Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ QUAN HỆ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.11 KB, 20 trang )

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ QUAN HỆ
KINH TẾ
Hội nghị tồn quốc về ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ
Ngày 23.10, tại thành phố Vinh (Nghệ An), Bộ Khoa học và Cơng nghệ phối hợp
UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị về hoạt động của Trung tâm ứng dụng tiến bộ
khoa học và cơng nghệ tồn quốc lần thứ 8, năm 2015.
Dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Khoa học và Cơng nghệ, Bộ NN và PTNT và các bộ,
ngành liên quan; các viện nghiên cứu, doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động ứng
dụng khoa học cơng nghệ; các chun gia cơng nghệ, nhà nghiên cứu, nhà khoa học;
các Sở Khoa học và Cơng nghệ, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ tồn
quốc; lãnh đạo tỉnh Nghệ An.
Hiện nay, tại các địa phương, đơn vị trong cả nước, đầu mối tiếp nhận, lựa chọn
và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học và cơng nghệ, kết quả nghiên cứu vào thực
tiễn hầu hết được giao cho các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong những năm qua, vai trò của Trung
tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ ngày càng được nâng lên, khẳng định vị
trí quan trọng trong hoạt động ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội tại các địa phương. Trong giai đoạn 2014 - 2015 đã có 52 đề tài và 91
dự án đã và đang được thực hiện trên các lĩnh vực. Các Trung tâm đã làm chủ được
227 cơng nghệ, tập trung ở một số lĩnh vực, như cơng nghệ sinh học, cơng nghệ thực
phẩm, cơng nghệ thơng tin, xử lý mơi trường, nơng nghiệp, tiết kiệm năng lượng, y
dược, cơng nghệ, vật liệu, xây dựng.
Các đại biểu dự hội nghị đã trao đổi, thảo luận, đề xuất giải pháp tháo gỡ những
khó khăn, giúp Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ các tỉnh, thành phố
hồn thiện, đổi mới, sáng tạo những hướng đi hiệu quả. Những định hướng tập trung
phát triển cho các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ theo tính chất
quy mơ vùng, địa phương trong lĩnh vực nơng nghiệp; khả năng liên kết với Viện nghiên
cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ thuộc các
chương trình khoa học và cơng nghệ quy mơ cấp quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị
sản phẩm và thị trường khoa học và cơng nghệ cũng được các đại biểu quan tâm thảo
luận.


Tại hội nghị, các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ đề nghị Bộ
Khoa học và Cơng nghệ có cơ chế, chính sách, phương án hỗ trợ nguồn vốn ban đầu
cho các hoạt động ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ thuộc lĩnh vực nơng nghiệp, vì
đa số các hoạt động ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ của Trung tâm là hoạt động
cơng ích, phi lợi nhuận, trong khi các cơng nghệ thuộc lĩnh vực nơng nghiệp thường
chịu nhiều rủi ro. UBND các tỉnh, thành phố cần ưu tiên kinh phí sự nghiệp khoa học
thực hiện các nhiệm vụ khoa học cơng nghệ; tạo điều kiện và hỗ trợ các Trung tâm
được đăng ký các đề tài cấp quốc gia và một số đề tài, dự án khoa học phục vụ nhiệm
vụ trọng tâm, cấp bách của địa phương.


1


Nâng cao hiệu quả sử dụng và xử lý có hiệu quả tài sản trong hoạt
động KH&CN
Ngày 13/10 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ
(KH&CN) và Bộ Tài chính đã phối hợp tổ chức Hội thảo
khoa học phổ biến Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLTBKHCN-BTC ngày 01/9/2015 hướng dẫn việc quản lý, xử lý
tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện
nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước.
Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ
(KH&CN) Nguyễn Ngọc Song; Phó Cục trưởng Cục quản lý
công sản, Bộ Tài chính Nguyễn Tân Thịnh đã tham dự và chủ trì Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, Vụ trưởng Nguyễn Ngọc Song cho biết, việc quản lý, sử
dụng và xử lý tài sản được trang bị để phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cũng
như kết quả của quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN có tính đặc thù. Do
vậy, Thông tư số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 01/09/2015 về “hướng dẫn việc
quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ
KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước” nhằm hướng dẫn cụ thể hơn các vấn đề có tính

đặc thù trong trang bị, sử dụng, báo cáo và và xử lý tài sản liên quan đến việc thực hiện
nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chung
về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm. Bên canh đo
cụ thể hóa chính sách phát triển KH&CN của Nhà nước

Vụ trưởng Nguyễn Ngọc Song và Phó Cục trưởng Nguyễn Tân Thịnh chủ trì Hội thảo
Với mục đích hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua
việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước, Phó cục
trưởng Nguyễn Tân Thịnh đã giới thiệu tới các đại biểu những nguyên tắc quản lý, sử
dụng, xử lý tài sản các nhiệm vụ KH&CN; sử dụng tài sản; xử lý tài sản,… được hình
thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà

2


nước với các nội dung gồm: cơ sở pháp lý; xử lý tài sản các nhiệm vụ KH&CN; tài sản
đã được trang bị; tài sản là kết quả; vật tư thu được; quản lý tài chính,…
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ, thảo luận
những vấn đề liên quan đến lĩnh vực sử dụng tài sản và xử lý tài sản trong hoạt động
thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Được biết, ngày 20/12/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
198/2013/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản của các dự án sử
dụng vốn nhà nước để thay thế cho Thông tư số 87/2010/TT-BTC, trong đó có các
chương trình, đề án, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Thông tư điều chỉnh việc sử dụng tài sản và xử lý tài sản đối với 4 nhóm tài sản gồm:
tài sản phục vụ công tác quản lý; tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án; tài
sản do phía nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam và tài sản là vật tư thu
hồi trong quá trình thực hiện dự án.



Tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia
năm 2015
Ngày 14/10 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức chương trình họp báo nhằm
cung cấp thông tin về kết quả bình chọn và thông báo kế hoạch tổ chức Lễ công bố và
tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2015.

Sản phẩm được tôn vinh phải đáp ứng được tất cả các tiêu chí
(Ảnh minh họa: K.D)

Các nhóm sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu
biểu cấp khu vực. Tiêu chí bình chọn sản phẩm được đánh giá cụ thể theo từng nhóm
sản phẩm, gồm: Tiêu chí về đáp ứng thị trường và khả năng phát triển sản xuất; Tiêu

3


chí về kinh tế - kỹ thuật - xã hội và môi trường; Tiêu chí về tính văn hóa và thẩm mỹ
cũng một số Tiêu chí khác.
Sản phẩm tham gia bình chọn là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do
chính cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất và đăng ký tham gia bình chọn; Sản phẩm
tham gia bình chọn không phải là sản phẩm sao chép; việc sản xuất sản phẩm không vi
phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp và các quy định
khác liên quan tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn lao động, an toàn
thực phẩm và bảo vệ môi trường; Sản phẩm tham gia bình chọn phải có khả năng sản
xuất hàng loạt, với số lượng lớn, không phải là sản phẩm độc bản, đáp ứng được nhu
cầu thị trường.
Ông Phan Văn Bản, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương, Ủy viên Hội
đồng bình chọn Quốc gia cho cho biết , năm nay sẽ có 100 sản phẩm công nghiệp
nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia được công nhận. Theo nhóm sản phẩm đã có 100
sản phẩm được bình chọn thuộc các nhóm ngành nghề như: Nhóm sản phẩm thủ công

mỹ nghệ; Nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống; Nhóm sản phẩm
thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí; Nhóm các sản phẩm khác. Các sản
phảm trên nằm trong 3 khu vực: khu vực phía Bắc, khu vực phía Nam, khu vực Miền
Trung - Tây Nguyên.
Việc bình chọn và tôn vinh, trao Giấy chứng nhận cho các sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về khuyến công và thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Bình chọn và tôn
vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu ở cấp Quốc gia năm 2015 với mục đích
lựa chọn ra những sản phẩm đặc sắc, nổi trội trong số các sản phẩm công nghiệp nông
thôn tiêu biểu của cấp khu vực để tôn vinh và các cơ quan Nhà nước có kế hoạch hỗ
trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn
phát triển. Bên cạnh đó cũng nhằm mục đích thu hút, khuyến khích, động viên các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nói chung và các đơn vị có sản
phẩm được bình chọn tích cực hơn nữa trong việc duy trì phát triển sản xuất sản phẩm
chất lượng cao, tận dụng được tiềm năng lợi thế của địa phương ông Phan Văn Bản
cho biết thêm.
Lễ công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia
năm 2015 do Cục Công nghiệp địa phương và Tạp Chí Công Thương phối hợp thực
hiện sẽ được tổ chức vào ngày 17 tháng 10 năm 2015 tại Nhà hát lớn Hà Nội, và được
phát sóng trực tiếp vào lúc 9h cùng ngày trên kênh VTV9 - Đài THVN.


Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 về
đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững, nhằm khắc phục tình trạng nhiều chủ trương chính
sách đã được ban hành nhưng triển khai kém hiệu quả; năng suất chất lượng một số
loại nông sản thấp, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập, khả năng cạnh tranh
thấp; thu nhập và đời sống của nông dân, nhất là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó
khăn, chậm được cải thiện…

Tại Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải đổi mới tổ chức
sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu
thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ
4


vai trò nòng cốt. Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân hình thành các hợp tác, tổ hợp tác kiểu
mới; thực thi các biện pháp quyết liệt tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia liên kết theo chuỗi…
Đồng thời, xây dựng chương trình đẩy mạnh nghiên cứu, thông tin thị trường,
đặc biệt là thông tin về các cam kết thương mại hàng nông, lâm, thủy sản song phương
và đa phương mà Việt Nam tham gia, những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp và
người dân biết, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời phát triển thị trường và bảo vệ
hợp lý sản xuất trong nước; quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm, xúc tiến
thương mại, tháo gỡ các rào cản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông lâm thủy sản.
Ngoài ra, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ, tạo đột phá trong thực hiện tái cơ cấu; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao,
các giải pháp khoa học công nghệ mới tiên tiến; xây dựng mô hình mẫu với từng ngành
để nhân ra diện rộng; khuyến khích liên kết giữa các tổ chức khoa học nhà nước với
các doanh nghiệp…


Phân định trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học
Sáng 19.10, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp
với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo Thực thi chính sách, pháp luật về đa
dạng sinh học Việt Nam - thực trạng và giải pháp.
Việt Nam được công nhận là một trong số 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học
cao, trong đó có hệ động thực vật hoang dã điển hình của rừng nhiệt đới. Chính vì vậy,
để tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách, pháp luật về đa dạng sinh học. Tại nước ta hiện nay, văn bản

có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực này chính là Luật Đa dạng sinh học năm
2008, có hiệu lực thi hành năm 2009. Sau 6 năm triển khai, đến nay các cơ quan chức
năng đã ban hành trên 20 văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật, trong đó có
những văn bản quan trọng như: Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
Quy hoạch tổng thể về bảo tồn đa dạng sinh học; Quyết định số 1250/QĐ-TTg của Thủ
tướng về phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030… Ngoài ra, hệ thống tổ chức quản lý đa dạng sinh học được hình thành
ở Trung ương và địa phương trong cả ngành môi trường và ngành lâm nghiệp; công
tác quản lý và bảo tồn về đa dạng sinh học cũng được các bộ, ngành và địa phương
chú trọng quan tâm. Qua đó, đa dạng sinh học bước đầu được khai thác, sử dụng, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá cao tiềm năng đa dạng sinh học, cũng như
công tác quản lý và thực hiện chính sách, pháp luật về đa dạng sinh học của các bộ,
ngành và địa phương. Tuy nhiên, từ thực tiễn giám sát, các đại biểu cho rằng, hiện nay,
việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học chưa rõ ràng giữa
Bộ Tài nguyên và Môi trường (bộ chủ trì) và các bộ chuyên ngành, giữa các cơ quan
chức năng ở địa phương. Cụ thể, vẫn còn sự chồng chéo về phân định trách nhiệm
quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng trong quản lý khu bảo tồn, thẩm quyền
cho phép khai thác loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ… Cơ chế chia sẻ
thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý đa dạng sinh học chưa được quy định rõ ràng cả ở
Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học
tại các địa phương cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự phân công trách

5


nhiệm quản lý giữa các cơ quan chức năng tại địa phương… Chính vì vậy, các đại biểu
đề nghị, cần rà sốt hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến đa dạng sinh học; xây
dựng văn bản pháp luật chung trong quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học. Để tránh chồng
chéo trong q trình thực hiện nhiệm vụ, cần xác định và thống nhất được đâu là cơ

quan chính trong quản lý nhà nước về đa dạng sinh học. Ngồi ra, cần có cơ chế tăng
cường tổ chức quản lý đa dạng sinh học ở cấp địa phương, quy định trách nhiệm rõ
ràng đối với từng cơ quan chức năng.


Sẽ thiết lập Cổng dịch vụ cơng Quốc gia
Ngày 14/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ
điện tử nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin (CNTT) trong quản lý và cung
cấp dịch vụ cơng. Trong đó, đề ra mục tiêu đến hết năm 2016, các bộ, ngành Trung
ương có 100% các dịch vụ cơng được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho phép người
sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch
vụ. Việc thanh tốn lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ
quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Với mục tiêu này, Chính phủ u cầu thiết lập hệ thống điện tử thơng suốt, kết
nối và liên thơng văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, huyện và
xã; thiết lập Cổng dịch vụ cơng quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử trên
cơ sở hình thành từ các hệ thống thơng tin về thủ tục hành chính, dân cư, đất đai - xây
dựng và doanh nghiệp để cấp phép, thực hiện các thủ tục liên quan đến người dân,
doanh nghiệp.
Riêng Bộ Thơng tin và Truyền thơng được giao trách nhiệm huy động, tập hợp
các doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ tham gia xây dựng, vận hành hệ thống thơng tin về
phục vụ quản lý và cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến; thực hiện cấp thẻ nhà báo, giấy
phép thiết lập trang thơng tin điện tử tổng hợp và giấy phép ra kênh, chương trình
chun quảng cáo qua mạng điện tử.
Bộ Giao thơng Vận tải phải xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua
mạng điện tử trên tồn quốc đối với cấp, đổi giấy phép lái xe; cấp, đổi giấy phép kinh
doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hợp ơ tơ và chấp thuận khai thác tuyến cố định,
tích hợp các thơng tin này lên Cổng dịch vụ cơng quốc gia trước ngày 01/06/2016.
Bộ Y tế cần xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên
tồn quốc đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cấp phép hoạt

động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký lưu hành và đăng ký giá thuốc qua mạng
điện tử trước ngày 01/01/2017…


II. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
Đưa hàng Việt Nam chất lượng cao tới người tiêu dùng Nga
Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao Mátxcơva 2015 sẽ được tổ chức từ ngày
12/11 đến 12/12/2015 tại Trung tâm thương mại thuộc Tổ hợp đa chức năng Hà Nội Mátxcơva, Thành phố Mátxcơva, Liên bang Nga.
6


Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chủ trì Cuộc họp của Ban Tổ chức chuẩn bị
cho Hội chợ. (Ảnh: BCT)
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải công bố tại
cuộc họp Ban tổ chức Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao Mátxcơva 2015 về tình
hình, tiến độ triển khai công tác chuẩn bị Hội chợ, diễn ra ngày 23/10, tại Bộ Công Thương.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Hội chợ có sự tham gia của các doanh nghiệp
Việt Nam kinh doanh, sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt và thương hiệu uy tín; doanh
nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh hoặc sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt
tại Liên bang Nga; doanh nghiệp Nga, các nước Liên minh kinh tế Á - Âu (EEU) kinh
doanh các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; các đơn vị du lịch, ngân hàng, dịch vụ ẩm
thực... Với tổng diện tích trên 15.000 m2, Hội chợ sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp
giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tiếp cận trực tiếp tìm kiếm đối tác, kết nối
giao thương, mở rộng thị trường và từng bước xây dựng mạng lưới đại lý, phân phối tại chỗ.

Ban Tổ chức cũng cho biết, Hội chợ năm nay thu hút sự tham gia của 163 doanh
nghiệp, 400 doanh nhân với số lượng hàng hóa rất lớn. Trong khuôn khổ Hội chợ sẽ
diễn ra nhiều sự kiện như: Hội thảo Xúc tiến đầu tư thương mại Việt Nam – Liên bang
Nga; Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Nga: Thúc đẩy hợp tác thương mại và thanh toán

song phương tại Mátxcơva; chương trình khảo sát thực tế cho các doanh nghiệp Việt
Nam tai Xanh Pêtécbua; cac chương trinh ký kết hơp tac, hơp đông kinh tế, xúc tiến
đâu tư, thương mai và chuyên giao công nghệ. Ngoài ra, hoat động tư vấn trực tiếp cho
doanh nghiệp trong các lĩnh vực như tìm hiểu và phát triển thị trường Nga; phát triển
mạng lưới phân phối hàng hóa tại Nga; thành lập và duy trì doanh nghiệp, văn phòng
đại diện, chi nhánh tại Nga; tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài; thủ tục xuất
nhập khẩu hàng hóa vào Nga; hỗ trợ dịch vụ vận tải, thông quan, tài chính, nhân sự,
quảng cáo tiếp thị... sẽ diễn ra thường xuyên, liên tục.
Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao Mátxcơva 2015 do Bộ Công Thương,
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND Thành
phố Hà Nội, Hội Các nhà doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga, Ngân hàng BIDV
và Công ty INCENTRA phối hợp tổ chức./.


7


Không phải nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hàng xuất khẩu
Cơ quan Hải quan sẽ không yêu DN phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy
chứng nhận kiểm dịch thực vật trong quá trình làm thủ tục.

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai kiểm tra
hàng hóa XNK. Ảnh: Thanh Nga.
Trong công văn gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố, ngày 1-10, Tổng cục Hải
quan cho biết, với tinh thần cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan
hàng hóa, DN sẽ tự chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký và kiểm dịch với cơ quan
kiểm dịch theo quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật.
Như vậy, cơ quan Hải quan không yêu cầu DN phải nộp các giấy tờ như: Giấy
đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch trong quá trình làm thủ tục.
Trước đó, để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong quá

trình làm thủ tục XNK hàng hóa, Cục Bảo vệ thực vật- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cũng đề nghị Tổng cục Hải quan phối hợp thực hiện thủ tục kiểm dịch.
Cụ thể, theo Cục Bảo vệ thực vật, đối với việc kiểm dịch thực vật NK, chủ vật
thể phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vào bộ hồ sơ lô hàng NK, tạm nhập-tái
xuất, chuyển cửa khẩu, chuyển vào kho ngoại quan và quá cảnh để đăng ký làm thủ tục
hải quan. Lô vật thể chỉ được cho phép thông quan khi đã nộp bản chính Giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật NK, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho cơ quan Hải quan.
Không cho phép NK cây mang theo đất dưới mọi hình thức, trừ trường hợp
được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Với trường hợp này, Cục Bảo vệ thực vật sẽ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật NK và
có thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan.
Đối với việc kiểm dịch thực vật XK, tái xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật nêu rõ,
chủ vật thể đăng ký với cơ quan kiểm dịch thực vật để được thực hiện kiểm dịch và cấp
Giấy chứng nhận kiểm dịch; đồng thời đề nghị cơ quan Hải quan không yêu cầu chủ
vật thể nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch vào bộ hồ sơ lô hàng XK.

8


Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Tổng cục Hải quan phối hợp giám sát chặt chẽ đối
với lô hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật. Cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo
bằng văn bản cho cơ quan Hải quan để cùng nhau phối hợp giám sát.


Máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp không chịu thuế GTGT
Bộ Tài chính cho biết, theo các quy định hiện hành, máy móc, thiết bị dùng cho
sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương và Cục Hải quan các địa phương, DN về thuế GTGT đối với máy
móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, theo các quy định của Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Luật về Thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì máy
móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT.
Bộ Tài chính cũng đã có công văn xin ý kiến Bộ NN&PTNT về một số máy móc,
thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa được định danh cụ thể tại
Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP và Khoản 2, Điều 1 Thông tư số
26/2015/TT-BTC có quy định về máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sau khi nghiên cứu ý kiến của Bộ NN&PTNT và qua rà soát hồ sơ các loại máy
móc thiết bị do cơ quan Thuế, Hải quan, DN gửi đến, Bộ Tài chính cho rằng các loại
máy móc, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sau cũng không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Cụ thể, các loại máy, thiết bị cung cấp thức ăn, nước uống, thu gom trứng, dọn
vệ sinh; máy móc thiết bị chăm sóc gia súc, gia cầm; máy móc thiết bị phục vụ thụ tinh
nhân tạo gia súc, gia cầm; máy phân tích chất lượng sữa; máy đóng gói nguyên liệu
thức ăn thô xanh; máy móc, thiết bị xử lý chất thải chăn nuôi, cải tạo môi trường chăn
nuôi. Các loại máy quạt nước; máy sục khí; máy tự động cho cá, tôm ăn sử dụng trong
nuôi trồng thủy sản; máy gặt đập liên hợp;…
Bên cạnh đó, việc phân loại linh kiện NK đồng bộ để lắp ráp máy móc, thiết bị
chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được căn cứ vào Danh mục hàng hóa
NK, XK Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC, chú giải chi tiết

9


HS, chú giải bổ sung AHTN, các quy tắc phân loại hàng hóa và Thông tư số
14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa;

phân tích để kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK.
Do đó, trường hợp linh kiện NK được xác định là linh kiện đồng bộ để lắp ráp
máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp và được áp dụng cùng một
mã HS với máy móc, thiết bị chuyên dùng thì linh kiện đồng bộ này thuộc đối tượng
không chịu thuế GTGT.


Jasmine sẽ là thương hiệu gạo Việt Nam

Lâu nay, dù nông dân trồng giống lúa gì đi nữa, các thương lái mua về thường trộn chung
lẫn nhau trước khi bán cho các công ty lương thực, nên gạo Việt Nam xuất khẩu chủ yếu
là sản phẩm có chất lượng trung bình, giá không cao - Ảnh: Ngọc Hùng

Cách đây khoảng 8 năm, tỷ lệ gạo thơm chỉ chiểm khoảng 3% tổng lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng trong 9 tháng đầu năm nay, tỷ lệ này đã
chiếm đến 26%. Vì thế, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) sẽ chọn gạo thơm
Jasmine để xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam trong những năm tới.
Ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, cho biết xây dựng thương hiệu gạo Việt
Nam không phải là điều dễ dàng, nhưng khi xem xét lại cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt
Nam trong những năm qua, VFA nhận thấy tỷ lệ gạo thơm của Việt Nam đang chiếm tỷ
lệ cao ngày càng cao.
Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, cách tốt nhất là chọn những sản phẩm
gạo thơm để làm thương hiệu, và gạo thơm Jasmine là một trong những lựa chọn này.
Theo ông Năng, trước đây, gạo thơm của Việt Nam chỉ có giá khoảng 460 đô la
Mỹ/tấn, nhưng trong thời gian qua, giá gạo thơm đang tăng, và doanh nghiệp Việt Nam
có thể bán được với giá 600 đô la Mỹ/tấn.
Tuy nhiên, vị chủ tịch VFA cũng thừa nhận, dù Việt Nam đã có quyết định xây
dựng thương hiệu gạo nhưng để biến ý tưởng thành hiện thực cũng cần một thời gian
dài. Vì thế, để sản xuất gạo thơm xuất khẩu, điều cần thiết là phải có cánh đồng lớn vì
như vậy mới tập trung được một diện tích lớn trồng gạo thơm, chứ không thể phụ thuộc

vào người nông dân được.

10


Ngoài vai trò chủ tịch VFA, ông Năng còn là Tổng giám đốc Tổng công ty lương
thực miền Nam (Vinafood 2). Vì thế, ông cho biết, trong thời gian tới, Vinafood 2 sẽ liên
kết với một vài doanh nghiệp để làm cánh đồng mẫu lớn sản xuất gạo thơm xuất khẩu.
Trước đó, có thông tin Vinafood 2 sẽ liên kết với Tập đoàn Lộc Trời, trước đây là
Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, để làm cánh đồng mẫu lớn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam
đã xuất khẩu được 4,47 triệu tấn gạo, giá trị thu về là 1,92 tỉ USD, giảm hơn 10% về
khối lượng và gần 16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu trung bình trong 8 tháng của năm nay là gần 431 USD/tấn,
giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo
lớn nhất của Việt Nam khi chiếm hơn 35% thị phần trong 8 tháng đầu năm.


Sản phẩm cá tra chế biến XK chỉ chiếm hơn 1%
Cá tra là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực nhưng hiện sản phẩm cá tra giá trị
giá tăng (cá tra chế biến) thuộc mã HS 16 chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn là 1,11% trong
tổng trị giá xuất khẩu.

Việc phát triển các sản phẩm cá tra xuất khẩu mới gặp khá nhiều khó khăn.
Ảnh: Nguyễn Thanh
Nếu như năm 2000, thị trường xuất khẩu cá tra mới chỉ dừng ở 8 nước lớn
(trong đó, Mỹ và Nhật Bản đã chiếm đến 83% tổng giá trị xuất khẩu), sản phẩm chỉ là
cá tra, cá basa đông lạnh thì đến năm 2010, cá tra đã được xuất khẩu tới hơn 140 thị
trường, trong đó 5 thị trường xuất khẩu lớn là: EU, Mỹ, Mexico, ASEAN và Nga, chiếm
63,3% tổng trị giá xuất khẩu.

Cùng với đó sản phẩm cá tra xuất khẩu cũng đa dạng với hơn 30 loại (nguyên
con, cắt khúc, phile cắt khúc tẩm bột chiên sơ, cắt miếng tẩm gia vị đông lạnh, tôm và
cá tra quấn khoai tây, xiên que, cá tra quấn cá hồi, cá tra nướng…). Tuy nhiên, tại
thời điểm này (năm 2010) sản phẩm cá tra giá trị gia tăng (thuộc mã HS16) vẫn chỉ
chiếm 0,75% tổng trị giá xuất khẩu.
Thực tế này hiện vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu. Theo Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì sản phẩm cá tra giá trị gia tăng xuất khẩu
vẫn chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng trị giá xuất khẩu, cá tra đông lạnh (mã HS 03)
vẫn chiếm đến 98,89%, còn cá tra giá trị gia tăng chỉ chiếm 1,11%. Trong đó, 65% sản
phẩm cá tra chế biến xuất khẩu sang thị trường EU.

11


Theo mục tiêu đặt ra tại Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 16-8-2013, đến năm 2020,
tỷ trọng sản phẩm thủy sản (trong đó có ngành cá tra) giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 50%
trong tổng số trị giá xuất khẩu và đến năm 2030, tỷ trọng này đạt 60%.
VASEP nhận định: để đạt được mục tiêu đặt ra trong quy hoạch rất khó khăn cho
cả nhà nước và doanh nghiệp.
Thực tế việc đổi mới sản phẩm xuất khẩu đến nay vẫn do yêu cầu từ thị trường,
khách hàng hay tự thân doanh nghiệp sáng tạo, tìm tòi. Tuy nhiên, do hoạt động quảng
bá, phát triển thương hiệu của nhà nước tại thị trường nước ngoài yếu, chiến lược
marketing, thuyết phục khách hàng chưa cao nên nhiều sản phẩm mới sản xuất thử
nghiệm chưa thực sự thành công.
Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, giá hàng giá trị gia tăng cao
hơn so với hàng đông lạnh nên ít đối tác đặt hàng hoặc đơn hàng nhỏ, không thường
xuyên. Trong khi đó, chi phí sản xuất, nhân công trong sản xuất, thăm dò thị trường cao
khiến cho doanh nghiệp không có lời.



III. KHOA HOÏC COÂNG NGHEÄ
Viglacera tiên phong ứng dụng công nghệ cao sản xuất kính tiết kiệm
năng lượng Made in Vietnam
Ngày 09/10, Tổng Công ty Viglacera – CTCP đã tổ chức đón nhận Giấy chứng
nhận hoạt động ứng dụng Công nghệ cao cho Dự án dây chuyền sản xuất kính Tiết
kiệm năng lượng đồng thời tổ chức ký kết Hợp đồng tín dụng đầu tư của nhà nước với
Ngân hàng phát triển Việt Nam và hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, thiết kế và
dịch vụ kỹ thuật với nhà thầu Von Ardenne GmbH (Đức) cho Dự án đặt tại Khu sản xuất
Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.
Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ hỗ trợ tín dụng đầu tư đối với dự án;
đồng thời nhà thầu Von Ardenne GmbH của Đức sẽ cung cấp thiết kế, tài liệu kỹ thuật,
hàng hóa, lắp đặt dây chuyền sản xuất đúng với thiết kế, chuyển giao công nghệ, đào
tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho Viglacera.
Dự án dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng Viglacera là dự án công
nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 13/01/2015 và được Bộ
Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao theo
quyết định số 2456/QĐ-BKHCN ngày 22/9/2015.
Dự án được Viglacera đầu tư với quy mô 5.000.000m2/năm, gồm hai giai đoạn
đầu tư: Giai đoạn I với dây chuyền sản xuất 2.300.000m2/năm, tại Khu sản xuất Tân
Đông Hiệp - Dĩ An - Bình Dương và giai đoạn II với dây chuyền sản xuất dự kiến từ 2,3
- 2,7.000.000m2/năm, tại tỉnh Bắc Ninh. Viglacera dự định đầu tư giai đoạn I trong năm
2015 với mục tiêu đưa sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng “Made in Viet Nam” đầu tiên
ra thị trường vào cuối năm. Để dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng hoạt
động ổn định và hiệu quả, hiện tại, Viglacera đã sản xuất được phôi kính tốt nhất Việt
Nam, đạt tiêu chuẩn Châu Âu - sản xuất tại Nhà máy Kinh nổi Viglacera (KCN Dĩ An –
Bình Dương).

12



Theo hợp đồng đã ký kết giữa Viglacera và nhà thầu Von Ardenne GmbH, kính
tiết kiệm năng lượng Viglacera sẽ được sản xuất theo công nghệ phủ mềm, bởi kính
phủ mềm có những tính năng ưu việt hơn rất nhiều so với kính được phủ cứng, hơn
nữa rất phù hợp với khí hậu của Việt Nam và xu hướng chung của thế giới. Hai loại
kính là Solar Control và Low – E sẽ là sản phẩm của dự án này đảm bảo sử dụng hiệu
quả cho khí hậu phân vùng Bắc – Nam.

Đại diện Tập đoàn Von Ardenne CHLB Đức và Giám đốc Ban Quản lý Dự án
ký hợp đồng cung cấp thiết bị.
Ông Nguyễn Minh Khoa, Giám đốc Công ty Kính nổi Viglacera, đồng thời là
Giám đốc Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng cho biết, kính
tiết kiệm năng lượng là loại kính có công năng cao, được gia công từ kính phẳng với
lớp phủ siêu mỏng trên bề mặt, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tính năng sử
dụng, yêu cầu về độ trong suốt cũng như màu sắc của kính, đồng thời có tính năng
phát xạ thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ, dẫn tới giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường
bên trong và bên ngoài qua hệ thống vách kính. Từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng của
hệ thống điều hòa không khí mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa hè và
sưởi ấm vào mùa đông.
Kính Solar Control là kính được phủ các lớp phủ kim loại không chứa bạc nên có
thể lắp đặt đơn lớp mà không ảnh hưởng đến độ bền của lớp phủ. Kính Solar Control
có khả năng ngăn cản lượng ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy từ ánh sáng
mặt trời đạt khoảng từ 5 - 95%; đối với năng lượng từ ánh sáng mặt trời lên tới 79% và
đặc biệt với những tia cực tím, khả năng ngăn cản lên tới 99%.
Còn kính Low - E, bên cạnh những tính năng cơ bản như kính Solar Control,
kính này được phủ các lớp chứa bạc và có những tính năng phù hợp với thời tiết lạnh
của mùa đông. Kính Low - E đảm bảo phần lớn lượng ánh sáng mặt trời mà mắt
thường có thể nhìn thấy để chiếu sáng phía bên trong nhà và chống thất thoát nhiệt từ
phía trong nhà ra môi trường bên ngoài.Như vậy, nếu như kính Solar Control tiết kiệm
năng lượng bằng cách giảm nhiệt lượng từ bên ngoài vào trong nhà để giảm thiểu chi

phí sử dụng cho điều hòa làm mát căn phòng thì ngược lại, kính Low - E lại tiết kiệm
năng lượng bằng cách giảm năng lượng tiêu hao từ việc dùng lò sưởi làm ấm căn phòng.

/>
13


Tự làm mô hình thủy điện nhỏ
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, những năm gần đây, nhiều hộ dân
ở khu vực Hóc Chim, thôn Tân Phú, xã Vạn Phú (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) đã sáng
tạo, lắp đặt thành công mô hình nguồn điện chạy bằng sức nước để phục vụ sản xuất
và sinh hoạt.
Sau 18 năm khởi nghiệp, xây dựng trang trại và sinh sống tại khu vực đập Hóc
Chim, đến nay, gia đình anh Phan Văn Dậu ở thôn Tân Phú đã có hơn 10ha đất đồi để
trồng điều và cây ăn quả. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí anh thu lãi hơn 150
triệu đồng. Tuy kinh tế ổn định, nhưng anh Dậu vẫn chưa hài lòng bởi trang trại anh
nằm ở vùng đồi núi, chưa có điện lưới quốc gia. Mong mỏi có được nguồn điện thắp
sáng, phục vụ sinh hoạt gia đình và bơm tưới cây trồng mỗi khi nắng hạn là niềm mơ
ước của anh.

Mô hình thủy điện nhỏ của gia đình anh Phan Văn Dậu
Năm 2000, sau khi tìm hiểu một số mô hình thủy điện nhỏ sử dụng sức nước ở
Đồng Tháp, anh Dậu đã áp dụng mô hình này cho trang trại của mình và rất thành
công. Theo anh Dậu, mô hình máy phát điện dùng bằng sức nước chỉ đơn giản gồm
một mô tơ có chức năng tạo ra dòng điện được gắn với cánh quạt. Do con suối ở đây
có độ dốc lớn nên khi nước được dẫn từ trên cao chảy qua máy sẽ làm cánh quạt quay
và phát ra điện. Khi có nguồn điện, anh Dậu dẫn điện vào hệ thống điện gia đình để
sinh hoạt và phục vụ sản xuất. “Từ khi có nguồn điện, cuộc sống gia đình thay đổi hơn
trước, có tivi, tủ lạnh, điện chiếu sáng; việc bơm nước tưới cho cây trồng cũng đơn
giản hơn”, anh Dậu phấn khởi nói.

Từ mô hình của anh Dậu, nhiều hộ sinh sống ở khu vực Hóc Chim cũng học tập
làm theo. Ông Võ Hữu Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phú cho biết: “Khu vực đập
Hóc Chim là vùng đồi núi, hiện có hơn 40 hộ làm kinh tế trang trại và sinh sống. Do
khoảng cách từ trung tâm xã đến khu vực Hóc Chim cách xa khoảng 6 cây số đường
rừng nên hệ thống điện lưới quốc gia chưa đến được. Vì vậy, việc những nông dân tự
mày mò, sáng tạo tìm ra mô hình thủy điện nhỏ dùng sức nước phục vụ cho sinh hoạt
và sản xuất là cách làm hay”.
www.khoahocphothong.com.vn
14


Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị một
số bệnh cơ quan hô hấp và trung thất
Xây dựng chỉ định và quy trình của kỹ thuật đặt Stent qua nội soi điều trị hẹp khí
- phế quản; xây dựng chỉ định và quy trình kỹ thuật nội soi phế quản siêu âm chẩn đoán
bệnh lý trung thất và chẩn đoán ung thư phổi;... Đó là những kết quả chính của đề tài
"Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh cơ quan
hô hấp và trung thất", mã số KC.10.11/11-15.
Đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước KC.10/11-15
“Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe cộng đồng” do GS.TS. Đỗ Quyết, Học viện Quân y làm chủ nhiệm và vừa
được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước do Ban Chủ nhiệm Chương trình
KC.01/11-15 nghiệm thu ngày 9/10, tại Hà Nội.
Được thực hiện từ 01/03/2011 - 01/03/2014, đề tài hướng đến mục tiêu tổng
quát là xây dựng chỉ định và quy trình của kỹ thuật đặt Stent qua nội soi điều trị hẹp khí,
phế quản; xây dựng chỉ định và quy trình kỹ thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán
bệnh lý trung thất; xây dựng chỉ định và quy trình phẫu thuật nội soi điều trị ung thư phế
quản và u trung thất.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, đến nay, đề tài đã hoàn thành các mục
tiêu đề ra. Cụ thể, đã xây dựng chỉ định và quy trình của kỹ thuật đặt Stent qua nội soi

điều trị hẹp khí - phế quản; xây dựng chỉ định và quy trình kỹ thuật nội soi phế quản
siêu âm chẩn đoán bệnh lý trung thất và chẩn đoán ung thư phổi; xây dựng chỉ định và
quy trình kỹ thuật nội soi trung thất chẩn đoán bệnh lý trung thất và giai đoạn của ung
thư phổi; xây dựng chỉ định và quy trình phẫu thuật nội soi, điều trị ung thư phổi; chỉ
định và quy trình phẫu thuật nội soi cắt u trung thất.
Cùng với đó, nhóm nghiên cứu cũng đã xuất bản một cuốn sách; đăng 6 bài báo
khoa học (vượt chỉ tiêu đặt ra); có 01 sáng kiến, cải tiến cấp Học viện quân y (vượt chỉ
tiêu đề ra); đào tạo 03 thạc sỹ, 01 nghiên cứu sinh.
Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, tất cả các sản phẩm của đề tài đã đã
đáp ứng được các mục tiêu đề ra, có sản phẩm hoàn thành nhiều hơn hợp đồng. Chất
lượng của các sản phẩm đạt yêu cầu phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Các thông tin (số
liệu) trong nghiên cứu tuy còn khiêm tốn nhưng có tính xác thực, bởi đề tài được tiến
hành ở một số cơ sở y tế chuyên khoa đầu ngành về bệnh hô hấp như Bệnh viện Phổi
Trung ương, Bệnh viện 103, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 108,... có đội ngũ cán bộ
chuyên sâu cùng các trang thiết bị hiện đại. Hội đồng đã nhất trí thông qua các kết quả
của đề tài và cho rằng những kết quả nghiên cứu đó có thể ứng dụng được ở các trung
tâm y tế có đầy đủ trang thiết vị và cán bộ y tế chuyên sâu.
\

Lão nông tái chế lốp cao su xuất khẩu ra nước ngoài
Lão nông được mệnh danh là "Vua tái chế cao su" đất Nam Định bởi có
những sản phẩm đã được góp mặt ở trời Tây.
Ông Nguyễn Lương Thông (SN 1959, quê Ý Yên, Nam Định) được người dân
trong vùng mệnh danh là "Vua tái chế cao su" bởi những sản phẩm tái chế của ông đã
được xuất ra tận nước ngoài.

15


Các sản phẩm cao su được tái chế tại xưởng của gia đình ông Thông


Các sản phẩm cao su của ông được tái chế từ các lốp xe ô tô đã bỏ đi để làm
giỏ đựng rác, gương treo tường, xô, chậu và những sản phẩm phục vụ sản xuất trong
các nhà vườn, nông trại….
Sau khi tách các lớp cao su từ lốp xe ô tô hỏng thành các mảnh là đến công
đoạn đo kích cỡ, thiết kế, lên mẫu hàng, quét sơn tạo màu sắc như mới cho sản phẩm.
Sau đó, ông Thông phơi khô hàng mẫu, bắn ghim và khâu sản phẩm. Công đoạn
cuối cùng mới là trang trí, bắn thêm quai xách hoặc quai cho từng loại khác nhau.
Hàng tháng, gia đình ông Thông chế tạo ra 20.000 sản phẩm.
Với mức giá nguyên liệu đầu vào trên thị trường dao động từ 3.500-4.500
đồng/kg lốp thường và 10.000 đồng/kg lốp đặc chủng và giá bán ra cả trăm nghìn đồng/
đôi, tùy loại, hàng năm gia đình ông thu nhập lên tới trên 12 tỷ đồng.
Ngoài ra, gia đình ông Thông còn kết hợp làm thêm các sản phẩm mây tre đan,
vốn là thế mạnh truyền thống của địa phương.

Ngoài tái chế cao su, ông Thông còn chế tác các sản phẩm kỹ nghệ.

16


Hiện nay, công ty gia đình ông Thông có hàng nghìn m2 nhà xưởng và đang mở
rộng thêm, làm cả sang nhiều lĩnh vực khác để xuất đi nước ngoài. Trước đây, mỗi
năm, gia đình ông xuất sang thị trường các nước khoảng 10.000 sản phẩm. Thời gian
gần đây, con số này đã lên tới 15-20.000 sản phẩm/tháng.
Xưởng sản xuất cao su của ông Thông đã tạo công ăn việc làm cho hơn 30 lao
động với mức lương từ 3-7 triệu đồng mỗi tháng. Những lao động trong gia đình ông
chủ yếu là người thân của các đồng đội nhập ngũ trước đây, mời về làm để tạo điều
kiện tăng thêm thu nhập.
Ông Thông chia sẻ, cơ duyên đến với sự nghiệp tái chế này bắt đầu rất tình cờ
khi có người tự giới thiệu thuộc Cty Thương mại Cánh đồng xanh, quận Phú Nhuận (TP

Hồ Chí Minh) tìm đến, đưa các mẫu sản phẩm đặt ông làm thử. Sản phẩm của ông
được khách hàng ưng ý và đem mẫu sản phẩm đi triển lãm Châu Âu vào năm 2007.
Với những thành quả đã đạt được, ông Thông tự tin rằng cơ sở sản xuất, tái chế
cao su của mình là số một miền Bắc hiện nay.
/>
Học trò làm hệ thống báo cháy tự động qua internet
Từ thực tế tình hình cháy nổ diễn ra liên tục trong đời sống, cậu học trò Lê Ngô
Duy Phong (học sinh lớp 12, Trường THPT Phú Bài, thị xã Hương Thủy, Thừa ThiênHuế) đã nảy ra ý tưởng và sáng chế thành công hệ thống báo cháy tự động qua
internet.

Lê Ngô Duy Phong kiểm tra những bộ phận bên trong thiết bị
Đề tài này đã đoạt nhiều giải cao tại các cuộc thi sáng tạo khoa học dành cho
học sinh cấp tỉnh và quốc gia. Trong đó, hệ thống báo cháy tự động qua internet này
vừa đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế;
17


giải khuyến khích cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2015;
giải ba Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXI năm 2015…

Lê Ngô Duy Phong cùng mẹ tại lễ trao giải cuộc thi Sáng tạo
thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2015
Duy Phong chia sẻ: “Thời gian qua, em thấy rất nhiều vụ cháy diễn ra liên tục.
Nhiều vụ cháy lớn do không được phát hiện kịp thời, không chỉ thiệt hại về vật chất mà
còn ảnh hưởng tính mạng con người. Vì thế, em đã ấp ủ ý tưởng sáng chế đề tài này”.
Theo Phong, thiết bị có 2 phần chính gồm thiết bị báo cháy và phần mềm báo
cháy. Hai bộ phận này kết nối với nhau qua internet, hoạt động theo vòng tuần hoàn
kín, thực hiện các lệnh kiểm tra điều kiện để phát hiện rò rỉ khí gas và có cháy. Thiết bị
báo cháy sẽ kiểm tra liên tục những chỉ số của môi trường như nhiệt độ, khí gas,
khói…

Khi phát hiện nồng độ khí gas vượt ngưỡng cho phép, thiết bị sẽ tự động báo
bằng còi và tự động khởi động quạt thông gió để đưa lượng khí gas ra ngoài môi
trường. Đồng thời, thiết bị cũng sẽ kiểm tra các chỉ số về lượng khói và nhiệt độ. Nếu
thông số vượt quá ngưỡng cho phép, thiết bị sẽ đưa ra báo động cho chủ nhà bằng còi
và thiết bị sẽ tự động gửi một lệnh đến phần mềm báo cháy. Phần mềm báo cháy sẽ

18


nhận lệnh và tự động định vị vị trí cháy, biểu diễn các thông số của môi trường đo được
ở địa điểm cháy. Như vậy, chỉ cần Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) kết nối với
phần mềm này thì sẽ dễ dàng phát hiện nơi đang xảy ra cháy và đến hiện trường chữa
cháy kịp thời.
Trong trường hợp hệ thống không được kết nối với internet, thiết bị sẽ tự động
khởi động module sim 900A, thực hiện gửi tin nhắn báo cháy kèm mã số đăng ký của
thiết bị đến Cảnh sát PCCC tỉnh.
“Tối đa trong vòng 3 giây, thiết bị sẽ chuyển file thông số môi trường đến phần
mềm báo cháy. Ngoài ra, thiết bị có thẻ nhớ sẽ lưu thông số đo được trong 24 giờ. Sau
một ngày, nếu thông số bình thường, thiết bị sẽ tự hủy thông số và đo mới ngày tiếp
theo. Vì thế, thiết bị như “chiếc hộp đen” sẽ góp phần giúp Cảnh sát PCCC tìm ra
nguyên nhân cháy nổ qua các thông số còn lưu được. Nếu sản xuất đại trà, kinh phí
hoàn thành cho một thiết bị chưa đến 1 triệu đồng”, Duy Phong cho biết.
Đề tài này đã được Cảnh sát PCCC tỉnh Thừa Thiên-Huế thẩm định và xác nhận
là sáng tạo hỗ trợ trong công tác phòng cháy chữa cháy, đảm bảo tính mới, tính khả thi
và khả năng ứng dụng cao trong đời sống nhân dân. Đồng thời, nó cũng có thể giúp đỡ
lực lượng Cảnh sát PCCC kiểm soát tình hình cháy nổ qua khả năng quản lý chặt chẽ,
khả năng tương tác cao của sản phẩm; giúp đánh giá trực quan các nguyên nhân trước
và sau cháy, hỗ trợ các công tác điều tra sau cháy.
Ngoài đề tài hệ thống báo cháy tự động qua internet, Duy Phong còn có 2 đề tài
khác; gồm: Hệ thống hỗ trợ thi Đường lên đỉnh Olympia và Pischool-Mạng xã hội

trường học cũng đoạt giải cao trong các cuộc thi sáng tạo trên lĩnh vực tin học.
Thầy Nguyễn Qúy Bảo, giáo viên chủ nhiệm của Lê Ngô Duy Phong, cho biết:
“Không chỉ là học sinh giỏi nhiều năm liền mà Duy Phong còn rất say mê sáng tạo khoa
học kỹ thuật và có nhiều đề tài tiêu biểu. Sáng tạo hệ thống báo cháy tự động qua
internet của Duy Phong rất có tính ứng dụng thực tế và được đánh giá cao qua các
cuộc thi sáng tạo”.
/>
Cải tiến bình phun thuốc trừ sâu bằng tay
Chiếc máy này nhỏ nhẹ, chạy bằng điện tích trong ắc quy, không phải dùng tay
bơm, công suất sử dụng cao, giá thành rẻ hơn so với các máy phun bán trên thị
trường”, ông Nguyễn Văn Hưởng, ở thôn Yên Sơn, xã Yên Quang (Nho Quan - Ninh
Bình), người sáng chế máy phun thuốc trừ sâu chạy bằng ắc quy, cho biết.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, ông Hưởng luôn thấu hiểu nỗi vất vả của
người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Nhận thấy các loại
máy móc nông nghiệp về cơ bản khá to và khó sử dụng nên sau nhiều lần nghiên cứu,
ông sáng chế ra chiếc máy phun thuốc trừ sâu để sử dụng trên chính mảnh ruộng của
gia đình, đem lại hiệu quả cao, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Chiếc máy phun thuốc trừ sâu của ông Hưởng có cấu tạo đơn giản, dễ làm, tiện
lợi cho người sử dụng. Máy nặng hơn 2kg, tổng chi phí khoảng 900.000 đồng (sử dụng
thiết bị mới). Nếu sử dụng lại các thiết bị cũ thì tổng chi phí chế tạo của máy chỉ khoảng
400.000 - 500.000 đồng.
Máy gồm có 1 ắc quy 12V, vỏ bình 10 lít hoặc 18 lít tùy loại và một cần phun dài
1,8m. Ông Hưởng cho biết: “Ắc quy có thể mua hoặc dùng lại từ ắc quy xe máy để tiết

19


kiệm chi phí”. Trong vỏ bình phun thuốc trừ sâu có củ hút và một bộ đẩy để tạo khí nén
như máy bơm. Giữa ắc quy và bình phun có một công tắc nối trực tiếp vào ắc quy và
máy nén. Khi phun thuốc, chỉ cần ấn công tắc là máy tự động phun, không cần phải

dùng bơm tay. Đặc biệt, chiếc cần phun thuốc dài tới 1,8m nên có thể vươn tới diện tích
xa, người phun không phải di chuyển nhiều. Do bình khí nén mạnh hơn chục lần so với
các loại máy phun trên thị trường nên độ phun rộng hơn, thuốc sẽ không bay vào gần
người. Máy phun này có thể sử dụng liên tục từ 4 - 5 giờ, phun liên tục từ 10 - 12 bình.

Khi được hỏi về chất lượng của máy, ông Hưởng cho biết: “Chiếc máy này tôi
dùng đã 4 năm rồi mà vẫn chưa hỏng dù chỉ sử dụng lại đồ cũ”.
Hiện, chiếc máy phun thuốc trừ sâu của ông Hưởng được nhiều nông dân trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình đặt mua vì giá thành rẻ, không tốn công sức và đặc biệt là mang
lại hiệu quả cao. Đây là một trong những sáng chế mới mang lại lợi ích thiết thực cho
nông dân, cần được khuyến khích phát triển.


Việt Nam nghiên cứu thành công máy tạo ra điện từ rác
Công ty H-T Giang San (thuộc Tập đoàn Nghê Tử) vừa tổ chức lễ ra mắt máy
tạo ra điện từ lò đốt rác tự nhiên. Sản phẩm do các kỹ sư của Việt Nam phối hợp với
một số kỹ sư Mỹ nghiên cứu thành công.
Đây là máy có thể đốt tất cả các loại rác có độ ẩm lên đến 70% mà không cần
phân loại rác tại nguồn. Máy xúc chỉ cần đưa rác vào hệ thống tiếp nhận, hệ thống này
sẽ đốt tạo ra một nguồn nhiệt rất lớn tiêu hủy toàn bộ rác. Khí từ lò đốt rác kết hợp với
khí hydro (do máy tạo khí hydro) tạo ra khí metan. Khí metan sẽ được chuyển hóa
thành khí DME. Khí DME sẽ chuyển thành điện năng. Ngoài ra chất rỉ rác có thể tạo
thành than sinh học để đốt hoặc cải tạo đất. Ước tính một máy đốt rác có công suất đốt
rác nhỏ nhất 100kg rác/giờ sẽ phát ra lượng điện tương ứng khoảng 20kWh điện năng.
Đặc biệt, toàn bộ quá trình xử lý rác không tạo ra khói và hơi nước ngưng tụ nên
không gây độc hại. Máy cũng không sử dụng nước sạch để đốt rác nên không phải tiêu
tốn nước. Theo các kỹ sư của Công ty H-T Giang San, đây là điểm ưu việt hơn các lò
đốt rác tạo ra điện ở các nước châu Âu. Ngoài ra, máy còn có giá thành rẻ hơn các
máy đốt rác trên thế giới khoảng 70%. Theo Công ty H-T Giang San, dự kiến một máy
đốt rác có công suất đốt 300 tấn rác/ngày, giá khoảng 10 triệu USD, còn các máy có

công suất thấp hơn thì giá thành thấp hơn.
Ông Huỳnh Văn Hòa , Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty H-T Giang San, cho
biết: “Hiện nay, công ty có thể lắp ráp máy đốt rác lên đến 12 tấn rác/giờ. Vừa qua,
công ty đã ký hợp đồng lắp ráp cho Philippines và Trung Quốc, mỗi nước một máy. Dự
kiến sắp tới công ty sẽ lắp thêm 9 máy cho Philippines. Ngoài ra, một số nước ở châu
Phi và Đông Nam Á đang thảo luận với công ty ký hợp đồng lắp rắp khoảng 15 máy”.


20



×