Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.49 KB, 39 trang )

Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................................2
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP.......................................................4
2.1 Kinh doanh đa cấp với nền kinh tế thị trường...........................................................................................4
2.2 Khái quát về điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp.................................................................13
2.3 Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở một số nước trên thế giới....................15
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH ĐA CẤP Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ
...........................................................................................................................................................................19
3.1 Thực trạng kinh doanh đa cấp trong nền kinh tế thị trường Việt Nam....................................................19
3.2 Thực trạng pháp luật kinh doanh đa cấp ở Việt Nam..............................................................................31
3.3 Kiến nghị.................................................................................................................................................33
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................39

1


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

CHƯƠNG 1......................................................................... LỜI

NÓI ĐẦU

Tính cấp thiết của đề án : Hoạt động kinh doanh đa cấp dù mới xuất hiện ở Việt
Nam trong vài năm gần đây nhưng đã được sự chú ý của dư luận vì bên cạnh những
mặt tích cực, nó còn tồn tại những mặt tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đối với nền
kinh tế và xã hội. Trong thời gian qua, những mặt tiêu cực của kinh doanh đa cấp
thể hiện khá rõ, thông qua hàng loạt vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp cũng
như người tham gia. Tuy vậy, bản thân phương thức kinh doanh đa cấp không phải


chỉ toàn những mặt tiêu cực mà nó có những đóng góp nhất định cho xã hội cũng
như cho nền kinh tế. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam hiện nay là kinh tế mở nên yêu
cầu hội nhập với các nước trên thế giới là không thể thiếu. Vì thế, nước ta cần có
pháp luật thừa nhận và điều chỉnh những hành vi kinh doanh mới mà các nước đã
thừa nhận, trong đó có kinh doanh đa cấp. Từ những bức xúc về kinh doanh đa cấp
trên thị trường hiện nay cùng những yêu cầu cấp thiết được đặt ra từ thực tiễn nên
tôi lựa chọn đề án này.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án: Về mặt khoa học, đề án đưa ra cách
nhìn khách quan hơn về kinh doanh đa cấp cũng như góp phần xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về kinh doanh đa cấp ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đề án góp phần
tạo sự đồng thuận xã hội đối với hoạt động kinh doanh đa cấp chân chính, giúp kinh
doanh đa cấp chân chính được thừa nhận và phần nào hạn chế những tiêu cực phát
sinh từ hoạt động này.
Mục đích của đề án: Đưa ra những vấn đề lí luận chung về kinh doanh đa cấp,
xác định những vấn đề cần có sự điều chỉnh của pháp luật và đưa ra những kiến
nghị về mặt pháp lý nhằm bước đầu xây dựng khung pháp lý cho hoạt động kinh
doanh đa cấp trên thị trường Việt Nam.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đề án chỉ nghiên cứu những vấn đề lí luận
chung nhất về kinh doanh đa cấp và một số vấn đề phát sinh từ thực tiễn kinh doanh
đa cấp trên thị trường Việt Nam hiện nay cần có sự điều chỉnh của pháp luật.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là
phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn. Ngoài ra, đề án cũng
được nghiên cứu bằng các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, phân tích,
2


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

so sánh. Phương pháp luận làm nền tảng chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Cơ cấu đề án: Đề án gồm 3 phần:
−Phần mở đầu
−Phần nội dung: gồm 2 chương, trong đó chương 1 là một số vấn đề lí luận về
kinh doanh đa cấp, chương 2 là thực trạng pháp luật về kinh doanh đa cấp ở Việt
Nam và những kiến nghị.
−Phần kết luận

3


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP
2.1 Kinh doanh đa cấp với nền kinh tế thị trường
2.1.1 Nền kinh tế thị trường – cơ sở ra đời của kinh doanh đa cấp
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường, ở đó nó tự động điều tiết nền kinh tế để hình thành các tỷ lệ cân đối theo
yêu cầu của quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Đây là ba quy
luật cơ bản, chi phối nền kinh tế thị trường. Trong đó, quy luật giá trị đòi hỏi việc
sản xuất và trao đổi hàng hoá phải trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, các
chủ thể kinh doanh không thể tự nâng giá sản phẩm lên cao vì như thế sản phẩm
không thể tiêu thụ được; quy luật cung cầu đòi hỏi tổng cung phải phù hợp tổng
cầu, theo đó sản phẩm tạo ra phải trên cơ sở phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng;
quy luật cạnh tranh đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải giành ưu thế cho sản phẩm của
mình trên thị trường về chất lượng, mẫu mã... Đây là những quy luật kinh tế khách
quan, tồn tại trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, nhờ đó nó thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế, buộc các chủ thể kinh doanh phải chủ động, sáng tạo,
nhạy bén trong hoạt động của mình. Ngoài ra, các hình thức tổ chức kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng, phong phú với nhiều lợi ích khác nhau.
Theo đó, các hoạt động kinh doanh cũng đa dạng, đan xen lẫn nhau và tính chủ

động, sáng tạo của các chủ thể kinh doanh được đảm bảo. Từ sự chủ động, sáng tạo
đó, nhiều hoạt động kinh doanh mới lại ra đời trên cơ sở sự kết hợp ưu điểm của
những hoạt động kinh doanh đã có.
Kinh doanh đa cấp xuất hiện trên cơ sở đó. Trong nền kinh tế thị trường, sản
phẩm do doanh nghiệp tạo ra có khả năng được tiêu thụ rất rộng rãi, thị trường tiêu
thụ rộng lớn. Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, phong
phú, đòi hỏi sản phẩm làm ra không chỉ có chất lượng tốt mà còn phải độc đáo về cả
mẫu mã và chất lượng bên trong. Ngoài ra, cách thức tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò
rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, vì thế các doanh
nghiệp không ngừng tìm nhiều cách để tiếp cận người tiêu dùng. Hoạt động mua
bán hàng hoá, môi giới, đại lý, uỷ thác… nhằm mục đích đưa sản phẩm đến với
người tiêu dùng bằng nhiều cách thức khác nhau. Kinh doanh đa cấp ra đời trên cơ
sở kết hợp những ưu điểm của các hoạt động trên. Cũng như những hoạt động kinh
4


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

doanh khác, mục đích chủ yếu của kinh doanh đa cấp là giải quyết vấn đề tiêu thụ
sản phẩm sao cho hiệu quả nhất, yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh
nghiệp. Nhưng, thay vì dùng quảng cáo, tiếp thị… thì kinh doanh đa cấp dùng chính
người tiêu dùng để thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm của mình. Doanh
nghiệp có thể thực hiện được điều đó vì doanh nghiệp có được quyền tự do kinh
doanh. Quyền tự do kinh doanh cho phép doanh nghiệp tự do lựa chọn ngành nghề,
lĩnh vực hoạt động, cách thức hoạt động… Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung ở Việt Nam và các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, kinh doanh đa cấp
không thể ra đời và tồn tại vì những hoạt động kinh tế là rất ít, chỉ gồm hoạt động
sản xuất và một số hoạt động dịch vụ theo kế hoạch. Tóm lại, kinh doanh đa cấp chỉ
có thể phát sinh, tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Về mặt lí luận, nền kinh tế thị trường là“cái nôi” cho sự ra đời của kinh doanh đa

cấp. Về mặt thực tiễn, kinh doanh đa cấp đã ra đời trong nền kinh tế thị trường ở
Liên bang Mỹ. Lịch sử phương thức kinh doanh đa cấp gắn liền với tên tuổi công ty
Amway và dòng sản phẩm dinh dưỡng bổ sung của nó. Quan niệm về việc sản xuất
chất dinh dưỡng bổ sung bắt nguồn từ đầu những năm 1930 bởi ông Carl Rehnborg,
một thương nhân người Mỹ đã sống ở Trung Quốc từ năm 1917 đến năm 1927.
Theo lời ông, những năm tháng ở Trung Quốc đã cho ông cơ hội được quan sát
tường tận việc thiếu chất dinh dưỡng trong các bữa ăn. Nhận thức được tầm quan
trọng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể, ông bắt đầu bổ sung những dưỡng
chất cần thiết trong các bữa ăn. Sau 7 năm kinh nghiệm, Rehnborg bắt đầu sản xuất
những sản phẩm dinh dưỡng bổ sung và đưa cho bạn bè dùng thử. Theo lời kể của
Sam – con trai ông thì, sau một thời gian, ông đến thăm bạn bè để xem kết quả như
thế nào. Kết quả, ông tìm thấy sản phẩm của mình trên kệ, bụi bặm và bị quên lãng.
Điều này đã đưa ông đến với một ý tưởng mới. Theo đó, ông chia sản phẩm của
mình cho bạn bè, họ sử dụng chúng, nếu thích chúng thì chia sẻ cho bạn bè của họ.
Khi bạn bè ông đề nghị ông bán sản phẩm cho bạn bè của họ, ông nói: “Các bạn hãy
bán sản phẩm cho bạn bè các bạn và tôi sẽ trả hoa hồng cho các bạn!“.
Theo các chuyên gia kinh tế, lịch sử kinh doanh đa cấp từ khi ra đời cho đến nay
có thể chia thành ba giai đoạn:

5


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Giai đoạn 1 (giai đoạn hình thành) từ 1940 đến 1979: kinh doanh đa cấp được
hình thành tại Liên bang Mỹ, kinh doanh đa cấp còn trong giai đoạn sơ khai nên
chưa có pháp luật điều chỉnh, hoạt động kinh doanh đa cấp còn mang tính tự phát,
phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế và xã hội.
Giai đoạn 2 (giai đoạn đấu tranh và tồn tại) từ 1979 đến 1990: kinh doanh đa
cấp được phổ biến tương đối rộng rãi, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh đa

cấp phải đối mặt với những vụ kiện tụng khắp nơi. Kết quả là pháp luật về kinh
doanh đa cấp ra đời và từng bước đưa hoạt động này vào trật tự.
Giai đoạn 3 (giai đoạn ổn định và phát triển) từ năm 1990 đến nay: đây là giai
đoạn kinh doanh đa cấp được phổ biến rộng rãi, pháp luật về kinh doanh đa cấp
tương đối hoàn thiện, kinh doanh đa cấp được nhiều quốc gia thừa nhận và ban
hành văn bản pháp luật điều chỉnh.
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm kinh doanh đa cấp
Kinh doanh đa cấp (multilevel marketing, còn được gọi là kinh doanh theo
mạng–network marketing) là hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ thông qua người tham gia ở nhiều cấp khác nhau, theo đó, người
tham gia sẽ nhận được tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết
quả bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của mình và của người tham gia khác trong
mạng lưới do mình tổ chức ra và được doanh nghiệp chấp nhận.
Kinh doanh đa cấp là một dạng của bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ trực
tiếp, ở đó người tham gia tiêu thụ sản phẩm tại nhà của khách hàng hoặc qua điện
thoại… Để trở thành người tham gia rất đơn giản, không đòi hỏi những kiến thức
chuyên môn về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng. Nhiều người tham gia kinh doanh đa cấp
chỉ để mua được sản phẩm với giá rẻ. Với một khoản tiền theo quy định của doanh
nghiệp, người tham gia sẽ được một bộ tài liệu gồm thông tin về sản phẩm, thông
tin về doanh nghiệp, hướng dẫn tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mạng lưới… Khi đã
giới thiệu đủ số người cũng như đạt được doanh số theo quy định của doanh nghiệp,
người tham gia sẽ được hưởng hoa hồng trên cơ sở kết quả tiêu thụ sản phẩm của
mình và được trả thưởng trên cơ sở kết quả tiêu thụ sản phẩm của những người
tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra. Đây là cơ hội có thật, tuy nhiên
ở một số sơ đồ kinh doanh, cơ hội này thường chỉ dành cho những người tham gia

6


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam


sớm nhất, những người tham gia sau thường phải đối mặt với việc nắm giữ một
khối lượng lớn hàng hoá đắt tiền mà không thể tiêu thụ được. Ở một số doanh
nghiệp, người tham gia có thể tránh được hậu quả này nhờ vào quy định đặt hàng
trực tiếp. Kinh doanh đa cấp chỉ dành cho những người thật sự năng động, làm việc
hết mình mà không dành cho những người lười lao động, chỉ thích ngồi không
hưởng thụ kết quả lao động của người khác.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh đa cấp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
những đặc điểm cơ bản của kinh doanh đa cấp như sau:
Thứ nhất, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thông qua người tham
gia:
Người tham gia còn được gọi theo nhiều thuật ngữ khác như: phân phối viên
(Noni), đại diện bán hàng độc lập(Avon), nhân viên kinh doanh độc lập (Viva Life)

Để trở thành người tham gia, người muốn tham gia phải ký hợp đồng với doanh
nghiệp, mua một số tài liệu liên quan đến sản phẩm, đến doanh nghiệp cũng như kỹ
năng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mạng lưới…, sau đó tham dự các buổi huấn luyện
do doanh nghiệp tổ chức và cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm và xây dựng mạng lưới.
Người tham gia tiến hành các hoạt động một cách độc lập: nhân danh mình, tự
mình quyết định mọi vấn đề và tự chịu trách nhiệm, người tham gia không phải
nhân viên hay đại diện của doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào. Tư cách pháp
lý độc lập của người tham gia được quy định trong hợp đồng tham gia, cũng như
trong chính sách trả thưởng của doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp sẽ không chịu
trách nhiệm về hành vi quảng cáo gian dối, lừa đảo của người tham gia…
Người tham gia trực tiếp đưa hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng thông
qua việc chia sẻ kinh nghiệm bản thân về việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Nơi làm
việc của người tham gia rất đa dạng, có thể là nhà của người tham gia, nhà của
người tiêu dùng, nơi làm việc của người tiêu dùng…
Việc tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng lưới người tham gia có những ưu điểm
riêng mà những hoạt động khác không thể có được, đó là khả năng tiêu thụ sản

phẩm lớn và một thị trường tiêu thụ ổn định, chắc chắn. Kinh doanh đa cấp có được
ưu điểm này nhờ kết hợp khả năng tiêu thụ sản phẩm của rất nhiều người tham gia

7


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

chỉ bằng một vài người tham gia ban đầu. Tương ứng với sự gia tăng số lượng
người tham gia là việc mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như doanh số tiêu thụ sản
phẩm.
Chúng ta sẽ cùng xem sơ đồ sau đây để hiểu rõ hơn về tính luỹ tiến trong mạng
lưới người tham gia:
1

1

1

3

5

7

9

25

49


27

125

343

81

625

2401

243

3125

16807

729

15625

117649

2187

78125

823543


6561

390625

5764801

19683

1953125

40353607

59049

9765625

282475249

177147

48828125

1977326743

531441

244140625

13841287201


1594323

1220703125

96889010407

4782969

6103515625

678223072849

14348907

30517578125

4747561509943

Theo sơ đồ trên ta thấy khả năng mở rộng mạng lưới người tham gia để tiêu thụ
sản phẩm là vô hạn. Ở cột số thứ nhất, ban đầu chỉ có 1người tham gia, người này
giới thiệu được 3 người vào mạng lưới và những người tiếp theo mỗi người cũng
giới thiệu được 3 người vào mạng lưới thì con số người tham gia sẽ là 27. Tương tự
như thế chúng ta có được những con số tiếp theo. Ở cột số thứ hai, với 1 người tham
gia ban đầu và mỗi người giới thiệu được 5 người vào mạng lưới thì con số tăng lên
rất nhiều. Như vậy, chỉ cần mỗi người giới thiệu được thêm 1 người vào mạng lưới
đang có thì số lượng người tham gia trong mạng lưới tăng lên gấp nhiều lần.
Về mặt kinh tế, tính lũy tiến trong mạng lưới người tham gia cho phép thị trường
được mở rộng không ngừng vì luôn luôn có người tham gia mới vào mạng lưới và


8


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

những người mới này muốn có thu nhập thì bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm còn
phải tìm kiếm, giới thiệu người khác vào. Về mặt xã hội, tính luỹ tiến này cho phép
người tham gia có thu nhập tương đối ổn định bởi vì những người tham gia trong
mạng lưới gắn kết với nhau về mặt lợi ích kinh tế nên đa phần đều phải hoạt động
tích cực, nếu không có nhiều kinh nghiệm thì người khác sãn sàng giúp đỡ. Chính
điều này giúp cải thiện thu nhập người tham gia và gia đình của họ, hơn nữa còn tạo
việc làm, hạn chế nạn thất nghiệp…
Thứ hai, người tham gia xây dựng mạng lưới bằng cách giới thiệu người
khác tham gia:
Bên cạnh việc bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ, người tham gia được giới
thiệu người khác tham gia vào mạng lưới của mình và hưởng những lợi ích kinh tế
nhất định từ kết quả bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của họ. Tương tự, người được
giới thiệu cũng được giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới của mình.
Thông thường, hoạt động xây dựng mạng lưới của người tham gia rất đơn giản,
họ chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm cũng như cơ hội thu nhập của mình cho
người thân, bạn bè, hàng xóm…, sau đó giới thiệu người thân, bạn bè… đến doanh
nghiệp tham gia những buổi thuyết trình miễn phí. Các doanh nghiệp thường tổ
chức những buổi thuyết trình rất quy mô, có thể tại trụ sở doanh nghiệp và cũng có
thể tại một nơi khác (nếu buổi thuyết trình diễn ra ở một địa phương khác). Tại buổi
thuyết trình, doanh nghiệp giới thiệu một số thông tin về sản phẩm, về doanh
nghiệp, về chính sách trả thưởng, về điều kiện tham gia… Sau buổi thuyết trình,
khách hàng được những người tham gia thành đạt trong doanh nghiệp tư vấn, nếu
đồng ý tham gia thì sẽ ký với doanh nghiệp hợp đồng tham gia sau khi đã đáp ứng
những điều kiện nhất định theo quy định doanh nghiệp.
Thứ ba, người tham gia hoạt động theo mạng lưới gồm nhiều cấp khác

nhau:
Hiện nay có 4 loại sơ đồ kinh doanh chính gồm: sơ đồ ma trận, sơ đồ bậc
thang(sơ đồ ly khai), sơ đồ một cấp và sơ đồ nhị phân. Trong đó, chỉ có sơ đồ ma
trận và sơ đồ nhị phân là hạn chế độ rộng ở mỗi cấp (tức là hạn chế số người tham
gia tối đa ở mỗi cấp, thường tối đa là 2 người ở mỗi cấp), còn những sơ đồ khác thì
không hạn chế. Nhờ đó, số người tham gia không ngừng được mở rộng.

9


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Sự phân định cấp trong mạng lưới người tham gia có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh
tế, vì nó thể hiện thu nhập người tham gia có thể có được từ kết quả bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ của những người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức
ra. Tuy nhiên, sự phân định này không có ý nghĩa về mặt tổ chức quản lý vì người
tham gia dù ở cấp nào đều độc lập nhau, họ không chịu sự ràng buộc của người
tham gia cấp trên, nếu có khả năng bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xây dựng mạng
lưới rộng rãi thì về nguyên tắc, họ hoàn toàn có thể có thu nhập cao hơn, đạt được
danh hiệu cao hơn người tham gia cấp trên của mình.
Để hiểu rõ hơn về mạng lưới người tham gia, chúng ta cùng xem xét sơ đồ sau
đây. Sơ đồ này chỉ mang ý nghĩa ví dụ vì trong thực tế mạng lưới của người tham
gia rộng và sâu hơn rất nhiều.
Sơ đồ thể hiện mạng lưới của A

Cấp người tham gia

A
B1


B2
C1

B3
C2

Cấp 1 của A
Cấp 2 của A, cấp 1 của B2

A là người tham gia sớm, A giới thiệu được 3 người vào mạng lưới của mình
(B1, B2, B3 được gọi là người tham gia cấp 1 của A ), B2 giới thiệu được 2 người
vào mạng lưới của mình (C1, C2 là người tham gia cấp 1 của B2 nhưng là người
tham gia cấp 2 của A ).
Như vậy, người bảo trợ là người trực tiếp giới thiệu người khác tham gia vào
mạng lưới và nhận được thu nhập nhất định từ kết quả hoạt động của người được
giới thiệu; người tham gia cấp 1 là những người tham gia do bản thân mình trực tiếp
giới thiệu tham gia vào mạng lưới. Số lượng người tham gia cấp 1 chỉ bị hạn chế
theo sơ đồ ma trận và sơ đồ nhị phân. Do đó, tuỳ theo khả năng mà mạng lưới của
người tham gia là rộng hay hẹp, nếu người tham gia có khả năng giới thiệu nhiều
người vào mạng lưới thì mạng lưới rộng và ngược lại. Tuy nhiên, sự phân định này
không phải lúc nào cũng đúng. Trong một vài trường hợp, tuy đó là người do người

10


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

tham gia trực tiếp giới thiệu vào mạng lưới nhưng lại trở thành người tham gia cấp
2, cấp 3… của người đã trực tiếp giới thiệu mà không phải là người tham gia cấp 1.
Quan hệ giữa người bảo trợ và người tham gia là mối quan hệ rất đặc biệt, giữa

họ là quan hệ giữa những đồng nghiệp với nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm cho
doanh nghiệp, đồng thời là quan hệ giữa người giới thiệu và người được giới thiệu,
nghĩa là người giới thiệu có trách nhiệm hướng dẫn người được giới thiệu trong
việc tiêu thụ sản phẩm, trong việc xây dựng mạng lưới, những kỹ năng cần thiết
trong việc đảm bảo doanh số nhóm và những vấn đề khác có liên quan.
Mạng lưới người tham gia có tồn tại được hay không tuỳ thuộc rất lớn vào sự tồn
tại của mối quan hệ giữa người bảo trợ và người tham gia. Ở đây, người tham gia
cấp trên sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ người tham gia cấp dưới,
vì quan hệ này không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa những đồng nghiệp với nhau
mà còn là quan hệ giữa những người có mối liên hệ mật thiết về mặt lợi ích kinh tế
với nhau, người tham gia cấp dưới hoạt động càng hiệu quả thì người tham gia cấp
trên hưởng lợi càng nhiều. Do đó, sự giúp đỡ lẫn nhau là điều không thể thiếu.
Thứ tư, người tham gia sẽ nhận được tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc
các lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của mình và
của người tham gia khác do mình tổ chức ra và được doanh nghiệp chấp nhận:
Tiền hoa hồng là số tiền người tham gia nhận được theo tỷ lệ phần trăm được
tính trên cơ sở doanh số mà cá nhân người tham gia trực tiếp bán hàng hoá hoặc
cung ứng dịch vụ thu được. Tỷ lệ phần trăm hoa hồng cụ thể do từng doanh nghiệp
quy định. Có nhiều cách quy định tỷ lệ hoa hồng cho người tham gia. Thông
thường, doanh nghiệp sẽ quy định một tỷ lệ phần trăm nhất định, có một số doanh
nghiệp lại quy định tỷ lệ phần trăm dao động tuỳ theo mức doanh số cá nhân.
Tiền hoa hồng là khoản tiền tương đối ổn định mà người tham gia được hưởng.
Tuy nhiên, đa số thu nhập của người tham gia lại từ tiền thưởng. Tiền thưởng là
khoản tiền người tham gia nhận được trên cơ sở doanh số tiêu thụ sản phẩm của
những người tham gia khác trong mạng lưới của mình theo từng cấp nhất định.
Chính sách trả thưởng do từng doanh nghiệp quy định, các doanh nghiệp thường
hạn chế số cấp được chi trả, thường ở cấp 5 hoặc 6.

11



Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Ngoài tiền thưởng từ tổng doanh số của những người tham gia trong mạng lưới,
một số doanh nghiệp còn cho người tham gia hưởng thu nhập theo doanh số toàn
cầu hoặc quy định chỉ tiêu cụ thể để thưởng theo tháng.
Trên đây là những đặc điểm cơ bản của kinh doanh đa cấp. Chính nhờ những đặc
điểm này mà kinh doanh đa cấp có những ưu thế nhất định trong khả năng tiếp cận
thị trường nhanh chóng và ổn định cũng như thu hút người tham gia vì đem đến cho
họ khả năng thu nhập cao và tính chủ động trong hoạt động.
2.1.3 Tác động của kinh doanh đa cấp trong nền kinh tế thị trường
Sự tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là cơ sở cho sự xuất hiện, tồn
tại và phát triển của phương thức kinh doanh đa cấp. Mặt khác, phương thức kinh
doanh đa cấp khi xuất hiện, tồn tại và phát triển lại có những tác động nhất định đối
với nền kinh tế thị trường mà nó đang tồn tại.
Sự tác động đó có tính hai mặt, thể hiện:
Về mặt tích cực:
− Giúp các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập,
chưa đủ thời gian và vốn để xây dựng một lực lượng tiếp thị mạnh, tiếp cận người
tiêu dùng nhanh chóng. Bằng kinh nghiệm sử dụng sản phẩm, người tham gia giới
thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng khác và giới thiệu họ đến với cơ hội tham gia
hoạt động kinh doanh đa cấp. Bằng cách này, doanh nghiệp có được một thị trường
tiêu thụ mạnh và ổn định, tích luỹ vốn để đầu tư cho doanh nghiệp ngày càng lớn
mạnh.
− Tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp (dù có sử dụng phương thức
kinh doanh đa cấp hay không) trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu
tạo ra những sản phẩm độc đáo, độc quyền, trong việc phục vụ người tiêu dùng tốt
hơn cũng như trong việc trả thưởng hợp lý cho người tham gia…
− Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống: người tiêu dùng có cơ hội sử dụng
những sản phẩm có tính năng độc đáo, chất lượng tốt, không sợ hàng gian, hàng

nháy… Ngoài ra, bằng việc tham gia vào hoạt động phân phối sản phẩm, người
tham gia còn có cơ hội tăng thu nhập. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh đa cấp không
có sự ràng buộc về mặt thời gian, theo đó người tham gia được tự do lựa chọn thời
gian làm việc, địa điểm làm việc…

12


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

− Đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước bằng các khoản thuế: thuế nhập
khẩu, thuế thu nhập không thường xuyên…. Ngoài ra, bằng các hoạt động từ thiện,
các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp góp phần giúp những người bất hạnh.
Về mặt tiêu cực:
− Có thể tạo nên môi trường cạnh tranh không lành mạnh, thể hiện ở việc lôi kéo,
giành giật người tham gia, nói xấu làm ảnh hưởng uy tín nhau giữa những người
tham gia cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau… Nghiêm trọng hơn, những
việc trên có thể dẫn đến những hành động bạo lực, gây rối trật tự an ninh xã hội, tạo
nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng truyền thống đạo đức
của dân tộc.
− Thương mại hoá mối quan hệ giữa người với người: mọi mối quan hệ trong xã
hội đều có thể trở thành quan hệ thương mại. Bạn bè, người thân, làng xóm, đồng
nghiệp… đều có thể là khách hàng tiềm năng. Mối quan hệ giữa người với người sẽ
không chỉ đơn thuần xuất phát từ huyết thống, từ những tình cảm gắn bó… mà còn
xuất phát từ những lợi ích kinh tế được thụ hưởng từ công sức lao động của nhau.
Điều này có thể tạo tâm lý ganh ghét, bất mãn giữa người với người khi bạn bè,
người thân… lại hưởng lợi từ công sức của mình.
− Gia tăng những hành vi vi phạm pháp luật ở một số tội như lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, quảng cáo gian dối… nhằm tiêu thụ được sản phẩm cũng như lôi kéo người
khác tham gia vào mạng lưới của mình.

Bên cạnh những mặt tích cực, kinh doanh đa cấp cũng tồn tại nhiều mặt tiêu cực.
Trong nền kinh tế thị trường thì những mặt tiêu cực phát sinh từ một hoạt động kinh
doanh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sự ra đời, tồn tại và phát triển của
kinh doanh đa cấp là mang tính khách quan của nền kinh tế thị trường nên Nhà
nước phải thừa nhận sự tồn tại của nó. Bằng nhiều công cụ khác nhau, nhất là công
cụ pháp lý, chúng ta có thể hạn chế được phần nào những tiêu cực và thúc đẩy
những mặt tích cực của kinh doanh đa cấp.
2.2 Khái quát về điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp
2.2.1 Khái niệm điều chỉnh pháp luật:
Điều chỉnh pháp luật là quá trình Nhà nước dùng pháp luật (với tư cách là công
cụ điều chỉnh) tác động lên hành vi của các thành viên trong xã hội nhằm đạt được
những mục đích đề ra.
13


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Quản lý xã hội bằng pháp luật là dùng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhằm thiết lập một trật tự, trong đó các quan hệ xã hội phát triển theo hướng xác
định. Hoạt động kinh doanh đa cấp là một dạng quan hệ xã hội tương đối phức tạp
gồm hành vi của nhiều chủ thể khác nhau trong tương quan mối liên hệ của nhiều
chủ thể. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đa cấp chưa theo một trật tự như hiện
nay thì việc điều chỉnh pháp luật đối với nó là rất cần thiết.
Điều chỉnh pháp luật nói chung, đối với phương thức kinh doanh đa cấp nói
riêng, đều theo 2 hướng:


Đối với những quan hệ xã hội phù hợp tiến trình phát triển của xã hội, đáp ứng

lợi ích của nhân dân thì pháp luật bảo vệ, củng cố và tạo điều kiện cho chúng phát

triển. Trong một số trường hợp, pháp luật còn tác động để thúc đẩy quá trình hình
thành và phát triển các quan hệ xã hội mới.


Đối với những quan hệ xã hội không phù hợp tiến trình phát triển của xã hội,

không đáp ứng lợi ích của nhân dân thì pháp luật ngăn cản, kìm hãm sự phát triển
của chúng và từng bước loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
2.2.2 Nội dung cơ bản điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp
Pháp luật về kinh doanh đa cấp ra đời là một yêu cầu tất yếu, pháp luật cần tập
trung điều chỉnh những vấn đề sau đây:
Vấn đề thứ nhất là hành vi kinh doanh đa cấp của các chủ thể kinh doanh:
Đây là vấn đề cơ bản cho sự ra đời, tồn tại của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hoạt động trên cơ sở có sự thừa nhận của
pháp luật, có đăng kí kinh doanh hợp pháp, đáp ứng những yêu cầu luật định. Trên
cơ sở sự tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp được đảm bảo
những quyền lợi hợp pháp, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của mình. Nói
cách khác, kinh doanh đa cấp chân chính được thừa nhận là một hành vi thương mại
như những hành vi thương mại khác (nua bán hàng hoá, đại lý mua bán hàng hoá,
ủy thác mua bán hàng hoá…). Theo đó, kinh doanh đa cấp chân chính được định
nghĩa là hành vi kinh doanh mà ở đó doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thông qua
mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp khác nhau, người tham gia sẽ được nhận
hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiêu thụ sản phẩm của
mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do mình tạo ra và được doanh

14


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam


nghiệp chấp nhận. Trên cơ sở được thừa nhận chính thức, những điều kiện nhất định
liên quan đến hoạt động kinh doanh đa cấp cũng được quy định như điều kiện về
sản phẩm trong kinh doanh đa cấp, điều kiện về doanh nghiệp, điều kiện về người
quản lý, điều hành, người tham gia trong kinh doanh đa cấp…
Vấn đề thứ hai là địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia kinh doanh đa cấp:
Bao gồm quyền và nghĩa vụ của người tham gia, người tiêu dùng cũng như những
người quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh đa cấp. Theo đó, trong mối quan
hệ với người tiêu dùng, người tham gia không được quảng cáo gian dối, phải trung
thực khi cung cấp thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp, về cơ hội thu nhập…;
trong mối quan hệ với nhau, người tham gia không được lôi kéo người tham gia
trong mạng lưới khác, trong doanh nghiệp khác vào mạng lưới của mình…; người
quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không được phân biệt đối xử,
dành những ưu đãi đặc biệt không hợp lý cho bất kì một đối tượng nào…
Vấn đề thứ ba là biện pháp quản lý đối với kinh doanh đa cấp: Nội dung chủ
yếu là những chế tài dành cho người tham gia cũng như doanh nghiệp kinh doanh
đa cấp có những vi phạm nhất định. Bên cạnh đó, những biện pháp bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, người tham gia, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính là
điều không thể thiếu. Đây là vấn đề rất quan trọng, góp phần tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh đa cấp nói riêng, trong hoạt động kinh
doanh nói chung.
Trên đây là những vấn đề chung nhất mà pháp luật cần điều chỉnh đối với kinh
doanh đa cấp, tuy nhiên việc điều chỉnh ra sao, cơ sở pháp lý như thế nào lại tuỳ
thuộc vào từng vấn đề cụ thể, bởi vì việc quản lý kinh doanh đa cấp tương đối phức
tạp, cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan trên cơ sở nhiều văn bản pháp luật cụ thể.
2.3 Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở một số
nước trên thế giới
Kinh doanh đa cấp đã xuất hiện hơn 60 năm qua và đã tồn tại ở hơn 120 nước
trên thế giới. Kinh doanh đa cấp có nhiều ưu điểm cũng như khuyết điểm, do đó hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định điều chỉnh hoạt động kinh
doanh đa cấp tại quốc gia mình.

Sau đây là những ví dụ cụ thể:

15


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Quốc gia
Anh
Uùc
Canada
Đan Mạch
Gruzia
Hàn Quốc
Liên bang Mỹ
Indonesia
Ireland
Nhật Bản
Pháp
Queensland
Singapore
Thái Lan
Trung Quốc


Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp
Luật về kinh doanh đa cấp (1990)
Luật Thương mại (điều 56)
Luật cạnh tranh ngày 01/01/1993 (điều 55), Luật hình sự
Luật hình sự (điều 279)

Luật Thương mại (điều 10-1-410 đến điều 10-1-417)
Luật kinh doanh đa cấp 1995
Đạo luật Liên bang về hình tháp ảo và một số án lệ liên quan,
luật các bang
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về kinh doanh đa
cấp
Đạo luật kinh doanh đa cấp 1997
Luật Bán hàng trực tiếp, Luật Bán lẻ hàng hoá
Bộ luật tiêu dùng (điều 122-6)
Đạo luật về kinh doanh đa cấp 1973
Đạo luật Kinh doanh đa cấp và hình tháp ảo (được sửa đổi năm
2001)
Đạo luật Bán hàng trực tiếp và kinh doanh trực tiếp
(29/08/2002)
Quy tắc quản lý Kinh doanh đa cấp 1997

Trung Quốc:(6) Kinh doanh đa cấp vào thị trường Trung Quốc vào đầu thập

niên 90. Đến giữa thập niên 90, công luận Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ hoạt động
này. Hiện nay, Trung Quốc thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động này nhưng có
những quy định rất chặt chẽ.
Ví dụ:
− Bắt buộc doanh nghiệp phải có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.
− Không được tập trung quá đông người làm mất trật tự an ninh xã hội.
− Sản phẩm phải bán đến tận tay người tiêu dùng.
− Sản phẩm dinh dưỡng phải được Bộ Y tế cấp giấy phép.
− Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình bán đến tay
người tiêu dùng, nếu người tiêu dùng bị ảnh hưởng đến sức khoẻ theo giám định
của cơ quan thẩm định mà do sản phẩm gây nên.
(6)


Theo ý kiến đóng góp trên trang web của Bộ Thương mại
16


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

− Không được buộc người tham gia phải mua một lượng hàng hoá quá nhiều mà
người bình thường trong một thời gian ngắn không thể bán được…
 Pháp:
− Doanh nghiệp phải mua lại sản phẩm đã bán cho người tham gia theo những
điều kiện trong hợp đồng tham gia.
− Cấm doanh nghiệp yêu cầu người tham gia muốn nhận hoa hồng, tiền thưởng
thì phải giới thiệu được người mới tham gia.
− Người tham gia có thể được nhận tiền thưởng từ việc giới thiệu người mới
tham gia với điều kiện không phải trả bất kì một khoản phí nào cho doanh nghiệp để
có quyền đó.
− Cho phép người nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp tại Pháp..
− Doanh nghiệp không được buộc người tham gia phải nộp bất kì một khoản
tiền nào dưới danh nghĩa“tiền đầu tư”.
− Thu nhập của người tham gia trong hoạt động kinh doanh đa cấp được xem là
đối tượng của thuế thu nhập đối với hoạt động phi thương mại.


Canada: Phương thức kinh doanh đa cấp theo luật pháp Canada được quy

định tại điều 55 Luật Cạnh tranh, trong đó điều 55.1 chỉ ra những yếu tố của kinh
doanh đa cấp bất chính.
− Luật pháp Canada hạn chế tối đa việc can thiệp sâu vào chính sách trả thưởng
của các doanh nghiệp, trừ khi nó mang một hoặc nhiều yếu tố của kinh doanh đa

cấp bất chính.
− Những yếu tố của kinh doanh đa cấp bất chính bao gồm: đòi hỏi phí tham gia,
đòi hỏi người tham gia phải mua sản phẩm nếu muốn tham gia, đặt cọc tiền, không
mua lại sản phẩm cho người tham gia…
− Bộ luật hình sự Canada cũng chứa đựng quy định về kinh doanh đa cấp bất
chính. Tuy nhiên, định nghĩa về kinh doanh đa cấp bất chính trong Bộ luật hình sự
và trong Luật cạnh tranh là khác nhau.
− Các khu vực khác nhau ở Canada lại có những quy định khác nhau. Ví dụ: có
khu vực yêu cầu người tham gia phải có giấy phép hoạt động của cơ quan Nhà nước
nhưng có khu vực lại không quy định như thế.

17


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

− Các sản phẩm khác nhau sẽ được điều chỉnh bằng những văn bản pháp luật
khác nhau. Ví dụ: thuốc và thực phẩm sẽ do Luật thuốc và thực phẩm điều chỉnh.
Ngoài ra, pháp luật yêu cầu sản phẩm phải được đóng gói cẩn thận và trên bao bì
phải ghi bằng tất cả những ngôn ngữ chính thức của Canada.


Liên bang Mỹ:

− Doanh nghiệp phải mua lại sản phẩm nếu người tham gia không tiêu thụ được
sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định hoặc khi người tham gia muốn
chấm dứt hoạt động.


Mỗi tháng ít nhất 70% sản phẩm phải do người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ và


số sản phẩm đó phải do ít nhất 10 người tiêu dùng tiêu thụ.
 Nhật:
− Yêu cầu người tham gia phải cung cấp thông tin bằng tài liệu văn bản, nghĩa là
phải có những minh chứng cụ thể cho lời nói của mình.
− Cấm bất kì hành vi nào đe doạ hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
− Doanh nghiệp phải cho người tham gia được quyền chấm dứt hợp đồng bất kì
lúc nào trong quá trình hoạt động.
− Việc trả hoa hồng, trả thưởng cho người tham gia phải thông qua hệ thống
ngân hàng.
Nhìn chung, pháp luật các nước đều tập trung điều chỉnh những vấn đề cơ bản và
quan trọng của kinh doanh đa cấp như tiền đầu tư của người tham gia, việc chi trả
hoa hồng, trả thưởng, yêu cầu sản phẩm phải bán tận tay người tiêu dùng… và có
những quy định tương đối thống nhất nhau. Tuy nhiên, có một số vấn đề đặc biệt
các nước có những quy định khác nhau rõ rệt như yêu cầu phải có nhà máy sản
xuất, yêu cầu người tham gia cung cấp tài liệu bằng văn bản cho người tiêu dùng…
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của kinh doanh đa cấp trong nền kinh tế thị trường
là một tất yếu khách quan. Trên cơ sở đó, kinh doanh đa cấp lại có những tác động
nhất định với nền kinh tế và với xã hội, do đó cần có sự điều chỉnh của pháp luật để
kinh doanh đa cấp phát triển theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế cũng như
phù hợp với lợi ích xã hội. Đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay đều ban hành
những văn bản pháp luật có giá trị hiệu lực cao để điều chỉnh kinh doanh đa cấp.

18


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Trong xu thế hội nhập quốc tế, bằng những kinh nghiệm của các nước, chúng ta
phải xây dựng khung pháp lý cho hoạt động này ở Việt Nam.

CHƯƠNG 3.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH ĐA CẤP Ở
VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Thực trạng kinh doanh đa cấp trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
3.1.1 Sự xuất hiện của kinh doanh đa cấp ở Việt Nam
Kinh doanh đa cấp xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào năm 2000, đó là khi
công ty Nikken (kinh doanh thiết bị y tế) áp dụng kinh doanh đa cấp cho việc phân
phối các sản phẩm của mình. Vào thời điểm đó, hoạt động này chưa được dư luận
chú ý vì chưa phổ biến. Khoảng năm 2001 trở đi, hàng loạt công ty áp dụng hoạt
động kinh doanh đa cấp ra đời, các sản phẩm đa phần đều nhập khẩu từ nước ngoài,
số lượng người tham gia cũng tăng lên nhanh chóng và hoạt động này cũng bắt đầu
bị báo chí lên tiếng phản đối vì nhiều tiêu cực đã xảy ra ở một số doanh nghiệp. Đến
nay có khoảng 30 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đang hoạt động và một số doanh
nghiệp chuẩn bị ra đời. Về mặt thực tiễn, so với trước đây, số lượng doanh nghiệp
kinh doanh đa cấp tăng lên rất nhanh chóng và hoạt động kinh doanh đa cấp cũng
rất được sự quan tâm của dư luận ở cả hai khía cạnh, ủng hộ và phản đối. Sự phản
đối kinh doanh đa cấp thể hiện qua hàng loạt bài báo viết về kinh doanh đa cấp cũng
như một số những tiêu cực đã phát sinh tại một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp;
sự ủng hộ kinh doanh đa cấp thể hiện qua số lượng người tham gia không ngừng
tăng lên. Về mặt pháp luật, Nhà nước đã gián tiếp thừa nhận kinh doanh đa cấp
chân chính bằng việc quy định những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính tại
điều 48 Luật cạnh tranh ngày 03/12/2004. Ngoài ra, Dự thảo Nghị định về giám sát
hoạt động bán hàng đa cấp được Bộ Thương mại soạn thảo và đưa ra tham khảo ý
kiến nhân dân trên trang web của Bộ Thương mại đã thể hiện sự quan tâm đúng
mức của Nhà nước với kinh doanh đa cấp.
So với các nước trên thế giới, kinh doanh đa cấp xuất hiện ở Việt Nam khá
muộn, khi mà ở các nước kinh doanh đa cấp đang phát triển ổn định và pháp luật về
kinh doanh đa cấp đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên, việc ra đời sau cũng có những


19


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

tích cực về mặt kinh tế cũng như về mặt pháp lý. Về mặt kinh tế, các doanh nghiệp
kinh doanh đa cấp ở Việt Nam có được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản
lý hoạt động của mình, trong việc xây dựng chính sách trả thưởng… Về mặt pháp
lý, chúng ta có được những kinh nghiệm quý giá trong việc ban hành văn bản pháp
luật điều chỉnh cũng như trong việc quản lý thực tiễn kinh doanh đa cấp. Như đã đề
cập ở phần 1.1.1 về cơ sở ra đời của kinh doanh đa cấp, kinh doanh đa cấp trên thế
giới trải qua ba giai đoạn gồm giai đoạn hình thành, giai đoạn đấu tranh và tồn tại,
giai đoạn ổn định và phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam, kinh doanh đa cấp chỉ trải
qua hai giai đoạn, đó là giai đoạn hình thành và giai đoạn ổn định, phát triển, bỏ qua
giai đoạn đấu tranh và tồn tại vì giai đoạn này kết hợp ở giai đoạn hình thành. Nói
cách khác, giai đoạn hiện nay là giai đoạn kinh doanh đa cấp hình thành ở Việt
Nam, song song với đó là việc đấu tranh để được công nhận về mặt pháp lý, cũng
như về mặt dư luận xã hội. Sau khi pháp luật về kinh doanh đa cấp được ban hành,
kinh doanh đa cấp ở Việt Nam sẽ đi vào ổn định và từng bước phát triển cùng với
sự hoàn thiện về mặt pháp lý.
3.1.2 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp trên thị
trường Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đang hoạt
động.(7)
1. Vision (Nga): phân phối sản phẩm thức ăn dinh dưỡng bổ sung.
2. Lô Hội (thuộc tập đoàn Living Forever Product): phân phối sản phẩm dinh
dưỡng bổ sung từ cây nha đam, mỹ phẩm. Số lượng người tham gia hiện nay
khoảng trên 65000 người.
3. Oriflame (Thụy Điển): phân phối mỹ phẩm. Số lượng người tham gia hiện

nay khoảng trên 30000 người.
4. Avon (Hoa Kì): phân phối mỹ phẩm. Số lượng người tham gia hiện nay
khoảng trên 20000 người.
5. Iconic (Anh): phân phối mỹ phẩm.
6. Naris (Nhật Bản): phân phối mỹ phẩm.

(7)

Thống kê về số lượng người tham gia mang tính chất tham khảo vì hiện nay chưa có con số chính thức.
20


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

7. Viva Life (Hàn Quốc): phân phối sản phẩm bổ sung dinh dưỡng từ cây thông
đỏ, nệm từ trường, mỹ phẩm.
8. Neo Vision: phân phối sản phẩm khẩu trang cao cấp.
9. Sinh Lợi (Đài Loan): phân phối sản phẩm từ tập đoàn Tất Hoàng như máy
ozon.
10. Tân Hy Vọng (Đài Loan): phân phối sản phẩm từ tập đoàn Ưu Trình như
máy ozon, máy tuần hoàn máu, bếp ga tia hồng ngoại… Số lượng người tham gia
hiện nay khoảng trên 10000 người
11. Khang Phú Đạt (Trung Quốc): phân phối sản phẩm máy tuần hoàn khí huyết.
12. Lý Khoa (Trung Quốc): phân phối sản phẩm trùng thảo. Số lượng người tham
gia hiện nay khoảng trên 10000 người.
13. Hà Khoa (Trung Quốc): phân phối đồ gia dụng. Số lượng người tham gia
hiện nay khoảng trên 10000 người.
14. Đại Đông A Ù(Việt Nam): phân phối đồ gia dụng.
15. Herbalife (Hoa Kì): phân phối sản phẩm giảm béo. Số lượng người tham gia
hiện nay khoảng trên 1000 người.

16. Vimex (Hàn Quốc): phân phối sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm.
17. HPS (Việt Nam): phân phối thẻ từ y tế.
18. FPT (Việt Nam): phân phối thẻ học Anh văn trực tuyến qua mạng Internet.
19. SITC (Úc): tư vấn học Anh văn.
20. Việt Am (Việt Nam): phân phối sản phẩm máy Ion.
21. Gold Quest (Hồng Kông): phân phối bộ sưu tập đồng tiền vàng, dịch vụ du
lịch.
22. DeBon (Hàn Quốc): phân phối mỹ phẩm của Hàn Quốc.
23. VIC (Hàn Quốc): phân phối sản phẩm dinh dưỡng của Hàn Quốc.
24. Sáng Thế Kỉ Mới (Trung Quốc): phân phối sản phẩm máy lọc nước từ tính.
25. Tân Thành Phát
26. Thiên Sư (Trung Quốc): phân phối sản phẩm bổ sung canxi. Số lượng người
tham gia hiện nay khoảng trên 20000 người.
27. Noni (Hoa Kì): phân phối sản phẩm thức uống dinh dưỡng bổ sung chiết xuất
từ trái nhàu. Số lượng người tham gia hiện nay khoảng trên 2000 người…

21


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều loại sản phẩm khác nhau được phân
phối thông qua kinh doanh đa cấp, chủ yếu là các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung,
bao gồm:
 mỹ phẩm (Avon, Oriflame, Lô Hội, Iconic, Naris, Viva Life, Vimex,
DeBon…)
 sản phẩm dinh dưỡng bổ sung (Noni, Lô Hội, Herbalife, Lý Khoa, Âu Việt
Á, VIC, Vision, Viva Life, Vimex, Thiên Sư…)
 máy xử lý Ozon (Tân Hy Vọng, Sinh Lợi…)
 máy lọc nước từ tính (Sáng Thế Kỉ Mới…)

 khẩu trang hoạt tính than (Neo Vision…)
 máy tuần hoàn máu (Tân Hy Vọng…)
 bếp ga tia hồng ngoại (Tân Hy Vọng…)
 máy tuần hoàn khí huyết (Khang Phú Đạt…)
 sản phẩm giảm béo(Herbalife…)
 thẻ từ y tế (HPS…)
 thẻ học Anh văn trực tuyến (FPT…)
 tư vấn học Anh văn (SITC…)
 máy Ion (Việt Am…)
 bộ sưu tập đồng tiền vàng (Gold Guest…)
 dịch vụ du lịch (Gold Guest…)
 nệm từ trường (Viva Life…)
 đồ gia dụng (Hà Khoa, Đại Đông Á)…
Người tham gia thường được khuyên nên sử dụng sản phẩm trước, nếu thấy tốt
thì mới giới thiệu cho người khác. Về mặt lý thuyết, kinh nghiệm bản thân có độ tin
cậy cao. Tuy nhiên, các thực phẩm bổ sung không phải phù hợp với tất cả mọi
người mà tự bản thân nó có những giới hạn nhất định, như việc bảo quản, cách sử
dụng sao cho đúng và đủ… Ngoài ra, những sản phẩm này còn tiềm ẩn tác dụng
phụ có thể hoặc không thể thấy trước được. Vì những lý do trên, ngoài kinh nghiệm
của bản thân người tham gia thì sự kiểm chứng về mặt khoa học là vô cùng cần
thiết. Hơn nữa, một số sản phẩm còn có thể chứa những thành phần gây nghiện như
caffeine, ephedrine, valerian hoặc những chất khác làm hưng phấn. Một yếu tố khác

22


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

cũng góp phần không nhỏ trong việc khiến người sử dụng thấy sản phẩm hiệu quả,
đó là hiệu ứng tình cảm, nhất là đối với những người cô đơn, chán nản, buồn

phiền… nếu có người thường xuyên đến gặp gỡ, giới thiệu sản phẩm để sử dụng,
động viên, chia sẻ… Sau khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đa cấp, họ vẫn tiếp
tục sử dụng sản phẩm và cảm thấy tình trạng của mình tốt hơn, có thể do sản phẩm
tốt nhưng cũng có thể do bản thân họ bận rộn với công việc, không có thời gian để
nghĩ đến nỗi buồn của mình nữa.
Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp trên
thị trường Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy có các chính sách trả thưởng chủ yếu
sau đây:
Chính sách trả thưởng bao gồm sơ đồ trả thưởng và những quy định liên quan
của doanh nghiệp dành cho người tham gia. Ví dụ: quy định về chế tài cho việc
người tham gia không hoàn thành chỉ tiêu năng động. Sơ đồ trả thưởng là một bộ
phận của chính sách trả thưởng, là phương pháp mà nhờ đó doanh nghiệp kinh
doanh đa cấp tính toán các khoản hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác
cho người tham gia.
Chính sách trả thưởng gần như xác định trước lượng tiền mà người tham gia có
thể kiếm được và lượng thời gian mà người tham gia phải dành cho công việc này.
Tuy nhiên, chính sách trả thưởng là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp, rất khó xác
định chính sách nào là hợp lý hơn vì bản thân mỗi doanh nghiệp cũng rất tinh vi
trong việc xây dựng cho mình một chính sách trả thưởng sao cho bản thân mình có
lợi nhất mà vẫn đảm bảo chi trả cho người tham gia. Các doanh nghiệp thường kết
hợp nhiều dạng sơ đồ trả thưởng khác nhau mà ngay cả người tham gia có nhiều
kinh nghiệm cũng rất khó nhận biết được. Có nhiều phương pháp để làm cho các
chính sách trả thưởng hết sức hấp dẫn trên giấy tờ nhưng thực tế các khoản chi trả
của nó không hề nhiều hơn mà thậm chí còn thấp hơn nhiều so với các chính sách
trả thưởng khác.
Hiện nay có 4 loại sơ đồ trả thưởng chủ yếu, bao gồm: sơ đồ bậc thang (sơ đồ
thoát ly), sơ đồ ma trận, sơ đồ một cấp và sơ đồ nhị phân (8). Tuy nhiên, thông
thường các doanh nghiệp sẽ không chỉ sử dụng một loại sơ đồ mà có thể kết hợp
(8)


Theo sách “Làn sóng thứ 3 – kỉ nguyên của kinh doanh theo mạng”(Richard Poe).
23


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

nhiều sơ đồ, thậm chí sử dụng sơ đồ biến thái của từng loại. Mỗi sơ đồ trả thưởng
có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, có thể nó công bằng cho người tham gia
nhưng cũng có thể chỉ phục vụ cho một số ít những người tham gia sớm nhất và
doanh nghiệp.
Chúng ta có thể nhận dạng đặc điểm của các sơ đồ như sau:

đồ
bậc Sơ đồ ma trận
Sơ đồ một cấp
Sơ đồ nhị phân
thang
Hạn chế số cấp Hạn chế số cấp Hạn chế số cấp Không hạn chế
được chi trả
được chi trả
được chi trả
số cấp được chi
trả
Không hạn chế Hạn chế số Không hạn chế số Hạn chế số
số người tham người tham gia ở người tham gia ở người tham gia
gia ở cấp 1
cấp 1
cấp 1
ở cấp 1
Cho phép sự Không cho phép Không cho phép Không cho phép

thoát ly
sự thoát ly
sự thoát ly
sự thoát ly
Trên đây chỉ là 4 loại sơ đồ kinh doanh chủ yếu trong chính sách trả thưởng của
các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp ở Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, để dễ
thuyết phục người tham gia, các doanh nghiệp thường quy định chính sách trả
thưởng đơn giản, dễ hiểu, tạo tâm lý yên tâm cho người tham gia. Tuy nhiên, ưu
điểm của chính sách trả thưởng phức tạp, kết hợp nhiều loại sơ đồ, chia ra nhiều
loại thu nhập là khiến cho người tham gia có cảm giác sẽ nhận được nhiều loại thu
nhập hơn. Nếu sơ đồ có dạng hẹp sâu thì có nghĩa là người tham gia có thể có mức
thu nhập rất cao nếu kiên trì làm việc trong một khoảng thời gian dài, phải thật sự
năng động. Ngược lại, nếu sơ đồ trả thưởng có dạng rộng nông thì người tham gia
làm việc dễ dàng, thuận lợi hơn, có thu nhập ngay trong những tháng đầu nhưng về
lâu dài, cơ hội có thu nhập vượt bậc là không thể.
Ở Việt Nam, chính sách trả thưởng của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hiện
nay chưa thể xác định là có vi phạm pháp luật hay không khi mà chưa có văn bản
quy định cụ thể điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu theo như những quy định chung của các
nước trên thế giới thì chính sách trả thưởng của một số doanh nghiệp hiện nay là lừa
đảo, vi phạm pháp luật mà bản thân người tham gia không thể biết được nếu không
có những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Do đó, việc quy định cụ thể về chính
sách trả thưởng là không thể thiếu trong pháp luật Việt Nam.

24


Đề tài: Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

3.1.3 Những tiêu cực xảy ra từ kinh doanh đa cấp ở Việt Nam
Kinh doanh đa cấp bên cạnh những mặt tích cực đối với nền kinh tế, đối với xã

hội, nó còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực. Trong thời gian qua, kinh doanh đa cấp ở
Việt Nam đã bộc lộ không ít những vấn đề, những vấn đề này phát sinh từ chính
những người thực hiện hoạt động kinh doanh đa cấp vì bản thân kinh doanh đa cấp
chưa được sự điều chỉnh rõ ràng, cụ thể bởi các văn bản pháp luật. Sau đây là một
số những tiêu cực chủ yếu phát sinh từ thực tiễn kinh doanh đa cấp ở Việt Nam:
Một trong những đặc trưng của kinh doanh đa cấp là thông tin được truyền bá
chủ yếu thông qua con đường truyền miệng. Vì thế, sự tồn tại của những thông tin
gian dối là không thể tránh khỏi nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ và hợp
lý. Những thông tin này do doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và người tham gia đưa
ra nhằm nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là thu hút người tham gia và tạo sự
đồng thuận xã hội đối với kinh doanh đa cấp. Sau đây là một số thông tin gian dối
phổ biến trong kinh doanh đa cấp ở Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, kinh doanh đa cấp mang đến cơ hội thu nhập cao hơn hẳn các hoạt
động kinh doanh khác một cách dễ dàng: Sự thật là, thu nhập mà người tham gia
nhận được tương xứng với những gì mà họ bỏ ra, cả thời gian, công sức và tiền bạc.
Chỉ khoảng 1% những người tham gia trong kinh doanh đa cấp hưởng lợi hơn rất
nhiều so với những gì mình bỏ ra, thường đó là những người tham gia sớm nhất. Đề
có được thu nhập cao và ổn định, người tham gia phải làm việc thật căng thẳng
trong 1-2 năm đầu tiên để xây dựng cho mình một mạng lưới người tham gia tương
đối ổn định và có khả năng làm việc. Về mặt chi phí, chi phí mà người tham gia bỏ
ra trong quá trình hoạt động nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng người và chi phí này là
không bao giờ có thể xác định cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể kể đến một số chi
phí thông thường bao gồm phí đi lại, phí tiếp khách (thông thường người tham gia
sẽ tiếp khách hàng ở các quán cà phê, quán ăn… nếu không có địa điểm cố định của
mình như văn phòng), phí điện thoại, phí tham gia các buổi huấn luyện, hội thảo
(không phải tất cả các doanh nghiệp đều yêu cầu người tham gia chịu chi phí để
tham gia các hoạt động này mà thường là doanh nghiệp tổ chức cho người tham gia
miễn phí. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hiện nay do các
công ty mẹ ở nước ngoài chi phối nên các buổi hội thảo, huấn luyện dành cho người


25


×