Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.59 KB, 110 trang )

MỤC LỤC

1


A.

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài
1.1 Về khoa học
Nguyễn Trãi (1380-1442) không chỉ là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi
lạc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Nói về sự
nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi, Dương Bá Cung dưới triều Tự Đức từng bộc
bạch: “Tôi thường đã có đi từ Nam ra Bắc, gặp người nào vào hạng sĩ phu,
tôi cũng liền dò hỏi xem di cảo của Ức Trai tiên sinh có còn sót lại ở đâu
không” [13, 44]. Đến nay đã hơn năm thế kỉ, sự nghiệp sáng tác của một cuộc
đời bi kịch ấy đã gặp không ít truân chuyên, thế nhưng, “nằm ngoài quy luật
của sự băng hoại”, văn thơ Ức Trai vẫn đến với chúng ta với một sức sống
mãnh liệt. Tác phẩm của Nguyễn Trãi để lại đến ngày nay đã “làm ta ngạc
nhiên bởi sức mạnh và cái đẹp của con người” (lời nhà thơ Pháp Jacques
Gaucheron, trong diễn văn đọc ở trụ sở UNESCO, tại Pari). Nói như vậy để
thấy được tầm vóc vĩ đại của sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi
Hiện tượng song ngữ là hiện tượng khá phổ biến trong văn học trung đại
của nhiều nước, phương Đông cũng như phương Tây. Nhu cầu giao lưu, sự ảnh
hưởng của nước có nền văn hóa lâu đời, quan hệ xâm chiếm và phụ thuộc đã tạo
điều kiện cho văn học phát triển với trạng thái song ngữ. Hiện tượng song ngữ
cũng đã làm nên đặc điểm riêng của văn học trung đại Việt Nam - bộ phận văn
học viết gồm hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Nhiều tác giả văn học trung đại Việt Nam sáng tác bằng cả chữ Hán và
chữ Nôm. Nguyễn Trãi là tác gia lớn đầu tiên của hiện tượng song ngữ trong


văn học trung đại Việt Nam. Với Nguyễn Trãi, văn học trung đại Việt Nam
chính thức gồm hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm. Nghiên cứu hiện tượng
song ngữ qua sáng tác của Nguyển Trãi có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm của
2


ông, đồng thời hiểu rộng hơn về văn học trung đại trên các phương diện: quan
điểm thẩm mĩ, tư tưởng văn học, thể loại, ngôn ngữ, ...
1.2. Về thực tiễn
Các tác phẩm của Nguyễn Trãi được đưa vào giảng dạy ở các cấp học
phổ thông với số lượng bài không nhỏ, ở cả thể loại thơ và văn chính luận, cả
sáng tác chữ Hán và chữ Nôm. Việc tìm hiểu hiện tượng song ngữ trong sáng
tác của Nguyễn Trãi sẽ phần nào giúp ích cho việc hiểu đặc điểm từng thành
phần văn học Hán, Nôm cũng như sự ảnh hưởng qua lại giữa hai ngôn ngữ
Hán, Việt trong tác phẩm của ông. Không chỉ có ý nghĩa với việc dạy – học
thơ văn Nguyễn Trãi, đề tài còn có ý nghĩa thiết thực đối với việc dạy - học
văn học trung đại nói chung: văn học sử về văn học trung đại, văn học sử về
các tác gia sáng tác song ngữ...
Xuất phát từ những lí do khoa học và thực tiễn như trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài “Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi” với hi vọng
sẽ góp một phần nhỏ vào việc khám phá giá trị văn hóa, văn học của di cảo
thơ văn Nguyễn Trãi, cũng là một việc làm góp phần bảo tồn tinh hoa văn học
trung đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Phải khẳng định rằng hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt
Nam chưa được nghiên cứu một cách riêng biệt mà mới chỉ được đề cập đến
như một đặc điểm trong quá trình vận động, phát triển của văn học. Để có một
cái nhìn toàn diện và xác đáng, luận văn sẽ tiến hành khảo sát lịch sử vấn đề
theo 4 hướng chính có liên quan trực tiếp đến đề tài:
- Hướng nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

- Hướng nghiên cứu thi pháp văn học trung đại
- Hướng nghiên cứu tác gia, tác phẩm Nguyễn Trãi
- Hướng nghiên cứu các tác giả sáng tác bằng song ngữ
3


2.1.Hướng nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam
-Về khái niệm “song ngữ”, qua hai bài viết:“Nghiên cứu văn học cổ
trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực” (Tạp chí văn học số 1/1992)
và“Tiếp cận một số vấn đề tiếp nhận ngôn ngữ và tư tưởng triết học Trung
Quốc thời kì trung đại” (Tạp chí văn học số 2/1995), nhà nghiên cứu Đặng
Thanh Lê đưa ra quan điểm: “Chúng ta có thể coi hiện tương văn học chữ
Hán cùng với văn học chữ Nôm là hiện tượng song thể ngữ. Cũng giống như
Triều Tiên, ở Việt Nam trung đại không có hiện tượng song ngữ trong đời
sống xã hội, trong giao tiếp hàng ngày” [34, 7].Tác giả đã lí giải quan điểm
của mình bởi hai lí do. Thứ nhất là bởi ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ
đọc và viết bằng Hán ngữ nên “Hán ngữ không giữ vị trí khẩu ngữ” như
trường hợp tiếng Anh, tiếng Pháp tại một số nước ở thời kì hiện đại. Thứ hai,
do tình trạng thất học của quảng đại quần chúng, “chỉ có tầng lớp trí thức tại
ba nước này mới có thể đọc và viết bằng Hán ngữ”. Tựu chung lại, theo tác
giả, chỉ có hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại nếu người trí thức
Việt có thể đọc, nghe, viết bằng tiếng Hán chứ không chỉ có đọc và viết, và
“sự tồn tại của Hán ngữ tại Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản xưa kia không
phải là hiện tượng “song ngữ đích thực” mà có thể coi đây là hiện tượng
“song thể ngữ””[35, 9].
-Tác giả Đinh Gia Khánh trong bài viết “Mười thế kỉ của tiến trình văn
học viết” mở đầu cuốn “Văn học Việt Nam (thế kỉ X – Nửa đầu thế kỉ XVIII)”
cho rằng “văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm có nhiều phần giống nhau
trong nội dung phản ánh hiện thực và có những điểm giống nhau trong cách
phản ánh hiện thực” [31, 18]. Tuy vậy, tác giả cũng khẳng định hai bộ phận

này có nhiều chỗ khác nhau, đặc biệt là “so với văn học chữ Hán thì văn học
chữ Nôm có thể phản ánh hiện thực cuộc sống bình thường của nhân dân một
cách linh hoạt và cụ thể hơn, có thể xây dựng những hình tượng văn học đậm
4


màu sắc dân tộc hơn và do đó dễ thấm sâu hơn vào cảm quan của công
chúng” [31, 18].
- Bài viết của tác giả Bùi Duy Tântrên Tạp chí văn học số 2/1995 với
nhan đề “Văn học chữ Hán trong mối tương quan với văn học chữ Nôm ở
Việt Nam” tạo sự chú ý đặc biệt cho người viết. Mặc dù không nhắc đến khái
niệm “song ngữ” nhưng tác giả đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về “vấn đề
khoa học lớn, quan trọng và thú vị này”. Bên cạnh việc nêu lên những đặc
điểm chính của văn học chữ Hán và chữ Nôm trong văn học trung đại Việt
Nam, Bùi Duy Tân không quên nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa hai bộ phận
và đặt chúng trong tương quan so sánh: “Nhìn chung thì chúng có nhiều phần
nhiều điểm giống nhau trong nội dung và cách thức phản ánh hiện thực”,
“đều ít hoặc nhiều chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến, và đều tiếp
nhận được từ nhân dân, từ văn hóa dân gian những tư tưởng nghệ thuật tiến
bộ, lành mạnh[58, 14]. Tác giả đã nêu lên những tương đồng giữa hai bộ
phận: “Giữa hai bộ phận của dòng văn học viết đã có sự thống nhất trên
những yếu tố căn bản về thế giới quan, về quan niệm thẩm mỹ, quan niệm về
phương pháp sáng tác, cấu trúc thi pháp,... và cả thể loại văn học” [58, 1415]. Tác giả cũng đưa ra cái nhìn tổng quan về những điểm khác nhau của hai
bộ phận này. Theo đó, ngoài sự khác biệt về văn tự, văn học chữ Hán có
những tính chất: giáo hối và phi ngã, tính bác học cao quý, tính chất quy
phạm. Văn học chữ Nôm ít gắn với “chở đạo”, gần với đời sống thực, phong
phú về tinh thần yêu nước và tinh thần nhân ái. “Yếu tố trội của văn học Nôm
là chủ nghĩa nhân đạo, còn ở văn học chữ Hán thì yếu tố trội là chủ nghĩa
yêu nước” [58, 15]. Dù tác giả không có những luận giải cụ thể nhưng đó
cũng là những gợi ý quý báu để người viết triển khai đề tài của mình.

-Trong “Giáo trình văn học trung đại Việt Nam”, tập 1, (Lã Nhâm Thìn
(chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), tác giả Đinh Thị Khang viết: “Sự
5


ra đời của thơ văn chữ Nôm bên cạnh thơ văn chữ Hán đã tạo ra hiện tượng
“song ngữ” cho văn học. Đây cũng là đặc điểm phổ biến của các nước chịu
ảnh hưởng văn hóa Hán (như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản,...). Thời trung
đại, chúng ta có một dòng văn học chữ Hán, đồng thời cũng có một dòng văn
học với chữ viết của chính mình, tạo nên sự hoàn chỉnh, cân bằng và phong
phú cho nền văn học dân tộc” [66, 15].
-Khi đọc cuốn“Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”
(NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) của tác giả Trần Nho Thìn, chúng tôi nhận
thấy sự gặp gỡ trong quan niệm về nội dung hai bộ phận văn học của ông với
tác giả Bùi Duy Tân (trong bài viết “Văn học chữ Hán trong mối tương quan
với văn học chữ Nôm ở Việt Nam” nói trên). Trần Nho Thìn phân biệt về mặt
nội dung hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm: “Trong khi văn học chữ
Hán có xu hướng thiên về tính quan phương chính thống, thiên về giáo huấn,
nói chí tải đạo thì văn học chữ Nôm lại có xu hướng thiên về tính dân chủ,
thông tục, chứa đựng tinh thần cách tân, chú trọng tính thẩm mĩ” [69, 126].
Bên cạnh đó, tác giả cho rằng đối tượng của hai bộ phận này cũng được phân
biệt khá rõ: “Nếu văn học chữ Hán bàn nhiều về tư tưởng chính trị, tu thân, tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ thì văn học chữ Nôm lại viết nhiều về người phụ
nữ, về con người tự nhiên, về con người nhân bản với quyền sống trần thế, kể
cả quyền sống thân xác” [69, 126].
2.2. Hướng nghiên cứu thi pháp văn học trung đại
- Khi nghiên cứu thi pháp văn học trung đại Việt Nam, nhà nghiên cứu
Trần Đình Sử có quan tâm tới “ý thức về ngôn ngữ” trong văn học. Sự phân biệt
về nội dung có ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngôn ngữ: “Khi bàn đến chính sự, lí
tưởng, lịch sử, luân lí, thơ phú người ta biểu đạt bằng chữ Hán, khi biểu đạt

những cảm xúc hàng ngày, các hiện tượng đời sống, người ta dùng tiếng Nôm,
chữ Nôm”[56, 134].Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cho rằng: “Tính chất song ngữ
6


không chỉ thể hiện ở hai dòng văn học Hán và Nôm tách biệt mà còn thể hiện ở
sự xâm nhập, pha trộn của văn học Hán và Nôm” [56, 135].
-Ngoài ra, Luận án tiến sĩ “Thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi” (Hoàng
Thị Thu Thủy, TP.HCM, 2004) cũng mang đến cho chúng tôi những gợi ý về
đặc điểm một số phương diện thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi, phục vụ cho
việc so sánh với thơ chữ Hán của tác giả.
2.3 .Hướng nghiên cứu tác gia, tác phẩm Nguyễn Trãi

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác gia, tác phẩm Nguyễn Trãi.
Trong số đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến các công trình nghiên cứu về ngôn
ngữ thơ Nguyễn Trãi.
-“Âm vang tục ngữ, ca dao trong thơ quốc âm Nguyễn Trãi” (Bùi Văn
Nguyên, Tạp chí ngôn ngữ số 3/1980).
-Bài viết “Mấy đặc điểm về vốn từ Tiếng Việt văn học thế kỉ XV qua
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” (Hoàng Văn Hành, Vương Lộc, Tạp chí
ngôn ngữsố 3/1980) có đề cập đến một phương diện làm nên hiện tượng song
ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi, đó là việc Việt hóa ngữ liệu thơ ca bác
học, cụ thể ở bình diện từ ngữ. “Sự Việt hóa theo lối dịch sao phỏng đã dẫn
đến một tình hình là trong ngôn ngữ thơ của Nguyễn Trãi cũng như văn học
thời bấy giờ có sự song song tồn tại hàng loạt cặp tương ứng từ gốc Hán và
thuần Việt” [20, 22]. Tác giả gọi đó là “các lớp từ đối lập nhau trong cách sử
dụng” và chỉ ra sự khác nhau trong việc dùng từ: “Trong sự đối lập này, các
từ ngữ Hán-Việt mang nhiều tính chất ước lệ, tượng trưng” [20, 22].
- Bài viết “Địa vị của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của lịch
sử văn học” (Nguyễn Văn Hoàn, Tạp chí văn họcsố 4/1980) nêu ý kiến so

sánh nội dung văn chính luận với thơ Nôm Nguyễn Trãi: “Nếu như Quân
trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo đề cập đến những việc quân quốc trọng
sự thì Quốc âm thi tập có điều kiện bộc lộ con người riêng tư Nguyễn Trãi,
7


tâm tư và cuộc sống ẩn dật, thanh đạm của Nguyễn Trãi nơi thôn cùng, xóm
vắng” [24, 22].
- Trong bài viết “Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với Tiếng Việt”
(Hoàng Tuệ, in trong “Kỉ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi”, NXBKhoa học xã
hội, 1982), một nhận định của tác giả Hoàng Tuệ, theo chúng tôi, rất đáng giá
khi cung cấp những chỉ dẫn quý báu về những biểu hiện của hiện tượng song
ngữ ở cấp độ nhỏ hơn – sự vận dụng chất liệu Hán trong ngôn ngữ Quốc âm
thi tập: “Chất liệu Hán nói đây bao gồm cả phần nội dung mà được biểu hiện
bằng hình thức Việt. Nói cách khác, đó là cách dịch, cách mô phỏng nội dung
trong tiếng Hán bằng hình thức từ vựng và ngữ pháp của tiếng Việt” [80,
168]. Đó chính là biểu hiện của sự giao thoa ngôn ngữ văn học mà có thể nói
Nguyễn Trãi là người đi tiên phong.
-Cuốn “NguyễnTrãi về tác gia và tác phẩm (Nguyễn Hữu Sơn tuyển
chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục, 1999) là sự tổng hợp nhiều bài nghiên cứu
của nhiều tác giả về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi, cũng là một tài liệu
chúng tôi không thể bỏ qua.
-Tác giả bài viết “Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ
Nguyễn Trãi” (Nguyễn Tài Cẩn, Vũ Đức Nghiệu, in trong “Một số chứng tích
về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003) đưa
ra quan điểm: “Hình như thơ Nôm Nguyễn Trãi được sáng tác vào những
hoàn cảnh có phần khác với thơ chữ Hán: “vịnh vật”, “bảo kính cảnh giới”,
thì là Nôm, đi theo vua, đi ra ngoại quốc thì làm chữ Hán”. “Đằng sau sự
phân chia địa hạt sáng tác là cả một sự phân chia chức năng cho hai ngôn
ngữ: sáng tác về những đề tài trang trọng, nghiêm chỉnh thì dùng chữ Hán,

làm thơ để chơi, để mua vui thì làm Nôm” [7, 196].
-Trong luận án Tiến sĩ của Lê Văn Toan “Chữ Hán trong Ức Trai thi
tập của Nguyễn Trãi” (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004), tác giả đã chứng
8


minh sự Việt hóa về mặt từ ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa của Nguyễn Trãi trong
Ức Trai thi tập. Đó là điều đáng lưu ý với người viết khi thực hiện đề tài.
- Quan tâm đến ảnh hưởng của chữ Hán trong Quốc âm thi tập, tác giả
Đặng Lâm Tú trong bài viết “Nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt trong Quốc âm
thi tập của Nguyễn Trãi” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4/2007) đã khái
quát ba trường hợp Nguyễn Trãi sử dụng từ Hán Việt trong tập thơ này: khi
muốn thi vị hóa thiên nhiên; khi thể hiện những khái niệm, phạm trù Nho
giáo; khi thể hiện con người khí phách. Hiệu quả của việc sử dụng từ Hán
Việt, theo tác giả, là đã “tạo cho câu thơ, bài thơ tính trang nhã, lung linh sắc
màu, thể hiện rõ vẻ đẹp của văn chương bác học” và tạo “tính cổ kính, im lìm,
tĩnh tại”[77, 47].
2.4 Hướng nghiên cứu các tác giả sáng tác bằng song ngữ

Trong văn học trung đại Việt Nam, ngoài Nguyễn Trãi có không ít tác
giả sáng tác bằng cả hai loại ngôn ngữ Hán và Nôm như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Khuyến. Do điều kiện thời gian hạn hẹp, người viết mới chỉ tìm hiểu và chú ý
đến một số công trình nghiên cứu sau:
-Từ ngữ Việt và từ ngữ Hán Việt trong ngôn ngữ Truyện Kiều” (Nguyễn
Thúy Hồng, Luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSPHN, 1995). Trong luận án
chúng tôi chú ý đến chương IV về “Vai trò của hai thành phần từ ngữ Việt và
Hán Việt trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều”.
-Bài viết “Nghệ thuật thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm” in trong
“Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa và các mã nghệ thuật”

(Nguyễn Huệ Chi, NXB Giáo dục, 2013).
-Trong luận án Tiến sĩ “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến” (Biện
Văn Điền, ĐHSPHN, 2001), người viết quan tâm đến những nghiên cứu về
mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều Hán – Việt, Việt – Hán trong vận dụng và
sáng tạo ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến.
9


Như vậy qua khảo sát có thể thấy hiện tượng song ngữ trong văn học
trung đại đã được quan tâm, đề cập đến nhưng chưa có một công trình nào đi
sâu nghiên cứu. Đối với tác gia Nguyễn Trãi, các công trình nghiên cứu mới
chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu riêng lẻ từng thành phần sáng tác, hoặc so sánh
những phương diện lẻ tẻ mà chưa đi sâu vào tổng thể để thấy sự những đặc
trưng của từng thành phần hay sự ảnh hưởng qua lại giữa tiếng Hán và tiếng
Việt trong tác phẩm. Điều đó càng thôi thúc người viết tìm tòi để lấp phần nào
chỗ trống trong việc nghiên cứu một tác gia lớn của văn học dân tộc.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi”, luận
văn sẽ bước đầu cung cấp kiến thức lí luận về hiện tượng song ngữ trong văn
học, cơ sở của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Những
biểu hiện của hiện tượng song ngữ về mặt nội dung và nghệ thuật trong sáng
tác Nguyễn Trãi sẽ giúp ta hiểu hơn về sự nghiệp của một tác gia lớn của dân
tộc, phần nào giúp ích cho việc giảng dạy trong nhà trường.
3.2Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà người viết lựa chọn là cuốn Nguyễn Trãi
toàn tập của Viện sử học, NXB Khoa học xã hội, 1976.
Ngoài ra luận văn còn tham khảo văn bản sáng tác của Nguyễn Trãi
trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (3 tập), NXB Văn học và Trung tâm
nghiên cứu quốc học, (1999-2000).

3.3Phạm vi nghiên cứu
Những phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn:
- Cơ sở lịch sử - xã hội, tư tưởng - văn hóa, thẩm mĩ của hiện tượng
song ngữ.
- Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại.
- Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi
10


4.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
4.1 Phương pháp lịch sử
Hiện tượng song ngữ trong văn học là một hiện tượng lịch sử - xã hội.
Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân lịch sử: sự
đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc, quy luật tất yếu của “nền văn
học” trẻ chịu ảnh hưởng từ nền “văn học già”, nhu cầu văn hóa và xây dựng
bộ máy nhà nước phong kiến. Phương pháp lịch sử được sử dụng để phân tích
các yếu tố lịch sử và sự ảnh hưởng của nó đến việc hình thành hiện tượng
song ngữ trong văn họctheo thời gian lịch sử.
4.2 Phương pháp liên ngành
Khi nhắc đến “song ngữ”, người ta thường nghĩ ngay đến một hiện
tượng xã hội học, ngôn ngữ học. “Song ngữ” trong văn học có mối quan hệ
mật thiết với song ngữ xã hội, và trong các sáng tác văn học song ngữ cũng
thể hiện rõ các yếu tố ngôn ngữ học về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Cần có sự
hiểu biết về song ngữ xã hội, ngôn ngữ học nếu muốn hiểu sâu hơn về song
ngữ trong văn học.
4.3 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp không thể thiếu khi thực hiện đề tài. Hiện tượng song
ngữ trong văn học trung đại là việc sử dụng hai ngôn ngữ Hán và Việt trong sáng
tác. Bằng phương pháp so sánh, chúng tôi có thể thấy những đặc điểm riêng biệt

của từng thành phần văn học Hán và Nôm, trên cơ sở đó tìm ra những sự ảnh
hưởng, giao thoa hai ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi.
4.4 Thi pháp học
Hiện tượng song ngữ trong văn học biểu hiện ở rất nhiều phương diện.
Mức độ đậm nhạt của song ngữ cũng biểu hiện khác nhau ở từng thể loại
(chẳng hạn văn chính luận sẽ ít chịu ảnh hưởng từ ngôn ngữ Việt hơn thơ
11


Đường luật). Dựa vào thi pháp học để thấy được đặc điểm riêng của từng thể
loại là một việc làm cần thiết khi nghiên cứu về song ngữ trong văn học.
5.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hiện tượng song ngữ.
Chương 2: Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi nhìn
từ phương diện nội dung.
Chương 3: Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi nhìn
từ phương diện nghệ thuật.
6.Đóng góp của luận văn
- Khái quát những vấn đề cơ bản của hiện tượng song ngữ trong văn
học trung đại Việt Nam.
- Nghiên cứu hiện tượng song ngữ từ trường hợp Nguyễn Trãi.
- Vận dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy - học các tác giả sáng tác
bằng song ngữ.

12


B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNGSONG NGỮ
1. Hiện tượng song ngữ từ lí luận...

1.1 Giới thuyết khái niệm
1.1.1 Khái niệm song ngữ
Song ngữ là hiện tượng xã hội kháphổ biến. Khái niệm này được đề cập
đến trong khá nhiều tài liệu, chúng tôi chỉ xin đưa ra những cách định nghĩa của
những tác giả tiêu biểu ở một số tài liệu thông dụng trong ngôn ngữ học.
Tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa về hiện tượng song ngữ như sau:
“Song ngữ (bilingualism):Trong xã hội học, hiện tượng sử dụng hai (hay hơn
hai) ngôn ngữ ở một cá nhân hay ở một cộng đồng ngôn ngữ, có khi cũng gọi
là đa ngữ (multilingualism)” [2, 437].
Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, song ngữ là “dùng
hai hay nhiều ngôn ngữ để biểu thị cùng một nội dung” [15,].
Tác giả Nguyễn Như Ý định nghĩa trong Đại từ điển Tiếng Việt về song
ngữ là “(Hiện tượng, trạng thái) được sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ
trong giao tiếp”. (Đại từ điển Tiếng Việt [86, 1451]. Trong Từ điển giải thích
thuật ngữ ngôn ngữ học, cũng khái niệm này tác giả định nghĩa là: “Sự tinh
thông hoàn hảo như nhau hai ngôn ngữ, sự nắm vững hai ngôn ngữ được sử
dụng trong những điều kiện giao tiếp khác nhau, như ngôn ngữ mẹ đẻ và
ngôn ngữ văn học” [85, 248]. Tác giả cũng dẫn ra trong cuốn từ điển hai cách
định nghĩa khác. Cách thứ nhất, theo Phan Ngọc, hiện tượng song ngữ có
được khi “một người mà tiếng mẹ đẻ là A, nhờ biết ít nhiều một ngôn ngữ B
nên có thể trao đổi với một tộc người khác chỉ nói ngôn ngữ B. Nhờ biết được
hai ngôn ngữ như vậy cho nên anh ta được gọi là một người song ngữ và sự
13


giao tiếp của anh ta là sự giao tiếp song ngữ” [85, 249]. Cách thứ hai là của

tập thể các tác giả cuốn “Ngôn ngữ học: khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm”:
“Song ngữ (bilinguisme) là hiện tượng một người hay một nhóm người nắm
và sử dụng được hai hệ thống ngôn ngữ độc lập trong các mục đích giao tiếp
nhất định” [85, 249].
Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, song ngữ được định
nghĩa là “hiện tượng sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp” [84, 848].
Tác giả Hoàng Quốc trong luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học của mình cho
rằng “Khái niệm song ngữ, theo cách hiểu chung nhất, đó là hiện tượng một
người có thể biết và sử dụng hai hoặc trên hai ngôn ngữ trong quá trình giao
tiếp” [52, 16].
Tác giả Hoàng Tuệ định nghĩa: “Song ngữ hoặc tiếp xúc ngôn ngữ, là
hiện tượng có hai hay nhiều hơn hai ngôn ngữ được sử dụng trong xã hội”
[82, 55].
Trên đây là những định nghĩa về hiện tượng song ngữ ở cấp độ khái
quát nhất, hay còn gọi là hiện tượng song ngữ xã hội. Nhưng hiện nay song
ngữ không chỉ là một hiện tượng xã hội, mà còn là một hiện tượng tâm lí, bởi
tâm lí có tác động đến sự hình thành hệ thống ngôn ngữ khác nhau ở mỗi cá
nhân. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, hiện tượng này đã được nghiên cứu ở nhiều
khía cạnh như ngôn ngữ học lịch sử, xã hội – ngôn ngữ học, tâm lí ngôn ngữ
học, thần kinh – ngôn ngữ học, sư phạm – ngôn ngữ học. Song ngữ trong văn
học là một bộ phận của xã hội – ngôn ngữ học – lĩnh vực nghiên cứu sự tác
động của hiện tượng song ngữ đến văn hóa – xã hội và việc bảo tồn bản sắc
dân tộc. Việc cung cấp các định nghĩa ở cấp độ chung như trên sẽ mang đến
cái nhìn rộng trước khi đi vào một khái niệm hẹp hơn. Chúng tôi đang muốn
14


nói đến ở đây là khái niệm hiện tượng song ngữ trong văn học, cụ thể hơn
nữa, trong văn học trung đại Việt Nam.
1.1.2 Hiện tượng song ngữ trong văn học

Trước hết phải khẳng định rằng, hiện tượng song ngữ tuy không còn xa
lạ với giới nghiên cứu văn học nhưng không có nhiều người đưa ra một định
nghĩa cụ thể về khái niệm này. Trong số ít ỏi đó, theo khảo sát của chúng tôi,
hiện nay có thể hiểu “hiện tượng song ngữ” ở hai nghĩa rộng và hẹp.
Theo nghĩa rộng, “hiện tượng song ngữ” là hiện tượng trong một nền
văn học tồn tại hai (hoặc nhiều) thành phần được viết bằng những văn tự khác
nhau. Có thể thấy cách định nghĩa này ở các tác giả Đinh Thị Khang và Trần
Nho Thìn. Với cách hiểu rộng này, hiện tượng song ngữ là “việc văn học
trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm” [69, 121], “sự ra
đời của thơ văn chữ Nôm bên cạnh thơ văn chữ Hán” [66, 15]. Theo cách
định nghĩa này, các tác giả đã chú trọng vào văn tự - yếu tố quan trọng nhất
tạo nên hiện tượng song ngữ văn học. Tuy nhiên văn tự chỉ là một bộ phận
của ngôn ngữ nên khi nghiên cứu chúng tôi đặt ra yêu cầu cần đi sâu hơn vào
nội hàm khái niệm này.
Theo nghĩa hẹp, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng tính chất song
ngữ không chỉ thể hiện ở hai bộ phận văn học Hán và Nôm tách biệt mà còn
là “sự xâm nhập, pha trộn của văn Hán và Nôm” [56, 135]. Nghĩa là, ngay cả
trong một tác phẩm cụ thể được viết bằng chữ Hán hoặc Nôm cũng đã tồn tại
hiện tượng song ngữ.
Tựu chung lại, chúng tôi cho rằng hiện tượng song ngữ trong văn học,
với đúng tính chất là sự tồn tại song hành của hai loại ngôn ngữ, được hiểu
là hiện tượng văn học sử dụng hai loại văn tự và có sự kết hợp các yếu tố
thuộc về văn hóa, văn học, ngôn ngữ nảy sinh trong quá trình tiếp xúc ngôn
ngữ giữa hai quốc gia. Trong thời kì trung đại, sự tiếp xúc tiếng Hán và tiếng
15


Việt tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học với hai văn tự tương ứng là
chữ Hán và chữ Nôm. Chúng tôi không đồng nhất “song ngữ” và “đa ngữ”
như một số cách hiểu ở trên, bởi dựa vào cách hiểu đó sẽ khó phân biệt “hiện

tượng song ngữ” trong văn học trung đại với tiếng Hán, tiếng Việt và “hiện
tượng đa ngữ” trong văn học hiện đại (nửa đầu thế kỉ XIX) với sự giao thoa
của ba loại ngôn ngữ: tiếng Hán, tiếng Việt và tiếng Pháp.
1.1.3 Phân biệt song ngữ và song thể ngữ
Với ý kiến cho rằng sự tồn tại của Hán ngữ tại Việt Nam không phải là
hiện tượng “song ngữ đích thực” mà có thể gọi là “song thể ngữ” bởi “giới trí
thức phong kiến xưa kia nhìn chung chỉ đọc và viết bằng Hán ngữ” (chứ
không nghe, nói bằng Hán ngữ nên Hán ngữ không phải là khẩu ngữ ở Việt
Nam) và “chỉ có tầng lớp trí thức mới có thể đọc và viết bằng Hán ngữ” [35,
9], chúng tôi thiết nghĩ cần có sự biện giải vấn đề này.
Qua khảo sát của người viết, khái niệm “song thể ngữ” không được đề
cập đến trong các từ điển, ngay cả Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
(Nguyễn Như Ý). Chúng tôi chỉ tìm thấy một định nghĩa về khái niệm này
trong cuốn “Ngôn ngữ học: khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm”. Theo đó,
“Song thể ngữ (diglossie) là hiện tượng một thành viên hay nhóm người vốn
thuộc một tập thể ngôn ngữ nào đó lại có thể trở thành thành viên của một
tập thể ngôn ngữ khác vì có năng lực sử dụng đồng thời những hình thức tồn
tại khác nhau của một ngôn ngữ, kể cả trong tiếng mẹ đẻ lẫn trong ngôn ngữ
thứ hai” [81, 281]. “Hình thức tồn tại” của ngôn ngữ trong định nghĩa này là
ngôn ngữ văn học, phương ngữ, khẩu ngữ, tiếng lóng nghề nghiệp,... Như vậy
điều kiện để một người có thể được gọi là “song thể ngữ” là anh ta không chỉ
biết ngôn ngữ thứ hai qua sách vở mà phải có sự am hiểu các hình thức tồn tại
khác của ngôn ngữ đó, kể cả các hình thức chỉ có được khi anh ta thực sự
sống trong môi trường bản địa của ngôn ngữ đó (phương ngữ, khẩu ngữ, tiếng
16


lóng nghề nghiệp,...). Vì vậy mà người đó có thể trở thành thành viên của tập
thể ngôn ngữ thứ hai. Nói như vậy, những tác giả văn học trung đại không thể
coi là “song thể ngữ” bởi hai lí do. Thứ nhất, họ không có ý định trở thành

một thành viên của tập thể sử dụng tiếng Hán (Trung Quốc), và thứ hai, đa số
các tác gia trung đại chỉ học tập văn tự và ngôn ngữ văn học Trung Hoa chứ
không học cả phương ngữ, tiếng lóng,... Có thể nói, “song thể ngữ” là hiện
tượng chỉ có thể hiểu theo nghĩa rộng là trong giao tiếp xã hội chứ khó có thể
dùng trong văn học.
Mặt khác, cũng các tác giả trên đã định nghĩa: “Song ngữ (bilinguisme)
là hiện tượng một người hay một nhóm người nắm và sử dụng được hai hệ
thống ngôn ngữ độc lập trong các mục đích giao tiếp nhất định” [81, 282].
Định nghĩa cho thấy để tạo nên “song ngữ”, không bắt buộc cả một xã hội
phải nắm và sử dụng hai hệ thống ngôn ngữ mà chỉ cần “một người hay một
nhóm người”. Như vậy, việc chỉ có giới trí thức phong kiến mới có thể đọc,
viết tiếng Hán không ảnh hưởng đến việc gọi tên “hiện tượng song ngữ” trong
văn học trung đại. Bên cạnh đó, nếu đã giới hạn hiện tượng song ngữ trong
văn học (chứ không phải trong giao tiếp xã hội) thì có lẽ không cần thiết phải
đặt ra điều kiện tiếng Hán phải là khẩu ngữ ở Việt Nam.
1.2 Cơ sở lịch sử - xã hội, văn hoá của hiện tượng song ngữ
Hiện tượng song ngữ chỉ hình thành khi có sự tồn tại của hai ngôn ngữ
trong đời sống xã hội và đời sống văn học, vì vậy có thể nói rằng sự xuất hiện
của ngôn ngữ thứ hai bên cạnh ngôn ngữ bản địa là yếu tố tiên quyết của hiện
tượng này. Nếu không có ngôn ngữ thứ hai, không thể có song ngữ. Đặc biệt
thời trung đại nước ta không có văn tự riêng, phải dựa vào chữ Hán để kiến
tạo văn tự Nôm ghi âm tiếng Việt nên sự xuất hiện của tiếng Hán càng có vai
trò quan trọng.
17


Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Các cuộc
chiến tranh và sự phụ thuộc về chính trị là một trong những nguyên nhân đưa
ngôn ngữ thứ hai vào nước ta. Tiếng Hán vào Việt Nam theo bước chân quân
xâm lược ngay từ trước thời kì Bắc thuộc. “Quá trình tiếp xúc với nền văn

hóa Hán đã khởi đầu rất sớm từ thời kì Âu Lạc. Lịch sử nước nhà đã ghi lại
chiến công của nhân dân Âu Lạc đập tan cuộc xâm lược quy mô lớn của nhà
Tần (221 TCN) và cuộc xâm lược của Triệu Đà tiếp ngay sau đó” [3, 5]. Sau
đó, suốt một nghìn năm nước ta chịu sự đô hộ của các triều đại phong kiến
Trung Quốc, từ nhà Hán năm 111 TCN, nhà Ngô, nhà Lương và cho đến đầu
thế kỉ X, khi Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ và năm 938 Ngô Quyền đánh
tan quan Nam Hán, chính thức kết thúc giai đoạn đô hộ của phong kiến
phương Bắc. Trong thời gian đó, phong kiến phương Bắc chủ trương đồng
hóa dân tộc Việt bằng cách bắt dân ta học tiếng Hán, luật lệ, phong tục Hán,
thậm chí đưa người Hán sang sinh sống cùng dân ta để truyền bá văn hóa
Hán. Nhân dân ta luôn kiên quyết chống lại sự đồng hóa của Bắc quốc bằng
việc giữ gìn tiếng nói và phong tục của tổ tiên và đã làm thất bại âm mưu
thâm độc đó, nhưng nền văn hóa Hán nói chung, nền ngôn ngữ văn tự Hán
nói riêng đã có một ảnh hưởng nhất định đến đời sống ở Giao Châu. Ngay cả
khi đã giành được độc lập, trong sáu thế kỉ thịnh đạt của nhà nước Đại Việt
(X-XV), quân ta đã hai lần phá Tống, ba lần bình Nguyên Mông, rồi chiến
thắng 29 vạn quân Thanh vào cuối thế kỉ XVIII. Không thể nói thời kì này
tiếng Hán không có ảnh hưởng đến đời sống dân tộc, đặc biệt trong hai mươi
năm đầu thế kỉ XV khi nhà Minh đô hộ nước ta.
Nhu cầu về văn hóa là nguyên nhân thúc đẩy sự xâm nhập mạnh mẽ
của văn hóa Hán vào Việt Nam. Nhưng có thể nói rằng người Việt từ xa xưa
đã ý thức rất rõ ranh giới giữa tiếp thu văn hóa Hán và âm mưu đồng hóa của
người Hán. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng Hán Việt không xuất hiện trong
18


suốt nghìn năm Bắc thuộc mà lại hình thành ở thời kì tự chủ và được củng cố
ở thời kì độc lập. Đó cũng là lí do tại sao người Việt vay mượn văn hóa Trung
Quốc chủ yếu không phải ở thời kì Bắc thuộc mà ở thời kì độc lập, tự chủ.
Bởi lúc này sự vay mượn ngôn ngữ không còn chịu sự ràng buộc về chính trị.

Bên cạnh đó, giai cấp thống trị chủ trương xây dựng nhà nước phong kiến tập
quyền không thể không tiếp thu Nho giáo, mà muốn học theo Nho giáo không
còn con đường nào khác là phải thông qua ngôn ngữ Hán. Chỉ có điều, khác
với giai đoạn trước, lúc này chúng ta chủ động vay mượn văn hóa, và “khi
ngôn ngữ chuyển từ chỗ là công cụ sinh hoạt sang công cụ điều hành chính
trị, tổ chức xã hội, củng cố chính quyền, lúc đó hiện tượng song ngữ có chiều
hướng thu hẹp về chiều rộng nhưng đi hẳn vào chiều sâu” [48, 29]. Phải
chăng hệ quả của chiều hướng “đi hẳn vào chiều sâu” đó chính là sự ra đời
của chữ Nôm?
Sự ra đời của chữ Nôm đã chính thức xóa bỏ sự độc quyền của chữ
Hán, tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, tuy rằng
phải mất một thời gian khá lâu kể từ khi ra đời, chữ Nôm mới thực hiện được
sứ mệnh này. Có nhiều giả thuyết về thời điểm ra đời của chữ Nôm. Theo một
số nhà nghiên cứu, chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp (thế kỉ II). Sĩ Vương thấy
hạn chế của chữ Hán là không phải bao giờ cũng dịch được chữ Hán sang
tiếng ta và ngược lại nên đã dũng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt. Nhiều người
lại căn cứ vào hai chữ “Bố Cái” trong danh hiệu “Bố Cái đại vương” mà nhân
dân dùng để suy tôn Phùng Hưng vào cuối thế kỉ VIII để xác định thời điểm xuất
hiện chữ Nôm. Tuy nhiên các giả thuyết ấy đều được viết trong tài liệu đời sau
nên e rằng còn nhiều tồn nghi. Chúng tôi cho rằng dù giả thuyết trên đúng thì có
thể coi đó là một sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, sự manh nha chứ chưa thể coi là
thời điểm xuất hiện một hệ thống chữ Nôm khá hoàn chỉnh bởi điều đó chỉ có
thể thực hiện khi đất nước ta đã hoàn toàn tự chủ, không còn phụ thuộc vào
19


phương Bắc. Sự tự chủ về chủ quyền dân tộc mới kéo theo sự tự chủ về văn tự.
Do đó chúng tôi cho rằng thời điểm chữ Nôm ra đời và phát triển thành hệ thống
phải đến cuối thế kỉ XI. Theo nhiều tài liệu, những chữ Nôm đầu tiên xuất hiện
trên chuông chùa Vân Bản – Đồ Sơn có niên đại năm 1076, mà thời điểm có văn

học Nôm được cho rằng phải đến cuối thế kỉ XIII với tác giả cụ thể là Hàn
Thuyên. “Hàn Thuyên là người đầu tiên làm thơ tiếng Việt theo luật Đường”
[13, 51]. Như vậy, nếu không tính giai đoạn chuẩn bị để có những chữ Nôm đầu
tiên vào năm 1076, phải mất khoảng hai thế kỉ, chữ Nôm mới chính thức được
sử dụng để sáng tác thơ văn.
Yếu tố địa lí cũng là một trong những nguyên nhân của hiện tượng song
ngữ. Sự gần nhau về vị trí địa lí dễ dẫn đến sự tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ
giữa các dân tộc trong một quốc gia hay giữa các quốc gia láng giềng. Yếu tố
này có ảnh hưởng đến song ngữ xã hội, đặc biệt là ở những vùng biên giới,
còn tác động đến ngôn ngữ văn học yếu hơn các nguyên nhân trên nên luận
văn chỉ dừng lại ở việc nêu lên mà không tường giải.
1.3 Đôi nét về văn học chữ Hán
Sáng tạo ra chữ viết là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất của loài
người. Chữ Hán được ra đời từ một trong những cái nôi văn minh nhân loại,
là một trong ba loại chữ viết độc lập, không liên quan đến một truyền thống
văn tự nào khác, bên cạnh văn tự cổ Ai Cập ở lưu vực sông Nin và văn tự
Mai-a ở vùng Trung Mĩ. Các loại chữ sau này đều được sáng tạo dựa trên sự
vay mượn, mô phỏng ba loại chữ đó. Chữ Hán là thành tựu của chế độ phong
kiến Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam theo con đường xâm lược.
Người Việt học tiếng Hán từ thời Bắc thuộc, và đến thời độc lập thì đã nắm
vững và sử dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội. Các triều đại phong kiến Việt
Nam đã lựa chọn chữ Hán là chữ viết chính thức của quốc gia, được dùng
trong thi cử, lựa chọn người tài giúp nước. Nội dung thi cử lại là sách vở kinh
20


điển Nho giáo nên tầng lớp trí thức phong kiến đã chịu ảnh hưởng lớn quan
niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mĩ và cả thi pháp văn học Trung Hoa. Văn
học chữ Hán nói chung có một số đặc điểm như sau.
Một hệ thống thể loại rộng và phong phú. Có hai lí do dẫn đến điều

này. Thứ nhất, chữ Hán là chữ viết chính thức của triều đình phong kiến, được
sử dụng trong mọi lĩnh vực, từ ghi chép, soạn thảo giấy tờ, thư tịch đến sáng
tác văn học. Thứ hai, do quan niệm văn sử triết bất phân thời trung đại mà tất
cả các văn bản chức năng hành chính như chiếu biếu, hịch, cáo, tấu,..., chức
năng lễ nghi, tôn giáo hay sử kí, triết học, địa lí đều thuộc văn học.
Xuất phát từ quan niệm “văn dĩ tải đạo”, văn học chữ Hán có chức
năng giáo huấn. Người xưa dùng văn học như một công cụ để truyền bá tư
tưởng đạo đức, răn dạy, giáo hóa. Cũng chính vì vậy văn học hướng đến
những vấn đề chung, có tính chất lớn lao của dân tộc mà xem nhẹ bản ngã cá
nhân. Nếu thể hiện tình cảm cá nhân, thì dòng riêng đó phải nằm trong mạch
nguồn chung của thời đại. Dễ thấy các nhà thơ say sưa ca ngợi tình yêu quê
hương đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, bộc bạch khát vọng lưu danh
với đời, tư tưởng trung quân ái quốc,... mà mấy ai để lòng vương vấn tình
riêng hay thương xót một mảnh đời đau khổ như các nhà thơ giai đoạn sau.
Tiếp thu nền văn học từ chương Trung Hoa cổ, văn học chữ Hán có
tính chất bác học cao quý và tính quy phạm chặt chẽ. Quan niệm thời hoàng
kim thuộc về quá khứ, cái đẹp thuộc về khuôn mẫu của tiền nhân, các nhà văn
trung đại học theo lối viết sùng cổ, tôn sùng những quy ước điển phạm có tính
khuôn mẫu. Từ đề tài, thi liệu, thể loại, hay lối “tầm chương trích cú” cũng là
sự kế thừa từ cổ nhân. Cổ nhân coi cái đẹp là cái cao cả, tao nhã chứ không
phải cái bình dị, dân dã. Văn chương luôn hướng đến cái đẹp của thiên nhiên,
lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người, nhưng không phải cái
gì thuộc thiên nhiên cũng là đẹp. Cái đẹp cao quý chỉ có ở phong, hoa, tuyết,
21


nguyệt, sơn thủy hữu tình. Những bè rau muống, luống mồng tơi, bèo, cỏ,
những con ốc, quả mít vào thơ chính là sự phá cách trong quan niệm cái đẹp
của Nguyễn Trãi hay Hồ Xuân Hương.
1.4 Đôi nét về văn học chữ Nôm

Chữ Nôm ra đời như một điều tất yếu và có ý nghĩa lớn trong quá trình
phát triển quốc gia Đại Việt độc lập. “Sự xuất hiện của văn tự không chỉ là
một cái mốc ghi nhận một bước phát triển mới trên con đường tiến lên của
văn minh mà lại còn là một cái mốc có thể ghi nhận cả sự trưởng thành của ý
thức quốc gia, của tinh thần tự cường dân tộc” [5, 18]. Bên cạnh đó, mặc dù
chữ Hán đã có lịch sử hàng nghìn năm (chữ Hán được sáng tạo vào đời
Thương, khoảng năm 1500 TCN), đã đạt đến độ chuẩn mực, song nhu cầu về
một thứ chữ viết ghi âm tiếng mẹ đẻ, ghi được tên núi, tên sông, tên làng tên
xóm hay những sản vật riêng biệt của quê hương là nhu cầu thiết yếu của mỗi
con người. Chữ Nôm đã khắc phục được hạn chế của chữ Hán khi vào Việt
Nam, đó là không ghi lại được tất cả các âm tiết độc đáo của vùng đất phương
Nam. Chính bởi được viết bằng văn tự dân tộc nên văn học chữ Nôm có tính
giản dị, đời thường như chính tâm hồn mộc mạc, chân chất của người dân đất
Việt. Văn học quan tâm trực tiếp đến đời sống cá nhân của con người nên
không phải nói quá khi cho rằng văn học chữ Nôm phát triển song hành cùng
sự phát triển ý thức cá nhân của con người trung đại. Khi văn học chữ Nôm
đạt đến đỉnh cao cũng là lúc ý thức cá nhân được giải phóng khỏi sự kiềm tỏa
của những hàng rào quan niệm phong kiến kiên cố để vươn đến chủ nghĩa
nhân đạo. Văn học phản ánh tâm tư, khát vọng của cá nhân, dám lên tiếng bảo
vệ quyền cá nhân và lên án gay gắt sự suy thoái của chế độ phong kiến, đó là
nền văn học tiến bộ, vì con người. Về đề tài, thi liệu, văn học chữ Nôm một
mặt vẫn bị ảnh hưởng từ văn học chữ Hán, nhưng mặt khác đã có những sáng
22


tạo mới. Đề tài được mở rộng khi đề cập đến cả những cây, con, sản vật thuần
túy “hương đồng gió nội”, không được liệt vào hàng cao quý theo quan niệm
của tiền nhân. Thể loại của văn học chữ Nôm bao gồm cả thể loại ngoại nhập
(thơ Đường luật, phú, văn tế,...) lẫn những thể loại nội sinh (lục bát, song thất
lục bát, hát nói, ngâm khúc, truyện thơ,...). Nếu như văn học chữ Hán ưa trích

dẫn điển tích, điển cố, những ý thơ hay của thơ ca kinh điển thì văn học chữ
Nôm lại tiếp thu vốn thi liệu từ văn học dân gian.
Đặc biệt, do không được nhà nước phong kiến thừa nhận là chữ viết
chính thống nên chữ Nômhầu nhưkhông được sử dụng trong các thể hành
chính, chính luận mà chỉ được một bộ phận trí thức dùng để sáng tác văn học
nghệ thuật. Chỉ đến thời Quang Trung chữ Nôm mới được đề cao và được
dùng trong các thể loại mang tính chính trị, được viết về những nội dung lớn
lao, truyền bá tư tưởng của tầng lớp trên trong xã hội. Tuy nhiên, văn học chữ
Nôm rất phong phú về chức năng. Ngoài những chức năng tiếp thu từ văn học
chữ Hán như chức năng giáo dục, chức năng biểu hiện (ngâm vịnh, tỏ lòng),
văn học chữ Nôm còn có chức năng giải trí, trào phúng. Điều này đã lấp đầy
những khoảng trống khiếm khuyết mà văn học chữ Hán tạo ra.
1.5 Mối quan hệ giữa văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
Hai thành phần của dòng văn học viết tuy có sự khác nhau về một số
phương diện đối tượng phản ánh hay phương thức nghệ thuật nhưng không
nên coi trọng thành phần này mà xem nhẹ thành phần kia bởi chúng có mối
quan hệ tương hỗ làm nên diện mạo đa dạng nhưng thống nhất của một thời kì
văn học kéo dài cả chục thế kỉ. Sự phát triển song hành của hai thành phần
văn học vừa cho thấy gương mặt chung khi tiếp nhận văn hóa ngoại lai vừa
làm nên bản sắc riêng của văn học Việt Nam. Đó cũng là quy luật kế thừa tinh
23


hoa văn hóa nhân loại nhưng không làm tiêu biến những giá trị riêng của dân
tộc là hòa nhập nhưng không hòa tan.
Nếu văn học chữ Hán nhiều hơn văn học chữ Nôm về số lượng thì văn
học chữ Nôm lại đóng góp nhiều tác phẩm xuất sắc hơn, thậm chí được đánh
giá là kiệt tác của mọi thời đại. Thành phần nào cũng đạt được những thành
tựu có giá trị riêng nhưng nhìn chung đều nằm trong mạch nguồn là phản ánh
truyền thống yêu nước của dân tộc. Tinh thần yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên

suốt nền văn học, từ những truyền thuyết, những khan sử thi được kể truyền
miệng cho đến những trường ca của thời hiện đại. Yêu nước không chỉ được
bộc lộ trực tiếp khi có ngoại xâm (thể hiện rõ hơn ở văn học chữ Hán) mà còn
thể hiện ở sự trân trọng bản sắc riêng của dân tộc, gìn giữ tiếng nói, và cả
những suy nghĩ, tâm lí của con người thời quá khứ (thể hiện ở văn học chữ
Nôm). Đọc ca dao, tục ngữ, ta thêm yêu tiếng Việt, yêu sự mộc mạc chân
thành của người Việt Nam, đó chẳng phải tình là yêu nước xuất phát từ tình
yêu với những điều bình dị, thân thuộc hay sao?
Mặt khác, cùng phát sinh, phát triển trong xã hội phong kiến nên hai
thành phần văn học dù ít dù nhiều cũng đều chịu ảnh hưởng từ ý thức hệ của
chế độ đó. Hệ quả là “giữa hai bộ phận của dòng văn học viết đã có sự thống
nhất trên những yếu tố căn bản về thế giới quan, về quan niệm thẩm mĩ, quan
niệm về phương pháp sáng tác, cấu trúc thi pháp... và cả thể loại văn học”
[58, 15]. Đối với các tác giả sáng tác song ngữ nói riêng, hai thành phần văn
học cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện đầy đủ, hoàn chỉnh tư
tưởng thẩm mĩ của tác giả.
Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm có sự gắn bó mật thiết, tác động
qua lại lẫn nhau. Văn học chữ Hán có sự ảnh hưởng và chi phối văn học chữ
Nôm ở nhiều phương diện nhưng văn học chữ Nôm cũng có sự tác động trở
24


lại, cho dù không thực sự mạnh mẽ. Chúng có quan hệ tương hỗ không thể
tách rời. Nếu coi văn học trung đại là một cây đại thụ thì hai thành phần là hai
cành đâm về hai hướng, tỏa ra nhiều nhánh nhỏ nhưng cuối cùng đều tụ lại để
làm nên bóng mát của một thời kì văn học viết.
2.Đến thực tiễn
2.1 Hiện tượng song ngữ trong văn học các nước “đồng văn”
Trong quá trình phát triển văn minh nhân loại, dễ nhận thấy có hiện
tượng dùng chung văn tự giữa các nước trong cùng khu vực. Văn tự đó là

thành tựu của một nước, nhưng trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa, các
nước lân cận bắt buộc phải vượt qua rào cản về ngôn ngữ. Vì vậy họ mượn
văn tự của nước có nền văn minh lâu đời để làm văn tự chính thức trong các
hoạt động chính trị, xã hội. Đó là hiện tượng các nước khu vực Tây Âu dùng
chung tiếng Latinh, các nước khu vực Trung Á, Tiểu Á, Bắc Phi với tiếng Ả
Rập, hay khu vực Đông Á (các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt
Nam) dùng chung văn tự Hán. Việc vay mượn văn tự tất yếu dẫn đến hiện
tượng song ngữ trong đời sống và trong văn học các nước lệ thuộc. Để hiểu
hơn về hiện tượng song ngữ thời trung đại ở Việt Nam, cần phải biết đến sự
vận dụng và sáng tạo chữ Hán ở hai nước đồng văn với Việt Nam là Triều
Tiên và Nhật Bản.
2.2.1 Triều Tiên
Giống như ở Việt Nam, chữ Hán được du nhập vào Triều Tiên từ rất sớm,
khoảng thế kỉ I TCN. Hoàn cảnh lịch sử của việc du nhập và thái độ ứng xử đối
với chữ Hán ở hai nước cũng giống nhau bởi đều là hệ quả của các cuộc chiến
tranh xâm lược nhưng sau đó được tiếp nhận làm văn tự chính thức.
“Vào giữa thế kỉ VIII dưới triều Shila, người Hàn mà đầu tiên là
Solchong đã sáng tạo ra một loại chữ viết cho tiếng Hàn gọi là Idu, tương tự
25


×