Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án ngữ văn 7 bài cuộc chia tay của những con búp bê GV minh quân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.93 KB, 6 trang )

TIẾT 5 - BÀI 2
VĂN BẢN: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
- Khánh Hoài A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh thấy được tình cảm anh em trong sáng thân thiết, gắn bó máu thịt
và tấm lòng nhân hậu vị tha của hai em bé trong câu chuyện, từ đó cảm nhận được nỗi
đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình tan vỡ.
- Bồi dưỡng cho các em ý thức biết cảm thông chia xẻ với những người bạn nhỏ
không may rơi vào những hoàn cảnh gia đình bất hạnh đồng tời cũng biết được hạnh
phúc mình đang có trong một gia đình đầm ấm để hăng say học tập và rèn luyện nhiều
hơn.
- Rèn kỹ năng đọc biểu cảm, kỹ năng khai thác nghệ thuật kể chuyện theo ngôi thứ
nhất với các chi tiết thể hiện tâm trạng nhân vật để làm nổi bật nội dung.
- Tự nhận thức được lòng nhân ái, tình thương, bieỏt thoõng caỷm vaứ chia seỷ
vụựi các baùn
- Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trính bày suy nghĩ/ trên ý tưởng, cảm
nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
1. Động não: suy nghĩ về ý nghĩa và cách thể hiện tình cảm của các nhân vật trong
truyện.
2. Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung nghệ thuật
của truyện.
3. Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về trách nhiệm với gia đình
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.


- Học sinh: Soạn bài đọc văn bản.
C. Tiến trình lên lớp
I.Ổn định tổ chức
II.Kiểm tra bài cũ
? Em đã được làm quen với những văn bản nhật dụng nào? Qua hai văn bản này em hãy
nêu một vài suy nghĩ của mình về tình mẫu tử mà hai tác giả đã thể hiện trong đó?


III.Bài mới
- Trong cuộc đời của mỗi con người có lẽ điều vô cùng quý giá, thiêng liêng mà ai
cũng có thể cảm nhận được đó chính là tổ ấm gia đình. Hạnh phúc biết bao cho những đứa
trẻ thơ được sống yên vui dưới mái ấm gia đình trong tình thương của bố mẹ. Thế những cái
hạnh phúc tưởng chừng như giản dị ấy lại quá xa đối với những đứa con thơ bị bố mẹ bỏ
nhau sống trong cảnh “ Xảy đàn tan nghé “. Dầu vậy nhưng các em vẫn luôn giành cho nhau
những tình cảm sâu nặng với tâm hồn nhân hậu vị tha. Tình cảm đó được tác giả Khánh
Hoài thể hiện rất rõ trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê “ mà chúng ta sẽ
được tiếp cận trong tiết học hôm nay.
1.Giới thiệu tác giả tác phẩm
Giáo viên: Giới thiệu cho học sinh một vài nét khái quát của văn bản.
- Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê “Là truyện ngắn nói về quyền trẻ
em, một trong những nội dung chính của mảng văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ
văn 7. Tác giả của truyện là Khánh Hoài, Truyện được trao giải nhì trong cuộc thi thơ văn
viết về quyền trẻ em do viện khoa học giáo dục và tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-da-bác-nen
Thụy Điển tổ chức năm 1992.
2. Đọc và tìm hiểu văn bản
. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích, bố cục văn bản
Giáo viên: Hướng dẫn cách đọc. So với hai văn bản nhật dụng đã học ở bài một thì văn
bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê “ tương đối dài. Vì vậy chúng ta không có
điều kiện đọc được toàn bộ văn bản trên lớp mà sẽ kết hợp vừa đọc, vừ kể. Đây là một


câu truyện kể chân thật cảm động vì thế khi đọc chúng ta cần đọc với giọng nhẹ nhàng,
tình cảm để làm nổi bật tâm trạng, tình cảm của hai anh em trước giờ chia tay.
Giáo viên: Đọc mẫu một đoạn:
Học sinh: Đọc, kể tóm tắt truyện.
Giáo viên: Nhận xét. Cho điểm.
Giáo viên: Chúng ta đã được tìm hiểu hai văn bản nhật dụng ở bài một là “Cổng
trường mở ra" và “Mẹ tôi".

? Theo em văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê “ xét về mặt hình thức thì có
điểm gì khác so với hai văn bản trên?
- Cuộc chia tay của những con búp bê là một truyên ngắn khá hoàn chỉnh có cốt
truyện và nhân vật, có sự việc và chi tiết, có mở đầu và kết thúc. Tất cả các phần, các
đoạn trong văn bản đều xoay quanh và làm nổi bật tâm trạng và tình cảm của hai anh em
Thành, Thuỷ trước bi kịch gia đình. Đây là văn bản có bố cục rõ ràng và thể hiện tính
mạch lạc.
Giáo viên: vấn đề về bố cục văn bản và tính mạch lạc của văn bản chúng ta sẽ được tìm
hiểu trong hai tiết tập làm văn tới.
? Câu truyện này được kể theo ngôi thứ mấy?
- Ngôi thứ nhất.
? Cách lựa chon ngôi kể này có ý nghĩa gì không?
- Giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ tình cảm và tâm trạng
nhân vật đồng thời cũng làm tăng thêm tính chân thực của truyện vì vậy sức thuyết phục của
truyện cao hơn.
? Nội dung truyện kể về truyện những con búp bê hay truyện chia tay của hai anh em
Thành, Thuỷ hay truyện chia đồ chơi?
- Mượn truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê “ Tác giả đã thể hiện tình
thương sót về nỗi đau của những trẻ thơ trước bi kịch gia đình bố mẹ bỏ nhau , anh em
mỗi người một ngả đồng thời ca ngợi tình cảm tốt đẹp trong sáng của tuổi thơ.


? Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao?
- Thành, Thuỷ vì hai nhân vật xuất hiện từ đầu truyện tới cuối truyện.
Giáo viên: Có ba sự việc được lần lượt kể trong cuộc chia tay này:
- Hai anh em chia đồ chơi.
- Chia tay lớp học.
- Hai anh em chia tay nhau.
? Em hãy xác định các đoạn tương ứng trong văn bản?
- Đoạn 1: Từ đầu đến hiếu thảo như vậy.

- Đoạn 2: Tiếp đến trùm lên cảnh vật.
- Đoạn 3: Còn lại.
? Trong ba đoạn văn trên em xúc động nhất khi đọc đoạn văn nào? Vì sao?
- Học sinh: Tự bộc lộ và giải thích.
3.Tìm hiểu chi tiết
a. Cảnh hai anh em chia đồ chơi
Giáo viên: các em hãy theo dõi bằng mắt phần từ đầu đến một giấc mơ thôi.
? Câu truyện được mở đầu bằng lời yêu cầu của mẹ đối với hai anh em “ Thôi, hai đứa
liệu mà đem chia đồ chới ra đi “. Em có nhận xét gì về cách mở đầu này?
- Đây là một cách mở đầu hết sức đột ngột làm cho người đọc có cảm giác ngạc
nhiên muốn theo dõi ngay tiếp diễn cau truyện để tìm hiểu nguyên nhân.
Giáo viên: đây là cách vào bài có tính nêu vấn đề.
? Lệnh chia đồ chơi của mẹ đã làm cho hai anh em có thái độ ra sao?
- Thuỷ: + Bất giác run lên bần bật, kinh hoàng. Cặp mắt tuyệt vọng.
+ Hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều.
- Thành: + Nhìn đôi mắt của em và nghĩ đến tiếng khóc của em trong đêm: Nức nở.


+ Cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc.
+ Nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối, cả cánh tay.
? Qua các chi tiết đó cho thấy hai anh em đang ở trong tâm trạng như thế nào?
- Tâm trạng vô cùng buồn khổ đau xót, cảm thấy cô đơn.
Giáo viên: Buổi sáng hai anh em đi ra vườn Thuỷ lặng lẽ đặt tay lên vai anh trai. Thành
kéo em ngồi xuống và vuốt lên mái tóc em.
? Cử chỉ đó giúp ta hiểu tình cảm hai anh em như thế nào?
- Gần gũi, gắn bó, chia sẻ.
? Trong lúc hai anh em buồn bã ngồi dưới gốc cây thì cảnh vật trong vườn như thế nào?
- Lũ chim sâu vẫn nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường tiếng xe
máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của người đi chợ mỗi lúc một ríu ran.
? Một em đọc diễn cảm đoạn: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy... nặng nề thế này"?

? Em hãy cho biết trong đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Nghệ thuật: Đối lập giữa cảnh đời thường với nỗi đau cả hai anh em.
Giáo viên: đay là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Cảnh vật diễn ra bình thường đối lập
với nỗi khổ của hai anh em Thành, Thuỷ. Đó là một nỗi buồn không ai chia sẻ.
? Việc đưa vào đoạn văn miêu tả buổi sáng kúc hai anh em đang buồn có ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa: làm tăng thêm nỗi đau trong lòng Thành.
? Trong lỗi đau đó Thành đã nhớ về kỷ niệm nào?
- Thủy mang kim chỉ ra sân vận động vá áo cho anh. Thành giúp em học, chiều nào
cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
? Thành nhớ về kỷ niệm đó với một tình cảm như thế nào?
- Đó là một tình cảm đẹp, Thành càng thương em hơn.


Giáo viên: Thành đã nghĩ tới những tháng ngày hai anh em được chung sống dưới một
mái ấm gia đình. Đó là những tháng ngày thật vui vẻ hạnh phúc. Thành luôn nhận được sự
quan tâm, tình yêu thương của em giành cho mình và Thành cũng rất yêu thương em.
? Tại sao trong lúc này Thành lại nhớ về kỷ niệm đó? Kỷ niệm đó có ý nghĩa như thế nào?
Thành nhớ về kỷ niệm đó bởi đó là những kỷ niệm đẹp, là những ngày hai anh em bên
nhau gần gũi gắn bó yêu thương. Giờ đây trong lúc sắp phải chia xa kỷ niệm đó lại dội về
vừa động viên an ủi, vừa tiếp nuối. Kỷ niệm quá khứ càng đẹp thì thực tại lại vô cùng khổ
đau.
? Khi phải đối diện với thực tại đó Thành đã mơ ước điều gì?
- Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ thôi. Một giấc mơ thôi.
? Tại sao Thành lại mong ước đó chỉ là một giấc mơ thôi?
- Tại vì thực tại quá đau khổ mà Thành không ngờ đến lên em đã mong đó chỉ là
một giấc mơ.
? Như vậy, với cách mở truyện nêu vấn đề đan xen quá khứ và hiện tại, kể kết hợp với
miêu tả làm cho ngay từ phần đầu câu truyện trở lên như thế nào?
- Lôi cuốn, hấp dẫn người đọc ngay từ dòng đầu, làm cho câu chuyện cảm động.
Giáo viên: Khái quát lại nội dung.

D. Củng cố- Dặn dò
Giáo viên củng cố lại kiến thức.
Học bài và chuẩn bị tiết 2.
E.Rút kinh nghiệm

-----------------------------------&-----------------------------------



×