Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN VẬT LÝ LỚP 8,9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 18 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KIM BÔI
TRƯỜNG TH&THCS LẬP CHIỆNG

BÙI VĂN NHUẬN

GIẢI PHÁP
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
MÔN VẬT LÝ LỚP 8, 9 THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI

LẬP CHIỆNG - 2015


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khoá, đồng
thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa
nhu cầu nhận thức của học sinh với tính kế hoạch của chương trình. Để giải
quyết mâu thuẫn này, nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo
điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những
hứng thú, năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em về một mặt
hoạt động nào đó.
Hoạt động ngoại khoá góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh
thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Hoạt động ngoại
khoá làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú đa dạng, làm cho việc học
tập của học sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho học sinh lòng hăng say yêu
công việc, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh.
Qua ngoại khoá học sinh có điều kiện tự làm, tập dượt phát huy óc sáng tạo, tự
tin ở mình, có thể dám nghĩ dám làm. Hoạt động ngoại khoá góp phần củng cố,
bổ sung và mở rộng kiến thức cho học sinh.
Qua hoạt động ngoại khoá, học sinh được rèn luyện một số kĩ năng như:
Tập nghiên cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng


những dụng cụ, thiết bị thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản
tới hiện đại. Qua đó sẽ nảy nở ở học sinh tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có
ý thức về nghề nghiệp mà học sinh sẽ chọn trong tương lai.
Qua hoạt động ngoại khoá giáo viên có điều kiện tốt để thực hiện và kiểm
tra các kết quả nghiên cứu của mình, do giáo viên nắm vững khả năng, tâm lí
của học sinh nên hiệu quả của việc thử nghiệm sẽ cao hơn.

2


PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Do đặc điểm của bộ môn vật lí, ngoại khoá có tác dụng bổ sung kiến thức
lí thuyết, kĩ năng thực hành, giới thiệu những ứng dụng của vật lí vào khoa học
và kĩ thuật, quá trình phát triển của vật lí học ... cho học sinh, làm tăng hứng thú
của học sinh đối với môn học, rèn luyện khả năng phân tích và giải quyết vấn đề
của họ. Ngoại khoá vật lí giúp học sinh hiểu rõ hơn các hiện tượng vật lí, thấy
được vai trò to lớn của vật lí trong thực tế đời sống, trong sản xuất và khoa học
công nghệ. Việc tham gia hoạt động ngoại khoá sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn,
tư duy logic chặt chẽ hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn vật
lí.
Thực trạng trong nhiều năm qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nói
chung và hoạt động ngoại khóa môn vật lý nói riêng ở trường TH&THCS Lập
Chiệng rất ít được thực hiện, hoặc có tổ chức nhưng quy mô và chương trình
còn nhiều hạn chế do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn gặp nhiều khó
khăn.
Trong nhiều năm qua VTV có tổ chức rất nhiều cuộc thi, sân chơi cho
thanh thiếu nhi, nhưng học sinh của nhà trường cũng chỉ biết đến qua truyền

hình, để các em được tận mắt chứng kiến và còn được tham gia vào các cuộc thi
tương tự, tôi mạnh dạn xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa vật lý lớp
8,9 theo hướng đổi mới.
2. Nội dung cụ thể:
2.1. Nội dung ngoại khóa:
Tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lý cho học sinh khối 8, 9. Nội dung kiến
thức tập chung vào phần cơ học như: chuyển động cơ học, lực cơ; Điện học

3


như: Định luật ôm, công và công suất điện, Định luật Jun-len-xơ, nghĩa là kiến
thức mà các em đã học trong chương trình học kỳ I.
2.2. Tiến trình ngoại khóa:
Chương trình được xây dựng bằng phần mềm Microsoft Office Powerpoint
và: Microsoft Office Excel (thiết kế bảng ghi điểm).
Sử dụng hai bộ máy tính và máy chiếu. Một bộ dùng chạy chương trình,
một bộ dùng để chiếu bảng điểm. Ngoài ra còn phải dùng đến nhiều thiết bị
khác như tăng âm, loa, míc, bàn ghế, ...
Có 4 đội chơi, mỗi đội chơi gồm hai học sinh (1HS lớp 8, 1HS lớp 9) hoặc
4 học sinh (2HS lớp 8, 2HS lớp 9)
Chương trình gồm 4 phần thi dành cho các đội chơi và 3 phần thi dành cho
khán giả:
* Các phần thi dành cho 4 đội chơi:
- Phần thi thứ nhất là khởi động: Mỗi đội chơi phải trả lời 6 câu hỏi trong
thời gian 60 giây. Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm.
- Phần thi thứ hai là vượt chướng ngại vật:
+ Có 4 ô chữ cũng chính là 4 gợi ý liên quan đến Chướng ngại vật mà các
học sinh phải đi tìm. Có 1 bức tranh (là một gợi ý quan trọng liên quan đến
Chướng ngại vật) được chia làm 5 phần: 4 góc tương đương với 4 ô chữ và 1 ô

ở trung tâm. Ô ở trung tâm là câu hỏi cuối cùng gợi ý chướng ngại vật. Mở
được ô này sẽ mở được phần quan trọng nhất của bức tranh.
+ Mỗi đội chơi có 1 lượt lựa chọn để chọn trả lời 1 trong các ô chữ này. Cả
4 đội chơi trả lời câu hỏi bằng cách ghi lên bảng phụ trong thời gian suy nghĩ 20
giây/câu.
+ Trả lời đúng mỗi ô chữ được 10 điểm. Ngoài việc mở được ô chữ nếu trả
lời đúng, 1 góc (được đánh số tương ứng) của hình ảnh - cũng được mở ra.

4


+ Học sinh có thể phất cờ trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời
đúng chướng ngại vật trong vòng 1 ô chữ đầu tiên được 80 điểm
+ Trả lời đúng trong vòng 2 ô chữ được 60 điểm.
+ Trả lời đúng trong vòng 3 ô chữ được 40 điểm.
+ Trả lời đúng trong vòng 4 ô chữ được 20 điểm.
+ Sau 4 ô chữ, câu hỏi thứ 5 sẽ hiện ra ở phần trung tâm của bức tranh câu
hỏi này là gợi ý cuối cùng của chương trình, trả lời đúng chướng ngại vật sau
câu hỏi thứ 5 được 10 điểm.
+ Nếu trả lời sai chướng ngại vật sẽ bị loại khỏi phần chơi này.
- Phần thi thứ ba là phần thi tăng tốc: Gồm có 04 câu hỏi trắc nghiệm chọn
phương án đúng. Các phương án nhiễu được lược bớt theo thời gian, đội chơi
nào trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm, đúng và nhanh thứ hai được 30
điểm, đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm, đúng và nhanh thư tư được 10 điểm.
Để tổ chức phần này do không có hệ thống máy tính nên các đội chơi ghi câu trả
lời trên bảng phụ, học sinh nào trả lời xong, úp bảng lại thì phất cờ, trọng tài sẽ
xác định ai trả lời nhanh nhất, nhanh nhì, nhanh thứ ba, nhanh thứ tư theo tín
hiệu phất cờ. Đội chơi phất cờ xong muốn thay đổi phương án trả lời thì thay
đổi nội dung câu trả lời và phất cờ lại.
- Phần thi thứ tư là phần thi về đích: Có 3 gói câu hỏi 40 điểm, 60 điểm, 80

điểm để các đội chơi lựa chọn. Trong đó gói 40 điểm gồm 4 câu hỏi 10 điểm,
gói 60 điểm gồm 2 câu hỏi 10 điểm và 2 câu hỏi 20 điểm, gói 80 điểm gồm 1
câu hỏi 10 điểm, 2 câu hỏi 20 điểm và 1 câu hỏi 30 điểm. (Câu hỏi 10 điểm có
15 giây, câu 20 điểm có 30 giây, câu 30 điểm có 45 giây)
+ Thí sinh đang trả lời gói câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong
thời gian quy định của chương trình. Nếu không trả lời được câu hỏi thì các đội
còn lại có 5 giây để phất cờ trả lời. Trả lời đúng được cộng thêm số điểm của
câu hỏi từ thí sinh đang thi. Trả lời sai bị trừ đi một nửa số điểm của câu hỏi.

5


+ Thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hy vọng một lần trước bất kỳ câu
hỏi nào. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi số điểm bằng số
điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng.
* Phần trò chơi dành cho khán giả đan xen vào các phần thi của 4 đội chơi,
gồm các thí nghiệm vật lý do giáo viên thực hiện để khán giả giải thích hiện
tượng, các câu đố vui vật lý để khán giả trả lời, các hiện tượng vật lý trong tự
nhiên, trong đời sống yêu cầu khán giả giải thích.
- Phần thi thứ nhất: tổ chức sau phần thi khởi động: Có 3 câu đố vui.
+ Câu 1: Một con cộng một con thì đc 1 con, 2 con cộng với 5 con cũng ra
1 con . Hỏi con đó là con gì? (Đáp án: Con số)
+ Câu 2: Một người đàn ông cạo râu 20 lần một ngày hỏi tại sao người đàn
ông đó vẫn có râu? (Đáp án: Ông ta là thợ cạo râu)
+ Câu 3: Con gì đập không chết-không đập lại chết? (Đáp án: con tim)
+ Câu 4: Từ nào mà nếu phát âm đúng thì sai, phát âm sai thì đúng? (Đáp
án: sai)
- Phần thi thứ hai: Tổ chức sau phần thi vượt chướng ngại vật: Giáo viên
thực hiện 3 thí nghiệm vật lý để khán giả quan sát và giải thích hiện tượng.
+ Thí nghiệm 1: Đổ nước đầy cốc thủy tinh (hoặc chai thủy tinh)/ dùng bìa

bóng kính cắt hình vừa bịt kín miệng cốc (chai)/ Lật ngược cốc (chai) xuống/
quan sát và giải thích hiện tượng.
+ Thí nghiệm 2: Chuẩn bị: Dùng một lọ nhỏ ( VD: lọ thuốc nhỏ mắt),
khoét một lỗ nhỏ ở nắp lọ, đổ nước vào lọ nhỏ khoảng 3/5 lọ rồi thả vào một
chai nhựa đựng đầy nước (VD: Chai nước khoáng) sao cho lọ nhỏ còn có thể
nổi trong nước sau đó đóng nắp chai lại thật kín. Tiến hành: Dùng bàn tay cầm
chai nước lên và bóp vào chai nước để khán giả quan sát và giải thích hiện
tượng
+ Thí nghiệm 3: Đốt băng kép đốt nóng, yêu cầu khán giả quan sát hiện
tượng và giải thích.
6


+ Thí nghiệm 4: Chuẩn bị: một bình chia độ, một viên sỏi có kích thước
nhỏ có thể bỏ vào bình và một cốc nước. Tiến hành: Gỏi một khán giả lên thực
xác định thể tích của viên sỏi
- Phần thi thứ ba: Tổ chức sau phần thi tăng tốc: Chuẩn bị các đoạn video
về hiện tượng tự nhiên để khán giả quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Hiện tượng 1: Về nhật thực, nguyệt thực. Hỏi: Đó là hiện tượng gì? tại
sao lại xảy ra hiện tượng đó?
+ Hiện tượng 2: Về Định luật jun len xơ: khi bật công tắc, dây tóc bóng
đèn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng, tại sao dây dẫn nối với bóng đèn hầu
như không nóng lên?
+ Hiện tượng 3: Về tính quán tính: Tại sao khi đang chạy trên đường nếu
chân ta bị vấp vào nòn đá thì sẽ bị ngã xô về trước?
+ Hiện tượng 4: Về sự nổi: Tàu to và nặng hơn kim, thế mà tàu nổi kim
chìm tại sao?
2.3. Hệ thống câu hỏi và giao diện các phần thi:
Bảng 1: Hệ thống câu hỏi phần thi khởi động:
Câu

Câu hỏi
1 Thế nào là chuyển động cơ học?
2 Trên bóng đèn có ghi 220V – 75W. Số vôn và số oát trên có ý nghĩa gì?
3 Tại sao nói lực là một đại lượng véc tơ?
Theo quy tắc sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, chúng ta chỉ nên làm thí
4
nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vôn?
5 Hai lực như thế nào là hai lực cân bằng?
Công của dòng điện sản ra trên một đoạn mạch điện được tính bằng
6
công thức nào?
Vận tốc là đại lượng vật lý cho chúng ta biết yếu tố nào của chuyển
1
động?
Theo định luật Jun-Len-xơ nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn phụ thuộc như
2
thế nào vào thời gian dòng điện chạy qua?
Chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian được gọi là
3
gì?
4 Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào chiều dài dây dẫn?
5 Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
7


6

Có ba loại biến trở thường dùng, đó là những loại nào?
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu
điện thế giữa hai đầu dây?


1
2

Lực sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác dược gọi là gì?
Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song điện trở tương đương
của đoạn mạch được tính bằng công thức nào?
Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp điện trở tương đương
của đoạn mạch được tính như thế nào?
Biến trở là gì?
Để tăng áp suất ta có thể làm cách nào?
Cầu chì trong mỗi mạch điện có công dụng gì?
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất
lỏng ở các nhánh độ cao như thế nào?
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của dây dẫn?
Mọi vật nhúng chìm trong lòng chất lỏng đều chịu tác dụng của một lực
có hướng từ dưới lên gọi là gì?
Biến trở thường được dùng để làm gì?
Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng công thức nào?

3
4
5
6
1
2
3
4
5
6


Hình 1: Giao diện phần thi khởi động:

Bấm để đồng hồ chạy
Để chuyển đội thì bấm chuột thường hoặc dùng phím mũi tên để chuyển giữa 2 đội.

Bấm để hiện/ẩn câu hỏi

Bảng 2: Hệ thống câu hỏi phần thi vượt chướng ngại vật:
Số chữ cái

Ô số

6

1

9
6
7

2
3
4
Từ
khóa

18

Câu hỏi

Đây là tài liệu mà giáo viên phải chuẩn bị trước khi lên
lớp dạy học
Đây là một loại vật liệu giáo viên thường sử dụng trên lớp
Đây là tư liệu dùng để lưu kết quả học tập của học sinh
Đây là tên của một mùa cuối năm
Đây là tên của một ngày lễ trọng đại trong năm học

8


Hình 2: Giao diện phần thi vượt chướng ngại vật:

Bấm chọn một trong các ô số, gợi
ý của chương trình sẽ hiện ra và
đồng hồ cũng tự động chạy

Bảng 3: Hệ thống câu hỏi phần thi tăng tốc:
Câu số
Câu hỏi
1
Số nào còn thiếu trong ô có dấu “?”
2
Hình nào còn thiếu trong ô có dấu “?”
3
Con vật nào khác nhất trong số các con vật dưới đây.
4
Tìm hình còn thiếu trong dấu “?”
Hình 3: Giao diện câu 1 phần thi tăng tốc:

Bấm chuột để đồng hồ chạy


Bấm chuột để hiện/ ẩn đáp án

9


Hình 4: Giao diện câu 2 phần thi tăng tốc:

Bấm chuột để hiện/ ẩn đáp án

Bấm chuột để đồng hồ chạy

Hình 5: Giao diện câu 3 phần thi tăng tốc:
Bấm chuột để hiện/ ẩn đáp án

Bấm chuột để đồng hồ chạy

Hình 6: Giao diện câu 4 phần thi tăng tốc:

Bấm chuột để đồng hồ chạy

Bấm chuột để hiện/ ẩn đáp án

10


Bảng 4: Hệ thống câu hỏi phần thi về đích:
Điểm
Câu hỏi
10 Tên của nhà bác học phát hiện ra trọng lực là gì?

10 Lực sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác gọi là gì?
Chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian gọi
10
là gì?
10 Bóng đèn dây tóc hoạt động tác dụng nào của dòng điện?
10 Độ lớn của áp suất chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
10 Công suất điện được xác định bằng công thức nào?
10 Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào tiết diện dây dẫn?
10 Điện trở của dây dẫn được tính bằng công thức nào?
Dùng biến trở để thay đổi độ sáng của bóng đèn, em hãy so sánh công
10
suất của bóng đèn lúc sáng mạnh với lúc sáng yếu.
Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào
10
vào đoạn mạch cần đo?
Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào vào
10
đoạn mạch cần đo?
10 Dụng cụ dùng để đo vận tốc được gắn trên xe máy được gọi là gì?
Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng và
10
chuyển động dạng nào?
10 Dụng cụ dùng để đo lượng điện năng sử dụng có tên gọi là gì?
Để tăng hoặc giảm âm lượng chúng ta phải vặn một núm xoay ở âm ly.
10
Lúc đó chúng ta đã điều chỉnh loại biến trở nào?
Một vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì
10
sẽ thế nào?
Quyển sách đặt trên mặt bàn đang đứng yên vì chịu tác dụng của hai

20
lực cân bằng, đó là những lực nào?
Theo định luật Jun-Len-Xơ nhiện lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng
20
điện chạy qua phụ thuộc như thế nào vào điện trở của dây?
Diễn tả thành lời các yếu tố của lực được biểu diễn trong hình vẽ sau:
20
20
20
20
20

2N

A
F

Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài của nó tăng
lên 3 lần?
Một nồi cơm điện có ghi 220V-450w, nếu ta dùng trong 2 h ở hiệu
điện thế 220V thì nồi cơm đó tiêu thụ hết mấy số điện.
Đối với một bóng đèn dây tóc, khi ta tăng hiệu điện thế giữa hai đầu
bóng đèn lên hai lần thì công suất của bóng đèn tăng lên mấy lần?
Trong mạng điện gia đình cầu chì và công tắc phải được mắc nối tiếp
với dây nào? Làm cách nào để kiểm tra?
11


20
30

30
30
30

Trong quá trình sử dụng xe đạp, chúng ta thường phải tra dầu vào xích
xe. Làm như thế có lợi gì?
Một đống đất có khối lượng 1000 kg và có thể tích là 0,5m 3 thì sẽ có
trọng lượng riêng là bao nhiêu?
Bạn Lan đi từ nhà tới trường với vận tốc 2km/h vậy trong 6 phút bạn
Lan đi được bao nhiêu mét?
Khi đặt vào hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện
qua bóng đèn lúc này là 0,15A. Hỏi lúc đó dây tóc bóng đèn có điện
trở là bao nhiêu?
Cho hai điện trở R1=R2 = R. Hãy so sánh điện trở tương đương của
đoạn mạch trong hai cách mắc nối tiếp và song song

Hình 7: Giao diện phần thi về đích:

Chọn gói câu hỏi 80 điểm cho đội chơi có số thứ tự tương ứng.

Chọn gói câu hỏi 60 điểm cho đội chơi có số thứ tự tương ứng.

Chọn gói câu hỏi 40 điểm cho đội chơi có số thứ tự tương ứng.

Hình 8: Giao diện gói câu hỏi 80 điểm phần thi về đích:
Chọn hiện/ẩn câu hỏi
Chọn hiện/ẩn ngôi sao hy vọng

Chọn thời gian (giây)


Hình 9: Giao diện gói câu hỏi 60 điểm phần thi về đích:
Chọn hiện/ẩn câu hỏi
Chọn hiện/ẩn ngôi sao hy vọng

12

Chọn thời gian (giây)


Hình 10: Giao diện gói câu hỏi 40 điểm phần thi về đích:

Chọn hiện/ẩn câu hỏi
Chọn ngôi sao hy vọng

Chọn thời gian (giây)

2.4. Bảng ghi điểm: được thiết kế trên phần mềm Microsoft Office Excel
Hình 11: Giao diện bảng ghi và tính điểm

Cách sử dụng: Bấm chọn bảng ghi và tính điểm với phần thi tương ứng.
Hình 12: Giao diện bảng điểm phần thi khởi động:
13


* Cách ghi điểm: Đội chơi có câu trả lời đúng thì ghi số bất kỳ vào ô tương
ứng.
Hình 13: Giao diện bảng điểm phần thi vượt chướng ngại vật

* Cách ghi điểm: Đội chơi có câu trả lời đúng thì ghi số bất kỳ vào ô tương
ứng. Đối với cột từ khóa: Đội chơi trả lời từ khóa sau ô số nào thì ghi số đó.


14


Hình 14: Giao diện bảng điểm phần thi tăng tốc:

* Cách ghi điểm: Ghi câu trả lời (bằng số) vào ô tương ứng với đội trả lời
và theo thứ tự trả lời trước, sau. Phần tổng sẽ tự tính và cộng điểm.

Hình 15: Giao diện bảng điểm phần thi về đích:

* Cách ghi điểm: Ghi số lần trả lời đúng (cột đúng), số câu trả lời sai mà
câu đó đội khác trả lời được (cột mất), số câu trả lời dành điểm từ đội khác (cột
thêm) ở thang điểm tương ứng. Cột sao ghi số 1, 2 hoặc 3 tương ứng với việc
chọn ngôi sao hy vọng ở câu hỏi 10, 20, 30 điểm.
15


Hình 16: Giao diện bảng điểm tổng hợp các phần thi:

Bảng tổng hợp sẽ tự cộng tổng điểm cho các đội. Sau mỗi phần thi ban tổ
chức đều công bố bảng tổng hợp điểm qua các phần thi của các đội.
3. Hiệu quả của giải pháp.
Thực tế đã áp dụng và tổ chức chương trình thành công tại trường
TH&THCS Lập Chiệng và đã đạt được một số kết quả như sau:
Thu hút được sự chú ý của các em học sinh, kích thích tính tò mò, ham học
và sáng tạo ở các em, tinh thần học và tự học của học sinh cũng được nâng lên
một tầm cao mới.
Qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa dưới hình thức hội thi đường lên
đỉnh Olympia như trên đã kích thích tinh thần tự học và sáng tạo của đồng nghiệp,

đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục học sinh phù
hợp và hiệu quả.
Từ việc tổ chức thành công hoạt động ngoại khóa như trên, nhà trường sẽ có
kế hoạch nhân rộng ra các bộ môn khác và nâng lên phối hợp giữa các môn học
để tổ chức các cuộc thi theo tuần, tháng, quý, năm cho học sinh toàn trường.

16


PHẦN THỨ BA

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận:
Việc tổ chức chương trình thành công mang một ý nghĩa sâu sắc:
Đối với học sinh: Trang bị cho các em hệ thống kiển thức cốt lõi, đa dạng,
tạo cho các em một sân chơi đầy tính trí tuệ và bổ ích, rèn thêm cho các em thói
quen ham học hỏi, thích tìm hiểu những điều mới lạ. Thông qua cuộc thi giúp các
em học sinh cảm nhận được tình bạn, tình thầy trò gắn bó thân thiết, giúp các em
ngày càng đoàn kết với nhau hơn và quý trọng các thầy cô giáo hơn.
Đối với giáo viên: Sân chơi mới sẽ có tác dụng thúc đẩy các giáo viên tích
cực trong công tác tổ chức, ra câu hỏi, đề bài tập, tích cực bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ và thường xuyên cập nhật kiến thức mới.
Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Tạo được một ngân hàng đề, gói câu hỏi
phù hợp để phục vụ cho các cuộc thi trong các năm tiếp theo. Tuyển chọn được
đội tuyển tham gia thi HSG cấp huyện. Tạo được kịch bản, khung chương trình để
các năm sau tiến hành thi được thuận tiện hơn.
Đối với các trường bạn: Qua việc trao đổi kinh để các trường bạn cùng
tham gia đóng góp ý kiến, tiếp tục xây dựng cho chương trình ngày càng hoàn
chỉnh để có thể áp dụng rộng rãi không chỉ trong các tổ chuyên môn, trong nhà
trường mà có thể lan rộng ra trong toàn huyện.

2. Đề xuất:
Kính đề nghị BGH nhà trường và các cấp lãnh đạo thường xuyên quan tâm
tạo điều kiện về cơ sở vật chất, ủng hộ tinh thần để việc xây dựng và tổ chức các
chương ngoại khóa được thường xuyên hơn, góp phần nâng cao chất lượng học
sinh, củng cố tinh thần và kiến thức cho giáo viên.

17


Trên đây là giải pháp “Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn vật lý lớp 8, 9
theo hướng đổi mới”. Trong quá trình xây dựng nội dung chương trình và viết
kịch bản chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp
góp ý để chương trình được hoàn chỉnh hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục ở Nhà trường trong những năm tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lập Chiệng, ngày 05 tháng 5 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

NGƯỜI VIẾT GIẢI PHÁP

(Ký tên, đóng dấu)

Bùi Văn Nhuận

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÁC CẤP

18




×