Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quản lý du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------

HOÀNG THỊ THU PHƢƠNG

QUẢN LÝ DU LỊCH
TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------

HOÀNG THỊ THU PHƢƠNG

QUẢN LÝ DU LỊCH
TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN CHIẾN
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHÙ TỊCH HỘI
ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trin
̀ h nghiên cƣ́u th ực sự của bản
thân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Lê Văn Chiến. Các số
liê ̣u, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này trung thực và
chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học đƣợc hoàn thành tại Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Có đƣợc luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất đến khoa Kinh tế chính trị, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội; TS. Lê Văn Chiến, ngƣời thầy kính mến đã trực tiếp hƣớng
dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá
trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Quản lý du lịch tại Khu di tích
lịch sử Đền Hùng”.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho bản
thân tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin gửi tới Ban lãnh đạo, cán bộ, công chức Khu di tích lịch sử Đền Hùng lời
cảm ơn chân thành nhất vì đã động viên, hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi

giúp đỡ tác giả thu nhập số liệu cũng nhƣ những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên
quan đến đề tài.
Xin cảm ơn bố mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh, cổ vũ và động viên tôi
những lúc khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC

Danh sách các từ viết tắt .............................................................................................i
Danh sách bảng biểu .................................................................................................. ii
Danh sách sơ đồ ........................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH .................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. .....................................................................5
1.2. Lý luận chung về du lịch và quản lý du lịch. ...................................................9
1.2.1. Một số khái niệm về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. ..................9
1.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch ...............................................................16
1.2.3 Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử. .........................................21
1.2.4. Kinh nghiệm quản lý du lịch của một số nước trên thế giới và một số địa
phương ở Việt Nam. ..........................................................................................24
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ................................31
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................31
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................31
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn.........................................................................32
2.1.3. Phương pháp chuyên gia, hội thảo. ........................................................36
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ..................................................37
2.3. Các công cụ, phƣơng pháp phân tích .............................................................37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH .........................38

TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG ............................................................38
3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Phú Thọ ............................................38
3.1.2. Vài nét về khu di tích lịch sử Đền Hùng .................................................39
3.2. Tổ chức quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng ..............................................44
3.3. Thực trạng công tác quản lý du lịch tại Di tích lịch sử Đền Hùng ................45


3.3.1. Quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng qua các thời kỳ...........................45
3.3.2. Thực trạng quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng hiện nay ..................48
3.3.3. Thực hiện Quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ............................55
3.4. Một số kết quả và hạn chế .............................................................................57
3.4.1. Một số kết quả ........................................................................................57
3.4.2. Một số hạn chế ........................................................................................63
CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH TẠI
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG ....................................................................67
4.1. Quan điểm, mục tiêu ......................................................................................67
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử
Đền Hùng ..............................................................................................................68
4.2.1.Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .....................................................68
4.2.2. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư ................................................72
4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực .......................................74
4.2.4. Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ ................................75
4.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý. .......................................................76
4.2.6. Nhóm giải pháp về xúc tiến quảng bá. ...................................................79
KẾT LUẬN ...............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................85
PHỤ LỤC



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

1

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

DV - DL

Dịch vụ du lịch

4

GTGT


Giá trị gia tăng

5

KH - CN

Khoa học và công nghệ

6

LHQ

Liên hiệp quốc

7



Trung ƣơng

8

UBND

Ủy ban nhân dân

9

VHTT


Văn hóa thể thao

10

VHTT - DL

Văn hóa thể thao và du lịch

i


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Nội dung

Trang

STT

Bảng

1

Bảng 2.1

2

Bảng 2.2

Kết quả điều tra về kết cấu nghề nghiệp của khách du lịch


34

3

Bảng 2.3

Kết quả điều tra kết cấu nơi đến của khách du lịch

35

4

Bảng 3.1

Nguồn nhân lực tại Khu DTLS Đền Hùng

49

5

Bảng 3.2

Số lƣợng khách và nguồn thu tại Đền Hùng

58

6

Bảng 3.3


Kết quả thu sự nghiệp tại Đền Hùng

58

7

Bảng 3.4

Ý kiến của khách du lịch về thăm Đền Hùng

59

8

Bảng 3.5

Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ tại Đền Hùng

60

9

Bảng 3.6

Thống kê cơ sở dữ liệu

62

10


Bảng 3.7

Kết quả đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng

63

Kết quả điều tra về kết cấu tuổi và giới tính của
khách du lịch

ii

33


DANH SÁCH SƠ ĐỒ

STT
1

Sơ đồ
Sơ đồ 3.1

Nội dung
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý khu di tích lịch sử
Đền Hùng

iii

Trang

49


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn
hóa - xã hội của con ngƣời trên khắp thế giới. Hoạt động du lịch đã trở thành một
ngành kinh tế phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế
của nhiều quốc gia.Những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lƣợng
khách quốc tế đến cũng nhƣ khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt
Nam ngày càng đƣợc biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nƣớc
đƣợc bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế cũng nhƣ đang ngày càng
nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội. Phát triển du lịch không những mang lại
hiệu quả kinh tế cho bản thân ngành du lịch mà còn là động lực thúc đẩy sự phát
triển của các ngành kinh tế xã hội của đất nƣớc. Mục đích của phát triển du lịch
không chỉ vì lợi nhuận kinh tế mà điều quan trọng là du lịch đã trực tiếp góp phần
nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia, hình ảnh về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam đối
với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, là vùng đất cổ; Vùng hợp lƣu của ba dòng
sông lớn: Sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Là trung tâm sinh sống của ngƣời Việt
cổ, nơi các vua Hùng chọn làm đất đóng đô, kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên
của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ gắn liền với quá
trình hình thành và phát triển, quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Tại đây
còn tồn tại và lƣu giữ nhiều di tích có giá trị nhân văn sâu sắc nhƣ: Khu di tích lịch
sử Đền Hùng, với tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ đƣợc UNESCO
vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012; Hát Xoan,
đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần
phải bảo vệ khẩn cấp năm 2011...
Trong những năm gần đây, lƣợng khách tham quan và lƣu trú đến với Phú

Thọ có mức tăng trƣởng cao, số lƣợng các doanh nghiệp du lịch ngày càng phát
triển, doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên đáng kể… Tuy vậy, du lịch

1


Phú Thọ vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với các điều kiện và tiềm năng vốn có, sự
phát triển nhìn chung còn mang tính tự phát, manh mún. Trƣớc xu thế hội nhập
quốc tế mạnh mẽ của đất nƣớc cũng nhƣ thực tiễn của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ,
đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ và chuyên nghiệp các sản phẩm dịch vụ du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc.
Để đáp ứng các nhu cầu trên cần phải xây dựng các khu du lịch với nhiều loại hình
đa dạng, phong phú phục vụ khách tham quan du lịch là hết sức cần thiết.
Đền Hùng là di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, nơi thờ tự các Vua Hùng
đã có công dựng nƣớc. Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, hàng năm đón tiếp hàng
triệu lƣợt đồng bào, du khách trong và ngoài nƣớc về thăm viếng, tri ân công đức
các Vua Hùng. Là một trung tâm du lịch văn hóa lớn của cả nƣớc, Khu di tích lịch
sử đặc biệt Đền Hùng không chỉ thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch lớn mà còn nhận
đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh tế và nhà quản lý. "Giáo trình
kinh tế du lịch" tác giả GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh Hòa, Trƣờng
Đại Học Kinh tế Quốc dân (2006); "Phát triển và quản lý nhà nƣớc về kinh tế dịch
vụ" tác giả Bùi Tiến Quý (2005)... là những ví dụ tiêu biểu. Tuy nhiên, những công
trình nghiên cứu nêu trên có đề cập tới vấn đề du lịch và phát triển hoạt động du
lịch nói chung hoặc đề cập trên một khía cạnh cụ thể nào đó của Đền Hùng mà chƣa
nghiên cứu sâu về công tác quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội của nhân
dân cả nƣớc và khách du lịch nƣớc ngoài, giúp cho du khách hiểu đƣợc giá trị lịch
sử văn hóa của vùng đất linh thiêng Đền Hùng, hiểu đƣợc quá trình dựng nƣớc và
giữ nƣớc của Tổ tiên, hiểu đƣợc giá trị thiêng liêng của nghĩa “đồng bào” v.v…cần
phải có quá trình nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý du lịch đối với Khu di tích

lịch sử đặc biệt này. Từ đó, đƣa ra những giải pháp phù hợp nhất nhằm phát triển
Khu di tích Đền Hùng một cách bền vững. Với những lý do trên đề tài “Quản lý du
lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng” đƣợc tác giả chọn làm luận văn của mình với
hy vọng góp phần vào việc tìm ra giải pháp quản lý, khai thác đƣợc các tiềm năng
du lịch tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, nhằm đƣa kinh tế du lịch của

2


tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển, giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho nhiều lao
động và nâng cao đời sống của nhân dân các xã vùng ven di tích Đền Hùng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn hƣớng tới những mục tiêu cụ thể sau:
- Góp phần xây dựng khung lý thuyết và thực tiễn về du lịch và quản lý du lịch tại
các khu di tích lịch sử, văn hóa nhằm phát triển du lịch tại Đền Hùng tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số bài học kinh nghiệm trong và ngoài
nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý du lịch tại Khu di tích
lịch sử Đền Hùng.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý du lịch của Ban lãnh đạo đối
với quy hoạch phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của du khách đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung trả lời cho một số câu hỏi nghiên cứu sau:
Quản lý du lịch là gì? Tại sao phải quản lý du lịch tại khu di tích lịch sử Đền
Hùng? Tình hình quản lý du lịch trong thời gian qua nhƣ thế nào và những yếu tố
nào ảnh hƣởng đến việc quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng? Hoàn
thiện quản lý du lịch thời gian tới cần thực hiện những giải pháp nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu đề tài là công tác quản lý du lịch của Ban lãnh đạo Khu
di tích trên địa bàn đặt trong tổng thể vấn đề quản lý du lịch.
Chủ thể quản lý là Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Đây là đơn vị sự nghiệp có
thu trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các hoạt động quản lý du lịch của tỉnh nhằm phát triển du
lịch trên địa bàn Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ.

3


- Về thời gian: sử dụng các số liệu thống kê và tài liệu nghiên cứu trong phạm
vi 4 năm, từ năm 2011-2014 và đề ra các giải pháp trong thời gian tới.
- Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chiến lƣợc, quy hoạch quản lý du
lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Pháp luật có liên quan đến hoạt động du lịch;
các chính sách quản lý du lịch; Điều kiện để quản lý du lịch; Xây dựng cơ sở hạ
tầng cho quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ.
5. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận, thực tiễn về công tác quản lý
du lịch của Ban lãnh đạo tại khu di tích lịch sử Đền Hùng.
- Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền
Hùng, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân, góp phần cung cấp
cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện công tác quản lý du lịch trên địa bàn Khu di tích.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý du lịch, nâng
cao ý thức chấp hành luật du lịch.
- Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá
nhân trong việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung và du
lịch Phú Thọ nói riêng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

văn gồm 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về công tác quản
lý du lịch.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu luận văn.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý du lịch tại Khu di tích lịch
sử Đền Hùng.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Nhƣ đã trình bày trong phần giới thiệu, Khu di tích lịch sử đặc biệt Đền Hùng
không chỉ thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch lớn mà còn nhận đƣợc sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh tế và nhà quản lý. Nhiều bài viết, bài nghiên cứu,
luận văn, luận án đã nghiên cứu Khu di tích lịch sử này với các cách tiếp cận khác
nhau. Trong đó có thể nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu sau đây:
Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2003), "Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong tiến
trình lịch sử dân tộc", luận án Tiến sĩ lịch sử, Trung tâm khoa học xã hội và nhân
văn quốc gia thuộc Bộ giáo dục và đào tạo. Luận án nêu lên không gian văn hóa xã hội vùng Đền Hùng từ thuở chƣa có Đền Hùng, hình thái kiến trúc và tín ngƣỡng
buổi đầu ở Đền Hùng, sự xuất hiện và phát triển của Đền Hùng trong các thế kỷ từ
XV – XIX. Khu di tích Đền Hùng ở thế kỷ XX. Đền Hùng là tiêu điểm, là cơ sở vật
chất chủ yếu để thể hiện, biểu đạt loại hình và hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần
đặc sắc và độc đáo ấy. Ngày nay chúng ta thấy chủ đề, và cả các cấu trúc thờ Hùng
Vƣơng đang có ở nhiều nơi trên toàn đất nƣớc, nhƣng Đền Hùng (Phú thọ) luôn
đƣợc coi là nơi duy nhất thờ phụng Vua Hùng của cả nƣớc, trong cả một quá trình
lịch sử lâu dài.

Nhiều tác giả (2005), “Lễ hội truyền thống vùng Đất tổ”, Sở văn hóa thông tin
Phú Thọ, Hội văn nghệ dân gian. Mảnh đất Phú thọ là nơi sinh tụ và phát triển của
dân tộc Việt Nam. Qua hàng ngàn năm lịch sử đã chứa đựng những di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và quý giá, đã phản ánh khá chân thực
cuộc sống vƣơn lên khắc phục đấu tranh kiên cƣờng chống giặc ngoại xâm của ông
cha ta bảo vệ bờ cõi, giang sơn, gấm vóc cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Các hoạt
động lễ hội các trò diễn dân gian gắn kết chặt chẽ với tâm linh tín ngƣỡng dân gian

5


của các thế hệ cƣ dân Lạc Việt đối với các bậc tiền bối đã có công “khai thiên, lập
địa” mở làng, lập nƣớc.
Dƣơng Văn Sáu (2004), “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch”, đã
nghiên cứu tổng quan về lễ hội Việt Nam, các loại hình lễ hội trong sự phát triển du
lịch (cụ thể nhƣ đặc điểm, tính chất, các hoạt động diễn ra và tác động của lễ hội
đến du lịch). Trong đó tác giả cũng lấy lễ hội Đền Hùng và một số lễ hội trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ làm đối tƣợng nghiên cứu.
Luận văn “Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ
hiện nay”. Phú Thọ là vùng đất Tổ giàu truyền thống lịch sử văn hóa, là trung tâm
sinh tụ của ngƣời việt cổ, nơi ra đời của nhà nƣớc Văn Lang và kinh đô Văn Lang,
kinh đô đầu tiên của nƣớc Việt Nam. Hiện nay, tỉnh Phú thọ có đậm đặc các di tích
của ngƣời Việt cổ và di tích thời Hùng Vƣơng dựng nƣớc với hàng trăm lễ hội
truyền thống và kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Từ sự đặc sắc của lễ hội
truyền thống trên đất Phú Thọ, Đại hội tỉnh Đảng bộ Phú Thọ lần thứ 26 đã xây
dựng phát huy thế mạnh dịch vụ, du lịch từng bƣớc đƣa du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn.
Lê Tƣợng – Phạm Hoàng Oanh (2014), “Đền Hùng di tích lịch sử văn hóa đặc
biệt quốc gia”. Cuốn sách này tác giả đã giới thiệu về Đền Hùng - Di tích lịch sử
văn hóa đặc biệt quốc gia, là nơi thờ tự các Vua Hùng có công dựng nƣớc - Tổ tiên

chung của cộng động dân tộc Việt Nam. Đã là ngƣời Việt Nam, ai cũng mong ƣớc
đƣợc một lần hành hƣơng về đất Tổ, nhƣng không phải ai cũng có điều kiện để thực
hiện đƣợc mong ƣớc của mình. Vì vậy qua các thƣ tịch cổ, qua các công trình
nghiên cứu, qua các ấn phẩm văn hóa, các phƣơng tiện thông tin đại chúng v.v…có
thể giúp cho đồng bào hiểu thêm về di tích lịch sử Đền Hùng và “tín ngƣỡng thờ
cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ” đã đƣợc Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại. Cuốn sách này có thể giúp ích cho việc tìm hiểu ấy. Và
cũng một phần giúp ích cho tác giả luận văn có thể hiểu biết sâu sắc và toàn diện
hơn về lịch sử, kiến trúc, tín ngƣỡng ở Đền Hùng.

6


Bùi Quốc Huy (2014), “Quản lý của chính quyền tỉnh Phú Thọ nhằm phát
triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng”, luận văn thạc sỹ. Trong luận văn
này cũng nêu lên đƣợc sự quản lý của lãnh đạo cấp Tỉnh đối với Đền Hùng. Sự phát
triển du lịch của cả tỉnh Phú Thọ mà chƣa nói đƣợc vấn đề quản lý du lịch tại Khu
di tích lịch sử Đền Hùng.
Lê Tƣợng - Phạm Hoàng Oanh (2014), “Truyền thuyết về thời đại Hùng
Vương”. Đây là một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, nó phản ánh về
nguồn gốc dân tộc, về truyền thuyết đoàn kết để đấu tranh chống thiên tai, lao động
và chinh phục thiên nhiên, về tình yêu quê hƣơng v.v…trong thời kỳ dựng nƣớc và
giữ nƣớc đầu tiên của dân tộc ta. Cuốn sách nhằm góp phần giữ gìn và giới thiệu đến
đông đảo đồng bào khi hành hƣơng về Đền Hùng có thể hiểu thêm những giá trị văn
hóa dân gian của ông cha để lại. Tham khảo cuốn sách này để tác giả luận văn hiểu
thêm về từng ngôi đền và mỗi câu chuyện truyền thuyết lại gắn với những ngôi đền
tại Khu di tích. Nhƣng cuốn sách không nên lên đƣợc vấn đề quản lý du lịch tại đây.
Báo tin tức (2015), “Tích cực quản lý, tổ chức lễ hội Đền Hùng”. Trong bài
báo này ông Lƣu Quang Huy, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết,
hiện nay tình trạng cờ bạc, đốt đồ mã, thắp hƣơng bừa bãi, gài giắt tiền, đổi tiền

mệnh giá nhỏ ăn chênh lệch mất vệ sinh môi trƣờng tại khu di tích hầu nhƣ không
xảy ra. Đối với những du khách trót mang nhiều vàng, mã đến lễ hội, Ban quản lý
vận động ngƣời dân cất giữ hoặc đem đốt nơi quy định, không mang lên các đền
làm lễ. Qua bài báo thấy đƣợc ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng đã phối hợp
với các ngành công an, quản lý thị trƣờng, thanh tra văn hóa, thanh tra ngân hàng
tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất ở các địa điểm trƣớc kia thƣờng diễn ra dịch vụ
đổi tiền lẻ hƣởng chênh lệch. Trong bài báo này cũng nêu đƣợc việc quản lý của
chính quyền trong việc bảo vệ di sản, để việc bảo tồn Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng
Vƣơng trở thành hình mẫu trong công tác quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa
truyền thống. Bài báo chƣa nêu lên đƣợc bộ máy tổ chức của Ban quản lý để duy trì
tốt các hoạt động diễn ra trong dịp lễ hội.

7


Nguyễn Thu Hƣơng, “Khó, nhưng sẽ kiên quyết”. Bài báo đón mừng sự kiện
“Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng” đƣợc Unesco vinh danh là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại và lễ Giỗ tổ Hùng Vƣơng. Nhằm hƣớng đến một lễ hội
kiểu mẫu, lãnh đạo tỉnh tăng cƣờng, huy động mọi nguồn lực quy chuẩn trong khâu
tổ chức trên tất cả các lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự vệ sinh. Vấn đề vệ sinh cũng
đƣợc đặc biệt chú trọng. Hiện tỉnh đã bố trí 150 ngƣời thƣờng xuyên don dẹp vệ sinh.
Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng đã tập huấn cho các hƣớng dẫn viên, thuyết minh
viên nâng cao kĩ năng, trình độ nghiệp vụ, đồng thời từng bƣớc đào tạo bổ sung lực
lƣợng. Đội ngũ hƣớng dẫn viên làm tất cả các ngày trong tuần, có bàn đón tiếp các
đoàn khách đăng kí hƣớng dẫn tham quan tại cổng khu di tích. Thấy đƣợc một phần
trong công tác quản lý của ban quản lý khu di tích về khâu giữ vệ sinh trong khuôn
viên di tích và trong công tác đón tiếp và hƣớng dẫn khách tham quan.
Lê Thị Thu Thủy, Đinh Văn Đãn, Kim Thị Dung (2014), “Phát triển du lịch
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu sinh, khoa kế toán
và quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Làm thế nào để tăng

cƣờng phát triển du lịch cội nguồn, qua đó khai thác hợp lý và có hiệu quả hơn lợi
thế của tỉnh Phú Thọ là câu hỏi đang đƣợc đặt ra đối với các cấp chính quyền và
ngƣời dân trong tỉnh. Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và chỉ ra
những vấn đề tồn tại trong phát triển du lịch cội nguồn thời gian qua, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm tăng cƣờng phát triển du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ trong thời gian tới.
Các nghiên cứu trên đây đã đề cập đến nhiều nội dung khác nhau về Đền
Hùng và sự phát triển của du lịch lễ hội Đền Hùng. Tuy nhiên để hệ thống một cách
đầy đủ về công tác quản lý du lịch để phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền
Hùng thì chƣa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống. Có phần nêu
nhƣng chỉ nói đến một khía cạnh của công tác quản lý. Từ đó, tôi đã tiến hành
nghiên cứu để áp dụng tình huống quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

8


1.2. Lý luận chung về du lịch và quản lý du lịch.
1.2.1. Một số khái niệm về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch.
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống của loài ngƣời. Tuy
vậy, đến nay khái niệm về du lịch vẫn đƣợc hiểu dƣới những góc độ khác nhau.
Điều này đƣợc thể hiện qua phát biểu của Tiến sỹ Berneker, ngƣời Thụy Sỹ chuyên gia trong lĩnh vực du lịch: "Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu
thì có bấy nhiêu định nghĩa". (Nguyễn Văn Đính và Trần Minh Hòa, 2006)
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Official Travel Organization: IUOTO): "Du lịch đƣợc hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống".
(Nguyễn Văn Đính và Trần Minh Hòa, 2006)
Tại hội nghị của LHQ về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 - 5/9/1963), các
chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: "Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá

nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ".
Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam (1966) chỉ ra nội dung cơ bản của du
lịch gồm hai phần riêng biệt: Đứng trên góc độ của chuyến đi: "Du lịch là một dạng
nghỉ dƣỡng sức, tham quan tích cực của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú với mục đích:
Nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa,
nghệ thuật".
Đứng trên góc độ kinh tế: "Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có
hiệu quả cao về nhiều mặt: Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử
và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nƣớc; đối với ngƣời nƣớc
ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh
doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ tại chỗ".

9


Theo Luật Du lịch của nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 2005 thì du lịch đƣợc
hiểu là: " Các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định".
Từ những khái niệm về du lịch có thể thấy rằng:
- Du lịch là một hiện tƣợng xã hội;
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên của
các cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ;
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm
phục vụ cho các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân
hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ;
- Các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đều đồng
thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình.

* Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi sự quản lý nhà nƣớc để duy trì
và phát triển. Việc thành công hay thất bại của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào
khung khổ pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát
triển của đất nƣớc. Do vậy, vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch là
một vấn đề cần thiết đƣợc đặt lên hàng đầu. Có thể cho rằng hoạt động du lịch trong
nền kinh tế thị trƣờng cần phải có sự quản lý của nhà nƣớc bởi vì:
- Một mặt, do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trƣờng gây nên. Mặt
khác, do Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở việc định hƣớng
phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng nhƣ đối với ngành kinh tế du lịch nói riêng
trong từng thời kỳ. Nhà nƣớc còn điều tiết, can thiệp vào các quan hệ du lịch nhằm
đảm bảo sự ổn định thị trƣờng, giá cả và sự phát triển bền vững của ngành.
- Quản lý nhà nƣớc về du lịch tạo sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp
các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động du lịch mới giúp cho việc
khai thác các thế mạnh của từng vùng, từng địa phƣơng đạt kết quả, hơn nữa lại
phát huy lợi thế so sánh quốc gia trong phát triển du lịch quốc tế.

10


- Ngoài ra, du lịch còn là ngành kinh tế mũi nhọn của nƣớc ta. Nó liên quan
đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Do vậy, cần thiết phải có sự quản lý của Nhà
nƣớc để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, các lĩnh vực có liên quan.
Nhƣ vậy, có thể hiểu quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣ sau: "Quản lý nhà nước về du
lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối
với các quá trình, các hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày
càng cao các hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốc tế nhằm đạt được các
hiệu quả kinh tế xã hội do nhà nước đặt ra".(Phạm Hồng Long, 2008)
* Phân loại hình thức du lịch
Có nhiều hình thức du lịch khác nhau đƣợc phân loại dựa trên những tiêu trí

khác nhau do mỗi mục đích nghiên cứu, tiếp cận. Để có thể đƣa ra những định
hƣớng và chính sách quản lý và phát triển du lịch thì các nhà quản lý về du lịch và
các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần phân loại du lịch thành các loại hình du
lịch khác nhau.
Phân loại theo môi trường tài nguyên
Du lịch là một ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tùy vào môi trƣờng
tài nguyên mà hoạt động du lịch đƣợc chia thành hai nhóm lớn là du lịch văn hóa và
du lịch thiên nhiên.
Ngƣời ta gọi du lịch văn hóa khi hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi
trƣờng nhân văn, nhằm nâng cao hiểu biết về mọi lĩnh vực nhƣ lịch sử, văn hóa,
kiến trúc, hội họa, phong tục tập quán, chế độ xã hội…của những địa phƣơng, đất
nƣớc mình đến. Ngƣợc lại, du lịch thiên nhiên diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về
với thiên nhiên, chiêm ngƣỡng cảnh đẹp của con ngƣời.
Các đối tƣợng văn hóa đƣợc coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu
nhƣ tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ độc đáo và hiếm hoi
của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng
độc đáo và tính truyền thống cũng nhƣ tính địa phƣơng của nó. Các đối tƣợng văn
hóa - tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa
phong phú. Mặt khác, nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của

11


du khách. Nhƣ vậy xét dƣới góc độ thị trƣờng trong hệ thống du lịch thì văn hóa
vừa là yếu tố cung và góp phần hình thành yếu tố cầu. (Phùng Quốc Việt, 2012)
Phân loại theo mục đích chuyến đi
Chuyến đi của con ngƣời có thể có mục đích thuần túy du lịch, tức là chỉ
nhằm nghỉ ngơi, giải trí nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Ngoài
các chuyến đi nhƣ vậy, có nhiều cuộc hành trình vì các lý do khác nhau nhƣ học tập,
công tác, hội nghị, tôn giáo. Trong các chuyến đi này, không ít ngƣời đã sử dụng

các dịch vụ du lịch nhƣ lƣu trú, ăn uống tại khách sạn, nhà nghỉ…Cũng không ít
ngƣời nhân chuyến đi đó đã tranh thủ thời gian rỗi có đƣợc để tham quan, nghỉ ngơi
nhằm thẩm nhận tại chỗ những giá trị của thiên nhiên, của đời sống văn hóa nơi
đến. Những lúc đó có thể coi họ đang thực hiện một chuyến đi du lịch kết hợp trong
chuyến đi của mình.
Những ngƣời thực hiện chuyến đi với mục đích kinh doanh, thể thao, học
hành, nghiên cứu…chỉ đƣợc coi là du khách khi họ tham gia các hoạt động nghỉ
dƣỡng, vui chơi giải trí, tham quan…Trên cơ sở nhƣ vậy có thể chia du khách thành
hai loại: Loại thứ nhất là những ngƣời thực hiện chuyến đi với mục đích thuần túy
du lịch. Loại thứ hai là những ngƣời thực hiện chuyến đi với mục đích khác, song
họ kết hợp tham gia hoạt động du lịch vào những khoảng thời gian rỗi có đƣợc
trong chuyến đi. (Phùng Quốc Việt, 2012)
Du lịch tham quan
Đây là hành vi quan trọng của con ngƣời để nâng cao hiểu biết về thế giới
xung quanh. Đối tƣợng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên nhƣ một
phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn nhƣ một di tích, một
công trình đƣơng đại…Về mặt ý nghĩa, hoạt động tham quan là một trong những
hoạt động để chuyến đi đƣợc coi là chuyến du lịch. (Phùng Quốc Việt, 2012)
Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
Mục đích của chuyến đi là thƣ giãn, bứt ra khỏi công việc thƣờng nhật căng
thẳng để phục hồi sức khỏe (vật chất cũng nhƣ tinh thần). Với mục đích này du

12


khách chủ yếu muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, không khí trong lành. (Phùng
Quốc Việt, 2012)
Du lịch khám phá
Đây là loại hình nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh.
Các chuyến đi có mục đích khám phá cũng đƣợc coi là thuần túy du lịch. Tùy theo

mức độ, tính chất chuyến du lịch mà có thể chia thành du lịch tìm hiểu và du lịch
mạo hiểm. Tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu phong tục tập quán, tìm hiểu lịch sử…là
mục tiêu chính của chuyến đi. Du lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình,
tự rèn luyện mình và tự khám phá bản thân con ngƣời, đặc biệt là giới trẻ. (Phùng
Quốc Việt, 2012)
Du lịch thể thao.
Chơi thể thao (không chuyên) nhằm mục địch nâng cao thể chất, phục hồi
sức khỏe, thể hiện mình…đƣợc coi là một trong các mục đích của du lịch. Đây là
loại hình xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê các hoạt động thể thao của mọi ngƣời.
Thể thao không phải là tham gia thi đấu chính thức mà chỉ đơn giản để giải trí. Các
hoạt động thể thao nhƣ săn bắn, câu cá, bơi thuyền, lƣớt ván, trƣợt tuyết… là những
thể loại ƣa thích và thịnh hành nhất hiện nay. (Phùng Quốc Việt, 2012)
Du lịch lễ hội
Ngày nay, lễ hội là một yếu tố rất hấp dẫn du khách. Tham gia vào các lễ hội,
du khách đƣợc hòa mình vào không khí tƣng bừng của các cuộc biểu dƣơng lực
lƣơng, biểu dƣơng tình đoàn kết của cộng đồng. Du khách tìm thấy ở lễ hội bản thân
mình quên đi những khó chịu của cuộc sống đời thƣờng. Có lẽ vì thế nên du khách
đi vì mục đích này ít quan tâm đến sự thiếu thốn, thiếu hụt trong dịch vụ hơn những
du khách đi vì mục đích khác.
+ Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích tôn giáo - Du lịch tôn giáo
Du lịch tôn giáo là loại hình du lịch khá phổ biến, du lịch tôn giáo đƣợc hiểu
là các chuyến đi của du khách chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn
giáo của tín đồ (du lịch tôn giáo chủ động) hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của
ngƣời dị giáo. Điểm đến của các du khách là chùa chiền, thánh địa…

13


+ Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích học tập, nghiên cứu - du lịch
nghiên cứu (học tập).

Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu kết hợp học tập
lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành.
+ Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích hội nghị (du lịch hội nghị hội thảo; Du lịch sự kiện).
Đây là loại hình du lịch mới phát triển, khách đi du lịch hội nghị thƣờng đƣợc
đảm bảo đầy đủ các phƣơng tiện vật chất, khả năng thanh toán rất cao vì thƣờng đƣợc
bao cấp. Đây là một trong những hƣớng cần đầu tƣ của ngành du lịch tại các thành phố
lớn của Việt Nam nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
+ Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích chữa bệnh - Du lịch chữa
bệnh, du lịch điều dƣỡng.
Mục đích chính của chuyến đi là để điều trị hoặc phòng ngừa một căn bệnh
tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên cụ thể và hoạt động du lịch phù hợp.
Điểm đến thƣờng là các khu an dƣỡng, khu chữa bệnh nhƣ nhà nghỉ, điểm nƣớc
khoáng, nơi có không khí trong lành…
Kết hợp trong chuyến đi vì mục đích thăm ngƣời thân - Du lịch thăm thân
Đối với những nƣớc có nhiều ngoại kiều, loại hình này rất đƣợc coi trọng vì nó
đáp ứng nhu thăm hỏi của những ngƣời thân giữa các miền, các nƣớc.
+ Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích kinh doanh - du lịch kinh doanh
Không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong chuyến đi của nhiều ngƣời, đặc
biệt là thƣơng gia. Tìm cơ hội làm ăn, tìm đối tác kinh doanh…là những mục tiêu
chính của họ trong chuyến đi.. (Phùng Quốc Việt, 2012)
Phân loại theo lãnh thổ hoạt động
Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch có thể phân du lịch thành du lịch
quốc tế và du lịch nội địa.
+ Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến
của khách du lịch nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Trong du lịch quốc tế
lại đƣợc phân nhỏ thành:

14



- Du lịch quốc tế chủ động, là hình thức du lịch của những ngƣời nƣớc ngoài
đến một quốc gia nào đó và tiêu thụ ngoại tệ ở nƣớc đó.
- Du lịch quốc tế thụ động, là hình thức du lịch của công dân một quốc gia
nào đó và của những ngƣời nƣớc ngoài đang cƣ trú trên lãnh thổ của quốc gia đó đi
ra nƣớc khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ tiêu tiền mà họ kiếm đƣợc tại đất
nƣớc mà họ đang cƣ trú.
+ Du lịch nội địa: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến
của khách du lịch nằm ở cùng một lãnh thổ quốc gia. (Phùng Quốc Việt, 2012)
Phân loại theo đối tƣợng khách du lịch
Theo tiêu chí này, du lịch đƣợc phân thành:
+ Du lịch thanh thiếu niên
+ Du lịch gia đình
+ Du lịch dành cho ngƣời cao tuổi
+ Du lịch cho phụ nữ…(Phùng Quốc Việt, 2012)
Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi du lịch
+ Du lịch theo đoàn: là hình thức các thành viên đi du lịch theo đoàn và thƣờng
có chuẩn bị chƣơng trình từ trƣớc, trong đó đã định rõ những nơi sẽ đi, các hoạt động,
nơi lƣu trú. Du lịch theo đoàn có thể tổ chức thành hai hình thức:
- Du lịch theo đoàn thông qua các tổ chức làm dịch vụ du lịch
- Du lịch theo đoàn không thông qua các tổ chức làm dịch vụ du lịch
+ Du lịch cá nhân: gồm 2 loại có thông qua tổ chức du lịch theo kế hoạch
định trƣớc của các tổ chức này và du lịch cá nhân không theo tổ chức nào. (Phùng
Quốc Việt, 2012)
Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
- Du lịch miền biển
Mục tiêu chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động
du lịch biển nhƣ tắm biển, thể thao biển,… Thời gian thuận lợi cho loại hình này là
mùa nóng, khi mà nhiệt độ nƣớc biển và không khí trên 200c.

15



- Du lịch núi
Những điểm du lịch nghỉ núi có tiếng ở nƣớc ta nhƣ: Tam Đảo, Sa Pa, Ba Vì,
Đà Lạt … là những điểm nghỉ dƣỡng núi đã xuất hiện khá lâu ở nƣớc ta. Ngoài loại
hình này, do độc đáo và tƣơng phản cao, miền núi còn rất thích hợp cho việc xây
dựng và phát triển các loại hình du lịch tham quan, cắm trại, mạo hiểm …
- Du lịch đô thị
Các thành phố, các trung tâm chính có sức hấp dẫn bởi các công trình kiến
trúc lớn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Mặt khác đô thị cũng là đầu mối thƣơng mại
lớn của đất nƣớc. Vì vậy không chỉ ngƣời dân ở các vùng nông thôn bị hấp dẫn bởi
các công trình đƣơng đại đồ sộ trong các đô thị mà du khách từ các miền khác nhau,
các thành phố khác cũng có nhu cầu đến để chiêm ngƣỡng và mua sắm.
- Du lịch thôn quê
Đối với ngƣời dân các đô thị, làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật
thanh bình và không gian thoáng đãng. Tất cả các yếu tố đó lại hoàn toàn không còn
tìm thấy ở thành thị. Nhƣ vậy về nông thôn có thể giúp họ phục hồi sức khỏe sau
những chuỗi ngày căng thẳng. Về phƣơng diện kinh tế, ngƣời dân đô thị thấy giá cả
nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm ở nông thôn rẻ hơn, tƣơi hơn. Điều đó làm tăng
mối thiện cảm khi du khách quyết định đi du lịch về nông thôn. Mặt khác, về mặt tình
cảm, ngƣời đô thị tìm thấy ở nông thôn cội nguồn của mình, nhiều ngƣời tìm thấy
tuổi thơ của mình. Dƣới góc độ xã hội, ngƣời thành thị thấy ngƣời dân ở làng quê tình
cảm chân thành, mến khách và trung thực. (Phùng Quốc Việt, 2012)
1.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch
Phát triển du lịch đòi hỏi những điều kiện cần thiết nhất định.
Điều kiện chung
Trong các điều kiện chung sẽ bao gồm 2 nhóm điều kiện. Nhóm 1, là nhóm
các kiện ảnh hƣởng nhiều đến các hoạt động đi du lịch của du khách. Nhóm 2, là
nhóm các điều kiện ảnh hƣởng nhiều đến các hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Nhóm các điều kiện ảnh hƣởng nhiều đến các hoạt động đi du lịch:


16


×