Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đặc điểm kết học, nghĩa học, dụng học của thành ngữ tiếng Việt trên báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.15 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
………………*………………

PHẠM THỊ THOAN

ĐẶC ĐIỂM KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC
CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
TRÊN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 62.22.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội - 2016


Công trình được hoàn thành tại
Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Thị Lương
2. GS, TS. Đỗ Việt Hùng

Phản biện 1: GS, TS. Nguyễn Thiện Giáp
Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG HN
Phản biện 2: PGS, TS. Vương Toàn
Viện Thông tin, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam
Phản biện 3: PGS, TS. Hà Quang Năng
Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Phạm Thị Thoan (2011), “Việc sử dụng thành ngữ, tục
ngữ trong ngôn ngữ báo chí ngành Công an”, Ngôn ngữ và đời
sống, (9).
2. Phạm Thị Thoan (2011), “Bước đầu tìm hiểu việc sử dụng
chất liệu văn học trong ngôn ngữ báo chí ngành Công an đầu thế kỷ
XXI”, Ngôn ngữ, (8), tr. 61 - 69.
3. Phạm Thị Thoan (2013), Bước đầu tìm hiểu thành ngữ
tiếng Việt trên Báo Công an nhân dân ở bình diện kết học, Kỷ yếu
hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc năm 2013, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
4. Phạm Thị Thoan (2015), Một số nét văn hóa của người
Việt qua thành ngữ tiếng Việt (trên Báo Công an nhân dân), Từ
điển học và bách khoa thư, (4), tr. 41 – 47.
5. Phạm Thị Thoan (2016), Thành ngữ tiếng Việt trên báo
Công an nhân dân từ góc nhìn lập luận, Từ điển học và bách khoa
thư, (1), tr. 61 – 68.


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Ngôn ngữ là hệ thống các ký hiệu đặc biệt được con người sử
dụng để giao tiếp và nhận thức về thế giới. Với tư cách là đơn vị tương
đương với từ, thành ngữ biểu hiện rõ nét nhất đặc thù dân tộc của ngôn
ngữ. Thành ngữ tiếng Việt (TNTV) không phải là ngoại lệ. Đó là kho báu
kết tinh, ẩn chứa mạch ngầm văn hóa độc đáo của dân tộc. Bởi vậy, nó
luôn là một vấn đề hấp dẫn, lý thú đối với những người say mê nghiên cứu
ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.
1.2. TNTV là đơn vị ngôn ngữ hấp dẫn như vậy nên từ lâu nó đã trở
thành đối tượng nghiên cứu không chỉ của ngôn ngữ học mà còn của nhiều
ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu TNTV đa
phần dừng lại ở việc nghiên cứu thành ngữ trong hệ thống mà chưa nhiều
nghiên cứu thành ngữ trong hoạt động trên một phạm vi cụ thể. Đặc biệt,
nghiên cứu TNTV trên ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học của ngôn ngữ
học chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu.
1.3. Báo Công an nhân dân (CAND) là cơ quan ngôn luận của lực lượng
vũ trang với phạm vi phát hành rộng và số lượng phát hành lớn. TNTV trên
các ấn phẩm Báo CAND xuất hiện với tần xuất lớn và có vai trò quan trọng trong
việc thể hiện hình thức cũng như biểu đạt nội dung ý nghĩa của Báo CAND. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về thành ngữ trên Báo
CAND trên góc nhìn tổng thể, đa chiều của lí thuyết ba bình diện ngôn ngữ (kết
học, nghĩa học, dụng học).
Do vậy, luận án chọn đề tài: “Đặc điểm kết học, nghĩa học, dụng học
của thành ngữ tiếng Việt trên Báo Công an nhân dân” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận án hướng tới mục đích chỉ ra đặc điểm kết
học, nghĩa học, dụng học của TNTV trên Báo CAND. Để thực hiện mục đích
đó, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Khảo sát, thống kê, phân loại TNTV trên các ấn phẩm Báo CAND đầu
thế kỉ XXI (từ năm 2000 – 2015) ở ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học.

- Hệ thống hóa những tiền đề lý luận được chọn làm cơ sở lý luận
cho đề tài như: lý thuyết về TNTV, lý thuyết ba bình diện của ngôn ngữ,
sơ lược về phong cách ngôn ngữ báo chí (NNBC).
- Chỉ ra đặc điểm về khả năng kết hợp trong cấu trúc ngữ pháp của TNTV
trên Báo CAND qua đặc điểm kết hợp bên trong của những thành ngữ có cấu trúc
nguyên thể và cấu trúc biến thể. Chỉ ra các chức năng ngữ pháp của TNTV trên


2
Báo CAND qua khả năng kết hợp bên ngoài của TNTV với các đơn vị ngôn ngữ
khác khi tham gia vào cấu tạo câu.
- Làm rõ các đặc trưng ngữ nghĩa (nghĩa biểu trưng, nghĩa tình thái)
của TNTV trên Báo CAND.
- Làm rõ vai trò, giá trị, tác dụng của TNTV từ góc nhìn của lý thuyết lập luận
và nghĩa hàm ẩn. Chỉ ra đặc điểm riêng của TNTV khi sử dụng trên Báo CAND.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là TNTV trên Báo CAND qua 4 ấn phẩm:
CAND, Văn nghệ Công an (VNCA), An ninh thế giới (ANTG), Cảnh sát toàn cầu
(CSTC).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận án nghiên cứu đặc điểm của TNTV trên ba bình
diện kết học, nghĩa học, dụng học.
- Về nguồn ngữ liệu khảo sát: luận án đã thu thập TNTV trên Báo
CAND đầu thế kỷ XXI qua bốn ấn phẩm của Báo CAND: CAND,
ANTG, VNCA, CSTC đầu thế kỷ XXI (2000 – 2015).
- Về nguồn từ điển để nhận diện TNTV được thống kê trên Báo
CAND: luận án căn cứ vào những cuốn từ điển sau: Thành ngữ tiếng Việt
của Nguyễn Lực – Lương Văn Đang, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.
Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, Nxb Giáo dục,

Hà Nội, 1995. Phần “Sưu tập và phân loại thành ngữ tiếng Việt”trong
cuốn “Thành ngữ học tiếng Việt” của Hoàng Văn Hành, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được tiến hành nghiên cứu trên các phương pháp, thủ pháp
nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học sau: phương pháp hệ thống, phương pháp
miêu tả và phân tích ngữ cảnh; thủ pháp thống kê, phân loại và so sánh.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về lí luận: Luận án góp phần bổ sung thêm các kết quả nghiên
cứu về đặc điểm của TNTV trên ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng
học. Thành công của luận án cũng là một minh chứng cho tính đúng đắn
và hiệu quả của lý thuyết ba bình diện khi được vận dụng vào nghiên cứu
một đối tượng ngôn ngữ cụ thể.
5.2 Về thực tiễn: Luận án đã chỉ ra đặc điểm của TNTV trên ba bình
diện kết học, nghĩa học, dụng học cũng như vai trò, giá trị của chúng khi sử
dụng trên Báo CAND. Bởi vậy có thể xem luận án như một tài liệu tham khảo
hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy và sử dụng TNTV.


3
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết. Chương 2:
Đặc điểm kết học của TNTV trên Báo CAND. Chương 3: Đặc điểm nghĩa học
của TNTV trên Báo CAND. Chương 4: Đặc điểm dụng học của TNTV trên
Báo CAND.
Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Dẫn nhập
Trong chương này, luận án trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu

thành ngữ; những vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài làm cơ sở cho việc
giải quyết các nội dung ở những chương sau, đó là: lý thuyết về TNTV, lý thuyết ba
bình diện của ngôn ngữ học và phong cách NNBC.
1.2 Tình hình nghiên cứu thành ngữ
Luận án tổng quan tình hình nghiên cứu thành ngữ trên ba phạm vi:
- Những công trình nghiên cứu thành ngữ ở Việt Nam của các nhà Việt ngữ
học qua hai giai đoạn trước năm 1945 và sau năm 1945 đến nay.
- Những công trình nghiên cứu về TNTV trên Báo CAND.
1.3. Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ
1.3.1. Vấn đề khái niệm thành ngữ
Mỗi nhà nghiên cứu đều có một cách nhìn nhận riêng về khái niệm thành ngữ
nhưng đều gặp nhau ở một điểm: coi thành ngữ là cụm từ cố định, có sẵn. Trên cơ sở
đó, luận án lấy quan điểm của Hoàng Văn Hành làm cơ sở xác định khái niệm thành
ngữ: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn
chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc
biệt là trong khẩu ngữ.”
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác
Phân biệt thành ngữ với các đơn vị lân cận như: từ ghép, cụm từ tự do và tục
ngữ, luận án không đặt mục tiêu xác định ranh giới giữa thành ngữ với các đơn vị lân
cận đó mà xem đó là hệ thống, là cơ sở lý luận để xác định, nhận diện TNTV nói
chung và TNTV trên Báo CAND nói riêng.
1.3.3. Phân loại thành ngữ
Luận án hệ thống ba tiêu chí và cách phân loại của các nhà nghiên cứu:
phân loại thành ngữ theo tính chất của từ, phân loại thành ngữ theo cấu trúc,
phân loại thành ngữ theo tu từ học. Luận án chấp nhận quan điểm phân loại
thành ngữ của Hoàng Văn Hành và Nguyễn Công Đức là chia thành ngữ
thành ba loại cụ thể: thành ngữ so sánh, thành ngữ đối và thành ngữ thường.


4

1.3.4. Đặc điểm của thành ngữ
Luận án hệ thống các quan điểm nghiên cứu về đặc điểm của TNTV
trên 3 phương diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng.
1.3.4.1. Về đặc điểm ngữ pháp của thành ngữ
Tiếp thu quan điểm của Hoàng Văn Hành cho rằng tính cố định của thành
ngữ vừa là nguyên tắc lại vừa có tính mềm dẻo làm cơ sở để khi xem xét đặc
điểm kết học của TNTV trên Báo CAND, luận án tập trung xem xét những kết
hợp nguyên thể và kết hợp biến thể trong cấu trúc của thành ngữ, đồng thời xem
xét khả năng kết hợp của thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác khi tham gia
cấu tạo câu.
1.3.4.2. Về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ
Luận án hệ thống bốn đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ đó là: tính thành
ngữ, tính biểu trưng, tính dân tộc và tính biểu cảm và xem đây là cơ sở để khi
xem xét đặc điểm nghĩa học của TNTV trên Báo CAND, luận án lựa chọn xem
xét nghĩa tình thái và nghĩa biểu trưng của thành ngữ.
1.3.4.3. Về đặc điểm ngữ dụng của thành ngữ
Các nhà Việt ngữ học khi xem xét thành ngữ từ bình diện ngữ dụng đã đặc
biệt quan tâm tới những vấn đề biến thể và văn hóa. Tuy nhiên, các bình diện của
ngữ dụng như: giao tiếp, hành động ngôn ngữ, lập luận, hàm ẩn, chiếu vật, chỉ
xuất… chưa được đi sâu tìm hiểu. Bởi vậy, khi xem xét đặc điểm dụng học của
TNTV trên Báo CAND, luận án chọn góc nhìn từ lý thuyết lập luận và nghĩa hàm
ẩn làm cơ sở nghiên cứu.
1.4. Khái quát về ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học
Luận án lấy quan điểm của Charles William Morris làm cơ sở, xác định
khái niệm kết học, nghĩa học, dụng học: kết học (quan hệ giữa tín hiệu với tín
hiệu); nghĩa học (quan hệ của tín hiệu với cái được biểu đạt); dụng học (quan
hệ của tín hiệu với người dùng).
1.4.1. Bình diện kết học
Trên cơ sở khái niệm kết học (syntax, syntaxe) là phương diện liên kết tín
hiệu với tín hiệu để tạo ra một thông điệp, luận án xác định xem xét đặc điểm kết

học của TNTV trên Báo CAND là xem xét sự kết hợp của các yếu tố trong cấu
trúc của thành ngữ và sự kết hợp bên ngoài của thành ngữ với các đơn vị ngôn
ngữ khác khi tham gia vào cấu tạo câu.
1.4.2. Bình diện nghĩa học
Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu: Nghĩa học (semantics, sémantique) là
phương diện của những quan hệ giữa tín hiệu với hiện thực được nói tới trong thông điệp.


5
Luận án xem đây là cơ sở để tiếp cận đặc điểm nghĩa học của TNTV trên Báo CAND trên
các phương diện nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái và nghĩa biểu trưng.
1.4.2.1. Nghĩa miêu tả (nghĩa biểu hiện)
Nghĩa miêu tả (nghĩa sự vật) phản ánh sự việc, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính
chất,… ngoài thực tế khách quan được đưa vào ngôn ngữ. Do nghĩa của thành ngữ không
phải là nghĩa đen của các yếu tố cấu thành cộng lại mà là nghĩa bóng, nghĩa toàn khối mang
tính biểu cảm và hình tượng, biểu trưng cao nên luận án không đi vào xem xét nghĩa miêu tả
của thành ngữ mà xem đây là cơ sở lý thuyết để đối chiếu với nghĩa gốc, nghĩa trực tiếp của
thành ngữ trong hệ thống và sự chuyển nghĩa của thành ngữ khi hoạt động.
1.4.2.2. Nghĩa biểu trưng
Nghĩa biểu trưng là toàn bộ những ý nghĩa, khái niệm được khái quát
từ hình ảnh, sự vật, sự việc cụ thể được miêu tả và nhắc tới. Thành ngữ là đơn
vị định danh của ngôn ngữ song lại là đơn vị định danh bậc hai. Theo đó, lớp
nghĩa chính mà thành ngữ hướng tới không phải là lớp nghĩa đen mà là lớp
nghĩa bóng - nghĩa biểu trưng. Thành ngữ lấy những vật thực, việc thực để
biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động, tình thế… phổ biến, khái
quát. Do đó, nghiên cứu đặc điểm nghĩa học của TNTV trên Báo CAND, luận
án lựa chọn xem xét nghĩa biểu trưng của TNTV và vai trò, tác dụng của
chúng trong hoạt động.
1.4.2.3. Nghĩa tình thái
Nghĩa tình thái là thái độ hay quan hệ giữa người nói với người nghe; thái độ

hay quan hệ giữa người nói với nội dung sự tình được phản ánh. TNTV là đơn vị ngôn
ngữ mang tính biểu cảm cao. Trong mỗi TNTV bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình
giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán thành; hoặc là chê bai khinh rẻ; hoặc là ái
ngại, xót thương…. Do đó, nghiên cứu đặc điểm nghĩa học của TNTV trên Báo CAND,
luận án lựa chọn xem xét nghĩa tình thái của TNTV khi hoạt động trên Báo CAND và
giá trị, tác dụng của chúng.
1.4.3. Bình diện dụng học
Dụng học (pragmatics, pragmatique) nghiên cứu mối quan hệ giữa tín
hiệu với người dùng, giữa tín hiệu với việc sử dụng tín hiệu trong các tình
huống cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung vào hai vấn đề
cơ bản của ngữ dụng học có liên quan đến TNTV trên Báo CAND - đối tượng
nghiên cứu của luận án là: lập luận và nghĩa hàm ẩn.
1.4.3.1. Lập luận
Luận án chấp nhận quan điểm của Đỗ Hữu Châu (2001): “Lập luận là đưa ra
những lí lẽ nhằm dẫn dắt đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà
người nói muốn đạt tới.” Xem xét TNTV trên Báo CAND dưới góc nhìn của lý
thuyết lập luận, luận án chỉ ra vị trí, chức năng, vai trò, tác dụng của thành ngữ khi
tham gia lập luận và biểu đạt nội dung Báo CAND.


6
1.4.3.2. Nghĩa hàm ẩn
Luận án trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đến nghĩa hàm ẩn như: tiền
giả định và hàm ngôn. Luận án xác định đây là cơ sở lý luận khi xem xét đặc điểm dụng
học của TNTV trên Báo CAND từ phương diện nghĩa hàm ẩn.
1.5. Sơ lược về ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ Báo CAND
1.5.1. Sơ lược về ngôn ngữ báo chí
Hệ thống hóa quan điểm của các nhà nghiên cứu về NNBC, luận án xác
định ba đặc trưng cơ bản của NNBC và xem đó là cơ sở lý luận để xem xét đặc
điểm kết học, nghĩa học, dụng học của TNTV trên Báo CAND đó là: Tính thông tin

thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn.
1.5.2. Sơ lược về ngôn ngữ Báo CAND
Ngôn ngữ Báo CAND trước hết chịu sự chi phối chung của đặc điểm NNBC. Để
đạt được tiêu chí gắn gọn, súc tích mà truyền tải được hàm lượng thông tin cao, Báo
CAND đã ưu tiên lựa chọn TNTV làm phương tiện biểu đạt nội dung. Cách lựa chọn đơn
vị ngôn ngữ đặc biệt, ngắn gọn và hàm súc như thành ngữ đã giúp cho ngôn ngữ Báo
CAND thêm cô đọng, hàm súc, mà vẫn đảm bảo được hàm lượng thông tin, có giá trị biểu
đạt cao, đáp ứng yêu cầu của độc giả.
1.6. Hướng nghiên cứu của luận án
Thứ nhất: Ở bình diện kết học, luận án đi sâu tìm hiểu khả năng kết hợp của
TNTV trong chính cấu tạo nội bộ của bản thân thành ngữ và khả năng kết hợp của
thành ngữ với các yếu tố khác trong câu. Khi kết hợp với các yếu tố khác, các thành
phần khác ở trong câu, bản thân thành ngữ sẽ có một vị trí, một chức năng cụ thể. Bởi
vậy, tìm hiểu khả năng kết hợp bên ngoài của thành ngữ chính là tìm hiểu vị trí, chức
năng ngữ pháp của thành ngữ ở trong câu.
Thứ hai: Ở bình diện nghĩa học, về mặt lý thuyết của thành ngữ thì nghĩa
của thành ngữ được các nhà nghiên cứu chỉ ra bốn đặc điểm cơ bản là: tính thành ngữ,
tính dân tộc, tính biểu trưng và tính biểu cảm. Luận án đi sâu tìm hiểu hai loại nghĩa là
nghĩa biểu trưng và nghĩa tình thái (tính biểu trưng và tính biểu cảm của thành ngữ).
Thứ ba: Ở bình diện dụng học, do bản chất của ngữ dụng là sự thống hợp
của các lĩnh vực ngữ âm – âm vị học, cú pháp học, ngữ nghĩa học, vì thế phạm vi
nghiên cứu của ngữ dụng học rất rộng, bao gồm: chiếu vật, chỉ xuất; hành động (hành
vi ngôn ngữ); lập luận, hội thoại, hiển ngôn và hàm ngôn… Trong phạm vi tư liệu
khảo sát, luận án chỉ đi sâu tìm hiểu TNTV trên Báo CAND từ góc nhìn của lý thuyết
lập luận và nghĩa hàm ẩn.
Để thực hiện hướng nghiên cứu trên, luận án đã tiến hành thống kê, phân
loại thành ngữ theo mục đích nghiên cứu. Kết quả phân loại của luận án được
minh chứng qua 47 phụ lục phân loại TNTV trong 191 trang phụ lục kèm theo và
05 bảng thống kê số liệu các chủ đề nghĩa tình thái đánh giá, so sánh mối tương
quan giữa các chủ đề nghĩa tình thái đánh giá trong luận án.



7
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KẾT HỌC CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
TRÊN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
2.1. Dẫn nhập
Ở chương này, khi nghiên cứu đặc điểm kết học của TNTV trên Báo CAND, luận
án xem xét đặc điểm kết hợp bên trong và kết hợp bên ngoài của chúng.
2.2. Đặc điểm cấu trúc của TNTV trên Báo CAND
Trên cơ sở định hướng phân loại TNTV theo bình diện kết học đã nêu
trong chương 1, luận án phân loại 705 TNTV và thu được kết quả 584/705 =
83% thành ngữ cấu trúc có kết hợp nguyên thể, 121/705 = 17% thành ngữ cấu
trúc có kết hợp biến thể. Trong 584/584 thành ngữ có kết hợp nguyên thể
tương ứng với tỷ lệ 100%, có: thành ngữ đối 318/584 = 54,5%; thành ngữ
thường 213/584 = 36,5% ; thành ngữ so sánh 52/584 = 9%.
2.2.1. Đặc điểm cấu trúc nguyên thể của thành ngữ
Đặc điểm kết hợp của TNTV có cấu trúc bình thường (nguyên thể) được luận án
xem xét ở ba loại: thành ngữ đối, thành ngữ thường và thành ngữ so sánh.
2.2.1.1. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ đối
Luận án thu được 318/318 = 100% TNTV có cấu trúc đối. Luận án đã
tiến hành phân tích các ngữ cảnh có sử dụng thành ngữ đối theo các dạng thức
và nhận thấy:
- Thành ngữ đối dạng A và B; x và y cùng trường nghĩa chiếm số lượng
và tỷ lệ cao nhất 229/318 = 72% tổng số thành ngữ đối. Tính chất đối của các
đơn vị thành ngữ có các yếu tố cùng trường nghĩa tạo nên sự đối xứng nhịp
nhàng và tạo nhịp điệu cho câu văn, làm cho câu văn thêm gợi hình, gợi cảm.
- Chiếm 81/318 = 25,5% các đơn vị thành ngữ đối trong kết quả khảo sát,
thành ngữ đối dạng AxAy có tác dụng nhấn mạnh vấn đề cần đề cập đến trong mỗi
câu văn nói riêng và văn bản báo chí trên Báo CAND nói chung.

Chiếm tỷ lệ 8/318 = 2,5% các đơn vị thành ngữ đối nhưng các yếu tố
đối xứng trong thành ngữ đối có trục đối xứng là thành tố lẻ luôn trong trạng
thái vận động để nhấn mạnh vấn đề cần đề cập tới.
2.2.1.2. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ thường
Đây là loại thành ngữ không có kết cấu đối xứng, do được cấu tạo giống như
những cấu trúc ngữ pháp bình thường nên còn gọi là thành ngữ thường. Luận án đã
tiến hành phân loại thành ngữ thường và thu được kết quả, có 213/584 = 36,5% thành
ngữ cấu trúc có kết hợp nguyên thể. Trong 213/213= 100% thành ngữ thường trên
Báo CAND, có 2 dạng thành ngữ thường là: thành ngữ là một cụm từ chính – phụ
(một tổ hợp từ) cố định (nhóm thành ngữ này được cấu tạo bởi ba cụm từ chủ yếu
thuộc quan hệ chính phụ là: cụm danh từ (CDT), cụm động từ (CĐT), cụm tính từ
(CTT) và thành ngữ là một cụm chủ - vị (C – V). Kết quả thống kê, phân loại như sau:


8
CDT: 68/213 = 32%; CĐT: 107/213 = 50,2%; CTT: 19/213 = 8,9%; Cụm C – V:
19/213 = 8,9%.
- Những thành ngữ có cấu tạo là một CDT như: áo gấm đi đêm, áo
rách gá vai, con dao hai lưỡi, nước mắt cá sấu,… thường vắng mặt phần phụ
trước và chủ yếu là thành ngữ 4 yếu tố. Kiểu thành ngữ này chứa thành phần
hạn định miêu tả và thường là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với cuộc
sống và quan điểm thẩm mỹ của người Việt nên nó không chỉ có tính gợi cảm
cao mà còn chứa đựng sắc thái khen, chê, quan điểm nhận xét, đánh giá rõ rệt.
- Những thành ngữ có cấu tạo là CĐT như: vuốt râu hùm, xúc đất đổ
đi, té nước theo mưa, treo đầu dê bán thịt chó.... Khi sử dụng những thành
ngữ là CĐT, người viết không chỉ giúp cho câu văn, văn bản Báo CAND trở
nên ngắn gọn mà còn hàm súc, truyền tải được hàm lượng thông tin cao qua
việc khái quát các hành động của nhân vật bằng thành ngữ.
- Những TNTV là CTT trên Báo CAND như: chân chỉ hạt bột, đắt xắt
ra miếng,… không chỉ góp phần tạo cho câu văn sự ngắn gọn, hàm súc mà

còn bộc lộ được thái độ, tình cảm của người viết.
- Những thành ngữ có cấu trúc là một cụm C – V trên Báo CAND như:
cáo mượn oai hùm, cọc đi tìm trâu, cơm chan nước mắt, gà trống nuôi con, mỡ
để miệng mèo, mèo khóc chuột, ngựa quen đường cũ…. đã góp phần làm tăng
tính khái quát của câu văn, dù ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo được hàm lượng
thông tin cần truyền tải.
2.1.1.3. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh
Thành ngữ so sánh là tổ hợp từ cố định, bền vững, bắt nguồn từ phép so
sánh với ý nghĩa biểu trưng như: đều như vắt chanh, nhẹ tựa lông hồng, như cá
gặp nước,…
Thành ngữ so sánh trên Báo CAND bao gồm 2 dạng: Dạng đầy đủ (A như B),
dạng tỉnh lược A (như B). Dạng tỉnh lược từ so sánh “như” (AB), không xuất hiện trên
Báo CAND. Trong 52/52 đơn vị thành ngữ so sánh tương ứng với tỷ lệ 100% thành
ngữ so sánh, có 31/52 = 59,6% thành ngữ so sánh ở dạng so sánh đầy đủ (A như B),
21/52 = 40,4% thành ngữ ở dạng so sánh tỉnh lược (A) như B. Sử dụng các thành ngữ
có cấu trúc so sánh đã gợi ra nhiều liên tưởng làm cho ý nghĩa câu văn trên Báo CAND
thêm sinh động và hấp dẫn hơn.
2.2.2. Đặc điểm cấu trúc biến thể của thành ngữ
Những TNTV trong cấu trúc có sự kết hợp của các yếu tố không tuân theo
trật tự logic về cấu trúc, ngữ nghĩa đã được xác định trong từ điển một cách bình
thường được xem là thành ngữ biến thể. Chẳng hạn: ăn cây nào, rào cây đó; ăn
cây táo, rào cây sung; ăn tùy nơi, chơi tùy ví; bán giời không văn tự; đồng tiền
tương ứng; khác một li, đi một đời; nhắm mắt buông đời;…
Phân loại 705 TNTV trên Báo CAND đầu thế kỷ XXI, luận án thu được
121/705 = 17% thành ngữ biến thể. Trong 121/121 = 100% thành ngữ biến thể,


9
theo quan điểm phân loại thành ngữ biến thể của Trịnh Đức Hiển, tỷ lệ các dạng
biến thể của TNTV trên Báo CAND như sau: tách thành ngữ thành hai vế: 23/121 =

19%; chỉ sử dụng một vế chính: 27/121 = 22,3%; lược bớt thành tố: 7/121 = 5,7%;
thay thế thành tố: 55/121 = 46%; đảo vị trí các vế, các thành tố: 9/121 = 7%.
2.2.2.1. Tách thành ngữ thành hai vế
Trong dạng kết hợp biến thể tách thành ngữ thành hai vế với tỷ lệ 23/23
= 100%, trên Báo CAND có những dạng thức sau: (1) AxBy → Ax m By:
19/23 = 82,5%; (2) AxBy → Vì Ax nên By: 3/23 = 13,2%; (3) AxBy → Anx
+liên từ/giới từ + Bmy: 1/23 = 4,3%.
Đây là một phương thức được sử dụng phổ biến trên Báo CAND. Việc tách thành
ngữ thành hai vế bằng cách thêm một số thành tố vào giữa kết cấu của thành ngữ đã mở rộng
cấu trúc của thành ngữ nhưng không hề ảnh hưởng đến ý nghĩa của thành ngữ mà còn có tác
dụng làm rõ và nhấn mạnh ý nghĩa của thành ngữ trong văn cảnh, bởi trong trí nhớ của cộng
đồng người Việt, thành ngữ dạng nguyên thể vẫn tồn tại như nó vốn có.
2.2.2.2. Chỉ sử dụng một vế chính
Đây là trường hợp người viết chỉ sử dụng một vế chính của thành ngữ, còn vế kia
bỏ ngỏ. Hiện tượng này thường xảy ra với những TNTV trên Báo CAND mà kết cấu của
thành ngữ là một cụm C - V (một cấu trúc hoàn chỉnh, giống như tục ngữ) diễn đạt tương
đối trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Dạng biến thể chỉ sử dụng một vế chính của thành ngữ
chiếm 27/121 = 22,3% các đơn vị thành ngữ biến thể trên Báo CAND nói chung. Trong
27/27 = 100% thành ngữ biến thể chỉ sử dụng một vế chính, luận án phân thành các dạng
thức sau: (1) AxBy → Ax: 20/27 = 70%; (2) AxBy→A’x: 1/27 = 3,7%; (3) AxBy→By:
5/27 = 18,6%; (4) AxBy→ Bmy: 1/27 = 3,7%.
Phương thức biến thể này có tác dụng tăng liên tưởng và gợi nhớ ở
người đọc, người nghe. Tuy tuân theo quy luật “tiết kiệm” ngôn ngữ nhưng vế
“để trống” của thành ngữ lại là phần “mở” để người đọc, người nghe tự do
phát triển liên tưởng theo ý mình.
2.2.2.3. Lược bớt thành tố
Dạng thức biến thể này có các thành ngữ: cờ đến tay thì phất, không ai phù
suy, hai tay trắng, ghen mù quáng, ngậm bồ hòn, hùm thiêng khi đã sa cơ, nói bóng
gió, sự khởi đầu nan,..... Luận án phân loại chúng thành 4 dạng thức: (1) AxBy
→Ax0y: 2/7 = 28,5%; (2)AxBy → A0By: 2/7 = 28,5%; (3) AxBy→AxB0: 2/7 =

28,5%; (4) AxBy→0xBy: 1/7 = 14,5%.
Hầu hết những thành ngữ được lược bớt các thành tố được dùng ở các tiêu đề
và “tít” phụ trong bài báo. Việc lược bớt các thành tố trong thành ngữ khiến cho thành
ngữ trở nên gọn gàng hơn mà vẫn đảm bảo được tính cân đối của cấu trúc. Đặc biệt,
sau khi lược bớt thành tố, thành ngữ có ý nghĩa khái quát hơn so với thành ngữ gốc
nhờ sự liên tưởng của người đọc.


10
2.2.2.4. Thay thế thành tố
Qua khảo sát, luận án thu được 55/121 = 46% thành ngữ dạng biến thể
thay thế trên tổng số thành ngữ biến thể nói chung. Các dạng thức biến thể thay
thế được luận án phân loại theo tỷ lệ như sau: (1) AxBy → AxBy’: 16/55 = 29%;
(2) AxBy → Ax(By)’: 8/55 = 14,5%; (3) AxBy →Ax’By: 12/55 = 20,5%; (4)
AxBy → (Ax)’By: 3/55 = 5,4%; (5) AxBy → Ax’By’: 7/55 = 12,7%; (6) AxBy
→ AxB’y: 5/55 = 7,8%; (7) AxBy →Ax’(By)’: 1/55 = 1,8%; (8) AxBy→A’xBy:
2/55 = 3,6%; (9) AxBy →(Ax)’(By)’: 1/55 = 1,8%.
Qua phân tích ngữ cảnh 9 dạng thức thay thế của thành ngữ biến thể nêu
trên, luận án thấy rằng, khi thay thế thành tố đã có trong thành ngữ bằng một
thành tố khác, nghĩa của thành ngữ biến thể có thể giữ nguyên hoặc thay đổi tùy
thuộc vào thành tố mới được thay thế.
Trường hợp nghĩa của thành ngữ biến thể vẫn giữ nguyên hoặc thay
đổi ít. Trường hợp này thường gặp ở các dạng thức thay thế: AxBy → AxBy’,
AxBy → Ax(By)’, AxBy →Ax’By, AxBy → (Ax)’By, AxBy → Ax’By’,
AxBy → AxB’y, AxBy→A’xBy.
Trường hợp nghĩa của thành ngữ biến thể khác hẳn nghĩa của thành
ngữ cũ. Trường hợp này thường gặp ở các dạng thức: AxBy →Ax’(By)’,
AxBy → (Ax)’(By)’.
Hầu hết các thành ngữ biến thể được thay thế các thành tố cũ trong
thành ngữ sẵn có thường mang yếu tố tiêu cực. Khi cải biên các yếu tố trong

thành ngữ, yếu tố cải biên thường biểu đạt ý nghĩa tiêu cực về một vấn đề nào
đó trong xã hội.
2.2.2.5. Đảo vị trí các thành tố, các vế
Dạng biến thể đảo vị trí các thành tố, các vế trong thành ngữ chiếm tỷ lệ 9/121 =
7% thành ngữ dạng biến thể. Trong 9/9 = 100% thành ngữ biến thể dạng đảo vị trí thành
tố, các vế, các dạng thức biến thể có tỷ lệ: đảo vị trí vế: 4/9 = 45%; đảo vị trí thành tố: 5/9 =
55%. Cách hoán đổi vị trí các thành tố, các vế trong TNTV trên Báo CAND, đã giúp cho
người viết nhằm mục đích nhấn mạnh vấn đề cần đề cập trong ngữ cảnh. Nội dung nhấn
mạnh thường được đảo lên đầu cấu trúc của thành ngữ.
Cấu trúc biến thể của các TNTV trên Báo CAND đã phá vỡ khuôn thức, tính cố
định của thành ngữ. Đây là đặc điểm nổi bật của TNTV trên Báo CAND.
2.3. Đặc điểm chức năng ngữ pháp của TNTV trên Báo CAND
Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ tương đương với từ. Chức năng ngữ pháp của
từ ngữ nào trong câu cũng đều gắn với vị trí, khả năng kết hợp của từ ngữ đó ở trong
câu mà chúng tham gia. Do đó, tìm hiểu đặc điểm chức năng ngữ pháp của TNTV
trong câu cũng là tìm hiểu đặc điểm kết học (khả năng kết hợp) của thành ngữ với các


11
yếu tố khác bên ngoài cấu trúc cố định của chúng. Chức năng ngữ pháp của TNTV
trên Báo CAND có đặc điểm sau:
2.3.1. Thành ngữ làm thành phần nòng cốt câu
Khi giữ chức năng ngữ pháp là thành phần nòng cốt câu, TNTV trên
Báo CAND có thể giữ vai trò chủ ngữ hoặc vị ngữ.
2.3.1.1. Thành ngữ làm chủ ngữ
Chiếm 5/877 = 0,6% ngữ cảnh thống kê, khi các TNTV trên Báo
CAND giữ chức năng chủ ngữ, chúng thường đứng độc lập, ở đầu câu, tạo
nên sức khái quát cho vấn đề mà văn bản Báo CAND đề cập đến.
2.3.1.2. Thành ngữ làm vị ngữ
Chiếm 17/877 = 1,9% ngữ cảnh thống kê, khi đảm nhiệm vai trò vị ngữ

của câu, TNTV trên Báo CAND thường độc lập làm vị ngữ. Những câu có
thành ngữ độc lập làm vị ngữ thường là câu có cấu tạo đơn giản. Sử dụng
TNTV làm vị ngữ trong câu, cấu trúc câu văn của Báo CAND trở nên ngắn
gọn, đơn giản, mạch lạc mà vẫn rất giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm, hàm
súc, truyền tải được hàm lượng thông tin lớn cần đề cập.
2.3.2. Thành ngữ làm thành phần phụ của câu
Không chỉ đảm nhiệm chức năng của các thành phần chính trong câu
(chủ ngữ, vị ngữ), TNTV trên Báo CAND còn đóng vai trò của các thành
phần phụ trong câu như: trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ.
2.3.2.1. Thành ngữ làm trạng ngữ
Chiếm tỷ lệ 29/877 = 3,3% ngữ cảnh thống kê trên Báo CAND, khi giữ
chức năng làm trạng ngữ trong câu, TNTV thường đứng độc lập ở đầu câu, vị trí ở
giữa câu và cuối câu rất ít.
2.3.2.2. Thành ngữ làm định ngữ
Chiếm tỷ lệ 42/877 = 4,8% ngữ cảnh thống kê, khi đóng vai trò làm ĐN
cho DT, các TNTV trên Báo CAND thường đi sau danh từ trung tâm - làm
thành tố phụ sau trong CDT.
2.3.2.3. Thành ngữ làm bổ ngữ
Chiếm tỷ lệ 33/877 = 3,8% ngữ cảnh thống kê, khi làm bổ ngữ cho ĐT, thành
ngữ tạo nên các CĐT mới. Trong đó, thành ngữ tham gia khi đảm nhiệm vai trò làm
BN cho ĐT, nó luôn kết hợp với ĐT chính ở phía trước (động từ + thành ngữ), có thể
có hoặc không có thành tố phụ đi sau. Trong phạm vi CĐT, đóng vai trò là BN cho
ĐT, thành ngữ luôn đứng sau động từ trung tâm.
2.3.2.4. Thành ngữ làm khởi ngữ (đề ngữ)
Chiếm tỷ lệ 21/877 = 2,4% ngữ cảnh thống kê, những TNTV giữ chức
năng làm khởi ngữ trong câu trên Báo CAND thường có cấu trúc đối như:


12
vắng trăng có sao, của đau con xót, ngọng líu ngọng lô, bụng mang dạ

chửa…. Những thành ngữ này có ý nghĩa nhấn mạnh cho cả nòng cốt câu.
2.3.3. Thành ngữ độc lập làm câu đặc biệt
Luận án thống kê được 168/877 = 19,2% ngữ cảnh có TNTV được sử
dụng như một câu đặc biệt. TNTV trên ấn phẩm Báo CAND khi giữ chức năng làm
câu đặc biệt trong ngữ cảnh có tác dụng tạo sự ngắn gọn, đơn giản trong cấu trúc câu
văn mà vẫn hàm súc, giàu hình ảnh, truyền tải lượng thông tin lớn. Khi giữ chức năng là
câu đặc biệt làm tiêu đề bài báo, chúng không chỉ đứng ở vị trí đầu câu mà ở ngay vị trí
đầu văn bản, tạo sự ngắn gọn, hàm súc, sức khái quát cao, hàm chứa lượng thông tin lớn
cần truyền tải tạo nên sức hấp dẫn đối với độc giả. Việc sử dụng TNTV làm câu đặc biệt
trên Báo CAND đã tạo ra đặc điểm riêng, sự sáng tạo trên các trang Báo CAND, phá vỡ
quan niệm cho rằng, thành ngữ chỉ là một cụm từ nên không thể tồn tại độc lập và giữ
chức vụ ngữ pháp như một câu.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM NGHĨA HỌC CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
TRÊN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
3.1. Dẫn nhập
Ở chương này, khi nghiên cứu đặc điểm nghĩa học của TNTV trên Báo CAND,
luận án tiến hành xem xét nghĩa biểu trưng và nghĩa tình thái của thành ngữ.
3.2. Ý nghĩa biểu trưng thành ngữ tiếng Việt trên Báo CAND
Ở bình diện nghĩa biểu trưng, luận án tập trung xem xét những nhóm TNTV
trên Báo CAND có thành tố liên quan đến: động vật; thực vật; con người; ẩm thực;
dụng cụ, đồ vật sinh hoạt quen thuộc; các hiện tượng tự nhiên; tín ngưỡng tâm linh;
nhân vật lịch sử - văn hóa; các hiện tượng xã hội.
3.2.1. Ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có thành tố là động vật
Khi phản ánh những vấn đề xã hội, Báo CAND thường dùng những thành
ngữ có hình ảnh động vật như: cõng rắn cắn gà nhà, thả hổ về rừng, cưa sừng làm
nghé, mèo mả gà đồng, gà trống nuôi con…. Chiếm 63/705 = 8,9%, những thành
ngữ này mang ý nghĩa biểu trưng: cho con người; hành động của người; không gian
sống của con người; vẻ đẹp của con người; sức mạnh, quyền lực, tuổi trẻ của con
người ; tình thế của con người….

3.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có thành tố liên quan đến các loài thực vật
Những thành ngữ có hình ảnh thực vật trên Báo CAND thường là những hình
ảnh gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của người Việt Nam như: cây nhà lá vườn, ăn
cây nào rào cây đó, gừng càng già càng cay, dây mơ rễ má, ra ngô ra khoai, ra môn
ra khoai… Chiếm 20/705 = 2,8%, những thành ngữ này có ý nghĩa biểu trưng như
sau: biểu trưng cho nguồn gốc, bản chất ; mối quan hệ giữa người - người; mối quan


13
hệ giữa quyền lợi - trách nhiệm; sự phát triển với tốc độ nhanh, mật độ dày đặc; tình
thế của con người….
3.2.3. Ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có thành tố liên quan đến con người
Nhóm TNTV trên Báo CAND có thành tố liên quan đến con người
như: chân lấm tay bùn, thay da đổi thịt, đầu gối tay ấp, ruột để ngoài da,
thuộc nằm lòng, khoe da khoe thịt.… Chiếm 230/705 = 32,6%, những thành
ngữ này có ý nghĩa biểu trưng cho: vật chất, của cải, tinh thần, cuộc sống,
công việc vất vả, khó khăn, sự thay đổi, tiến triển, giới hạn, biểu trưng cho sai
lầm, nhược điểm của con người, hành động của con người…
3.2.4. Ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có thành tố liên quan đến ẩm thực
Hình ảnh ẩm thực trong TNTV trên Báo CAND xuất hiện qua các đơn vị
thành ngữ như: cơm hầu canh hạ, ăn miếng trả miếng, cố đấm ăn xôi, cơm lành
canh ngọt…. Chiếm số lượng 42/705 = 6%, các thành ngữ này không chỉ mang ý
nghĩa ẩm thực mà còn mang ý nghĩa biểu trưng: cuộc sống vật chất của con người,
nhu cầu tình cảm của con người, hành động của con người, quan hệ người - người,
sự thất thường, không đều, lúc có lúc không, sự chịu đựng của con người….
3.2.5. Ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có thành tố liên quan đến
dụng cụ, đồ vật sinh hoạt quen thuộc
Những TNTV trên Báo CAND có thành tố liên quan đến dụng cụ, đồ vật sinh
hoạt như: nứt đố đổ vách, ống chân quắt như chiếc điếu cày, gương vỡ lại lành, nhà tan
cửa nát, giấy sao gói được lửa….. Chiếm 58/705 = 8,2%, những thành ngữ này không

chỉ mang ý nghĩa phản ánh những dụng cụ, đồ vật sinh hoạt được gọi tên trong thành
ngữ mà còn mang hàm ý khái quát, biểu trưng sâu sắc. Đó là: biểu trưng cho cuộc sống
vật chất, khí thế, hoàn cảnh, nhân tố tác động dẫn đến sự thay đổi, bi kịch, sự tan nát đổ
vỡ, sự hàn gắn hạnh phúc, mối quan hệ giữa con người với con người, ứng xử giữa
người với người,….
3.2.6. Ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có thành tố là các hiện tượng tự nhiên
Ở trường hợp này, qua khảo sát, luận án thu được các thành ngữ: sóng
yên bể lặng, vắng trăng, có sao, đầu sóng ngọn gió, sớm nắng chiều mưa, một
nắng hai sương.... Chiếm 38/705 = 5,4%, những đơn vị thành ngữ này có ý
nghĩa: biểu trưng cho sự thay đổi nhanh chóng, sự cách trở, sự khó khăn, vất
vả, tình thế, hành động của con người…
3.2.7. Ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có thành tố liên quan đến tín
ngưỡng tâm linh
Những đơn vị TNTV liên quan đến tín ngưỡng tâm linh như: ăn mày
cửa Phật, ma xui quỷ khiến, thần hồn nát thần tính…. Với 8/705 = 1,1%, các
thành ngữ có hình ảnh biểu trưng liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh trên Báo
CAND có tác dụng lên án vấn nạn mê tín dị đoan trong xã hội, phê phán sự
cuồng tín, cả tin đến mù quáng vào tôn giáo, đồng thời vạch trần bản chất của
các đối tượng giả danh tôn giáo.


14
3.2.8. Ý nghĩa biểu trưng của TNTV có thành tố liên quan đến các
nhân vật lịch sử - văn hóa
Chiếm số lượng và tỷ lệ rất nhỏ 5/705 = 0,7%, những TNTV có thành tố liên
quan đến các nhân vật lịch sử - văn hóa trên Báo CAND thường sử dụng những thành
ngữ có danh từ riêng làm chất liệu biểu trưng. Những danh từ riêng xuất hiện trong
TNTV đều có liên quan đến những nhân vật lịch sử xuất xứ từ các tác phẩm văn học.
Những nhân vật đó có sức sống lâu bền, lan tỏa mạnh mẽ và được cố định hóa trong dân
gian như: nợ như chúa Chổm, vắng như chùa Bà Đanh, oan Thị Màu, oan như Thị

Kính, nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo,…
3.2.9. Ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có thành tố liên quan đến
các hiện tượng xã hội
Phản ánh những vấn đề liên quan đến các hiện tượng xã hội, Báo CAND lựa chọn
những thành ngữ có thành tố liên quan đến các hiện tượng xã hội như: đều như vắt chanh,
cháy nhà mới ra mặt chuột, như nước với lửa, dở khóc dở cười, tiền hậu bất nhất….
Chiếm số lượng và tỷ lệ 241/705 = 34,2%, những thành ngữ này mang ý nghĩa: biểu
trưng cho sự nhanh chóng, đột ngột, bất ngờ, biểu trưng cho lợi nhuận…
3.3. Nghĩa tình thái của thành ngữ tiếng Việt trên Báo CAND
Ở bình diện nghĩa tình thái, luận án xem xét tình thái đánh giá tích cực,
tiêu cực và trung hòa sắc thái trong TNTV trên Báo CAND. Tương ứng với mỗi
tình thái này là các chủ đề mang hàm ý khen, chê qua TNTV được đề cập đến trên
Báo CAND.
3.3.1. Tình thái đánh giá tích cực
Khi bày tỏ sự đánh giá tích cực về người, về vật, thuộc tính hoặc hành vi…
nào đó với ý vừa lòng vì cho rằng như thế là tốt, giỏi, đạt yêu cầu, đáng được
đánh giá cao… ta thực hiện một hành vi khen, một thái độ khen người, vật, thuộc
tính, hành vi đó. Có 123/705 = 17,4% đơn vị thành ngữ mang ý nghĩa tình thái
đánh giá tích cực với hàm ý khen. Nếu phân tích theo chủ đề (topic), “khen về cái
gì”, luận án thấy rằng có 8 chủ đề mang ý nghĩa đánh giá tích cực với hàm ý khen
được đề cập. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ các chủ đề tình thái đánh giá tích cực
STT

1
2
3
4
5
6

7
8

Chủ đề tình thái đánh giá tích cực (hàm ý khen)

Hình thức
Phẩm chất, nhân cách
Trí tuệ
Thái độ ứng xử
Hành vi
Sức khỏe
Hoàn cảnh
Hiện tượng xã hội

Số lượng

Tỷ lệ %

2
12
5
28
39
1
7
29

1,6%
9,8%
4,1%

22,8%
31,7%
0,8%
5,7%
23,6%


15
9

Thành ngữ có tình thái đánh giá tích cực

123

100%

Có thể thấy rằng, thành ngữ có hàm ý khen về phẩm chất nhân cách, thái độ ứng
xử, hành vi và hiện tượng xã hội chiếm số lượng và tỷ lệ lớn hơn các thành ngữ hàm ý
khen ở chủ đề hình thức, trí tuệ, sức khỏe và hoàn cảnh. Trong mỗi chủ đề có hàm ý
khen này còn bao hàm những chủ đề nhỏ.
3.3.1.1. Khen hình thức
Chủ đề khen hình thức có các thành ngữ: đẹp như tiên, hoa cười ngọc thốt, hoa
dung ngọc mạo, mắt phượng mày ngài, mặt hoa da phấn, chim sa cá lặn…. Những
thành ngữ thuộc chủ đề khen hình thức trên Báo CAND chủ yếu khắc họa vẻ đẹp chung
mang tính ước lệ.
3.3.1.2. Khen phẩm chất, nhân cách
Chủ đề khen phẩm chất, nhân cách có các thành ngữ: hiền nhân quân tử,
chân chỉ hạt bột, có tâm có đức, thẳng như ruột ngựa,.… Các thành ngữ thuộc
chủ đề khen phẩm chất, nhân cách được sử dụng trên Báo CAND có tác dụng
ngợi ca phẩm chất, nhân cách của các nhân vật được đề cập.

3.3.1.3. Khen trí tuệ
Chủ đề khen trí tuệ có các thành ngữ như: hiền minh sáng trí, văn hay
chữ tốt, đa mưu túc trí, đa văn quảng kiến, nhìn xa trông rộng.… Những
thành ngữ thuộc chủ đề này trong hệ thống thành ngữ thường ca ngợi, đề cao
trí tuệ của con người. Trên Báo CAND, những TNTV thuộc chủ đề khen trí
tuệ tùy mục đích của người viết mà có thể còn mang hàm ý mỉa mai đối với
nhân vật được đề cập trong ngữ cảnh.
3.3.1.4. Khen thái độ ứng xử
Chủ đề khen thái độ ứng xử có các thành ngữ: biết mình biết người, dĩ hòa
vi quý, chín bỏ làm mười, lạt mềm buộc chặt…. Sử dụng những thành ngữ thuộc
chủ đề này, người viết không chỉ bày tỏ được tình cảm, thái độ đánh giá tích cực đối
với vấn đề đề cập trên Báo CAND mà còn khắc họa được nét văn hóa ứng xử tốt
đẹp của dân tộc Việt.
3.3.1.5. Khen hành vi
Chủ đề khen hành vi có các thành ngữ: dám làm dám chịu, đồng cam cộng khổ,
thắt lưng buộc bụng, tương thân tương ái, thuận mua vừa bán.… Sử dụng các thành
ngữ thuộc chủ đề này, người viết hàm ý khen những hành vi tích cực trong xã hội như:
sự đoàn kết, hòa thuận, yêu thương, nhân ái, giúp đỡ người khó khăn, lễ phép, cẩn thận,
chu đáo…của các nhân vật đề cập trong ngữ cảnh.
3.3.1.6. Khen sức khỏe.
Trong kho tàng TNTV, ta thường gặp những thành ngữ có hàm ý khen sức khỏe
như: chân đồng vai sắt, đỏ da thắm thịt, có da có thịt, mình đồng da sắt, khỏe như vâm,
bẻ gãy sừng trâu…. Chủ đề khen sức khỏe không phải là chủ đề chính được phản ánh,


16
không phải là mục tiêu phản ánh của Báo CAND nên có thể thấy rằng, số lượng và tỷ lệ
của chủ đề này trên Báo CAND rất hiếm gặp.
3.3.1.7. Khen hoàn cảnh
Đánh giá các hoàn cảnh có ý nghĩa tích cực với hàm ý khen có các

thành ngữ: sóng yên bể lặng, xuôi chèo mát mái, thuận buồm xuôi gió, rừng
vàng biển bạc, tiền hung hậu kiết.… Các thành ngữ này có tác dụng ngợi ca
hoàn cảnh giàu sang, quyền quý; giàu có, no đủ; yên bình; thuận lợi, may mắn
được phản ánh trong ngữ cảnh.
3.3.1.8. Khen hiện tượng xã hội
Các chủ đề phản ánh hiện tượng xã hội với ý nghĩa tích cực có các thành ngữ
như: lửa thử vàng, gian nan thử sức, mua may bán đắt, gương vỡ lại lành, như cá gặp
nước như rồng gặp mây, thuần phong mỹ tục, tấc đất tấc vàng…. Chủ đề có hàm ý
khen các hiện tượng xã hội cũng rất phong phú như: khen truyền thống, sự tương xứng,
sự may mắn, độc đáo, thực tế…. Đây là những bức tranh xã hội mang ý nghĩa tích cực
được phản ánh trên Báo CAND.
3.3.2. Tình thái đánh giá tiêu cực
Khi một biểu thức ngôn ngữ mang ý nghĩa đánh giá, bày tỏ thái độ không ưa
thích, không vừa ý, đánh giá thấp hoặc cho là kém, xấu, không đạt yêu cầu, không
được bình thường… với hàm ý chê bai, khinh rẻ…thì biểu thức ngôn ngữ đó mang ý
nghĩa tiêu cực. Trong số 705 TNTV khảo sát trên Báo CAND, thành ngữ mang nghĩa
tiêu cực (hàm ý chê) chiếm 508/705 = 72,1%. Phân tích theo chủ đề “chê cái gì”,
luận án thấy rằng, có 8 chủ đề chê với số lượng và tỷ lệ như sau:
Bảng 2: Số lượng và tỷ lệ các chủ đề tình thái đánh giá tiêu cực
STT

Chủ đề tình thái đánh giá tiêu cực (hàm ý chê)

Số lượng

Tỷ lệ %

1
2
3

4
5
6
7
8
9

Hình thức
Phẩm chất, nhân cách
Trí tuệ
Thái độ ứng xử
Hành vi
Sức khỏe
Hoàn cảnh
Hiện tượng xã hội

7
31
32
72
180
1
50
135

1,4%
6,1%
6,3%
14,2%
35,4%

0,2%
9,8%
26,6%

Thành ngữ có tình thái đánh giá tiêu cực

508

100%

Các thành ngữ nói về hình thức và sức khỏe của con người với hàm ý
chê chiếm số lượng và tỷ lệ rất nhỏ; số lượng thành ngữ mang ý nghĩa tiêu cực
với hàm ý chê: phẩm chất nhân cách, trí tuệ, hành vi, thái độ ứng xử, hoàn cảnh
và các hiện tượng xã hội chiếm số lượng và tỷ lệ lớn. Đây là sự “ưu tiên” các
vấn đề phản ánh mà Báo CAND đề cập tới.
3.3.2.1. Chê hình thức


17
Chủ đề chê hình thức trên Báo CAND có các thành ngữ: đầu trâu mặt ngựa, mặt
búng ra sữa, mặt lạt đóm dày, mặt mày gân guốc, mặt tiền án, trán tiền sự, mày nghiêng
mũi dọc, trông mặt mà bắt hình dong,… Các thành ngữ thuộc chủ đề này chủ yếu tập
trung vào bộ phận “mặt” trên cơ thể con người. Đó là sự ảnh hưởng từ nguyên tắc nhận
diện đối tượng theo quan sát nghề nghiệp của ngành Công an.
3.3.2.2. Chê phẩm chất, nhân cách
Chủ đề chê phẩm chất, nhân cách trên Báo CAND có các thành ngữ:
ăn trắng mặc trơn, cãi chày cãi cối, cáo mượn oai hùm, cao chạy xa bay,
chứng nào tật nấy, đầu trộm đuôi cướp.… Các thành ngữ thuộc chủ đề chê
phẩm chất, nhân cách đã góp phần khắc họa, lột tả chân dung của các nhân vật
được đề cập, phản ánh.

3.3.2.3. Chê trí tuệ
Chủ đề chê trí tuệ trên Báo CAND có các thành ngữ như: ăn vụng nói càn,
cái khó ló cái ngu, mờ mắt mà sa chân, đâm đầu vào rọ, chữ tác đánh chữ tộ, ăn
chưa no, lo chưa tới, trẻ người non dạ.… Các thành ngữ thuộc chủ đề chê trí tuệ
chủ yếu phản ánh sự nhận thức thấp kém của các đối tượng phạm tội, các nạn
nhân được đề cập trong các vụ án.
3.3.2.4. Chê thái độ ứng xử
Chê thái độ ứng xử có các thành ngữ: ăn miếng trả miếng, áo gấm đi đêm, bé xé
ra to, bên nặng bên nhẹ, bới lông tìm vết, bôi tro trát trấu, cãi vã như trẻ trâu, gây thù
chuốc oán, ghen ăn tức ở, lấy oán trả ơn, lời qua tiếng lại, nói đi nói lại.… Các thành
ngữ thuộc chủ đề chê ứng xử chủ yếu phản ánh, khắc họa những thái độ ứng xử kém cỏi
của con người trong xã hội, dẫn đến những mâu thuẫn, những tranh chấp khó giải quyết
và là nguyên nhân của các vụ án diễn ra.
3.3.2.5. Chê hành vi
Chê hành vi có các thành ngữ: bắt cá hai tay, chối bay chối biến, đâm thuê
chém mướn, tự tung tự tác, giận cá chém thớt, giấu đầu hở đuôi, ném đá giấu tay.…
Các thành ngữ thuộc chủ đề chê hành vi đã khắc họa cụ thể, sinh động hành vi của các
đối tượng phạm tội được đề cập đến trên các trang viết của Báo CAND, đó là những
hành vi xấu, cần phải lên án, phê phán và loại bỏ.
3.3.2.6. Chê sức khỏe
Các TNTV thuộc chủ đề chê sức khỏe trong hệ thống thành ngữ là: yếu như
sên, so vai rụt cổ, da bọc xương, mình hạc xác ve, gầy như cò hương, gầy như ống
sậy, gầy như con cá mắm … Chủ đề chê sức khỏe là mảng đề tài ít được đề cập, phản
ánh trên Báo CAND. Bởi vậy, việc vận dụng thành ngữ mang hàm ý chê sức khỏe rất
hiếm gặp trên các trang viết của Báo CAND (chỉ chiếm 1/508 = 0,2% các đơn vị
thành ngữ mang ý nghĩa tiêu cực).
3.3.2.7. Chê hoàn cảnh


18

Chê hoàn cảnh có các thành ngữ: áo rách gá vai, khỉ ho cò gáy, lợn rọ
chó thui, lang bạt kỳ hồ … Các thành ngữ này thường đề cập đến những hoàn
cảnh khó khăn, vất vả, nguy hiểm, không thuận lợi đối với con người. Những
hoàn cảnh này cho thấy những vấn đề nhức nhối trong xã hội được đặt ra và
cần có sự giải quyết thỏa đáng.
3.3.2.8. Chê hiện tượng xã hội
Chủ đề chê hiện tượng xã hội có các thành ngữ: búa rìu dư luận, bút sa
gà chết, bút sa mạng hãi, đắt xắt ra miếng, đầu đinh cuối cán, đầu đường xó
chợ.… Các thành ngữ thuộc chủ đề này đã góp phần phản ánh những vấn nạn,
những mặt trái của xã hội cần lên án, phê phán.
3.3.3. Tình thái đánh giá trung hòa sắc thái
Bên cạnh tình thái đánh giá tích cực và tiêu cực, Báo CAND còn sử dụng
thành ngữ mang tính chất trung hòa về sắc thái. Chiếm 74/705 = 10,5%, các thành
ngữ mang nghĩa tình thái đánh giá trung hòa về sắc thái không mang hàm ý khen hoặc
hàm ý chê như: cày thuê cuốc mướn, cơm áo gạo tiền, của đi thay người, mắt thấy tai
nghe, hàng xóm láng giềng…. Ở loại thành ngữ này, nếu phân theo 8 chủ đề: hình
thức, phẩm chất nhân cách, trí tuệ, ứng xử, hành vi, sức khỏe, hoàn cảnh và hiện
tượng xã hội sẽ có kết quả sau:
Bảng 3.3: Số lượng và tỷ lệ các chủ đề tình thái đánh giá trung hòa sắc thái
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9


Chủ đề tình thái đánh giá
trung hòa sắc thái

Hình thức
Phẩm chất, nhân cách
Trí tuệ
Thái độ ứng xử
Hành vi
Sức khỏe
Hoàn cảnh
Hiện tượng xã hội
Thành ngữ có tình thái
đánh giá trung hòa sắc thái

Số lượng

Tỷ lệ %

0
1
0
4
12
0
15
42

0%
1,4%

0%
5,4%
16,2%
0%
20,3%
56,7%

74

100%

So sánh các chủ đề tình thái đánh giá tích cực (hàm ý khen), chủ đề tiêu cực
(hàm ý chê) và trung hòa sắc thái của TNTV trên Báo CAND, luận án thu được kết
quả sau:
Bảng 3.4: So sánh số lượng các chủ đề tình thái đánh giá tích cực,
tiêu cực, trung hòa sắc thái.


19
STT

Chủ đề tình thái
đánh giá

Chủ đề tình thái
đánh giá tích cực
(hàm ý khen)
123/705
thành ngữ


Chủ đề tình thái
đánh giá
tiêu cực
(hàm ý chê)
508/705
thành ngữ

Chủ đề tình thái
đánh giá
trung hòa
sắc thái
74/705
thành ngữ

1
2
3
4
5
6
7
8

Hình thức
Phẩmchất,nhâncách
Trí tuệ
Thái độ ứng xử
Hành vi
Sức khỏe
Hoàn cảnh

Hiện tượng xã hội

2
12
5
28
39
1
7
29

7
31
32
72
180
1
50
135

0
1
0
4
12
0
15
42

Trên các ấn phẩm của Báo CAND, các chuyên mục phản ánh khá phong phú, đa

dạng nhưng có thể khái quát thành các chủ đề chính được phản ánh là: thời sự - chính trị, gương
người tốt việc tốt, văn hóa – văn nghệ, an ninh xã hội, thể thao, hồ sơ vụ án, hôn nhân gia đình,
nhận diện tội phạm. Đặt các tình thái đánh giá tích cực, tiêu cực, trung hòa sắc thái trong tương
quan so sánh với các chủ đề được phản ánh trên Báo CAND, ta có được quang cảnh sau:
Bảng 3.5: So sánh số lượng thành ngữ ở tình thái đánh giá tích cực,
tiêu cực, trung hòa sắc thái trên các chủ đề phản ánh của Báo CAND.
STT

Chủ đề phản ánh
trên Báo CAND

Tình thái
đánh giá
tích cực
(hàm ý khen)
123/705
thành ngữ

Tình thái
đánh giá
tiêu cực
(hàm ý chê)
508/705
thành ngữ

Tình thái
đánh giá
trung hòa
sắc thái
74/705

thành ngữ

1
2
3

Thời sự, chính trị
Văn hóa – văn nghệ
Gương người tốt,

5
15
45

10
28
0

4
9
5

4
5
6
7
8

việc tốt
An ninh xã hội

Thể thao
Hôn nhân gia đình
Hồ sơ vụ án
Nhận diện tội phạm

29
12
17
0
0

67
21
55
145
182

14
5
15
10
12

So sánh số lượng thành ngữ ở tình thái đánh giá tích cực, tiêu cực,
trung hòa sắc thái trên các chủ đề phản ánh của Báo CAND, có thể thấy rằng,
thành ngữ mang sắc thái đánh giá tiêu cực xuất hiện với tần suất lớn nhất ở
chủ đề nhận diện tội phạm, hồ sơ vụ án và an ninh xã hội. Đây là những chủ


20

đề chính của Báo CAND. Bởi vậy, việc sử dụng thành ngữ với tần suất lớn ở
các chuyên mục này đã làm cho các trang viết được “mềm” hơn nhưng vẫn
thể hiện được tính chiến đấu cao hơn qua sắc thái biểu cảm trong mỗi thành
ngữ mà người viết đã khéo léo lựa chọn.
Chương 4
ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
TRÊN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
4.1. Dẫn nhập
Trong chương này, luận án chỉ tập trung vào hai vấn đề cơ bản của ngữ
dụng học có liên quan đến TNTV trên Báo CAND - đối tượng nghiên cứu của
luận án là: lập luận và nghĩa hàm ẩn.
4.2. TNTV trên Báo CAND từ góc nhìn của lập luận
Luận án xem xét TNTV từ góc nhìn của lập luận trên các phương diện sau:
4.2.1. Thành ngữ làm luận cứ trong lập luận
Khi xem xét TNTV trên Báo CAND với vai trò là luận cứ trong lập
luận, luận án xem xét hai trường hợp:
4.2.1.1. Thành ngữ độc lập làm luận cứ trong lập luận
Qua phân tích các lập luận, luận án nhận thấy, khi đứng độc lập làm luận cứ
trong lập luận, TNTV trên Báo CAND có vai trò là hiệu lực của lập luận, khiến cho
lập luận trở nên chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.
4.2.1.2. Thành ngữ chỉ là một thành phần luận cứ trong lập luận
Trong trường hợp thành ngữ chỉ là một (một thành phần) luận cứ, cùng với các
luận cứ khác làm thành cơ sở cho kết luận, có hai trường hợp xảy ra:
Khi luận cứ đồng hướng với lập luận, luận cứ chứa TNTV trên Báo
CAND thường đóng vai trò chính, mang giá trị và hiệu lực lập luận cao hơn
các luận cứ khác để tạo ra một lập luận chặt chẽ có sức khái quát và thuyết
phục cao. Các luận cứ chứa thành ngữ thường không hiện diện ý nghĩa một
cách tường minh mà hàm ẩn ý nghĩa trong thành ngữ. Tính hàm ẩn của thành
ngữ và sự khái quát của các luận cứ chứa thành ngữ đã tạo ra hiệu lực, giá trị
biểu đạt và độ xác tín cho lập luận.

Khi luận cứ nghịch hướng với lập luận, kết luận dù tường minh hay
hàm ẩn được xác định trên cơ sở luận cứ có hiệu lực cao nhất. Trong trường
hợp này, kết luận không phải lúc nào cũng được căn cứ vào luận cứ chứa
thành ngữ như trong trường hợp luận cứ đồng hướng trong lập luận. Nhưng
ý nghĩa, giá trị biểu đạt của ngữ cảnh lại được xác định trên cơ sở của luận
cứ chứa thành ngữ.
4.2.2. Thành ngữ làm kết luận trong lập luận


21
TNTV trên Báo CAND không chỉ làm luận cứ mà nó còn có thể đóng vai
trò kết luận trong lập luận. Khi đó, luận cứ và kết luận có thể cùng có mặt trong
một câu, hoặc không cùng có mặt trong một câu.
4.2.2.1. Luận cứ và kết luận cùng có mặt trong một câu
Trường hợp này có hai kiểu lập luận được tạo ra là lập luận diễn dịch và lập luận
quy nạp. Khi TNTV trên Báo CAND làm kết luận đứng đầu câu, tạo ra lập luận theo
kiểu diễn dịch. Kiểu lập luận này có tác dụng nhấn mạnh, khái quát những vấn đề cần đề
cập đến trong ngữ cảnh. Khi TNTV trên Báo CAND làm kết luận thường đứng cuối
câu, tạo ra lập luận theo kiểu quy nạp. Kiểu lập luận này có tác dụng khái quát vấn đề
qua các luận cứ đã nêu trong lập luận.
4.2.2.2. Luận cứ và kết luận không cùng có mặt trong một câu
Trường hợp này, luận cứ thường có mặt ở những câu trước đó. Vì thế, trước khi đưa
ra kết luận (thành ngữ đảm nhiệm) thường có các liên từ liên kết theo quan hệ đồng hướng:
nhân - quả (thế nên, cho nên,...), khẳng định (quả là...) hay nghịch hướng (vậy mà, ấy thế
mà, tuy nhiên...). Việc xác định, khôi phục các luận cứ phải căn cứ vào các liên từ liên kết chỉ
quan hệ đồng hướng nhân – quả, khẳng định hay nghịch hướng. Cách sử dụng thành ngữ
trong lập luận như trường hợp này tạo sự ngắn gọn cho câu văn mà vẫn đảm bảo được sự
logic, mạch lạc của lập luận. Đồng thời, với chủ đích của người viết khi tạo ra các lập luận mà
luận cứ và kết luận không cùng có mặt trong một câu, người viết đã cố tình vi phạm quy tắc
lập luận để tạo ra nghĩa hàm ẩn khi truyền tải thông điệp tới người đọc.

Khi tham gia tham gia lập luận trên Báo CAND, TNTV có vai trò và giá trị đặc
biệt. Nó không chỉ tạo sức thuyết phục, hiệu lực cho lập luận mà còn tạo sức hấp dẫn đối
với các trang Báo CAND qua những tác dụng như: tạo âm điệu, nhạc tính, hình ảnh
cho câu văn ; tạo giá trị thông báo đặc biệt: nhấn mạnh; tạo sự ngắn gọn, cô đọng,
hàm súc. Nhờ sử dụng thành ngữ trong các lập luận mà Báo CAND trở nên rất cô đọng,
hàm súc nhưng vẫn truyền tải được lượng thông tin lớn, có sức khái quát, hấp dẫn và trở
nên gần gũi với độc giả.
4.3. TNTV trên Báo CAND từ góc nhìn của nghĩa hàm ẩn
Khi xét nghĩa hàm ẩn nói chung và nghĩa hàm ẩn của TNTV nói riêng,
luận án lấy quan điểm của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở phân biệt ý nghĩa hàm ẩn
nghĩa học và ý nghĩa hàm ẩn dụng học. Trên cơ sở đó, luận án triển khai việc xác
định nghĩa hàm ẩn của TNTV trên Báo CAND qua hai trường hợp: TNTV ở dạng
nguyên thể và TNTV ở dạng biến thể.
4.3.1. Nghĩa hàm ẩn trong ngữ cảnh có thành ngữ nguyên thể
Khi sử dụng các thành ngữ nguyên thể trong các ngữ cảnh của Báo CAND,
người viết đều có chủ đích hàm ẩn những thông tin cần truyền tải riêng. Cơ chế tạo ra
nghĩa hàm ẩn trong trường hợp này chủ yếu là sự vi phạm quy tắc của lập luận (chỉ có
luận cứ trong lập luận, kết luận ngầm ẩn được suy ra từ hiệu lực của luận cứ có sử
dụng thành ngữ). Cách sử dụng thành ngữ với chủ đích đó đã tạo cho câu văn trên


22
Báo CAND ngắn gọn, hàm súc, giàu hình ảnh và truyền tải được hàm lượng thông tin
cao, đa chiều đối với độc giả.
4.3.1. Nghĩa hàm ẩn trong ngữ cảnh có thành ngữ biến thể
Khi sáng tạo ra các thành ngữ biến thể nhằm mục đích truyền tải được hàm lượng
thông tin trên Báo CAND, người viết có chủ đích tạo ra nghĩa hàm ẩn trong các thông điệp
tới độc giả. Cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn trong các thành ngữ biến thể trên Báo CAND không chỉ
là sự vi phạm các quy tắc lập luận như trong thành ngữ nguyên thể mà còn có sự vi phạm
phương châm về lượng, phương châm cách thức, vi phạm các quy tắc chiếu vật, chỉ xuất.

Khi chủ đích của người viết vi phạm các quy tắc chiếu vật, chỉ xuất, đối tượng, vấn đề được
đề cập, phản ánh trở nên cụ thể, tường minh trên thành tố của thành ngữ biến thể. Nghĩa hàm
ẩn trong thành ngữ biến thể ở từng ngữ cảnh cũng vì thế mà trở nên sinh động, hấp dẫn và có
sức thuyết phục, dễ hiểu hơn đối với người tiếp nhận.
KẾT LUẬN
1. Những kết quả nghiên cứu của luận án được rút ra qua 705 đơn vị TNTV
được thống kê trên Báo CAND đầu thế kỷ XXI (từ năm 2000 – 2015) đã khẳng định
sự sáng tạo của người viết khi sử dụng TNTV và đặc điểm kết học, nghĩa học, dụng
học của TNTV trên Báo CAND. Kết quả nghiên cứu của luận án là sự khẳng định đặc
điểm riêng, sự sáng tạo, tính hấp dẫn của các trang Báo CAND khi vận dụng TNTV
từ góc nhìn của lý thuyết ba bình diện của ngôn ngữ học.
2. Khả năng kết hợp bên trong của TNTV trên Báo CAND được chia làm hai
dạng: TNTV có kết hợp nguyên thể và TNTV có kết hợp biến thể. Trong các thành ngữ
có kết hợp nguyên thể, thành ngữ đối có tác dụng làm cho câu văn trên Báo CAND có sự
cân đối, nhịp nhàng, uyển chuyển, dễ nhớ, dễ cảm thụ và tạo ấn tượng với độc giả. Thành
ngữ thường có cấu trúc là CDT, CĐT, CTT và cụm C – V có tác dụng làm cho câu văn
trên Báo CAND đầy đủ các thành phần nhưng vẫn ngắn gọn, hàm súc, có giá trị biểu cảm
cao. Các thành ngữ so sánh đã gợi ra nhiều liên tưởng, làm cho câu văn thêm sinh động,
hấp dẫn. Trong cấu trúc của thành ngữ nguyên thể, đặc điểm của TNTV trên Báo CAND
luôn tuân thủ theo mô hình cấu trúc của thành ngữ nói chung.
3. Ở khả năng kết hợp bên trong của thành ngữ, cấu trúc ngữ pháp của TNTV
biến thể trên Báo CAND được tạo ra khi tách thành ngữ thành hai vế bằng cách thêm
một số thành tố vào giữa kết cấu của thành ngữ, chỉ sử dụng một vế chính của thành
ngữ, lược bớt thành tố trong thành ngữ, thay thế thành tố trong thành ngữ, hoặc đảo vị
trí các thành tố, các vế trong thành ngữ. Ở mỗi dạng biến thể này lại có những dạng thức
biến thể khác nhau do mục đích sử dụng của người viết. Chính những cấu trúc biến thể
này đã phá vỡ quy ước và tính cố định (đặc điểm đặc thù của thành ngữ - tính thành
ngữ) tạo nên sự mới mẻ, độc đáo, sáng tạo của TNTV trên Báo CAND, tạo nên sức hấp
dẫn, lôi cuốn cho những trang viết.
4. Về đặc điểm chức năng ngữ pháp (khả năng kết hợp bên ngoài), TNTV

trên Báo CAND có thể làm thành phần nòng cốt câu (chủ ngữ, vị ngữ), thành phần


×