểm
theo 14 tiêu chí, phản ánh cấu trúc sáng tạo mà trắc nghiệm muốn đo lường theo mô hình
lý thuyết sáng tạo của Klaus L. Urban.
IV. EQ TRONG ĐỜI SỐNG – XÃ HỘI
Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng vai
trò quan trọng đối với thành công của con người trong sự nghiệp. Những nhà tuyển dụng
có xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá năng lực con người
khi tuyển dụng và đề bạt.

Trong giáo dục, như chúng ta đã biết, để có được khả năng nhận biết, hiểu và
truyền đạt cảm xúc thì chúng ta phải được học, được rèn luyện. Khác với IQ, EQ có thể
tăng lên dần dần qua quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm của mỗi người. Vì vậy, việc
đưa giáo dục về EQ vào trường học đang là một vấn đề rất được quan tâm của toàn xã
Nhóm 2

Page 18


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
hội.Có rất nhiều ý kiến cho rằng hiện nay nền giáo dục của nước ta còn để ngỏ vấn đề
này. Hàng loạt những con số thống kê cho thấy tình hình tội phạm, bạo lực trong nhà
trường ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng nhanh. Đồng thời với ý thức đạo
đức của một bộ phận học sinh trong nhà trường ngày càng đi xuống thì ảnh hưởng của
mặt trái xã hội tới quan điểm, lối sống của một bộ phận không nhỏ học sinh đã sớm thể
hiện qua các hiện tượng đề cao giá trị vật chất, thích lối sống hưởng thụ,… nguyên nhân
là do thiếu sự thấu cảm đã khiến cho việc giáo dục về trí tuệ xúc cảm EQ trở nên vô cùng
cần thiết.
Gia đình là môi trường quan trọng để phát triển thông minh cảm xúc vì trẻ bắt đầu
tạo cấu thành của cá thể rất sớm, tự định nghĩa mình và học cách sống với xã hội là nhờ
gia đình trước nhất. Nếu trẻ được ở trong một gia đình yên ổn, được tôn trọng, được nghe
và thông cảm, được giải thích, có cha mẹ cho những mẫu xử sự đàng hoàng với nhau ...
trẻ sẽ ít khóc hơn, có khả năng diễn tả cảm xúc của mình sớm hơn, ít bị stress hơn, dễ
hòa hợp ở trường học sau đó hơn và nói ngắn gọn là: có thông minh cảm xúc lớn hơn.
Một thí dụ cổ điển: một em bé sống trong một gia đình như vừa kể trên, ngày đầu
tiên đi học sẽ không bám vào áo mẹ, không khóc lóc mà trái lại, em sẽ tự tin rời cha mẹ
đi chơi với những trẻ khác hay đi nắm tay cô giáo mới. Đó là vì em có ý thức cá nhân rất
rõ ràng, kiểm soát được cảm xúc mình, có khả năng hiểu tình thế và hiểu nhanh được
môi trường mới.
 Chỉ số cảm xúc gồm 4 cấp độ:

- Nhận biết cảm xúc: Trẻ có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và
cảm xúc của những người xung quanh.
- Hiểu được cảm xúc: Trẻ có khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc,
đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
- Tạo ra cảm xúc: Trẻ có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác.
Thông qua đó, trẻ biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.
- Quản lý cảm xúc: Trẻ có khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử
hợp lý để dễ dàng hòa đồng với tập thể.
- Tầm quan trọng của EQ đối với việc giáo dục con cái
Chỉ số EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với
bạn bè, giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền tảng tốt
Nhóm 2

Page 19


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để giúp trẻ có thể thành
công vững chắc trong tương lai.
EQ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của con bạn. Ví dụ, với trẻ có
chỉ số EQ thấp, cháu sẽ thiếu bạn bè, sống thu mình, khó hòa nhập, đây là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc học kém. Trong tương lai, những trẻ EQ
thấp cũng khó tạo ra các mối quan hệ tốt để phát triển sự nghiệp. Tình trạng thiếu xúc
cảm còn có thể dẫn đến những chuyện tồi tệ hơn, chẳng hạn như phạm tội. Các vụ hành
hạ người khác hay giết người hàng loạt là dẫn chứng của sự vô cảm.
Tình trạng không thấu cảm này cũng gặp ở nhiều đứa trẻ có hòan cảnh bất hạnh
như mồ côi, gia đình đổ vỡ, bị bỏ rơi...
V. CÁCH LÀM TĂNG CHỈ SỐ EQ
1. Bắt chước trí tuệ cảm xúc của cha mẹ
Trẻ quan sát rất kĩ từ việc cha mẹ phản ứng với cơn giận như thế nào đến việc cha

mẹ kiên cường trong tính cách thế nào . Trẻ cũng để ý đến cách cha mẹ tự nhận biết cảm
xúc của mình và cảm xúc của những người xung quanh.
2. Sẵn sàng nói không với trẻ
Trẻ có thể đòi hỏi rất nhiều thứ. Khi cha mẹ từ chối đòi hỏi của trẻ cũng là lúc trẻ
có cơ hội để đối mặt với sự thất vọng và học kiểm soát cảm xúc của mình. Sẽ có lúc cha
mẹ cần phải để trẻ cảm thấy bực tức và tự vượt qua điều đó. Những đứa trẻ luôn có được
cái chúng muốn thì thường không thật sự cảm nhận được thế nào là hạnh phúc
3. Cha mẹ cần nhận thức được “những điểm nóng” của mình
Cha mẹ cần hiểu rõ mình đang gặp phải vấn đề gì - điều gì thật sự làm bạn cảm
thấy khó khăn? Mọi việc đang ngoài tầm kiểm soát của bạn? Trẻ không kính trọng cha
mẹ? Chắc hẳn nguyên nhân của những vấn đề này là nỗi lo sợ một điều gì đó. Cha mẹ
nên hiểu rõ nỗi lo sợ của mình là gì để không cảm thấy khó khăn khi ở cùng trẻ. Hiểu rõ
vấn đề của bạn không làm chúng biến mất nhưng cha mẹ dễ dàng để sắp xếp và đối phó
với chúng.
4. Tập luyện khả năng không phán xét
Thay vì hỏi thẳng bé về những cảm xúc bé đang biểu hiện, cha mẹ nên khéo léo
nói với bé một cách ân cần hơn. Ví dụ, khi trẻ khóc và kêu la, thay vì yêu cầu trẻ dừng
Nhóm 2

Page 20


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
kêu khóc, bạn hãy nhẹ nhàng hỏi han trẻ như “Sao con lại buồn?”. Cố gắng ngăn cấm
cảm xúc của trẻ chỉ làm những cảm xúc này càng được dấu kín và mạnh hơn.
5. Bắt đầu giáo dục trẻ
Trước khi trẻ đến tuổi đi học, cha mẹ nên dạy trẻ sống có trách nhiệm hơn. Thay
vì ra lệnh cho trẻ: “lấy nón và găng tay ra đây” bạn nên hỏi trẻ “Trước khi đến trường, ta
phải làm gì nào?” Nếu cha mẹ cứ liên tục bảo trẻ làm gì sẽ không thể giúp trẻ phát triển
sự tự tin và tinh thần trách nhiệm được.

6. Sẵn sàng tham gia giải quyết vấn đề
Cha mẹ hãy sẵn sàng tham gia giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình. Hầu
hết các vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi cha mẹ quá quan trọng hoá vấn đề. Nếu
trẻ làm sai, cha mẹ cần phải bình tĩnh và có những cách giải quyết hợp lí chứ đừng quá
nóng vội.
7. Tập cho trẻ làm việc nhà từ khi còn nhỏ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ em đã giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà
từ nhỏ thường hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc sống. Vì khi làm việc nhà, trẻ đã
được dạy để cảm nhận được mình là một phần quan trọng trong gia đình. Trẻ muốn cảm
giác mình thuộc về gia đình và cảm nhận được giá trị của mình.
8. Hạn chế việc trẻ quá mê mẩn các chương trình truyền thông không tốt
Trẻ nhỏ cần chơi đùa, thay vì dành thời gian ngồi trước màn hình. Để phát triển
khả năng sáng tạo và kĩ năng giải quyết vấn đề, cha mẹ nên cho trẻ thời gian chơi đùa tự
do. Nhiều phương tiện truyền thông có thể dạy trẻ sự hưởng thụ quá mức hay những hành
vi bạo lực. Những gì trẻ học được từ bạn và các hoạt động vui chơi sẽ ươm mầm cho sự
phát triển trí tuệ cảm xúc tương lai của trẻ.
9. Tâm sự với nhau như một gia đình
Hãy thể hiện thiện chí của bạn khi nói về cảm xúc. Cha mẹ không nên quát mắng
trẻ, tránh đặt biệt danh cho trẻ và luôn tôn trọng trẻ… Khi các thành viên trong gia đình
chia sẽ về những mục tiêu của mình, họ thường có thể nhận thức rõ ràng về những mục
đích đó và đạt được thành công. Cha mẹ nên đóng vai trò là người dẫn dắt cuộc trò
chuyện.
10. Xem trẻ là một điều tuyệt diệu

Nhóm 2

Page 21


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ

Không có gì giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc tốt hơn khi trẻ được cha mẹ tôn
trọng và cảm thấy mình thật tuyệt vời và đầy tiềm năng. Luật hấp dẫn cho rằng: “Những
gì bạn nghĩ sẽ được mở rộng và phát triển”. Nếu bạn nhìn và nghĩ về trẻ thật tuyệt vời,
bạn sẽ có được thật nhiều điều tuyệt vời. Nếu bạn coi trẻ là sự rắc rối bạn sẽ gặp phải
nhiều điều rắc rối. Có chỉ số thông minh cao là điều rất tuyệt nhưng có chỉ số cảm xúc
cao thậm chí còn tuyệt vời hơn nhiều.
Hãy áp dụng những gợi ý trên vào cuộc sống thường ngày, bạn sẽ cho trẻ cơ hội
tốt nhất để trở nên hạnh phúc, đầy tiềm năng và trở thành một người trưởng thành có
trách nhiệm.

C. MỐI QUAN HỆ GIỮA IQ VÀ EQ
 Trong các nghiên cứu gần đây người ta còn phát hiện có sự
quan hệ giữa chỉ số trí tuệ IQ (Intelligent Quotient) và chỉ số cảm xúc
EQ (Emotion Quotient).
+ Chỉ số IQ và chỉ số EQ có tính độc lập tương đối với nhau và cùng nằm trong
hệ thống nhân cách.
+ Chỉ số EQ không đối ngược với IQ mà chúng bổ sung cho nhau. Chỉ số EQ cao
tạo điều kiện cho chỉ số IQ phát triển
+ Chỉ số IQ có tính ổn định cao hơn chỉ số EQ
 Những khác biệt cơ bản giữa IQ và EQ

Chỉ số thông minh - IQ

Chỉ số cảm xúc - EQ

Khả năng nhận thức
Ít thay đổi theo thời gian
Chỉ ở một phần của bộ não
Chi phối khả năng thu nhận kiến thức của


Khả năng cảm nhận
Có thể làm tăng them cùng với thời gian
ở nhiều khu vực trên bộ não
Chi phối hành vi của mình và của nguời khác

mình
Có sự ảnh huởng nhỏ lên người khác
Thích hợp cho việc quản lý chuyên môn

Có thể ảnh huởng lớn lên những nguời khác
Thích hợp cho việc quản lý mối quan hệ

 “Cuộc chiến” giữa IQ và EQ trong tuyển dụng
Từ rất lâu, con người đã đề cao quá mức trí tuệ, coi nó như cốt lõi của nhân cách.
Các nhà tuyển dụng trước đây chỉ lấy chỉ số thông minh IQ làm thước đo giá trị cá nhân
Nhóm 2

Page 22


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
và gần như “tôn sùng” những ứng cử viên có điểm IQ xuất xắc. Hầu hết mọi người đều
cho rằng chỉ số IQ bậc cao là ưu thế tuyệt đối, là yếu tố duy nhất để thành nhân và thành
công.

IQ “mất uy”
Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 20, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng truyền thông
Internet và những dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng, loài người đã phải nhìn nhận lại vấn
đề này khi xuất hiện nhiều tin tặc có chỉ số IQ siêu đẳng đã “làm mưa, làm gió” trên các
dữ liệu tối mật của nhiều quốc gia hay ăn cắp hàng triệu triệu đôla bằng việc xâm nhập

vào hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tội phạm quốc tế ra đời với những
“ông trùm” có trí thông minh tuyệt vời và những thành tích đáng nể trong học tập đã
khiến an ninh quốc gia của nhiều nước có lúc trở nên khó kiểm soát.
Lúc này, mọi người mới nhìn nhận ra rằng, IQ không là yếu tố đo lường đúng đắn
nhân cách của con người và cũng không quyết định sự thành công của một con người
trong cuộc sống. Cần phải có một thước đo khác nhân bản hơn bởi sự có ích hay không
có ích với công việc, cộng đồng trước hết xuất phát từ hệ thống cảm xúc của cá nhân
trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng.
Chỉ số EQ đã ra đời như vậy. Năm 2005, trong cuốn sách có lời đề tựa Emotional
Intelligence (Trí tuệ cảm xúc), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm
xúc trong lĩnh vực trí tuệ, còn gọi là sự thông minh của tâm hồn hoặc thông minh trong
cảm xúc. Ông đã đề xuất 7 tiêu chí để đánh giá chỉ số EQ, đó là:
- Có ý thức về khả năng của mình
- Có động cơ phấn đấu
- Kiên trì
- Khả năng kiềm chế
- Khả năng điều chỉnh cảm xúc
- Sự thấu cảm
- Tinh thần lạc quan
Tuy nhiên, phải đến năm 2006, 2 nhà tâm lý học Peter Salovey (Đại học Yale) và
John Mayer (Đại học Hampshire, Mỹ) mới được coi là có công trong nghiên cứu chẩn
đoán và đưa ra chỉ số EQ.

EQ “lên ngôi”
Nhóm 2

Page 23


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ

EQ (Emotional Quotient: chỉ số thông minh cảm xúc) là một quan niệm phức tạp
bao gồm những đức tính như hiểu được cảm xúc (hay tình cảm) của chính mình, thông
cảm hay đồng cảm với người khác, điều hòa được cảm xúc (hay tình cảm) sao cho cuộc
sống thăng tiến, hòa hợp được với người khác, v.v...
Với một nhà quản trị, chỉ số EQ cao luôn gắn liền với sự thành công trong kinh doanh.
Trí thông minh cảm xúc thường gắn liền với khả năng tiếp xúc và thấu hiểu cảm giác của
người khác. Khả năng này thực sự rất cần thiết trong việc quản lý nhân viên, thu hút, hấp
dẫn khách hàng và các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, khác với môi trường làm việc đơn lẻ trước đây, môi trường làm việc
nhóm ngày càng khẳng định thế mạnh của mình trong thời đại kỹ thuật số, khi mà một
sản phẩm không đơn thuần chỉ do một người làm ra mà là kết tinh của rất nhiều bộ óc và
sức lực. Chính vì vậy, mối quan hệ tương tác giữa con người và con người được coi trọng
hơn bao giờ hết và người biết gắn kết, biết làm việc theo nhóm, có khả năng thu phục
nhân tâm được coi trọng hơn cả. Một người có EQ tốt là người nắm rõ các cảm xúc của
mình và của người khác, có lòng cảm thông, kiểm soát được cảm xúc, biết phân lập ra
các cảm xúc tốt, chí thú với công việc, có những kỹ năng giao tiếp xã hội. Từ đó mới có
thể thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể và thiết lập được những mối quan hệ giữa các cá
nhân với nhau tốt để công việc có hiệu quả.
Chính vì lý do này, ngày nay nhiều nhà tuyển dụng đã sử dụng những bài kiểm tra
EQ để đánh gía ứng viên. Các bài kiểm tra EQ cho các vị trí công việc thường không
giống nhau do sự yêu cầu cảm xúc trong mỗi công việc là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết
các bài thi đều dựa trên việc phân tích, đánh giá về khả năng xử lý tình huống, khả năng
giao tiếp để từ đó xác định tính cách của ứng cử viên.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng đánh giá rằng: EQ cao có nghĩa ứng viên có
khả năng giữ sự bình ổn, cân bằng về mặt cảm xúc, giữ được sự tỉnh táo, lý trí, không bị
cảm xúc chi phối. Nó phản ánh những đặc tính rất quan trọng đối với thành công trong
cuộc sống hiện đại của con người, tính linh hoạt, năng động và khả năng thiết lập được
những mối quan hệ xã hội. Người có EQ cao là người có tấm lòng rộng mở, quyết tâm
học hỏi, đồng thời là người có suy nghĩ sâu sắc, có cá tính mạnh mẽ và kiên trì theo đuổi
ước mơ, hoài bão tốt đẹp của mình.


Nhóm 2

Page 24


Bài tiểu luận IQ VÀ EQ
Một câu hỏi kiểm tra EQ được nhắc đến nhiều nhất ở Việt nam như sau: “ Một
chàng thanh niên đang đi trên đường, trời mưa bão và chiếc xe của chàng chỉ có khả năng
chở thêm 1 người nữa. Đúng lúc đó, có 3 người muốn đi nhờ xe của chàng, 1 là cô gái
chàng đang yêu say đắm, 1 là bà cụ già ốm yếu và 1 là vị bác sỹ rất nổi tiếng có khả năng
chữa khỏi bệnh cho nhiều người, nếu bạn là chàng, bạn sẽ cho ai đi nhờ xe?”.
Trong hơn 300 người tham gia cuộc thi tuyển dụng hôm đó, chỉ có 30 người trả
lời đúng ý của ban giám khảo: “chàng trai sẽ nhường xe cho vị bác sỹ để vị bác sỹ chở bà
già đi, còn mình sẽ ở lại cùng với cô gái để vượt qua con đường mưa bão”. Cách trả lời
đầy nhân văn đó đã thể hiện một phần tính cách của ứng cử viên, biết cách xử lý tình
huống hợp lý, có lòng yêu thương với con người và cuối cùng sẽ trở thành người thành
công trong mọi mối quan hệ.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa hoàn toàn phủ định tầm quan trọng của IQ
trong việc đánh giá một ứng cử viên mà EQ và IQ nên luôn đi song hành với nhau. EQ là
điều kiện cần còn IQ là điều kiện đủ. EQ cao hay thấp quyết định khả năng tự khống chế
cảm xúc bản thân, IQ cao hay thấp quyết định khả năng sáng tạo suy nghĩ. Nếu EQ thấp,
bạn không hiểu rõ chính mình, thì IQ có cao cũng vô dụng, nếu EQ cao, bạn không bị
ngoại cảnh tác động, biết kiềm chế bản thân, lúc đó IQ của bạn mới thật sự phát huy được
tác dụng.
Có câu nói nổi tiếng được nhiều nhà quản lý cấp cao tâm đắc là: “Với IQ người ta
tuyển dụng bạn, còn với EQ người ta đề bạt bạn”. EQ sẽ vẫn là chỉ số hữu dụng để đánh
giá sự thành công của một cá nhân trong tuyển dụng và trong công việc sau này.

Nhóm 2


Page 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×