Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

NGHIÊN cứu THIẾT kế, điều KHIỂN hệ THỐNG TÁCH màu tự NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 106 trang )

LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................. i
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv
DANH SÁCH HÌNH VẼ ...............................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ............................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................. 1
1.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH DỆT MAY ........................................................................ 1
1.1.1 Quá trình phát triển của ngành dệt may [1] ....................................................... 1
1.1.2 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam ................................................................. 2
Tình hình ngành dệt may hiện nay [2] ....................................................................... 2
Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hiện tại và trong tương lai [3] ..... 2
1.1.3 Xu hướng đầu tư ngành may mặc tại Việt Nam – triển vọng đối với nhà đầu tư
nước ngoài .................................................................................................................... 3
1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH NHUỘM ......................................................................... 4
1.3 NGÀNH NHUỘM VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ................................... 6
1.3.1 Nước ................................................................................................................... 6
1.3.2 Khí thải ............................................................................................................... 7
1.4 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 7
1.5 SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP NHUỘM TỰ NHIÊN ......................................... 8
1.5.1 Xu hướng phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường ................................. 8
1.5.2 Tổng quan về phương pháp nhuộm tự nhiên ................................................... 10
1.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ................................. 13
1.6.1 Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................... 13
1.6.2 Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 14
1.7 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 16
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ............................................... 17
2.1 CỤM NGHIỀN ....................................................................................................... 17
2.1.1 Phương pháp nghiền trục ................................................................................. 17
2.1.2 Phương pháp nghiền búa .................................................................................. 18
i



2.2 CỤM CHIẾT TÁCH .............................................................................................. 19
2.3 CỤM NHUỘM ....................................................................................................... 20
2.3.1 Phương pháp nhuộm trực tiếp .......................................................................... 20
2.3.2 Phương pháp nhuộm từ dạng bột ..................................................................... 20
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................... 22
3.1 QUÁ TRÌNH ĐẬP NHỎ NGUYÊN LIỆU [29] .................................................... 22
3.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT BÚA NGHIỀN ................................................................... 24
3.3 QUÁ TRÌNH KHUẤY – GIA NHIỆT CỤM CHIẾT TÁCH ................................ 26
3.4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH KHUẤY TRỘN ........................................... 28
3.4.1 Bán kính hiệu quả ............................................................................................ 28
3.4.2 Công suất tiêu thụ ............................................................................................ 29
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CƠ KHÍ ................................................................................ 32
4.1 THIẾT KẾ CƠ KHÍ CỤM NGHIỀN ..................................................................... 32
4.1.1 Yêu cầu nguyên liệu đầu vào và năng suất máy .............................................. 32
4.1.2 Thiết kế búa nghiền .......................................................................................... 32
4.1.3 Chọn động cơ ................................................................................................... 37
4.1.4 Thiết kế bộ truyền đai thang [32] ..................................................................... 37
4.1.5 Thiết kế bộ truyền trục làm việc [32] ............................................................... 42
4.1.6 Chọn ổ lăn cho kết cấu [32],[34]...................................................................... 43
4.1.7 Chọn then cho kết cấu [32],[34]....................................................................... 45
4.1.8 Sàng lọc [27] .................................................................................................... 46
4.1.9 Tấm đập ............................................................................................................ 47
4.1.10 Vỏ máy và bệ máy ........................................................................................... 48
4.2 THIẾT KẾ CƠ KHÍ CỤM NẤU - CHIẾT TÁCH ................................................. 49
4.2.1 Yêu cầu nguyên liệu đầu vào và năng suất ...................................................... 49
4.2.2 Chọn cánh khuấy và chọn động cơ .................................................................. 49
4.2.3 Thiết kế trục làm việc cụm chiết tách [32] ...................................................... 53
4.2.4 Thiết kế ổ lăn cho cụm chiết tách[32][34] ....................................................... 55
4.2.5 Vỏ và bệ cụm chiết tách ................................................................................... 56

4.3 THIẾT KẾ CƠ KHÍ CỤM LỌC............................................................................. 57
4.3.1 Yêu cầu nguyên liệu đầu vào và năng suất ...................................................... 57
ii


4.3.2 Nguyên lý lọc trong trường trọng lực .............................................................. 57
4.3.3 Thiết kế............................................................................................................. 58
4.4 THIẾT KẾ CƠ KHÍ CỤM NHUỘM ..................................................................... 59
4.4.1 Yêu cầu nguyên liệu đầu vào và năng suất ...................................................... 59
4.4.2 Quy trình nhuộm .............................................................................................. 59
4.4.3 Tính công suất nhiệt điện trở và vỏ cụm nhuộm.............................................. 59
CHƯƠNG 5: GIẢI THUẬT ĐIỀU KHIỂN .................................................................. 61
5.1 QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ............................................................... 61
5.1.1 Quy trình nhuộm màu tự nhiên dân gian ......................................................... 61
5.1.2 Quy trình ngâm nhuộm trong hệ thuống nhuộm màu tự nhiên........................ 62
5.2 YÊU CẦU VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO TỪNG CỤM CỦA HỆ THỐNG ........... 63
5.3 PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ........................................................... 64
5.3.1 Phương án khởi động động cơ cụm máy nghiền ............................................. 64
5.3.2 Phương án cho các chế độ hoạt động cụm máy nghiền ................................... 65
5.3.3 Phương án điều khiển nhiệt, xác định thời gian gia nhiệt và khuấy cụm nấu –
chiết tách và cụm nhuộm. ........................................................................................... 66
5.4 GIẢI THUẬT ĐIỀU KHIỂN ................................................................................. 67
5.4.1 Giải thuật điều khiển cụm nghiền .................................................................... 67
5.4.2 Giải thuật điều khiển cụm nấu – chiết tách và cụm nhuộm ............................. 70
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN ....................................................................... 73
6.1 YÊU CẦU CHUNG CỦA MẠCH ĐIỆN CẢ HỆ THỐNG .................................. 73
6.2 TÊN GỌI VÀ CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG MẠCH ĐIỆN...................... 74
6.2.1 Quy ước về đặt tên các tiếp điểm và các thành phần trong mạch điện ............ 74
6.2.2 Quy ước về việc nối dây trong mạch điện ....................................................... 75
6.2.3 Tên gọi và chức năng của các thiết bị điện sử dụng trong mạch ..................... 75

6.3 CÁC THÀNH PHẦN THIẾT BỊ CỦA CỤM NGHIỀN........................................ 77
6.3.1 Mạch On/Off cấp nguồn tổng .......................................................................... 77
6.3.2 Mạch chọn chế độ auto/manual ....................................................................... 78
6.3.3 Mạch làm việc ở chế độ manual và chế độ auto .............................................. 79
6.3.4 Mạch điều khiển biến tần và mạch điều khiển chạy/dừng động cơ ................. 81

iii


6.4 CÁC THÀNH PHẦN THIẾT BỊ CỦA CỤM NẤU – CHIẾT TÁCH VÀ CỤM
NHUỘM ......................................................................................................................... 83
6.4.1 Mạch kiểm tra mực nước trong cụm nấu – chiết tách và nhuộm..................... 83
6.4.2 Mạch động lực cho cụm nung .......................................................................... 84
6.4.3 Mạch động lực động cơ và van từ .................................................................... 86
6.5 QUY TRÌNH THI CÔNG MẠCH ĐIỆN CHO HỆ THỐNG NHUỘM MÀU TỰ
NHIÊN ........................................................................................................................... 88
6.5.1 Chuẩn bị thiết bị điện ....................................................................................... 88
6.5.2 Các bước thực hiện .......................................................................................... 89
CHƯƠNG 7: TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 92
7.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ......................................................................................... 92
7.1.1 Thiết kế cơ khí ................................................................................................. 92
7.1.2 Thiết kế mạch điện và lưu đồ giải thuật điều khiển ......................................... 93
7.1.3 Bài báo nghiên cứu khoa học ........................................................................... 94
7.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI. ................................................................. 94
7.2.1 Hướng phát triển của các đề tài về màu tự nhiên ............................................. 94
7.2.2 Hướng phát triển của đề tài nghiên cứu thiết kế, điều khiển máy tách màu tự
nhiên .......................................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 95
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 98


iv


DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1 Chardonnet [1] ................................................................................................... 1
Hình 1.2 Tốc độ tăng trưởng ngành dệt may giai đoạn 2009-2014 [3] ............................ 2
Hình 1.3 Thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam [3] .................................... 3
Hình 1.4 Các bước trong quy trình nhuộm vải [4] ........................................................... 4
Hình 1.5 Các thành phần trong ngành nhuộm phân theo loại vải được nhuộm [4].......... 5
Hình 1.6 Ảnh hưởng của nhuộm với môi trường nước [10]............................................. 6
Hình 1.7 Tái chế điện thoại di động [5] ............................................................................ 9
Hình 1.8 Túi vải thân thiện với môi trường được sử dụng tại các siêu thị [5] ................. 9
Hình 1.9 Mùn cưa và bộ bàn ghế tạo từ mùn cưa [5] ....................................................... 10
Hình 1.10 Sản phẩm từ kỹ thuật nhuộm Ai-zo-me Nhật Bản [10] ................................... 11
Hình 1.11 Lá cây bạch đàn nguyên liệu cho nhuộm tự nhiên [11] ................................... 12
Hình 1.12 Lá cây bàng và lá cây chè già nguyên liệu cho quá trình nhuộm [12] ............ 12
Hình 1.13 Họ cây Acacia ở Australia [12] ....................................................................... 14
Hình 1.14 Thương hiệu thời trang thân thiện với môi trường – Ecomia [13] .................. 15
Hình 2.1 Nguyên lý nghiền trục [14] ................................................................................ 17
Hình 2.2 Nguyên lý nghiền [15] ....................................................................................... 17
Hình 2.3 Nguyên lý máy nghiền búa [27] ........................................................................ 18
Hình 2.4 Nguyên lý hoạt động cụm chiết tách [15] .......................................................... 19
Hình 2.5 Dây chuyền sản xuất thuốc nhuộm tự nhiên [16] .............................................. 20
Hình 3.1 Quá trình đập nhỏ vật liệu trong máy nghiền búa [27] ...................................... 22
Hình 3.2 Va đập của búa vào vật liệu nghiền ở các tốc độ khác nhau [29]...................... 23
Hình 3.3 Va đập trong buồng nghiền [29] ........................................................................ 23
Hình 3.4 Ảnh hưởng của vận tốc đầu búa đối với năng suất và chi phí năng lượng
riêng[29] ............................................................................................................................ 24
Hình 3.5 Các loại cánh khuấy từ đơn giản đến đặc biệt [36] .......................................... 27
Hình 3.6 Dòng chuyển động của cánh khuấy [36] .......................................................... 27

Hình 3.7 Mối quan hệ giữa công tiêu tốn và thời gian khuấy [36] .................................. 28
Hình 3.8 Bán kính hiệu quả của cánh khuấy tuabin và cánh khuấy dung dịch [37] ....... 28
v


Hình 3.9 Quá trình hòa tan (khuấy) trong thùng nhẵn và không nhẵn [37] .................... 29
Hình 3.10 Sơ đồ cánh khuấy xác định công suất làm việc[36] ....................................... 30
Hình 4.1 Các loại búa nghiền [28] .................................................................................... 32
Hình 4.2 Sơ đồ kích thước búa nghiền chữ nhật một lỗ ................................................... 33
Hình 4.3 Trục gá búa nghiền ............................................................................................ 34
Hình 4.4 Búa nghiền ......................................................................................................... 35
Hình 4.5 Phác thảo sơ đồ trục ........................................................................................... 42
Hình 4.6 Sơ đồ mômen trên trục làm việc ........................................................................ 42
Hình 4.7 Phân bố kết cấu trục làm việc 2D ...................................................................... 43
Hình 4.8 Phân bố kết cấu trục làm việc 3D ...................................................................... 43
Hình 4.9 Kết cấu ổ bi ........................................................................................................ 45
Hình 4.10 Mô hình lưới lọc .............................................................................................. 46
Hình 4.11 Sơ đồ phân bố lỗ trên tấm sàng có hệ số rơi cao [27]...................................... 47
Hình 4.12 Phân bố kích thước lỗ trên tấm sàng có hệ số rơi cao ..................................... 47
Hình 4.13 Kết cấu tấm đập bên trong buồng [27] ............................................................ 47
Hình 4.14 Buồng đập ........................................................................................................ 48
Hình 4.15 Máy nghiền búa thiết kế hoàn chỉnh ................................................................ 48
Hình 4.16 Chuyển vị trong phần mềm solidworks cho thấy sự ổn định hệ thống ........... 49
Hình 4.17 Dòng xoáy khi có chuyển động của cánh khuấy [36] ...................................... 50
Hình 4.18 Sơ đồ cánh khuấy tuabin [36] .......................................................................... 50
Hình 4.19 Cánh khuấy tuabin ........................................................................................... 52
Hình 4.20 Phác thảo sơ đồ trục ......................................................................................... 54
Hình 4.21 Sơ đồ mômen trên trục làm việc ...................................................................... 54
Hình 4.22 Phân bố kết cấu trục làm việc .......................................................................... 55
Hình 4.23 Phân bố kết cấu trục làm việc .......................................................................... 56

Hình 4.24 Cụm chiết tách thiết kế hoàn chỉnh.................................................................. 57
Hình 4.25 Vòng giữ tấm lưới lọc ...................................................................................... 58
Hình 4.26 Cụm lọc thiết kế hoàn chỉnh ............................................................................ 58
Hình 4.27 Cụm nhuộm thiết kế hoàn chỉnh ...................................................................... 60
vi


Hình 4.28 Hệ thống nhuộm màu tự nhiên hoàn chỉnh ...................................................... 60
Hình 5.1 Quy trình nhuộm màu tự nhiên dân gian [18] ................................................... 62
Hình 5.2 Mạch khuếch đại Max31855 cho cặp nhiệt điện [19]........................................ 66
Hình 5.3 Bộ điều khiển nhiệt độ REX-C100 [43] ............................................................ 67
Hình 5.4 Sơ đồ chuyển hóa giữa các cấp vận tốc ............................................................. 68
Hình 5.5 Lưu đồ giải thuật cụm nghiền ............................................................................ 69
Hình 5.6 Lưu đồ giải thuật mode auto – manual cụm nghiền .......................................... 70
Hình 5.7 Lưu đồ giải thuật cụm nấu – chiết tách và cụm nhuộm ..................................... 71
Hình 6.1 Phân tích mạch điện điều khiển hệ thống nhuộm màu tự nhiên ........................ 74
Hình 6.2 Đơn giản mạch điện bằng phương pháp nối dây theo tên ................................. 75
Hình 6.3 MCCB DOM1159, 63A – hãng Schneider [51] ................................................ 77
Hình 6.4 Mạch cấp nguồn động lực và điều khiển của cụm máy nghiền ......................... 78
Hình 6.5 Mạch điện khóa lẫn ............................................................................................ 79
Hình 6.6 Mạch điện điều khiển chế độ vận hành hoàn chỉnh ........................................... 80
Hình 6.7 Chỉ dẫn nối dây cho 2 chân STF và STR [45] ................................................... 82
Hình 6.8 Sơ đồ đấu dây cho biến tần E720 ...................................................................... 82
Hình 6.9 Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước 61F-GP-N [46] ......................... 83
Hình 6.10 Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước SNR-20010-S [47] ................. 84
Hình 6.11 Chức năng các chân của bộ điều điều khiển nhiệt REX [43] .......................... 84
Hình 6.12 Relay bán dẫn loại công suất lớn [49] ............................................................. 85
Hình 6.13 Mạch động lực cụm gia nhiệt ......................................................................... 85
Hình 6.14 Mạch động lực cụm động cơ khuấy................................................................ 86
Hình 6.15 Relay thời gian H3JA-80 [50]......................................................................... 86

Hình 6.16 Mạch điều khiển cụm nấu – chiết tách và nhuộm hoàn chỉnh ........................ 87
Hình 6.17 Đánh dấu dây và đầu cos [20] .......................................................................... 89
Hình 6.18 Các bước thi công mạch điện........................................................................... 89
Hình 6.19 Bước đầu chuẩn bị các thiết bị điện [16] ......................................................... 90
Hình 6.20 Sơ đồ đấu dây tủ điện máy nghiền ................................................................... 90
Hình 6.21 Sơ đồ đấu dây tủ điện cụm nấu – chiết tách và nhuộm ................................... 91
vii


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Dự báo của Ngành may mặc đến năm 2030 [3] ................................................ 4
Bảng 1.2 So sánh giữa thuốc nhuộm tổng hợp và thuốc nhuộm tự nhiên ........................ 5
Bảng 1.3 Lượng nước tiêu thụ của ngành dệt nhuộm [4] ................................................. 6
Bảng 1.4 Các nguồn phát sinh khí thải cùng các chất ô nhiễm của ngành dệt [4] ........... 7
Bảng 1.5 Các cây được người Thái sử dụng để nhuộm vải, đồ dùng [6] ......................... 11
Bảng 4.1 Tóm tắt thông số ( chuẩn hóa theo tiêu chuẩn thực tế) ..................................... 36
Bảng 4.2 Tóm tắt thông số kỹ thuật (đã được tiêu chuẩn hóa) ......................................... 41
Bảng 4.3 thông số kỹ thuật ( đã được tiêu chuẩn hóa) ...................................................... 44
Bảng 4.4 Thông số kỹ thuật (đã được tiêu chuẩn hóa) ..................................................... 46
Bảng 4.5 Tóm tắt thông số ( chuẩn hóa theo tiêu chuẩn thực tế) ..................................... 53
Bảng 4.6 thông số kỹ thuật ( đã được tiêu chuẩn hóa) ...................................................... 56
Bảng 5.1 Quy trình nhuộm dân gian [17] ......................................................................... 61
Bảng 5.2 Quy trình nhuộm của máy tách màu tự nhiên ................................................... 63
Bảng 5.3 Tên gọi và chức năng của các thành phần trong lưu đồ giải thuật .................... 68
Bảng 6.1 Các tên gọi sử dụng trong bản vẽ mạch điện ..................................................... 75
Bảng 6.2 Các thông số cần cài đặt của biến tần[45] ........................................................ 81
Bảng 6.3 Các thiết bị điện chính cần chuẩn bị .................................................................. 88

viii



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH DỆT MAY
1.1.1 Quá trình phát triển của ngành dệt may [1]
Dệt may là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người. Sau thời kỳ lấy
da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ
cây làm thành nguyên liệu.
Ông Chardonnet được coi như cha đẻ của kỹ nghệ sợi hoá học (chemical fibres) là
chữ gọi chung cho các sợi nhân tạo (man-made fibres) và sợi tổng hợp (synthetic fibres).
Mục đích của ông khi tìm cách làm tơ nhân tạo là để bình dân hoá vải vóc, để bất cứ ai cũng
có thể có được những bộ quần áo lụa là cho tới lúc ấy chỉ dành cho một thiểu số. Ông đã
thành công hơn dự kiến vì kỹ nghệ phát sinh từ các sáng chế của ông đã dẫn đến cả một
cuộc cách mạng trong may mặc, biến thời trang thành một hiện tượng quần chúng trong
mọi nước. Ngành dệt may từ đó cũng phát triển ngày càng nhanh, cùng với đà tiến triển của
kinh tế và thương mại. Từ 1889 đến 1939, phải sau 50 năm sản lượng sợi hoá học trên thế
giới mới đạt mức 1 triệu tấn một năm, nhưng chỉ 12 năm sau đã tăng gấp đôi, và cứ thế tăng
vọt.

Hình 1.1 Chardonnet [1]

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Điều này cũng giải thích tại sao các nước công nghiệp vẫn quyết tâm bảo vệ ngành
dệt may nội địa trước sự cạnh tranh của các nước nghèo, từ thập niên 1970 trở đi, khi các
nước này tập trung xây dựng ngành này thành trọng điểm của chiến lược phát triển. Và tại
sao đó cũng là một trong những mối tranh chấp căng thẳng từ nhiều năm trong quan hệ
thương mại giữa các nước giàu và nghèo.

1.1.2

Tổng quan ngành dệt may Việt Nam

Tình hình ngành dệt may hiện nay [2]
Theo thống kê Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX) trong năm 2013, Việt Nam
có 5,982 công ty dệt may, với lực lượng lao động chiếm hơn 20% lao động trong khu vực
công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động toàn quốc. Phần lớn các công ty được đặt
tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên
(8%).
Trong năm 2013, Việt Nam đã gia nhập cùng Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và
Bangladesh trở thành 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, với giá trị xuất khẩu
vượt 22 tỷ USD. Xuất khẩu dệt may tiếp tục tăng trưởng trong năm 2014 với mức tăng gần
16%, đạt kim ngạch 24,5 tỷ USD.

Hình 1.2 Tốc độ tăng trưởng ngành dệt may giai đoạn 2009-2014 [3]
Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hiện tại và trong tương lai [3]
Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng tại các
thị trường lớn trong năm 2014 – với mức tăng trưởng 17% ở Châu Âu, 12,5% ở Mỹ, và 9%
ở Nhật Bản.
2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Xét về giá trị, ngành dệt may của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi quy mô sản xuất
trong 10 năm tới. Ngành này đặt mục tiêu xuất khẩu dài hạn là 20-22 tỷ USD vào năm
2020, và 55 tỷ USD vào năm 2030. Ngành này đặt mục tiêu đạt được bước nhảy vọt bằng
cách tập trung vào một chiến lược chuyên môn hóa và hiện đại hóa và nâng cao giá trị gia
tăng.


Hình 1.3 Thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam [3]
1.1.3 Xu hướng đầu tư ngành may mặc tại Việt Nam – triển vọng đối với nhà đầu tư nước
ngoài
Tương lai của ngành may mặc của Việt Nam đầy triển vọng vì doanh nghiệp và nhà
nước đang không ngừng nỗ lực để tăng cường vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong thị
trường may mặc toàn cầu bằng cách tận dụng triệt để các lợi thế cạnh tranh quan trọng như
sau:
 Nguồn lao động dồi dào, có kỹ năng, tiếp thu nhanh và tiền lương cạnh tranh
 Trang thiết bị hiện đại với hệ thống xử lý nước thải chất lượng cao
 Địa điểm giá cạnh tranh cho sản xuất và xuất khẩu
 Mối quan hệ tốt và thân thiết với khách hàng và các nhà nhập khẩu quốc tế lớn
 Sự công nhận đối với các sản phẩm chất lượng cao uy tín
 Hỗ trợ từ các hiệp định thương mại tự do với các thị trường xuất khẩu lớn
Giá trị sản xuất nhắm mục tiêu của ngành dệt may trong năm 2015 là 24.875 tỷ
USD, tăng 1,5 lần so với năm 2010 và sẽ đạt 37.670 tỷ USD vào năm 2020.
3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Bảng 1.1 Dự báo của Ngành may mặc đến năm 2030 [3]
Mục
Kim ngạch xuất khẩu
Lao động
Sản lượng

Đơn vị
Tỷ USD
1,000 người
Triệu sản phẩm


2015
23-24
2,500
4,000

2020
36-38
3,300
6,000

2030
64-67
4,400
9,000

1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH NHUỘM
Quá trình nhuộm được thực hiện để phân bố đều ánh sắc trên mặt vải, trong đó xảy
ra sự khuếch tán của phân tử thuốc nhuộm vào bên trong sợi vải để tạo cho vải màu sắc
mong muốn. Mục tiêu của quá trình nhuộm là làm cho các phân tử chất nhuộm gắn chặt
vào sợi vải.
Nhuộm là một ngành công nghiệp phụ trợ cũng không kém phần quan trọng của ngành
dệt may. Ngành nhuộm quyết định sự bắt mắt, tính thẩm mỹ và cũng là mắc xích quan trọng
trong khả năng đáp ứng khách hàng của trang phục.

Hình 1.4 Các bước trong quy trình nhuộm vải [4]
 Phân trục: xác định lượng phẩm màu và các chất phụ gia khác theo khối lượng
vải cần nhuộm [4]
 Giũ hồ là quy trình nhằm loại bỏ các chất hồ. Sự có mặt của các chất hồ trên vải
cản trở khả năng thấm của các hóa chất khác trong các công đoạn tiếp theo.. Bước
này được thực hiện chủ yếu đối với vải cotton. Ngoài hồ, quy trình giũ hồ cũng

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
tách loại được phần nào các tạp chất lẫn trong vải. Những chất không tan trong
nước và phần hồ còn sót lại sẽ bị phân huỷ một phần do thuỷ phân và một phần
do bị ôxy hoá và sau đó sẽ được tách ra. [4]
 Nấu: Quá trình nấu được thực hiện để tách triệt để các tạp chất ngoại lai sau khi
chúng đã được loại bỏ sơ bộ khi giũ hồ, cũng như loại bỏ các tạp chất như sáp,
axit béo, dầu… có trong vải. Nấu được thực hiện trong môi trường kiềm ở điều
kiện nhiệt độ và áp suất cao. [4]

Hình 1.5 Các thành phần trong ngành nhuộm phân theo loại vải được nhuộm [4]
Nếu phân loại theo nguồn gốc thuốc nhuộm thì ta có 2 loại thuốc nhuộm là thuốc
nhuộm có nguồn gốc tự nhiên và thuốc nhuộm có nguồn gốc nhân tạo.
Bảng 1.2 So sánh giữa thuốc nhuộm tổng hợp và thuốc nhuộm tự nhiên

-

Thuốc nhuộm nhân tạo

Thuốc nhuộm tự nhiên

Màu sắc đa dạng, bắt mắt, giá tốt
Tính năng nhuộm cao
Gây ô nhiễm môi trường
Thuốc nhuộm azo chứa nguy cơ

- Màu sắc không đa dạng, giá cao
- Thành phần tự nhiên, thân thiên với

môi trường
- Thường chỉ được sử dụng trong

gây ung thư
- Thuốc nhuộm hoạt tính chứa kim
loại nặng như crom, chì, thủy ngân
- Được sử dụng chủ đạo trong ngành
nhuộm

5

quy trình nhuộm thủ công
- Giảm thiểu kích ứng da.
- Một số loại thuốc nhuộm tự nhiên
cung cấp chất có lợi cho còn người.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.3 NGÀNH NHUỘM VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Quá trình sản xuất hàng dệt gây ra nhiều vấn đề lớn về môi trường. Dạng ô nhiễm
đáng chú ý nhất là nước thải, sau đó là khí thải.
1.3.1 Nước
Nước thải dệt nhuộm có tính độc nhất định đối với vi sinh vật do các yếu tố sau:
 Do ảnh hưởng từ quá trình nấu, nhuộm nên nước thải nhuộm thường có nhiệt đô
cao hơn mức giới hạn cho phép thải ra môi trường. Hiện tượng này làm quần thể
vi sinh vật bị ức chế gây mất khả năng tự làm sạch của nước.
 Độ pH: nước thải dệt nhuộm hiện nay ở nước ta mà chủ yếu lả sản phẩm sợi bông
luôn có tính kiềm cao 9-11. Cá cũng như các vi sinh vật khác không thể sống
trong môi trường nảy.


Hình 1.6 Ảnh hưởng của nhuộm với môi trường nước [10]
Cho đến nay độ tận trích của thuốc nhuộm chỉ đạt 60% - 70%, 30% - 40% thuốc
nhuộm thải trực tiếp ra môi trường.
Bảng 1.3 Lượng nước tiêu thụ của ngành dệt nhuộm [4]
Hàng dệt nhuộm

Lượng nước tiêu thụ (m3 trên một tấn sản phẩm)

Vải cotton

80 – 240

Vải cotton dệt thoi

70 – 180

Len

100 – 250

Vải polyacrylic

10 - 70
6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.3.2 Khí thải
Mặc dù công nghiệp dệt là nguồn gây ô nhiễm không khí thứ yếu khi so sánh với các
ngành công nghiệp khác, nhưng khí thải đã được xem như là vấn đề ô nhiễm lớn thứ hai

(sau nước thải) từ ngành công nghiệp này. Vì ngành này sử dụng rất nhiều loại hàng hoá và
hoá chất trong sản xuất.. Các nguồn thải cố định bao gồm quá trình phủ bề mặt ở nhiệt độ
cao, sấy khô và xử lý nhiệt độ cao trong đó thải ra các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs);
các lò hơi thải ra các hạt lơ lửng, các oxit nitơ và dioxit lưu huỳnh; và các thùng chứa hàng
hoá và hoá chất chuyên dụng. Nguồn khí thải phân tán di động có nguồn gốc từ rò rỉ thiết
bị, làm sạch bằng dung môi, hoạt động của trạm xử lý nước thải và các kho chứa vải thành
phẩm.
Bảng 1.4 Các nguồn phát sinh khí thải cùng các chất ô nhiễm của ngành dệt [4]
Công đoạn
Sản xuất năng lượng

Các nguồn phát thải
Phát thải từ lò hơi

Các chất ô nhiễm
Các hạt lơ lửng, oxit nitơ
(Nox), dioxit lưu huỳnh
(SO2)

Phủ bề mặt, sấy và xử lý

Phát thải từ các lò nhiệt độ

Các thành phần hữu cơ bay

nhiệt độ cao

cao

hơi (VOCs)


Lưu giữ hóa chất

Phát thải từ các thùng chứa

VOCs

hàng hóa và hóa chất
Xử lý nước thải

Phát thải từ các bề và thiết

VOCs, các phát thải độc

bị xử lý

hại

1.4 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ
giúp cho hàng hóa ngày càng phát triển đa dạng và mức sống của người dân đang dần dần
được nâng cao. Bên cạnh đó vấn đề ăn mặc đẹp chú trọng đến sức khỏe ngày càng được
quan tâm. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn mà công nghiệp hóa mang lại, chúng ta
không thể không kể đến các tác hại mà các ngành công nghiệp mang theo. Đặc biệt là ô
nhiễm môi trường và sức khỏe con người.
7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Một ngành xuất khẩu mũi nhọn không thể không nhắc đến là Dệt May, hiện tại Việt

Nam là một trong mười khu vực xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Điều này cũng đủ
chứng tỏ tầm quan trọng của dệt may đối với kinh tế nước ta. Cũng như một số ngành công
nghiệp khác, ngành dệt may cũng kéo theo hệ quả ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, quá trình
gây ô nhiễm này chỉ chủ yếu diễn ra trong qua trình dệt - nhuộm.
Cùng với các lý do nêu trên, việc nghiên cứu và phát triển một công nghệ nhằm giảm
thiểu lượng ô nhiễm thải ra môi trường là hoàn toàn cần thiết. Ngoài ra, công nghệ này thân
thiện với người sử dụng, có lợi cho sức khỏe là phù hợp với xu hướng phát triển thân thiện
với môi trường và con người hiện nay.

1.5 SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP NHUỘM TỰ NHIÊN
1.5.1 Xu hướng phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường
Ngày nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thân môi trường đã trở thành một phần
trong cuộc sống hàng ngày của một bộ phận lớn những người tiêu dùng trên thế giới. Các
sản phẩm sinh thái đã trở thành những sản phẩm hợp thời trang, làm phong phú thêm cho
cuộc sống.
Thương hiệu đến từ Phần Lan Nokia đứng đầu trong danh sách các công ty sản xuất
điện thoại “xanh” và đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng các công ty thân thiện với môi trường
nhất thế giới (theo tạp chí Newsweek năm 2013). Các sản phẩm của công ty được đánh giá
cao về độ bền, đạt chỉ tiêu sử dụng năng lượng tái tạo tới 40% và nhiều chiếc điện thoại sử
dụng vật liệu có thể tái chế. Một số điện thoại thông minh nổi bật của Nokia về hạng mục
“xanh” có thể kể đến như: Nokia 700 có vật kiệu sử dụng không có nhựa PVC và nikel, sơn
có nguồn gốc sinh học, tiết kiệm năng lượng nhờ chế độ tự động điều chỉnh của màn hình
và thiết kế của bộ sạc; Nokia Lumia 1520, Lumia 820 với phần nắp lưng hoàn toàn được
làm từ đĩa CD tái chế,…

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


Hình 1.7 Tái chế điện thoại di động [5]
Người tiêu dùng tại các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi thường có xu
hướng chọn lựa sản phẩm được sản xuất bởi những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội
hơn tại những nước phát triển. Đây là kết quả cuộc thăm dò mới đây của hãng MasterCard.
Đi đầu trong việc khuyến khích khách hàng mua sắm thân thiện với môi trường là
công ty Metro Cash & Carry Việt Nam. Thay vì sử dụng túi nhựa dùng một lần khó phân
hủy, Metro đã khuyến khích khách hàng sử dụng loại túi có thể tái sử dụng nhiều lần hoặc
thùng giấy khi mua hàng nhằm giảm lượng ni-lông thải ra môi trường. Một sản phẩm thân
thiện với môi trường khác là túi vải không dệt, loại túi này dễ phân hủy hơn ni-lông nhưng
vẩn đảm bảo sức chịu 5-10 kg trong quá trình sử dụng.

Hình 1.8 Túi vải thân thiện với môi trường được sử dụng tại các siêu thị [5]
Việc tận dụng các phế phẩm trong đời sống lẫn trong nông nghiệp, công nghiệp để
tạo ra những sản phẩm có giá trị, không chỉ góp phần làm phục vụ đời sống con người và
còn giảm thiểu nguy cơ về ổ nhiễm môi trường, tạo ra cuộc sống xanh sạch đẹp.

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Tận dụng mùn cưa tao ngành chế tạo gỗ để tạo ra tủ, bản và ghế…. Để phục vụ đời sống
con người.

Hình 1.9 Mùn cưa và bộ bàn ghế tạo từ mùn cưa [5]
Qua một số trường hợp trên ta nhận thấy rằng hướng sản phẩm “xanh” đã mở ra con
đường mới phát triển vững bền, không chỉ phổ biến trên thế giới mà ngày càng nhận được
nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng Việt Nam. Điều này mở ra lợi thế vô cùng lớn trong
việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xanh vào trong sản xuất và mở rộng thị trường tại
Việt Nam.
1.5.2 Tổng quan về phương pháp nhuộm tự nhiên

Thuốc nhuộm tự nhiên đã được sử dụng chỉ cho sản phẩm dệt may từ thời cổ đại cho
đến ngày nay. Nhuộm tự nhiên có nguồn gốc từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chất
màu thu được từ tài nguyên thiên nhiên của thực vật, động vật, khoáng sản, và nguồn gốc
của vi sinh vật đã được sử dụng cho màu sắc cho vật liệu dệt khác nhau. Các vùng khác
nhau trên thế giới có truyền thống nhuộm thiên nhiên và sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên sẵn có trong khu vực đó.
Trong đó Nhật Bản nổi tiếng là có các truyền thống nhuộm tự nhiên lâu đời, là nơi
có kỹ thuật nhuộm màu tự nhiên ưu việt trong khu vực.Nguyên liệu chính dùng để tạo ra
màu nhuộm là cây chàm – một loại thực vật được trồng phổ biến ở Nhật. Chàm được chia
ra làm hai loại : chàm thân cỏ và chàm thân gỗ. Trong kỹ thuật nhuộm Ai-zo-me của
người Nhật chủ yếu sử dụng loại chàm thân cỏ. Người ta sử dụng lá của cây chàm để làm
thuốc nhuộm trong kỹ thuật nhuộm vải Ai-zo-me. Ai-zo-me được đánh giá là loại vải
nhuộm đẹp và rất bền màu.

10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Hình 1.10 Sản phẩm từ kỹ thuật nhuộm Ai-zo-me Nhật Bản [10]
Ở trong nước, cây nhuộm truyền thống của người Thái Đen tại huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La [6] có rất nhiều nguyên liệu phục vụ cho việc nhuộm vải tự nhiên, tùy từng
loại nguyên liệu khác nhau thì sẽ có màu khác nhau.
Bảng 1.5 Các cây được người Thái sử dụng để nhuộm vải, đồ dùng [6]
Tên nguyên liệu

Tên khoa học

Bộ phận dùng


Màu xanh
Cò chàm

Indigofera tinctoria

Cành lá

Indigofera histula

Cành lá

Cò mụ

Wrightia laevis

Cành lá

Cò hẻm

Strobilanthes cusia

Cành lá

Màu vàng
Mịn đăm

Curcuma longa

Rễ


Cò hem

Fibraurea tinctoria

Rễ

Màu cam
Cò xổm pu

Bixa orellana

Vỏ hạt

Màu đen
Cò mác ten

Cleidocarpon calaveria

Vỏ quả

Màu nâu
Cò hang họn

Sapium discolor
11




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Mắn bẩu

Dioscorea cirrhosa

Rễ

Màu đỏ
Mucuna sp.

Rễ

Nguyên liệu cho nhuộm màu tự nhiên:
 Theo thống kê của Viện Tài Nguyên Sinh Vật của Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên
Thế Giới cho thấy Việt Nam có hơn 12000 loài thực vật, trong đó nhóm cây nhuộm
màu có trên 200 loài.
 Một nguồn nguyên liệu lợi thế khác của nhuộm màu tự nhiên là tận thu các nguồn
nguyên liệu: các loại lá như lá chè già (bị vứt bỏ trên các nông trường chè), lá
bàng, lá xà cừ, lá xoài, lá vải, lá ổi, lá cà phê, là bạch đàn… đều là những nguồn
nguyên liệu có thể được sử dụng trong sản xuất trong khi đây là những loại rất phổ
biến ở nước ta.

Hình 1.11 Lá cây bạch đàn nguyên liệu cho nhuộm tự nhiên [11]

Hình 1.12 Lá cây bàng và lá cây chè già nguyên liệu cho quá trình nhuộm [12]
12


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Ưu điểm của nhuộm màu tự nhiên:
 Nguồn nguyên liệu dồi dào.

 Các loại lá cây, củ quả sau khi nhuộm có thể tiếp tục dùng để sản xuất phân bón cho
cây trồng.
 Công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm do thuốc nhuộm gây ra.
 Sợi vải sau khi nhuộm không chứa Azo và Formaldehyt nên an toàn hơn với người
mặc và hạn chế kích ứng da.
 Quá trình tách nước màu nhuộm trực tiếp còn giữ được một số tinh dầu vốn có trong
lá cây.
 Được sự ủng hộ của những người tiêu dùng xanh.
 Góp phần chống ô nhiểm môi trường bằng cách tận dụng phế phẩm của các ngành
công nghiệp khác.
Nhược điểm của nhuộm màu tự nhiên:
 Số lượng màu chưa nhiều, phổ biến nhất là tông màu nâu.
 Do sản xuất chủ yếu theo phương pháp thủ công nên tiêu tốn công lao động nhiều.
 Do màu nhuộm phụ thuộc vào chất lượng màu sắc của nguyên liệu đầu vào nên chưa
có mã màu tiêu chuẩn.
1.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.6.1 Nghiên cứu ngoài nước
Một nghiên cứu của Thái Lan: “Natural Dye from Eucalyptus Leaves and pplication
for Wool Fabric Dyeing by Using Padding Techniques” [8] đã trình bày lá cây bạch đàn có
thể làm nguyên liệu cho việc nhuộm tự nhiên đồng thời chứng minh được những chất có
trong lá bạch đàn có tác động tích cực cho quá trình nhuộm.
Nhóm tác giả cũng đã đưa ra các dãy màu từ nhuộm nguyên liệu lá cây bạch đàn, đưa
ra cấu tạo công thức hóa học có trong lá bạch đàn đã cùng với hợp chất cầm màu có tác
động đến độ bền màu sau khi thành phẩm.
Không chỉ riêng Thái Lan một nghiên cứu đăng trên hội nghị “ Fibers and Polymers
2013” [7] trình bày tầm quan trọng của nhuộm màu tự nhiên và các kết quả thí nghiệm của
nhóm tác giả đối với phương pháp nhuộm màu bằng dịch màu chiếc từ cây thông đỏ Thổ
13



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Nhĩ Kỳ. Nhóm tác giả đã trích ly thuốc nhuộm, nhuộm lên các loại vải len, cotton, lụa. Kết
quả được các dãy màu sắc khác nhau. Cuối cung nhóm tác giả đã chứng minh được độ bền
màu của quá trình nhuộm tự nhiên.
Một nghiên cứu khác của Australia: “Application of Acacia Natural Dyes on Cotton
by Pad Dyeing” [9] trình bày ứng dụng kỹ thuật nhuộm tự nhiên trên vải cotton từ nguyên
liệu là họ cây Acacia. Họ cây Acacia chủ yếu sống ở Australia.
Nhóm tác giả đã làm thí nghiệm với nồng độ hợp chất cầm màu khác nhau và điều
kiện làm thí nghiệm khác nhau với cùng một quy trình. Nhóm tác giả đã chứng minh được
quá trình thích nghi môi trường của nhuộm màu tự nhiên và độ bền màu đạt mức yêu cầu
của sản phẩm.

Hình 1.13 Họ cây Acacia ở Australia [12]
1.6.2 Nghiên cứu trong nước
Tại hội nghị Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ
5: “Cây nhuộm truyền thống của người Thái Đen tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”
trình bày nghiên cứu, thống kê các loại cây có thể làm nguyên liệu cho nhuộm màu tự nhiên
trong đồ dùng và thực phẩm tại tỉnh Sơn La.[6]
Qua điều tra, số loài cây nhuộm màu truyền thống được đồng bào thiểu số phía Bắc
thường xuyên sử dụng để tạo màu cho món ăn, nước uống và vải sợi là 62 loài. Nhóm tác
giả đã điều tra, sưu tầm và lưu giữ các tri thức truyền thống trong việc sử dụng thực vật là

14


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
việc làm cần thiết và cần được tiến hành thường xuyên để bảo tồn và là nguồn nguyên
liệu cho việc nhuộm tự nhiên.
PGS.TS. Hoàng Thị Lĩnh đã bắt đầu các nghiên cứu về nhuộm màu tự nhiên từ năm
1996, đến nay sản phẩm của cô Lĩnh đã được biết đến rộng rải với thương hiệu ecomia.

Tác giả đã phát hiện trong thiên nhiên có sẵn các nguồn nguyên liệu làm chất nhuộm.
Trong phòng thí nghiệm, Ts Lĩnh đã sử dụng lá bàng, lá tre, lá thiên lý, lá xà cừ, lá găng,
ngải cứu, lá bạch đàn, lá chè, lá hồng xiêm, vỏ cây xà cừ... để nhuộm vải sợi bông, lanh và
vải tơ tằm. Ban đầu, bà làm bằng phương pháp thủ công: nấu lá lên để lấy dung dịch màu
trong lá rồi nhúng vải vào nhuộm. Trong dung dịch màu có bổ sung một số chất làm tăng
khả năng lên màu, đều màu, bền màu và tạo ra các ánh màu, gam màu khác nhau. Hiện tại
sản phẩm này nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ Nhật và các nước Châu Âu. [13]

Hình 1.14 Thương hiệu thời trang thân thiện với môi trường – Ecomia [13]

15


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.7 KẾT LUẬN
Từ các vấn đề trên cho thấy mặc dù thuốc nhuộm tổng hợp chiếm lĩnh vai trò quan
trọng đối với ngành nhuộm hiện nay, tuy nhiên của tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm
trọng do thuốc nhuộm tổng hợp gây ra là không thể chối cải, chính vì vậy nhuộm màu tự
nhiên không chỉ là một lời giải cho bài toán ô nhiễm ngành nhuộm mà còn là một công
nghệ phù hợp với xu hướng phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường hiện nay.
Mặt khác, phương pháp nhuộm màu tự nhiên hiện nay vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần
được khắc phục để có thể áp dụng rộng rãi vào cuộc sống.
Chính vì các lý do nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là tính toán, thiết kế
ra máy bán tự động ứng dụng phương pháp nhuộm màu tự nhiên với các tiêu chí như sau:
 Nguyên liệu đầu vào là các loại lá cây khô và vỏ cây đước.
 Với yêu cầu của nhiệm vụ luận văn về năng suất máy nghiền là 150 kg/h
 Việc nghiền và nhuộm phải làm theo mẻ
 Số giờ làm việc trong ngày: 8 giờ
 Số ngày làm việc trong năm: 200 ngày
 Máy nhuộm màu bằng phương pháp nhuộm trực tiếp.

Tóm lược quy trình nhuộm:
Vật liệu phải được nghiền nhỏ ( đối với vật liệu khô), càng nhỏ thì chất lượng càng tốt. Vật
liệu sau khi nghiền nhỏ sẽ được dữ trữ hoặc đem tới khâu nấu – chiết tách xử lý. Tại khâu
nấu – chiết tách vật liệu nghiền nhỏ sẽ được nấu với nước theo một tỉ lệ nhất định, tùy thuộc
vào loại vải nhuộm là loại nào. Trong quá trình nấu thì phải có gia nhiệt – khuấy để lấy
được màu hòa tan trong nước ở mức cao nhất.
Nước và bã đi qua cụm lọc để lọc nước màu nhuộm và bã. Nước màu đi tới cụm nhuộm,
tại đây gia nhiệt tới nhiệt độ nhuộm và khuấy. Cho vải và chất cầm màu vào cụm nhuộm
hòa tan, bắt đầu nhuộm.

16


CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.1 CỤM NGHIỀN
Phụ thuốc vào nguyên liêu đầu vào là như thế nào mà cần thiết kế cụm nghiền cho hợp lý.
2.1.1 Phương pháp nghiền trục
Đối với phương pháp nghiền trục, cần thiết thiết kế các lưỡi cắt nằm dọc theo trục nghiền.

Hình 2.1 Nguyên lý nghiền trục [14]

Hình 2.2 Nguyên lý nghiền [15]
Ưu điểm:
-Nghiền nhỏ vật liệu vật liệu trước khi đưa vào cụm nghiền.
-Chia môđun thành từng cụm nhỏ, để dễ dàng bảo trì và quản lý khi vận hành.
-Nghiền được các loại vật liệu như yêu cầu đề ra.
17



×